Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 55 trang )

i

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI LIKE
CAFE 9
1.1. Tổng quan Quán Like Cafe 9
1.1.1. Sự hình thành và phát triển 9
1.1.2. Hoạt động của Like Café trong thời gian qua 9
1.2.
Cơ cấu tổ chức nhân sự Like Café
11
1.3. Thực trạng chung về hệ thống quản lý bán hàng cafe hiện nay và yêu cầu
đổi mới 14
1.3.1. Thực trạng quản lý bán hàng ở các quán cafe hiện nay 14
1.3.2. Yêu cầu đổi mới 15
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 16
2.1. Phƣơng pháp luận trong phân tích hệ thống 16
2.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống 16
2.1.2. Từ phân tích chức năng đến mô hình hóa 16
2.1.3. Phân tích hệ thống có cấu trúc 16
2.2. Quy trình thiết kế phần mềm 17
2.3. Ngôn ngữ lập trình Java 26
2.3.1. Giới thiệu 26
2.3.2. Một số tính chất của ngôn ngữ lập trình Java 26
2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2012 28
2.5. Netbean IDE 30
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG QUÁN LIKE
CAFÉ 32
3.1. Mô tả bài toán 32
ii



3.2. Phân tích hệ thống về chức năng 33
3.2.1. Sơ đồ chức năng nghiệp vụ BFD 33
3.2.2. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống 34
3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. 35
3.2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức phân rã 36
3.3. Phân tích hệ thống về dữ liệu 40
3.3.1. Xác định các thực thể và thuộc tính tương ứng 40
3.3.2. Xác định các liên kết và mối quan hệ. 40
3.3.3. Mô hình thực thể mối quan hệ (ERD) 42
3.3.4. Chuẩn hóa các quan hệ 43
3.3.5. Thiết lập mô hình CSDL quan hệ 45
3.3.6. Mô hình thực thể quan hệ 49
3.4. Cài đặt giao diện ngƣời dùng 50
3.4.1. Giao diện chính của chương trình 50
3.4.2. Giao diện đăng nhập hệ thống 50
3.4.3. Giao diện quản lý tài khoản người dùng 50
3.4.4. Giao diện quản lý Nhân viên 51
3.4.5. Giao diện quản lý Bàn – Khu vực 51
3.4.6. Giao diện quản lý Thực đơn 52
3.4.7. Giao diện tìm kiếm 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự 11
Hình 1.2: Sơ đồ giao dịch bán hàng cafe 12

Hình 2.1: Quy trình thiết kế phần mềm 18
Hình 2.2: Khảo sát hiện trạng và đặc tả yêu cầu. 19
Hình 2.3 Chuyển đổi từ vấn đề sang phần mềm 20
Hình 2.4: Tiến trình thiết kế kiến trúc hệ thống. 20
Hình 2.5: Quy trình thiết kế phần mềm 24
Hình 2.6: Các biên dịch chương trình hệ thống. 27
Hình 2.7: Biên dịch hệ thống Java. 28
Hình 2.8: Màn hình chính của chương trình. 31
Hình 3.1: Sơ đồ chức năng BFD 33
Hình 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống. 34
Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (DFD 0). 35
Hình 3.4: Sơ đồ phân rã mức 1. 36
Hình 3.5: Sơ đồ phân rã mức 1.1 37
Hình 3.6: Sơ đồ phân rã mức 2. 38
Hình 3.7: Sơ đồ phân rã mức 3 39
Hình 3.8: Sơ đồ phân rã mức 3.1 39
Hình 3.9: Sơ đồ phần rã mức 3.2 40
Hình 3.10: Sơ đồ thực thể mối quan hệ. 43
Hình 3.11: Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. 49
Hình 3.12: Giao diện chính của chương trình. 50
Hình 3.13: Giao diện đăng nhập hệ thống. 50
iv

Hình 3.14: Giao diện quản lý tài khoản người dùng. 51
Hình 3.15: Giao diện quản lý Nhân viên 51
Hình 3.16: Giao diện quản lý Bàn – Khu vực 52
Hình 3.17: Giao diện quản lý Thực đơn 52
Hình 3.18: Giao diện tìm kiếm. 53



v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Chi tiết LUONG (Lương) 45
Bảng 2: Chi tiết PHIEUCHI (Phiếu chi) 45
Bảng 3: Chi tiết MON (Món) 46
Bảng 4: Chi tiết BAN (Bàn) 46
Bảng 5: HOADON (Hóa đơn) 46
Bảng 6: CHITIETHOADON (Chi tiết Hóa đơn) 46
Bảng 7: NHANVIEN (Nhân viên) 47
Bảng 8: DONGIACONG (Đơn giá công) 47
Bảng 9: THONGTINQUAN (Thông tin quán) 47
Bảng 10: Chi tiết PHIEUTHU (Phiếu thu) 48




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTTT : Hệ thống thông tin
CSDL : Cơ sở dữ liệu
ERD : Entity Relaytionship Diagram (Sơ đồ thực thể mối quan hệ)
BFD : Business Function Diagram (Sơ đồ chức năng kinh doanh)
DFD : Data Folow Diagram (Sơ đồ luồng dữ liệu)
PT : Phiếu thu
PC : Phiếu chi
PC : Personal Computer (Máy tính cá nhân)

