Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.88 KB, 69 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ năm cuối năm 2006 đến nay, Việt Nam chúng ta
đang dần gỡ bỏ những rào cản thương mại cho phù hợp với điều kiện gia nhập WTO,
cơ chế điều hành tỷ giá cũng phải phù hợp với thực trạng của nền kinh tế hội nhập và
phải đảm bảo được các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ. Cơ chế và những chính sách
điều hành tỷ giá là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp lên cán cân thương mại
của Việt Nam. Chúng ta phải công nhận rằng cơ chế và chính sách tỷ giá của Việt Nam
trong thời gian về sau càng linh hoạt và theo sát với tình hình kinh tế trong và ngoài
nước và đã đạt được nhiều thành công rất đáng khích lệ, đặc biệt là những tác động tích
cực của tỷ giá lên cán cân thương mại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó
khăn trong cạnh tranh thương mại cũng như luôn phải đối diện với “căn bệnh” nhập
siêu. Đã có rất nhiều tranh luận đề cập về nguyên nhân của căn bệnh này. Trong đó, có
đề cập đến nguyên nhân là do chính sách tỷ giá chưa thật sự hợp lý?!. Để hiểu rõ cụ thể
tác động tỷ giá hối đoái có mối tương quan như thế nào với cán cân thương mại thì
chúng ta cần phải phân tích thật rõ về nó. Và đó cũng là lý do Tôi lựa chọn đề tài này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phân tích mối quan hệ chính giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại của Việt Nam.
Phản ánh cơ chế, chính sách điều hành tỷ giá Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, và
nêu lên một số gợi ý những chính sách liên quan nhằm cải thiện cán cân thương mại.
Ngoài ra đề tài còn nêu lên một số ý kiến của chuyên gia, những quan điểm khác nhau
về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay


2


3. Phương pháp nghiên cứu:
Chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê, mô tả, so sánh, phân tích số liệu thực tiễn, đối
chiếu,… kết hợp về mặt lý thuyết, các học thuyết kinh tế, kinh nghiệm điều hành; lấy
mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiển làm phương pháp chủ đạo để phân tích.
4. Định hướng phân tích dữ liệu:
Phân tích định tính:
- Lấy cơ sở dữ liệu từ những tài liệu chính quy liên quan đến đề tài
- Từ những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đề tài (nghị định, thông
tư, hướng dẫn, quy chế,…)
- Từ những nhận định của các chuyên gia kinh tế
Phân tích định lượng:
- Phân tích số liệu sơ cấp: chạy số liệu thực tiễn trên những mô hình được xây
dựng phù hợp với đề tài.
- Phân tích số liệu thứ cấp (lấy từ các nguồn thống kê, báo đài, tạp chí, các số liệu
phân tích nội bộ, số liệu phân tích của các Ngân hàng, của các chuyên gia kinh tế,…)
5. Cấu trúc đề tài:
Đề tài được chia thành 04 chương:
CHƯƠNG 1: CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT VÀ MỐT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CẤN
CÂN THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI
THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
3

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT VÀ MỐT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CẤN CÂN

THƯƠNG MẠI:
1.1. Các quan điểm chủ đạo trong mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại:
1.1.1. Các loại tỷ giá được ứng dụng trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán
cân thương mại:
1.1.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate)
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng (niêm yết) hàng ngày trong giao dịch
trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa
chúng.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với
một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate):
NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại
ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các
đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội
tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn.
1.1.1.2. Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rate)
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền được điều
chỉnh bởi chỉ số giá cả giữa hai nước. Tỷ giá thực phản ảnh tương quan sức mua hàng
hóa và dịch vụ giữa hai quốc gia.
Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa1 đã được điều chỉnh theo
mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ
so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong
mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
4

Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER): Tỷ giá thực song
phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một
đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn

bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định
làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền của các
quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao để có thể biết được
tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh
giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn
diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác
người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình). Tỷ giá thực đa phương là một
chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng
nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích
hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận
như là dữ liệu cơ bản cho quá trình thực thi chính sách. Tỷ giá thực đa phương được
tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng
cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác
tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác
định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại
của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER).
Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100
bị định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ”
1.1.2. Các kiểu thương mại được ứng dụng để phân tích:
1.1.2.1. Thương mại song phương: là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ
giữa hai bên (phía), hai quốc gia trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận song phương.
1.1.2.2. Thương mại đa phương: Là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ
nhiều bên (phía), nhiều quốc gia. Việc trao đổi mua bán đa phương phải tuân thủ
những thỏa thuận chung của tổ chức (hiệp hội) đa phương đó. Hệ thống thương mại đa
5

phương trước hết được quy ước chung. Điều này đối lập với các mối quan hệ thương
mại song phương, trong đó chỉ có hai nước tự thoả thuận những quy tắc điều chỉnh
thương mại giữa hai nước đó với nhau.
Trong WTO, từ "đa phương" có ý nghĩa phân định rõ rệt hơn. Hệ thống thương

mại đa phương dùng để chỉ hệ thống thương mại do WTO điều chỉnh. Do không phải
toàn bộ các nước trên thế giới đều là thành viên WTO nên "đa phương" sẽ chỉ phạm vi
hẹp hơn "toàn cầu". Mặt khác, "đa phương" cũng không đồng nghĩa với những thoả
thuận của từng nhóm nước tại một khu vực nhất định trên thế giới, ví dụ như EU,
ASEAN, NAFTA, v.v Như vậy, "đa phương" là khái niệm đứng giữa "toàn cầu" và
"khu vực". Cần lưu ý rằng trong quan hệ quốc tế nói chung, "đa phương" có thể chỉ bất
kỳ mối quan hệ nào có hơn hai nước trở lên tham gia.
1.1.3. Lý thuyết về các nhân tố tác động lên cán cân thương mại:
1.1.3.1. Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại: Phá giá tiền tệ là làm giảm
giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo
theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân
thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá
nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm
giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối
lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại xấu
đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội
hơn.
Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương
đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các
hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa
huy động đủ nguồn lực để sẳn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong
ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng.
6

Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về
chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm
cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay.
Thâm hụt (-)
Thặng dư (+)

Cán cân vãng lai
Thời gian
Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và
số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có
tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi. Trong dài hạn, giá
hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước
cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước với hàng nhập. Mặt
khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối
lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn
hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện.
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong
ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình
chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường
cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu
cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện.







