Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng (2012-2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 101 trang )


i
LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi học hỏi tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp với đề tài: ” Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở
hệ thống thủy lợi nội đồng”.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS. TS Trần Chí Trung – Giám đốc trung tâm PIM-Viện khoa học thủy
lợi Việt Nam, PGS.TS Trần Viết Ổn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủy Lợi,
các thầy cô giáo trong trường đã đã tận tâm giảng dạy, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy Lợi, Khoa Kỹ
thuật tài nguyên nước, Phòng Khoa học công nghệ, phòng Đào tạo Đại học và sau
Đại học và các thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
khóa học này.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng vì
điều kiện thời gian không cho phép, nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu xót,
tác giả rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến chân tình của các thầy cô giáo và
các cán bộ khoa học đồng nghiệp để luận văn đạt được chất lượng cao.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả



Đỗ Xuân Hoan






Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫm
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả



Đỗ Xuân Hoan


















Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I
LỜI CAM ĐOAN II
MỤC LỤC III
DANH MỤC BANG BIỂU V
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN PHỐI
NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 4
1.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước trên thế giới 4
1.1.1 Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả phân phối nước 4
1.1.2 Các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước 9
1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước ở nước ta 10
CHƯƠNG II ĐỀ XUÁT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN
PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 16
2.1 Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước cho hệ thống thủy lợi
nội đồng 16
2.1.1 Cơ sở khoa học xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước
của hệ thống thủy nông 16
2.2 Phương pháp xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước ở hệ

thống thủy lợi nội đồng 24
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC
Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 26
3.2 Tính toán nhu cầu tưới 34
3.2.1 Cơ sở khoa học tính toán nhu cầu tưới 34
3.2.2 Tinh toán nhu cầu nước tưới của cây trồng 38
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

iv
3.2.3 Tính toán nhu cầu tưới tại đầu các kênh cấp 3 45
3.3 Xác định lượng cấp thực tế tại đầu các kênh cấp 3 46
3.3.1 Thực nghiệm xác định hệ số lưu lượng cống lấy nước 46
3.3.2 Xác định lượng nước cấp thực tế 49
3.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả phân phối nước 49
CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÂN PHỐI NƯỚC NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 53
4.1 Xây dựng kế hoạch phân phối nước cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng 53
4.2 Hiệu quả áp dụng kế hoạch phân phối nước 62
4.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi
nội đồng 63
4.3.1 Các giải pháp xây dựng kênh nội đồng 63
4.3.2 Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phân phối nước 67
KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

v
DANH MỤC BANG BIỂU

Bảng 1.1. Áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới 6
Bảng 1.2 Kết quả các chỉ tiêu so sánh ở hệ thống Alto Rio Lernma và 2 tiểu khu
tưới Cortaza và Salvatierra 8
Bảng 1.3 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước của 3 hệ thống
thuỷ nông N22A, Ngòi Là và N4B 12
Bảng 1.4. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ở hệ thống Ngòi Là,
Nam Thạch Hãn và Nam Đuống 13
Bảng 1.5 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận hành, phân phối nước của hệ
thống thuỷ nông Nam Thạch Hãn 14
Bảng 3.1 Diện tích và năng suất cây trồng 26
Bảng 3.2.Thống kê cống lấy nước vào kênh cấp 3 khu mẫu N6 29
Bảng 3.3. Thống kê cống lấy nước đầu kênh cấp 3 trên kênh N20 32
Bảng 3.4 Hệ thống mạng lưới trạm khí tượng 38
Bảng 3.5. Đặc trưng khí hậu trạm Đô Lương 39
Bảng 3.6 .Đặc trưng khí hậu trạm Quỳnh Lưu 40
Bảng 3.7. Thông số cây trồng của lúa Đông xuân 41
Bảng 3.8. Thông số cây trồng của Lúa Hè thu 41
Bảng 3.9. Nhu cầu tưới cho vụ Đông xuân ở kênh N6 42
Bảng 3.10 .Nhu cầu tưới vụ Hè thu ở kênh N6 43
Bảng 3.11.Nhu cầu tưới vụ Đông xuân ở kênh N20 43
Bảng 3.11 Nhu cầu tưới vụ Hè thu ở kênh N20 44
Bảng 3.12. Thống kê các dạng cống lấy nước trên kênh N6 và N20 46
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước 51
Bảng 4.1. Phân nhóm khu tưới N6 54
Bảng 4.2 Thời gian tưới tính toán cho kênh N6 54
Bảng 4.3 Phân nhóm khu tưới N20 55
Bảng 4.4 Thời gian tưới tính toán cho N20 56
Bảng 4.5 Lịch tưới sau khi đã điều chỉnh của khu tưới N6 57
Bảng 4.6. Lịch tưới sau khi đã điều chỉnh của khu tưới N20 59
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21


vi
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm hiệu quả phân phối nước áp dụng 62
kế hoạch phân phối nước 62
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu lựa chọn vật liệu lát kênh 63

Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Kết quả đo đạc xác định độ công bằng phân phối nước ở 11

hệ thống thủy lợi La Khê 11
Hình.2.1 Sơ đồ hóa hệ thống thủy lợi và các điểm cần đo đạc thực nghiệm 25
Hình 3.1. Một số hình ảnh hiện trạng tuyến kênh N6 30
Hình 3.2. Một số hình ảnh hiện trạng tuyến kênh N20 34
Hình 3.3 Thực nghiệm xác định hệ số lưu lượng φ 48
Hình 3.4 Đường quan hệ h
t
/h
mc ~
φ cho cống hộp có khẩu diện 1,2x1,8 m 48
Hình 3.5 Đường quan hệ h
t
/h
mc ~
φ cho cống tròn đường kính D=40cm 48
Hình 3.2. Bình quân chỉ số trị lượng cấp nước tương đối theo chiều dài tuyến
kênh N6 và N20 50