HD : Hóa đơn
NV : Nhân viên
SQL : Structured Query Language (Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc)
NF : Normal Form (Chuẩn hóa)
NV_TK: :Nhân viên – Tài khoản
Tp : Thành phố
DB : Database (Cơ sở dữ liệu)

Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 7 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời buổi Kinh tế thị trường, công việc kinh doanh cần phải được chuyên
nghiệp hóa thì mới đủ sức cạnh tranh với các đối thủ. Việc sử dụng Phần mềm Quản lý
cho công việc kinh doanh nhà hàng, cà phê, karaoke, bi-a, shop, tạp hóa, siêu thị là
một trong những yếu tố góp phần nên sự thành công của nguời chủ.
Kinh doanh cà phê còn là một trong những loại hình kinh doanh đầy thử thách.
Nó đòi hỏi sự tận tâm và khả năng nắm bắt chi tiết. Vì vậy việc ứng dụng phần
mềm trong quản lý cà phê là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng phục vụ và
hiệu quả quản lý.
Kiểu kinh doanh truyền thống không sử dụng phần mềm, quản lý hiệu quả
thấp, dễ gây thất thoát và gặp một số nhược điểm như: quản lý không chặt chẽ, thất
thoát tiền của, hóa đơn thiếu tính thẩm mỹ và dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu. Muốn biết
doanh thu cuối ngày, cuối tháng, cuối năm thì phải tự động cộng lại bằng tay … dẫn
đến tốn thời gian, công sức và thiếu tính chính xác.
Kiểu kinh doanh hiện đại có sử dụng phần mềm quản lý chạy trên máy vi tính
sẽ khắc phục được các nhược điểm của kiểu kinh doanh truyền thống nêu trên: quản lý
bán hàng chặt chẽ từ việc bán hàng, quản lý bàn, quản lý món ăn, quản lý nhân viên ,

hạn chế thất thoát tiền của, hóa đơn tính tiền chính xác, thẩm mỹ cao, báo cáo tổng
doanh thu vào cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng, cuối năm hay bất cứ thời điểm nào
muốn lấy báo cáo.
Cách sử dụng phần mềm quản lý trên máy vi tính cũng rất đơn giản, trực quan,
dễ sử dụng. Chỉ cần biết qua máy tính là có thể sử dụng được phần mềm và ứng dụng
vào quản lý.
Thực tế, Like Café vẫn đang còn sử dụng kiểu kinh doanh truyền thống nêu trên
nên vấn đề thay đổi sang kiểu kinh doanh hiện đại là nhu cầu cấp thiết.
Đó cũng là yêu cầu thiết thực thực cho tất cả các quán cà phê đang hoạt động
hiện nay.
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 8 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Chính vì những lý do kể trên, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý
bán hàng quán Cafe” nhằm giúp đối tượng thuận tiện hơn trong việc quản lý hàng
hóa, giảm thiểu chi phí trong các hoạt động kinh doanh bán hàng.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng hoạt động của quán Like Café, đi
vào phân tích, đánh giá mô hình hoạt động, đưa ra được ưu và nhược điểm từ đó tiến
hành phân tích thiết kế hệ thống mới ứng dụng công nghệ thông tin.
Giải quyết được các nghiệp vụ như: gộp bàn, tách bàn, chuyển bàn, in hóa đơn
thanh toán, hỗ trợ nhiều báo cáo theo các tiêu chí khác nhau.
Ngoài hai phần, LỜI MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, nội dung khóa luận này gồm ba
chương:
Chương I. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý bán hàng ở quán Like Cafe
Giới thiệu tổng quan về quán Like Cafe và một số đặc điểm hoạt động giao
dịch bán hàng ở Like Cafe.
Chương II. Một số phương pháp luận của quy trình xây dựng phần mềm quản lý
và công nghệ sử dụng
Trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp luận dùng để nghiên cứu và

các công cụ sử dụng để hoàn thiện đề tài.
Chương III. Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán Like Cafe
Chương này sẽ tiến hành phân tích và trình bày các kết quả quan trọng nhất
của việc nghiên cứu đề tài.
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 9 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI LIKE CAFE

1.1. Tổng quan Quán Like Cafe
1.1.1. Sự hình thành và phát triển
Tên quán: Like Cafe
Địa chỉ: số 40 Hồ Đắc Di, phường An cựu, Tp Huế
Số điện thoại: 0543 627 999
Được thành lập vào ngày 06 tháng 10 năm 2012
Like Cafe nằm trên tuyến đường Hồ Đắc Di năng động phát triển, quán sở hữu
được một không gian vừa đủ, được thiết kế theo phong cách gần gũi với thiên nhiên,
cây cảnh chậu hoa, không gian đan lồng vào nhau. Khi bước vào quán, ta bắt gặp một
khoảng không gian nghệ thuật, đầu tiên là các bức tranh sơn màu, kế đến là những
lồng chim, chậu cá trông rất thiên nhiên và mát mẽ. Hơn nữa, một góc của quán là sân
khấu với dàn nhạc công sôi động tạo ra một không gian mang tính hiện đại. Là một
trong những địa điểm dành cho những ai đam mê cafe ca nhạc vào các tối thứ ba, thứ
năm và thứ bảy hàng tuần được tổ chức ở Like Cafe. Và đó cũng chính là điểm đặc
biệt của quán, tạo nên sự khác biệt đối với các quán café khác đóng trên địa bàn.
Thức uống ở đây cũng rất phong phú và đa dạng, ngoài ra quán còn có thêm các
bộ bài, bàn cờ để nhóm bạn hoặc các “đối thủ” có thể ngồi chơi vui vẻ hàng giờ liền.
Giá thức uống ở đây cũng rất hợp lý, trung bình từ 8.000 – 25.000 đồng cho các
món ăn nhẹ, thức uống ban ngày và đêm thường, từ 20.000 – 35.000 đồng vào các