7

Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J
Cán cân vãng lai












Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có
tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài
hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được
cải thiện. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại
trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:
Tuy nhiên, có nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh được sự tồn tại
của đường cong J khi tiến hành phá giá đồng nội tệ như Grassman (1973), Razin
(1981), Dr. Alireza Rahimiboroujerdi (2004). Bên cạnh đó vẫn có một số nghiên cứu
chứng minh được không có sự hiện diện của đường cong J trong nghiên cứu của họ
như: Ahmad and Yang (2004), Ng Yuen – Ling, Har Wai – Mun, Tan Geoi – Mei
(2008). Thêm một phát hiện thứ ba theo nghiên cứu của Deepak Garg and Sandeep
Ramesh (2005) chứng minh được sự tồn tại của đường cong M, lập luận trên cơ sở (khi
tỷ giá tăng, ngay tức thì lượng nhập khẩu sẽ giảm và xuất khẩu sẽ không giảm dẫn đến
sự thặng dư tức thì cán cân thương mại do nhập khẩu giảm, giai đoạn tiếp theo là hiệu
Thặng dư (+)
Thâm hụt (-)
Thời gian
8

ứng giá cả từ việc phá giá làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt, giai đoạn kế tiếp là
ảnh hưởng của hiệu ứng khối lượng (gia tăng xuất khẩu) làm cán cân thương mại thặng
dư, đến thời điểm tiếp theo nữa là giai đoạn tự điều tiết của thị trường và hoạt động
thương mại sẽ trở lại bình thường dẫn đến xét trong dài hạn thì hiệu ứng đường cong J

là không tồn tại.
Hình 1.2: Đường cong M ở Ấn Độ trong nghiên cứu của Deepak Garg and Sandeep
Ramesh (2005)

Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý
thuyết hiệu ứng đường cong J là:
Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế
đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế
này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng
hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng
cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng
giá cả.
9

Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước phát triển tỷ lệ
hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian
tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ
trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất
khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân
thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương
mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển.
Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ
trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập
khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho
nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.
Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số
giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều
này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có
được từ phá giá tiền tệ.
Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước:

Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng
nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ
tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng
hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng
hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài.
1.1.3.2. Chi phí thương mại: theo nghiên cứu thực tiễn của Baldwin and
Krugman(1989), Nunn (2007), Levchenko (2007), Antoine Berthou (2008) và một số
chuyên gia khác về sự tác động của chi phí thương mại lên hoạt động xuất khẩu đồng
thời gián tiếp tác động lên cán cân thương mại của quốc gia với một độ trễ nhất định.
Nghiên cứu nói rằng độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá sẽ giảm khi:
10

(i) chất lượng kém về thể chế (cơ chế quản lý) của các quốc gia đến làm phát sinh chi
phí chìm (quan liêu, tham nhũng, chính sách không ổn định, quyền lợi dân chủ, pháp
luật và trật tự, chính sách đầu tư, hàng rào thuế quan). Sự không ổn định càng cao sẽ
làm tăng những khoảng chi phí chìm rất lớn
(ii) khoảng cách xa hơn về mặt địa lý
(iii) hiệu quả của hải quan là thấp ở cả các nước nhập khẩu và xuất khẩu(chủ yếu là thủ
tục khai báo hải quan)
1.1.3.3. Cơ chế điều hành tỷ giá và chính sách bảo hộ của Chính phủ: Trong các
cuộc nghiên cứu thực nghiệm gần đây của các chuyên gia trên thế giới thì hầu hết đã
tìm ra được tầm quan trọng cũng như vay trò của tỷ giá đối với hàng hóa xuất nhẩu nói
riêng và cán cân thương mại nói chung. Các nhà hoạch định kinh tế ngoài việc dùng
công cụ tỷ giá để cân đối các mục tiêu quốc gia còn có thể dùng nó để làm công cụ hỗ
trợ cho hoạt động xuất khẩu của hàng hóa trong nước nhằm gia tăng thặng dư cán cân
thương mại. Việc tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước đã được rất
nhiều nước trên thế giới áp dụng như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,… và đang trở
thành xu hướng (cũng có thể là lạm dụng) toàn cầu trong giai đoạn hiện nay và các
chuyên gia trên thế giới cảnh báo rằng có thể nó sẽ gây ra một hình thức chiến tranh
mới trong lịch sử đó là “chiến tranh tỷ giá”. Viễn cảnh này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả

rất khác nhau, có thể làm giảm uy tín của một quốc gia trên thế giới, một cơ chế phòng
thủ thương mại (trừng phạt thương mại) sẽ được hình thành cho mỗi quốc gia, làm mất
dần tính bình đẳng và lành mạnh trong thương mại quốc tế, tệ hơn hết là thế giới sẽ đối
diện với các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới.
Trong một xu thế thương mại toàn cầu thì chính sách bảo hộ thương mại không
phải là một lựa chọn tối ưu cho một quốc gia, cần phải giảm bớt và gỡ bỏ trong thời
gian tới. Một chính sách bảo hộ thương mại của quốc gia này thì sẽ được xem là rào
cản thương mại đối với quốc gia khác và chắc chắn họ sẽ phản ứng lại bằng cách này
hay cách khác. Chính sách bảo hộ có thể là ưu đãi thuế xuất khẩu, tăng thuế nhập khẩu,
11

trợ cấp xuất khẩu, các chính sách ưu đãi nói chung cho các công ty xuất khẩu nội
địa,… sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước so với các
nước khác nhưng về lâu dài thì đây không phải là lựa chọn tối ưu mà cần có những
chính sách khôn ngoan hơn để thay thế.
1.1.3.4. Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner: Phương
pháp hệ số co giãn do 2 tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần đầu và
được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng. Phương pháp này dựa trên
một số giả thiết: Cung và cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn hảo, nghĩa là ứng với mỗi
mức giá nhất định thì nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu luôn luôn được thỏa mãn. Nội
dung của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân
vãng lai.
Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá
thay đổi 1%
dX/X
ηx =
dE/E
Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá
thay đổi 1%
dM/M

ηm =
dE/E
Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác
động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo
giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1, (ηx +
ηm>1). Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là
Alfred Marshall và Abba Lerner.
12

Một số nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn như Yue and Hua (2002),
Bénassy – Quéré and Lahrèche – Révil (2003), Lau et al (2004), Marquez and
Schindler (2006), Shu and Yip (2006) cho thấy rằng trong dài hạn (từ hai đến ba năm)
tổng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1, tức phá giá có tác động đến xuất
nhập khẩu. Theo khảo sát thực nghiệm của Goldstein và Kahn (1985) thì tổng hệ số co
giãn trong dài hạn (dài hơn hai năm) luôn lớn hơn 1, trong khi trong ngắn hạn (dưới 6
tháng) nó có xu hướng tiến gần đến 1. Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều cho
rằng hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong
dài hạn. Vì vậy, điều kiện Marshall-Lerner chỉ có thể được duy trì trong dài hạn. Có
quan điểm cho rằng các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập
khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu là nhỏ (tức trị giá nhập khẩu sẽ không
giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ). Các nước phát triển có thị trường xuất khẩu tương
đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn (tức giá trị
xuất khẩu tăng mạnh khi phá giá nội tệ). Điều này hàm ý rằng phá giá ở các nước phát
triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát
triển hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương
mại ở quốc gia này nhưng có thể sẽ không có tác động ở quốc gia khác. Nó cũng
khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá
mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu.
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới:
Đã có rất nhiều tranh luận lý thuyết lẫn nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ

giữa tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới. Từ việc nghiên cứu độc lập mối tương
quan giữa tỷ giá và cán cân thương mại đến các nghiên cứu tổng hợp thêm các yếu tố
tác động đồng thời khác lên cán cân thương mại. Kết quả chứng minh thực tiễn trên
từng quốc gia, từng khung thời gian và trên từng quốc gia lại đưa ra rất nhiều kết quả
khác nhau. Phương pháp, cách tiếp cận đa dạng của các nhà kinh tế học đã giúp cho
chúng ta có một cái nhìn toàn diện, đa chiều về mối quan hệ này.
13

Các nhà kinh tế học dần dần chuyển hóa các cơ sở lý thuyết thành nghiên cứu
ứng dụng cho thực tiễn, tìm nguyên nhân và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương
mại cho từng quốc gia với đặc thù riêng của từng quốc gia đó. Các kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của các tác giả như Viaence and de Vries (1992), Franke (1991), Sercu
and Vanhulle (1992), Hook and Boon (2000), Vergil (2002), Das (2003), Berdin et al.
(2003), Baak (2004), Arize et al. (2005), Hwang and Lee (2005), Lee and Saucier
(2005), Alicia García - Herrero and Tuuli Koivu (2007), Ng Yuen – Ling, Har Wai –
Mun, Tan Geoi – Mei (2008) Alicia García - Herrero and Tuuli Koivu (2007), Ng
Yuen – Ling, Har Wai – Mun, Tan Geoi – Mei (2008) vẫn tập trung trả lời một câu hỏi
là: sự biến động của tỷ giá sẽ làm thay đổi cán cân thương mại như thế nào? Kết quả
đưa là một khuynh hướng từ không tác động đến có tác động đồng biến đến hoạt động
xuất khẩu; nghĩa là tăng tỷ giá sẽ làm cải thiện được cán cân thương mại hay nói cách
khác là làm giảm giá trị đồng nội tệ có khuynh hướng có lợi cho xuất khẩu.
Như vậy, mỗi điều kiện cụ thể của từng quốc gia thì sẽ cho ra những kết quả
nghiên cứu thực nghiệm khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau. Nhưng có một
điểm chung nhất là việc tăng tỷ giá hay nói cách khác là làm giảm giá trị đồng nội tệ ít
nhiều có ảnh hưởng tích cực lên hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó. Còn việc cán
cân thương mại có được cải thiện hay không thì còn phải xét đến một số yếu tố tác
động như độ co giãn của xuất khẩu – nhập khẩu theo tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá,
chính sách bảo hộ thương mại, chi phí thương mại, cơ cấu xuất nhập khẩu và một số
yếu tố khác và có một xu hướng là các quốc gia trên thế giới đang có khuynh hướng
định giá thấp đồng nội tệ để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