Hình 3.3. Bình quân chỉ số lượng cấp nước tương đối của các đợt tưới trong vụ
Hè thu năm 2012 50

Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở
nước ta, trong khi đó hệ thống thuỷ lợi có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc
phát triển nông nghiệp. Tổng diện tích tưới của các hệ thống thuỷ lợi ở nước ta
khoảng 3,4 triệu ha đất canh tác, tương ứng với khoảng gần 6,85 triệu ha lúa hàng
năm. Các hệ thống thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp.
Các hệ thống thủy lợi được nhà nước quan tâm đầu tư qua hàng chục năm đến
nay đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tình trạng xuống cấp, năng
lực phục vụ của các hệ thống thủy lợi còn thấp, mới chỉ đạt trung bình trên 70%.
Một trong các nguyên nhân quan trọng đó là việc thất thoát nước trong quá trình
vận hành khai thác; thiếu phương tiện kiểm soát lượng nước; giải pháp phân phối
nước chưa phù hợp; mô hình tổ chức quản lý còn nhiều bất cập. Và đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, việc bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên
cho các hệ thống thủy lợi nói chung, công trình thủy lợi nội đồng nói riêng có xu
hướng giảm xuống.
Về công tác đo đếm và kiểm soát lượng nước phân phối trên hệ thống kênh tưới
chưa được quan tâm, đặc biệt là ở các hệ thống thủy lợi nội đồng. Hầu hết các hệ
thống công trình thuỷ lợi ở nước ta đều được xây dựng từ lâu, thiếu các công trình
trên kênh. Các công trình trên kênh chủ yếu là các cửa lấy nước, gần như không có
công trình đo nước, chỉ có một số công trình điều tiết nước ở trên hệ thống kênh
chính và kênh cấp 2, đặc biệt là không có các công trình điều tiết nước ở các cấp

kênh nội đồng. Các của lấy nước cũng như các công trình đo nước chủ yếu được
xây dựng theo các loại hình truyền thống là sử dụng các cánh cống phẳng để đóng
và mở cống, không có chức năng đo đếm và kiểm soát lượng nước phân phối trên
hệ thống tưới.
Trong những năm gần đây, một số hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng các công
trình đo nước và điều tiết nước, chủ yếu là ở một số hệ thống mới được đầu tư nâng
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

2
cấp nhờ sự hỗ trợ của các dự án quốc tế. Tuy nhiên ở các dự án này, các công trình
đo nước và điều tiết nước mới chỉ áp dụng chủ yếu tại các công trình đầu mối và
kênh chính ở các hệ thống thuỷ lợi lớn, chưa được nghiên cứu áp dụng cho các cấp
kênh nội đồng.
Để có thể nghiên cứu ứng dụng giải pháp điều tiết, phân phối nước hiệu quả
cho hệ thống thủy lợi nội đồng thì công tác đo nước và điều tiết nước là yếu tố quan
trọng quyết định đến hiệu quả tưới, đảm bảo tính công bằng trong phân phối nước
và sử dụng tiết kiệm nuớc của các hệ thống thuỷ lợi. Trong khi đó, hầu hết các hệ
thống công trình thuỷ lợi ở nước ta đều thiếu các công trình đo nước và điều tiết
nước, đặc biệt là ở các cấp kênh nội đồng. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho các hệ thống thuỷ nông ở nước ta chưa phát huy được hiệu quả kinh
tế và sử dụng lãng phí nước. Các cửa lấy nước cũng như các công trình đo nước chủ
yếu được xây dựng theo các loại hình truyền thống là sử dụng các cánh cống phẳng
kéo lên để lấy nước và đóng lại để không lấy nước, không có chức năng đo đếm và
kiểm soát lượng nước phân phối trên hệ thống tưới. Trong những năm gần đây, việc
áp dụng các công trình đo nước và điều tiết nước đã được nghiên cứu triển khai ở
một số dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, đến nay các công trình đo
nước và điều tiết nước chỉ mới được áp dụng cho công trình đầu mối, kênh chính
mà chưa áp dụng cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng.
Quản lý hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi góp phần quan trọng cho việc phát triển sản
xuất nông nghiệp. Để tiến tới quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi theo hướng

hiện đại hoá thì việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp điều tiết, phân phối nước sử
dụng công trình đo nước, điều tiết nước và qui trình vận hành hệ thống thuỷ lợi nội
đồng là cần thiết. Phân phối nước hiệu quả trên hệ thống thuỷ lợi nội đồng là cơ sở
thực tiễn quan trọng cho việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước giữa Công ty khai
thác công trình thuỷ lợi và các tổ chức dùng nước khi thực hiện Nghị định 115 của
Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí. Kiểm soát tốt lượng nước phân phối là yếu tố
quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý các hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt là hiệu quả về
tiết kiệm nước và phân phối nước công bằng giữa các hộ dùng nước.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

3
Chính vì vậy, đề tài : “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối
nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng” tập trung giải quyết được một phần các vấn đề
nêu trên. Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở
hệ thống thủy lợi nội đồng có ý ngía khoa học và thực tiễn cao trong việc áp dụng
các biện pháp quản lý, vận hành khai thác hiệu quả tài nguyên nước.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả phân phối nước và quy trình
phân phối nước nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Cách tiếp cận:
- Theo quan điểm phân tích nguyên nhân và kết quả để đánh giá hiệu quả phân
phối nước
- Theo quan điểm phân tích hệ thống trong việc phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả phân phối nước
- Theo quan điểm bền vững trong việc đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác
hiệu quả tài nguyên nước
* Phương pháp nghiên cứu:
- Áp dụng phần mềm CROPWAT để tính toán nhu cầu nước của cây trồng
- Đo đạc thực nghiệm xác định lượng nước cấp ở hệ thống thủy lợi nội đồng