đêm nhạc. Ngoài ra, bạn còn có thể lướt web miễn phí hàng giờ và nghe những bản
nhạc trẻ trung năng động do chính ca sĩ và ban nhạc của quán thể hiện. Và tất nhiên là
bạn cũng có thể đăng ký ngay các bài hát, bản nhạc để chính bạn tự thể hiện trên sân
khấu quán Like. Đây cũng chính là hoạt động chủ đạo trong các đêm nhạc ở Like Café.
1.1.2. Hoạt động của Like Café trong thời gian qua
Với khoảng thời gian thành lập chưa lâu (từ ngày 06/10/2012 tới nay) chưa có bề
dày về lịch sử thành lập cũng như hoạt động nhưng Like Cafe đã nỗ lực hết mình thực
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 10 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

hiện các hoạt động thiết thực nhằm mang lại giá trị thưởng thức và cảm nhận tốt nhất
đối với khách hàng trong suốt thời gian qua.
Dưới đây là những hoạt động cụ thể mà Like Cafe đã thực hiện:
- Đêm nhạc Acoustic sâu lắng, nhẹ nhàng chất lượng.
Chương trình có sự góp mặt của các ca sĩ trẻ đến từ Thành phố Huế: Nguyễn
Thiện Thông (Ken Possible), Thế Ân, Thế Anh, Lê Khánh, Nguyễn Hữu Thanh Tùng,
Lạc Thư, Khánh Hòa, Tuyết Trinh
- Tiệc Buffet “VUI GIÁNG SINH - ĐÓN CHÀO NĂM MỚI”.
GIÁNG SINH là mùa của yêu thương, mùa của ấm áp ngọt ngào. Hòa cùng
không khí rộn ràng mừng đón Giáng sinh và thời khắc thiêng liêng đón mừng năm mới
2013. Lúc 19g30 ngày 22/12 /2012, Like Cafe tổ chức chương trình Buffet đặc biệt
“VUI GIÁNG SINH - ĐÓN CHÀO NĂM MỚI” với hơn 20 món ngon dành riêng cho
đêm tiệc.
Chương trình ca nhạc đặc biệt, hoành tráng với sự góp mặt của nhiều ca sĩ trẻ,
nhóm nhạc công Like Cafe, cùng sự thể hiện của các vị khách mời yêu ca nhạc.
Đặc biệt, mỗi một quý khách sẽ có một Phiếu bốc thăm để nhận được những món quà
thú vị và lời chúc an lành từ ông già Noel vui tính…
- Chương trình gây qũy từ thiện - Đêm nhạc Trịnh Công Sơn.
Để tưởng nhớ đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Like Cafe tổ chức đêm nhạc

Trịnh với chủ đề "Dấu chân địa đàng" vào lúc 19g30 ngày 01/04/2013. Toàn bộ kinh phí
thu được của đêm nhạc sẽ gây quỹ từ thiện dành cho trẻ em nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đồng hành cùng Giờ trái đất 03/2013.
- Hoạt động ca nhạc thường đêm vào các tối thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần.







Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 11 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

1.2.
Cơ cấu tổ chức nhân sự Like Café


Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự.
Cách thức hoạt động:
Người thu và chi tiền, nhận các báo cáo quản lý là chủ quán.
Quản lý mọi hoạt động của quán như nhân viên vắng mặt, nghĩ làm, xuất nhập
hàng hóa, quản lý cơ sở vật chất… là người quản lý quán.
Nhân viên bao gồm nhân viên chạy bàn, nhân viên đứng quầy, nhân viên pha chế,
nhân viên giữ xe, nhiệm vụ chi tiết của từng nhân viên được mô tả như dưới đây:
 Trong một ca làm việc, các nhân viên được phân bổ như sau: một quản lý,
một nhân viên pha chế (có bằng pha chế), một nhân viên đứng quầy kiêm phục vụ khu
vực trong quán, một nhân viên giữ xe, các nhân viên còn lại có nhiệm vụ chạy bàn.
 Có tất cả ba ca làm việc. Ca 1 từ 6g30 tới 11g, ca 2 từ 11g tới 17g và ca 3 từ

