Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập quản trị ngân hàng thương mại có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.17 KB, 15 trang )

Bài 1: Ngân hàng ABC có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm,
đơn vị tỷ đồng)
Tài sản Số ư LS (%) Nguồn vốn Số ư LS (%)
Tiền mặt 1.000 Tiền gửi thanh toán 2.500 2,0
Tiền gửi tại NHNN 500 1,0 Tiết kiệm ngắn hạn 2.800 5,5
Tiền gửi tại TCTD khác 700 2,0 TK trung - dài hạn 2.000 9,5
Chkhoán KB ngắn hạn 5,0 Vay ngắn hạn 1.200 6,0
- Theo mệnh giá 1.100
- Theo giá mua 1.000
Cho vay ngắn hạn 3.000 9,5 Vay trung - dài hạn 1.500 10,1
Cho vay trung hạn 2.200 10,2 Vốn chủ sở hữu 500
Cho vay dài hạn 1.800 12,5
Tài sản khác 300
10.500 10.500
Yêu cầu:
1. Tính thu lãi, chi trả lãi
2. Tính chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản
3. Tính tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ (ROE).
Biết rằng: 10% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung và dài
hạn đã quá hạn, ngân hàng chưa thu được lãi đối với những khoản cho vay này. Thu khác
25 tỷ, chi khác 20 tỷ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Bài giải
a. Tính thu, chi lãi
Thu lãi = 500 *1% +700*2% + 1100 *5% + 3000 (1-10%) *9,5% + 2.200 (1-5%)
*10,2% + 1.800 (1-5%) * 12,5% =
Chi lãi = 2.500 * 2% + 2.800 *5,5% + 2.000 * 9,5% + 1.200 *6% + 1.500 *10,1% =
b. Thu lãi - Chi lãi
Chênh lệch lãi suất =
Tổng tài sản
Chênh lệch lãi suất cơ bản = Chênh lệch thu chi từ lãi /tổng tài sản sinh lợi (trong đó
TSSL= 10.500 – 1000 – 300)


c. Lợi nhuận trước thuế = Chênh lệch thu chi từ lãi + thu khác – chi khác
=> Lợi nhuận sau thuế => ROE và ROA
Bài 2: Ngân hàng B có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn
vị tỷ đồng)
Tài sản Số ư
Lãi suất
(%)
Nguồn vốn Số ư
Lãi suất
(%)
Tiền mặt 420 Tiền gửi thanh toán 1500 1,5
Tiền gửi tại NHNN 180 1,5 Tiền gửi tkiệm ngắn hạn 1820 5,5
Tgửi tại TCTD khác 250 2,5 TGTK trung và dài hạn 1410 7,5
Tín phiếu kho bạc 4 Vay ngắn hạn 620 5,5
- Theo mệnh giá 520 Vay trung và dài hạn 1200 8,8
- Theo giá mua 420 Vốn chủ sở hữu 350
Cho vay ngắn hạn 2310 9,5 Nguồn khác 410
Cho vay trung hạn 1470 11,5
Cho vay dài hạn 1850 13,5
Tài sản khác 410
7.310 7.310
Yêu cầu:
1. Tính lãi suất bình quân tổng nợ, lãi suất bình quân tổng tài sản, lãi suất bình quân
tổng tài sản sinh lời?
2. Tính chênh lệch thu chi từ lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản,
ROA, ROE?
3. Tính lãi suất cho vay trung bình để đảm bảo hòa vốn?
4. Giả sử 20% dư nợ cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính tỷ lệ thanh
khoản tài sản
Biết rằng: 10% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung, dài

