Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt huyện hòa an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 92 trang )


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã được thực hiện trong thời gian ngắn với tất cả sự nỗ lực của bản
thân, tác giả đã hoàn thành với đề tài “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng ’’.
Trong quá trình thực hiện tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
Phòng đào tạo đại học và sau đại học, Khoa kỹ thuật tài nguyên nước - Trường Đại
học Thuỷ lợi cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cơ quan đơn vị và các cá nhân
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác
giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tuấn Anh - Khoa kỹ
thuật tài nguyên nước - Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội, người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên nội dung
của luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được các ý kiến
đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi để tác giả được trình bày luận văn này.
Hà nội, tháng 06 năm 2013
Tác giả


Đàm Đức Hoàng






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


TT
Tên hình vẽ
Trang
1
Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng
4
2
Hình 1.2. Mô hình cấp nước tự chảy
29
3
Hình 1.3. Bể thu nước đầu nguồn - hệ thống cấp nước xóm Bản
Chang
29
4
Hình 1.4. Bể áp lực (1 ngăn lọc, 1 ngăn lắng) - hệ thống cấp nước
xóm Pác Khuổi
30
5
Hình 1.5. Công trình cấp nước bị sạt lở - hệ thống cấp nước xóm
Nà Quang
30
6
Hình 1.6. Công trình cấp nước bị sạt lở - hệ thống cấp nước xóm
Nà Quang
31
7
Hình 1.7. Máy bơm chìm 6F48-5 - hệ thống cấp nước thị trấn
Nước Hai
32
8

Hình 1.8. Giếng khơi
39
9
Hình 1.9. Giếng khoan khai thác bằng bơm tay
41
















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2011 huyện Hòa An
9
2
Bảng 1.2. Bảng thông số cơ bản của các hệ thống công trình cấp

nước sinh hoạt.
26
3
Bảng1. 3: Bảng thông số đánh giá hiệu quả hoạt động của các
công trình cấp nước sinh hoạt.
48

Bảng 1.4. Chỉ tiêu chất lượng nước
61

























DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ODA: Viện trợ phát triển chính phủ
NS&VSMTNT: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND: Uỷ ban nhân dân
TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng
LK: Lỗ khoan
HPDE: Ống nhựa cao phân tử
HTCN: Hệ thống cấp nước
NSH: Nước sinh hoạt







MỤC LỤC
24T24TI. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Mục đích của đề tài 2
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
IV. Kết quả đạt được 2
V. Nội dung chính của luận văn 3
CHƯƠNG 1 4
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC 4
1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng. 4
1.1.1 Vị trí địa lý. 4

1.1.2 Đặc điểm địa hình. 5
1.1.3 Khí hậu 6
1.1.4 Địa chất thủy văn 8
1.1.5 Điều kiện dân sinh- kinh tế- xã hội 9
1.2 Tác động của tài nguyên nước đến cấp nước sinh hoạt huyện Hòa An 15
1.2.1 Nước mưa: 15
1.2.2 Nước mặt: 15
1.3 Nguồn nước ngầm 18
1.4 Môi trường nước. 20
1.5 Huyện Hòa An thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp NS &
VSMTNT 22
1.5.1 Những thành tựu đạt được 22
1.5.2 Những tồn tại trong thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
huyện Hòa An 23
CHƯƠNG 2 26
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG 26
2.1 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt 26



2.2 Hiện trạng một số công trình điển hình 31
2.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước trên địa bàn huyện Hòa An 35
2.3.1 Nước mưa 35
2.3.2 Nước mặt 36
2.3.3 Nước ngầm 39
2.3.4 Đánh giá chung 42
2.3.5 Những tồn tại trong khai thác và sử dụng nước sinh hoạt 44
2.4 Đánh giá chất lượng của các công trình cấp nước sinh hoạt 47
2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt 48

2.6 Những tồn tại trong quản lý, vận hành và khai thác hệ thống các công trình cấp
nước sinh hoạt 52
2.7 Những tồn tại trong quá trình đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống các công
trình cấp nước sinh hoạt tập trung huyện Hòa An 54
CHƯƠNG 3 59
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC TẬP TRUNG HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG 59
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp
nước sinh hoạt 59
3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước
sinh hoạt 61
3.2.1 Giải pháp công trình 61
3.2.1.1 Đối với các công trình đang hoạt động 61
3.2.1.2 Đối với các công trình đang tạm dừng hoạt động 62
3.2.2 Các giải pháp phi công trình 72
3.2.2.1 Đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ thị trường NS&VSMTNT 73
3.2.2.2 Giải pháp về thông tin- giáo dục- truyền thông và tham gia của cộng đồng 74
3.2.2.3 Các giải pháp về chính sách 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84


- 1 -
MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng được Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí,
vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong
nhiều văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước và Chính phủ như: Nghị quyết Trung
ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa

đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020.
Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức
khoẻ của người dân nông thôn, nhằm góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm
nghèo và từng bước hiện đại hoá nông thôn. Từ năm 1999, Việt Nam đã triển khai
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn. Qua nhiều năm thực hiện, với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương
và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, đến nay các mục tiêu
chính của chương trình đề ra đều cơ bản đã hoàn thành.
Huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng là một huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa
được hoàn chỉnh, cần tiếp tục được Nhà nước đầu tư. Cùng với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá của đất nước, huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng
cũng bắt đầu phải đối mặt với những thách thức về khả năng cấp nước sinh hoạt,
những áp lực về vệ sinh môi trường nông thôn. Đến nay toàn huyện có 38 công
trình cấp nước sinh hoạt được nhà nước đầu tư. Các công trình cấp nước sinh hoạt
này chủ yếu là tự chảy, nguồn nước lấy từ khe núi đá. Do có một số tồn tại trong
khâu thiết kế, thi công, quản lý vận hành nên các công trình cấp nước sinh hoạt
chưa phát huy hết công suất, hiệu quả quản lý vận hành còn thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế của nhân dân.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt nói chung
và các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nói riêng trên địa bàn huyện Hòa An