17g tới 22g30, số lượng nhân viên tùy thuộc theo ca, đầu ca sáng và ca tối sẽ đông hơn,
lúc ít khách nhất thường là vào buổi trưa lúc đó quán có thể chỉ sử dụng tối đa ba nhân
viên bao gồm một nhân viên pha chế, một nhân viên phục vụ bàn và một nhân viên thu
ngân. Buổi tối thường là lúc đông khách nhất, quán sẽ sử dụng tối đa số nhân viên làm
việc, khoảng sáu nhân viên.
Do đặc thù của quán, việc thuê mướn nhân viên thường là sinh viên và làm theo
part-time 3 ca nên việc quản lý dựa vào một sổ chấm công đơn giản, sổ này dùng để
ghi tên những nhân viên làm ca nào và tên gì.
• Là người thu và chi tiền, nhận các báo cáo thông
qua quản lý.
Chủ
• Anh Khánh: quản lý mọi hoạt động của quán,
có khi đảm nhiệm chức năng của nhân viên
đứng quầy.
Quản lý
• Nhân viên đứng quầy, nhân viên pha chế, nhân
viên chạy bàn và nhân viên giữ xe (nhiệm vụ chi
tiết sẽ trình bày ở phía dưới)
Nhân viên
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 12 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Đơn giá công, tại thời điểm khảo sát thì một công có đơn giá là 20.000 đồng, áp
dụng cho toàn thể nhân viên, riêng quản lý được trả lương cố định tùy vào chủ quán,
lương tính theo công và không xét tới thưởng, phạt hay ứng trước.
Ngoài sổ chấm công còn một sổ có tên gọi là sổ quản lý nhân viên dùng để lưu
các thông tin cần thiết của nhân viên như: họ tên, địa chỉ, tuổi, giới tính, số điện thoại
liên lạc…
Cuối mỗi ca, nhân viên sẽ tính tiền tất cả các bàn, chuyển giao cho nhân viên

khác, thường là thu ngân của ca làm việc tiếp theo nếu là ca tối thì chuyển cho quản lý
hoặc chủ quán.
Việc quản lý bán cà phê có thể hình dung khái quát thông qua sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ giao dịch bán hàng cafe
Mô tả sơ đồ:
 Khi khách vào quán và có yêu cầu thức uống hay hàng ngoài danh mục (bài
tây, cờ tướng, cờ vua ), nhân viên chạy bàn (nhân viên phục vụ) trực tiếp nhận thông
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 13 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

tin order từ khách và ghi 2 phiếu: một gửi tới bếp để pha chế thức uống và một gửi tới
quầy để nhập vào máy bán hàng.
 Sau đó, nhân viên phục vụ nhận đồ uống từ bếp và hàng ngoài danh mục từ
quầy giao cho khách hàng.
 Khi khách yêu cầu thanh toán, nhân viên phục vụ nhận tiền trả từ khách giao
cho quầy và nhận tiền thối từ quầy giao cho khách.
 Quản lý có thể yêu cầu máy xuất các báo cáo (khi quản lý nghỉ việc nhân viên
đứng quầy cũng có quyền này).
Cách tính tiền: Hệ thống sẽ quản lý thức uống bán ra trong ngày, trong tháng,
trong năm, đầu vào của máy là một danh sách các order của một bàn, khi có lệnh thanh
toán, sẽ truy vấn đến bàn đó, trích xuất là một hóa đơn tính tiền, xóa dữ liệu về bàn
này. Một điều đáng lưu ý là các item được order không bị xóa khi hủy bàn, việc này
tiện cho việc xuất ra report để cho người quản lý tính toán được lượng hàng bán ra
trong ngày. Việc trích xuất report của máy đa dạng, với các loại report theo bàn (tính
tiền), report theo ngày, report đột xuất, report theo tháng. Hết ca báo cáo chi tiết, trích
ra phiếu từ máy tính tiền, so khớp với phiếu pha chế.
Quản lý hàng xuất nhập: Hàng nhập xuất đều xuất đều ở khu vực pha chế và
quầy. Việc nhập hàng vào được thực hiện liên tục, hàng nhập vào được quy theo sản

phẩm (vd: 1kg café đen có thể chia thành 45 ly café đen, 50 ly café sữa…). Ngoài ra,
việc nhập hàng và cất giữ cũng được thực hiện ở quầy. Hàng ở quầy được ghi sổ lại
lượng tồn sau mỗi ca.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Được tính theo cách sau: doanh thu được xác
định chính xác do việc order được lưu trữ trong máy tính tiền, chi phí được tính toán
bằng cách ước lượng theo tháng (vì việc nhập hàng liên tục nên việc ghi nhận lượng
hàng nhập của quán khó tính toán được với việc ghi sổ thủ công). Từ doanh thu, chi
phí có thể xác định được lợi nhuận tháng của quán.
Như vậy, việc ghi nhận doanh thu rõ ràng, chi tiết và được tiến hành trong một
quy trình khá khép kín. Việc xuất các báo cáo, doanh thu tháng, năm được tiến hành
trong một hệ thống có sẵn.
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 14 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Tuy nhiên, thất thoát là điều khó tránh khỏi và thật khó trong việc quy trách
nhiệm. Việc xác định chi phí bao gồm, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu,
trong đó chi phí nguyên vật liệu chỉ được ước chừng theo kinh nghiệm và theo tiền sử
bán hàng. Nên việc xác định chính xác lợi nhuận là điều khó có thể. Vậy, phải làm sao
để tính toán được một cách chính xác chi phí bỏ ra ?.
Do đó bộ phận quản lý quán Like Café mong muốn có một phần mềm chuyên
dụng để thay thế công việc thủ công nhàm chán hàng ngày mà nhân viên cũng như
quản lý Like Café đang đối mặt, phần mềm này phải giải quyết được một số đặc điểm
tiêu biểu sau:
 Có đầy đủ các thao tác nghiệp vụ.
 Dễ sử dụng.
 Tính chính xác.

