Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo đề thi trắc nghiệm khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

i



Lời Cám Ơn


Với tình cả m chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn cao quý đế n
ban chủ nhiệ m Khoa Hệ thố ng thông tin Kinh tế - Đạ i họ c Kinh tế Huế ,
các thầ y cô giáo, gia đình, bạ n bè và Công ty Cổ phầ n Đầ u tư và Phát
triể n Công Nghệ Tekciz – Chi nhánh Huế đã tạ o điề u kiệ n, độ ng viên
và giúp đỡ tôi rấ t nhiề u trong quá trình hoàn thành luậ n vă n tố t nghiệ p
này.
Đặ c biệ t, tôi xin chân thành gửi lời cả m ơn sâu sắ c đế n Thạ c sĩ
Lê Viế t Mẫ n đã tậ n tình hướng dẫ n, quan tâm, thường xuyên theo dõi,
cung cấ p các tài liệ u và có những đánh giá, nhậ n xét, góp ý thẳ ng thắ n
để tôi có thể hoàn thiệ n báo cáo khóa luậ n tố t nghiệ p mộ t cách tố t
nhấ t.
Mặ c dù tôi đã rấ t cố gắ ng nhưng luậ n vă n sẽ không thể tránh
khỏ i những thiế u sót, rấ t mong nhậ n được những ý kiế n đóng góp, bổ
sung củ a quý thầ y cô để tôi có thể sữa chữa, bổ sung, nghiên cứu và
phát triể n hơn về đề tài này.

Tôi xin chân thành cả m ơn!
Huế , tháng 5 nă m 2014


Sinh viên Trần Tuấn Mỹ
i

i
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

ii

MỤC LỤC


LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Mục tiêu của đề tài 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Nội dung khóa luận 10
CHƯƠNG 1: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP VÀ QUY TRÌNH
XÂY DỰNG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 12
1.1. Kiểm tra, đánh giá thành quả học tập 12
1.1.1. Một số định nghĩa cơ bản 13

1.1.2. Mục tiêu giáo dục và các mức độ của lĩnh vực nhận thức 14
1.2. Lý thuyết trắc nghiệm 18
1.2.1. Định nghĩa trắc nghiệm và phân loại các phương pháp trắc nghiệm 18
1.2.2. Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan 19
1.2.3. Một số tính chất của câu hỏi trắc nghiệm khách quan 22
1.2.4. So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận 26
1.2.5. Cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 27
1.3. Mục tiêu giảng dạy và bảng đặc trưng hai chiều 28
1.4. Quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan 30
1.5. Thực trạng và đánh giá một số phần mềm quản lý, tạo đề thi trắc nghiệm hiện nay 31
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 34
2.1. Tổng quan về MICROSOFT .NET 34
2.1.1. Định nghĩa .NET 34
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

iii

2.1.2. Mục tiêu của .NET 34
2.1.3. Các dịch vụ của .NET 35
2.1.4. Lợi ích việc ứng dụng Microsoft .NET trong hệ thống hỗ trợ quy trình soạn thảo đề
thi trắc nghiệm khách quan 35
2.2. .NET FRAMEWORK 36
2.3. Sử dụng ADO.NET để lập trình WINFORM 37
2.3.1. Giới thiệu khái quát ADO.NET 37
2.3.2. Sử dụng công cụ Visual studio 2010 để lập trình WINFORM 41
2.3.3. Ngôn ngữ lập trình C# 41

2.4. Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để lưu trữ và thao tác dữ liệu 43
2.4.1. Giới thiệu chung 43
2.4.2. Các thành phần của SQL Server 44
2.4.3. Microsoft SQL Server 2008 45
2.5. Tạo giao diện bằng bộ công cụ hỗ trợ Devexpress 13.2.5 46
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM HỖ TRỢ QUY TRÌNH
SOẠN THẢO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 48
3.1. Tổng quan về phần mềm hỗ trợ soạn thảo đề thi trắc nghiệm 48
3.1.1. Giới thiệu về hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm 48
3.1.2. Mô tả hệ thống 49
3.2. Phân tích hệ thống 50
3.2.1. Phân tích hệ thống về chức năng 50
3.2.2. Phân tích hệ thống về dữ liệu 60
3.3. Lưu đồ thuật toán một số quy trình chính 72
3.3.1. Lưu đồ quy trình tạo câu hỏi 72
3.3.2. Lưu đồ duyệt câu hỏi 73
3.4. Thiết kế giao diện 73
3.4.1. Giao diện form đăng nhập hệ thống 74
3.4.2. Giao diện thay đổi thông tin đăng nhập 74
3.4.3. Giao diện chính của phần mềm 75
3.3.4. Giao diện soạn câu hỏi 75
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