- 2 -
tỉnh Cao Bằng là một việc hết sức cần thiết nhằm phát huy hiệu quả của các hệ
thống công trình cấp nước hiện có, phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của
người dân và công cuộc kinh tế xã hội của huyện.
II. Mục đích của đề tài
Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả của các công trình cấp nước

sinh hoạt nông thôn hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng
sử dụng nước trong huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
III.1. Cách tiếp cận:
Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi trong các dự án cấp nước
sinh hoạt, xóa đói giảm nghèo.
Tiếp cận Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn đến 2020.
Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của
các công trình cấp nước sinh hoạt trong huyện.
Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính toán, đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt.
III.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra hiện trạng, thu thập các số liệu, tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu.
- Phương pháp kế thừa.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công trình cấp nước theo phương pháp
điều tra hiện trạng, thu thập các số liệu, tài liệu của các công trình cấp nước tập
trung để tìm ra những điểm yếu trong tất cả các khâu: từ quy hoạch, thiết kế, thi
công đến quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình.


IV. Kết quả đạt được
- Báo cáo đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước hiện có.


- 3 -
- Báo cáo đánh giá nhu cầu nước và khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt

của các mô hình cấp nước hiện có.
- Các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả của công trình cấp nước sinh
hoạt hiện có trên địa bàn huyện.
V. Nội dung chính của luận văn
Mở Đầu
Chương I: Tình hình chung vùng nghiên cứu
Chương II: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


























- 4 -
CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC

1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng.
1.1.1 Vị trí địa lý.
Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung
tâm tỉnh và bao quanh thành phố Cao Bằng. Huyện Hoà An có tọa độ địa lý:
+ Từ: 22
P
0
P30’10”- 22P
0
P52’30” Vĩ độ Bắc
+ Từ: 106
P
0
P00’00”-106P
0
P24’33” Kinh độ đông
Hoà An có tổng diện tích 60.701 ha, dân số 53.726 người, chia thành 21
đơn vị hành chính gồm 20 xã và 01 thị trấn. Phạm vi ranh giới của Hòa An bao
gồm:

+ Phía Bắc: giáp các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh.
+ Phía Nam: giáp Huyện Thạch An
+ Phía Đông: giáp huyện Quảng Uyên, Quảng Hòa
+ Phía Tây : Giáp các huyện Nguyên Bình, Thông Nông

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng
Trung tâm huyện Hòa An là thị trấn Nước Hai, nằm trên tỉnh lộ 203 cách
thành phố Cao Bằng 16 km về hướng Tây Bắc. Trên địa bàn huyện, giao thông


- 5 -
đường bộ chủ yếu là các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh gồm có quốc lộ 3, quốc
lộ 4, quốc lộ 34, tỉnh lộ 203, tỉnh lộ 204 và nhờ có các tuyến đường này mà Hòa An
đã trở thành cầu nối giữa trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh
Cao Bằng với các huyện khác trong tỉnh và nước láng giềng Trung Quốc (Hòa An
cách cửa khẩu Sóc Giang – Hà Quảng 40km về phía Bắc). Nhìn chung huyện Hòa
An có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với
các địa bàn khác trong tỉnh, ngoài tỉnh và với nước Cộng hòa nhân nhân Trung Hoa
qua cửa khẩu Sóc Giang.
1.1.2 Đặc điểm địa hình.
Hoà An có kiến tạo hình dạng lòng máng dọc theo sông Bằng theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam. Độ cao trung bình 350m so với mực nước biển ( thấp
nhất 135m, cao nhất 1011m). Địa hình ở đây chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi
núi thấp xen kẽ địa hình karst (đá vôi) với các thung lũng sâu giữa núi. Sự phân hoá
nên địa hình phân theo 3 vùng địa hình chính: miền núi, trung du và đồng bằng ven
sông.
Đặc điểm phân bố các dạng địa hình như sau:
+ Vùng địa hình đồng bằng: Độ cao trung bình 140 – 200m so với mực
nước biển, phân bố tập trung trên địa bàn 8 xã, thị trấn ở trung tâm huyện dọc hai
bờ sông Bằng Giang. Đây là vùng địa hình bằng ( độ dốc phần lớn dưới 8

P
0
P), được
hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của các sông, suối thuộc hệ thống sông Bằng
Giang. Trên địa hình này đã hình thành những cánh đồng lúa nước xen kẽ các
nương, bãi trồng màu khá màu mỡ. Đây là vùng sản xuất lúa có quy mô tập trung
lớn không chỉ của huyện mà còn của toàn tỉnh Cao Bằng. Vùng địa hình này chiếm
17% diện tích toàn huyện.
+ Vùng địa hình trung du: Độ cao trung bình 300 – 350m, phân bố tập
trung ở các xã phía bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Đa phần đất có độ dốc
trên 250 xen kẽ có các thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải, độ dốc dưới 200,
có thể bố trí trồng cây ngắn ngày, cây lâu năm và cây ăn quả kết hợp với phát triển
lâm nghiệp. Vùng địa hình này chiếm 63% diện tích toàn huyện.


