Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH Logic mệnh đề - Logic vị từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.24 KB, 19 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC
TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
HỌC VIÊN: NGÔ HOÀNG LÊ MINH
MSSV: CH1301039
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
1
UIT
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm trường Đại học
công nghệ thông tin TP HCM đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào
tạo Thạc Sĩ Công nghệ thông tin của trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ và các thầy cô trong
khoa Khoa học máy tính của trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để tôi hoàn
thành tốt bài thu hoạch .
Tuy nhiên vì thời gian cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên bài thu
hoạch không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn. Rất mong nhận được mọi sự đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô và bạn bè.
Ngô Hoàng Lê Minh
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
2


BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
MỤC LỤC
Tổng quan 3
CHƯƠNG I: LOGIC MỆNH ĐỀ (PROPOSITION LOGIC) 4
1 Giới thiệu 4
2 Mệnh đề và câu 4
3 Cú pháp logic mênh đề 5
4 Các phép toán 5
5 Công thức trong logic mệnh đề 8
6 Tương đương logic 8
7 Dạng chuẩn 10
8 Ngữ nghĩa của logic mệnh đề 11
CHƯƠNG II: LOGIC VỊ TỪ (PREDICATE LOGIC) 12
1.Giới thiệu logic vị từ 12
2.Lượng từ 13
3.Phạm vi lượng từ 14
4.Thứ tự các lượng từ 15
5.Các luật suy diễn trong logic vị từ 16
6.Ứng dụng logic vị từ vào lập trình logic 17
7. Lời kết 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
TỔNG QUAN
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
3
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ

Logic là gì?
Theo truyền thống, logic là một nhánh của triết học và từ giữa thế kỷ 19 thì logic trở thành
một ngành của toán học dùng để nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn hình
thức cho sự hợp lệ của suy luận và kiến thức. Gần đây nhất logic được áp dụng vào khoa học
máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Logic có quá trình lý luận từ những trường hợp cá biệt suy ra một kết luận tổng quát được
gọi là suy luận quy nạp. Nó được dùng trong các trường hợp mà ta không có đầu đủ các thông tin
ban đầu hay việc thu thập thông tin tốn quá nhiều thời gian hoặc chi phí. Ta chỉ có các kết luận
và thống kê tạm thời. Ngược lại, suy luận diễn dịch là quá trình suy luận từ một phát biểu tổng
quát để suy ra một kết luận cá biệt.
Logic cho khoa học máy tính
Là một loại ngôn ngữ hình thức có cấu trúc và ngữ nghĩa chặt chẽ có các quy luật dẫn tới
các lí luận đúng. Một logic bao gồm: cú pháp, ngữ nghĩa và suy luận. Cú pháp là cách mô tả các
câu trong ngôn ngữ, cho biết cái gì được logic chấp nhận. Ngữ nghĩa dùng để xác định nghĩa của
câu, là nghĩa thực tế của các đối tượng trong logic. Cú pháp là hình thức còn ngữ nghĩa là nội
dung của các đối tượng trong logic.
Có nhiều loại logic như: logic mệnh đề (propositional logic), logic vị từ (predicate logic),
logic vị từ cấp một (first order logic), logic theo thời gian (temporal logic), non-monotonic logic,
Markov logic…
Trong phạm vi bài báo cáo tôi xin phép giới thiệu về 2 loại logic căn bản trong lĩnh vực
logic toán học đó là logic mệnh đề (proposition logic) và logic vị từ (predicate logic).
CHƯƠNG I: LOGIC MỆNH ĐỀ (PROPOSITION LOGIC)
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
4
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
1.Giới thiệu về mệnh đề:
Logic toán là một phân nhán trong logic học, nó là cơ sở cho mọi ngành toán học. Và cũng