hạn đã quá hạn; đồng thời chưa thu được lãi. Thu khác 25 tỷ, chi khác 20 tỷ; thuế suất
thuế thu nhập là 25%.
Trong tổng dư nợ, nợ nhóm 1 chiếm 70%, nợ nhóm 2 chiếm 20%, nợ nhóm 3 chiếm
3%, nhóm 4 chiếm 5% và nhóm 5 chiếm 2%. Giá trị tài sản đảm bảo của nợ nhóm 2 là
700 tỷ, của nợ nhóm 3 là 300 tỷ, của nợ nhóm 4 là 300 tỷ, của nợ nhóm 5 là 50 tỷ.
Tỉ lệ dự phòng chung là 0,5% tính trên dư nợ gốc của các khoản nợ từ nhóm 1-4. Tỉ
lệ dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ 1, 2, 3, 4 và 5 lần lượt là: 0, 2, 25, 50 và 100%. Số
dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng năm trước là 15 tỷ.
Bài giải
a. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 7310
Thu lãi = 180 *1,5% + 250*2,5% + 520 *4% + 2.310 (1-10%)*9,5% + 1470 (1-5%)
*11,5% + 1850 (1- 5%) *13,5% =
Chi lãi = 1.500 *1,5% + 1820 *5,5% + 1410 *7,5% + 620 *5,5% + 1.200 *8,8%
= 368,05
Lãi suất bình quân tổng nguồn vốn nợ = Chi lãi/ TNVN
Lãi suất bình quân tổng tài sản = Thu lãi/ TTS
Lãi suất bình quân tài sản sinh lãi = Thu lãi /tổng tài sản sinh lãi
b. Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – chi lãi
Chênh lệch thu chi từ lãi
Chênh lệch lãi suất =
Tổng tài sản
Chênh lệch lãi suất cơ bản = Chênh lệch thu chi từ lãi /tổng tài sản sinh lợi
(trong đó TSSL= 7310 – 420 – 410)
ROA=Tổng thu nhập sau thuế/Tổng TS
=[(Thu lãi+Thu khác)- (chi lãi+chi khác)- DPRR- thuế TNDN]/7310
ROE=Tổng thu nhập sau thuế/Tổngvốn chủ
* Tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phải trích trong kỳ:
Tổng dư nợ = 2310 + 1470 + 1850 = 5630
Trong đó: Nợ nhóm 1: 70%*5630=3941
Nợ nhóm 2: 20%*5630=1126

Nợ nhóm 3: 3%*5630=168,9
Nợ nhóm 4: 5%*5630= 281,5
Nợ nhóm 5:2%*5630=112,6
Dự phòng chung = Tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 * tỷ lệ dự phòng
= 5517,4 *0,5% = 27,58 tỷ
Dự phòng cụ thể R = (A-C) x r
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích theo từng nhóm nợ
A: số dư nợ gốc của từng nhóm nợ
C: giá trị khấu trừ của TS bảo đảm
r: tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể
DPRR nợ nhóm 2 = (1226- 700)*2% = 10,52 tỷ
Nợ nhóm 3 = 168,9; TSBĐ 300=> không phải trích DP
Nợ nhóm 4: 281,5; TSBĐ 300=> không phải trích DP
DPRR nợ nhóm 5 = (112,6-50)*100% = 62,6
 chi phí dự phòng RR phải trích =27,58+10,52+62,6 – 15 = 85,7
c. Tính lãi suất cho vay trung bình để đảm bảo hòa vốn
Gọi r là lãi suất cho vay trung bình để hòa vốn
NH hòa vốn khi DT = CP
Doanh thu = Thu lãi + Thu khác
= 180 *1,5% + 250*2,5% + 520 *4% + 2.310 (1-10%)* r + 1470 (1-15%) *r + 1850
(1- 5%) * r + 25 = 50,75 + 5182,5 r
Chi phí = Chi lãi + chi khác + DPRR = 368,05 + 20 + 85,7 = 473,75
 r = …
. Giả sử 20% ư nợ cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính tỷ lệ
thanh khoản tài sản
TS thanh khoản
Tỷ lệ thanh khoản tài sản =
Tổng tài sản
Tài sản thanh khoản = Tiền mặt + TG tại NHNN + TG tại các TCTD + Chứng khoán
thanh khoản + Các khoản cho vay sắp đáo hạn.= 420+ 180 +250+420 (2310 +1470

