Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 203 trang )


1



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam, trong những năm qua luôn được nhiều tổ chức quốc tế đánh
giá là một trong các nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn
tượng. Đặc biệt với các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ và công nghiệp,…
đã chứng kiến những bước tiến triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự
phát triển chung của đất nước, trong đó có ngành Nông nghiệp.
Ở nước ta ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Vĩnh Phúc
có gần 80% dân số làm nghề nông nghiệp; Quá trình hình thành và phát triển
gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội. Bước ngoặt của ngành nông
nghiệp nông thôn là từ khi có khán 10 năm 1986, nông dân được chia ruộng
đất. Từ đây kinh tế được ổn định và trên đà phát triển.
Tuy nhiên để phục vụ tốt cho nông nghiệp cần phải có lượng nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp, mà muốn có lượng nước tưới được, lại nhờ vào các
công trình trạm bơm tưới; Vĩnh Phúc là tỉnh Đồng bằng - Trung du các công
trình trạm bơm tưới thuộc các Công ty thủy lợi có rất nhiều vấn đề về địa giới
hành chính, diện tích phục vụ, quy mô, phân cấp công trình,… nên tính hiệu
quả tưới chưa cao, gây thất thoát nguồn lực cho Nhà Nước, doanh nghiệp.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất là tập trung hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới một cách khoa học, phù hợp với
điều kiện thực tiễn, đồng thời áp dụng đúng quy trình, thủ tục pháp lý. Có như
vậy, sẽ hạn chế, giảm thiểu những sự cố, rắc rối phát sinh khi công trình hoàn
thành.
Nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới
thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc, sẽ rút ra một số điểm khó khăn,


chưa phù hợp, trong công việc xây dựng công trình trạm bơm. Qua đó, phân



2



tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp hợp lý cho việc quản lý xây dựng
công trình trạm bơm nói chung, hạn chế tối đa những tổn thất về chi phí, sự
cố, cũng như các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng trạm bơm tưới.
Không những vậy, đề tài hi vọng sẽ là một tài liệu tham khảo, hoặc có thể áp
dụng với những công trình trong tương lai với quy mô, đặc điểm tương tự.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các trạm bơm tưới thuộc hệ
thống thuỷ lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc; Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học
lý luận và thực tiễn về quy hoạch, xây dựng công trình thủy lợi ở Vĩnh Phúc
luận văn sẽ đạt được những mục tiêu có ý nghĩa thiết thực sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch thủy lợi nói
chung, đặc biệt là xây dựng các công trình trạm bơm tưới và những vấn đề có
liên quan đến xây dựng công trình thủy lợi.
- Vận dụng những lý luận cơ bản đã đạt được trên đây vào phân tích,
đánh giá thực trạng công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn
Sơn Vĩnh Phúc.
- Phân tích ý kiến của các đơn vị quản lý thủy lợi, xem xét đánh giá về
quy hoạch, xây dựng công trình trạm bơm tưới hiện hành, tìm ra nguyên nhân
hạn chế, những khó khăn thuận lợi để từ đó đề xuất hướng hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả các trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh
Phúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được áp dụng cho đối tượng là Công ty TNHH một
thành viên thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của công tác này.
+ Phạm vi nghiên cứu



3



Do việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng các
công trình trạm bơm tưới là rất rộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ
giới hạn trong công tác xây dựng công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống
thủy lợi Liễn Sơn
4. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu liên quan đến các công trình trạm
bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện xây dựng, quản lý xây dựng
công trình trạm bơm.
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả năng lực tưới của các công
trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc
6. Kết quả dự kiến đạt được
Vận dụng trực tiếp các kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao hiệu
quả các công trình trạm bơm tưới hệ thống thủy lợi Liễn Sơn nói riêng, các hệ
thống thủy lợi nói chung.















4



CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC TRẠM BƠM TƯỚI THUỘC HỆ
THỐNG THUỶ LỢI LIỄN SƠN TỈNH VĨNH PHÚC

1.1 Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống thủy lợi Liễn Sơn
Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Công ty TNHH một
thành viên thủy lợi Liễn Sơn tiền thân là Ban Quản trị Nông Giang Liễn Sơn
được thành lập ngày 26/02/1971 trực thuộc Sở Thủy lợi Vĩnh Phú nay là Sở
Nông Nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc; Là doanh nghiệp hạng I với nhiệm vụ
trọng tâm mà UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao quản lý hệ thống công trình thủy
lợi, để phục vụ tưới tiêu cho 80 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thị, thành
trong tỉnh Vĩnh Phúc; nguồn nước lấy vào hệ thống thủy lợi Liễn Sơn, có 04
công trình thủy lợi đầu mối chính gồm: Đập dâng nước đầu mối Liễn Sơn;

trạm bơm điện Bạch Hạc; trạm bơm điện Đại Định và trạm bơm Liễu Trì;
ngoài ra còn gần 250 trạm bơm nhỏ; 69 hồ nhỏ, hệ thống công trình thủy lợi
trên kênh, và trên 90Km kênh tưới cấp I, trên 146 Km kênh tưới cấp II, trên
4.000Km kênh tưới cấp III trở xuống nội đồng, hệ thống kênh tiêu 933Km.
Hiện tại hệ thống thủy lợi Liễn Sơn quản lý 250 trạm bơm điện lớn,
nhỏ phục vụ tưới, tiêu và một số trạm bơm dầu. Trong đó số trạm bơm do
Công ty quản lý từ trước là 16 trạm bơm (trong đó có 03 trạm bơm lớn đầu
mối: Trạm bơm điện Bạch Hạc, trạm bơm điện Đại Định, trạm bơm điện Liễu
trì), còn lại 234 trạm bơm điện nhận bàn giao quản lý từ các xã.
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên toàn hệ thống thủy lợi do Công ty
quản lý có 840 cống lớn, nhỏ có máy đóng mở từ V0,5 đến V20 và nhiều
cống hở trên hệ thống kênh nội đồng.
Diện tích phục vụ tưới, tiêu với diện tích mặt bằng là: 26.902 ha; Trong
đó: Diện tích gieo trồng 24.833 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.069 ha.