- 6 -
+ Vùng địa hình miền núi: Độ cao trung bình 350 – 400m so với mực
nước biển, phân bố ở 6 xã phía Tây, Đông Bắc và phía Đông huyện, trong đó tập
trung nhất ở 4 xã phía Đông. Nên địa hình này chủ yếu là các dãy núi đá vôi dốc
đứng xen kẽ một số khe lũng bằng, hẹp, khả năng khai thác sử dụng vào nông
nghiệp của vùng địa hình này rất hạn chế, trong lâm nghiệp chủ yếu bảo vệ, phục
hồi dạng rừng núi đá, vùng địa hình này chiếm 20% diện tích toàn huyện.
Đặc điểm địa hình của Hoà An cho thấy sự phân hoá rõ rệt, các vùng địa
hình khác nhau gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng lại
mang ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng đất vào phát triển nông - lâm
nghiệp, tuy nhiên trong sử dụng đất cần đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả khai
thác, đặc biệt đối với vùng địa hình bằng phẳng là nơi tập trung dân cư cao gắn liền
với quá trình đô thị hoá và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh gây sức ép lớn.
Các vùng địa hình đồi núi cần gắn việc khai thác sử dụng với bảo vệ tài nguyên,
môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng.

1.1.3 Khí hậu
Hoà An chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa và phân
hóa thành 2 mùa:
- Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối.
- Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá.
Những đặc trưng trong chế độ khí hậu, thời tiết của Hoà An như sau:
- Chế độ nhiệt:
Nền nhiệt trung bình cả năm khoảng 20 – 22
P
0
PC, trung bình tối đa cao lên
tới 32,3
P
0
PC ( tháng 7) và nhiệt độ trung bình thấp là 10,4P
0
PC (tháng 1). Nền nhiệt phân
hoá trong năm theo 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, ẩm từ tháng 5- 9 và mùa khô - lạnh từ
tháng 10 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng đạt 26,5
P
0
PC, nhiệt độ trung
bình các tháng mùa lạnh khoảng 18,9
P
0
PC. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng
trong năm khoảng 7,2
P
0
PC, biên độ nhiệt ngày đêm cũng khá cao, bình quân khoảng

6,8
P
0
PC, mùa lạnh có thể lên tới 8,2P
0
PC.


- 7 -
Nhiệt độ của Hoà An đảm bảo cho khả năng canh tác 2-3 vụ cây ngắn
ngày trong năm, tuy nhiên cần chú ý tới nền nhiệt thấp trong vụ Đông Xuân dễ ảnh
hưởng xấu tới sinh trưởng cây trồng và với vụ mùa nếu cấy muộn dễ gặp rét làm
hạn chế tới năng suất, do vậy cần đặc biệt chú ý lựa chọn một cơ cấu thời vụ và bộ
giống thích hợp để hạn chế những ảnh hưởng bất thuận trong chế độ nhiệt.
Nhìn chung, chế độ nhiệt của Hoà An mang lại ưu thế thích nghi cho
phát triển một cơ cấu cây trồng đa dạng: Cận nhiệt đới, á nhiệt đới và nhiệt đới.
- Chế độ ẩm:
Lượng mưa bình quân của Hoà An khoảng 1300 -1500 mm/năm. Tuy
nhiên phân bố không đều, lượng mưa trong mùa mưa ( từ tháng 3 đến tháng 8 )
chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, giữa các tiểu vùng địa hình lượng mưa biến động
lượng mưa ảnh hưởng lớn tới độ ẩm trong mùa khô, lạnh làm hạn chế đáng kể tới
khả năng từng vụ cây trồng trên những diện tích chưa chủ động tưới. Tuy nhiên,
trong mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 3) có khoảng 26 ngày có mưa phùn làm tăng
chế độ ẩm trong mùa khô. Mùa mưa với lượng mưa tập trung thường gây rửa trôi,
xói mòn đất vùng đồi núi và kèm theo lũ gây sạt lở đất vùng thung lũng ven sông
Bằng, những yếu tố này đòi hỏi cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, đặc biệt chú
trọng phục hồi vốn rừng, tăng độ che phủ và có các chế độ canh tác hợp lý nhằm
hạn chế các tác động bất thường trong chế độ mưa, lũ.
Lượng bốc hơi bình quân ở Hoà An khoảng 800 – 1000mm/năm tuy
nhiên diễn biến không đều theo mùa. Trong mùa khô lạnh lượng bốc hơi thường cao

hơn lượng mưa từ 2 -7 lần. Đây là yếu tố chính gây nên tình trạng hạn gay gắt trong
vụ Đông Xuân ( hệ số khô hạn thời kỳ này thường dưới mức 0,5 thậm chí có tháng
tới 0,12). Thời kỳ này thường không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng, hạn chế tới khả
năng tăng vụ cây trồng ngắn ngày, mà còn ảnh hưởng xấu tới đàn gia súc ( do thiếu
thức ăn) và đời sống sinh hoạt của cư dân ( thiếu nước sinh hoạt ). Trong mùa nóng,
tuy lượng bốc hơi cao nhưng thường xấp xỉ hoặc thấp hơn lượng mưa, nên chế độ
ẩm được cải thiện đảm bảo điều kiện cho sản xuất và đời sống.