1.3. Cảnh báo nguy cơ về một khả năng chiến tranh tỷ giá toàn cầu trả đũa
thương mại:
Gần đây chúng ta đã thấy rằng có rất nhiều tranh cãi trên thế giới phê phán về
chính sách định giá thấp đồng nội tệ của một số quốc gia trên thế giới để tạo lợi thế
cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, điểm nhấn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
14

Brasil,… các quốc gia bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ không chịu ngồi yên để chịu phần
thiệt thòi về mình và chắc chắn họ sẽ có những biện pháp phản ứng lại là điều tất yếu,
có thể họ phá giá đồng bản tệ nếu điều kiện vĩ mô cho phép hoặc sẽ xây dựng nên các
bức tường phòng thủ như trừng phạt thương mại, rào cản thuế quan, chính sách hỗ trợ
hàng xuất khẩu trong nước, hoặc tạo ra các áp lực về ngoại giao để bắt buộc các nước
định giá thấp đồng bản tệ phải định giá lại. Nếu các nước trên thế giới cứ mạnh ai nấy
làm theo cách riêng của mình mà không có một thỏa thuận chung thì nguy cơ về một
cuộc chiến tranh tỷ giá hoàn toàn có thể xảy ra trên thế giới.
Kết luận chương 1:
Trong phần trình bày của chương đã nêu lên những quan điểm về lý thuyết cũng
như những nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả trên thế giới mối quan hệ giữa tỷ
giá và cán cân thương mại.
Các kết quả thực nghiệm đã nêu lên được rằng sự tác động của tỷ giá lên cán
cân thương mại là rất khác nhau cho mỗi quốc gia, thậm chí đối với một quốc gia nếu
chọn khung thời gian kiểm chứng khác nhau cũng có những kết quả khác nhau vì tỷ giá
và cán cân thương mại còn phải chịu sự chi phối của những nhân tố khác như: GDP,
FDI, Thuế bảo hộ, cơ chế điều hành, chi phí thương mại, chi phí nhân công, tập quán
thương mại quốc tế, độ co giãn của xuất khẩu nhập khẩu đối với tỷ giá của từng quốc
gia, nợ quốc gia,…
Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ tác động giữa tỷ giá
lên cán cân thương mại như thế nào ở Việt Nam?
15


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Trong phần trình bày này với kiến thức phân tích kỹ thuật ứng dụng còn hạn
chế, Tôi xin chạy mô hình hồi quy cơ bản trên phần mềm EVIEW để phân tích. Rất
mong nhận được sự cảm thông của Thầy cô và những đọc giả xem được phần trình bày
này.
2.1. Các bước tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương (REER)
Chọn năm cơ sở: năm cơ sở là năm được sử dụng làm năm gốc cho việc tính
toán tỷ giá thực đa phương. Việc lựa chọn năm cơ sở này rất quan trọng vì tương ứng
với mốc thời gian khác nhau sẽ cho ra kết quả tính tỷ giá thực đa phương khác nhau.
Năm cơ sở tốt nhất là không quá xa vì nếu thời gian phân tích quá xa sẽ không sát với
thực tế. Theo quan điểm của chúng tôi có 3 mốc thời gian có thể lựa chọn làm năm cơ
sở là: 1992, 2000, 2001. Mỗi năm sẽ có từng đặc điểm khác nhau. Năm 1992 là năm
kinh tế Việt Nam thực hiện chương trình “đổi mới” , xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa và
cho phép tự do giá cả nhiều mặt hàng đã làm cho tỷ giá trong năm này gần như đạt
được trạng thái cân bằng thực, các chỉ tiêu về vĩ mô tương đối ổn định. Năm 2000,
2001 là hai năm khá lý tưởng cho việc chọn làm năm gốc vì các năm 2000, 2001 có tỷ
lệ thâm hụt cán mậu dịch là rất thấp và ổn định chỉ số giá tiêu dùng các năm này cũng
được đánh giá là ổn định. Chúng ta sẽ sử dụng mốc thời gian là năm 2000 để dễ có cơ
sở nhận định khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hơn và với quy mô mẫu
cũng tương đối vừa và phù hợp.
Chọn rổ tiền tệ đặc trưng: Đồng tiền được đưa vào “rổ tiền” để tham gia tính
tỷ giá thực đa phương sẽ căn cứ và ưu tiên theo một số tiêu chí là những đối tác thương
mại truyền thống với Việt Nam có tỷ trọng thương mại lớn, các đối tác có sự cạnh
tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, đại diện các đối tác tiềm năng
trong thời gian tới.
16

Đô la Mỹ (USD) là đồng tiền đầu tiên có mặt trong rổ tiền vì đây là đồng tiền
mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay.

Đồng EURO (EUR) tiếp theo sẽ tham gia rổ tiền vì nó là một trong những đồng
tiền mạnh nhất thế giới, khu vực sử dụng đồng EURO có giao thương rất lớn với Việt
Nam, chúng ta sẽ chọn hai quốc gia Châu Âu làm đại diện là Đức và Pháp
Đồng Yen Nhật (JPY) cũng là một lựa chọn hợp lý, do đây là đồng tiền có nền
kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn của Việt
Nam
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CND) không thể thiếu trong “rổ tiền” , vì
đây là Quốc gia đông dân nhất thế giới, được dự đoán là sẽ thay thế vị trí thứ 2 của
Nhật Bản trong thời gian tới, đồng thời Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao
đổi thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam luôn có tỷ trọng rất lớn và
Việt Nam luôn chịu cảnh nhập siêu với Trung Quốc.
Các đồng tiền của các nước ASEAN như Thái Lan (THB), Singapore(SGD)
được chọn vì đây là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong giao thương quốc tế.
Đồng tiền của hai quốc gia Đài Loan (TWD), Hàn Quốc (KRW) đại diện cho
các quốc gia phát triển Châu Á được lựa chọn do kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt
Nam tương đối lớn
Đồng Đôla Úc (AUD) được đưa vào rổ tiền do AUD là đồng tiền có thể chuyển
đổi được và cũng là một trong những đồng tiền mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Úc trong những năm gần đây đã tăng lên rất cao
Thu thập dữ liệu:
- Tỷ giá danh nghĩa: tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền trong rổ tiền
vào cuối kỳ. Hai nước Châu Âu (Đức, Pháp) sẽ chọn tỷ giá đồng Việt Nam
so với đồng EURO.
- Chỉ số lạm phát: lấy chỉ số giá tiêu dùng(CPI) của kỳ này so với kỳ trước
17

