Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN HIỆP TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC QUẢN LÝ KÊNH TƯỚI LIÊN XÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI




ĐOÀN VĂN CẦU




NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN HIỆP TỔ CHỨC DÙNG
NƯỚC QUẢN LÝ KÊNH TƯỚI LIÊN XÃ




LUẬN VĂN THẠC SĨ








Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI



ĐOÀN VĂN CẦU


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN HIỆP TỔ CHỨC DÙNG
NƯỚC QUẢN LÝ KÊNH TƯỚI LIÊN XÃ


Chuyên nghành: Kỹ thuật tài nguyên nước
Mã số: 60-58-02-12

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học :
1. PGS.TS Trần Chí Trung
2. PGS.TS Trần Viết Ổn




Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn " Nghiên cứu đề xuất mô hình
liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý kênh tưới liên xã " đã hoàn thành đúng thời
gian và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra .
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo khoa sau đại học ,
các thầy giáo cô giáo các bộ môn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn
trong thời gian học tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS.Trần Chí Trung – Trung tâm tư vấn PIM – Viện Khoa học thủy lợi và
PGS.TS Trần Viết Ổn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này .
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, Quảng
Nam và Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn .
Xin cảm ơn các cơ quan đơn vị đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập
tài liệu phục vụ đề tài .
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động
viên tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này .

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Tác giả




Đoàn Văn Cầu


L
L



I
I


C
C
A
A
M
M


Đ
Đ
O
O
A
A
N
N




T
T
ô
ô

i
i


x
x
i
i
n
n


c
c
a
a
m
m


đ
đ
o
o
a
a
n
n



r
r


n
n
g
g
,
,


s
s




l
l
i
i


u
u
,
,



t
t
ư
ư


l
l
i
i


u
u


v
v
à
à


k
k
ế
ế
t
t



q
q
u
u




n
n
g
g
h
h
i
i
ê
ê
n
n


c
c


u
u



t
t
r
r
o
o
n
n
g
g


l
l
u
u


n
n


v
v
ă
ă
n
n



n
n
à
à
y
y


l
l
à
à


t
t
r
r
u
u
n
n
g
g


t
t
h
h



c
c
,
,


đ
đ
ư
ư


c
c


t
t
h
h
a
a
m
m


k
k

h
h


o
o


t
t




s
s
á
á
c
c
h
h
,
,


b
b
á
á

o
o


k
k
h
h
o
o
a
a


h
h


c
c
,
,


c
c
á
á
c
c



k
k
ế
ế
t
t


q
q
u
u




n
n
g
g
h
h
i
i
ê
ê
n
n



c
c


u
u


c
c


a
a


t
t
h
h


y
y


c
c

ô
ô
,
,


c
c
á
á
c
c


c
c
h
h
u
u
y
y
ê
ê
n
n


g
g

i
i
a
a


t
t
h
h


y
y


l
l


i
i
,
,


c
c
á
á

c
c


n
n
h
h
à
à


q
q
u
u


n
n


l
l
ý
ý


v
v

à
à


c
c
á
á
n
n


b
b




k
k
h
h
o
o
a
a


h
h



c
c


c
c
h
h
u
u
y
y
ê
ê
n
n


n
n
g
g
à
à
n
n
h
h

.
.
.
.
.
.


.
.
v
v


v
v


đ
đ


u
u


c
c
ó
ó



n
n
g
g
u
u


n
n


g
g


c
c


r
r
õ
õ


r
r

à
à
n
n
g
g
.
.


L
L
u
u


n
n


v
v
ă
ă
n
n


n
n

à
à
y
y


d
d
o
o


t
t
á
á
c
c


g
g
i
i




t
t





t
t
h
h


c
c


h
h
i
i


n
n


k
k
h
h
ô
ô

n
n
g
g


s
s
a
a
o
o


c
c
h
h
é
é
p
p
.
.



Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Tác giả





Đoàn Văn Cầu


MỤC LỤC
Mở đầu 1
I.Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Mục đích của đề tài 3
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3
IV. Phạm vi nghiên cứu 4
Chương I : Tổng quan kết quả nghiên cứu về các loại hình tổ chức quản lý
công trình thủy lợi liên xã 5
1.1.Khái quát về hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta . 5
1.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi 5

1.1.2. Đánh giá chung về hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta
12

1.2.Một số kết quả nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý công trình thủy lợi liên
xã 17
1.2.1.Mô hình hội dùng nước kênh B8a 17
1.2.2 .Mô hình Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh N4B 18
1.2.3. Mô hình Ban quản lý công trình công trình thủy lợi Ngòi Là 19
1.2.4. Một số kết quả nghiên cứu hiệu quả của các mô hình quản lý công trình thủy
lợi liên xã
20
Chương II : Thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho các liên hiệp tổ
chức dùng nước quản lý 24

2.1. Các tuyến kênh liên xã được thí điểm chuyển giao cho liên hiệp tổ chức dùng
nước quản lý 24

2.1.1. Tuyến kênh Y2 24
2.1.1.1. Hiện trạng tuyến kênh Y2 24
2.1.1.2. Thực trạng tuyến kênh Y2 26
2.1.2. Hiện trạng kênh N3-3 28
2.1.2.1. Hiện trạng tuyến kênh N3-3 28
2.1.2.2. Thực trạng tuyến kênh N3-3 29