- 8 -
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm 82% và biến đổi từ 77% đến 85%
tuỳ thuộc thời kỳ mưa và lượng nước bốc hơi.
Nhìn chung chế độ ẩm của Hòa An tương đối ổn định, tuy nhiên cần chú
trọng trong thời kỳ khô hạn để có những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hệ số sử
dụng đất ( thuỷ lợi, bố trí mùa vụ thích hợp, lựa chọn bộ giống chịu hạn…).
Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt khác:
+ Mưa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4, và 9, 10. Tuy ít gặp nhưng
khi xảy ra thường gây tổn hại cho cây trồng ngắn ngày như lúa, thuốc lá…
+ Sương muối: thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1, mỗi đợt 1-2 ngày,
thời kỳ có sương muối thường kèm giá rét nên gây hại nặng cho các loại cây trồng
và đàn trâu bò.
+ Lũ lụt: thường xảy ra trong các tháng mùa mưa, tại các vùng ven sông
suối gây lũ quét, xói lở đất ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết về nền nhiệt, độ ẩm cần bố trí nhiều vụ
cây trồng trong năm, nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời cần hạn chế những tác
động bất thuận của chế độ khí hậu - thời tiết tới đất đai và cây trồng như rửa trôi,
xói mòn đất, khô hạn, sương muối, mưa đá v.v Bằng các biện pháp kỹ thuật thích
hợp để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
1.1.4 Địa chất thủy văn
Chế độ thuỷ văn trên các sông, suối ở huyện Hòa An phụ thuộc chủ yếu

vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, có thể chia ra làm 2 mùa rõ rệt là
mùa lũ và mùa cạn.
- Mùa lũ: mùa lũ trên các sông, suối ở huyện tương đối đồng nhất về thời
gian, thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Tuy nhiên trong từng
năm cụ thể, giới hạn này có thể dao động trong phạm vi 1 tháng nhưng ít khi xảy ra.
Lượng nước trên các sông, suối trong mùa lũ thường chiếm khoảng 65 -
80% lượng nước cả năm. Trong mùa lũ, sự phân phối dòng chảy của các tháng
không đều, lũ lớn thường tập trung vào 3 tháng 6,7,8, đặc biệt tháng 7 và tháng 8 là
những tháng có dòng chảy lớn nhất.


- 9 -
- Mùa cạn: chế độ thuỷ văn trên các sông, suối trong mùa cạn có mối
quan hệ mật thiết với các yếu tố như dòng chảy, lượng mưa và các điều kiện khác
của lưu vực như diện tích chứa nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật, cấu trúc địa tầng,
mức độ hang động của đá vôi và các yếu tố khí hậu. Những nhân tố này có tác dụng
làm quá trình điều tiết dòng chảy mùa cạn nhanh hay chậm. Nhìn chung, mùa cạn
trên các sông, suối của tỉnh thường bắt đầu vào tháng 10, có năm muộn là tháng 11
và kết thúc vào tháng 4, có năm muộn là tháng 6, 7 năm sau; trong đó mùa cạn kiệt
nhất kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Thời điểm bắt đầu và kết thúc
mùa cạn ở huyện Hòa An ít biến đổi.
1.1.5 Điều kiện dân sinh- kinh tế- xã hội
1.1.5.1 Dân số và phân bố dân số
Dân số trung bình của huyện Hoà An năm 2011 là 53.726 người, mật độ
dân số đạt 89 người/km
P
2
P. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm dần, ở mức thấp
hơn bình quân của tỉnh ( năm 2006 là 0,81%, năm 2011 giảm xuống còn 0,59%),
trong đó tỷ lệ sinh thấp ( mức sinh giảm 0,3% năm 2011) và cấu trúc dân số trẻ. Các

dân tộc chủ yếu trên địa bàn huyện là người Tày và Nùng.
Sự phân bố dân cư giữa các đơn vị hành chính trong huyện không đều,
mật độ dân số cao nhất ở thị trấn nước hai (2.985 người/km
P
2
P), thấp nhất tại xã Đức
Xuân (25 người/km
P
2
P).
Một số đặc trưng dân số năm 2011 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1 : Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2011
huyện Hòa An
STT
Đơn vị hành
chính
Diện tích
(Km
P
2
P)
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(Người/KmP
2
P)

Toàn huyện
607.01

53,726
89
1
Thị trấn Nước Hai
1.22
3,642
2,985
2
Xã Dân Chủ
55.71
5,036
90
3
Xã Nam Tuấn
37.02
4,858
131
4
Xã Đức Xuân
20.15
509
25
5
Xã Đại Tiến
19.94
1,393
70


- 10 -

STT
Đơn vị hành
chính
Diện tích
(Km
P
2
P)
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(Người/KmP
2
P)
6
Xã Đức Long
29.75
5,362
180
7
Xã Ngũ Lão
54.95
2,252
41
8
Xã Trương Lương
37.04
2,516
68
9

Xã Bình Long
17.46
3,124
179
10
Xã Nguyễn Huệ
20.76
1,637
79
11
Xã Công Trừng
16.15
1,045
65
12
Xã Hồng Việt
10.91
2,761
253
13
Xã Bế triều
24.73
5,632
228
14
Xã Hoàng Tung
24.90
3,336
134
15

Xã Trưng Vương
23.06
1,941
84
16
Xã Quang Trung
28.63
1,762
62
17
Xã Bạch Đằng
60.06
2,205
37
18
Xã Bình Dương
33.16
1,329
40
19
Xã Lê Chung
37.21
1,257
34
20
Xã Hà Trì
19.42
927
48
21

Xã Hồng Nam
34.78
1,202
35

1.1.5.2 Kinh tế
Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của Hoà An với tỷ
trọng 65,5% tổng giá trị sản phẩm, thu hút khoảng trên 90% lực lượng lao động xã
hội trên địa bàn. Nông nghiệp Hoà An cũng đã và đang chuyển đổi cơ cấu sản xuất
theo hướng đa dạng hoá ngày càng rõ nét, phát huy ngày càng hiệu quả những thuận
lợi của các điều kiện sinh thái nông nghiệp trên địa bàn. Giá trị sản xuất ngành trồng
trọt và chăn nuôi tăng liên tục qua các năm. Tính theo giá cố định, Năm 2000 giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp đạt 89.316 triệu đồng, năm 2005 đạt 118.112 triệu
đồng, năm 2008 đạt 155.250 triệu đồng. Bình quân giai đoạn 2001- 2005 tăng
4,25%, bình quân các năm 2006- 2008 đạt 14,25%. Nếu tính theo giá trị thực tế,
năm 2000 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt khoảng 170.034 triệu đồng, năm