- Áp dụng phương pháp thống kê để tính toán xác định các tiêu chí đánh giá
hiệu quả phân phối nước
- Áp dụng phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thủy lợi nội đồng.
− Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống kênh nội đồng thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN:
− Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước cho hệ thống thủy lợi nội đồng
− Đánh giá thực trạng hiệu quả phân phối nước cho 2 tuyến kênh cấp 2 liên xã ở
hệ thống Bắc Nghệ An
− Đề xuất quy trình phân phối nước nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống
thủy lợi nội đồng
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ
THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

1.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước trên thế giới
1.1.1 Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả phân phối nước
Hoạt động của các hệ thống thuỷ lợi liên quan đến nhiều yếu khác nhau, như mô
hình quản lý, điều kiện khí hậu, các yếu tố xã hội, cho nên nếu chỉ đánh giá hiệu quả
hệ thống bằng một chỉ tiêu như tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp, hoặc thậm
chí một vài chỉ tiêu khác nữa cũng không thể đánh giá đầy đủ được hiệu quả tưới
của hệ thống. Để đánh giá hiệu quả quản lý thuỷ nông cần phải xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện, khách quan hiệu quả tưới của công trình thuỷ
lợi. Hiệu quả hoạt động của các hệ thống thuỷ nông cần được đánh giá một cách
chính xác để khẳng định được hiệu quả hoạt động, tìm ra nguyên nhân tồn tại và đề
ra các giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống công trình thuỷ

lợi.
Hoạt động của hệ thống thuỷ lợi liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã
hội của người dùng nước. Có nhiều ý kiến đưa ra định nghĩa về quản lý tưới, trong
đó định nghĩa của Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) được nhiều người biết đến là:
"Quản lý tưới là quá trình mà tổ chức hoặc cá nhân đưa ra các mục tiêu cho một hệ
thống tưới, từ đó thiết lập nên các điều kiện thích hợp, huy động các nguồn lực khác
nhau để đạt mục tiêu đã đề ra mà không gây ra những tác động xấu nào ". Tiến sĩ
Mark Svedsen cho rằng không có bộ phận nào của công trình hạ tầng bảo đảm chức
năng làm việc quá một vài năm trừ khi có một tổ chức vận hành, duy tu và nâng cấp
nó". Sự thành công của hệ thống thuỷ lợi cần cả hai yếu tố "Phần cứng" và "Phần
mềm". Phần cứng ở đây gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh mương, công trình
điều tiết và các trang thiết bị, còn phần mềm là công tác quản lý hệ thống thuỷ
nông. Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) định nghĩa: “Hiệu quả tưới của hệ thống
là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra đối với hệ thống đó”. Theo
Murray Rust và Snellen (1993) thì hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý là: (1)
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

5
mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người sử dụng về một loại sản phẩm,
dịch vụ nhất định nào đó và (2) hiệu quả có được do hoạt động của các tổ chức toàn
quyền sử dụng những nguồn lực của mình. Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) định
nghĩa: “Hiệu quả tưới của hệ thống là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu
đề ra đối với hệ thống đó”. Theo Murray Rust và Snellen (1993) thì hiệu quả hoạt
động của tổ chức quản lý là: (1) mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc
người sử dụng về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đó và (2) hiệu quả có
được do hoạt động của các tổ chức toàn quyền sử dụng những nguồn lực của mình.
Vào những năm gần đây, công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình
quản lý thuỷ nông để tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả cuả các công trình
thuỷ lợi rất được quan tâm. Đối với hệ thống thuỷ lợi, nếu chỉ đánh giá hiệu quả hệ
thống bằng một chỉ tiêu như tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp thu được khi có

tưới hoặc không tưới, hoặc thậm chí một vài chỉ tiêu khác nữa cũng không thể đánh
giá đầy đủ được công tác vận hành của hệ thống. Chuyên gia về môi trường có thể
quan tâm đến dòng chảy trên sông, kênh và ngăn chặn sự suy giảm khối lượng và
chất lượng nước trong khi chuyên gia xã hội có thể quan tâm nhiều về vấn đề xã hội;
Chuyên gia kinh tế có thể chỉ quan tâm đến hiệu quả đầu tư, trong khi nhà nông học
có thể tập trung vào năng suất cây trồng trên mỗi hecta. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập
chung vào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức quản
lý công trình và chất lượng dịch vụ cung cấp tưới thì chúng ta có thể nhận thấy một
cách khái quát hiệu quả hoạt động của các mô hình quản lý thuỷ nông trong những
điều kiện khác nhau. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp tưới là rõ ràng vì nó
đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ lợi, song việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của tổ chức quản lý cũng rất cần thiết vì việc nâng cao hiệu quả tưới ở các
công trình thuỷ lợi là do yếu tố mô hình quản lý (thể chế/chính sách) quyết định hơn
là yếu tố kỹ thuật.
Các nhà nghiên cứu ngoài nước và trong nước đã đề xuất, xây dựng, kiểm
nghiệm hệ thống chỉ tiêu đánh hiệu quả hoạt động của một hệ thống thuỷ nông, Tại
Hội thảo quốc tế vùng Châu Á Thái Bình Dương về nâng cao hiệu quả khai thác
công trình thuỷ lợi được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 5/1994 đã nhất trí
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

6
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước của hệ thống thủy lợi bao gồm: (i)
Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh, (ii) Hiệu quả phân phối nước và (iii) Bồi
lắng và cỏ rác.
Kloezen và Carlos Garces-Restrepo (1998) đề xuất việc áp dụng các chỉ tiêu
đánh giá cho các quy mô khác nhau trong hệ thống thuỷ nông như Bảng 1.1
Bảng 1.1. Áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới
Chỉ tiêu đánh giá Hệ thống
Kênh
nhánh

