Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

chuyen de ung dung cong nhe thong tin vao day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.33 KB, 18 trang )


Tæ Khoa häc Tù Nhiªn.
TRAO ĐỔI
VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRONG TRƯỜNG THCS

I.NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
- Trong thời đại CNTT hiện nay việc vận dụng công nghệ
vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa và nghành
giáo dục đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.
- Hiện nay việc áp dụng CNTT vào giảng dạy thể hiện rõ
nét nhất qua “Bài giảng điện tử” đang trở thành phong trào sâu
rộng trong ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng mũi nhọn ở các khối
lớp một cách ổn định hơn.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Trong năm học 2009-2010 theo kế hoạch của nhà trường
tổ KHTN trường THCS Địch Quả tiếp tục phát động phong trào thi
đua mỗi đồng chí thực hiện một bài giảng điện tử .
- Các buổi sinh hoạt chuyên môn đi sâu vào bồi dưỡng giáo
viên cách soạn, cách dạy bài giảng điện tử.
- Các đồng chí trong tổ đều hăng say học hỏi và đăng kí
giảng dạy bằng bài giảng điện tử, tích cực dự giờ đúc rút kinh
nghiệm
- Trong sinh hoạt chuyên đề hôm nay chúng tôi mong muốn
được trao đổi cùng các đồng chí một số vấn đề về thực hiện bài
giảng điện tử hi vọng có thể có được tiếng nói chung nhất.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:


1. Một số vấn về thực hiện bài giảng điện tử trên lớp:
- Bài giảng điện tử đóng vai trò định hướng cho tất cả các
hoạt động trên lớp: vừa là bảng ghi, vừa là mô phỏng (sử dụng cả
các phần mềm khác) những khái niệm trìu tượng … đồng thời kết
hợp những phương tiện truyền thống như bảng, phấn, mô hình trực
quan, thuyết trình giảng giải, phương pháp phát hiện và giải quyết
vấn đề để tạo điều kiện cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, trình
bày ý kiến của mình nhiều hơn.
- Khi thực hiện bài giảng điện tử, việc quy định các hoạt
động học tập của học sinh là hoàn toàn cần thiết, cần phải biến
thành kỹ năng học tập của học sinh.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Về cách thực hiện bài giảng điện tử trên lớp:
VD: - Ghi chép.
- Làm việc theo nhóm lớn.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Trình bày trước lớp.
- Sử dụng SGK.
- Việc tạo hiệu ứng cho trang chiếu sẽ làm tăng sự hấp dẫn
của người xem. Tuy nhiên trong một tiết dạy 45’ nếu tạo nhiều hiệu
ứng sẽ làm mất thời gian, học sinh không tập trung vào nội dung
chính của bài mà chỉ nên tạo một vài hiệu phù hợp với nội dung bài
dạy.
- Việc chọn màu sắc cho trang chiếu rất quan trọng, nếu màu
sắc loè loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem
- Khi thực hiện một bài giảng điện tử đã bớt đi một công
đoạn giáo viên phải ghi bài trên bảng, còn bảng thì dành cho học
sinh thực hành hoặc giáo viên diễn giải.