- 11 -
2005 đạt 253.032 triệu đồng, năm 2008 đạt 326.228 triệu đồng. Bình quân giai đoạn
2001- 2005 theo giá thực tế tăng 8,08%, bình quân các năm 2006- 2008 đạt 8,41%.
Nguyên nhân chính là khối lượng sản phẩm lương thực, trong đó có sản lượng
lương thực có hạt tăng lên nhanh chóng, giá trị ngành chăn nuôi tăng nhanh các năm
lại đây.
Xét trong nội bộ nhóm ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm ưu thế do
có trên 80% diện tích canh tác được sử dụng giống mới cho năng suất cao, mạng
lưới thuỷ lợi được nâng cấp, xây dựng mới, kiên cố hoá kênh mương, diện tích tưới
được tăng thêm, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
1.1.5.3 Hệ thống y tế
Trong những năm qua, huyện Hoà An đã có nhiều cố gắng trong việc

đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, nhất là các trạm y tế ở các xã khó khăn, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới y tế từ huyện đến xã được củng cố và phát triển nhờ
vậy bệnh dịch được phát hiện và khống chế kịp thời, các chương trình y tế quốc gia
đều được thực hiện đạt kết quả tốt.
Tính đến năm 2011, trên địa bàn huyện Hoà An có 1 phòng y tế làm
chức năng quản lý nhà nước về y tế, có 1 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám đa khoa
khu vực (tại các xã Nguyễn Huệ và Nam Tuấn), 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 trung
tâm dân số - Kế hoạch hoá gia đình và 21 trạm y tế xã, thị trấn với tổng 200 giường
bệnh. Toàn huyện có 48 bác sỹ, 70 y sỹ, kỹ thuật viên, 87 nữ hộ sinh trình độ trung
cấp, 13 dược sỹ trung cấp và 3 dược tá (đảm bảo có 8 bác sỹ/1vạn dân, 18 bác sỹ
làm việc tại các trạm y tế, các xã còn lại đều có y sỹ, y sỹ sản, y tá điều dưỡng trung
cấp). Song song với việc tăng cường đội ngũ y bác sỹ chất lượng khám chữa bệnh
được nâng lên. Mặt khác, các cơ sở hành nghề y tế tư nhân đã góp phần đáng kể
trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên
môn của lực lượng cán bộ y tế chưa đồng đều, đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng
chăm sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt ở tuyến cơ sở xã, thị trấn.
1.1.5.4 Giáo dục
Nhờ Chương trình 135, mạng lưới trường học của huyện trong những


- 12 -
năm qua liên tục được củng cố từ cơ sở, các trường từng bước được xây dựng và
kiên cố hoá đến mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đội ngũ giáo viên từng
bước được chuẩn hoá vì vậy công tác giáo dục, đào tạo được nâng cao.
Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn huyện Hoà An có 2 trường Trung
học phổ thông với 42 phòng học; có 40 trường tiểu học và trung học cơ sở với 418
phòng học; có 1 trường dân tộc nội trú với 10 phòng học. Ngoài ra trên địa bàn
huyện còn có Trung tâm kỹ thuật dạy nghề. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên là
934 người, tổng số học sinh toàn ngành là 8.111 em.
Năm học 2011 - 2012, do 3 xã Hưng Đạo, Vĩnh Quang, Chu Trinh

được chuyển về Thành Phố Cao Bằng nên trên địa bàn huyện có 38 trường học với
399 phòng học.
Trong giai đoạn vừa qua, các chỉ tiêu cơ bản của ngành đều xấp xỉ đạt
hoặc vượt chỉ tiêu Đại hội đảng bộ huyện đề ra. Toàn huyện hiện có 3 trường đạt
tiêu chuẩn Quốc gia.
Hiện nay, một số trường thiếu mặt bằng xây dựng, khó khăn trong
việc bố trí một số hạng mục thiết yếu như sân chơi, nhà ở dành cho giáo viên, Để
xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong giai đoạn tới năm 2014 một số điểm trường
cần phải được tiếp tục mở rộng.
1.1.5.5 Kết cấu hạ tầng liên quan
a, Hệ thống đường giao thông
Địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như các
tuyến quốc lộ 3, 4, 34, các tỉnh lộ 203, 204 cho phép Hòa An lưu thông thuận lợi
không chỉ với các đ ịa phương trong tỉnh , mà còn với các vùng khác trong cả nước
và qua các cửa khẩu Trung Quốc . Đây là yếu tố thuận lợi của Hòa An trong lưu
thông kinh tế và giao lưu văn hóa, xã hội, là cơ sở quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Mạng lưới giao thông đường bộ trên đ ịa bàn huyện với tổng độ dài
184 km, gồm: 72 km quốc lộ (Quốc lộ 3, 4, 34), 45 km tỉnh lộ (tỉnh lộ 203, 204) và


