Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020", được hoàn thành với sự hướng
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của q thầy cơ và các bạn đồng nghiệp, đồng thời với sự
ủng hộ, hỗ trợ, tham gia nhiệt tình của các cơ quan, đồn thể thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lý xây dựng,
Khoa Kinh tế và quản lý, Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học, Trường Đại học
Thuỷ lợi đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân, những người đã động
viên, khích lệ tơi rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Người thực hiện

Đào Thị Hương Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2014

Tác giả

Đào Thị Hương Giang


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ..........................................................36


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chiều cao và cân nặng của người Việt Nam so với tiêu chuẩn chung của
WHO ...........................................................................................................................8
Bảng 1.2 Các mục tiêu cụ thể cần đạt được ................................................................8
Bảng 1.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn .....................................11
Bảng 1.4 Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động tại Việt Nam .......12
Bảng 1.5 HDI của Việt Nam .....................................................................................15
Bảng 1.6 Dự báo nhu cầu đào tạo .............................................................................18
Bảng 1.7 Quan hệ giữa GDP với HDI ......................................................................20
Bảng 1.8 Đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách nhà nước ................................22
Bảng 1.9 Chỉ số Giáo dục .........................................................................................23
Bảng 1.10 So sánh một số chỉ tiêu của năm 2013 và năm 2005 ...............................26
Bảng 1.11 Mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020 .....26
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất theo các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh ..........................38
Bảng 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế Quảng Ninh ......................................................39
Bảng 2.3 Dân số trung bình Quảng Ninh ..................................................................41
Bảng 2.4 Dân số Quảng Ninh chia theo giới tính. ....................................................42
Bảng 2.5 Dân số Quảng Ninh chia theo thành thị và nông thôn. ..............................42

Bảng 2.6 Dân số Quảng Ninh chia theo nhóm tuổi năm 2013 .................................42
Bảng 2.7 Quy mô lực lượng lao động Quảng Ninh 2005-2013 ................................44
Bảng 2.8 Trình độ học vấn của nhân lực Quảng Ninh 2010-2013 ...........................44
Bảng 2.9 Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động Quảng Ninh. .......45
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu tổng hợp về sức khỏe của người dân ..............................46
Bảng 2.11 Tình trạng tuyển sinh THCN giai đoạn 2005-2011 .................................47
Bảng 2.12 Đăng ký dự thi Đại học theo khối ngành .................................................48
Bảng 2.13 Cơ cấu lao động chia theo tình trạng lao động và trình độ CMKT .........53
Bảng 2.14 Cơ cấu LLLĐ và trình độ CMKT chia theo tình trạng lao động .............54
Bảng 2.15 Cơ cấu LLLĐ và tình trạng lao động chia theo trình độ CMKT .............54
Bảng 2.16 Cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT và tình trạng việc làm .....................55
Bảng 2.17 Lao động có việc làm theo ngành kinh tế quốc dân ................................56
Bảng 2.18 Chỉ số phát triển lao động Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản ....................56


DANH MỤC VIẾT TẮT
BLĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

CĐ, ĐH

Cao đẳng, đại học

CMKT

Chun mơn kỹ thuật

CNH


Cơng nghiệp hóa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ



Lao động

LLLĐ

Lực lượng lao động

NNL

Nguồn nhân lực

THCN

Trung học chuyên nghiệp


VN

Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở ĐỊA PHƯƠNG .........................1
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ..............................................................................................1
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực .................................................................................1
1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ........................................................3
1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ..........................................................5
1.2 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ........................................5
1.2.1 Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực............................................5
1.2.2 Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực ................................................8
1.2.3 Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index) ........................13
1.2.4 Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và
phong cách làm việc của người lao động ..................................................................15
1.3 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội ...........16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao ..............................20
1.4.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở và nền tảng để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực................................................................................................20
1.4.2 Giáo dục và đào tạo đóng vai trị quyết định trực tiếp trong việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực................................................................................................21

1.4.3 Trình độ phát triển khoa học công nghệ ..........................................................24
1.4.4 Phát triển dân số có kế hoạch tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực ..............................................................................................................................25
1.4.5 Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ .............................27
1.4.6 Sự tác động của các chính sách vĩ mơ của Nhà nước tới chất lượng nguồn
nhân lực .....................................................................................................................28
1.5 Nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ......................29
1.5.1 Quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao ......................................................29
1.5.2 Đào tạo phát triển NNL chất lượng cao ...........................................................30