theo logic toán thì mệnh đề, hay gọi đầy đủ là mệnh đề logic là một khái niệm nguyên thủy,
không định nghĩa.
Thuộc tính cơ bản của một mệnh đề là giá trị chân trị của nó và được quy định như sau:
“Mỗi mệnh đề có đúng một trong hai chân trị là 0 hoặc 1. Mệnh đề có giá trị chân
trị 1 là mệnh đề đúng, mệnh đề có giá trị chân trị 0 là mệnh đề sai.”
Theo quy ước trên thì ta dễ dàng suy ra các luật sau đây của logic mệnh đề:
Luật bài trùng: mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai, không có mệnh đề nào
không đúng không sai.
Luật mâu thuẫn: không có mệnh đề nào vừa đúng vừa sai.
2.Mệnh đề và câu:
Mệnh đề có thể là một câu nhưng không phải mọi câu đều là mệnh đề. Có thể chia các câu
trong khoa học cũng như trong cuộc sống ra làm hai loại: loại thứ nhất gồm những câu phản ánh
tính đúng hoặc sai một thực tế khách quan và loại thứ hai gồm những câu không phản ánh tính
đúng hoặc sai một thực tế khách quan nào. Những câu thuộc loại thứ nhất là chính những mệnh
đề. Vì vậy có thể nói: "Mệnh đề là một câu khẳng định có tính chất hoặc đúng hoặc sai"
Ví dụ:
“Hà nội là thủ đô của Việt Nam” là một mệnh đề.
“Ôi trời lạnh quá!” “Bao giờ xe đến?” không phải là các mệnh đề.
Ta có thể nhận thấy rằng các câu nghi vấn, cảm thán, mệnh lệnh không phải là mệnh đề.
Logic mệnh đề chỉ khảo sát các loại câu khai báo(statement) là các câu phản ánh tính đúng
hoặc sai một thực tế khách quan nào đó.
3.Cú pháp logic mệnh đề:
Cú pháp của logic mệnh đề bao gồm tập các ký hiệu & tập các luật xây dựng công thức.
Các ký hiệu ( hay còn gọi là các biến mệnh đề-propositional variables): a,b,c… nó được
định nghĩa từ các công thức nguyên (atom). Câu khai báo thỏa một số điều kiện nào đó sẽ được
gọi là công thức nguyên. Công thức nguyên là phần tử cơ bản của logic mệnh đề. Mỗi biến mệnh
đề phải mang 1 giá trị chân lí là 0 hoặc 1.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
5

BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
4.Các phép toán:
Các công thức nguyên kết hợp với nhau bằng cách sử dụng các phép toán logic cơ bản: hội
∧, tuyển ∨, phủ định ¬, suy ra →, tương đương ↔.
4.1_Phép hội ∧:
Hội của hai mệnh đề a, b là một mệnh đề, đọc là a và b, kí hiệu a Λ b (hoặc a.b), đúng khi
cả hai mệnh đề a, b cùng đúng và sai trong các trường hợp còn lại.
Bảng chân trị:
A b a Λ b
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0
Ví dụ khi ta nói ”ABC là tam giác vuông cân” là hội của hai mệnh đề a=”ABC là tam giác
vuông” và b=”ABC là tam giác cân”. Vì hai mệnh đề này có thể cùng đúng nên P(a Λ b) =1.
4.2_Phép tuyển ∨:
Tuyển của hai mệnh đề a, b là một mệnh đề đọc là a hoặc b, kí hiệu là a ν b (hoặc a+b), sai
khi cả hai mệnh đề cùng sai và đúng trong trường hợp còn lại.
a b
a ∨ b
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0
Phép tuyển "hoặc a hoặc b" là phép tuyển loại trừ để chỉ a hoặc b nhưng không thể cả a lẫn
b.
Phép tuyển "a hoặc b" là phép tuyển không loại trừ để chỉ a hoặc b và có thể cả a lẫn b.
4.3_Phép phủ định ¬:

Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
6
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
Phủ định của mệnh đề a là một mệnh đề, kí hiệu là ¬a (hay ), đúng khi a sai và sai khi a
đúng.
a
¬ a
1 0
0 1
4.4_Phép suy ra →:
a suy ra ( hay kéo theo) b là một mệnh đề, kí hiệu là a → b, chỉ sai khi a đúng và b sai và
đúng trong các trường hợp còn lại.
a b
a → b
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1
Kéo theo được dùng nhiều trong suy luận toán học. Những thuật ngữ khác của →:
• Nếu a thì b.
• a chỉ nếu b.
• a kéo theo b.
• a là điều kiện đủ của b.
• b là điều kiện cần của a.
4.5_Phép tương đương ↔:
a tương đương b là một mệnh đề, kí hiệu là a↔ b, nếu cả hai mệnh đề a và b cùng đúng
hoặc cùng sai.