1.3. Thực trạng chung về hệ thống quản lý bán hàng cafe hiện nay và yêu cầu đổi
mới

1.3.1. Thực trạng quản lý bán hàng ở các quán cafe hiện nay
Ở địa bàn thành phố Huế hiện nay có rất nhiều quán cà phê với quy mô đa dạng
nhưng quy mô vừa và nhỏ là chiếm đa số, đề tài nghiên cứu xây dựng phần mềm ở
quán Like Cafe cũng thuộc quy mô vừa và nhỏ với số lượng bàn có không quá 50.
Theo quan sát, đa số quản lý theo phương pháp truyền thống hay khác hơn là
bán thủ công: nhập hàng, xuất hàng, tính doanh thu, lợi nhuận, tính tiền bàn, quản lý
nhân viên… đều thực hiện hoàn toàn trên giấy tờ hoặc là kết hợp với các máy bán
hàng chuyên dụng đắt tiền nhưng tính năng lại hạn chế.
Những nhược điểm của việc quản lý bán hàng theo phương thức truyền thống:

Rất mất thời gian cho cả nhân viên, chủ quán và khách hàng.

 Dễ xảy ra nhầm lẫn khi nhập số liệu và thực hiện thống kê kinh doanh
 Dữ liệu không được lưu trữ lâu dài, dẫn đến khó giải quyết khi khách hàng có
khiếu nại, việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng của nhân viên và báo cáo các khoản
tiền đối với chủ quán.
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 15 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Vẫn có một số quán có quy mô lớn dùng các phần mềm chuyên dụng nhưng phải
đầu tư một khoản tiền khá lớn cho việc mua và bảo trì, hơn nữa các phần mềm này
không được thiết kế riêng cho việc quản lý bán cà phê. Ví dụ: quán Valley bỏ ra tầm 5
triệu đồng để mua phần mềm Smile chuyên dùng cho khách sạn để về quản lý công
việc bán café.
Có những quán sử dụng các phần mềm miễn phí có ở trên mạng nhưng vấp phải
một số khó khăn khi sử dụng với lý do:

Phần mềm không được viết theo yêu cầu của khách hàng.


 Giới hạn nhiều tính năng, ví như chỉ có chức năng quản lý bán hàng.
 Gặp nhiều lỗi, không được nâng cấp, bảo trì
1.3.2. Yêu cầu đổi mới
Từ những quan sát và phân tích ở trên, thiết nghĩ đã đến lúc cần phải có một
phần mềm được thiết kế riêng biệt để quản lý hoạt động của một quán cà phê để thay
thế việc quản lý thủ công truyền thống trên giấy tờ.
Ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý quán
cà phê:
 Tiết kiệm được rất nhiều thời gian,
khả năng lưu trữ một khối lượng cực lớn
các dữ liệu.


Thời gian
lưu trữ dữ liệu lâu dài và an toàn, tốc độ truy xuất nhanh.

Nhân viên dễ dàng thực hiện các thao tác nghiệp vụ và có thể
hoàn tác (undo)
một cách nhanh gọn.

Độ chính xác và tin cậy cao trong việc thống kê kinh doanh.


Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 16 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN


2.1. Phƣơng pháp luận trong phân tích hệ thống
Trong quá trình phân tích hệ thống, người viết đã vận dụng một số vấn đề
phương pháp luận cơ bản nhằm đảm bảo cho hệ thống tương lai hoạt động ổn định và
mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
2.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là một phương pháp khoa học và biện chứng trong nghiên
cứu và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Yêu cầu chủ yếu nhất của phương pháp
này là phải xem xét hệ thống trong tổng thể vốn có của nó cùng với các mối liên hệ
của các phân hệ nội tại cũng như mối liên hệ với các hệ thống bên ngoài.
Ứng dụng phương pháp này đòi hỏi khi xây dựng phần mềm quản lý cho một
tổ chức, doanh nghiệp thì trước hết người phân tích phải xem xét tổ chức, doanh
nghiệp đó như là một hệ thống thống nhất về mặt kinh tế, tổ chức, kỹ thuật; sau đó
mới đi vào các vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực. Trong mỗi lĩnh vực lại phân chia
thành các vấn đề cụ thể, ngày càng chi tiết hơn. Đây chính là phương pháp tiếp cận đi
từ tổng quát đến cụ thể theo sơ đồ cầu trúc hình cây.
2.1.2. Từ phân tích chức năng đến mô hình hóa
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình phân tích hệ thống khi thiết kế phần
mềm người ta phải tiến hành theo một trình tự khoa học. Trước hết phải có một kế
hoạch phân tích tỉ mỉ, chu đáo đến từng khâu công việc. Sau đó tiến hành từ bước
phân tích chức năng của hệ thống thông tin, phân tích dòng thông tin kinh doanh và
sau đó tiến hành mô hình hóa hệ thống thông tin kinh tế bằng các mô hình như: sơ đồ
ngữ cảnh, sơ đồ chức năng (BFD), sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). Cuối cùng là lập bản
báo cáo chi tiết toàn bộ những kết quả của quá trình phân tích hệ thống. Đây là cơ sở
quan trọng cho bước thiết kế phần mềm tiếp theo sau.
2.1.3. Phân tích hệ thống có cấu trúc
Phương pháp này bắt nguồn vững chắc từ cách tiếp cận hệ thống. Phân tích hệ
thống có cấu trúc không chỉ là “một ý tưởng tốt” hay một cái gì đó mà nhà thực hành
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 17 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn


tìm ra để làm việc, nó còn là ứng dụng thực tế của một khái niệm lý thuyết đầy hiệu
lực.
Một khái niệm được sử dụng rất rộng rãi trong xử lý dữ liệu là quá trình phát
triển các hệ thống mới có sử dụng máy tính bao gồm một số giai đoạn nhất định. Tất
cả những giai đoạn này tạo thành vòng đời phát triển của hệ thống bao gồm 5 công
đoạn sau đây:
- Xác định vấn đề
- Nghiên cứu tính khả thi
- Phân tích
- Thiết kế
- Cài đặt
Một số đặc trưng quan trọng của vòng đời phát triển hệ thống:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và quản lý hệ thống một cách tốt
nhất.
 Làm giảm bớt các nguy cơ sai lầm về chi phí không dự kiến trước được.
 Nhường quyền kiểm soát tối hậu dự án cho người sử dụng.
 Mọi chi tiết về hệ thống mới, mọi nhân tố và giả thuyết về những quyết định
nào đã được chọn đều được ghi lại một cách có hệ thống trong tài liệu đưa ra ở từng
giai đoạn.
2.2. Quy trình thiết kế phần mềm
Quy trình thiết kế phần mềm bao gồm 8 bước sau đây:










Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 18 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn




















Hình 2.1: Quy trình thiết kế phần mềm.
Bƣớc 1: Khảo sát hiện trạng và đặc tả yêu cầu
Giai đoạn này tập trung nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ của bộ phận tổ chức có
yêu cầu tin học hóa, thu thập tài liệu, thông tin từ những người làm việc trực tiếp, xác
định các yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Từ đó xác định thông tin nào cần được xử lý,
chức năng và tiêu chuẩn hợp lệ nào cần có để xác định ra một hệ thống. Yêu cầu chủ

chốt của hệ thống và phần mềm cũng được xác định. Giai đoạn khảo sát thực tế được
thực hiện theo sơ đồ dưới đây:


Khảo sát hiện trạng vàđặc tả
yêu cầu
Thiết kế kiến trúc hệ thống
Thiết kế dữ liệu
Thiết kế giao diện
1
2
3
4
5
6
7
8
Lập trình
Kiểm thử
Triển khai
Đào tạo sử dụng
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 19 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn



Hình 2.2: Khảo sát hiện trạng và đặc tả yêu cầu.
Sau khi khảo sát và lập ra được tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm, người thiết kế phần
mềm sẽ làm bản mẫu cho phần mềm.

Tóm lại ở giai đoạn này chúng ta cần xác địng rõ những gì ta quan tâm về bản
thân chúng ta và mọi người.
Bƣớc 2: Thiết kế kiến trúc hệ thống
Thiết kế kiến trúc hệ thống là một mô hình tổng quát bao gồm những môđun
chính của toàn bộ hệ thống và sự bố trí sắp xếp của các môđun này.
Mục tiêu chủ yếu của thiết kế kiến trúc là phát triển một cấu trúc chương trình
môđun và biểu diễn mối quan hệ điều khiển giữa các môđun. Bên cạnh đó, thiết kế
kiến trúc còn trộn lẫn cấu trúc chương trình và cấu trúc dữ liệu, xác định các giao diện
làm cho dữ liệu chảy qua toàn bộ chương trình.
Khi các chức năng của một hệ thống dựa trên máy tính đã được xác định thì kỹ
sư phần mềm có thể tạo ra một mô hình biểu thị cho mối quan hệ giữa các phần tử của
hệ thống và đặt ra nền tảng cho các bước phân tích và thiết kế sau này. Kiến trúc hệ
thống mô tả hai đặc trưng quan trọng của chương trình máy tính.
Chức năng
phần mềm
Lập kế
hoạch dự
án phần
mềm
Xét
duyệt
Phân tích
yêu cầu
hay bản
mẫu
Xét
duyệ
1
Kế
hoạc

h dự
án
Đặc
tả
yêu
cầu
Bản
mẫu
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 20 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Kiến trúc hệ thống được suy dần ra qua quá trình phân hoạch đặt mối quan hệ
giữa các phần tử của giải pháp phần mềm với các bộ phận của vấn đề được xác định
qua phân tích yêu cầu. Tiến trình này được biểu diễn tượng trưng qua 2 hình vẽ sau
đây:

Hình 2.3 Chuyển đổi từ vấn đề sang giải pháp phần mềm

Hình 2.4: Tiến trình thiết kế kiến trúc hệ thống.