1.5.3 Chính sách thu hút, khuyến khích tạo động lực cho người lao động và duy trì
NNL chất lượng cao ..................................................................................................30
1.5.4 Giải pháp phát triển NNL chất lượng cao ........................................................32
1.6 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
...................................................................................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG NINH NHỮNG
NĂM QUA ...............................................................................................................35
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ........................................35
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên ...........................................................................35
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế ...................................................................................36
2.1.3 Đặc điểm về văn hóa - xã hội ...........................................................................40
2.2 Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Quảng Ninh những năm qua 41
2.2.1 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .........................................41
2.2.2 Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao .....................49
2.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................56
2.3.1 Về đào tạo nguồn nhân lực...............................................................................56

2.3.2 Về sử dụng nguồn nhân lực .............................................................................58
2.3.3 Về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài Tỉnh để sử dụng .................59
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................60
2.4.1 Những điểm mạnh, thuận lợi............................................................................60
2.4.2 Những điểm hạn chế ........................................................................................61
2.4.3 Các nguyên nhân ..............................................................................................62
2.4.4 Cơ hội cho Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ............65
2.4.5 Những khó khăn, thách thức của Quảng Ninh trong bối cảnh hiện tại ............65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................68


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 20142020 ...........................................................................................................................69
3.1 Những quan điểm, định hướng chủ yếu tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao
cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh đến 2020 ................................69
3.1.1 Những quan điểm chủ yếu về tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao qua giáo
dục và đào tạo để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh đến 2020 ..............69
3.1.2 Phương hướng tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế
- xã hội ở tỉnh Quảng Ninh đến 2020 ........................................................................73
3.1.3 Xác định nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn từ 2014 - 2020
...................................................................................................................................74
3.2 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Quảng Ninh
đến 2020 ....................................................................................................................77
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với người lao động ..........................................................77
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với nhà quản lý ................................................................80
3.2.3 Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài Tỉnh Quảng Ninh ....88
3.2.4 Giải pháp tạo việc làm cho người lao động .....................................................91
3.2.5 Giải pháp về xây dựng môi trường xã hội .......................................................93
3.3 Một số kiến nghị chính sách................................................................................94

3.3.1 Chính sách cải cách thủ tục hành chính ...........................................................94
3.3.2 Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................94
3.3.3 Chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển nhân lực ..........................95
3.3.4 Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội ................................................97
3.3.5 Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài ............................................................98
3.3.6 Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị
trường lao động .........................................................................................................98
3.3.7 Một số biện pháp chính sách khác ...................................................................99
3.3.8 Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước ..................................................100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người ln ở vị
trí trung tâm trong tồn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tri
thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất
lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác. Lịch sử phát triển nhân
loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ
yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại.
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những
thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã
hội, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, trong đó nhân tố đóng vai
trị quyết định sự biến đổi về chất dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức, chính là
nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao.
Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như số lượng đất đai, lao động,
vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưu tiên.

Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá
trình, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có trí thức, song tri
thức chỉ xuất hiện thơng qua q trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế trong
đời sống kinh tế - xã hội; từ chính q trình sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con
người và làm giàu cho xã hội. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia
trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngày
nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, công ty, các sản phẩm chủ
yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên
thế giới đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính
chất sống cịn trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật,
cơng nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế trí thức.


Việt Nam trong q trình nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn thiếu nhiều điều kiện
cho phát triển như: vốn, cơng nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, điều này đòi
hỏi chúng ta phải biết phát huy được lợi thế của những nguồn lực hiện có, cần phải
có chiến lược và giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Trong
phần mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010 Báo cáo
chính trị tại Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" [15, tr.95], Đại Hội
Đảng tồn quốc khố XI xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là "nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá,
hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước". Điều đó cho thấy, đào tạo và sử dụng có
hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một trong các yếu tố then chốt
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam. Quảng Ninh
được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi
núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh

tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng dun hải Bắc Bộ. Vì vậy, hơn bất cứ địa
phương nào trong khu vực, đòi hỏi Tỉnh Quảng Ninh cần phải có nguồn nhân lực
chất lượng cao bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh
sáng tạo, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo về kỹ
năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế
và tồn xã hội, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao. Đó phải là nguồn nhân lực của
một nền văn hóa cơng nghiệp hiện đại. Hơn nữa, trong xu hướng phát triển nền kinh
tế tri thức và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nguồn nhân lực có chất lượng cao
được coi là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh. Nhìn
chung nguồn nhân lực của Tỉnh Quảng Ninh hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp phát triển đất nước, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã xác định tầm
quan trọng của việc "phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế". Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh


đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; điều hành linh hoạt, sáng tạo, có nhiều giải
pháp tích cưck để thực hiện nhiệm vụ, trong đó, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hoàn thành thắng lợi các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, tỉnh chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, ưu tiên tập trung cho các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp với hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản phẩm,
những ngành kinh tế biển có lợi thế. Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích
thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về
chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của Tỉnh Quảng Ninh trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020" để làm luận

văn thạc sĩ Kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất
lượng cao.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Tỉnh Quảng Ninh, làm rõ những
điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân gây ra.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: NNL chất lượng cao tại Tỉnh Quảng Ninh và các
yếu tố liên quan.
b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực chất
lượng cao trong phạm vi Tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây. Qua đó, có các giải
pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2014-2020.


4. Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sử
dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp sử dụng
các phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và các phương pháp điều tra xã
hội học, thống kê, so sánh, minh họa để thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Quảng Ninh trong những năm qua.
- Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
6. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của Luận văn được
được cấu trúc làm 3 chương nội dung chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chương 2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh trong
những năm qua.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2020.


1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Theo giáo trình kinh tế lao động, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con
người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã
hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồn lực
vật chất, nguồn lực công nghệ…) ở chỗ: trong quá trình vận động, NNL chịu tác
động của yếu tố tự nhiên (sinh, chết…) và yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp...).
Theo Thuyết lao động xã hội, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Với
nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp
nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, NNL bao gồm tồn bộ dân cư có cơ
thể phát triển bình thường (trừ những người bị dị tật bẩm sinh). Với nghĩa hẹp,:
NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội,
bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã
hội tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể
các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Theo thuyết về nguồn nhân lực (Human resource), yếu tố con người được coi là
yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là phương tiện để phát triển kinh tế - xã
hội. NNL được coi như mọi nguồn lực khác (như vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,
đất đai…), cho nên cần phải đầu tư cho con người. Trên thực tế việc đầu tư cho con
người có tỷ lệ thu hồi vốn khá cao và mang lại nguồn lợi lớn hơn so với đầu tư vật chất.
Theo UNDP, nguồn nhân lực là tổng thể những năng lực (cơ năng và trí
năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, nguồn năng lực-nội lực
đó của con người cũng chính là nội lực xã hội của một quốc gia. Đối với những
nước đang phát triển như Việt Nam, với dân số đông, NNL dồi dào đang trở thành
một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất và nếu biết khai thác nguồn nội lực
đó một cách hiệu quả sẽ tạo ra một động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.


2
Giáo sư, tiến sỹ Hồng Chí Bảo cho rằng: "Nguồn lực con người là sự kết
hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng - hiệu quả hoạt động
và triển vọng mới phát triển của con người” tức là kết cấu bên trong của nguồn nhân
lực bao gồm sức mạnh thể lực, trí tuệ và sự kết hợp hai yếu tố đó tạo thành năng lực
sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên.
Trong luận án tiến sỹ triết học - nguồn lực con người trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả Đồn Khải cho rằng: Nguồn lực con
người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất
cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”.
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cũng chỉ ra, NNL chính là nguồn lực chủ
yếu tạo động lực cho sự phát triển. Vì vậy việc cung ứng đầy đủ và kịp thời NNL
theo yêu cầu của nền kinh tế là yếu tố đóng vai trị quyết định đảm bảo tốc độ tăng
trưởng kinh tế - xã hội. Do đó, bất cứ hiện tượng thiếu hoặc thừa sức lao động đều
gây ra những khó khăn cho sản xuất xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Đây là đối tượng của môn Kinh tế phát triển.
Theo quan điểm của một số nhà khoa học khác, nguồn nhân lực được xem là