Mặt
ruộng
Chỉ tiêu so sánh



Hệ số cấp nước tương đối
V
v
v
Hệ số cấp nước tưới tương đối
V
v
x
Khả năng cấp nước
V
v
x
Chỉ tiêu quá trình



Hiệu quả tưới (chuyển nước, phân phối
nước, sử dụng nước mặt ruộng, hiệu quả hệ
thống)
V
v
v
Độ tin cậy cuả việc phân phối nước
V

v
v
Công bằng trong phân phối nước
X
v
x
Độ chính xác trong phân phối nước
V
v
v
Chú thích: v = áp dụng, x = không áp dụng
Nguồn: Kloezen và Carlos Garces-Restrepo (1998)

Bos và các cộng sự (1994) phân loại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của
hệ thống thuỷ lợi thành 3 nhóm cơ bản, phản ánh tương đối toàn diện các khía cạnh
khác nhau bao gồm: Hiệu quả cung cấp nước, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó hiệu quả cung cấp nước là nhóm
chỉ tiêu liên quan đến nhiệm vụ cơ bản của người quản lý thuỷ lợi từ lấy nước, phân
phối nước từ nguồn nước tới mặt ruộng bằng cách quản lý các công trình thuỷ lợi.
Các chỉ tiêu đánh giá được một số khía cạnh của nhiệm vụ này như hiệu quả tưới,
mức độ hiệu quả của các công ty thuỷ nông vận hành các công trình thuỷ lợi và các
khía cạnh về hiệu quả phân phối nước như là độ chính xác và mức độ công bằng.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

7
- Các tiêu chí đánh giá theo hiệu quả tưới: Hiệu quả tưới là chỉ tiêu phản ánh điều
kiện thuỷ lực của hệ thống theo không gian trong một thời đoạn nào đó. Những chỉ
tiêu cơ bản xác định hiệu quả tưới bao gồm 4 loại chỉ tiêu sau:












-Các tiêu chí đánh giá theo hiệu quả phân phối nước:





Tỷ số hiệu quả phân phối nước càng gần 1 thì độ công bằng phân phối nước
của hệ thống càng tốt. Trường hợp chỉ tiêu hiệu quả phân phối nước được tính toán
cho nhiều khu tưới khác nhau, các giá trị hiệu quả phân phối nước đều giống nhau
chứng tỏ sự phân phối nước công bằng trong hệ thống thuỷ lợi. Chỉ tiêu so sánh
hiệu quả phân phối nước đầu-cuối kênh được đánh giá mức độ công bằng của
việc phân phối nước trong một hệ thống thuỷ lợi. Hiệu quả phân phối nước được
tính bằng tỷ số giữa lượng nước thực tưới so với lượng nước thiết kế tại đầu các
kênh nhánh cung cấp nước tưới cho nhiều khu tưới khác nhau trong hệ thống
thuỷ lợi.
Phân phối nước công bằng =
Bình quân HQPPN của 25% tốt nhất hệ thống
Bình quân HQPPN của 25% kém nhất hệ thống

Công bằng đầu cuối =
Bình quân HQPPN của 25% đầu kênh

Bình quân HQPPN của 25% cuối kênh


Hiệu quả tưới hệ thống =
Yêu cầu tưới của cây trồng
Tổng lượng nước vào hệ thống
Hiệu quả chuyển nước =
Tổng lượng nước vào hệ thống kênh
Tổng lượng nước vào hệ thống
Hiệu quả phân phối nước =
Tổng lượng nước cấp vào ruộng
Tổng lượng nước vào hệ thống kênh

Hiệu quả sử dụng nước mặt ruộng =
Yêu cầu tưới của cây trồng
Tổng lượng nước cấp vào ruộng


Hiệu quả sử dụng nước tưới =
Hiệu quả sử dụng nước tưới thực tế
Hiệu quả sử dụng nước yêu cầu

Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

8
Viện nghiên cứu nuớc quốc tế (IWMI) đề xuất 9 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu
quả hoạt động của hệ thống thuỷ lợi cũng như hệ thống nông nghiệp có tưới về thuỷ
lực, nông nghiệp, kinh tế, tài chính và môi trường (1998). Nhóm chỉ tiêu về phân
phối nước gồm có 3 chỉ tiêu: (1) Hệ số cấp nước tương đối; (2) Hệ số cấp nước tưới
tương đối và (3) Khả năng phân phối nước. Hệ số cấp nước tưới tương đối được xác

định đảo nghịch với hiệu quả tưới. Cả 2 hệ số cấp nước tương đối và cấp nước tưới
tương đối biểu thị mối liên quan giữa lượng nước cấp và lượng nước yêu cầu cho
thấy nguồn nước tưới là dồi dào hay khan hiếm và mức độ đáp ứng đáp ứng nhu cầu
tưới của đồng ruộng
Bảng 1.2 Kết quả các chỉ tiêu so sánh ở hệ thống Alto Rio Lernma và 2 tiểu khu
tưới Cortaza và Salvatierra
Loại công trình Vụ
Alto Rio
Lernma
Alto Rio
Lernma
Salvatierra

