Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

thực trạng hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.72 KB, 11 trang )

Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu
hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán, là hoạt
động đem lại những hiệu quả tích cực không những cho chủ thể chào bán
mà còn cho cả nền kinh tế. Đó là cách thức huy động vốn linh hoạt và
mang lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Vì thế, việc tìm hiểu hệ thống pháp luật điều
chỉnh và thực trạng hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn:
1. Khái niệm liên quan :
♠ Chào bán chứng khoán: chào bán chứng khoán là hoạt động
phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn
của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể
là chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Các chứng
khoán thường được chào bán theo hai phương thức: chào bán riêng lẻ và
chào bán ra công chúng.
+ Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng
khoán theo một trong các phương thức sau đây:“Thông qua phương tiện
thông tin đại chúng, kể cả internet; chào bán chứng khoán cho từ một
trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định” ( khoản 12 điều 6
Luật chứng khoán 2006)
+ Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng
khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và
không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặt internet. (khoản 3
điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán)
♠ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Khoản 6 Điều 3 của
Luật Đầu tư định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh
1
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư
tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài


mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà
đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
I.1. Chào bán chứng khoán ra công chúng:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chào bán chứng
khoán dưới dạng cổ phiếu( công ty cổ phần); trái phiếu( công ty cổ phần
và công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc cả cổ phiếu và trái phiếu ( công ty
cổ phần) tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, để gọi vốn, thỏa mãn nhu
cầu trong kinh doanh.
♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển thành công ty cổ
phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng:
Về điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được quy
định tại khoản 2, điều 4 Nghị định 14/2007 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán chính phủ: Vốn điều lệ: 10
tỷ Việt Nam đồng; Hoạt động kinh doanh năm liền trước phải có lãi.
; Không có lỗ lũy kế; Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn
được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị
doanh nghiệp liên doanh thông qua; Có công ty chứng khoán tư vấn lập
hồ sơ. Hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng quy định tại khoản
1, điều 14 Luật chứng khoán bao gồm giấy đăng ký chào bán, bản cáo
bạch, điều lệ của tổ chức phát hành, quyết định của đại hội đồng cổ đông
thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được và cam
2
kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán
có tổ chức( Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán),

quyết định chuyển đổi doanh nghiệp. Cam kết bảo lãnh phát hành( nếu
có); Văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân có liên quan; Tài liệu xác
định giá trị doanh nghiệp; Hợp đồng tư vấn hồ sơ với công ty chứng
khoán; Quyết định của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc
chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thông qua hồ sơ.
♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành
công ty cổ phần:
◘ Điều kiện:
Vốn điều lệ đã góp: tối thiểu 10 tỷ Việt Nam đồng.
Hoạt động kinh doanh năm liền trước phải có lãi.
Không có lỗ lũy kế.
Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn được Đại hội
đồng cổ đông thông qua.
Có công ty chứng khoán tư vấn lập hồ sơ.
◘ Hồ sơ: Giấy đăng ký chào bán.
Bản cáo bạch.
Điều lệ công ty.
Cam kết bảo lãnh phát hành( nếu có)
Văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước Việt Nam, trường hợp
tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng.
Văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tài liệu về việc xác định giá trị doanh nghiệp.
Hợp đồng tư vấn hồ sơ với công ty chứng khoán.
Quyết định của Hội đồng quản trị qua phương án phát hành và
phương án sử dụng vốn.
Quyết định của hội đồng quản trị thông qua hồ sơ.
3
Chào bán chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ theo trình tự thủ tục chào bán
chứng khoán ra công chúng gồm ba bước cơ bản là : đăng kí chào bán

chứng khoán ra công chúng, công bố thông tin trước khi chào bán chứng
khoán ra công chúng và cuối cùng là phân phối chứng khoán ra công
chúng. Đặc biệt phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ công bố thông tin trước
khi phát hành. Trong 7 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán chứng
khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố bản
thông báo phát hành trên tờ báo điện tử hoặc báo viết trong 3 số liên tiếp.
Việc phân phối chứng khoán phải được hoàn tất trong vòng 90 ngày kể từ
ngày giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu
lực.Thời hạn này có thể được kéo dài tới 30 ngày nếu có sự chấp thuận
của UBCKNN.
I.2. Chào bán chứng khoán riêng lẻ:
Hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp khác như
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn
chuyển đổi thành công ty cổ phần và hoạt động quản lý nhà nước trên thị
trường sơ cấp. Như vậy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chuyển sang hoạt động theo hình thức công ti cổ phần là một trong các
chủ thể phát hành chứng khoán riêng lẻ (Điều 8 Nghị định số
01/2010/NĐ-CP)
♦ Hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ được quy định ở nghị định
số 01/2010/ NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ. Tại điều 2 quy định về
đối tượng áp dụng, theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
có thể thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ
phần. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang
hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thông qua chào bán cổ phiếu
4
riêng lẻ thì trước hết phải đáp ứng các điều kiện: ba điều kiện cần thiết để
được chuyển đổi thành công ty cổ phần: phải huy động đủ vốn pháp định
theo quy định tại Giấy phép đầu tư trước khi tiến hành chuyển đổi, phải
có thời gian hoạt động chính thức tối thiểu 3 năm và trong năm thứ 3 liền

kề năm chuyển đổi hình thức hoạt động doanh nghiệp phải làm ăn có lãi,
phải có hồ sơ đề nghị chuyển đối sang hoạt động theo hình thức công ty
cổ phần; sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, doanh nghiệp
phải công bố rộng rãi về việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm đảm bảo nhà đầu tư nắm được
những thông tin cần thiết. Về điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ và hồ
sơ đăng kí chào bán cổ phần riêng lẻ được quy định khá cụ thể trong điều
8, điều 9 của Nghị định.
Về trình tự, thủ tục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải
làm thủ tục đăng kí với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ đăng kí
được quy định tại Điều 9 nghị định 01/2010/NĐ-CP. Sau đó tương tự như
chào bán chứng khoán ra công chúng chào bán cổ phiếu riêng lẻ( và cả
chào bán trái phiếu riêng lẻ) cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ công
bố thông tin trước khi phát hành. Với doanh nghiệp nước ngoài cổ phần
hóa chào bán cổ phiếu riêng lẻ thì doanh nghiệp không cần công bố báo
cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mà chỉ cần công
bố công khai địa điểm, thời gian hình thức bán cổ phiếu, số lượng cổ
phần dự kiến bán và thông tin cần thiết khác..Tuy nhiên doanh nghiệp
này phải thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi hình thức trên các phương
tiện thông tin đại chúng sau khi phương án chuyển đổi đã được Bộ kế
hoạch và đầu tư chủ trì lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.
♦ Hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ: Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài thuộc đối tượng chào bán chứng khoán riêng lẻ được chào
bán trái phiếu riêng lẻ khi đáp ứng các điều kiện: Doanh nghiệp hoạt
5

×