2.1.3. Tuyến kênh N16 30
2.1.3.1 Hiện trạng công trình kênh N16 30
2.1.3.2. Thực trạng quản lý kênh N16 33
2.1.4. Những tồn tại về quản lý kênh liên xã 33
2.2 Thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã 36
2.2.1 Cơ sở pháp lý chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước quản
lý 36
2.2.2 Phương thức chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức dùng nước quản
lý 37
2.3. Cơ chế chia sẻ tài chính 40
2.4 Mối quan hệ của liên hiệp tổ chức dùng nước với các cơ quan liên quan 44
2.4.1 Vai trò, trách nhiệm của UBND huyện 44
2.4.2 Trách nhiệm của công ty khai thác công trình thủy lợi 44
2.4.3 Vai trò, trách nhiệm của UBND các xã trong khu tưới 45
2.4.4 Vai trò, trách nhiệm của UBND các xã trong khu tưới 45
Chương III : Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của các mô hình liên hiệp tổ
chức dùng nước 47
3.1.Đặc điểm tổ chức và hoạt động của mô hình Liên hiệp HTXDN kênh Y2 47
3.1.1. Đặc điểm về hình thức tổ chức của mô hình Liên hiệp HTXDN kênh Y2 47

3.1.2. Đặc điểm về hoạt động quản lý kênh Y2 của mô hình Liên hiệp HTXDN 48
3.2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mô hình Hiệp hội sử dụng nước kênh
N3-3 51
3.2.1. Đặc điểm về hình thức tổ chức của mô hình Hiệp hội sử dụng nước kênh
N3-3 51
3.2.2. Đặc điểm về hoạt động quản lý kênh N3-3 của mô hình hiệp hội sử dụng
nước 52
3.3.Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mô hình hợp tác xã dùng nước kênh N16
56
3.3.1. Đặc điểm về hình thức tổ chức của mô hình hợp tác xã dùng nước kênh 16.


56
3.3.2 Đặc điểm về hoạt động quản lý kênh N16 của mô hình hợp tác xã dùng nước
57
3.4. Đánh giá hiệu quả quản lý tưới của các mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước.63
3.4.1. Hiệu giá hiệu quả quản lý tưới của các mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước
64
3.4.2.Hiệu quả quản lý tưới của mô hình hiệp hội sử dụng nước kênh N3-3 66
3.4.3. Hiệu quả quản lý tưới của mô hình Hợp tác xã dùng nước kênh N16 69
3.4.4. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của mô hình Liên hiệp tổ chức dùng nước
quản lý kênh liên xã 72
Chương IV : Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình liên hiệp tổ chức dùng
nước quản lý công trình thủy lợi liên xã 75
4.1. Nội dung, quy trình thực hiện chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức
dùng nước quản lý 75
4.1.1. Điều kiện để chuyển giao kênh liên xã 75
4.1.2. Nội dung, quy trình thực hiện chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức
dùng nước quản lý 75
4.1.3 Mối quan hệ của Liên hiệp hội dùng nước với các cơ quan liên quan 77

4.2. Hình thức tổ chức và hoạt động của liên hiệp hội dùng nước 77
4.3. Đề xuất các giải pháp để các mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước dùng nước
quản lý hiệu quả và bền vững công trình thủy lợi liên xã 80
Kết luận và kiến nghị 82
1. Kết luận 82
2. Kiến nghị 83



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu tưới của kênh Y2 25
Hình 2.2. Hiện trạng kênh Y2 25
Hình 2.3. Bản đồ khu tưới kênh N3-3 29
Hình 2.4. Hiện trạng kênh N3-3 29
Hình 2.5. Bản đồ khu tưới kênh N16 31
Hình 2.6. Hiện trạng tuyến kênh N16 32
Hình 2.7. Hội thảo về phân cấp quản lý và thí điểm chuyển giao kênh liên xã tại tỉnh
Quảng Nam 39
Hình 2.8. Đại hội thành lập Liên hiệp HTXDN kênh Y2 ở Bắc Giang 40
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Liên hiệp HTXDN kênh Y2 48
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của Hiệp Hội sử dụng nước Xuyên Hà quản lý kênh N3-3
52
Hình 3.3. Trụ sở của HTXDN kênh N16 57
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức của HTXDN kênh N16 58




DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Số lượng các loại hình tổ chức hợp tác dùng nước 8

Bảng 1.2.Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của 3 hệ thống thủy nông
N22A, Ngòi Là và N4B 21
Bảng 1.3.Kết quả đánh quả quản lý tưới ở các mô hình nghiên cứu 22
Bảng 2.1.Một số đặc điểm về tổ chức quản lý kênh Y2 27
Bảng 2.2.Tính toán chia sẻ kinh phí do Công ty trích lại cho Liên hiệp HTXDN
kênh Y2 41
Bảng 2.3.Tính toán chi phí cho Hiệp hội sử dụng nước quản lý kênh N3-3 42
Bảng 2.4.Tính toán chi phí quản lý kênh N16 43
Bảng 3.1.Chi phí hoạt động của Hiệp hội sử dụng nước Xuyên Hà 55
Bảng 3.2.Cân đối thu chi từ nguồn cấp bù thủy lợi phí của HTXDN kênh N16 61
Bảng 3.3.Nguồn thu hàng năn từ phí thủy lợi nội đồng của HTXDN kênh N16 62
Bảng 3.4.Chi phí từ nguồn kinh phí thủy lợi nội đồng của HTXDN kênh N16 63
Bảng 3.5.Hiệu quả phân phối nước của mô hình Liên hiệp HTXDN kênh Y2 64
Bảng 3.6.Hiệu quả bảo dưỡng công trình của mô hình Liên hiệp HTXDN kênh Y2
65
Bảng 3.7.Hiệu quả tăng diện tích, năng suất cây trồng của mô hình Liên hiệp
HTXDN kênh Y2 65
Bảng 3.8.Hiệu quả phân phối nước của Hiệp hội sử dụng nước Xuyên Hà 67
Bảng 3.9.Hiệu quả bảo dưỡng công trình của Hiệp hội sử dụng nước Xuyên Hà 68
Bảng 3.10.Hiệu quả tăng diện tích, năng xuất cây trồng của Hiệp hội sử dụng nước
Xuyên Hà 68
Bảng 3.11.Hiệu quả phân phối nước của Hợp tác xã dùng nước kênh N16 70
Bảng 3.12.Hiệu quả bảo dưỡng công trình của Hợp tác xã dùng nước kênh N16 71
Bảng 3.13.Hiệu quả tăng diện tích tưới, năng suất cây trồng của Hợp tác xã dùng
nước kênh N16 71
Bảng 3.14. Hiệu quả của các mô hình Liên hiệp TCDN quản lý kênh liên xã 73






CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB
-
Ngân hàng phát triển Châu Á
AFD
-
Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)
CTTL
-
Công trình thủy lợi
DANIDA

-
Cơ quan phát triển Đan Mạch (DANIDA)
HDN
-
Hội dùng nước
HTXNLN
-
Hợp tác xã nông lâm nghiệp
HTXNN
-
Hợp tác xã nông nghiệp
JICA
-
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
NN&PTNT
-

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCDN
-
Tổ chức dùng nước
TCHTDN
-
Tổ chức Hợp tác dùng nước
TNHH MTV
KTCTTL
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
khai thác công trình thủy lợi
UBND
-
Ủy ban nhân dân
WB
-
Ngân hàng Thế giới




1
1


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thuỷ lợi luôn có vai trò và vị trí quan trọng trong phát triển sản xuất nông
nghiệp, vì vậy nhiều thập kỷ qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm đến

công tác thuỷ lợi. Đến nay, nhiều công trình đã được xây dựng, nâng cấp, công tác
quản lý khai thác cũng thường xuyên được quan tâm, tạo điều kiện để công tác thuỷ
lợi đạt được kết quả, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các
ngành kinh tế - xã hội. Tuy vậy, bên cạnh các hệ thống thuỷ lợi phát huy cao công
suất thiết kế, còn nhiều công trình thuỷ lợi đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ đề ra, trong đó những yếu kém trong công tác quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi là nguyên nhân quan trọng.
Hệ thống tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi phổ biến ở nước ta hiện nay
là các công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý công trình đầu mối, hệ thống
kênh chính và kênh nhánh lớn, trong khi đó hệ thống kênh nội đồng do các tổ chức
thuỷ nông cơ sở quản lý. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là quản lý hệ thống
kênh dựa trên cơ sở ranh giới hành chính nên hoạt động tương đối hiệu quả ở những
hệ thống kênh nằm gọn trong một xã, tuy nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề đối với
những tuyến kênh cấp 2 phục vụ tưới tiêu cho liên xã. Mô hình tổ chức quản lý các
công trinh thuỷ lợi liên xã hiện nay là kém hiệu lực, mối quan hệ giữa Công ty Khai
thác công trình thủy lợi (KTCTTL) và các tổ chức hợp tác dùng nước là chưa hiệu
quả, chưa có sự hợp tác giữa các tổ chức hợp tác dùng nước ở các xã. Các Công ty
KTCTL chưa khuyến khích người dân tham gia tích cực trong việc quản lý, vận
hành, duy tu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi. Điều này dẫn đến hiệu quả quản lý tưới
thấp ở hầu hết các hệ thống thuỷ lợi liên xã ở nước ta. Diện tích đảm bảo tưới chắc
chắn của các hệ thống thuỷ nông thấp và không ổn định. Năng lực thực tế của các
hệ thống chỉ đạt khoảng 60% diện tích thiết kế. Việc sử dụng nước còn lãng phí, tuỳ
tiện làm cho nước không đủ so với yêu cầu của cây trồng và phân phối nước thiếu
công bằng giữa các xã ở đầu kênh và cuối kênh. Các xã ở đầu kênh thường lấy
nhiều nước hơn các xã ở cuối nguồn, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

2
2



cho các xã ở cuối nguồn. Ở các công trình thủy lợi liên xã, thường xảy ra một
nghịch lý là các xã ở cuối kênh nhận được ít nước tưới hơn, nhưng lại tốn nhiều
công hơn đối với các thuỷ nông viên cho công tác vận hành phân phối nước, bởi vì
các thuỷ nông viên phải canh các cống lấy nước dọc theo tuyến kênh liên xã. Tình
trạng tranh chấp nước cũng thường xuyên xảy ra giữa các hộ dùng nước, trong khi
Công ty KTCTTL gần như không có khả năng, thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tồn tại như trên, trong đó nguyên nhân
chủ yếu là chưa có sự hợp tác giữa các tổ quản lý thủy nông ở đầu kênh và cuối
kênh và người dùng nước chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong việc
tham gia quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình thủy lợi.
Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao quản lý tưới từ các công trình thuỷ lợi
nhỏ cho các tổ chức dùng nước từ đầu những năm 1998. Tuy nhiên, kết quả của quá
trình chuyển giao cho đến nay còn rất khiêm tốn. Trong khi hầu hết các công trình
thuỷ lợi là liên xã hoặc liên huyện thì việc chuyển giao lại hầu hết chỉ thực hiện cho
những công trình nhỏ nằm gọn trong một xã. Năm 1998, dự án Hỗ trợ thủy lợi Miền
Trung do Ngân hàng Châu Á hỗ trợ (Dự án ADB2) đã xây dựng được 4 mô hình
liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý các tuyến kênh cấp 2 liên xã ở hệ thống thủy
lợi Sông Chu, tỉnh Thanh Hóa và hệ thống Bắc Nghệ An, tỉnh Nghệ An. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tiệp (1998) và Trần Chí Trung (2009) cho thấy các
mô hình này bước đầu phát huy hiệu quả về thực hiện phân phối nước công bằng,
không còn tình trạng tranh chấp về nước giữa các xã đầu kênh và cuối kênh, được
các hộ dùng nước ở cuối kênh nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, đến nay các mô hình
này hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh thực hiện chính sách miễn
giảm thủy lợi phí, do vậy mà mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý kênh cấp
2 liên xã chưa được phát triển nhân rộng.
Để hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý để quản lý hiệu quả và bền vững các
công trình thuỷ lợi liên xã, một số vấn đề nghiên cứu sau cần được giải quyết:
- Chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức trong việc quản lý vận hành công
trình thuỷ lợi.