số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức khỏe và trí tuệ,
năng lực phẩm chất, thái độ và phong cách lao động.
Nhưng nhìn chung các khái niệm đều thống nhất về nội dung cơ bản là: NNL
là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất,
giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.
Như vậy, khi nói tới nguồn nhân lực trước hết phải hiểu đó là tồn bộ những
người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã
hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các quá trình phát
triển kinh tế xã hội, con người đóng vai trị là chủ thể sáng tạo và chi phối tồn bộ
q trình đó, hướng nó tới mục tiêu đã được chọn. Cho nên NNL còn bao gồm một
tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm
việc- đó chính là các yếu tố thuộc về chất lượng nguồn nhân lực. Ngồi ra cũng phải
nói tới cơ cấu của lao động, bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề; đồng


3
thời cần nhấn mạnh sự phát triển trí tuệ, thể lực và trình độ chun mơn nghiệp vụ
của con người, vì trí lực là yếu tố ngày càng đóng vai trị quyết định sự phát triển
NNL. Ngồi ra khi nói đến NNL cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực
hiểu biết thực tiễn, đạo đức và nhân cách của con người.
Do đó, NNL tiếp cận dưới giác độ phổ quát của Kinh tế Chính trị được hiểu
là: Tổng hịa thể lực và trí lực tồn tại trong tồn bộ lực lượng lao động xã hội của
một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của
một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh
thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Tùy vào cách tiếp cận, có thể có những cách định nghĩa sau về nguồn nhân
lực chất lượng cao.
Định nghĩa nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên hiệu quả, năng suất của
người lao động: Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao

động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của cơng việc; từ đó tạo ra năng
suất và hiệu quả cao trong cơng việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng
và phát triển của đơn vị nói riêng và cho tồn xã hội nói chung.
Định nghĩa nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên trình độ được đào tạo
của nguồn nhân lực: nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những người lao động
qua đào tạo, đó là những người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc
dân thống nhất (hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật và hệ
thống giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học, đào tạo lao động chuyên môn) được
cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo. Bộ phận lao động này được gọi chung là
lao động chuyên môn kỹ thuật.
Tuy nhiên, định nghĩa trên còn bộc lộ hai nhược điểm:
Thứ nhất, nếu dựa vào định nghĩa này, những lao động khơng qua đào tạo
chính quy nhưng có trình độ tay nghề rất cao, thậm chí họ cịn làm được những
cơng việc mà ít người có thể làm được (ví dụ như các nghệ nhân) lại không được
coi là nhân lực chất lượng cao. Trong thực tế, lực lượng này có sự đóng góp rất
quan trọng và khơng thể thay thế trong thị trường lao động chất lượng cao.


4
Thứ hai, cũng dựa vào định nghĩa trên, bất kỳ lao động nào qua đào tạo cũng
được coi là nhân lực chất lượng cao. Trên thực tế, có những lao động qua đào tạo,
nhưng không đáp ứng được yêu cầu của cơng việc tương ứng với trình độ đào tạo,
vì vậy khơng thể coi bộ phận lao động đó là nhân lực chất lượng cao.
Những phân tích về hạn chế của hai định nghĩa nêu trên đã cho thấy cần phải
đưa ra một định nghĩa chính xác, khoa học, vừa mang tính định tính, vừa mang tính
định lượng về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo tôi, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những lao động qua đào
tạo, được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo và có khả năng đáp ứng những
yêu cầu phức tạp của cơng việc tương ứng với trình độ được đào tạo (trừ một số
trường hợp đặc biệt không qua đào tạo); từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao

trong cơng việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của
mỗi đơn vị nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Định nghĩa trên là cách trả lời tương đối phù hợp cho những câu hỏi đã nêu
về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên để làm rõ hơn khái niệm “nguồn nhân
lực chất lượng cao”, cũng như để dễ dàng hơn trong việc thống kê, phân tích và
đánh giá lực lượng lao động này, cần thiết phải xây dựng những tiêu chí xác định
ngưồn nhân lực chất lượng cao ở mức độ cụ thể hơn. Có thể bước đầu nêu ra các
tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có đạo
đức nghề nghiệp, đó là lịng u nghề, say mê với cơng việc, có tính kỷ luật và có
trách nhiệm với cơng việc. Cao hơn cả, đạo đức nghề nghiệp cịn thể hiện ở mong
muốn đóng góp tài năng, cơng sức của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
Đây được coi là tiêu chí mang lại tính chất nền gốc trong q trình xây dựng những
tiêu chí các định nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có khả
năng thích ứng cơng nghệ mới và linh hoạt cao trong công việc chuyên môn. Tiêu chí
này địi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao, để có khả
năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp và luôn thay đổi trong thời đại ngày


5
nay. Điều này cũng có nghĩa là nguồn nhân lực chất lượng cao phải có bản lĩnh nghề
nghiệp để khơng bị động trước những thay đổi nhanh chóng cả về nội dung và cách
thức tiến hành công việc của thời đại tồn cầu hóa và nền kinh tế tri thức.
Thứ ba, NNL chất lượng cao phải là lực lượng lao động có khả năng sáng tạo
trong cơng việc. Sáng tạo bao giờ cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát
triển. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, “những gì là mới và sơi động của ngày hơm
qua nhanh chóng trở thành cũ kỹ và tầm thường trong ngày hơm nay”1. Nếu khơng
liên tục có những ý tưởng sáng tạo thì hoạt động của các tổ chức và suy rộng ra là
của một dân tộc sẽ bị tê liệt. Vì vậy, tiêu chí này nhằm xác định nguồn nhân lực

chất lượng cao nói chung nhưng đặc biệt nhấn mạnh tới một lực lượng tinh túy nhất,
đó là những nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp và các nhà khoa học.
1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Phát triển NNL và NNL chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước là một trong những khâu đột phá quan trọng được Đảng ta đề ra tại Nghị quyết
Đại hội Đảng XI. Trong đó, NNL chất lượng cao là nhân tố giữ vai trò trung tâm; là
khâu quan trọng nhất chi phối việc thực hiện các đột phá khác. Phát triển NNL chất
lượng cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội; được bảo đảm thông qua thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó vai trị
của ngành giáo dục và đào tạo là trọng tâm, hệ thống các trường đại học, cao đẳng,
các trung tâm, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực... là then chốt. Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng chỉ rõ: “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
là khâu then chốt”. Đây chính là yếu tố căn bản, cốt lõi để nền giáo dục thực hiện
tốt vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
1.2 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao
1.2.1 Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực
Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của NNL, sức khỏe là sự phát
triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong hiến chương của tổ
chức y tế thế giới đã nêu: "Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thỏa mái về thể
1

Tony Buzan: Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động – Xã hội, HN 2006, trang 29.


6
chất, tâm thần và xã hội”. Quan niệm về chất lượng NNL mà đề tài phân tích là
năng lực tinh thần và năng lực thể chất của NNL, tức là nói tới sức mạnh và tính
hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vơ cùng

quan trọng. Con người có thể lực tốt thì mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí
tuệ trong phát triển kinh tế xã hội và ngược lai. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để
duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực
tiễn. Do đó, sức khỏe là yếu tố quan trọng của NNL, nó trở thành một chỉ tiêu quan
trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tình trạng sức khỏe
được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: Chiều cao,
cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất
và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.
Sức khỏe của nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khỏe của dân cư. Có sức
khỏe tốt, người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao
động xã hội. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh
thần. Sức khỏe thể chất là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay. Sức khỏe
tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả
năng biến tư duy thành hành động thực tiễn; khả năng thích ứng, đối phó với các
biến động của mơi trường xã hội.
Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực được phản ánh bằng một hệ thống
chỉ tiêu sau đây:
• Tuổi thọ bình qn của dân số;
• Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động;
• Chỉ tiêu phân loại sức khỏe (Sức khỏe tốt, sức khỏe khá, sức khỏe trung
bình, và sức khỏe kém);
• Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động khơng có khả năng lao động và suy
giảm sức khỏe.
- Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật.