iv

3.4.5. Giao diện duyệt câu hỏi 76

3.4.6. Giao diện quản lý ngân hàng câu hỏi chính thức 76
3.4.7. Giao diện thông tin người dùng 77
3.4.8. Giao diện ma trận kiến thức và phân quyền soạn thảo 77
PHẦN 2: KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Mô hình về vị trí của kiểm tra, đánh giá trong GD-ĐT 12
Hình 1.2: Các mức độ hành vi của lĩnh vực nhận thức 15
Hình 1.3: Phân loại các phương pháp trắc nghiệm 18
Hình 2.1: Mô hình .NET Framework 36
Hình 2.2: Mô hình hướng đối tượng của ADO.NET 38
Hình 2.3: Các thành phần của SQL Server 44
Hình 3.1: Mô hình hệ thống thi trắc nghiệm 48
Hình 3.2: Sơ đồ chức năng 51
Hình 3.3: Chức năng quản lý người dùng 52
Hình 3.4: Chức năng quản lý hệ thống 52
Hình 3.5: Chức năng soạn câu hỏi 52

Hình 3.6: Chức năng quản lý môn học 53
Hình 3.7: Chức năng in đề 53
Hình 3.8: Sơ đồ ngữ cảnh 54
Hình 3.9: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 55
Hình 3.10: Sơ đồ phân rã chức năng 1.0 56
Hình 3.11: Sơ đồ phân chức năng 2.0 57
Hình 3.12: Sơ đồ phân rã chức năng 3.0 58
Hình 3.14: Sơ đồ phân rã chức năng 5.0 60
Hình 3.15: Sơ đồ thực thể - mối quan hệ 65
Hình 3.16: Mô hình quan hệ dữ liệu 71
Hình 3.17: Lưu đồ quy trình tạo câu hỏi 72
Hình 3.18: Lưu đồ duyệt câu hỏi 73
Hình 3.19: Giao diện đăng nhập hệ thống 74
Hình 3.20: Giao diện thay đổi thông tin đăng nhập 74
Hình 3.21: Giao diện chính của phần mềm 75
Hình 3.22: Giao diện soạn câu hỏi 75
Hình 3.23: Giao diện duyệt câu hỏi 76
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

vi

Hình 3.24: Giao diện quản lý ngân hàng câu hỏi chính thức 76
Hình 3.25: Giao diện thông tin người dùng 77
Hình 3.26: Giao diện ma trận kiến thức và phân quyền soạn thảo 77



Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tương quan số lựa chọn và độ may rủi 22
Bảng 1.2: Bảng so sánh ưu thế hai phương pháp trắc nghiệm và tự luận 26
Bảng 1.3: Dàn bài trắc nghiệm môn Toán 29
Bảng 1.4: Bảng đánh giá một số phần mềm quản lý câu hỏi, thi trắc nghiệm hiện nay 32
Bảng 2.1: Một số giao thức thường dùng 38
Bảng 2.2: Thuộc tính và phương thức của đối tượng SqlConnection 39
Bảng 2.3: Thuộc tính và phương thức của đối tượng DataReader 40
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi 66
Bảng 3.2: Bảng câu trả lời 66
Bảng 3.3: Bảng chi tiết chức danh 67
Bảng 3.4: Bảng chức danh 67
Bảng 3.5: Bảng chủ đề 67
Bảng 3.6: Bảng chương 67
Bảng 3.7: Bảng độ khó 67
Bảng 3.8: Bảng giáo viên 68
Bảng 3.9: Bảng giả thiết chung 68
Bảng 3.10: Bảng khoa 68
Bảng 3.11: Bảng loại câu hỏi 68
Bảng 3.12: Bảng ma trận kiến thức 69
Bảng 3.13: Bảng môn học 69

Bảng 3.14: Bảng mục kiến thức 69
Bảng 3.15: Bảng mức trí năng 69
Bảng 3.16: Bảng phân quyền nhập câu hỏi 69
Bảng 3.17: Bảng quyền 70
Bảng 3.18: Bảng thảo luận 70
Bảng 3.19: Bảng thông tin duyệt 70
Bảng 3.20: Bảng tổ bộ môn 70

Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BFD : Bussiness Flow Diagram
CD : Context Diagram
CLR : Common Language Runtime
CSDL : Cơ sở dữ liệu
DFD : Data Flow Diagram
RTF : Rich Text Format
SQL : Structure Query Language
XML : Extensible Markup Language