3
3


- Sự phối hợp hiệu quả giữa Công ty KTCTTL và các tổ chức hợp tác dùng
nước.
- Sự hợp tác giữa các tổ chức hợp tác dùng nước ở các xã
- Phạm vi hợp lý giữa quyền hạn và trách nhiệm của từng tổ chức quản lý.
- Cơ chế phân bổ sử dụng thuỷ lợi phi giữa Công ty KTCTTL và các tổ chức
hợp tác dùng nước
- Mức độ tham gia của người dùng nước trong việc đưa ra các quyết định về
quản lý vận hành công trình thuỷ lợi.
Thực hiện chủ trương thúc đẩy phân cấp và chuyển giao quản lý tưới, việc
nghiên cứu thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho tổ chức hợp tác dùng
nước quản lý, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng nhân rộng mô hình
liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi theo ranh giới khu tưới,
không lệ thuộc vào ranh giới hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
công trình thủy lợi là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp phát triển mô hình liên hiệp tổ
chức dùng nước quản lý kênh tưới liên xã để nâng cao hiệu quả quản lý tưới của các
công trình thủy lợi.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
+ Cách tiếp cận:
-Cách tiếp cận “trên xuống-dưới lên” kết hợp giữa các chính sách, chủ
trương của nhà nước và nhu cầu của cộng đồng tham gia quản lý công trình thủy lợi.
-Theo quan điểm phát triển bền vững: Phát huy sự tham gia của người dùng
nước để quản lý hiệu quả, bền vũng công trình thủy lợi.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng để thực hiện các nội dung

nghiên cứu của luận văn gồm có:
-Áp dụng phương pháp kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây

4
4


-Áp dụng phương pháp PRA: Ứng dụng các kỹ thuật điều tra nông thôn có
sự tham gia để điều tra thu thập số liệu như kỹ thuật phỏng vấn, bảng hỏi điều tra,
điều tra thực địa
- Áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích căn nguyên để xác định
mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước phù hợp.
- Áp dụng phương pháp chuyên gia để xác định hiệu quả và các giải pháp phát
triển mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý kênh tưới liên xã
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: các tuyến kênh phục vụ tưới cho nhiều xã (kênh
liên xã) thuộc công trình do công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý
+ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các mô hình liên hiệp tổ chức dùng
nước được thành lập thí điểm để quản lý kênh tưới liên xã ở các hệ thống thủy lợi
Cầu Sơn-Cấm Sơn (Bắc Giang), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam) thuộc
dự án Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam (WB3) do Ngân hàng thế giới tài trợ.
Các đóng góp chủ yếu đạt được của luận văn là:
- Đề xuất mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý kênh tưới liên xã để
nâng cao hiệu quả quản lý tưới công trình thủy lợi
- Đề xuất điều kiện chuyển giao, nội dung, quy trình thực hiện chuyển giao
kênh liên xã cho các liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý
- Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản
lý kênh tưới liên xã.






5
5


Chương I
TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.1 Khái quát về hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở
nước ta
1.1.1 Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi
Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2013), đến nay, cả nước hiện có 110 hệ
thống thuỷ lợi lớn (có diện tích phục vụ lớn hơn 2.000ha), 6.831 hồ chứa các loại
với tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m3; trên 10.000 trạm bơm điện lớn; hàng
chục nghìn cống tưới tiêu các loại; trên 254.800 km kênh mương (trong đó có trên
1.000 km kênh trục lớn); khoảng 6.100 km đê sông, trên 2.500 km đê biển và trên
25.800 km bờ bao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 904 hệ thống
thủy lợi quy mô vừa và lớn có diện tích phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên. Hệ
thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho diện tích
cây trồng, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản
phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, đồng thời góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và
thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Hàng năm, công trình thuỷ lợi trong cả nước
cung cấp gần 6 tỷ m3 nước cho công nghiệp và sinh hoạt.
Bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương đã được
xây dựng tương đối đồng bộ, thống nhất, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
thủy lợi. Ở Trung ương đã thành lập Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi. Ở cấp

tỉnh, đã có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Chi cục Thuỷ lợi (hoặc Chi cục Thủy lợi
và Phòng chống lụt bão). Nhiều Chi cục Thủy lợi đã làm tốt chức năng quản lý nhà
nước về khai thác công trình thuỷ lợi, giúp các Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Ở các