P1
P2
P3
P4
P5
S1
S2
S4
S3

S5
“Vấn đề” cần giải
quyết
“Giải pháp” phần mềm
P1
P2
P3
P4
P5
S1
S2
S4
S3
S5



S4
S1
S2
S5
S3
S4
S5
S2
S1
S3

Cấu trúc 1
Cấu trúc 2

Cấu trúc 3
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 21 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Qua sơ đồ trên ta có thể thấy, một vấn đề có thể được thõa mãn bởi nhiều cấu
trúc khác nhau. Trong thực tiễn thiết kế phần mềm, tùy từng bài toán cụ thể mà người
thiết kế lựa chọn một kiểu cấu trúc thích hợp nhất.
Thiết kế phần mềm là một công đoạn trung tâm trong quy trình xây dựng phần
mềm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của các sản
phẩm phần mềm.
Bƣớc 3: Thiết kế dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu được tổ chức đặc biệt và được lưu trữ trên
các thiết bị nhớ của máy tính nhằm cung cấp thông tin cho những người sử dụng khác
nhau hay cho những ứng dụng khác nhau.
Một cơ sở dữ liệu có các chức năng sau:
- Có khả năng lưu trữ và nhập thêm thông tin.
- Có thể cập nhật được dữ liệu.
- Có khả năng cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Một cơ sở dữ liệu được thiết kế thì phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:
- Giảm dư thừa thông tin trong lưu trữ.
- Có thể dùng chung một CSDL cho nhiều bộ phận trong hệ thống và sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau.
- Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong hệ thống. Dễ dàng bảo trì dữ liệu và
trao đổi dữ liệu với các HTTT khác.
- Đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu.
Thiết kế CSDL trải qua các bước sau:
i, Phân tích toàn bộ yêu cầu:
Bước này khó khăn nhất là việc phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình
thành CSDL cho một đơn vị. Trong thời gian này người thiết kế phải tìm hiểu xem

việc xử lý dữ liệu ở đơn vị để từ đó có cái nhìn tổng quát trước khi bắt tay vào thiết kế
CSDL.
ii, Nhận dạng những thực thể:
Sau khi đã tìm hiểu kỹ tiến trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được các thực
thể tham gia để thêm vào bảng dữ liệu trong CSDL.
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 22 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

iii, Nhận diện các mối tương quan giữa các thực thể:
Sau khi đã nhận diện xong các thực thể, công việc tiếp theo là phải tìm ra mối
tương quan giữa các thực thể và mối tương quan đó có quan hệ như thế nào: 1-1, 1- n,
n-n.
iv, Xác định các mục khóa chính:
Trên mỗi bảng dữ liệu, cần phải nhận diện một trường hợp cho phép phân biệt
không nhập nhằng trong bản ghi. Vì nguyên tắc cơ bản trong thiết kế là không cho
phép những bản ghi trùng nhau. Trong trường hợp nếu có nhiều sự lựa chọn thì phải
chọn trường hợp có ý nghĩa đối với ứng dụng để làm khóa chính.
v, Thêm vào các trường không phải là các mục khóa vào bảng:
Sau khi đã khai báo định nghĩa các thực thể, các mục khóa chính và khóa ngoại
lai, công việc tiếp theo là phải xác định được các trường còn lại trên bảng dữ liệu
thuộc CSDL. Đây là bước khá quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của bảng dữ
liệu. Trong bước này phải quyết định việc đặt tên các trường sao cho thuận tiện khi xử
lý dữ liệu trên bảng.
vi, Chuẩn hóa các bảng dữ liệu:
Công việc này sẽ loại bỏ những dữ kiện trùng lặp và giữ cho các dữ kiện có quan
hệ với nhau nhằm đảm bảo không bị mất thông tin.
vii, Khai báo phạm vi của mỗi trường:
Đây là bước cuối cùng của quá trình thiết kế CSDL. Trong bước này phải xác
định kiểu dữ liệu thích hợp cho mỗi trường và phạm vi dao động của các trường nhằm

xác định độ rộng của trường.
Bƣớc 4: Thiết kế giao diện
Tiến trình thiết kế giao diện bắt đầu với việc tạo ra các mô hình khác nhau về
chức năng hệ thống (như được cảm nhận từ bên ngoài). Trước hết phải phát họa ra các
nhiệm vụ hướng con người và máy tính cần để đạt tới chức năng của hệ thống, xem
xét vấn đề thiết kế áp dụng cho mọi thiết kế giao diện, rồi sử dụng các công cụ làm
bảng mẫu và cuối cùng là cài đặt cho mô hình thiết kế và đánh giá kết quả, chất lượng.
Các mô hình khi thiết kế giao diện:
a, Mô hình thiết kế
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 23 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

Mô hình thiết kế của toàn bộ hệ thống tổ hợp các biểu diễn dữ liệu, kiến trúc và
thủ tục của phần mềm. Đặc tả các yêu cầu có thể thiết lập nên một số ràng buộc giúp
cho việc định nghĩa người dùng của hệ thống, nhưng thiết kế giao diện thường chỉ
ngẫu nhiên là mô hình thiết kế.
b, Mô hình người dùng
Mô hình người dùng mô tả sơ lược cho người dùng cuối cùng của hệ thống. Để
xây dựng một giao diện người dùng có hiệu quả mọi thiết kế nên bắt đầu với một hiểu
biết về người dùng được dự định. Nghĩa là nên xác định rằng: phần mềm được thiết
cho đối tượng nào sử dụng? (kể các thông tin: tuổi tác, giới tính, khả năng về thể chất,
trình độ văn hóa, tôn giáo ).
c, Mô hình cảm nhận hệ thống
Cảm nhận hệ thống là hình ảnh của hệ thống mà người dùng mang trong đầu. Mô
hình này sẽ rất có lợi cho những người đã hiểu biết về hệ thống đó khi sử dụng phần
mềm nhưng lại gây sự khó tiếp cận đối với những người mới học.
d, Mô hình hình ảnh hệ thống
Hình ảnh hệ thổng tổ hợp cách biểu lộ bên ngoài của hệ thống dựa trên máy tính
(nhìn và cảm thấy giao diện) với mọi thông tin hỗ trợ (sách, tài liệu, băng đĩa ) mô tả