5



Kết quả phục vụ cung cấp nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp
năm 2013 của Công ty là 62.172,7 ha; trong đó: Vụ chiêm: 21.137,2 ha; Vụ
mùa: 20.597,23 ha; Vụ đông: 13.109,26 ha; Thủy sản: 3.337,04 ha.
Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn gồm khối văn phòng
công ty và các đơn vị xí nghiệp với tổng số 390 lao động; khối văn phòng
Công ty gồm: Ban giám đốc Công ty và kiểm soát viên, Phòng Tổ chức –
Hành chính; Phòng Tài vụ, Phòng Quản lý và Công trình, Phòng Kế hoạch
Kỹ thuật, Phòng Xây dựng Cơ bản; Khối Các Xí nghiệp đơn vị trực thuộc
Công ty bao gồm: Xí nghiệp Thủy lợi Móng Cầu, Xí nghiệp Thủy lợi Tam

Dương, Xí nghiệp Thủy lợi Vĩnh Tường, Xí nghiệp Thủy lợi Yên Lạc, Xí
nghiệp Thủy lợi Bình Xuyên, Xí nghiệp Thủy lợi Vĩnh Yên, Xí nghiệp tư vấn
Khảo sát thiết kế, Xí nghiệp Xây lắp cơ điện, Trạm bơm điện Bạch Hạc, Trạm
bơm điện Đại Định. Ngoài ra còn có 77 trạm thủy lợi cơ sở với tổng số lao
động trực tiếp là 500 người (mỗi xã có 1 trạm thủy lợi cơ sở quản lý và bảo vệ
công trình nội đồng trên địa bàn xã) quản lý hệ thống công trình thủy lợi nội
đồng
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du
và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo)
đến 21°19' (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc;
từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị
xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là
1.236,5 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương,
Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 112 xã, 25 phường và thị
trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của
miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì



6



vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc
tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Đối với hệ thống thủy lợi Liễn Sơn có diện tích mặt bằng đất sản xuất
nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản theo rà soát bản đồ tưới năm 2012 là:
26.902 ha; Trong đó: Diện tích gieo trồng 24.833 ha, diện tích nuôi trồng thủy

sản 2.069 ha, nằm ở các xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thị, thành trong
tỉnh, đó là thành phố Vĩnh Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam
Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 80 xã, phường và thị trấnNgoài ra còn có một
phần diện tích của phường Bạch Hạc - TP Việt Trì - Phú Thọ và cấp nước
sông Cà Lồ để tưới cho khu vực Mê Linh – Hà Nội.
1.1.3 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình:
1.1.3.1 Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang,
phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào
Cai, hiện đang xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là cầu nối
giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và
trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý
kinh tế, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai
phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Sơn được Pháp nghiên cứu khảo sát và xây
dựng năm từ 1914 đến năm 1923 đưa vào khai thác sử dụng, cụm công trình
đầu mối tại xã Đồng Tĩnh, huỵên Tam Dương với 90Km kênh chính (trong đó
kênh chính Tả Ngạn: 50Km, kênh chính Hữu Ngạn: 18Km; kênh 6A: 7Km;
kênh 6B: 15Km); đến năm 1963-1964 trạm bơm Bạch Hạc được xây dựng tại



7



xã Xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, để bổ sung nguồn nước cho kênh 6A,

6B; năm 2000-2002 trạm bơm Đại Định được xây dựng hoàn thành tại xã Cao
Đại, huyện Vĩnh Tường để hỗ trợ nguồn nước tưới cho cuối kênh chính; năm
2010-2011 trạm bơm Liễu Trì được xây dựng hoàn thành tại xã Vĩnh Thịnh,
huyện Vĩnh Tường với 10,5km kênh chính.
1.1.3.2 Đặc điểm địa hình:
Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp
giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy,
địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái:
đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có 05 xã Thái Hòa, TT Hoa Sơn, Liên Hòa, Bàn Giản, Liễn
Sơn, của huyện Lập Thạch và 02 xã Đồng Tĩnh, Hướng Đạo của huyện Tam
Dương.
Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông –
Nam có 03 xã Đồng ích, Đình Chu, Tiên Lữ của huyện Lập Thạch; 08 xã Hợp
Hòa, Đạo Tú, Thanh Vân, An Hòa, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Duy Phiên, Vân
Hội của huyện Tam Dương và 01 xã Đạo Đức của huyện Bình Xuyên
Vùng đồng bằng có 29 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường, 17 xã của
huyện Yên Lạc, 06 xã, phường của TP Vĩnh Yên, 06 xã, thị trấn của huyện
Bình Xuyên, 02 xã của huyện Lập Thạch và 02 xã của huyện Tam Dương. Là
khu vực có đất đai bằng phẳng, có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống
trồng lúa nước lâu đời, là vùng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp.
1.1.4 Đặc điểm khí hậu:
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm 23,2 – 25
0
C, lượng mưa 1.500 – 1.700 ml; độ ẩm
trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió
thịnh hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc




8



thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi
Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18
0
C) cùng
với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch,
nghỉ ngơi, giải trí.
Riêng hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc, theo tài liệu thông kê từ
năm 1998 đến năm 2013 có lượng mưa trung bình năm là 1.248 ml; lượng
mưa năm thấp nhất 922 ml; lượng mưa năm cao nhất 1.748 ml.
Chế độ gió mùa và thay đổi khí hậu trong năm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thâm canh, gieo trồng nhiều vụ trong năm, tăng hệ số sử dụng đất
nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, thiên tai do lũ
lụt và hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, sương muối, độ ẩm cao, cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân; nhất là vụ đông xuân
hàng năm do sự biến đổi khí hậu toàn cầu nên các sông có lưu lượng, mực
nước xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
1.1.5 Đặc điểm địa chất:
Tổng hợp diện tích loại đất toàn tỉnh Vĩnh Phúc là: 123.650,50ha,
(Trong phân loại đất đó đất phù sa: 24.548,99 ha; đất Glây: 3.116,40 ha; đất
cát: 3.795,46 ha; đất loang lổ: 7.958,41 ha; đất xám: 40.936,24 ha; đất tầng
mỏng: 1.027,99 ha; Diện tích các loại đất khác không điều tra: 42.266,56 ha).
Chi tiết diện tích từng loại đất tỉnh Vĩnh Phúc (Bảng 1.2); (Phân diện tích đất
theo địa hình và cấp độ dốc như sau: Cấp địa hình tương đối cao 8.573,27 ha,
vàn 25.962,68 ha, thấp 9096,05 ha; cấp độ dốc 5-8
o

(I) 765,47 ha, 8-15
o
(II)
4.022,07 ha, 15-25
o
(III) 6.934,61 ha, >25
o
(IV) 26.029,34 ha, Diện tích các
loại đất khác không điều tra: 42.266,56 ha).
* Đất phù sa trung tính ít chua có đặc điểm.
- Điều kiện hình thành: Do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng.



9



- Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt pha
sét và. Đất trung tính, ít chua. Mùn tổng số trung bình. Đạm tổng số trung
bình và khá. Lân tổng số và lân dễ tiêu khá và giàu. Kali tổng số trung bình.
Kali dễ tiêu trung bình và nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi trung bình.
Dung tích hấp thu trung bình.
- Khả năng sử dụng: Thích hợp trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô),
cây màu và cây công nghiệp (đậu tương, dâu, mía), cây rau, hoa, nuôi trồng
thuỷ sản (vùng có địa hình thấp trũng).
* Đất phù sa chua có đặc điểm:
- Điều kiện hình thành: Chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của sông Lô, sông
Phó Đáy.
- Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt pha

sét. Đất chua. Mùn tổng số trung bình và nghèo. Đạm tổng số trung bình. Lân
tổng số và lân dễ tiêu khá và trung bình. Kali tổng số nghèo. Kali dễ tiêu
nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi trung bình. Dung tích hấp
thu trung bình và thấp.
- Khả năng sử dụng: Thích hợp trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô),
cây màu và cây công nghiệp (đậu tương, lạc), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ
sản (vùng có địa hình thấp trũng).
* Nhóm đất Glây có đặc điểm:
- Điều kiện hình thành: Đất hình thành ở vùng có địa hình thấp trũng, bị
ngập nước quanh năm.
- Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét
pha limon. Đất chua. Mùn tổng số trung bình và khá. Đạm tổng số khá. Lân
tổng số và lân dễ tiêu khá và trung bình. Kali tổng số trung bình. Kali dễ tiêu
nghèo và trung bình. Tổng canxi và magiê trao đổi trung bình. Dung tích hấp
thu trung bình.



10



- Khả năng sử dụng: Thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp
trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
* Nhóm đất cát có đặc điểm :
- Điều kiện hình thành: Do sự bồi tụ tại chỗ sản phẩm thô được rửa trôi
từ đồi núi.
- Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới cát, cát pha thịt. Đất
chua. Mùn tổng số trung bình và nghèo. Đạm tổng số trung bình và nghèo.
Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình thấp. Kali tổng số và Kali dễ tiêu nghèo

và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu thấp.
- Khả năng sử dụng: Thích hợp với các loại cây rau, màu (ngô, đậu
tương, lạc).
* Nhóm đất loang lổ có đặc điểm:
- Nguồn gốc hình thành: Chủ yếu trên nền phù sa cũ có sản phẩm
feralitic.
- Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới cát, cát pha thịt, cát pha
thịt và sét. Đất chua. Mùn tổng số trung bình. Đạm tổng số trung bình và
nghèo. Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình. Kali tổng số và Kali dễ tiêu
nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu
thấp.
- Khả năng sử dụng: Thích hợp với các loại cây rau, hoa, cây công
nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây dược liệu (thanh hao hoa vàng ).
* Nhóm đất xám có đặc điểm:
- Nguồn gốc hình thành:
Đất ruộng: Hình thành chủ yếu do sự bồi tụ các sản phẩm rửa trôi ở các
thung lũng xen kẽ trong vùng đồi núi.
Đất đồi núi: Hình thành trên nền phù sa cổ, đá nai, phiến thạch, granit,
quăczit, cuội kết….