6
6


cấp huyện, xã cũng đã được quan tâm hơn, nhằm tăng cường thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về thuỷ lợi ở cấp cơ sở.
Đến nay, ở nước ta đã hình thành hệ thống cơ sở pháp lý trong công tác quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi, tạo nền tảng pháp lý cho các tổ chức quản lý khai
thác công trình thuỷ lợi hoạt động, như: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình
thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 4/4/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội; Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; Nghị định số
67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định số 143 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thuỷ lợi; Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của
Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi; Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản
lý an toàn đập. Ngoài ra, còn nhiều Thông tư hướng dẫn chuyên môn của Bộ, các
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành, tạo cơ sở để các địa
phương tổ chức thực hiện.
Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta
bao gồm hai loại hình chính là Tổ chức của nhà nước (Doanh nghiệp khai thác công
trình thủy lợi, Trung tâm, Ban quản lý thủy nông) và các Tổ chức Hợp tác dùng
nước. Các Tổ chức của nhà nước (chủ yếu là loại hình Doanh nghiệp) quản lý, khai
thác các công trình đầu mối, kênh chính của hệ thống thủy lợi có quy mô vừa và lớn,

vận hành phức tạp. Các công trình còn lại chủ yếu do Tổ chức hợp tác dùng nước
quản lý bao gồm các hệ thống công trình có quy mô nhỏ, độc lập hoặc kênh mương
và công trình nội đồng thuộc các hệ thống lớn mà công trình đầu mối do các Tổ
chức nhà nước quản lý.
Thực tế cho thấy, việc quản lý khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức
hợp tác góp phần quan trọng để duy trì và phát huy hiệu quả của công trình thủy lợi
phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Trong thời gian qua, các
Tổ chức Hợp tác dùng nước trong phạm vi toàn quốc đã được các cấp, các ngành và
nhiều địa phương củng cố, kiện toàn tạo điều kiện phát huy vai trò của người dân

7
7


tham gia quản lý công trình thủy lợi theo chủ trương xã hội hóa công tác thủy lợi
của Đảng và Nhà nước.
Đến nay, hầu hết các công trình thuỷ lợi đều có đơn vị quản lý, khai thác và
bảo vệ. Cả nước hiện có 96 tổ chức quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi là
doanh nghiệp cấp tỉnh, 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 7 đơn vị sự nghiệp (không bao gồm cấp huyện) và 4 Chi cục Thủy lợi
kiêm nhiệm với tổng số 24.853 cán bộ công nhân viên.
Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi đến tháng 11/2012, cả nước có 16.238
Tổ chức Hợp tác dùng nước bao gồm 03 loại hình chủ yếu là: (i) Hợp tác xã có làm
dịch vụ thủy lợi gồm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Hợp tác xã chuyên khâu
thủy nông, (ii) Tổ chức hợp tác gồm Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy
nông; và (iii) Ban quản lý thủy nông. Trong đó, Hợp tác xã và Tổ chức hợp tác là
hai loại hình chính chiếm tới 90% tổng số Tổ chức Hợp tác dùng nước. Số lượng
từng loại hình cụ thể như sau (Bảng 1.1):
Loại hình Hợp tác xã, hiện có 6.270 đơn vị chiếm 39% tổng số Tổ chức Hợp tác
dùng nước. Trong đó, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là loại hình phổ biến chiếm

95% số Hợp tác xã. Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông chỉ chiếm khoảng 5%.
Loại hình Hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi phân bố hầu hết ở 7 vùng miền trong cả
nước. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung (82%) ở vùng Đồng bằng Sông Hồng (47%),
Bắc Trung Bộ (22%) và Miền núi phía bắc (12%).
Đối với Tổ chức hợp tác, hiện có 8.341 đơn vị, chiếm 51%. Loại hình này xuất hiện
phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng Miền núi phía Bắc (40%) và Đồng bằng sông Cửu
Long (39%).
Ban quản lý thủy nông có 1.627 đơn vị, chiếm 10% tổng số Tổ chức Hợp tác
dùng nước. Loại hình này tập trung phần lớn ở vùng Miền núi phía Bắc (54%) và
Bắc Trung Bộ (17%).
Số lượng Tổ chức Hợp tác dùng nước tập trung nhiều nhất ở vùng Miền núi
phía bắc (31%) tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu long (23%) và Đồng bằng sông
Hồng (21%). Các vùng miền còn lại đều chiếm dưới 10%.

8
8


Bảng 1.1 Số lượng các loại hình Tổ chức Hợp tác dùng nước
Vùng Tổng số
Số lượng
Hợp tác

Tổ chức hợp
tác
Ban QLTN
Miền núi phía Bắc
4.982
774
3.330

878
Đồng bằng sông Hồng
3.447
2.970
471
6
Bắc Trung bộ
1.702
1.403
26
273
Duyên hải Nam Trung bộ
1.290
574
559
157
Tây Nguyên
481
52
201
228
Đông Nam bộ
567
50
460
57
Đồng bằng sông Cửu Long
3.769
447
3.294

28
Tổng cộng
16.238
6.270
(39%)
8.341
(51%)
1.627
(10%)
Nguồn: Báo cáo Tổng cục thủy lợi (2012)
+ Loại hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có làm dịch vụ thủy lợi: Tổ
chức bộ máy và hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thực hiện theo quy
định của Luật Hợp tác xã (năm 2003). Mỗi Hợp tác xã nông nghiệp có Điều lệ riêng
quy định về tổ chức (bao gồm cả tên gọi, địa chỉ trụ sở), ngành nghề sản xuất kinh
doanh theo Nghị định số 77/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Điều lệ của Hợp tác xã
được thông qua Đại hội xã viên. Như vậy, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có làm
dịch vụ thủy lợi là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoàn chỉnh có tài khoản, con
dấu và đa số đều có trụ sở làm việc.
Tổ chức bộ máy của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi
thường có 03 bộ phận chính là Ban quản trị, Ban kiểm soát và Tổ thủy nông. Số
lượng thành viên của các bộ phận này tùy theo quy mô và ngành nghề hoạt động
của hợp tác xã. Theo báo cáo của các địa phương và số liệu điều tra khảo sát đánh
giá thực trạng tổ chức tại 17 tỉnh trong cả nước, Ban quản trị của Hợp tác xã nông
nghiệp làm dịch vụ thủy lợi thường gồm từ 3-5 người, Ban kiểm soát gồm từ 1-3
người. Số lượng thành viên đội thủy nông (thủy nông viên) thường từ 1-3 người