- Kim ngạch xuất nhập khẩu: lấy theo từng thời kỳ (cuối quý) giá trị xuất nhập
khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại. Giá trị xuất nhập khẩu được
quy đổi thành đơn vị là triệu USD thống nhất cho các đối tác giao dịch với
Việt Nam

Tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương
- Tỷ trọng thương mại (W
i
): đầu tiên, cộng tất cả các giá trị xuất nhập khẩu
của Việt Nam và các đối tác ở từng thời kỳ. Lấy giá trị xuất nhập khẩu của
từng đối tác chia cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tất cả các
đối tác ta được tỷ trọng thương mại của từng đối tác. Tổng các tỷ trọng
thương mại này bằng 1
- Điều chỉnh chỉ số CPI của từng quốc gia về kỳ gốc: chọn kỳ gốc Quý 1 năm
2000 thì chỉ số CPI kỳ gốc là 100. CPI điều chỉnh thời điểm t được tính theo
công thức:
CPI
t
CPI
t
0
= x 100
CPI
0
Với: CPI
t
0
: là chỉ số CPI điều chỉnh thời điểm t
CPI
t
: là chỉ số CPI thực tế thời điểm t
CPI
0
: là chỉ số CPI thực tế thời kỳ gốc (Quý 1 năm 2000)
- Điều chỉnh chỉ số tỷ giá của từng quốc gia về kỳ gốc: tương tự như cách điều

chỉnh chỉ số CPI, tính theo công thức sau:
E
t
e
t
0
= x 100
E
0
Với: e
t
0
: là chỉ số tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh thời điểm t
E
t
: là tỷ giá danh nghĩa thời điểm t
E
0
: là tỷ giá danh nghĩa kỳ gốc (Quý 1 năm 2000)
18

- Tính tỷ giá thực song phương của Việt Nam đồng với từng đồng tiền trong
“rổ tiền”, theo công thức sau:
CPI
ft
0
e
t
0r
= e

t
0
100%

CPI
ht
0
Với: e
t
0
: là chỉ số tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh thời điểm t
CPI
ft
0
: là chỉ số CPI điều chỉnh nước ngoài thời điểm t
CPI
ht
0
: là chỉ số CPI điều chỉnh trong nước thời điểm t
e
t
0r
: là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t
- Chỉ số tỷ giá thực đa phương được tính theo công thức sau:
n CPI
i
j
REER = ∑e
i
j

.w
j
.
J=1 CPI
i
Bảng 2.1: Tính tỷ giá thực đa phương từ năm 2000 – 2009 (năm gốc 2000)

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Giá trị xuất khẩu

1 Singapore 1,024.00 1,370.01 1,808.54 1,811.70 2,201.99 2,659.73 2,076.25
2 Thái Lan 335.40 518.10 863.00 930.20 1,033.90 1,348.90 1,266.00
3 Đài Loan 749.00 905.86 936.15 978.70 1,139.40 1,401.39 1,120.64
4 Hàn Quốc 492.10 608.10 663.60 842.90 1,252.70 1,784.40 2,064.00
5 Nhật Bản 2,909.00 3,502.36 4,411.19 5,240.09 6,069.80 8,537.94 6,291.81
6 Trung Quốc 1,748.00 2,735.50 2,961.01 3,242.79 3,356.70 4,535.67 4,909.03
7 Đức 855.00 1,066.19 1,086.70 1,445.29 1,855.10 2,073.42 1,885.41
8 Pháp 496.00 556.99 652.70 797.20 884.41 970.84 808.55
9 Mỹ 4,554.90 4,992.32 5,930.61 7,845.10 10,089.10 11,868.51 11,355.76
10 Úc 1,420.90 1,884.70 2,722.80 3,744.70 3,556.90 4,225.20 2,276.72

Tổng 14,584.30 18,140.13 22,036.30 26,878.67 31,440.00 39,406.00 34,054.17
Giá trị nhập khẩu

1 Singapore 2,878.00 3,618.46 4,482.92 6,273.90 7,608.60 9,422.53 4,248.36
2 Thái Lan 1,282.20 1,858.60 2,374.10 3,034.40 3,737.20 4,905.60 4,514.00
3 Đài Loan 2,916.00 3,698.01 4,303.98 4,824.90 6,916.60 8,362.64 6,252.56
4 Hàn Quốc 2,625.40 3,359.40 3,594.10 3,908.40 5,334.00 7,066.30 6,976.36
5 Nhật Bản 2,994.00 3,552.60 4,074.34 4,702.10 6,177.70 8,240.66 7,468.09
6 Trung Quốc 3,122.00 4,456.45 5,899.67 7,391.30 12,502.00 15,652.13 16,440.95

7 Đức 610.00 594.35 662.77 914.50 1,308.50 1,480.01 1,587.30
19

8 Pháp 492.00 616.97 447.90 421.43 1,164.30 829.45 864.40
9 Mỹ 1,324.40 1,127.40 863.38 987.00 1,699.70 2,635.29 3,009.39
10 Úc 278.00 458.80 498.50 1,099.70 1,059.40 1,360.50 1,050.03