II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
2. Qua việc dự giờ “Bài giảng điện tử” thực tế cho thấy còn
nhiều học sinh không biết ghi chép bài, hoặc không ghi kịp bài. Vậy
làm thế nào để học sinh biết cách ghi chép bài hoặc ghi kịp bài.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử thường thiết kế một hoặc hai
Slides để trình bày nội dung cho học sinh ghi, các Slides ghi bảng
thường thiết kế với màu nền, màu chữ khác với các Slides khác còn
bảng là nơi để giáo viên minh hoạ, mở rộng thêm những điều không có
trong sách giáo khoa hoặc giải thích những thắc mắc của học sinh, là
nơi để học sinh trình bày bài tập của mình.
- Thực hiện cách trên có ưu điểm là nội dung cho học sinh ghi
bài rất chính xác (do có sự chuẩn bị và kiểm tra trên máy vi tính trước
khi giảng dạy) đồng thời tiết kiệm được thời gian, dùng để luyện tập
củng cố trong cùng một đơn vị thời gian, giáo viên làm được nhiều
việc hơn.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Qua quan sát một số giờ dạy, một số học sinh không ghi
chép bài kịp nên giáo viên cần phải lưu ý: Thời gian giáo viên ghi
bảng bao nhiêu thì giáo viên sẽ dành bấy nhiêu thời gian cho học
sinh ghi bài, khi đó giáo viên sẽ dành một ít thời gian để kiểm tra
việc ghi bài của học sinh hoặc có thời gian giáo viên chuẩn bị về
để chuyển tiếp sang phần sau.
- Học bằng bài giảng điện tử sẽ tăng cường rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng nghe, nhìn, viết.
2. Qua việc dự giờ “Bài giảng điện tử” thực tế cho thấy
còn nhiều học sinh không biết ghi chép bài, hoặc không ghi
kịp bài. Vậy làm thế nào để học sinh biết cách ghi chép bài
hoặc ghi kịp bài.


II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Trong thực tế việc giảng dạy theo phương pháp truyền
thống chúng ta thấy rằng đối với những học sinh ghi chép bài chậm
các em chỉ mải mê ghi bài trong khi giáo viên đã giảng sang phần
khác nên không tiếp thu được những kiến thức đó.
- Đối với “Bài giảng điện tử” khi học sinh đã hiểu bài mặc
dù không ghi bài kịp các em có thể bỏ trống để chép lại sau nhưng
vẫn tiếp thu được kiến thức mới.
- Cần lưu ý: Khi giảng dạy “Bài giảng điện tử” Cần tránh
những thao tác trùng lặp. Trên màn chiếu đã thể hiện bài giảng,
sau đó giáo viên ghi lại bài giảng trên bảng đen phần nội dung
ghi bài.
2. Qua việc dự giờ “Bài giảng điện tử” thực tế cho
thấy còn nhiều học sinh không biết ghi chép bài, hoặc không
ghi kịp bài. Vậy làm thế nào để học sinh biết cách ghi chép
bài hoặc ghi kịp bài.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
3. Một vấn đề đặt ra là khi giảng dạy bằng phương pháp
truyền thống thì nội dung ghi bài còn đọng trên bảng.
- Đối với “Bài giảng điện tử” hoàn toàn làm được như vậy
bằng cách thiết kế sao cho một phần của Slides thể hiện những kiến
thức cơ bản của tiết học (đó chính là phần tóm tắt, ghi nhớ ở cấu
trúc bài giảng).

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử được thể hiện qua
các bước sau.
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, chọn giải
pháp cho sử dụng công nghệ.

Bước 2: Thiết kế bài giảng điện tử theo nội dung kịch bản.
Bước 3: Xem xét điều chỉnh, trước khi nên lớp.
Bước 4: Thể hiện giờ dạy.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
5. Tôi trao đổi một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong toán học:
Khi áp dụng ứng dụng CNTT sẽ tạo điều kiện hết sức thuận
lợi trong thực hiện một số biện pháp để phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh khi thực hiện các bài tập trắc nghiệm.
* Biện pháp 1: Thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ: ta thường
kiểm tra bài cũ trên một hình vẽ, một đối tượng cụ thể.
VD: Khi kiểm tra tính chất đường trung trực của đoạn thẳng,
giáo viên giới thiệu hinh vẽ đường thẳng d là trung trực của đoạn
thẳng AB trên màn hình, điểm M thuộc đường thẳng d. Giáo viên hỏi:
So sánh MA và MB
Nêu tích chất đã vận dụng.
Phát biểu tính chất đó.
A
B
M
d

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
5. Tôi trao đổi một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong toán học:
* Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức bài tập buộc
học sinh phải suy nghĩ.
- Dạng bài tập1: Đòi hỏi phải bổ sung vào giải thiết hoặc kết
luận của một khẳng định.