11



- Đặc tính lý hoá học:
Đất ruộng: Đất có thành phần cơ giới cát, cát pha thịt, cát pha thịt. Đất
chua. Mùn tổng số trung bình và nghèo. Đạm tổng số trung bình và nghèo.
Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình. Kali tổng số và Kali dễ tiêu nghèo và

rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu thấp.
Đất đồi núi: Đất có thành phần cơ giới từ cát đến thịt pha sét. Tầng đất
trung bình. Đất chua. Mùn tổng số trung bình và nghèo. Đạm tổng số trung
bình và nghèo. Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình. Kali tổng số và Kali dễ
tiêu nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp
thu thấp.
- Khả năng sử dụng:
Đất đồng bằng: Thích hợp với trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất đồi núi: Thích hợp với trồng cây ăn quả (độ dốc < 150), cây lâm
nghiệp theo phương thức sản xuất nông lâm kết hợp với hình thức trang trại.
* Nhóm đất tầng mỏng có đặc điểm:
- Nguồn gốc hình thành: Chủ yếu trên nền đá phiến thạch.
- Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt
pha sét. Mùn tổng số nghèo. Đạm tổng số nghèo. Lân tổng số và lân dễ tiêu
nghèo. Kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê
trao đổi thấp. Dung tích hấp thu thấp.
- Khả năng sử dụng: Có thể cải tạo trồng cây ăn quả với đất có độ dốc <
15
0
và trồng cây lâm nghiệp với đất có độ dốc > 15
0
.
Nhận xét chung:
Đất đai của Vĩnh phúc đa dạng về phân loại đất nhưng được phân bố khá
tập trung, là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hướng vừa đa canh vừa chuyên canh với nhiều loại cây trồng khác nhau như:



12




Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây
ăn quả, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
Đối với đất ruộng: Đa số diện tích đất có địa hình vàn và cao (bằng 81%),
được tưới tiêu chủ động (85.88%), đất có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ.
Độ phì đất ở mức trung bình, phần lớn các yếu tố đất đai khá thuận lợi cho sản
xuất. Tuy vậy diện tích ruộng cũng có một số hạn chế là: Một phần khá lớn
diện tích đất được phân loại thuộc những nhóm đất xấu, có thành phần cơ giới
nhẹ, hạn chế trong thâm canh, tăng năng suất cây trồng, bao gồm: Đất loang lổ
chua bạc màu, đất xám bạc màu, đất cát.
Đối với đất đồi núi: Nhìn chung các yếu tố đất đai của đất đồi núi là
không thuận lợi trong quá trình sử dụng. Yếu tố hạn chế cơ bản trong sử
dụng là độ dốc của đất đồi núi trong tỉnh khá lớn, tầng đất canh tác mỏng
(diện tích có độ dày tầng đất < 50 cm)
Theo thống kế tổng hợp diện tích rà soát bản đồ tưới năm 2012 của hệ
thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc do Chi cục thủy lợi Vĩnh Phúc kiểm
tra rà soát năm 2012 cung cấp tổng diện tích gieo trồng là 24.833,65 ha, trong
đó: Diện tích phục vụ tưới 23.890,75 ha, diện tích chưa được phục vụ tưới
942,90 ha; Riêng diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chuyên cá
2.069,21 ha; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 1 vụ lúa 1 vụ cá
2.149,08 ha.
Mặt bằng diện tích phục vụ tưới năm 2013 của hệ thống thủy lợi Liễn
Sơn tỉnh Vĩnh Phúc diện tích gieo trồng 24.150,39 ha; diện tích đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản chuyên cá 1.980,46 ha; diện tích đất có mặt nước
nuôi trồng thủy sản 1 vụ lúa 1 vụ cá 1.466,58 ha.





13



Tháng
1 2 3 4
5 6 7
8 9 10 11 12 Cả năm
Năm
1998 0 2 23 22
128 371 137 72 84
71 0 16 926
1999 6 5 10 97 214
258 106 158
109 189 77 75 1.304
2000 6 14 24
36 211 134 271
202 78 200 2 1.178
2001
9 19 100 69
148 317 274 399
88 138 28 8 1.597
2002 22 5 1 29 205 140 177 167
136 132 51 38 1.103
2003 38 34 3
54 162 196 245 304 154
25 1 3 1.219
2004 19
16 32 157 146 133 194

169 60 13 10 949
2005 6
20 37 48 52 118
233 210 314 10 101 36 1.185
2006 0 11 14 19 147 142 172
400 93 35 91 2 1.127
2007
0,5 29 22 62 112 127 132 181
181 68 7 922
2008 7
11 12,8 43 205 205 221 274
178 363 225 3 1.748
2009 0 1 29 105 197 136 287
150 77 87 1 0 1.070
2010 43 1 24 24 125
134 341 276 263 62 3 22 1.318
2011 5 2
96 43 156 322 239 269 231
123 4 38 1.528
2012 28 3 5 55 211 99 325
425 48 45 29 10 1.284
2013 5 14 10 35 158 157 400
288 320 76 15 32 1.510
TBNN 12 12 28 56
161 187 235 247 151 108 41 21 1.248
Max
43 34 100 157 214 371 400 425 320 363 225 75 1.748
Min 0 1 1 19 52 99 106 72 48 10 0 0 922
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc)
Bảng 1.1:

BẢNG TỔNG HỢP LƯỢNG MƯA NĂM TRONG HỆ THỐNG THUỶ NÔNG LIỄN SƠN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013


14



Bảng 1.2: TỔNG HỢP DIỆN TÍCH ĐẤT TOÀN TỈNH THEO ĐỊA HÌNH VÀ CẤP ĐỘ DỐC











STT Tên đất Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Phân theo cấp địa hình và độ dốc
Cấp địa hình tương đối
Cấp độ dốc
Cao Vàn Thấp I(5-8
0
) II(8-15
0
) III(15-25

0
) IV(>25
0
)
I
Đất Phù Sa

24.548,99
3.468,48
15.876,95
5.203,56
-
-
-
-

Đất Phù Sa trung tính ít
chua

11.357,01
2.332,41
6.736,07
2.288,53
-
-
-
-
1
Đất phù sa trung tính ít
chua điển hình

P-h
6.301,52
1.272,04
4.263,76
765,72
-
-
-
-
2
Đất phù sa trung tính ít
chua ngập úng mùa mưa
P-st
2.043,01
1.060,37
690,55
292,09
-
-
-
-
3
Đất phù sa trung tính ít
chua glây nông
P-g1
795,65
-
355,38
440,27
-

-
-
-
4
Đất phù sa trung tính ít
chua glây sâu
P-g2
1.534,67
-
778,79
755,88
-
-
-
-
5
Đất phù sa trung tính ít
chua loang lổ nông
P-l1
141,04
-
106,47
34,57
-
-
-
-
6
Đất phù sa trung tính ít
chua loang lổ sâu

P-l2
528,46
-
528,46
-
-
-
-
-
7
Đất phù sa trung tính ít
chua kết von sâu
P-fe2
12,66
-
12,66
-
-
-
-
-

Đất phù sa chua

13.191,98
1.136,07
9.140,88
2.915,03
-
-

-
-
8
Đất phù sa chua điển
hình
Pc-h
2.056,83
498,02
1.351,28
207,53
-
-
-
-


15



9
Đất phù sa chua ngập úng
mùa mưa
Pc-st
602,52
261,58
191,73
149,21
-
-

-
-
10
Đất phù sa chua glây
nông
Pc-g1
2.397,61
2,71
1.103,96
1.290,94
-
-
-
-
11
Đất phù sa chua glây sâu
Pc-g2
2.737,34
18,86
1.874,70
843,78
-
-
-
-
12
Đất phù sa chua loang lổ
nông
Pc-l1
842,37

61,85
780,52
-
-
-
-
-
13
Đất phù sa chua loang lổ
sâu
Pc-l2
3.516,74
213,64
2.879,53
423,57
-
-
-
-
14
Đất phù sa chua kết von
nông
Pc-fe1
275,83
10,04
265,79
-
-
-
-

-
15
Đất phù sa chua kết von
sâu
Pc-fe2
762,74
69,37
693,37
-
-
-
-
-
II
Đất GLây

3.116,40
-
351,11
2.765,29
-
-
-
-
16
Đất glây trung tính ít chua
điển hình
GL-h
225,57



225,57




17
Đất glây chua điển hình
GLc-h
2.738,54
-
232,33
2.506,21
-
-
-
-
18
Đất glây chua giàu mùn
GLc-u
152,29
-
118,78
33,51
-
-
-
-
III
Đất Cát


3.795,46
1.291,26
1.607,63
634,87
261,7
-
-
-
19
Đất cát chua điển hình
Cc-h
1.284,35
523,02
363,07
143,15
255,11
-
-
-
20
Đất cát chua glây nông
Cc-g1
541,8
119,15
422,65
-
-
-
-

-
21
Đất cát chua glây sâu
Cc-g2
483,14
169,25
313,89
-
-
-
-
-
22
Đất cát chua có đốm rỉ
Cc-r
87,06
-
87,06
-
-
-
-
-
23
Đất cát chua loang lổ sâu
Cc-l2
209,75
124,55
85,2
-

-
-
-
-
24
Đất cát chua kết von sâu
Cc-fe2
21,09
-
14,5
-
6,59
-
-
-
25
Đất cát bạc màu điển hình
Cb-h
121,26
121,26
-
-
-
-
-
-
26
Đất cát bạc màu glây sâu
Cb-g2
994,82

181,84
321,26
491,72
-
-
-
-
27
Đất cát bạc màu loang lổ
Cb-l2
52,19
52,19
-
-
-
-
-
-


16



sâu
IV
Đất Loang lổ

7.958,41
2.497,04

5.152,54
308,83
-
-
-
-
28
Đất loang lổ chua điển
hình
Lc-h
2.158,50
303,96
1.668,40
186,14
-
-
-
-
29
Đất loang lổ chua kết
von nông
Lc-fe1
14,68
14,68







30
Đất loang lổ chua bạc
màu
Lc-b
5.785,23
2.178,40
3.484,14
122,69
-
-
-
-
V
Đất Xám

40.936,24
1.316,49
2.974,45
183,5
489,47
3.672,04
6.581,62
25.718,67
31
Đất xám điển hình
Xh
1.293,73
175,04
844,16
-