9
9



trên một thôn hoặc đội sản xuất tùy theo loại hình công trình và diện tích phụ trách,
bình quân từ vài ha đến khoảng 15ha/thủy nông viên.
Hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi bao gồm hoạt
động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thủy lợi) và các
hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Đối với dịch vụ thủy lợi, nhiệm vụ
chính của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là quản lý, vận hành các công trình thủy
lợi được giao để cấp và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành
kinh tế khác. Đối với những Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý công trình
thủy lợi nội đồng thuộc hệ thống lớn do tổ chức nhà nước (Doanh nghiệp) quản lý,
các Hợp tác xã này thực hiện việc cung cấp dịch vụ tưới, tiêu cho người dân thông
qua hợp đồng dịch vụ ký kết với Doanh nghiệp. Đối với những công trình thủy lợi
độc lập, Hợp tác xã nông nghiệp trực tiếp cung cấp dịch vụ tưới, tiêu cho người dân.
Quy mô hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thực hiện trong phạm
vi xã, liên thôn hoặc thôn. Theo báo cáo của địa phương, trong những năm gần đây.
Hợp tác xã nông nghiệp xây dựng quy chế quản lý tài chính nội bộ phù hợp với đặc
điểm, điều kiện hoạt động và thông qua Đại hội xã viên. Việc tổ chức thực hiện quy
chế quản lý tài chính nội bộ đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, dân chủ và
đúng pháp luật. Hợp tác xã thực hiện báo cáo tài chính và công khai tài chính hàng
năm trước Đại hội xã viên. Doanh thu của Hợp tác xã nông nghiệp bao gồm doanh
thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và từ các hoạt động khác.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ tưới tiêu, nước sạch, cung cấp vật
tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, khuyến nông, bảo vệ thực vật, cung cấp
điện sinh hoạt, chuyển giao khoa học kỹ thuật và dịch vụ phục vụ đời sống, văn hóa
xã hội. Đối với Hợp tác xã nông nghiệp có làm dịch vụ thủy lợi, nguồn thu từ dịch
vụ thủy lợi bao gồm khoản thu từ thủy lợi phí nội đồng và từ nguồn cấp bù thủy lợi
phí từ Ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành (Nghị định 67/2012/NĐ-CP).
+ Hinh thức Hợp tác xã chuyên khâu về thủy nông: Loại hình Hợp tác xã chuyên
khâu thủy nông có cơ cấu tổ chức, hoạt động theo quy định của luật Hợp tác xã có
tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu. Loại hình này ít phổ biến (chiếm dưới 5%


1
1
0
0


tổng số Hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi của cả nước) chủ yếu phổ biến ở một số
tỉnh có dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA hoặc tài trợ của tổ chức phi chính phủ
(NGO) như Thanh Hóa, Nghệ An. Hoạt động của loại hình này tương tự như Hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp tuy nhiên chỉ cung cấp dịch vụ thủy nông, không kết
hợp các loại hình dịch vụ, kinh doanh khác. Các Hợp tác xã dùng nước chuyên khâu
thủy nông chủ yếu quy mô liên xã. Kinh phí hoạt động chủ yếu là từ nguồn thủy lợi
phí cấp bù hoặc thủy lợi phí nội đồng. Đa số cán bộ quản lý thủy nông chưa qua đào
tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ chỉ có một số lượng nhỏ cán bộ được đào tạo
có trình độ sơ cấp. Một số Hợp tác xã còn không có trụ sở giao dịch. Theo đánh giá
của địa phương, hoạt động của mô hình tổ chức này hiện gặp khó khăn do chủ yếu
là do thiếu kinh phí hoạt động và thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương.
Một số mô hình không thể hoạt động được, phải giải thể đặc biệt là các mô hình
được thành lập trong khuôn khổ dự án ODA như Hội dùng nước kênh B8a, Hợp tác
xã dùng nước B6/9 (Thanh Hóa), hoặc có nguy cơ tan rã như Hợp tác xã dùng nước
N4B và N6 (Nghệ An).
+ Hình thức Tổ chức hợp tác: Đây là loại hình do người dân tự lập ra, thông
qua thỏa thuận của người hưởng lợi trong hệ thống thủy lợi. Ở một số địa phương
như Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắc mô hình Tổ chức hợp tác (Hội
người dùng nước) được thành lập thông qua các dự án được đầu tư từ nguồn vốn
ODA từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và/hoặc Cơ quan phát triển Đan Mạch
(DANIDA) hoặc từ nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức loại hình
này không thống nhất. Một số nơi thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước và hoạt
động theo quy định của Luật dân sự, trong khi một số địa phương tổ chức thông qua
việc vận dụng quy định của luật Hợp tác xã, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân

dân huyện hoặc xã trên địa bàn. Hầu hết mô hình này không có tư cách pháp nhân,
không có con dấu, tài khoản và trụ sở làm việc. Những tổ chức được thành lập theo
Luật dân sự thông qua các dự án ODA, tổ chức phi chính phủ đều có quy chế hoạt
động trong khi các tổ chức do địa phương thành lập hầu hết không có quy chế hoạt
động.