+1850)* 0,2 =
=> Tỷ lệ thanh khoản tài sản =
Bài 3: Trước quý I/N CTCP Hòa Phát gửi đến ngân hàng ABC hồ sơ vay vốn cố định để
thực hiện dự án mở rộng phân xưởng sản xuất ống nước. Sau khi thẩm định, ngân hàng
đã nhất trí một số số liệu sau:
- Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án gồm:
+ Chi phí xây lắp: 1.600 triệu đồng
+ Tiền mua thiết bị: 1.980 triệu đồng
+ Chi phí vận chuyển thiết bị: 15 triệu đồng
+ Chi phí khác liên quan đến xây dựng: 350 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án bằng 40% giá trị dự
toán của dự án.
- Các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án: 159 triệu đồng.
- Lợi nhuận doanh nghiệp thu được hàng năm trước khi đầu tư thực hiện dự án là
1.350 triệu đồng. Sau khi đầu tư, lợi nhuận tăng thêm 24% so với trước khi đầu tư.
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm của công ty là 15%.
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án?
2. Giả sử ngân hàng xác định thời gian cho vay là 3 năm, doanh nghiệp phải xác
định nguồn khác để trả nợ ngân hàng hàng năm là bao nhiêu?
Biết rằng:
- Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án dùng để trả nợ ngân hàng
- Nguồn vốn khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm là 138 triệu đồng
- Giá trị tài sản thế chấp: 4560 triệu đồng. NH cho vay tối đa 70% giá trị TSTC
- Ngân hàng có đủ nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp
- Dự án khởi công ngày 5/1/N, được hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 5/7/N
- Công ty không có nợ các tổ chức tín dụng khác.
Bài giải
1.Mức cho vay và thời gian vay
- Mức cho vay

+ Theo nhu cầu:
1600+350+1980+15-40 % (1600+350+1980+15) –159 = 2208 trđồng
+ Ngân hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng
+ Theo giá trị của TSTC =70 % x 4.560 =3.192 triệu đồng
Vậy mức cho vay là: 2208 triệu đồng
-Thời hạn cho vay:
+ Thời gian ân hạn: 6 tháng (5/1 đến 5/7)= 0,5 năm
+ Nguồn trả nợ
Lợi nhuận = 1350 x 24 % = 324 triệu đồng
Khấu hao = 15% x 2208 =331,2 triệu đồng
Các nguồn khác = 138 triệu đồng
Tổng = 793,2 triệu đồng
T trả nợ = 2208/793,2 =2,78 năm
T cho vay = 3,38 năm
2.Nếu cho vay trong 3 năm thì thời gian trả nợ là 2,5 năm
Nguồn trả nợ = 2208/ 2,5=883,2
Nguồn khác để trả nợ = 883,2 – 324 – 331,2 = 228 triệu đồng
Bài 4: Ngân hàng ABC đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 250 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc và lãi khi đáo
hạn. Hết 12 tháng, khách hàng đã mang 90 tỷ đồng đến trả và xin gia hạn nợ 6 tháng. Biết
lý do không trả được nợ là khách quan, NH đã đồng ý cho gia hạn. Qua 6 tháng gia hạn,
khách hàng vẫn không trả được nợ. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được
khoản nợ này, NH đã phát mại tài sản thế chấp và thu được 250 tỷ (sau khi trừ chi phí
bán).
Yêu cầu: Theo anh/chị có bao nhiêu cách thu gốc và lãi?
Biết rằng: Lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất trong hạn. Khi khách hàng không
trả lãi đúng hạn, NH không nhập lãi vào gốc để tính lãi trong kì tiếp mà hạch toán trên
TK lãi treo.
Bài giải
Đến tháng thứ 12, khách hàng phải trả:

Gốc = 250 tr
Lãi = 250 *12% = 30 tr
Tổng nợ gốc và lãi = 280 tr. Nhưng khách hàng mang đến có 90 tr, NH có 3 cách thu nợ
gốc và lãi như sau:
Cách 1: Thu toàn bộ lãi trước, còn lại thu gốc:
Lãi thu được 30 tr
Gốc thu được 90 – 30 = 60 tr => Dư nợ = 250 – 60 = 190 tr
Cách này chỉ áp dụng với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, nợ quá hạn chỉ là tạm
thời
Cách 2: Thu gốc trước, còn lại thu lãi
Gốc được 90 tr => Dư nợ = 250 -90 = 160 tr
Lãi thu được 0 tr => Lãi treo (lãi chưa trả ) = 30tr
Cách này áp dụng với những khách hàng không có khả năng trả nợ. NH tận dụng thu hết
gốc để giảm nợ quá hạn.
Cách 3: Thu 1 phần gốc và lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả
Lãi thu được = (30/280) *90 = 10,8tr => Lãi treo = 30 -10,8 = 19,2
Gốc thu được = (250/280) *90 = 90 –10,8 = 79,2 tr => Dư nợ = 250 – 79,2 =170,8 tr
Giả sử, NH thu nợ theo cách thứ 3, sau 6 tháng gia hạn (đến tháng thứ 18), khách
hàng phải trả:
Gốc = 170,8
Lãi phát sinh = 170,8 *12/2 = 10,248 tr
Lãi treo = 30 – 10,8 = 19,2
Sau 12 tháng quá hạn (đến tháng thứ 30), khách hàng phải trả:
Gốc: 170,8
Lãi phát sinh: = 170,8 *12% * 150% = 30,774
Lãi treo: 19,2 + 10,248 = 29,448
Tổng gốc và lãi phải trả = 170,8 + 29,448 + 30,774 = 231,022
Giá trị tài sản thế chấp 250
NH trả lại cho DN: 250 -231,022 =
Bài 5: Ngày 15/3/N Sacombank chi nhánh HN nhận được hồ sơ vay vốn lưu động của

công ty ABC theo phương thức vay từng lần với số tiền là 721,5 triệu đồng. Qua thẩm
định hồ sơ vay vốn, ngân hàng xác định được các số liệu sau:
- Giá trị vật tư hàng hoá mua vào: 2.855,5 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu của DN tham gia kinh doanh là 721,25 triệu đồng.
- Giá trị tài sản thế chấp: 1.023,5 triệu đồng.
Nguồn vốn kinh doanh của NH tại thời điểm ngày 15/3/N như sau:
+ Vốn huy động: 132.951 triệu đồng, trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12
tháng là 1.500 triệu đồng
+ Vốn chủ sở hữu: 15.370 triệu đồng
+ Vốn nhận điều hoà từ các chi nhánh NH khác: 34.955,35 triệu đồng
+ Vốn khác: 8.848,75 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định nguồn vốn kinh doanh của NH?
b. Nếu thực hiện cho vay, mức cho vay phù hợp là bao nhiêu?
Biết rằng:
a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% và tỷ lệ dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán là 8%.
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư tại thời điểm 15/3/N của NH là 125.560 triệu đồng.
b. NH cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.
c. Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên, doanh nghiệp còn vay của SHB
là 87,75 triệu đồng.
Bài 5: Công ty Nam Kinh, đang xem xét dự án đầu tư một dây chuyền máy sản xuất có
tổng chi phí đầu tư là 1.700.000 USD. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan,
công ty ước tính dòng tiền thu được là 250.000 USD vào năm thứ nhất, 300.000 USD vào
năm thứ hai, 350.000USD vào năm thứ ba và 320.000 USD cho những năm tiếp theo.
Yêu cầu:
1. Theo anh (chị) ngân hàng có nên chấp nhận cho vay dự án này không?
Biết rằng:
- Thời gian sử dụng của dây chuyền ước tính là 10 năm.
- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho dây chuyền trên.
- Thuế suất thuế thu nhập của công ty là 25%.

- Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của vốn chủ sở hữu là 17,05% và của vốn vay là 12%,
ngân hàng chỉ cho vay 60% nhu cầu vốn đầu tư dự án.
2. Kết quả câu (1) thay đổi thế nào nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của vốn chủ sở hữu
là 20%?
3. Nếu dùng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm để xem xét thì có nên
cho vay dự án này không?
Bài giải
Nguồn vốn Tỷ trọng Chi phí CP sau thuế
Chủ sở hữu 0,4 17,05 0,4x17,05%
Vay NH 0,6 12% 0,6x12%(1-25%)
WACC = Tự tính
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
CP đầu tư 1.700
Dòng tiền
ròng
250 300 350 320 320 320 320 320 320 320
NPV
(WACC)
3, Nếu dùng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm để xem xét thì có nên cho
vay dự án này không?
Dự án có chi phí đầu tư là 1.700.000 USD
Thu nhập ròng qua 5 năm đầu = 250.000 + 300.000 + 350.000 + 320.000 +320.000 =
1.540.000 USD
Số tiền còn lại chưa thu về = 1.700.000 – 1.540.000 = 160.000
Thời gian thu hồi vốn = 5 năm + 160.000/320.000 = 5,5 năm
So với tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là 6 năm, dự án được chấp nhận cho vay vì có
thời gian….
Bài 6: Trước quý II/N, CTCP Hoàng Long (công ty sản xuất hàng tiêu dùng) gửi đến
NHTMCP Á Châu hồ sơ vay vốn lưu động để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh
quý II/N. Hồ sơ gồm có:

+ Đơn xin vay với hạn mức tín dụng là 2.100 triệu đồng.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh và nguồn tài trợ.
+ Hồ sơ nhà và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của công ty Hoàng Long.
Sau khi thẩm định, ngân hàng đã thống nhất với công ty các số liệu sau:
+ Tài sản ngắn hạn đầu kỳ: 3.050 triệu đồng
+ Giá trị vật tư hàng hóa mua vào trong quý: 9.473 triệu đồng
+ Chi mua máy móc thiết bị mới: 7.543 triệu đồng
+ Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện trong quý: 10.556 triệu đồng
+ Chi phí sản xuất khác phát sinh trong quý: 2.700 triệu đồng
+ Khấu hao tài sản cố định: 1.500 triệu đồng
+ Tài sản ngắn hạn cuối kỳ: 2.982 triệu đồng
+ Vốn chủ sở hữu và tự huy động tham gia vào kế hoạch kinh doanh là: 1.602,5
triệu đồng
+ Giá trị tài sản thế chấp: 3.000 triệu đồng
Với những dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đã đề nghị hạn mức tín dụng quý II/N cho
công ty Hoàng Long là 2.100 triệu đồng.
Trong 6 ngày đầu tháng 4/N, công ty đã phát sinh một số nghiệp vụ và cán bộ tín
dụng đã đề nghị giải quyết những khoản cho vay sau đây theo hợp đồng cho vay theo hạn
mức tín dụng đối với công ty:
+ Ngày 2/4: Cho vay để công ty mua vật tư: 486 triệu đồng
Cho vay để trả tiền điện cho khu nhà ở của công nhân: 124 triệu đồng
+ Ngày 3/4: Cho vay để công ty trả lãi vay ngân hàng: 26 triệu đồng
Cho vay trả tiền thưởng cho công nhân: 100 triệu đồng
+ Ngày 4/4: Cho vay để công ty trích lập quỹ phúc lợi: 45 triệu đồng
Cho vay để công ty trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm: 105 triệu đồng
+ Ngày 5/4: Cho vay để công ty trả tiền vận chuyển vật tư: 12 triệu đồng
+ Ngày 6/4: Cho vay để công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 200 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng cho công ty Hoàng Long và cho nhận xét về đề nghị
của cán bộ tín dụng?