- 13 -
67 km đường liên xã . Ngoài ra, trên địa bàn còn có 599 km đường liên thôn , liên
xóm.
Có thể nói, mạng lưới giao thông nói chung và giao thông nông thôn
nói riêng của huyện miền núi Hòa An những năm qua đã có sự phát triển nhất định.
Hiện nay tất cả các xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến tận UBND xã . Tuy
nhiên, chất l ượng hầu hết các tuyến đường còn xấu , nhiều tuyến cầu , cống chưa
hoàn chỉnh, mùa mưa đi lại rất khó khăn (đặc biệt đối với các tuyến đường li ên xã).
Trong giai đoạn 2006 - 2011, huyện đã đẩy mạnh phát triển chương trình giao thông

nông thôn với huy động từ nhiều nguồn lực . Khối lượng mở đường , nâng cấp, mở
rộng, duy tu bảo dưỡng thực hiện được 260,42 km, thực hiện bê tông hóa đường
nông thôn xóm ở 100 tuyến với tổng chiều dài 50 km.
b, Hệ thống thủy lợi
Trên địa bàn huyện hiện có 04 hồ đập lớn: Hồ Nà Tấu thuộc xã Bế Triều
với diện tích là 45 ha; Hồ Phia Gào xã Đ ức Long với diện tích 30 ha, hồ Khuổi Lái
thuộc xã Bạch Đằng với diện tích 52 ha, hồ Khuổi Áng thuộc xã Hoàng Tung với
diện tích 40 ha. Các hồ này là hồ thủy lợi nhân tạo , cung cấp nguồn nước tưới chủ
yếu cho cánh đồng lúa Hòa An . Ngoài ra, còn có 6 trạm bơm và 62 công trình thủy
lợi nhỏ khác.
Trong những năm qua , hệ thống các công trình thủy lợi đã từng bước
được kiên cố hóa đảm bảo tưới cho 6455 ha gieo trồng (chiếm 70,8% diện tích gieo
trồng toàn huyện), trong đó tưới gần 2251,86 ha vụ xuân và 3502,3 ha vụ mùa. Các
hồ đập, trạm bơm luôn được tu bổ nâng cấp , hệ thống kênh mương được kiên cố
hóa (47,8 % các công trình thủy lợi đầu mối được kiên cố hóa). Trong thời gian tới,
để đẩy m ạnh thâm canh tăng vụ, huyện cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng
mới một số công trình hồ đập như hồ Khuổi Khoán nằm một phần trên địa bàn xã
Ngũ Lão, một số hồ thủy lợi nhỏ như hồ Huổi Mòn, hồ Lũng Mần (xã Dân Chủ), hồ
Pó Ngà, hồ Nà Thang (xã Hà Trì),




- 14 -
c, Hệ thống mạng lưới điện
Cơ sở hạ tầng hệ thống nguồn điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống
các trạm biến áp và hạ áp được bố trí ở các khu vực cơ bản phù hợp cho việc cung
cấp điện cho toàn huyện. Đến nay, điện lưới trung tâm các xã đã được quan tâm đầu
tư, 100% có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt 96%. Tuy nhiên,
do địa hình phức tạp và dân cư phân bố rải rác nên việc cung cấp điện ở các vùng

sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do phải đầu tư lớn.
d, Cấp thoát nước.
Hiện nay, tại thị trấn Nước Hai có một trạm cung cấp nước sinh hoạt
cho các hộ gia đình của thị trấn. Các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu sử dụng nước
giếng khoan.
Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt hơn 20% trên toàn
huyện. Tuy nhiên, việc cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình, đặc biệt là các bà
con sinh sống tại các xã vùng cao, vùng núi đá vôi vào mùa khô còn nhiều khó
khăn.
e, Mạng lưới bưu chính - viễn thông
Hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện Hoà An những năm
gần đây đã được quan tâm đầu tư, có sự phát triển đáng kể, hoà nhập mạng lưới
quốc gia - quốc tế. Ngoài 1 trung tâm bưu điện huyện ở thị trấn Nước Hai, còn có
các đại lý dịch vụ bưu điện ở các xã Bế Triều, Hoàng Tung, Đức Long, Dân Chủ,
Nam Tuấn, Nguyễn Huệ. Có thể nói giai đoạn vừa qua dịch vụ bưu điện - thông tin
liên lạc ở Hoà An đã đạt bước phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên tới nay, mạng
lưới thông tin - liên lạc trên địa bàn phát triển chưa đều khắp, đặc biệt đối với khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Viễn thông được quan tâm phát triển của các nhà mạng di động như
Vinaphone, Mobifone, Viettel, Trong việc đầu tư các thiết bị viễn thông phục vụ
cho việc phủ sóng trên địa bàn, qua đó giúp cho việc thông tin liên lạc nhanh chóng,
số người sử dụng điện thoại di động ngày một tăng lên.


- 15 -
Nhìn chung, các dịch vụ bưu chính viễn thông chất lượng cơ bản đáp ứng
yêu cầu. Tuy nhiên chất lượng đường truyền ở một số cơ sở xã còn kém, việc khắc
phục chưa kịp thời.
1.2 Tác động của tài nguyên nước đến cấp nước sinh hoạt huyện Hòa An
1.2.1 Nước mưa:

Lượng mưa trên phạm vi huyện Hòa An phân bố không đều theo không
gian và theo thời gian trong năm và thời gian giữa các năm. Đây là một trong những
đặc điểm quan trọng gây bất lợi cho việc cấp nước không những cho sản xuất mà
còn cả cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Nước mưa là một trong những nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp. Trong năm, mưa tập trung nhiều vào 3 tháng 6, 7, 8 và hầu như không
cần phải sử dụng đến hệ thống cấp nước tưới thủy lợi. Hai tháng đầu và cuối mùa
khô, lượng nước mưa tuy ít nhưng cũng góp phần đáng kể về cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp. Giữa mùa khô, thường là không có mưa hoặc lượng mưa không đáng
kể, việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp hầu như chỉ trông chờ vào nguồn
nước mặt từ hệ thống các sông suối, ao, hồ và các công trình thủy lợi.
Đối với nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn, nước mưa có số lượng
biến đổi mạnh theo các tháng trong năm, chất lượng nước ở một số khu vực không
đảm bảo, đặc biệt là khu vực gần các khu khai thác quặng mangan, quặng sắt nên
chỉ có ý nghĩa nhất định trong việc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở khu vực
nơi các nguồn nước ngầm, nước suối, khe lạnh khó khăn hoặc trong giai đoạn
chuyển tiếp.
1.2.2 Nước mặt:
a, Sự phân bố nguồn nước mặt
Dòng chảy mặt phân bố rất không đồng đều theo không gian và thời
gian. Mùa lũ trên các sông Bằng Giang, Sông Hiến phần lớn được bắt đầu vào tháng
6 và kết thúc vào tháng 10. Nếu xét theo thời đoạn thì lưu lượng dòng chảy các
tháng mùa lũ của cả hai sông đều dạt từ 65% đến 80% tổng lưu lượng dòng chảy
năm, mùa kiệt chỉ đạt 30% đến 35%.