Khai thác nước mặt





Hệ số cấp nước tương
đối
Đông 1995-96
2.4
2.1
4.4
Mùa 1996
1.9
1.9
2.0
Hệ số cấp nước tưới

tương đối
Đông 1995-96
2.5
2.2
4.8
Mùa 1996
0.0
12.9
0.0
Khả năng cấp nước
Đông 1995-96
4.6
1.1
2.2
Mùa 1996
5.6
1.3
2.6
Giếng ngầm
Hệ số cấp nước tương
đối
Đông 1995-96
2.1
2.1
2.1
Mùa 1996
2.2
2.2
2.3
Hệ số cấp nước tưới

tương đối
Đông 1995-96
2.2
2.2
2.2
Mùa 1996
0.0
26.4
16.7

Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

9
1.1.2 Các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước
Năm 2004, Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) đã đưa ra 2 phương pháp lập kế
hoạch tưới luân phiên ở hệ thống thủy lợi nội đồng là: Phương pháp lập kế hoạch
tưới luân phiên theo diện tích và theo nhu cầu nước của cây trồng ở kênh nội đồng
(kênh cấp 3).
Phương pháp lập kế hoạch tưới luân phiên theo diện tích:
T
i
= 240 x K
i

Ki = A
i
/A
Trong đó: T
i
= Thời gian tưới cho kênh thứ i (h)

K
i
= Hệ số diện tích cho kênh thứ i
A
i
= Diện tích phục vụ kênh thứ i (ha)
A = Tổng diện tích kênh cấp 2 (ha)
Phương pháp lập kế hoạch tưới luân phiên theo nhu cầu nước của cây trồng
T
i
= V
i
/ Q
i
x 3,6
Trong đó: T
i
= Thời gian tưới cho kênh thứ i (h)
V
i
= Nhu cầu nước của kênh thứ i (m
3
)
Q
i
= Lưu lượng thiết kế kênh thứ i (l/s)
3,6 = Hệ số chuyển đổi từ l/s sang m
3
/h
Các phương pháp lập kế hoạch tưới của IWMI cách tính đơn giản, phù hợp

với hệ thống thủy lợi nội đồng nhưng chưa tính đến các tổn thất trên kênh (tổn
thất dọc đường trên kênh, thời gian làm đầy nước trên kênh cấp 3, thời gian tiêu
thoát nước khỏi kênh). Để khắc phục nhược điểm này, Latif và Sawar (1994) đã
đưa ra phương pháp lập kế hoạch tưới luân phiên xét đến tổn thất nước trên kênh.
Phương pháp này đã tính đến các loại tổn thất, tính chính xác cao nhưng cách
tính phức tạp, số liệu đầu vào yêu cầu nhiều đo đạc thực nghiệm với khối lượng
lớn và chỉ thực hiện được với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đầy đủ các công
trình điều tiết.


Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

10
Trong đó: T
i
= Thời gian tưới cho kênh thứ i (h)
A
i
= Diện tích phục vụ của kênh thứ i (m
3
)
Q
li
= Lưu lượng tổn thất dọc đường kênh thứ i (m
3
/m.s)
L
i
= Chiều dài của kênh thứ i (m
3

)
V
u
= Nhu cầu nước của 1 đơn vị diện tích canh tác (m
3
/ha)



Trong đó: T
w
= Thời gian tưới cho một chu kỳ (10 ngày = 240 h)
T
fi
= Thời gian để nước làm đầy kênh thứ i (h)
T
di
= Thời gian để thoát nước khỏi kênh thứ i (h)

1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước ở nước ta
Ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về xây dựng, kiểm nghiệm hệ
thống chỉ tiêu đánh hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông, cũng như hiệu quả
quản lý của mô hình tổ chức quản lý. Các nghiên cứu cũng đề xuất hệ thống chỉ tiêu
đánh giá so sánh hiệu quả giũa các công trình thuỷ lợi được quản lý bởi các mô hình
quản lý khác nhau.
Dự án nâng cao hiệu quả quản lý tưới cho các hệ thống trạm bơm vùng Đồng
bằng sông Hồng do Úc tài trợ đã đo đạc thực nghiệm xác định tính công bằng phân
phối nước của hệ thống trạm bơm La Khê (2003). Kết quả đo đạc thực địa cho thấy
tình trạng cấp nước thiếu công bằng ở hệ thống La Khê, các kênh ở cuối hệ thống
chỉ được cấp khoảng 50% lượng nước yêu cầu, trong khi đó các kênh ở đầu hệ

thống lượng nước cấp tới 230% so với yêu cầu.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

11

Hình 1.1 Kết quả đo đạc xác định độ công bằng phân phối nước ở
hệ thống thủy lợi La Khê

Trần chí Trung (2005) phân tích hiệu quả phân phối nước của 3 mô hình khác
nhau để quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã. Mô hình thứ nhất là mô hình
Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL), mô hình thứ hai là mô hình Ban
quản lý công trình thuỷ lợi và mô hình thứ ba là mô hình hợp tác xã dùng nước. Mô
hình thứ nhất là rất phổ biến hiện nay, trong khi hai mô hình sau mới được áp dụng
ở một số dự án điểm nhờ có chính sách cải cách thể chế quản lý thuỷ nông ở một số
tỉnh. Sự hoạt động của 3 mô hình thể chế trên được phân tích dựa trên 3 điểm
nghiên cứu tương ứng là N22A, Ngòi Là và N4B ở 2 hệ thống thuỷ lợi khác nhau.
Kênh N22A và N4B là các kênh cấp 2 liên xã của hệ thống tưới Bắc Nghệ An, một
hệ thống tự chảy lớn có diện tích tưới gần 21.000 ha ở tỉnh Nghệ An thuộc khu vực
miền Trung. Ngòi Là là một hệ thống hồ chứa, có dung tích 3,2 triệu m
3
ở tỉnh
Tuyên Quang thuộc khu vực phía Bắc. Tất cả các điểm nghiên cúư này đều có diện
tích tưới khoảng vài trăm hecta, phục vụ tưới cho các xã khác nhau. Kết quả xác
định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước được thu thập, đo đạc vụ xuân
năm 2003 được trình bầy ở Bảng 1.3

Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

12
Bảng 1.3 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước của 3 hệ thống

thuỷ nông N22A, Ngòi Là và N4B

Chỉ tiêu
N22A
Ngòi Là
N4B
Độ chính xác của dịch vụ
tưới

1.08 1.15 1.12
Phân phối nước công bằng
1.40
1.23
1.10
Độ tin cậy của dịch vụ tưới
0.19
0.09
0.16

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả cung cấp dịch vụ tưới ở Ngòi Là và N4B
tốt hơn nhiều so với N22A. Đặc biệt là phân phối nước rất công bằng ở hệ thống
N4B. Do tác động của việc cung cấp dịch vụ tưới, hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở
2 hệ thống Ngòi Là và N4B cũng cao hơn nhiều so với N22A Hệ thống Ngòi là và
N4B được quản lý bởi Ban quản lý công trình thuỷ lợi và Hợp tác xã dùng nước là
các mô hình tổ chức dùng nước, khuyến khích nông dân tham gia vào các hoạt động
quản lý tưới của các hệ thống thuỷ lợi liên xã, so với N22A được quản lý bởi mô
hình phổ biến hiện nay là Công ty KTCTTL.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu tổng hợp
đánh giá nhanh hiện trạng (cơ sở hạ tầng, quản lý vận hành) và hiệu quả kinh tế–xã
hội công trình thuỷ lợi, phục vụ nâng cấp hiện đại hoá và đa dạng hoá mục tiêu sử

dụng” (2001-2005) do Viện khoa học Thuỷ lợi thực hiện đã đưa ra hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá nhanh (RAP) dùng để đánh giá hiệu quả các công trình thuỷ lợi.
Nhóm nghiên cứu đã đễ xuất các nhóm chỉ tiêu phù hợp với điều kiện Việt Nam là
nhóm chỉ tiêu kỹ thuật, nhóm chỉ tiêu về quản lý vận hành và dịch vụ và nhóm chỉ
tiêu về kinh tế xã hội, với 92 chỉ tiêu đánh giá. Để minh chứng về tính xác thực và
sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá với điều kiện của nước ta, các chỉ tiêu này đã
được áp dụng, kiểm nghiệm ở 3 hệ thống đang được xem xét để đầu tư hiện đại hoá
là hệ thống thuỷ nông Ngòi Là, Nam Thạch Hãn và Nam Đuống ở các tỉnh Tuyên
Quang, Quảng Trị và Bắc Ninh. Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
quản lý, vận hành của các hệ thống thuỷ nông trên với thang điểm tối đa là 4 điểm
được trình bầy ở Bảng 1.4.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

13
Bảng 1.4. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ở hệ thống Ngòi Là,
Nam Thạch Hãn và Nam Đuống


TT
Chỉ tiêu đánh giá
Hệ thống thuỷ lợi
Ngòi Là
Nam
Thạch
Hãn
Nam
Đuống
1
Dịch vụ phân phối nước thực tế tới từng
đơn vị dùng nước (ví dụ: ruộng hoặc trang

trại)
2,7
1,5
1,5
2
Kế hoạch trong dịch vụ phân phối nước
tới từng đơn vị dùng nước (ví dụ: ruộng
hoặc trang trại)
2,7
1,9
1,8
3
Kế hoạch phân phối nước tại đầu kênh mặt
ruộng do nhân viên công ty vận hành
2,4
1,8
1,4
4
Kế hoạch phân phối nước từ kênh chính
tới đầu các kênh cấp II
2,3
1,8
1,4
5
Đánh giá về công trình của các công trình
điều tiết (kênh chính)
2,6
1,7
1,3
6

Đánh giá về các cống lấy nước từ kênh
chính
1,7
2,0
2,0
7
Chỉ tiêu đánh giá vận hành kênh chính
3,5
2,1
2,4
8
Chỉ tiêu đánh giá vận hành kênh cấp II
2,4
2,1
2,1

Kết quả nghiên cứu này cho thấy các chỉ tiêu đánh giá về dịch vụ và mô hình vận
hành của hệ thống đối với hệ thống Ngòi Là có chỉ số cao hơn so với Nam Thạch
Hãn và Nam Đuống. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân như
phương thức vận hành, hiện trạng hệ thống, dịch vụ phân phối nước hiện tại chưa
tốt, việc cấp nước vẫn chưa bám sát thực tế, sự phối hợp giữa các cấp vận hành trên
hệ thống chưa chặt chẽ. Các chỉ tiêu đánh giá kênh chính của cả 3 hệ thống không
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

14
chênh lệch quá nhiều, nhìn chung ở cả 3 hệ thống công trình điều tiết cũng như các
cống lấy nước trên kênh chính là chưa thực sự tốt, các chỉ số thấp nhất là 1,3 và cao
nhất là 2,6 so với thang điểm tối đa là 4. Các chỉ tiêu đánh giá kênh cấp II bao gồm
các chỉ tiêu về các cống điều tiết của Nam Thạch Hãn (2,4) và Nam Đuống (1,6),
Ngòi Là (0). Các công trình lấy và dẫn nước trên kênh thì ở Ngòi Là lại được đánh

giá là tốt hơn (2,3) còn ở Nam Đuống (1,7) và Nam Thạch Hãn (1,5). Nhưng nhìn
chung các chỉ số này cũng cho thấy rằng ở hầu hết các hệ thống thuỷ nông, các chỉ
tiêu liên quan đến kênh cấp II vẫn còn thấp.
Dương thị Kim Thư (2006) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
nông Nam Thạch Hãn bằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Ở nghiên cứu
này, nhóm chỉ tiêu về công bằng và cấp nước gồm các chỉ tiêu đánh giá kết quả của
toàn bộ các hoạt động quản lý vận hành của hệ thống cũng như phản ánh kết quả sử
dụng khai thác hệ thống công trình hiện tại của các tổ chức quản lý vận hành có liên
quan. Kết quả áp dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả vận hành phân phối
nước của hệ thống thuỷ nông Nam Thạch Hãn như ở Bảng 1.5.