50,77
101,29
122,47
-
32
Đất xám điển hình glây
nông
Xh-g1
366,58
-
231,83
134,75
-
-
-
-
33
Đất xám điển hình glây
sâu
Xh-g2
606,49
23,88
533,86
48,75
-
-
-
-
34
Đất xám điển hình loang

lổ sâu
Xh-l2
1.496,59
653,97
842,62
-
-
-
-
-
35
Đất xám điển hình kết
von sâu
Xh-fe2
395,8
51,05
344,75
-
-
-
-
-
36
Đất xám điển hình đá sâu
Xh-đ2
67,68
48,03
19,65
-
-

-
-
-
37
Đất xám bạc màu điển
hình
Xb-h
94,08
94,08
-
-
-
-
-
-
38
Đất xám bạc màu glây sâu
Xb-g2
428,02
270,44
157,58
-
-
-
-
-
39
Đất xám đỏ vàng điển
hình
Xf-h

5.460,46
-
-
-
120,7
599,8
553,79
4.186,17
40
Đất xám đỏ vàng đá nông
Xf-đ1
15.273,59
-
-
-
171,35
1.174,44
4.512,54
9.415,26
41
Đất xám đỏ vàng đá sâu
Xf-đ2
8.521,90
-
-
-
124,44
1.694,29
1.369,07
5.334,10

42
Đất xám đỏ vàng kết von
nông
Xf-fe1
125,97
-
-
-
-
102,22
23,75
-
43
Đất xám đỏ vàng kết von
Xf-fe2
22,21
-
-
-
22,21
-
-
-


17



sâu

44
Đất xám mùn đá nông
Xu-đ1
6.783,14
-
-
-
-
-
-
6.783,14
VI
Đất tầng mỏng

1.027,99
-
-
-
14,3
350,03
352,99
310,67
45
Đất tầng mỏng chua điển
hình
Ec-h
431,75
-
-
-

-
118,2
161,92
151,63
46
Đất tầng mỏng chua trơ
sỏi đá
Ec-đ1
30,53
-
-
-
-
16,69
13,84
-
47
Đất tầng mỏng chua có
kết von
Ec-fe
565,71
-
-
-
14,3
215,14
177,23
159,04

Tổng diện tích đất điều

tra

81.383,49
8.573,27
25.962,68
9.096,05
765,47
4.022,07
6.934,61
26.029,34

Diện tích các loại đất
khác không điều tra

42.266,56








Tổng diện tích tự nhiên

123.650,05




















(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc)















18



Bảng 1.3: TỔNG HỢP DIỆN TÍCH RÀ SOÁT BẢN ĐỒ TƯỚI NĂM 2012
HỆ THỐNG THỦY LỢI LIỄN SƠN







TT Tên xã
DT rà soát bản đồ tưới 2012
Diện tích gieo trồng (ha)
Thuỷ sản (ha)
Tổng cộng
(ha)
Diện tích
phục vụ
tưới (ha)
Diện tích
chưa được
phục vụ
tưới (ha)
1 lúa 1 cá
(ha)
Chuyên cá
(ha)


Tổng cộng
24.833,65
23.890,75
942,90
2.149,08
2.069,21
I
Móng Cầu
2.819,74
2.777,11
42,63
333,60
78,12
1
Thái Hoà
270,76
270,76