a b
a ↔ b
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 1
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
7
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
Ta có thể hình dung các từ ngữ trong thế giới thực được mô tả lại trong logic mệnh đề qua
các phép toán trên qua hình minh họa bên dưới.
Các liên từ “nếu”, ”hay”, “và”, “không” trong ngôn ngữ tự nhiên chỉ kết hợp những câu
khai báo trong một số bối cảnh cụ thể. Trong một số bối cảnh khác thì sự kết hợp này là vô
nghĩa.
Các toán tử của logic mệnh đề có thể kết hợp được mọi công thức.
5.Công thức trong logic mệnh đề:
Các công thức được xây dựng theo các quy tắc sau đây:
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
8
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
i.Mỗi biến mệnh đề là một công thức.
ii.Nếu A là công thức thì ¬A là công thức.
iii.Nếu A và B là công thức thì khi đó: A∧B, A∨B, A→B, A↔B là các công thức.
iiii.Chỉ có những phát biểu ở quy tắc i và iii mới được công nhận là công thức.

Quy tắc rút gọn cặp dấu ngoặc cho các phép toán: ¬,∧, ∨ .
Mức độ ảnh hưởng của các phép toán được xắp xếp giãm dần theo thứ tự từ trái sang phải.
Nếu các phép toán cùng cấp thì khi đó ta áp dụng theo quy tắc độ ảnh hưởng giãm dần từ trái
sang phải.
Ví dụ:
(¬((A∨ (¬B)) ∧((¬A) ∨ ((¬B) ∧( ¬(¬C)))))) có thể rút gọn thành ¬((A∨ (¬B)
∧(¬A ∨ ¬B) ∧ ¬¬C))
6.Tương đương logic:
Cho P và Q là hai công thức. Ta nói rằng hai công thức P, Q tương đương logic với nhau, kí
hiệu là P ≡ Q nếu với mọi hệ chân trị gán cho các mệnh đề có mặt trong hai công thức đó thì
chúng luôn nhận giá trị chân trị như nhau.
Một trong nhữnh cách chứng minh sự tương đương là dùng bảng chân trị.
Ví dụ để chứng minh ¬ (p∨q) ≡ ¬p ∧ ¬q
Bảng chân trị vế trái:
p q
p∨q ¬ (p∨q)
1 1 1 0
1 0 1 0
0 1 1 0
0 0 0 1
Bảng chân trị vế phải:
p q
¬ p ¬ q ¬p ∧ ¬q
1 1 0 0 0
1 0 0 1 0
0 1 1 0 0
0 0 1 1 1
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
9

BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
Vì kết quả 2 bảng chân tri giống nhau nên ta nói ¬ (p∨q) ≡ ¬p ∧ ¬q
Hai mệnh đề a, b gọi là tương đương logic, kí hiệu là a ≡ b nếu chúng cùng đúng hoặc cùng
sai.
Quan hệ P ≡ Q ta gọi là một đẳng thức.
Dưới đây là một số đẳng thức thường gặp trong logic:
6.1_Phủ định của phủ định:
¬¬a ≡ a
6.2_Luật De Morgan:
¬(a∨b) ≡¬a∧¬b
¬(a∧b) ≡¬a∨¬b
6.3_Tính kết hợp:
(a∧b)∧c ≡ a∧(b∧c)
(a∨b) ∨c ≡ a∨ (b∨c)
6.4_Tính giao hoán:
a∨b ≡ b∨a
a∧b ≡ b∧a
a↔b ≡ b↔a
6.5_Tính phân phối:
a∧(b∨c) ≡ (a∧b) ∨ (a∧c)
a∨ (b∧c) ≡ (a∨b) ∧ (a∨c)
6.6_Tính lũy đẳng:
a∧a ≡ a
a∨a ≡ a
6.7_Biểu diễn phép kéo theo:
a → b ≡ ¬a∨b
6.8_Biểu diễn phép tương đương:
a↔b ≡ (a → b) ∧ (b → a)