VD: Điền từ thích hợp vào chỗ (…)
… Có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
- Dạng bài tập 2: Đòi hỏi học sinh loại trừ hết kết quả sai để
xác định kết quả đúng.
VD: Phương trình │x-3│=9 có tập nghiệm là
A. {-12} B. {6} C. {-6,12} D. {12}

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
5. Tôi trao đổi một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong toán học:
* Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức bài tập buộc
học sinh phải suy nghĩ.
- Dạng bài toán đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu trả lời
thích hợp trong các câu hỏi sóng đôi:
Nếu đưa ra các câu hỏi có nét giống nhau những câu này
trả lời đúng (hoặc có), câu kia trả lời sai (hoặc không).
VD: a, Tổng của hai số nguyên tố có thể là một số nguyên tố
không?
Đáp án: Có ví dụ 2+3=5.
b,Tích của hai số nguyên tố có thể là một số nguyên tố
không?
Đáp án: không.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
5. Tôi trao đổi một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong toán học:
* Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức
mới: Học sinh sẽ nhớ lâu các kiến thức mà các em tự tìm tòi khám
phá ra.
VD: Khi học định lý cho học sinh tiếp cận với định lí bằng

cách dự đoán, thực hành: đo đạc, cắt ghép, gấp hình, rút ra kết
luận,sau đó hướng dẫn học sinh chứng minh định lí đó.
* Biện pháp 4: Tăng cường tranh luận trong tập thể lớp:
Trong tiết dạy trên lớp thường xuyên xuất hiện các sai lầm
của học sinh, giáo viên yêu cầu tập thể lớp thảo luận xem đó như 1
tình huống để phát huy tính tích cực của học sinh.

Tổ chức Thực Hiện .
STT
Họ và tên GV
Môn
Tên bài dạy
1 Nguyễn Minh Huệ
To¸n
Tứ giác nội tiếp
2 Đặng Hồng Mai Toán Quan hệ giữa …
3 Nguyễn Thu Nga sinh
4 Phùng Thị K Thủy Hóa
5 Phạm Thị Huệ Anh
6 Dương Thi Nga Anh
7 Chu Thành Lực Anh
8 Nguyễn Xuân Đồng Vật lí
9 Nguyễn Hải Lí Toán Hình lăng trụ đứng

III. KẾT LUẬN:
- Công nghệ thông tin là một phương tiện hỗ trợ rất đắc lực
cho công tác giảng dạy làm cho bài học sinh động và hấp dẫn hơn,
nhưng không phải bài nào cũng áp dụng CNTT vào bài giảng để đạt
hiệu quả cao nhất. Vấn đề còn phụ thuộc vào cách thức truyền đạt
của giáo viên, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, phải phối hợp

đồng bộ các phương pháp trong một tiết dạy phù hợp với đặc trưng
của từng bộ môn. Để hiệu quả giờ dạy đạt kết quả cao nhất đó là học
sinh hiểu bài và vận dụng được.
- Bài giảng điện tử đã đem lại hiệu quả rất lớn trong dạy
học.Trong môn toán gv hướng dẫn học sinh vẽ hình, đo đạc, thực
hiện các bài toán trắc nghiệm do đó tiết kiệm được thời gian, học
sinh quan sát dễ dàng và hứng thú trong học tập.

III. KẾT LUẬN:
- Các đồng chí có khả năng về CNTT hãy phát huy và áp
dụng thật hiệu quả tác dụng của CNTT vào dạy học nhằm nâng
cao hiệu quả giờ lên lớp.
- Trên đây là một số vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy
áp dụng CNTT vào dạy học, tổ KHTN chúng tôi cùng trao đổi với
bạn bè đồng nghiệp rất mong sự góp ý của các đồng chí để hội nghị
chuyên đề của chúng ta đạt kết quả tốt đẹp.
- Cuối cùng tôi thay mặt cho tổ KHTN xin chúc các đồng
chí lời chúc sức khoẻ tốt đẹp nhất.

Xin trân trọng cảm ơn

×