- 16 -
Hòa An có nguồn nước khá dồi dào với mạng lưới sông suối khá dày
song lại phân bố không đều. Tại các vùng đồi núi thấp, nguồn nước mặt nhiều đáp
ứng đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng ở các vùng núi đá vôi rất thiếu nước

nhất là vào mùa khô.
Sông Bằng: Bắt nguồn từ Nà Cải (biên giới với Trung Quốc), chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam qua Hà Quảng - Hòa An – Thành phố rồi chảy qua
Thủy Khẩu về Trung Quốc với tổng chiều dài 113 km và diện tích lưu vực là 3420.3
km
P
2
P, đoạn chảy qua địa phận huyện Hòa An với chiều dài 40 km, mùa mưa nước từ
các khe suối tràn về làm cho mức nước của sông dâng cao, còn về mùa khô mực
nước giảm xuống rất nhiều nhưng không bao giờ cạn kiệt.
+ Lưu lượng lớn nhất Qmax: 1.879m
P
3
P/s
+ Lưu lượng nhỏ nhất Qmin: 7,43m
P
3
P/s
Sông Hiến: Là sông nội tỉnh bắt nguồn từ dãy Ngân sơn và hợp lưu với
sông Bằng tại thành phố, chảy qua địa phận huyện Hòa An với chiều dài 20 km theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc.
+ Lưu lượng lớn nhất Qmax: 431m
P
3
P/s
+ Lưu lượng nhỏ nhất Qmin: 3,38m
P
3
P/s
Do ảnh hưởng của địa hình lòng máng và đặc thù của sông, suối, hàng

năm vùng ven sông Bằng và Sông Hiến thường bị ngập úng. Tuy nhiên do địa hình
có độ dốc lớn nên thời gian lũ rút cũng nhanh (3- 8) h/ngày.
+ Hồ đập: Ở Hoà An có 4 hồ lớn, đó là hồ Phia Gào thuộc xã Đức Long,
hồ Nà Tấu thuộc xã Bế Triều, hồ Khuổi Lái thuộc xã Bạch Đằng và Hồ Khuổi Áng
thuộc xã Hoàng Tung. Các hồ này là nguồn nước chủ yếu để tưới cho các cánh đồng
lúa Hoà An và phục vụ dân sinh.
Nhìn chung hệ thống sông suối, hồ đập nhân tạo, hồ ao tự nhiên trong
huyện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sản xuất nông nghiệp và
một phần cấp nước sinh hoạt cho một bộ phận nhân dân khu vực nông thôn vào
mùa khô hạn. Tuy nhiên chất lượng nước là một trở ngại lớn đối với việc cấp nước


- 17 -
sinh hoạt đặc biệt là vùng hạ lưu các khu công nghiệp khai thác quặng mangan,
quặng sắt.
b, Chất lượng nước
Theo báo cáo của sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Cao Bằng, kết quả
quan trắc chất lượng nước trên các sông chính từ năm 2006 đến đầu năm 2010 cho
thấy chất lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn khá tốt, nồng độ các chất ô
nhiễm tăng lên dần về hạ lưu các con sông nơi đông dân cư và các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt tại những đoạn sông có khai thác vàng sa
khoáng, cát, cuội, sỏi và những đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động
khai thác khoáng sản thì độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tại đây cao hơn
trên thượng nguồn rất nhiều lần.
Các hồ chứa, đập dâng nhỏ phần lớn nằm trên các vùng núi có độ dốc
tương đối lớn. Nguồn nước các hồ, đập này chủ yếu dùng cho tưới, một số ít cho
phát điện. Chất lượng nước tại ao, hồ, suối nhỏ trên địa bàn huyện còn khá tốt, tuy
nhiên kết quả phân tích chất lượng nước tại một số hồ lớn những năm gần đây cho
thấy đã có một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn.
Nhìn chung chất lượng nước tại các con sông, hồ chứa trên địa bàn

huyện Hòa An tuy chưa ở mức nghiêm trọng song cũng cần có biện pháp bảo vệ
làm sạch nguồn nước phục vụ cho các mục đích sử dụng và hạn chế ảnh hưởng ô
nhiễm đến dòng chảy hạ lưu.
c, Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước mặt
Nguồn nước của các sông này không những hoàn toàn đủ khả năng cung
cấp cho các nhu cầu sản xuất sinh hoạt trong toàn huyện mà còn đang cung cấp cho
phần lớn các nhu cầu của khu vực hạ lưu. Tuy nhiên do mật độ các hệ thống suối
hoặc phụ lưu của các con sông trên địa bàn huyện phân bố không đều, hệ thống các
công trình thủy lợi được xây dựng trong những năm qua mới chỉ quan tâm tới các
nhu cầu tưới nên việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt sử dụng nguồn
nước mặt nhiều khi tốn kém hoặc phức tạp trong việc xử lý. Vì vậy nếu xét về mặt
số lượng việc sử dụng các nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt


- 18 -
nông thôn ở dọc các triền sông lớn, các suối hoặc các hồ đập tưới là hoàn toàn có
khả năng nhưng sẽ gặp phải một số khó khăn lớn là biên độ dao động mực nước
sông lớn và việc xây dựng các công trình thu nước sẽ phức tạp.
Về mặt chất lượng, phần thượng lưu của các sông cơ bản chất lượng
nguồn nước tương đối đảm bảo nhưng trong tương lai khó kiểm soát vì lưu vực của
chúng rộng lớn, chủ yếu là thượng lưu và qua nhiều xã. Phần hạ lưu các sông bằng
và sông hiến, chất lượng nước kém do bị ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, việc
sử dụng để cấp nước sinh hoạt không đảm bảo không những trong tương lai mà cả
hiện tại.
Tóm lại, với mục tiêu cấp nước sinh hoạt nông thôn, nguồn nước mặt sẽ
được lựa chọn theo hướng ở những khu vực nguồn nước ngầm không có khả năng
cung cấp, hoặc dọc các triền sông, suối nhỏ, hồ đập thủy lợi có chất lượng nước bảo
đảm và dễ kiểm soát khi được cân nhắc so sánh về tính chất bền vững của nguồn
nước, tính kinh tế so với việc sử dụng nguồn nước ngầm tại cùng một khu vực.
1.3 Nguồn nước ngầm

*Một số đặc điểm các nguồn nước ngầm
a, Nước lỗ hổng.
Tầng chứa nước này phân bố chủ yếu dọc theo thung lũng Sông Bằng và
Sông Hiến. Thành phần gồm: sét, cát, sỏi sạn, cuội và các mảnh vụn đá; chúng có
nguồn gốc khác nhau: Bồi tích, lũ tích, tàn tích, sườn tích Chiều dày lớp phủ Đệ
Tứ thường từ một vài mét đến 8m tại lỗ khoan 3 (LK.3). Đất đá có khả năng chứa
nước là các trầm tích hạt thô (cát, sạn, sỏi, cuội) phân bố ở độ sâu 2 ÷ 8,0m.
Mực nước thường nằm sát mặt đất, độ sâu 0,6 ÷ 4,75m phụ thuộc đặc
điểm địa hình, các yếu tố khí tượng thuỷ văn.
Kết quả hút nước thí nghiệm 8 lỗ khoan cho thấy: Có 7 lỗ khoan có
nước, lưu lượng đạt 1,2 l/s (LK.6) ÷ 8,69 1/s (LK.5); lưu lượng đơn vị đạt q = 0,56
÷ 7,90 1/s. Các lỗ khoan này nằm ven bờ Sông Bằng và Sông Hiến, nước được lấy
từ các lớp cuội sỏi, có chiều dày thay đổi 1,0m (LK.2) ÷ 4,3m (LK.5), phân bố ở độ
sâu 1,7 ÷ 8,0m.


- 19 -
Với những kết quả trên và diện tích phân bố của các trầm tích Đệ Tứ
nhỏ hẹp, chủ yếu là dọc thung lũng sông, nên có thể coi đây là tầng chứa nước trung
bình, nhưng không đồng nhất, chủ yếu tập trung ven Sông Bằng và Sông Hiến, còn
các nơi khác như thung lũng suối, thung lũng giữa núi do chiều dày Đệ Tứ nhỏ,
thành phần trầm tích hỗn độn, lẫn nhiều trầm tích hạt mịn nên thường nghèo nước.
Nước vận động không áp. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa,
nước mặt, một lượng nhỏ từ tầng chứa nước nằm cao hơn chảy xuống. Miền thoát là
các sông, suối, các rãnh xâm thực và ngấm xuống tầng nằm dưới. Động thái nước
phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khí tượng thuỷ văn.
Kết quả phân tích thành phần hoá học các mẫu nước cho thấy: độ PH
= 7,25 ÷ 8,0 thuộc loại trung tính đến kiềm yếu; độ tổng khoáng hoá 0,09 ÷ 0,61 g/l,
thuộc loại nước siêu nhạt đến nhạt.
Nhìn chung các tầng chứa nước lỗ hổng phân bố hầu khắp khu vực trong

huyện, điều kiện khai thác đơn giản, lưu lượng các lỗ khoan lớn, chất lượng nước
đảm bảo thích hợp với các nhu cầu cấp nước tập trung với các quy mô từ nhỏ đến
lớn. Tuy nhiên đây là tầng chứa nước nhạy cảm với các nguồn nhiễm bẩn từ trên
mặt, cần có biện pháp kiểm soát chất lượng nước chặt chẽ cho tầng này.
b, Nước khe nứt.
Trên bề mặt địa hình, đá vôi nứt nẻ mạnh mẽ, hoạt động Karst phát triển
tạo ra nhiều hang hốc karst, trong đó có các hang hốc chứa nước. Trong số các tầng
chứa nước khe nứt trong huyện được nghiên cứu nhiều hơn cả là tầng chứa khe nứt,
khe nứt- karst trong các trầm tích carbonat- lục nguyên hệ tầng Đồng Đăng.
Mức độ chứa nước của các tầng này rất khác nhau và ngay trong phạm vi
một tầng cũng biến đổi rất mạnh theo chiều sâu và diện tích, từ nghèo đến giầu, tuy
nhiên phần diện tích nghèo chiếm đa số. Trong tầng này đã tiến hành khoan, bơm
hút nước thí nghiệm, thấy có một số đặc trưng sau: chiều dày tầng chứa nước thay
đổi 30÷53m, trung bình 45m, lưu lượng nước đạt 13,69 l/s, các lỗ khoan trong tầng
chứa nước có thể xếp tầng này vào mức độ giầu nước, nhưng không đồng nhất,
nước thuộc loại không áp. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt từ các


×