2. Đánh giá về những đề nghị cho vay theo hạn mức của cán bộ tín dụng?
Biết rằng:
- Nguồn vốn của NHTMCP Á Châu đủ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của công ty
Hoàng Long. Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.
- Công ty sản xuất có lãi và là khách hàng truyền thống của NHTM.
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý II/N của công ty Hoàng Long là 350 triệu đồng.
Bài giải
Nhận xét bộ hồ sơ vay vốn của công ty Hoàng Long
+ Hồ sơ pháp lý: vì công ty là khách hàng truyền thống của ngân hàng nên không có
hồ sơ này vẫn được
+ Hồ sơ kinh tế: công ty phải bổ sung thêm các báo cáo tài chính trong các quý
trước: bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính và
các hợp đồng kinh tế của công ty (nếu có) kì KH để cán bộ tín dụng thẩm định về năng
lực tài chính của công ty.
+ Hồ sơ tài sản thế chấp: hồ sơ nhà và đất thuộc quyền sở hữu của chủ tịch Hội
đồng quản trị không phải là của công ty vì vậy công ty Hoàng Long cần bổ sung thêm
giấy ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà của chủ tịch Hội đồng quản trị
cho công ty.
1.Về hạn mức tín ụng
+ Tài sản lưu động bình quân =
3016
2
29823050
=
+
+ Vòng quay vốn lưu động =
vòng5,3
3016
10556
=

+ Tổng chi phí KD hợp lý của công ty: 9428 + 2745 = 12173 triệu đồng
+ Nhu cầu vốn lưu động bình quân trong quý =
3478
5,3
12173
=
triệu đồng
+ Hạn mức tín dụng xác định theo nhu cầu của công ty
3478- 1602,5 = 1875,5
+ Mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản thế chấp:
3000 x 70% = 2100 triệu đồng
Như vậy, hạn mức tín dụng của khách hàng trong quý II/N là: 1875,5.
2.Nhận xét về các đề nghị của cán bộ tín ụng
- Cán bộ tín dụng đề nghi hạn mức tín dụng cho khách hàng là 2100 là chưa đúng.
- Về các nghiệp vụ đề nghị cho vay
Tài khoản hạn mức tín dụng
1/4 350
2/4 486
836
5/4 12
848
Bài 7: Trong tháng 3/N, CTCP Thương mại dịch vụ FIVIMARK gửi đến NHCP Liên Việt
hồ sơ xin vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu
cầu hàng hóa của người tiêu dùng. Sau khi xem xét và thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng
đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu sau:
+ Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 3.190 triệu đồng
+ Vốn chủ sở hữu thực hiện dự án bằng 35% tổng mức vốn đầu tư cho dự án
+ Các nguồn vốn khác tham gia dự án là: 350 triệu đồng
+ Giá trị tài sản thế chấp: 2.800 triệu đồng.
+ Lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án 1.274