7
Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật tác động đến các yếu tố cấu thành chất
lượng dân số; các yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trong

tương lai của một quốc gia, vùng địa phương vì tái sản xuất của dân số là cơ sở của
sự hình thành của nguồn nhân lực, q trình này được biểu hiện mang tính lâu dài.
- Chỉ tiêu cơ bản phản ánh về chăm sóc y tế, bệnh tật của nguồn nhân lực:
• Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi;
• Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi;
• Tỷ lệ trẻ em sinh ra sống thấp cân;
• Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng;
• Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến sinh sản;
• Tỷ lệ sản phụ được chăm sóc tại các cơ sở y tế;
• Tỷ suất dân số mắc bệnh truyền nhiễm;
• Chỉ tiêu bệnh tật của người lao động.
Ngồi ra, tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta cịn tính một số chỉ tiêu sau
đây: Tỷ suất dân số trong tuổi mắc bệnh có tiêm chủng, tỷ suất dân số trong tuổi bị
nhiễm HIV/AIDS, tỷ suất dân số trong tuổi mắc các bệnh xã hội. Các tỷ suất dân số
trong tuổi mắc bệnh có tiêm chủng, dân số trong tuổi bị nhiễm HIV/AIDS, dân số
trong tuổi mắc các bệnh xã hội.
Vì thế, thể chất của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi quốc
gia, nếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng không được giải quyết tốt
sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực cả về thể lực lẫn trí tuệ;
Tình trạng thể lực chung của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên,
tầm vóc và thể lực người Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế. Tỷ trọng người lớn có
chỉ số cơ thể (BMI) bình thường chỉ chiếm khoảng 48% trong tổng số. Còn lại
khoảng 52% tổng số người lớn có những biểu hiện khơng bình thường trong phát
triển cơ thể như quá gầy hoặc quá béo…Vì vậy, để có NNL chất lượng cao khơng
thể khơng đề cập đến phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Thể lực
là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực.


8

Nâng cao tuổi thọ trên cơ sở tăng cường thể lực cùng với cải thiện nhanh về
hình thể, trước hết là chiều cao và trọng lượng của người lao động.
Bảng 1.1 Chiều cao và cân nặng của người Việt Nam so với tiêu chuẩn chung
của WHO
Tuổi
10
15
10
15

Chiều cao (Mét)
Việt Nam
Tiêu chuẩn
2001
WHO
Nam
1,328
1,322
1,607
1,698
Nữ
1,339
1,383
1,527
1,618

Cân nặng (kg)
Việt Nam
Tiêu chuẩn
2001

WHO
27,38
46,66

31,3
56,7

27,23
42,76

32,5
53,7

Nguồn: Viện Khoa học Thể dục thể thao.

Đồng thời với việc nâng cao tầm vóc là khơng ngừng cải thiện thể trạng đồng
thời đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa chiều cao và trọng lượng cơ thể, tăng cường
trạng thái sức khỏe chung, đặc biệt là sự phát triển hài hòa về tố chất thể lực cần thiết
(sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo…) cho người lao động, học tập,
sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người.
Bảng 1.2 Các mục tiêu cụ thể cần đạt được
Tuổi thọ
Tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 5 tuổi
(0/00)
Chiều cao của thanh niên (m)

2000
67,8

2005

70

2010
71

2013
72,8

2020
75

42

37

32

28

20

-

-

1.6

1.63

1.65


Nguồn: Chiến lược tăng trưởng tồn diện và xóa đói giảm nghèo; Nghị quyết 37/CP của Chính phủ về định
hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996-2000 và 2020.

1.2.2 Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực
Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thơng qua sức mạnh trí tuệ, đây là
yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng NNL. Trí lực của NNL biểu hiện ở
năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người
lao động thơng qua các chỉ số: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung bình của
người dân; số lao động qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành


9
nghề (kỹ năng, kỹ xảo…) của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh; năng suất, chất lượng hiệu quả của lao động…
- Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực.
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của
người lao động đối với những kiến thức phổ thơng về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn
hóa là khả năng về học vấn để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức
chuyên môn - kỹ thuật. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục. Trình
độ văn hóa của dân cư là cơ sở quyết định đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực. Do
đó, trong đánh giá nguồn nhân lực một quốc gia, người ta thường xem xét cả mức độ
tham gia học tập của dân cư trong hệ thống giáo dục. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:
• Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên;
• Tỷ lệ đi học chung, các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng;
• Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Chỉ tiêu trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành
về một nghề nghiệp nhất định. Theo thống kê lao động có chun mơn kỹ thuật bao
gồm những lao động là công nhân kỹ thuật có bằng hoặc chứng chỉ nghề, người tốt

nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học. Họ được đào tạo ở
các trường, lớp với các bậc học và hình thức học khác nhau. Trình độ chun mơn
kỹ thuật của nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
• Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chun mơn kỹ thuật;
• Tỷ lệ giữa số lao động có trình độ từ có bằng sơ cấp, chứng chỉ nghề trở lên;
• Tỷ lệ giữa số lao động đã qua đào tạo (có bằng cơng nhân kỹ thuật qua đào
tạo nghề đạt từ bậc ba trở lên, tốt nghiệp sơ cấp, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học, sau đại học);
• Cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo từng cấp trình độ chun mơn kỹ thuật.
- Trình độ học vấn: là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL, bởi lẽ nó
thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ thông về tự nhiên
và xã hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ


10
bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ học vấn của NNL
được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động
kinh tế.
Là số % những người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có thể đọc, viết và
hiểu những câu đơn giản của tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài so với tổng số dân
số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ
văn hóa ở mức tối thiểu của nguồn nhân lực. Các thống kê lao động và việc làm
trong nước sử dụng chỉ tiêu này.
Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Là số % dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tốt
nghiệp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) so với dân số từ 15 tuổi trở
lên hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này đánh giá một cách đầy đủ trình độ văn hóa của
nguồn nhân lực.

Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế
Là số năm trung bình một người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế dành cho
học tập. Đây là một trong những chỉ tiêu được liên hiệp quốc sử dụng để đánh giá
chất lượng NNL của các quốc gia.
Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học các cấp Tiểu học, THCS, THPT
Là số % trẻ em đi học cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) đủ
độ tuổi của các em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học
phổ thông) hay không trong tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi, cấp
trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi; cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi). Chỉ tiêu này
dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân
lực của các quốc gia.
Thứ năm: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, THCS, THPT
Là số % trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi; cấp trung học cơ sở từ 11-14
tuổi, cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi đi học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học


11
phổ thông trong tổng số em trong độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục, từ đó ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nhân lực.
Bảng 1.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn

Đơn vị tính: %
Trình độ học vấn
Tổng số
Không biết chữ
Chưa tốt nghiệp cấp I
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiêp THPT


1996
100,00
5,72
20,72
27,70
32,08
13,78

2000
100,00
3,97
16,49
29,29
33,01
17,24

2004
100,00
4,24
25,48
31,51
30,40
18,37

2013
100,00
5,01
12,26
24,39

32,61
22,78

Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1.7 hằng năm, Bộ LĐ-TB và XH.

Chính phủ các nước căn cứ vào các chỉ tiêu trên để xây dựng mục tiêu phát
triển giáo dục trong chiến lược giáo dục của quốc gia. Ví dụ: định hướng phát triển
giáo dục của Việt Nam đến năm 2015 với mục tiêu đạt tỷ lệ đi học chung của các
cấp tiểu học là 100%, cấp THCS là 80%, cấp THPT là 45%.
Trình độ dân trí của dân cư phản ánh trình độ học vấn của LLLĐ, là một chỉ
tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng NNL, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra
những điều kiện và khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình độ chun mơn kỹ thuật: Chất lượng NNL khơng chỉ thể hiện ở trình
độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chun mơn kỹ thuật, thông qua số lượng và
chất lượng của lao động đã qua đào tạo. Trình độ chun mơn kỹ thuật là kiến thức
và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các
hoạt động nghề nghiệp. Lao động có chun mơn kỹ thuật bao gồm những công
nhân từ bậc 3 trở lên (có bằng hoặc khơng có bằng) cho tới những người có trình độ
trên đại học. Họ được đào tạo ở các Trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực
hành về cơng việc nào đó và được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu so sánh sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc
là % số lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với


12
lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái qt trình độ
chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Bảng 1.4 Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động tại Việt Nam
Đơn vị tính: %