7.Dạng chuẩn:
Trong mục này chúng ta sẽ xét việc chuẩn hóa các công thức, đưa các công thức về dạng
thuận lợi cho việc lập luận, suy diễn. Các công thức tương đương có thể xem như các biểu diễn
khác nhau của cùng một sự kiện. Để dễ dàng viết các chương trình máy tính thao tác trên các
công thức, chúng ta sẽ chuẩn hóa các công thức, đưa chúng về dạng biểu diễn chuẩn.
7.1_Dạng chuẩn hội:
Là hội các mệnh đề, trong đó mệnh đề là tuyển các công thức nguyên( hay còn gọi là tích
các tổng). Dạng chuẩn hội tổng quát có dạng: P
1
∧ P
2
…∧ P
n
Trong đó P
i=
A
1
∨ A
2
…∨ A
m
và A
i
là công thức nguyên
7.2_Dạng chuẩn tuyển:
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
10
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ

GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
Là tuyển các mệnh đề, trong đó mệnh đề là hội các công thức nguyên( hay còn gọi là tổng
các tích). Dạng chuẩn tuyển tổng quát có dạng: P
1
∨ P
2
…∨ P
n
Trong đó P
i=
A
1
∧ A
2
…∧ A
m
và A
i
là công thức nguyên
8.Ngữ nghĩa của logic mệnh đề:
Ngữ nghĩa của logic mệnh đề cho phép ta xác định thiết lập ý nghĩa của các công thức
trong thế giới hiện thực nào đó. Điều đó được thực hiện bằng cách kết hợp mệnh đề với một
phát biểu cho một sự kiện nào đó trong thế giới hiện thực.
Ví dụ: Ký hiệu mệnh đề a có thể ứng với phát biểu “Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam”
Bất kỳ một sự kết hợp các kí hiệu mệnh đề với các phát biểu sự kiện trong thế giới thực
được gọi là một minh họa (interpretation ). Một kí hiệu mệnh đề chỉ có thể mang một trong hai
giá trị là đúng(TRUE) hoặc sai(FALSE).
Ở ví dụ trên thì sự kiện “Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam” là đúng nên a sẽ mang giá trị
đúng hay nói cách khác a có chân trị là 1, còn khi ta xét b ứng với phát biểu “Hình vuông có 5
cạnh” thì b sẽ có chân trị là 0.

Giả sử gọi T là một giá trị thực (truth assignment hay valuatio) khi đó ta sẽ có:
T cho atoms:
T:{a
1
, a
2,…
} →{0,1}
T cho các công thức mệnh đề:
T:{P|P là một công thức mệnh đề} →{0,1} thì khi đó T sẽ tuân theo các quy tắc :
i.T(¬P) = 1 khi và chỉ khi T(¬P)= 0 và ngược lại.
ii.T(P∨Q) = 1 khi và chỉ khi T(P)= 1 hoặc T(Q)= 1 và ngược lại.
iii.T(P∧Q) = 1 khi và chỉ khi T(P)= T(Q)= 1 và ngược lại.
Một công thức được gọi là thoả mãn được (satisfiable) nếu T của nó đúng trong một trường
hợp cụ thể nào đó nào đó.
Một công thức được gọi là vững chắc (valid hoặc tautology) nếu T của nó đúng trong mọi
trường hợp.
Một công thức được gọi là không thoả mãn (inconsistent) được nếu T của nó là sai trong
mọi trường hợp.
CHƯƠNG II: LOGIC VỊ TỪ (PREDICATE LOGIC)
1.Giới thiệu logic vị từ:
Logic vị từ được xây dựng dưa trên cơ sở của logic mệnh đề nhằm đưa ra một hệ thống
hoàn chỉnh, đầy đủ về mặt biểu thức và lập luận.Hơn nửa logic vị từ ra đời nhằm khắc phục các
thiếu xót và hạn chế của logic mệnh đề như thiếu việc sử dụng các lượng từ tòan thể và bộ phận;
nói cách khác là các phát biểu có chứa các biến số; chưa phân tích kết cấu của các mệnh đề.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
11
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ

Ví dụ: Khi ta xét câu “Số tự nhiên n chia hết cho 3”, ta thấy về ngôn ngữ đây là 1 câu. Tuy
nhiên nó không phản ánh một thực tế khách quan nào( không xác định được chân trị). Tuy nhiên
khi ta lần lượt thay n bằng các số 3,4 ta sẽ thu được mệnh đề đúng và mệnh đề sai. Trong thực tế
thì các phát biểu dạng như trên là rất nhiều.
Từ các ví dụ trên ta đi đến định nghĩa sau:
Những câu có chứa các biến mà bản thân nó chưa phải là mệnh đề nhưng khi ta thay các
biến đó bởi các phần tử thuộc tập xác định X thì nó trở thành mệnh đề (đúng hoặc sai) ta sẽ gọi
là hàm mệnh đề (hoặc vị từ, hàm phán đoán, mệnh đề không xác định, mệnh đề chứa biến). Tập
X gọi là miền xác định của hàm mệnh đề đó. Ta dùng kí hiệu: T(n), F(x), để chỉ các vị từ.
Nói cách khác logic vị từ bao gồm 2 phần:
i.Biến x.
ii.Tính chất của biến, được gọi là vị từ(predicate).
Theo ví dụ trên thì vị từ T(n) : "Số tự nhiên n chia hết cho 3" có miền xác định là tập các số
tự nhiên N. Tập các số tự nhiên có tổng cái chữ số chia hết cho 3 là miền đúng của T(n).
Ta có phát biểu "Số tự nhiên n chia hết cho 3" không phải là mệnh đề. Để chuyển thành
mệnh đề ta phải thực hiện một trong 2 cách sau:
i.Gán cho n một giá trị.
ii.Thay đổi phát biểu và thêm vào đó các lượng từ.
2.Lượng từ:
Khi nói đến lượng từ cho biến x ta cần đề cập đến miền giá trị (universe of discourse) cho
x. Miền giá trị là tập các đối tượng quan tâm của một biến.
2.1_Lượng từ tồn tại :
Tồn tại x X∈ sao cho T(x) là một mệnh đề tồn tại.
Kí hiệu là:
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
12
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ

x ∈ X : T(x)
Ví dụ:
“Tồn tại số thực x sao cho x+4>7” là mệnh đề đúng. Kí hiệu: x∈R : x+4>7
2.2_Lượng từ với mọi :
Với mọi x X∈ ta có T(x) là một mệnh đề với mọi.
Kí hiệu là:
x ∈ X , T(x)
2.3_Phủ định của và :
Phủ định của và được thiết lập theo quy tắc sau:
x ∈ X : T(x) ≡ x ∈ X , T(x)
x ∈ X , T(x) ≡ x ∈ X : T(x)
Như vậy ta có các mệnh đề:
x ∈ X : T(x) và x ∈ X , T(x) là phủ định nhau
x ∈ X , T(x) và x ∈ X : T(x) ) là phủ định nhau
Các ví dụ:
x y(x+y=y+x), x,y ∈ R
Với tất cả các số thực thì x+y =y+x.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
13
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
x y(x+y=0) x,y∈R
Với mọi số thực x, tồn tại số thực y thỏa x+y=0.
Chuyển các câu phát biểu sau:
i.Có SV nào đó trong khoa đã có một chứng chỉ tiếng Anh.
ii.Mọi SV trong khoa đã có chứng chỉ tiếng Hoa hoặc tiếng Pháp.
Nếu ta đặt các từ trong 2 ví dụ trên như sau:
A(x): x có chứng chỉ Anh