triệu đồng, tăng 30% so với trước khi thực hiện dự án.
Tại thời điểm ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn của Công ty, tình hình nguồn vốn
và sử dụng vốn của ngân hàng như sau:
Đơn vị tính Triệu đồng
Tài sản Nguồn vốn
1. Ngân quỹ: ………. 1. Vốn huy động: 2.516.000
2. Cho vay: 2.252.000 - Huy động tiền gửi: 1.316.000
- Cho vay ngắn hạn: … - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 1.200.000
- Cho vay trung, dài hạn: … 2. Vốn CSH: 945.000
3. Nghiệp vụ kdoanh khác: 277.920 3. Nguồn vốn khác: 659.000
Tổng tài sản: 4.120.000 Tổng nguồn vốn: 4.120.000
Trong tháng 5, doanh nghiệp phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau có nhu cầu vay
vốn theo hợp đồng tín dụng trung và dài hạn đã kí:
- Ngày 10/5: Vay mua xi măng và sắt xây dựng: 265 triệu đồng
Vay để mua bột mỳ, muối đường: 515 triệu đồng
- Ngày 23/5: Vay để thanh toán tiền vôi, cát: 170 triệu đồng
Vay để thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 30 triệu đồng
- Ngày 30/5: Vay để thanh toán tiền mua thiết bị: 500 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định nguồn vốn ngân hàng còn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn?
2. Xác định mức cho vay đối với dự án?
3. Thời hạn cho vay đối với dự án?
4. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/N.
Biết rằng:
- Trong nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu có 40% vốn trung và dài hạn.
Ngân hàng được phép sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Thời
gian còn lại của nguồn dài hạn đến khi đáo hạn >12 tháng. Dư nợ tín dụng trung dài hạn
chiếm 35% tổng dư nợ cho vay. Ngân hàng cho vay tối đa 70% giá trị TSTC và không
vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của DN là 20%/năm. Doanh nghiệp cam kết dùng

toàn bộ phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án để trả nợ ngân hàng. Các nguồn
khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm: 50,7 triệu đồng.
- Dư nợ tài khoản cho vay vốn cố định của doanh nghiệp cuối ngày 9/5 là 540 triệu
đồng (trước dự án này doanh nghiệp không có dư nợ vay vốn cố định tại ngân hàng).
- Dự án được thực hiện ngày 16/4/N và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 16/10/N.
Bài giải
1. Khả năng nguồn vốn cho vay DH của ngân hàng
+ Vốn huy động trung dài hạn: 40% vốn huy động kỳ phiếu trái phiếu
= 40% x 1.200.000 = 480.000 triệu đồng
+ Vốn huy động ngắn hạn = Vốn huy động – Vốn huy động dài hạn
= 2.516.000 – 480.000 = 2.036.000 triệu đồng
Tổng nguồn vốn ngắn hạn được phép cho vay trung dài hạn:
30% x 2.036.000 = 610.800 triệu đồng
Nguồn vốn ngân hàng còn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
=Vốn huy động trung và dài hạn + 30% vốn ngắn hạn – Dư nợ trung và dài hạn
= 480.000 + 610.800 – 35% x 2.252.000 = 302.600 triệu đồng
2. Mức cho vay đối với ự án:
- Theo nhu cầu vốn vay: = Nhu cầu vốn để thực hiện dự án - Vốn tự có - Vốn khác
= 3.190- 35% x 3190 – 350 = 1723,5 triệu đồng
-Theo giới hạn cho vay:
+ 70% giá trị TS thế chấp = 70% x 2.800 = 1.960 triệu đồng
+ 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng = 15% x 945.000 = 141.750 triệu
=>Vậy mức cho vay ngân hàng chấp nhận là: 1723,5 triệu đồng
3.Thời hạn cho vay đối với ự án:
- Tcv=T ân hạn + T trả nợ
T ân hạn = 6 tháng (từ 16/4 đến 16/10) =0,5 năm
T trả nợ = Số tiền vay/ Mức trả nợ bình quân năm
Mức trả nợ bình quân năm = Lợi nhuận tăng thêm+Khấu hao+nguồn khác
= 1.274 – 1.274 x 100/130 + 20%x1723,5 + 50,7 = 689,4
T trả nợ = 1.723,5/689,4 = 2,5 năm

Tcv = 0,5+2,5 =3 năm
3.Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Ngày 10/5:
Vay mua xi măng thuộc đối tượng cho vay => NH cho vay
Vay mua bột mỳ, muối đường thuộc VLĐ sai đối tượng cho vay => NH không cho vay
Các nghiệp vụ khác được cho vay
Tài khoản cho vay vốn cố định của FIC
9/5 540
10/5 265
805
23/5 85
30
30/5 920
500
1420
Số dư ngày 30/5/N của Công ty tại NH: 1420 triệu đồng

×