Khóa luận tốt nghiệp




Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

9

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trắc nghiệm là một trong những phương pháp đánh giá thành quả học
tập đã được quan tâm, áp dụng nhiều trên toàn thế giới, đặc biệt trong các kì thi có giá trị
quốc tế như TOEFL, GMAT, GRE của tổ chức ETS hay MCSE, MCAD của Microsoft.
Đi cùng xu hướng đó, tại Việt Nam, những năm gần đây, song song với việc đổi mới
phương pháp dạy và học, việc đổi mới hình thức thi cử cũng trở nên cấp thiết. Trong đó,
trắc nghiệm khách quan cũng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm sử dụng bởi tính
khách quan, trung thực, chính xác, kiểm tra được nhiều kiến thức, tránh tình trạng học tủ,
học vẹt, nâng cao chất lượng của các kì thi.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đã có nhiều phần mềm được xây dựng
cho phép hỗ trợ việc soạn câu hỏi, tạo đề thi trắc nghiệm khách quan miễn phí lẫn có phí
nhưng đa số các phần mềm này tồn tại nhiều hạn chế như phần mềm McMix chỉ hỗ trợ
trộn đề thi, phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi và soạn đề TestProBasic không thể soạn
thảo câu hỏi với công thức toán, hóa, hình ảnh, không quản lý được người dùng, khó tùy
biến trong việc ra đề, phần mềm TestProfessional 2008 chỉ hỗ trợ cho một số môn học,
khó khăn trong việc cập nhật câu hỏi, trích xuất đề ra dạng file word dễ bị chỉnh sửa… Từ
đó, yêu cầu cần có một phần mềm tạo đề thi trắc nghiệm khắc phục được những hạn chế
trên là cần thiết.
Với lý do đó, tôi chọn “Xây dựng phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo đề thi
trắc nghiệm khách quan” làm hướng nghiên cứu cho đề tài.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết trắc nghiệm khách quan.
- Đánh giá thực trạng một số phần mềm tạo đề thi trắc nghiệm hiện nay ở Việt

Nam, nước ngoài.
- Nghiên cứu quy trình soạn thảo đề thi trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo giải quyết vấn đề quản lý người
dùng, quản lý kiến thức môn học, quản lý ngân hàng câu hỏi, kiểm duyệt câu hỏi đồng
thời hướng đến một phần mềm mở.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết trắc nghiệm khách quan.
- Quy trình soạn thảo đề thi trắc nghiệm khách quan.
 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công Nghệ Tekciz –
Chi nhánh Huế.
- Thời gian: từ 10/02/2014 đến 17/05/2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong Kinh tế làm phương pháp cơ
bản kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, Để xây dựng
phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo đề thi trắc nghiệm khách quan phù hợp với yêu cầu
thực tế hiện nay.
- Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống: dựa trên những thông tin thu được để
tiến hành phân tích, thiết kế hệ thống bao gồm những chức năng của các phân hệ phần
mềm sẽ xây dựng thông qua quá trình mô hình hóa hệ thống, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu một
cách phù hợp.

- Phương pháp lập trình hướng chức năng: sau khi tiến hành phân tích, thiết kế hệ
thống, sẽ lựa chọn ngôn ngữ lập trình C Sharp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
2008 để quản lý.
5. Nội dung khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Kiểm tra, đánh giá thành quả học tập và quy trình xây dựng đề
thi trắc nghiệm khách quan – Trình bày khái quát các khái niệm về kiểm tra, đánh giá
thành quả học tập, lý thuyết trắc nghiệm, quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm khách
quan và so sánh, đánh giá một số phần mềm quản lý câu hỏi và tạo đề thi trắc nghiệm hiện
nay.
Chương 2: Công nghệ sử dụng để xây dựng phần mềm - Trình bày tổng quan
về MICROSOFT .NET, .NET FRAMWORK, ADO.NET. Đồng thời giới thiệu hệ quản
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

11

trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server - công cụ dùng để thiết kế cơ sở dữ liệu và bộ công
cụ hỗ trợ tạo giao diện Devexpress 13.2.5
Chương 3: Phân tích và thiết kế phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo đề thi
trắc nghiệm - Đây là nội dung chính của khóa luận. Chương này trình bày tất cả các giai
đoạn đi từ khảo sát hiện trạng, mô phỏng hệ thống, phân tích hệ thống thông tin, thiết kế
cơ sở dữ liệu, xây dựng thuật toán, thiết kế giao diện, chương trình cho tới khâu cuối cùng
là chạy thử sản phẩm đầu ra.







Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

12

CHƯƠNG 1
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP
VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ THI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1.1. Kiểm tra, đánh giá thành quả học tập
Bất kì một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra
những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức
độ nào phải kiểm tra, đánh giá hành vi của con người đó trong một tình huống nhất định.
Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp
hay không, người học có tiến bộ hay không.
Kiểm tra là sự theo dõi, sự tác động của người kiểm tra (người dạy) đối với người
học nhằm thu những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc đánh giá. Thông qua kiểm tra,
thông tin về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò được thu thập, từ đó có những
điều chỉnh tối ưu cho cả người học và người dạy. Người học sẽ học tốt hơn nếu được
kiểm tra thường xuyên và được đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng dựa trên phương
tiện hỗ trợ.