1
1
1
1


Loại hình này quản lý các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, phục vụ diện
tích tưới tiêu không lớn. Mặc dù xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng mô hình này chủ yếu
tập trung ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa không tổ chức được Hợp tác xã nông
nghiệp như các tỉnh Miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, trong đó riêng ở Miền núi phía Bắc chiếm tới 40% tổng số tổ chức
hợp tác của cả nước.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng Tổ chức hợp tác tương đối
lớn (39%) bao gồm nhiều loại hình như Tổ bơm nước, Tổ tiêu úng, Tổ đường
nước Ngoài việc thiếu tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm cả
Doanh nghiệp và các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thì hệ thống công trình thủy
lợi phức tạp bao gồm các đê sông, đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, kênh rạch
chằng chịt cũng là nguyên nhân khiến tổ chức thủy nông cơ sở ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long rất đa dạng. Nhìn chung các Tổ chức hợp tác của các địa phương
hoạt động hiệu quả thấp, một số tổ chức tồn tại mang tính hình thức không hoạt
động được do thiếu nguồn tài chính.
+ Hình thức Ban quản lý thủy nông: Mô hình này được thành lập ở những nơi
không có mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, người dân ít quan tâm đến công
tác khai thác quản lý công trình thủy lợi mà chỉ nêu yêu cầu về nước. Loại hình này

có thể được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng, được mở tài khoản. Một số địa phương, Ban này được Ủy ban
nhân dân xã quyết định thành lập. Một số Ban sử dụng con dấu và trụ sở của Uỷ ban
nhân dân xã. Ban quản lý thủy nông xã có quy chế hoạt động được Ủy ban nhân dân
huyện phê duyệt. Loại hình này chủ yếu tập trung ở vùng Miền núi phía Bắc (54%)
và Bắc Trung Bộ (17%): Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Biên chế của Ban được tổ chức tùy theo điều kiện cụ thể về số lượng công
trình và diện tích quản lý được giao và thường có quy mô nhỏ trong phạm vi một xã
hoặc liên xã (Tuyên Quang). Tổ chức bộ máy thường bao gồm: Trưởng ban, Kế
toán, thủ quỹ và các ủy viên. Trưởng ban, phó ban, kế toán và thủ quỹ thường là cán

1
1
2
2


bộ (Phó chủ tịch, kế toán, thủ quỹ) của Ủy ban nhân dân xã kiêm nhiệm (Lào Cai,
Cao Bằng). Các ủy viên là tổ trưởng, hội trưởng hội thủy nông thôn.
Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn cấp bù thủy lợi phí, thủy lợi phí nội
đồng và các nguồn vốn khác để trả lương và sửa chữa công trình. Đối với bộ máy
quản lý có thêm lương kiêm nhiệm. Kinh phí thủy lợi phí cấp bù là nguồn thu chủ
yếu. Thủy lợi phí nội đồng hầu hết không thu được hoặc thu được rất ít, một số địa
phương (Tuyên Quang) thu thủy lợi phí nội đồng thông qua huy động người dân
đóng góp ngày công lao động hoặc vật liệu địa phương để duy tu bảo dưỡng công
trình, kênh mương.
1.1.2 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước
ta
Nhìn chung, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nhiều nơi đã đi vào

nền nếp, góp phần phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp và an sinh xã hội. Ở
nhiều địa phương, công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, kể cả phần quản lý
nhà nước và phần quản lý khai thác, vận hành đã khá ổn định, việc quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi ở nhiều địa phương đã phát huy tốt vai trò của thuỷ lợi trong
việc phục vụ sản xuất và dân sinh. Các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
đã có nhiều biện pháp, giải pháp phục vụ sản xuất trong điều kiện thời tiết, khí hậu
ngày càng có nhiều biến đổi bất lợi, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Tuy nhiên, hiệu
quả hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thấp: Bộ
máy tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thiếu ổn định, chưa phát huy hết
tiềm năng của công trình cũng như năng lực thực tế hiện có. Tâm lý
còn trông chờ,
ỷ lại vào nhà nước ngày càng nặng nề, năng suất, hiệu quả lao động ngày càng giảm.
+ Đối với doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi:
-Hầu hết các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi (ở cấp tỉnh) đều là
doanh nghiệp nhà nước. Quản lý doanh nghiệp vẫn mang tính chất mệnh lệnh hành
chính, vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp.
Trong khi môi trường xã hội đầy biến động.

1
1
3
3


- Năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trong các
doanh nghiệp phần lớn còn thấp, nên công tác tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm
vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa tốt.
- Tổ chức quản lý sản xuất thiếu khoa học, sản xuất không hiệu quả nên chi
phí sản xuất không cao, bộ máy ngày càng phình to, năng suất lao động thấp, chi
tiền lương tăng.

+ Đối với Tổ chức hợp tác dùng nước:
Sự tham gia của người dân đã góp phần quan trọng trong công tác xây dựng,
quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Một số địa phương đã huy động
nhân dân tham gia, khơi dậy sức mạnh của cộng đồng, gắn kết vai trò trách nhiệm
của người dân với dịch vụ tưới tiêu mà họ được hưởng lợi. Mô hình quản lý tưới có
sự tham gia của người dân được áp dụng ở nhiều nơi, đặc biệt là trong các dự án
vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ
quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và nhiều tổ
chức phi chính phủ khác. Các mô hình Tổ chức hợp tác dùng nước hiện nay tồn tại
theo nhiều loại hình, thể hiện tính đa dạng, linh hoạt thích ứng với điều kiện địa
hình, dân sinh, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, đặc thù và quy mô công trình
thủy lợi của từng vùng, miền trong cả nước. Việc thực hiện chính sách miễn, giảm
thủy lợi phí (trước đây là Nghị định 115/2008/NĐ-CP, nay là Nghị định
67/2012/NĐ-CP) thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước đối với người
dân, được các cấp chính quyền và người dân ủng hộ cao. Nguồn kinh phí cấp bù
thủy lợi phí đã tạo điều kiện cho các hoạt động thủy lợi nói chung cũng như việc
quản lý khai thác công trình của Tổ chức Hợp tác dùng nước ngày một thuận lợi,
công tác tưới, tiêu ngày càng chủ động, phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất. Trong
những năm gần đây, các công trình thủy lợi độc lập do các Tổ chức Hợp tác dùng
nước đảm bảo tưới 2,4 triệu ha lúa bằng khoảng 50% diện tích tưới của hệ thống lớn
do Doanh nghiệp nhà nước quản lý.
Đối với những tỉnh có truyền thống làm thủy
lợi, được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo sâu sắc (các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ), các Tổ chức hợp tác dùng nước (chủ yếu là các Hợp