cho cú pháp và ngữ nghĩa của hệ thống.
Bƣớc 5: Lập trình.
Bước lập trình của quy trình thiết kế một phần mềm ứng dụng là một tiến trình
dịch. Thiết kế chi tiết được lập sang một ngôn ngữ lập trình mà cuối cùng được biến
đổi thành các lệnh mã máy thực hiện được. Lập trình là cốt lõi của tiến trình xây dựng
phần mềm.
Chương trình được lập phải dễ hiểu, nhấn mạnh vào các tính toán đơn giản và rõ
ràng.
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 24 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

1
Thiết
kế dữ
liệu và
kiến
trúc
Xét
duy
Thiết
kế giao
diện
Xét
duyệ
2
Đặc tả
thiết kế
sơ bộ
Đặc tả

thiết kế
chi tiết
Bản
mẫu
Thiết
kế giao
diện
Xét
duyệt

gốc
chươ






Hình 2.5: Quy trình thiết kế phần mềm.
Thực hiện các bước lập trình bao gồm các bước sau:
- Xác định tài liệu chương trình gốc: tài liệu bên trong của chương trình gốc bắt
đầu với việc chọn lựa các tên gọi định danh (biến và nhãn), tiếp tục với vị trí và thành
phần của việc chú thích và kết luận với cách tổ chức trực quan của chương trình. Việc
lựa chọn các tên gọi định danh có nghĩa chính là điều chủ chốt cho việc hiểu chương
trình sang cấu trúc ngữ nghĩa bên trong.
Bƣớc 6: Kiểm thử
Mục tiêu chính của kiểm thử là nhằm phát hiện ra những khiếm khuyết trong
phần mềm.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, người ta sử dụng 2 loại kỹ thuật kiểm thử khác
nhau, đó là kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng.


Kiểm thử hộp đen:
Kiểm thử hộp đen là việc tiến hành kiểm thử xem từng chức năng có vận hành
hoàn toàn không. Việc kiểm thử hộp đen chỉ được tiến hành tại giao diện phần mềm.
Kiểm thử hộp đen tập trung vào các yêu cầu chức năng của phần mềm. Tức là, việc
kiểm thử hộp đen làm cho người lập trình suy ra được các điều kiện vào sẽ thao diễn
Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán cafe

SVTH: Phan Trọng Phú 25 GVHD: Th.S Lê Viết Mẫn

qua tất cả các yêu cầu chức năng đối với một chương trình. Việc kiểm thử hộp đen dự
định tìm lỗi trong các phạm vi sau đây:
- Các chức năng không đúng hay bị bỏ sót.
- Lỗi giao diện.
- Lỗi trong cấu trúc dữ liệu hay thâm nhập CSDL ngoài.
- Lỗi hiệu năng.
- Lỗi khởi đầu và kết thúc.

Kiểm thử hộp trắng:
Kiểm thử hộp trắng là một phương pháp thiết kế kiểm thử có dùng cấu trúc điều
khiển của thiết kế thủ tục để suy ra các trường hợp kiểm thử. Kiểm thử hộp trắng tập
trung vào cấu trúc điều khiển chương trình. Các trường hợp kiểm thử được thực hiện
đều đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh trong chương trình đều được thực hiện ít nhất
một lần, tất cả các điều kiện logic đều được thử qua.
Bƣớc 7: Triển khai
Sau khi kết thúc kiểm thử (không còn thấy xuất hiện lỗi), chúng ta bắt tay vào
quá trình triển khai phần mềm. Triển khai phần mềm là việc đưa sản phẩm được tạo ra
bởi các nhóm người lập trình đến đối tượng sử dụng phần mềm đó là những người
thực hiện giá trị của sản phẩm trí tuệ này gọi là người sử dụng cuối cùng.
Để đưa hệ thống cùng toàn bộ tính năng ưu việt của nó vào ứng dụng trong thực

tế một cách có hiệu quả thì quá trình triển khai phần mềm phải thực hiện tốt. Nói cách
khác, các tính năng mà phần mềm có được chỉ là điều kiện cần còn quy trình triển khai
hợp lý, khoa học chính là điều kiện đủ để ứng dụng thành công hệ thống. Tỷ lệ thất bại
của các phần mềm do quá trình triển khai vẫn đang chiếm một tỉ lệ khá cao mà nguyên
nhân chủ yếu là do:
- Năng lực của người sử dụng còn hạn chế.
- Truyền đạt và thông tin không tốt.
- Phương pháp triển khai thiếu tính khoa học và không rõ ràng.
Bƣớc 8: Đào tạo sử dụng
Phần mềm sau khi tạo ra phải được sử dụng ít nhất bởi một người hay nhóm
người nào đó. Nhưng những người sử dụng trực tiếp không phải là những người có
chuyên môn sâu về tin học nên không thể đòi hỏi họ phải hiểu được ý tưởng và cách

×