H(x): x có chứng chỉ Hoa
P(x): x có chứng chỉ Pháp
Thì i và ii sẽ được phát biểu như sau:
i. x A(x)
ii. x (H(x) ∨ P(x))
3.Phạm vi lượng từ:
Được kí hiệu bởi các dấu [] hay (). Nếu không có các dấu này thì tầm ảnh hưởng là công
thức nhỏ nhất ngay sau lượng từ.
Một biến x được gọi là bound nếu nó được gán giá trị hay được lượng từ hóa. Ngược lại x
sẽ là free khi nó không bound.
Ví dụ:
x ( yP(x,y) ∨ Q(x,y)) khi đó x,y trong P(x,y) là bound và y trong Q(x,y) là free.
4.Thứ tự các lượng từ:
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
14
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
Thứ tự của các lượng từ là rất quan trọng trong mệnh đề logic. Trừ các trường hợp mà tất
cả các lượng từ là hoặc .
Khi áp dụng thì thứ tự của lượng từ được tính từ trái sang phải và từ trong ra ngoài.
Dưới đây là bảng tóm tắt ý nghĩa của các lượng từ
5.Các luật suy diễn trong logic vị từ
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
15
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ

Các luật suy diễn trong logic vị từ được mô tả qua bảng sau
6.Ứng dụng logic vị từ vào lập trình logic (Prolog):
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
16
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
Prolog là một ngôn ngữ lập trình . Mục tiêu của prolog là giúp người lập trình mô tả lại bài
toán theo ngôn ngữ của logic. Dựa trên đó, máy tính sẽ tiến hành suy diễn dựa vào cơ chế suy
diễn tiến và cơ chế suy diễn lùi (Modus Ponens, Modus Tollens) để đưa ra câu trả lời.
Ví dụ : Trong prolog ta có thể tạo một khai báo vị từ như sau:
Grandmother (X,Y) :-mother(X,Z), parent (Z,Y)
Ta có: “-“ đọc là nếu; ”,” đọc là và.
Vị từ parent có thể được khai báo theo cách như sau:
parent(X,Y) :-mother(X,Y)
parent(X,Y) :-father(X,Y)
Cú pháp prolog:
Chương trình bao gồm tập luật được biểu diễn dưới dạng mệnh đề.
head:-body
Trong đó head là một vị từ, body có thể rỗng hoặc một tập các vị từ.
Ở ví dụ parent(X,Y) :-mother(X,Y) head là parent, body là mother.
• Dữ kiện trong prolog:
Dữ kiện là mệnh đề có body là rỗng. Thường dùng để mô tả các dữ kiện của bài toán.
Ví dụ khi ta khai báo parent(X,Y) thì ta đang khai báo X là parent Y.
• Luật trong prolog:
Là các phần còn lại của mệnh đề trong chương trình, thể hiện những phát biểu logic trong
bài toán.
Grandmother (X,Y) :-mother(X,Z), parent (Z,Y)
Nghĩa là X là ông bà của Y khi Y là con của Z và Z là con của X

Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
17
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
LỜI KẾT
Ngày nay, logic đang trở nên rất phổ biến trong đời sống con người. Nó là cơ sở và nền
tảng vững chắc trong rất nhiều lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Mặc dù logic mệnh đề, vị từ
không phải là thành tựu cao nhất của logic học và ứng dụng của nó chưa được áp dụng vào thực
tế nhiều như logic mờ nhưng những lợi ích mà nó đem lại thì vô cùng to lớn. Nó là cơ sở logic
chung cho tư duy chính xác, đặc biệt cực kì quan trọng trong các lĩnh vực toán học, khoa học
máy tính, điều khiển tự động…Vì thế logic học nên được đầu tư để trở thành một trong những
môn chủ chốt cho các môn học hiện đại, đặc biệt là khoa học máy tính.
Vì hạn chế của bản thân về môn toán cho khoa học máy tính và bản thân có tham khảo
thêm một số tài liệu được viết bằng tiếng anh nên chắc chắn bài báo cáo còn nhiều sai xót và
nhầm lẫn. Vì thế tôi mong được sự đóng góp của các thầy cô và bạn bè để bài báo các được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
18
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN TOÁN CHO KHOA HỌC MÁY TÍNH
Logic mệnh đề - Logic vị từ
GVHD: P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Slide bài giảng Fundamentals of Algorithm của P.GS-TS NGUYỄN PHI KHỨ
[2]Slide bài giảng Luận lí toán học(Mathematical Logic) của Nguyễn Thanh Sơn
[3]Slide bài giảng Logic mệnh đề, Logic vị từ của TS Trần Văn Hoài
[4] />%C3%A1n_h%E1%BB%8Dc

[5] />[6] />[7] />[8] />Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM-2013
19

×