Tổng 18,522.00 23,341.05 27,201.66 33,557.63 47,508.00 59,955.10 52,411.43
Tỷ trọng (Wi)

1 Singapore 0.118 0.120 0.128 0.134 0.124 0.122 0.073
2 Thái Lan 0.049 0.057 0.066 0.066 0.060 0.063 0.067
3 Đài Loan 0.111 0.111 0.106 0.096 0.102 0.098 0.085
4 Hàn Quốc 0.094 0.096 0.086 0.079 0.083 0.089 0.105
5 Nhật Bản 0.178 0.170 0.172 0.165 0.155 0.169 0.159
6 Trung Quốc 0.147 0.173 0.180 0.176 0.201 0.203 0.247
7 Đức 0.044 0.040 0.036 0.039 0.040 0.036 0.040
8 Pháp 0.030 0.028 0.022 0.020 0.026 0.018 0.019
9 Mỹ 0.178 0.148 0.138 0.146 0.149 0.146 0.166
10 Úc 0.051 0.056 0.065 0.080 0.058 0.056 0.038

Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

1 Singapore 100.50 101.70 100.50 101.00 102.10 106.50 108.95
2 Thái Lan 101.80 102.80 104.50 104.70 102.30 105.50 99.10
3 Đài Loan 99.70 101.60 102.30 100.60 101.80 103.50 100.24
4 Hàn Quốc 103.50 103.60 102.80 102.20 102.50 104.67 102.80
5 Nhật Bản 99.70 100.00 99.70 100.30 100.00 101.38 96.79
6 Trung Quốc 101.20 103.90 101.80 101.50 104.80 105.90 135.67

7 Đức 101.04 101.67 101.56 101.58 102.29 102.63 100.43
8 Pháp 102.11 102.13 101.74 101.68 101.49 102.81 99.84
9 Mỹ 102.30 102.70 103.40 103.20 102.80 103.84 95.82
10 Úc 103.10 102.40 102.40 103.20 102.90 104.35 101.82
11 Việt Nam 103.10 107.80 108.30 107.50 108.30 122.97 106.88
Điều chỉnh CPI về năm gốc

1 Singapore 101.10 102.82 103.33 104.37 106.56 113.48 123.63
2 Thái Lan 104.05 106.96 111.78 117.03 119.72 126.31 125.17
3 Đài Loan 99.50 101.09 103.42 104.04 105.91 109.62 109.88
4 Hàn Quốc 110.76 114.75 117.96 120.56 123.57 129.34 132.96
5 Nhật Bản 98.11 98.11 97.82 98.11 98.11 99.46 96.28
6 Trung Quốc 101.09 105.04 106.93 108.53 113.74 120.45 163.42
7 Đức 104.48 106.23 107.89 109.59 112.10 115.05 115.55
8 Pháp 105.77 108.02 109.90 111.75 113.41 116.60 116.41
9 Mỹ 106.85 109.73 113.46 117.09 120.37 124.99 119.77
10 Úc 112.46 115.15 117.92 121.69 125.22 130.67 133.05
11 Việt Nam 106.69 115.01 124.56 133.90 145.02 178.33 190.60
Tỷ giá(đồng/đơn vị ngoại tệ)

1 Singapore 9,264.62 9,721.98 9,637.32 10,550.00 11,190.63 12,279.10 13,387.93
2 Thái Lan 402.80 412.52 396.00 460.00 567.32 519.35 572.51
3 Đài Loan 474.06 493.92 484.10 511.91 500.89 539.80 554.33
20

4 Hàn Quốc 13.53 15.40 15.98 18.19 17.42 14.06 17.86
5 Nhật Bản 147.42 154.64 136.08 136.00 143.96 195.66 203.29
6 Trung Quốc 1,954.35 1,909.88 1,971.60 2,138.89 2,231.80 2,596.05 2,627.45
7 Đức 19,744.10 21,604.50 18,961.63 21,234.00 23,784.54 25,000.88 26,963.03
8 Pháp 19,744.10 21,604.50 18,961.63 21,234.00 23,784.54 25,000.88 26,963.03

9 Mỹ 15,617.00 15,763.00 15,905.00 16,071.00 16,062.00 16,538.00 17,376.00
10 Úc 11,768.00 12,353.32 11,699.30 12,773.00 14,198.88 12,208.01 16,855.73
Chỉ số tỷ giá điều chỉnh

1 Singapore 110.23 115.67 114.66 125.52 133.14 146.09 159.28
2 Thái Lan 119.88 122.77 117.85 136.90 168.84 154.56 170.38
3 Đài Loan 107.27 111.76 109.54 115.84 113.34 122.15 125.43
4 Hàn Quốc 117.35 133.56 138.59 157.76 151.08 121.94 154.90
5 Nhật Bản 115.77 121.44 106.86 106.80 113.05 153.65 159.64
6 Trung Quốc 111.06 108.53 112.04 121.55 126.83 147.53 149.31
7 Đức 143.88 157.44 138.18 154.74 173.32 182.19 196.49
8 Pháp 143.88 157.44 138.18 154.74 173.32 182.19 196.49
9 Mỹ 108.29 109.31 110.29 111.44 111.38 114.68 120.49
10 Úc 144.30 151.47 143.45 156.62 174.10 149.69 206.68
Tỷ giá thực song phương