Bảng 1.5 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận hành, phân phối nước của
hệ thống thuỷ nông Nam Thạch Hãn
STT
Chỉ tiêu đánh giá
Đơn vị
Kết quả
1
Tỷ lệ diện tích được tưới
%
44
2
Lượng nước tiêu thụ/đơn vị sản phẩm
(m3/kg)

3
Giá trị sản lượng/m3 nước tiêu thụ
(đồng/m3)
257
4

Hệ số sử dụng nước tương đối

2
5
Khả năng cung cấp nước

2.3
6
Công bằng trong phân phối nước

1
7
Hiệu ích hệ thống

2

Kết quả nghiên cứu này cho thấy hiệu quả phân phối nước tưới của diện tích tưới
đầu kênh và cuối kênh là như nhau, tức là chỉ tiêu công bằng phân phối nước của hệ
thống đạt giá trị 1, là giá trị tốt nhất mà nhiều hệ thống thuỷ nông khác mong muốn
đạt được. Với giá trị này thì công bằng trong phân phối nước của hệ thống là rất tốt,
chứng tỏ hệ thống không xảy ra tình trạng đầu kênh thừa nước, cuối kênh thiếu
nước như ở một số hệ thống khác.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

15
Ở Việt nam trong những năm gần đây giải pháp điều tiết, phân phối nước
trong hệ thống thủy lợi nói chung và hệ thống thủy lợi nội đồng nói riêng đã được
chú trọng nghiên cứu theo hướng hiện đại hoá. Đầu tư của Nhà nước cho các hệ
thống thủy lợi tưới nước mặt đã được phát triển rất nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là
làm cách nào để cải tiến, từng bước hiện đại hoá công tác quản lý và phân phối

nước một cách hiệu quả, tiết kiệm nước và giảm giá thành đầu tư đang là một thách
thức cho nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất. Mặc dù yêu cầu hiện đại hoá cho
công tác quản lý vận hành hệ thống thủy lợi là rất cần thiết nhưng việc nghiên cứu
và ứng dụng ở Việt Nam vẫn còn đang ở bước ban đầu.
Nhũng năm gần đây Viện Khoa học Thủy lợi cũng đã ứng dụng công nghệ
SCADA cho một số hệ thống thủy nông và trạm bơm từ năm 2001 – 2004 trong
khuôn khổ đế tài cấp Bộ: “Nghiên cứu từng bước hiện đại hoá công tác quản lý hệ
thống thủy nông Bắc – Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội”, đã hợp tác với nhà khoa
học trong nước bước đầu sản xuất RTU (remote Terminal Unit) bằng vi xử lý nhằm
chủ động công nghệ để thay thế PLC trong tương lai và xây dựng phần mềm Hệ
điều hành hệ thống thủy nông trên giao diện tiếng Việt, đơn giản và thuận tiện cho
người dùng. Trường Đại học Thủy lợi cũng đã ứng dụng mạng SCADA không dây
cho hệ thống thủy nông phù sa Sơn Tây với thiết bị và phần mềm của nước ngoài.
Đối với các công cụ hổ trợ cho các nhà quản lý vận hành hiện nay hầu như
không có gì sau khi bàn giao hệ thống công trình. Mặc dù giá trị đầu tư của một hệ
thống rất cao nhưng người quản lý phải vận dụng những kinh nghiệm để vận hành
hệ thống mà nhiều khi chưa nắm rõ được mọi thông tin về công trình mình đang
quản lý như bao nhiêu công trình cống, kênh cácloại, năng lực hoạt động, Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng nước thấp, năng
suất lao động của cán bộ quản lý vận hành không cao.
Tóm lại, để các có được giải pháp điều tiết, phân phối nước hiệu quả, cần thiết
phải có các công trình đong đo, điều tiết nước ứng dụng thiết bị, công nghệ kỹ thuật
cao, kết hợp với quá trình hiện đại hóa công tác quản lý vận hành hệ thống. Trong
điều kiện hiện nay, việc đầu tư các công trình trên kênh nội đồng đòi hỏi nguồn vốn
lớn và thời gian dài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quy trình phân phối nước khoa
học để nâng cao hiêu quả hệ thống thủy lợi là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn cao.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

16
CHƯƠNG II

ĐỀ XUÁT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở
HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

2.1 Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước cho hệ thống thủy
lợi nội đồng
2.1.1 Cơ sở khoa học xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước
của hệ thống thủy nông
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông, các nhà nghiên cứu rất
quan tâm tới việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ
thống thuỷ nông. Theo Sakthivadivel và cộng sự (1998), hiệu quả tưới cần được đánh
giá cho những mục tiêu khác nhau, như là cho mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thuỷ lợi, đánh giá mức độ hiệu quả đạt được so với yêu cầu đặt ra, đánh
giá sự bền vững của hệ thống, đánh giá sự tác động tới hiệu quả tưới của những giải
pháp khác nhau, của những mô hình tổ chức quản lý, để chẩn đoán những tồn tại, hạn
chế của hệ thống, để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các hệ thống và so sánh hiệu
quả hoạt động của một hệ thống theo thời gian hoặc ở các cấp kênh khác nhau. Theo
đó, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các hệ thống thuỷ nông được sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau bởi các đối tượng khác nhau, như người dùng
nước, người quản lý, nhà lập chính sách và người nghiên cứu:
+ Phục vụ cho việc quản lý: Cung cấp cho các nhà quản lý về thực trạng hoạt
động và chỉ ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động công trình
+ Phục vụ cho việc nghiên cứu chẩn đoán: Giúp cho các nhà quản lý, người
lập chính sách, nhà nghiên cứu, người dân hiểu rõ hơn về thực trạng công trình và
chỉ ra các giải pháp đê nâng cấp hệ thống
+ Phục vụ so sánh hiệu quả hoạt động trong hệ thống và giữa các hệ thống
thuỷ lợi
+ Phục vụ cho đánh giá tác động của các giải pháp tới hiệu quả hoạt động
của công trình.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21