Hình 1.1: Mô hình về vị trí của kiểm tra, đánh giá trong GD-ĐT


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

13

Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của người học so
với các mục tiêu của quá trình dạy học. Đánh giá thái độ của người học thông qua phân
tích các thông tin phản hồi từ kiểm tra, quan sát mức độ hoàn thành công việc được giao,
đối chiếu với các tiêu chí và yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của từng môn học.
Trên cơ sở đó, người ta đưa ra mô hình về vị trí của kiểm tra, đánh giá (Hình 1.1).
Đánh giá kết quả học tập sinh viên là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều công
sức. Vì vậy, để việc đánh giá kết quả học tập đạt kết quả tốt thì quy trình đánh giá phải
được thiết kế hoàn chỉnh, thông thường quy trình gồm các công đoạn sau:
- Phân tích mục tiêu học tập thành các kiến thức và kỹ năng.
- Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được của kiến thức, kỹ năng dựa
trên những dấu hiệu đó để đo lường và quan sát.
- Tiến hành đo lường và quan sát các dấu hiệu để đánh giá mức độ đạt được cho
các yêu cầu đặt ra thông qua điểm số, tiêu chí.
- Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đề ra, sau đó đánh
giá kết quả học tập sinh viên, mức độ thành công của phương pháp giảng dạy mà
giáo viên áp dụng,…qua đó cải tiến và khắc phục các nhược điểm còn tồn tại.
- Quá trình đánh giá phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vừa sức, bám sát nội dung
chương trình, khách quan.
Liên quan với việc đánh giá trong phạm vi giáo dục người ta thường sử dụng các
thuật ngữ sau:
1.1.1. Một số định nghĩa cơ bản

Assessment (lượng giá) bao gồm các việc phán xét thí sinh theo các hệ thống quy
tắc hoặc tiêu chuẩn nào đó. Lượng giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy để giúp
tìm hiểu và chuẩn đoán (diagnostic) về đối tượng giảng dạy, có thể triển khai trong tiến
trình (formative) giảng dạy để tạo những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy
và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc (summative) để tổng kết.
Measurement (đo lường): Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau
về đo lường
Theo K.D.Hopkins và J.C.Stalay: Đo lường là quá trình mà với nó, sự việc được
phân biệt.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

14

Theo Q.Stodola và K.Stordahl: Đo lường trong giáo dục là phương tiện để thu thập,
phân tích dữ liệu về đặc tính, hành vi con người một cách có hệ thống làm cơ sở cho
những hành động thích hợp.
Tóm lại, đo lường là một cách lượng giá, là việc gán các con số hoặc thứ bậc theo
một hệ thống quy tắc nào đó.
Tests (trắc nghiệm) là các phương pháp thường dùng để lượng giá trong giáo dục.
Trắc nghiệm thường có các dạng thức sau đây: Trắc nghiệm thành quả (achievement) để
đo lường mức độ học được sau một thời kỳ giảng dạy nào đó; Trắc nghiệm năng kiểu
(aptitute) để dự báo việc thực hiện của một người trong tương lai. Phương pháp trắc
nghiệm có thể là khách quan (objective) hoặc chủ quan (subjective).
Evaluation (đánh giá) là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn
việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Đánh giá có thể là định
lượng (quantitative) hoặc định tính (qualitative).

1.1.2. Mục tiêu giáo dục và các mức độ của lĩnh vực nhận thức
1. Khái niệm mục tiêu giáo dục
Theo Wikipedia: “Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu
hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là
một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định
đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục”.
Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát
triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người.
Trải qua các giai đoạn phát triển xã hội, cách tiếp cận xác lập mục tiêu giáo dục
đang có nhiều thay đổi.
2. Phân loại mục tiêu giáo dục và các mức độ của lĩnh vực nhận thức
Hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục đã được B.S.Bloom chủ trì
xây dựng năm 1948. Trong đó, ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục đã được xác định,
đó là lĩnh vực về nhận thức (cognitive domain), lĩnh vực về hoạt động (psychomator
domain) và lĩnh vực về cảm xúc, thái độ (affective domain).
Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau. Phần lớn
việc phát triển tâm linh và tâm lý đều bao hàm cả ba lĩnh vực nói trên. Bloom và những
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

15

người cộng tác với ông cũng đã xây dựng nên các cấp độ của các mục tiêu giáo dục,
thường được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành
sáu mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất như sau:

Hình 1.2: Các mức độ hành vi của lĩnh vực nhận thức

- Biết (Knowledge): Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà không
nhất thiết phải hiểu chúng. Các động từ khởi đầu thường dùng: nhắc lại, kể lại, tái tạo,
định nghĩa, mô tả, nhận biết, nhận diện, xác định, gọi tên, ghi chép, phác thảo, trình bày,
tường thuật, trích dẫn, liệt kê, khẳng định, kiểm tra, bố trí, thu thập,…
Ví dụ:
 Mô tả hoạt động của động cơ điện một chiều.
 Liệt kê các tiêu chí thể hiện mức hiện đại của một quốc gia.
 Trình bày các cấp độ thành công trong lĩnh vực nhận thức theo cách phân loại
của Bloom.
- Hiểu (Comprehention): Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải
thích các thông tin được học. Các động từ khởi đầu thường dùng: liên kết, thay đổi, phân
loại, làm rõ, kiến tạo, phân biệt, so sánh, sắp xếp, tương phản, giải mã, làm khác, thảo
luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ minh họa, nhận
định, suy luận, báo cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi,…
Ví dụ:
 Phân biệt giữa luật dân sự và luật hình sự.
 Giải thích các hậu quả về xã hội, kinh tế và chính trị của cuộc chiến tranh Việt
Nam lên thế giới sau chiến tranh.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

16

 Thảo luận về nguyên nhân bỏ học của học sinh.
- Áp dụng (Application): Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết
được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải quyết các vấn đề đặt
ra. Các động từ khởi đầu thường dùng: áp dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán, thay đổi,

chọn, hoàn tất, kiến tạo, chứng minh, phát triển, phát hiện, khai thác, kiểm tra, nhận biết,
minh họa, giải nghĩa, điều chỉnh, điều khiển, vận hành, tổ chức, tạo ra, lập kế hoạch, trình
diễn, phác thảo, phác họa…
Ví dụ:
 Phác thảo trật tự các sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam thế
kỷ 20.
 Áp dụng lý thuyết lượng tử để giải thích hiện tượng quang điện.
 Phác họa lộ trình chuyển đổi qua học chế tín chỉ ở trường.
- Phân tích (Analysis): Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố
để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng. Các động từ khởi đầu thường
dùng: phân tích, lý giải, thẩm định, bố trí, bóc tách, phân loại, tính toán, kết nối, so sánh,
xác định, phân biệt, điều tra, khảo sát, đặt câu hỏi, suy luận,…
Ví dụ:
 So sánh các mô hình kinh doanh điện tử khác nhau.
 Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng năng lượng điện
hạt nhân.
 Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
- Tổng hợp (Syntheis): Tổng hợp là năng lực liên kết các thông tin lại với nhau
tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả. Các động từ khởi đầu
thường dùng: biện luận, sắp đặt, phân loại, thu thập, phối hợp, kiến tạo, tạo ra, thiết kế,
phát triển, giải thích, thiết lập, tích hợp, tổ chức, tái cấu trúc, tóm tắt, lập kế hoạch,…
Ví dụ:
 Tóm tắt các nguyên nhân và hệ quả của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.
 Thiết kế chương trình đào tạo cụ thể.
 Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ


17

- Đánh giá (Evaluation): Đánh giá là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết về
giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể. Các động từ khởi
đầu thường dùng: thẩm định, khẳng định, liên hệ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa,
quyết định, phán quyết, khuyến cáo, chỉnh sửa, tóm lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự
đoán,…
Ví dụ:
 Tóm lược các đóng góp quan trọng của Faraday trong lĩnh vực cảm ứng điện từ.
 Đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc ra đời Đảng Cộng sản
Việt nam.
 Dự đoán tương lai phát triển của công nghệ sinh học tại Việt Nam.
Các công cụ đánh giá hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp
độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của con người được đánh giá
về chuyên môn liên quan.
Đây sẽ là những cấp độ người ra đề có thể tham khảo nhằm xác định mức độ nhận
thức mà câu hỏi trắc nghiệm cần đạt được, một yếu tố cho câu hỏi trắc nghiệm.
3. Một số loại hình phương pháp đánh giá trường học
Ở các trường đại học có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sau đây:
- Trắc nghiệm viết (bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận)
- Bài viết (bao gồm cả tự luận và báo cáo thực tế, báo cáo khóa luận…)
- Vấn đáp
- Các trắc nghiệm mô phỏng và biểu diễn (những bài thi kĩ năng)
- Các kỳ thi tổng hợp
- Khóa luận hoặc đề án năm thứ tư
- Tự đánh giá (một số trường đại học ở Mỹ đang áp dụng)
- Đánh giá theo bộ hồ sơ (portfolio)






Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

18

1.2. Lý thuyết trắc nghiệm
1.2.1. Định nghĩa trắc nghiệm và phân loại các phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể
hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
Ta có nhiều cách phân loại các phương pháp trắc nghiệm:
- Loại quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các
kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức
- Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được
nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi
tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn dể xác định thái độ
người đối thoại.
- Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì có các ưu điểm sau:
 Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc
 Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời
 Có thể đánh giá một vài loại tư duy ở mức độ cao
 Cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm
 Dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiếm tra.