1 Singapore 104.45 103.40 95.12 97.83 97.83 92.97 103.32
2 Thái Lan 116.91 114.18 105.76 119.65 139.39 109.47 111.90
3 Đài Loan 100.04 98.24 90.95 90.00 82.78 75.08 72.32
4 Hàn Quốc 121.82 133.25 131.25 142.04 128.74 88.44 108.06
5 Nhật Bản 106.46 103.59 83.92 78.25 76.48 85.70 80.64
6 Trung Quốc 105.23 99.12 96.18 98.52 99.47 99.65 128.02
7 Đức 140.90 145.41 119.68 126.64 133.98 117.54 119.12
8 Pháp 142.63 147.86 121.91 129.13 135.55 119.12 120.01
9 Mỹ 108.45 104.29 100.46 97.45 92.45 80.38 75.72
10 Úc 152.09 151.66 135.80 142.34 150.34 109.68 144.27



12.31 12.43 12.15 13.09 12.16 11.30 7.56

5.71 6.54 6.95 7.85 8.42 6.89 7.48
11.07 10.90 9.68 8.64 8.45 7.38 6.17
11.47 12.75 11.35 11.17 10.74 7.88 11.30
18.98 17.62 14.46 12.87 11.87 14.47 12.83
15.48 17.18 17.31 17.33 19.98 20.25 31.61
6.24 5.82 4.25 4.94 5.37 4.20 4.78
4.26 4.18 2.73 2.60 3.52 2.16 2.32
19.26 15.39 13.86 14.24 13.81 11.73 12.58
7.80 8.57 8.88 11.41 8.79 6.17 5.55
REER 112.59 111.39 101.63 104.15 103.10 92.43 102.18
CPI
i

W
i
× × E
i



CPI
vn

21

Nguồn: số liệu này được trích một phần từ Bảng 1 của phụ lục, Toàn bộ số liệu
tính toán đầy đủ được trình bày ở phần phụ lục.
2.2. Các hạn chế và đánh giá kết quả tính REER:
2.2.1. Các hạn chế trong tính toán tỷ giá thực đa phương (REER):
REER là tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác

thương mại có tính đến trọng số thương mại của các đối tác trong vai trò là thước đo
mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia, là một trong những cơ sở có thể chỉ ra đồng
nội tệ bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác. Tuy nhiên, có một số
vấn đề làm cho việc xác định REER trở nên không chắc chắn.
2.2.1.1. Các hạn chế về mặt kỹ thuật:
Trước tiên, đó là việc lựa chọn năm cơ sở. Như đã xác định trong phần lựa chọn
năm cơ sở cho việc tính REER, khi chọn năm cơ sở khác nhau sẽ cho kết quả tính
REER khác nhau.
Thứ hai, vấn đề lựa chọn chỉ số giá. (có thể chọn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá
sản xuất hay lấy mẫu giá…) mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác
nhau.
Thứ ba, trọng số thương mại. Số lượng các đối tác thương mại khác nhau sẽ
cũng cho REER khác nhau.
Thứ tư, là rổ hàng hóa tính chỉ số giá ở các nước cũng có sự khác nhau làm ảnh
hưởng đến REER.
Thứ năm, vấn đề chất lượng nguồn dữ liệu, sự khó khăn trong việc tìm kiếm dữ
liệu… có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này.
2.2.1.2. Các hạn chế khác
- Ý định chủ quan của người nghiên cứu cũng tác động đến kết quả.
- Thực trạng của nền kinh tế: Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập
thấp, cho nên về cấu trúc thương mại, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tập
trung chủ yếu là hàng thô (nông sản, thủy sản…), hàng sản xuất theo dây
22

chuyền (dệt may, giày dép, thiết bị điện…) thị trường chính của các sản
phẩm này là Mỹ, EU, Nhật. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam không phải là
các quốc gia này, mà là các nước đang phát triển giống Việt Nam như
ASEAN, Trung Quốc… Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại của Việt Nam với
các đối thủ này có thể sẽ không đủ để đại diện cho tầm quan trọng của họ
trong việc tính chỉ số REER. Tiếp theo, Việt Nam là nước bị đô la hóa rất

cao, có nhiều hàng hóa ở Việt Nam thường được định giá bằng USD dù rằng
có thể giao dịch bằng tiền đồng, các hàng hóa thô và sản xuất dây chuyền
như nói ở trên thường được định danh bằng USD. Sức mạnh của đồng USD
còn quá lớn, cho nên ảnh hưởng thật sự của nó trong rổ tiền sẽ lớn hơn nhiều
so với tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.
Ngoài ra, tỷ giá ngoài việc chịu ảnh hưởng của lạm phát, nó còn phụ thuộc vào
nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế như lãi suất, thu nhập, kỳ vọng, can thiệp của
chính phủ, môi trường kinh tế toàn cầu… Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau vô
cùng phức tạp góp phần tạo ra thêm sự mơ hồ của tỷ giá thựcDo đó, vấn đề tỷ giá cân
bằng là không rõ ràng.
Vì những lý do trên, tỷ giá được điều chỉnh ở một mức nào đó cũng sẽ có ít có ý
nghĩa hơn hay nói cách khác REER là một chỉ số không hoàn hảo của sự cạnh tranh.
2.2.2. Đánh giá kết quả tính REER
Bảng 2.2: Số liệu REER và tỷ trọng xuất khẩu trên nhập khẩu
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
REER 100.00 103.69 106.67 112.59 111.39 101.63 104.15 103.10 92.43 102.18
X/M 104.97 118.59 101.09 94.10 83.61 86.02 87.76 83.54 77.67 81.63
Nguồn: lấy từ bảng 1 và bảng 2 của Phụ lục
Hình 2.1: Đồ thị biểu diễn REER và tỷ trọng xuất khẩu trên nhập khẩu
23

0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
140.00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