1
1
4
4



tác xã nông nghiệp) vẫn duy trì và phát huy tốt hơn hoạt động quản lý, khai thác và
sử dụng công trình thủy lợi.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các tổ chức hợp tác dùng nước cũng còn
những vấn đề còn tồn tại là:
- Đối với những Tổ chức Hợp tác dùng nước hoàn chỉnh (có tư cách pháp
nhân, tài khoản và con dấu, có trụ sở làm việc) như Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp
tác xã dùng nước, Ban quản lý thủy nông, việc hoạt động thuận lợi trong công tác
quản lý, sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí. Ngược lại những Tổ chức Hợp tác
dùng nước chưa hoàn chỉnh (không có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu)
như Tổ chức hợp tác, việc hoạt động khó khăn xuất phát từ việc khó triển khai và
quản lý nguồn cấp bù thủy lợi phí.
- Đối với những địa phương vùng miền núi, có địa hình chia cắt công trình
thủy lợi hầu hết là nhỏ lẻ, phân tán diện tích phục vụ chỉ vài ha (Sơn La, Lai Châu,
Cao Bằng, Bắc Kạn…), việc tổ chức doanh nghiệp nhà nước quản lý những công
trình này không có hiệu quả cho nên vai trò của các Tổ chức hợp tác dùng nước
trong quản lý, khai thác là rất quan trọng. Tuy nhiên việc thành lập, củng cố và phát
triển các Tổ chức Hợp tác dùng nước còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo của chính
quyền, cơ quan chuyên môn địa phương.
- Việc quy định thu thủy lợi phí nội đồng ở một số địa phương thấp, chưa
phù hợp với tình hình thực tế. Thậm chí nhiều địa phương còn chưa có quy định
mức trần thủy lợi phí nội đồng.
- Việc một số địa phương miễn thu thủy lợi phí đến mặt ruộng cho người dân
(Vĩnh Phúc), trong khi người dân ở một số địa phương cho rằng Chính phủ miễn
hoàn toàn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp nên không nộp thủy lợi phí nội
đồng. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu và qua đó tác động tiêu cực
đến hoạt động làm tăng nguy cơ tan rã.
- Một số Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động còn kém hiệu quả, ngoài
những nguyên nhân trên còn do việc chưa thực sự đổi mới về tổ chức, quản lý và
hoạt động theo đúng nguyên tắc của Hợp tác xã. Nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ


1
1
5
5


chốt của Hợp tác xã còn hạn chế nên thiếu động lực phát triển.Ý thức của người dân
chưa cao, chưa phát huy được vai trò trong công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ của các Tổ chức Hợp tác dùng nước phần lớn
chỉ mang tính ngắn hạn, chưa xây dựng được phương hướng, kế hoạch dài hạn do
đó hoạt động thiếu ổn định và không chủ động được.
- Công tác quản lý thủy nông cơ sở ở nhiều địa phương còn chưa được quan
tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả hoạt động của Tổ chức Hợp tác dùng nước còn
kém hiệu quả.
- Tổ chức hợp tác dùng nước không đồng bộ, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Vai trò, trách nhiệm của người hưởng lợi chưa được đề cập đúng mức.
- Một số mô hình tổ chức được thành lập theo kiểu áp đặt từ trên xuống nên
chưa làm tốt vai trò cầu nối, hoạt động kém hiệu quả, bền vững.
- Cơ chế huy động người dân tham gia quản lý khai thác chưa được đẩy mạnh,
nhiều công trình phân cấp cho xã nhưng không có chủ quản lý.
- Nhìn chung hệ thống tổ chức quản lý các công trình thủy lợi phổ biến ở
nước ta hiện nay là các công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) quản lý
công trình đầu mối , hệ thống kênh chính và kênh cấp 2 , trong khi đó hệ thống kênh
cấp 3 do các tổ chức thủy nông cơ sở (các tổ chức dùng nước) quản lý . Với sự tham
gia của các tổ chức hợp tác dùng nước, có thể nói rằng thể chế cho cộng đồng tham
gia vào quản lý tưới đã được thiết lập ở mô hình này và nếu được phát triển thích
hợp , mô hình này sẽ tạo được khung thể chế cho việc nâng cao hiệu quả tưới của
các hệ thống thủy nông.

Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là quản lý hệ thống
kênh dựa trên cơ sở ranh giới hành chính xã. Mô hình tổ chức quản lý như hiện nay
hoạt động tương đối tốt ở những hệ thống nằm gọn trong một xã, tuy nhiên, mô
hình này còn tồn tại rất nhiều vấn đề đối với những hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới
tiêu cho liên xã. Do vậy mà việc thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho
liên hiệp tổ chức dùng nước (TCDN) quản lý là cần thiết, từ đó tổng kết, rút kinh
nghiệm cho việc xây dựng nhân rộng mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý

×