3,00
5,01
2
Liên Hoà
238,35
218,35
20,00
21,00
12,77
3
Bàn Giản

165,94
165,94

6,20
1,88
4
Đồng ích
688,93
688,93

102,50
10,98
5
Đình Chu
231,74
231,74

62,40
7,10
6
Triệu Đề
229,00
229,00

20,00
5,76
7
Tiên Lữ
288,73
266,10

22,63
118,50
7,16
8
Sơn Đông
345,60
345,60


5,89
9
TT Hoa Sơn
159,87
159,87


7,90
10
Liễn Sơn
200,82
200,82


13,67
II
Tam Dương
3.306,36
3.195,37
110,99
-

97,14
1
Đồng Tĩnh
357,63
357,63



2
An Hoà
386,34
275,35
110,99


3
Hoàng Đan
354,24
354,24


16,42
4
Hoàng Lâu
423,26
423,26


19,38
5

Thanh Vân
269,40
269,40


11,00
6
Vân Hội
187,06
187,06


10,27
7
Đạo Tú
248,08
248,08


15,94
8
Duy Phiên
398,62
398,62


17,10
9
Hợp Thịnh
284,00

284,00


7,03
10
Hợp Hoà
357,93
357,93



11
Hướng Đạo
39,80
39,80



III
Vĩnh Tường
8.196,79
7.884,41
312,38
551,01
782,19
1
Bình Dương
498,20
498,20



53,80
2
Tứ Trưng
298,36
298,36

45,52
9,79
3
Kim Xá
534,51
481,81
52,70
37,56
25,61



19



4
TT Vĩnh
Tường

121,46

121,46


20,50

15,00
5
Nghĩa Hưng
294,35
293,35
1,00

18,00
6
Phú Đa
431,79
420,83
10,96
117,03
44,56
7
Tân Tiến
181,83
181,83


6,74
8
Thượng
Trưng

382,76


382,76

64,84

30,00
9
Tuân Chính
382,79
382,79

100,07
60,59
10
Vĩnh Sơn
211,47
211,47


23,65
11
Vũ Di
200,61
200,61


45,08
12
Yên Lập
335,53

328,53
7,00

69,52
13
Phú Thịnh
106,10
104,86
1,24

10,43
14
Vĩnh Thịnh
504,88
471,98
32,90
15,52
135,71
15
Bồ Sao
105,25
105,25


14,68
16
Chấn Hưng
349,79
349,79



5,00
17
Đại Đồng
359,38
359,38


15,36
18
Lý Nhân
143,05
95,00
48,05

14,39
19
Ngũ Kiên
261,59
261,59

45,00
38,18
20
Tam Phúc
196,90
196,90

35,00


21
TT Thổ Tang
331,93
331,93


22,42
22
Vân Xuân
216,79
216,79


9,87
23
Việt Xuân
100,03
90,44
9,59

20,90
24
An Tường
248,94
125,00
123,94

2,00
25
Vĩnh Ninh

211,14
186,14
25,00

10,59
26
Lũng Hoà
407,15
407,15

53,80
27,91
27
Tân Cương
126,12
126,12


7,92
28
Yên Bình
391,00
391,00


12,81
29
Cao Đại
263,09
263,09


16,17
31,68
IV
Yên Lạc
6.354,08
5.881,28
472,80
618,43
865,38
1
Trung
Nguyên

487,67

487,67

28,99

39,25
2
TT Yên Lạc
447,94
447,94

225,25
28,92
3
Đồng Cương

455,26
455,26

54,80
38,70
4
Bình Định
523,23
523,23

163,86
69,65
5
Tề Lỗ
229,74
229,74

5,40
36,54



20



6
Văn Tiến
275,89
275,89


6,32
37,21
7
Nguyệt Đức
330,47
330,47

21,75
105,83
8
Liên Châu
422,46
314,33
108,13
11,78
36,33
9
Đại Tự
537,86
499,22
38,64
15,02
52,39
10
Yên Phương
345,36
345,36

12,34

58,92
11
Hồng Phương
197,82
197,82

18,82
13,17
12
Trung Kiên
245,99
233,50
12,49

9,92
13
Hồng Châu
373,81
75,91
297,90

3,30
14
Tam Hồng
556,35
556,35

54,10
122,40
15

Trung Hà
74,64
59,00
15,64


16
Yên Đồng
432,39
432,39


124,73
17
Đồng Văn
417,20
417,20


88,12
V
Bình Xuyên
2.542,84
2.538,74
4,10
422,48
127,04
1
Tân Phong
346,08

341,98
4,10
25,40
6,95
2
Thanh Lãng
635,55
635,55

171,99
41,22
3
Phú Xuân
347,37
347,37


13,34
4
Quất Lưu
191,18
191,18

23,40
18,60
5
TT Hương
Canh

437,32


437,32

187,89

9,07
6
Đạo Đức
585,34
585,34

13,80
37,86
VI
Vĩnh Yên
1.613,84
1.613,84
-
223,56
119,34
1
Đồng Tâm
312,41
312,41

9,00
26,45
2
Hội Hợp
522,90

522,90

79,00
48,40
3
Thanh Trù
421,13
421,13

135,56
9,93
4
Định Trung
140,65
140,65


6,50
5
Tích Sơn
91,52
91,52


21,17
6
Đống Đa
85,14
85,14



6,89
7
Liên Bảo
23,09
23,09



8
Khai Quang
17,00
17,00











(Nguồn: Chi cục thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc)











21



1.1.6 Đặc điểm thủy văn:
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, xong chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Ở Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn, sông Hồng chảy qua hai huyện Vĩnh
Tường và Yên Lạc với chiều dài gần 29Km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai.
Sông Phó đáy có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh; đập
ngăn sông Phó đáy tại xã Đồng tĩnh, huyện Tam Dương để lấy nước vào cống
5 cửa và cống 1 cửa của hệ thống Liễn Sơn, phục vụ nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp
Ngoài ra còn nhiều luồng tiêu, kênh tiêu liên huyện, liên xã: Kênh tiêu
liên huyện 195Km, kênh tiêu liên xã 253Km; các luồng tiêu, kênh tiêu chính
như sau: Luồng tiêu Sông Phan với 68Km, kênh tiêu Bến Tre 10,5Km, kênh
tiêu Nam Yên Lạc 14,6Km, luồng tiêu Đầm Khanh Sáu Vó 6,5Km,…
1.1.7 Đặc điểm dân sinh kinh tế, xã hội:
Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất
nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao đạt
18,12%, mặc dù có tác động của khủng hoảng tài chính khu vực vào năm
1997. Sau tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, kinh tế tỉnh
tăng trở lại vào đầu những năm 2000 và tăng với nhịp độ cao trước khi chịu
tác động của khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây.
Năm 2013 nền kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói

riêng vẫn tiếp tục gặp khó khăn song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị,
của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 có những chuyển biến tích cực. Sản xuất công
nghiệp đã phục hồi và có mức tăng trưởng khá. Sản xuất nông nghiệp tuy gặp
nhiều khó khăn song với sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh nên kết quả sản
xuất đạt khá. Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu



22



sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Thu ngân sách đạt cao so với
năm trước, tạo điều kiện cho chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Lĩnh
vực lao động, việc làm, thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội
được bảo đảm; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tin có tiến bộ. Quốc
phòng được tăng cường; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Năm 2013 kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản như sau:
(Nguồn: Cục thống kế tỉnh Vĩnh Phúc)
a) Sản xuất nông nghiệp:
+ Trồng trọt:
Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm dự kiến đạt
96,05 ngàn ha, bằng 99,02% kế hoạch năm và tăng 3,53% so với năm 2012,
chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông.
Cây lâu năm: Tổng diện tích hiện có 8,23 ngàn ha, tăng 0,49% so với
năm 2012. Trong đó, diện tích các loại cây ăn quả là 7,67 ngàn ha, giảm
0,15% so với năm 2012 (chiếm 93,23% diện tích các loại cây lâu năm) do các
hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm đường giao thông…Nhìn chung cây
ăn quả của Vĩnh Phúc chủ yếu vẫn là những loại cây phổ biến, dễ trồng, dễ

chăm sóc và phù hợp với điều kiện thời tiết.
+ Chăn nuôi: Năm 2013, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
trên địa bàn cơ bản ổn định, không xảy ra những dịch bệnh nguy hiểm. Thông
tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao ý thức của
người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tiếp tục
được thực hiện; công tác giám sát dịch bệnh tại cơ sở, quản lý chặt chẽ vận
chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật tiếp tục
được tăng cường, giúp người dân ổn định pháp triển chăn nuôi.
b) Sản xuất lâm nghiệp:



23



Năm 2013, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa phương
trồng mới 844ha rừng tập trung, đạt 80,3% kế hoạch năm và tăng 1,75% so
với năm trước.
Công tác phòng chống cháy rừng tuy đã được các ngành chức năng chỉ
đạo tích cực, nguy cơ cháy rừng tuy đã được cảnh báo thường xuyên, song do
ý thức của người dân còn chưa cao nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh
đã xảy ra 09 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại 08ha. So với năm trước, số vụ
cháy rừng tăng 05 vụ, diện tích thiệt hại giảm 25,5 ha (năm 2012 có 4 vụ
cháy, diện tích thiệt hại 33,5 ha).
c) Sản xuất thủy sản:
Diện tích nuôi tròng thủy sản năm 2013 đạt 6.926 ha bằng 98,74% kế
hoạch năm và giảm 0,81% so với năm 2012. Sản xuất thủy sản tiếp tục nhận
được sự quan tâm của tỉnh, công tác khuyến ngư được đầu tư và triển khai
tích cực.

1.2 Hiện trạng các trạm bơm thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn.
Toàn Công ty hiện đang quản lý 250 trạm bơm lớn, nhỏ phục vụ tưới,
tiêu; Trong đó số trạm bơm do Công ty quản lý từ trước là 16 trạm còn lại 234
trạm bơm nhận bàn giao quản lý từ các xã, phường, thị trấn, với tổng số tổ
máy bơm là 333 tổ máy, có lưu lượng máy bơm từ 150m3/h đến 8.000m3/h.
Hệ thống Liễn Sơn có 03 trạm bơm đầu mối là: Trạm bơm điện Bạch
Hạc với 5 tổ máy loại 8.000m3/h; Trạm bơm điện Đại Định với 6 tổ máy loại
8.000m3/h; Trạm bơm điện Liễu Trì với 2 tổ máy loại 4.000m3/h; ngoài ra
còn cụm đầu mối Liễn Sơn với cống 5 cửa lưu lượng thiết kế Q=23m3/s và
cống 01 cửa với lưu lượng thiết kế Q=1,57m3/s, đây là đầu mối chính cung
cấp nước cho hệ thống Liễn Sơn.



24



1.3 Cơ sở pháp lý và văn bản hiện hành về công tác bàn giao công
trình thủy lợi về Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh
Phúc
1.3.1 Các quyết định phê duyệt đề án bản đồ tưới hệ thống tưới,
tiêu tỉnh Vĩnh Phúc:
Quyết định số 1869/QĐ-CT ngày 11/8/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
về việc phê duyệt đề cương dự toán chi tiết xây dựng bản đồ tưới;
Quyết định số 299/QĐ-CT ngày 30/01/2007 của UBND phê duyệt điều
chỉnh bổ sung đề cương dự toán kinh phí xây dựng bản đồ tưới tỉnh Vĩnh
Phúc;
Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 03/12/2007 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt

bản đồ hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 250/QĐ-SNN&PTNT ngày 31/12/2007 của Sở Nông
nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề án bản đồ hệ thống tưới, tiêu
tỉnh Vĩnh Phúc;
Quyết định số 260/QĐ-SNN&PTNT ngày 31/12/2007 của Sở Nông
nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc về việc phê duyệt diện tích mặt bằng phục vụ
tưới, tiêu của Công ty khai thác công trình thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc;
1.3.2 Các quyết định và văn bản của UBND tỉnh về việc bàn giao
các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về
các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý:
Đề án 34/ĐA-UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc thí điểm bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã trên địan bàn tỉnh
về các công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý;
Quyết định số 3798/QĐ-UBND ngày 30/10/2009 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn



25



trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý năm
2009;
Quyết định số 4571/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý (đợt 3);
Quyết định số 198/QĐ-UBND ngày 27/01/2010 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý (đợt 4);

1.3.3 Các văn bản quy phạm pháp luật về việc về việc quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình
thủy lợi; quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và dịch vụ thủy lợi nội
đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lơi;
Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thủy lơi;
Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và dịch vụ thủy lợi nội
đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc điều chỉnh Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012
của Chính phủ về việc quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và mức trần
phí dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;


×