Hình 1.3: Phân loại các phương pháp trắc nghiệm

Trắc nghiệm viết lại được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi tự luận (essay test): Các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở,
thí sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi
nêu ra.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

19

Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (objective test, ở nước ta gọi chung là
“trắc nghiệm”): Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những
thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.
Ngoài ra, trắc nghiệm viết còn được phân loại theo cách chuẩn bị đề trắc nghiệm:
 Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa
 Trắc nghiệm dùng ở lớp học
Phân loại theo việc đảm bảo thời gian làm bài trắc nghiệm:
 Trắc nghiệm theo tốc độ
 Trắc nghiệm không theo tốc độ
Phân loại theo phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm:
 Trắc nghiệm theo chuẩn
 Trắc nghiệm theo tiêu chí
Sau đây, chúng ta sẽ đi khảo sát cụ thể các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
1.2.2. Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trong nhóm trắc nghiệm khách quan có nhiều kiểu câu hỏi khác nhau:
Câu ghép đôi (matching items):
- Cấu trúc: Gồm 3 phần
 Phần chỉ dẫn trả lời

 Phần gốc (cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn, chữ,…
 Phần lựa chọn (cột 2): cũng gồm những câu ngắn, đoạn, chữ,…
Trong phần chỉ dẫn cần chỉ ra cho người làm trắc nghiệm biết cách ghép từng cặp
nhóm ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa.
- Ưu điểm:
 Dễ xây dựng
 Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách tăng số lượng lựa chọn
- Nhược điểm:
 Chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng nhận biết
 Thông tin dàn trải, không nhấn mạnh được những điểm quan trọng.
- Ví dụ: Một câu trắc nghiệm về văn học:
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

20

Hãy tìm ở cột bên phải tên tác giả của hai câu thơ liệt kê ở cột bên trái:
1. Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
2. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
3. Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
4. Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang, nắng trở chiều
5. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều

a. Thâm tâm
b. Xuân Diệu
c. Huy Cận
d. Nguyễn Du
e. Hàn Mặc Tử
f. Tố Hữu
Đáp án: 1 – d, 2 – b, 3 – a, 4 – b, 5 – g.
Đối với loại câu hỏi ghép đôi, người ta thường cho yếu tố ở cột bên trái không bằng
số yếu tố ở cột bên phải, vì rằng khi số yếu tố ở hai phía bằng nhau thì hai yếu tố cuối
cùng sẽ mặc nhiên được ghép với nhau mà không phải lựa chọn
Câu điền khuyết (supply items): Một mệnh đề có khuyết một hoặc nhiều bộ phận,
thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Ưu điểm:
 Dễ xây dựng
 Người trả lời không thể đoán mò
- Nhược điểm:
 Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ mức độ nhận biết, hiểu.
 Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời.
- Ví dụ: Một câu trắc nghiệm về lịch sử:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc …………… khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đáp án: Tuyên ngôn độc lập.
Câu trả lời ngắn (short answer): Là câu trắc nghiệm chỉ đòi hỏi trả lời bằng nội
dung rất ngắn
- Ưu điểm:
 Dễ soạn thảo và học viên chỉ cần trả lời thêm vào bên cạnh
 Dễ chấm
- Nhược điểm:
Khóa luận tốt nghiệp




Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

21

 Sự tập trung trong bài trắc nghiệm một số sự kiện không liên hệ với nhau.
 Trắc nghiệm một số sự kiện rời rạc khiến người chấm bài không đo lường được
nhiều mục tiêu quan trọng.
 Không phải mọi câu trắc nghiệm đều thích hợp với học viên và những câu này
phải được xét đoán trước thích hợp hay không thích hợp.
- Ví dụ: Một câu trắc nghiệm về sinh học:
Nguyên nhân hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là gì?
Đáp án: Chọn lọc tự nhiên
Câu đúng sai (Yes/No questions): Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn
một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định là đúng hay sai.
- Ưu điểm:
 Rất thông dụng
 Dễ soạn thảo
 Chỉ có 2 phương án nên dễ lựa chọn, khả năng trả lời đúng chiếm 50% khi thí
sinh không biết đáp án chính xác câu hỏi.
- Khuyết điểm:
 Dễ đoán mò
 Thường bị chê là tầm thường, sáo ngữ
- Ví dụ: Một câu hỏi trắc nghiệm về hóa học
Sự khử là quá trình nhương electron.
A) Đúng B) Sai
Đáp án: B
Câu nhiều lựa chọn (multiple choice questions): Đưa ra một nhận định và 4 – 5
phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương

án tốt nhất.
- Ưu điểm:
 Độ may rủi thấp: nếu câu trắc nghiệm có N lựa chọn thì độ may rủi là 1/N.
 Nếu soạn đúng quy cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao.
 Có thể sử dụng để kiểm tra các kỹ năng nhận thức bậc cao.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

22

 Có thể khảo sát thành quả học tập của một số đông thí sinh; chấm nhanh; kết
quả chính xác.
Bảng 1.1: Tương quan số lựa chọn và độ may rủi
Số lựa chọn
Độ may rủi
3
33,33%
4
25%
5
20%
6
16,67%

- Nhược điểm:
 Tuy độ may rủi thấp nhưng người trả lời vẫn có thể đoán mò
 Vì có nhiều phương án chọn nên khó xây dựng được các câu hỏi có chất

lượng cao.
 Để có được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và tính giá trị cao, người soạn
thảo trắc nghiệm phải đầu tư nhiều thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo
câu trắc nghiệm
- Ví dụ: Một câu hỏi trắc nghiệm toán học:
Trong một hệ thống trực chuẩn, coi điểm M(1; -4) và vecto V(2; -3). Phương trình
của đường thẳng qua M và thẳng góc với V là:
Đáp án: B
1.2.3. Một số tính chất của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1. Nhận xét cơ bản
Nhận xét đầu tiên là tất cả các dạng câu hỏi trắc nghiệm khác đều có thể biến đổi
về dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Đây là điểm thuận lợi cho việc thi trắc nghiệm
khách quan trên giấy.
Trong các kiểu câu trắc nghiệm, kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến
hơn cả vì chúng có cấu trúc đơn giản, dễ xây dựng thành các bài có 4 hoặc 5 phương án
trả lời, vì số phương án như vậy vừa đủ để giảm xác suất làm đúng do đoán mò hú họa
xuống còn 25%, 20%, đồng thời câu cũng không quá phức tập khó xây dựng.
A) -2x + 3y +10=0
B) 2x – 3y – 14=0
C) -3x + 2y+ 11=0
D) Một phương trình khác
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

23

Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu

ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án
để lựa chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C ,D,… hoặc các chữ số 1, 2,
3, Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc có một
phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “Gây nhiễu”
(distrator) đối với thí sinh. Nếu câu nhiều lựa chọn được soạn tốt thì một người không
nắm vững vấn đề sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là
phương án đúng, đâu là phương án nhiễu. Một số chuyên gia trắc nghiệm ở phía Nam còn
gọi là phương án nhiễu là “mồi nhữ”. Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm, người ta
thương cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có lý” và “hấp dẫn” như phương
án đúng.
Bài trắc nghiệm được gọi là khách quan vì việc cho điểm là khách quan, chính xác,
không phụ thuộc vào người chấm, nhất là khi bài được chấm bằng máy.
Trắc nhiệm khách quan cho phép soạn thảo các đề thi gồm năm bảy chục thậm chí
hàng trăm câu hỏi, mỗi câu có thể trả lời trong thời gian một vài phút, và trong vòng một
tiếng đồng hồ thí sinh có thể trả lời xong một đề thi khá dài. Một đề thi như vậy, có thể
phủ kín tất cả nội dung của một môn học hoặc chương trình học.
Đề thi trắc nghiệm khách quan không tạo nên độ may rủi. Vì đề thi trắc nghiệm
bao gồm hàng trăm câu hỏi nhỏ phủ kín chương trình học. Nên thí sinh phải nắm chắc nội
dung môn học thì sẽ làm đúng phần lứn các câu trắc nghiệm. Trong trường hợp thí sinh
không nắm vững một vài chi tiết của môn học thì số ít câu không làm được cũng không
ảnh hưởng đến kết quả của bài thi. Xét trường hợp thí sinh đánh dấu bừa vào bài thi, nếu
đề thi trắc nghiệm có 100 câu với 5 phương án trả lời. Khi đó, xác suất đề anh ta làm đúng,
chỉ là 20%. Với số câu hỏi lớn, tần suất làm đúng của anh ta sẽ gần với xác suất. Và theo
cách chấm điểm của trắc nghiệm khách quan thì điểm mà người thí sinh này đạt được sẽ
lân cận điểm 0.
Trắc nghiệm khách quan rất tốn công làm đề thi, nhưng việc chấm bài là hết sức
nhanh chóng.
Khóa luận tốt nghiệp




Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

24

Trắc nghiệm khách quan vẫn có khả năng đánh giá những khả năng tư duy ở mức
độ cao, nhưng việc viết những câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá mức độ tư duy cao thường
là khó khăn, đòi hỏi sự thuần phục trong kỹ năng viết câu hỏi.
Trắc nghiệm khách quan không đánh giá được khả năng sáng tạo vì số lượng hạn
chế của câu hỏi. Nên phần mềm sẽ cố gắng hỗ trợ cả trắc nghiệm khách quan lẫn tự luận.
2. Các tính chất của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a. Độ khó
Khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải xem câu trắc nghiệm là khó đối với đối tượng
nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng thí sinh phù hợp, người ta có thể đo độ khó
bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số thí sinh dự thi:
Công thức tính như sau:
Độ khó câu I = 𝑛𝑖/𝑁𝑖
Trong đó : n
i
là số thí sinh trả lời đúng câu hỏi thứ i
N
i
là tổng số thí sinh trả lời câu hỏi thứ i
Có thể ước lượng độ khó bằng cảm tính, nhưng độ lớn của các đại lượng p chỉ có
thể tính được cụ bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử (sẽ đề cập dưới đây).
Các câu hỏi của một bài trắc nghiệm thường phải có các độ khó khác nhau. Theo
công thức tính độ khó như trên, rõ ràng giá trị p càng bé câu hỏi càng khó và ngược lại.
Khi chọn lựa các câu trắc nghiệm theo độ khó người ta thường phải loại các câu
quá khó (không ai làm đúng) hoặc quá dễ (ai cũng làm đúng). Một bài trắc nghiệm tốt khi
có nhiều câu hỏi có độ khó trung bình.

Để xét độ khó của một bài trắc nghiệm, người ta đối chiếu điểm số trung bình của
bài trắc nghiệm và điểm số trung bình lý tưởng của nó. Điểm trung bình lý tưởng của bài
trắc nghiệm là điểm số nằm giữa điểm tối đa mà người làm đúng toàn bộ nhận được và
điểm mà người không biết gì có thể đạt do chọn hú hoạ (theo luật xác xuất). Giả sử có bài
trắc nghiệm 50 câu, mỗi câu có 5 phương án trả lời. Điểm thô tối đa là 50, điểm có thể đạt
được do chọn hú họa là 0,2 x 50 = 10, điểm trung bình lý tưởng là (50+10)/2=30. Nếu
điểm trung bình quan sát được ở trên hay dưới điểm 30 quá xa thì bài trắc nghiệm ấy sẽ
là quá dễ hay quá khó.
Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ

25

b. Độ phân biệt
Khi ra một câu hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, người ta
thường muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi, trung
bình, kém … Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là
độ phân biệt. Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt thích hợp, phản ứng của nhóm thí sinh
giỏi và nhóm thí sinh kém đối với câu đó hiển nhiên là phải khác nhau. Người ta thống kê
các phản ứng khác nhau đó để tính độ phân biệt.
Độ phân biệt của một câu hoặc một bài trắc nghiệm liên quan đến độ khó. Thật
vậy, nếu một bài trắc nghiệm dễ đến mức mọi thí sinh đều làm tốt, các điểm số đạt được
chụm ở phần điểm cao, thì độ phân biệt của nó rất kém, vì mọi thí sinh đều có phản ứng
như nhau đối với bài trắc nghiệm đó. Cũng vậy, nếu một bài trắc nghiệm khó đến mức
mọi thí sinh đều làm không được, các điểm số đạt được chụm ở phần điểm thấp, thì độ
phân biệt của nó cũng rất kém. Từ các trường hợp giới hạn nói trên có thể suy ra rằng
muốn có độ phân biệt tốt thì bài trắc nghiệm phải có độ khó ở mức trung bình. Khi ấy

điểm số thu được của nhóm thí sinh sẽ có phổ trải rộng.
c. Độ tin cậy
Trắc nghiệm là một phép đo, dùng thước đo là bài trắc nghiệm để đo lường một
năng lực nào đó của thí sinh. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị
mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm.
d. Độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của phép đo trong giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần
đo. Nói cách khác, phép đo ấy cần phải đạt được mục tiêu đề ra cho nó. Chẳng hạn, mục
tiêu đề ra là kiểm tra xem thí sinh có nắm chắc những kiến thức và kỹ năng cơ bản được
trang bị qua chương trình phổ thông trung học hay không. Phép đo bởi bài trắc nghiệm
đạt được mục tiêu đó là phép đo có giá trị. Nói cách khác, độ giá trị của bài trắc nghiệm
là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm.
Để bài trắc nghiệm có độ giá trị cao, cần phải xác định mục tiêu cần đo qua bài trắc
nghiệm. Nếu thực hiện quá trình nói trên không đúng thì có khả năng kết quả của phép đo
sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không phải cái mà ta muốn đo nhờ bài trắc nghiệm.

×