17
Mặc dù mục tiêu của việc quản lý hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi có thể được
hiểu khác nhau bởi nhà quy hoạch, người quản lý hoặc người sử dụng nước, nhưng
định nghĩa chung về hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý thuỷ nông là mức độ
cung cấp dịch vụ tưới đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nước và mức độ hiệu quả
khai thác và sử dụng các nguồn lực cho việc quản lý vận hành công trình thuỷ lợi.
Một số tác giả khác lại cho rằng việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ
chức quản lý thuỷ nông có thể phục vụ cho 2 mục đích khác nhau: Đánh giá hiệu
quả hoạt động và đánh giá hiệu quả chiến lược.
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động: là đánh giá mức độ đạt được của công tác
quản lý vận hành hệ thống thuỷ nông tại một thời điểm hoặc một giai đoạn nào đó.
Điều này đòi hỏi các yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống phải được đo đạc, xác
định một cách thường xuyên.
+ Đánh giá hiệu quả chiến lược: là hoạt động dài hạn đánh giá mức độ hiệu
quả mà tất cả các nguồn lực được khai thác để đáp ứng các mục tiêu đề ra của hệ
thống thuỷ lợi và sự tác động tới những phạm vi rộng hơn của nền nông nghiệp có
tưới. Các nguồn lực ở đây không chỉ là nguồn tài chính, mà còn bao gồm cả các
nguồn tự nhiên và nhân lực. Đánh giá hiệu quả chiến lược yêu cầu phải đo đạc các
chuỗi số liệu và sự biến đổi của các yếu tố này theo thời gian.
Tổ chức FAO đưa ra 8 nội dung cần quan tâm khi xây dựng các chỉ tiêu đánh giá:
1. Phát triển một khung nhận thức và tiêu chuẩn hoá tiêu chuẩn đánh giá ở các
phạm vi áp dụng khác nhau: Các chỉ tiêu này phải đơn giản và ổn định
2. Phương pháp luận cho việc thực hành đo đạc các chỉ tiêu đánh giá ngoài
hiện trường là phải đảm bảo kết quả tin cậy, chính xác, giá thành hợp lý
3. Các chỉ số đánh giá đại diện cho nhiều hệ thống
4. Phát triển các chỉ tiêu đánh giá ở mức quốc gia, vùng và toàn cầu
5. Áp dụng các chỉ số đánh giá để so sánh các hệ thống với nhau. Để làm được
điều này cần thống nhất các chỉ số chuẩn
6. Điều tra quá trình quản lý vận hành, xem đâu là đòn bẩy để nâng cao hiệu
quả quản lý

7. Tiếp thu các quan điểm về quản lý trong phạm vi các tổ chức quản lý tưới
quốc gia
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

18
8. Lựa chọn hướng phát triển quản lý ở các hệ thống tưới
Đặc điểm chung của các chỉ tiêu đánh giá là cần phản ánh cả giá trị thực tế và
giá trị cần đạt được để thấy được sự khác nhau giữa thực tế và mục tiêu đặt ra. Các
chỉ số này cũng cho thấy sự sai khác nay là có thể chấp nhận được hay không. Do
vậy mà các chỉ tiêu thường được xác định dưới dạng tỷ số giữa giá trị thực tế và giá
trị mục tiêu cần đạt. Bos và cộng sự (1994) đưa ra những đặc điểm của các chỉ tiêu
(chỉ số) đánh giá như sau:
1. Có cơ sở khoa học: Chỉ tiêu đánh giá cần dựa trên quá trình thực tế đã được
đo đạc, kiểm nghiệm về hoạt động của hệ thống tưới mà chỉ tiêu cần phản ánh. Sự
sai khác giữa kết quả thực tế và mục tiêu là rõ ràng, có nghĩa là không gây nên sự
mập mờ do công thức tính toán chỉ tiêu.
2. Phải định lượng được: Các số liệu cần thiết để xác định các chỉ tiêu là có
sẵn hoặc đo đạc được môt cách đơn giản với các công nghệ hiện có. Sự đo đạc phải
lặp lại được.
3. So sánh được với mục tiêu đề ra: Điều này được phản ánh rõ ràng qua việc
định nghĩa chỉ tiêu đánh giá, nghĩa là các chỉ tiêu cần phản ánh giá trị thực tế, giá trị
mong muốn đạt được và sự sai khác giữa thực tế và mục tiêu đặt ra. Các giá trị thực
tế và sự sai khác với mục tiêu đặt ra liên quan đến kỹ thuật, công nghệ đo đạc các số
liệu và tình hình quản lý.
4. Cung cấp thông tin chân thực: Các chỉ tiêu không nên thiết lập dựa trên các
kỹ thuật quá chuyên sâu. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xác định chính xác các
sô liệu.
5. Cung cấp thông tin về qúa trình có thể lặp lại và đo đạc được: Yêu cầu này
rất nhạy cảm đối với quan điểm của người quản lý. Một vài quá trình không thể lặp
lại hoặc không đo đạc được cũng có thể là các chỉ tiêu tốt, mặc dù chỉ phản ánh một

cách gián tiếp. Ví dụ, tần xuất và lượng mưa là không đo đạc được, nhưng liệt số
liệu theo thời gian dài lại rất cần thiết để quy hoạch công trình thuỷ lợi, tránh bị
thiếu nước. Số liệu về một trận mưa có tác dụng giúp người quản lý điều chỉnh kế
hoạch tưới.
Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21

×