Tổng số lao động (triệu người)
Lao động khơng có chun mơn (%)
Lao động có chun mơn kỹ thuật (%)

1999
37,78
86,13
13,87

2002
40,69
80,38
19,62

2004
50,3
77,5
22,5

2005
44,38
75,2
24,8

2012
51,93
82,7
17,3

2013

53,86
81,6
18,4

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động, việc làm, Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch đầu tư năm 2013

Thứ hai: trình độ chun mơn kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động
được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng
vùng, từng ngành. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cụ thể nhất về trình độ CMKT
của nguồn nhân lực. Như vậy đến nay, vẫn còn bộ phận nguồn nhân lực chưa qua
đào tạo. Một lực lượng lao động như vậy, khó có thể đáp ứng yêu cầu “đi tắt, đón
đầu” tiến vào nền kinh tế tri thức.
Thứ ba: là cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ chun mơn
kỹ thuật và cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ ĐH,CĐ/số lao
động có trình độ THCN/số lao động là công nhân kỹ thuật. Chỉ tiêu này cho thấy cơ
cấu đào tạo có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế hay không, trên cơ sở
đó có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo cho phù hợp. Các nghiên cứu của các
nhà khoa học gần đây cho thấy rằng, cơ cấu trên thể hiện ở Việt Nam còn bất hợp lý
“thừa thầy, thiếu thợ”.
Đối với Việt Nam, quá trình CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức được thực
hiện thông qua và bằng CNH, HĐH rút ngắn, do đó việc chuẩn bị NNL phải vừa
tăng cường đào tạo các loại cấp bậc để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế về
nhân lực qua đào tạo đồng thời phải chó trọng nhiều hơn nữa đào tạo cao đẳng, đại
học. Hơn nữa, số lao động số lao động được đào tạo trong tổng LLLĐ xã hội ở Việt
Nam còn thấp, nên quá trình đào tạo phải tăng cường đào tạo CNKT và THCN, vừa
tăng cường đào tạo bậc cao đẳng, đại học và trên đại học. Ở nước ta hiện nay đang
thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ cao (chỉ có 1,32 kỹ sư
trên 1000 dân, trong khi ở những nước tiên tiến như Anh là 136, Thụy Điển: 115 và



13
Nhật Bản: 100) và chưa hình thành được một đội ngũ doanh nhân giỏi có trình độ
quản lý mang tầm quốc tế (kết quả điều tra về giám đốc doanh nghiệp của Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy 79% trong số 77% tổng số chủ
doanh nghiệp đã tốt nghiệp đại học chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh tế).
Đây cũng chính là tiềm năng có thể khai thác theo hướng sử dụng tốt lực lượng lao
động có trình độ cao để tăng tỷ trọng lao động có kỹ năng và cải thiện cơ cấu lao
động có trình độ cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngồi ra, trí lực của nguồn nhân lực còn biểu hiện ở kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp của người lao động, chúng phụ thuộc trước hết vào khả năng của mỗi người,
sự say mê nghề nghiệp, ý thức rèn luyện kỹ năng. Mặt này thể hiện qua thông số
năng lực hoạt động chuyên môn của người lao động.
- Năng lực sáng tạo:
Tiếp tục phát triển và nâng cao trí lực và năng lực hoạt động thể hiện bằng
trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, tầm hiểu biết, phổ kiến thức, kỹ
năng quản lý, tính năng động, năng lực thích nghi và sáng tạo của nguồn nhân lực.
Trong thời đại ngày nay, việc trang bị những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ
năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải tạo lập cho mỗi con người Việt Nam có tư
duy năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng và thích ứng cao trong
một thế giới đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và khu vực. Cho nên trí lực cịn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh
nhẹn, sắc bộn trong phát hiện thơng tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học
tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại
cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực trí tuệ trong quá trình CNH, HĐH
rót ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay.
1.2.3 Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index)
Nếu quan niệm NNL là tổng thể năng lực lao động trong nền kinh tế của một
quốc gia, tức là lực lượng lao động của đất nước đó, thì khi xét chất lượng NNL, tức
là bộ phận trực tiếp hoạt động và sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội không thể



×