REER
XK/NK

Nhìn từ Bảng 2.2: Ta thấy REER từ năm 2001 đến 2007 REER luôn lớn hơn
100, năm 2008 REER nhỏ hơn 100 và đến năm 2009 quay trở lại lớn hơn 100. Nhìn
chung đồng tiền Việt Nam được định giá thấp trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu,
chỉ riêng năm 2008 là đồng tiền bị định giá cao so với rổ tiền vì lý do lạm phát trong
năm 2008 tăng quá cao (lên đến gần 22.97% so với năm 2007) và cao gấp 3 lần so với
nước tăng cao thứ hai là Singapore gấp 3,5 lần.(22.97% so với 6.5%). Bắt đầu từ năm
2000 tỷ giá thực bắt đầu tăng lên vào đạt đỉnh cao nhất vào năm 2003, sau đó giảm dần
về mốc 100 cho đến năm 2007 (đồng tiền bị định giá thấp suốt 7 năm liên tiếp, tuy
nhiên do tác động của lạm phát đến năm 2008 tỷ giá thực dưới mức 100 (đồng tiền bị
định giá cao) và đến năm 2009 đã quay lại sát trên mức 100.
Có một điều đáng chú ý là giữa tỷ giá thực và tỷ trọng thương mại xuất
khẩu/nhập khẩu từ năm 2005 đang có sự đồng biến nhất định trong giai đoạn này, mặc
dù tốc độ thay đổi hai nhân tố không đồng đều nhau, khoảng cách ngày càng được duy
trì, qua đó ít nhiều ta thấy được nổ lực của Chính phủ trong điều hành chính sách tỷ giá
nhằm cải thiện cán cân thương mại trong những năm gần đây.


24

2.3. Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá
2.3.1. Tác động của tỷ giá danh nghĩa USD/VND đối với hoạt động xuất nhập
khẩu
Bảng 2.3: Số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tỷ giá từ Quý 1-2000 đến Quý 4-2009
Kỳ Xuất khẩu Nhập khẩu tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu Tỷ giá VND/USD thâm hụt
Q1 2000 2,944 3,104 0.95 14,053 -160
Q2 2000 3,380 3,720 0.91 14,074 -340
Q3 2000 3,960 2,600 1.52 14,118 1,360

Q4 2000 3,900 4,088 0.95 14,421 -188
Q1 2001 3,532 3,582 0.99 14,548 -50
Q2 2001 4,000 4,280 0.93 14,643 -280
Q3 2001 4,460 2,820 1.58 14,964 1,640
Q4 2001 4,041 2,838 1.42 15,047 1,203
Q1 2002 3,680 3,770 0.98 15,130 -90
Q2 2002 4,140 4,490 0.92 15,237 -350
Q3 2002 4,510 3,200 1.41 15,321 1,310
Q4 2002 4,560 5,248 0.87 15,374 -688
Q1 2003 4,465 4,694 0.95 15,429 -229
Q2 2003 4,880 6,050 0.81 15,467 -1,170
Q3 2003 5,300 3,900 1.36 15,520 1,400
Q4 2003 4,989 6,220 0.80 15,617 -1,231
Q1 2004 5,272 5,890 0.90 15,715 -618
Q2 2004 5,900 7,330 0.80 15,733 -1,430
Q3 2004 6,660 7,780 0.86 15,750 -1,120
Q4 2004 6,750 8,400 0.80 15,763 -1,650
Q1 2005 6,814 7,994 0.85 15,797 -1,180
Q2 2005 7,700 9,600 0.80 15,844 -1,900
Q3 2005 8,350 9,350 0.89 15,875 -1,000
Q4 2005 8,570 9,600 0.89 15,905 -1,030
Q1 2006 8,400 9,150 0.92 15,917 -750
Q2 2006 9,800 11,100 0.88 15,961 -1,300
Q3 2006 10,360 11,950 0.87 16,014 -1,590
Q4 2006 10,360 12,150 0.85 16,071 -1,790
25

Q1 2007 10,100 10,900 0.93 16,020 -800
Q2 2007 11,950 14,150 0.84 16,069 -2,200
Q3 2007 12,750 15,350 0.83 16,182 -2,600

Q4 2007 13,400 17,300 0.77 16,062 -3,900
Q1 2008 13,160 21,510 0.61 16,060 -8,350
Q2 2008 17,470 23,330 0.75 16,107 -5,860
Q3 2008 18,070 19,420 0.93 16,504 -1,350
Q4 2008 13,990 16,450 0.85 16,538 -2,460
Q1 2009 14,140 12,630 1.12 16,974 1,510
Q2 2009 13,460 17,100 0.79 16,942 -3,640
Q3 2009 14,000 18,740 0.75 16,971 -4,740
Q4 2009 15,500 21,480 0.72 17,376 -5,980

Cơ sở dữ liệu được lấy từ Quý 1 năm 2000 đến Quý 4 năm 2009, trị giá xuất
khẩu, nhập khẩu(đơn vị tính là triệu USD), lấy số liệu ở Bảng 2.3
Mô hình hồi quy tổng quát có dạng: y = b + ax
Số quan sát: 40
Phương pháp hồi quy: phương pháp bình phương bé nhất
Chạy dữ liệu trên EVIEW 5.1 chạy dữ liệu từ năm Quý 1/2000 – Quý 4/2009 kết quả
mô hình như sau:
Bảng 2.4: Kết quả hồi quy xuất khẩu theo tỷ giá (USD/VND)
Dependent Variable: XK
Method: Least Squares
Date: 09/14/10 Time: 15:27
Sample: 1 40
Included observations: 40











Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.










C -65340.50 7739.438 -8.442538 0.0000

×