Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

luận văn quản lý nhà nước Nhiệm vụ, chức năng của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Châu - Sơn La.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.89 KB, 17 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA HỌC QUẢN LÝ
LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian ngắn tham gia thực tập tại phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Yên Châu - Sơn La ( 13/01/2010 – 20/02/2010) em đã bước đầu
tiếp cận và tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức
cũng như nhiệm vụ, chức năng của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Yên Châu – Sơn La. Từ đó em đã tổng hợp được những ưu, nhược điểm của
phòng trong quá trình hoạt động qua các năm.
Em viết báo cáo tổng hợp này để báo cáo lại quá trình em tham gia thực tập
và tìm hiểu về phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Báo cáo của em chia làm 4 phần:
I. Giới thiệu chung về phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Yên Châu - Sơn La.
II. Nhiệm vụ, chức năng của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Yên Châu - Sơn La.
III. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
IV. Những ưu và nhược điểm trong quá trình hoạt động.
THÀO LAO SÙNG 1 LỚP QLKT KV18
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
I. Giới thiệu chung về phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Châu,
tỉnh Sơn La
Trải qua hai đợt đổi tên như sau
- Nghị định số: 172/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/9/2004 quy định các cơ
quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Phòng kinh tế tham mưu, giúp Uỷ ban nhân huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về nông lâm, ngư, diệm nghiệp định canh định cư, kinh tế mới,
khoa học công nghệ, côngnghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, du lịch và hợp
tác xã.
- Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của chính phủ qui định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh đổi tên là,


- Phòng Nông nghiệp & PTNT Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về Nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ
sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông
thôn, nước sinh hoạt, PCLB-GNTT, phát triển cây cao su, định canh định cư, hợp
tác xã, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện
một số nhiện vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dan cấp huyện và
theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực
công tác ở địa phương.
Phòng Nông nghiệp và PTNT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của UBND huyện; Đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Trụ sở cơ quan đặt tại: Tiểu khu 3, thị trấn Yên Châu, tỉnh Sơn La
1. Các lĩnh vực quản lý
* Quản lý chương trình 925:
* Công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
2
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
* Quản lý chương trình PCBL-GNTT
* Chương trình ổn định sắp xếp dân cư
[[ơ
2. Các mối quan hệ trong công tác
a. Quan hệ với Sở Nông nghiệp & PTNT.
Phòng Nông nghiệp & PTNT chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTTN. Thực hiện chế độ báo cáo công tác
với Sở Nông nghiệp và PTTN.
b. Quan hệ với Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện.
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Huyện uỷ,
HĐND và UBND huyện trên mọi lĩnh vực.
- Tham mưu giúp Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện trong lĩnh vực quản lý

Nhà nước về Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi; Chương trình phát triển cây
cao su, Chương trình 925, Chương trình PCBL-GNTT, Chương trình quản lý khai
thác các công trình thuỷ lợi; Hợp tác xã, Chương trình chuyển hướng sản xuất xoá
bỏ cây thuốc phiện
- Chủ động đề xuất và xin ý kiến về chủ trương và các biện pháp tích cực để
không ngừng nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi; Chương trình phát triển cây cao su, Chương trình
925, Chương trình PCBL-GNTT, Chương trình quản lý khai thác các công trình
thuỷ lợi; Hợp tác xã trên địa bàn huyện .
- Thực hiện chế độ báo cáo công tác với Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện
c. Quan hệ với các phòng, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn.
- Với các phòng ban có liên quan thuộc huyện là mối quan hệ phối hợp dưới
sự điều hành của UBND huyện để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Với UBND các xã, thị trấn là mối quan hệ phối hợp và hợp tác trong việc
thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp. Phòng NN&PTNT có trách nhiệm hướng dẫn,
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
3
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ở
địa phương.
d. Quan hệ giữa lãnh đạo phòng với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan.
- Thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo phòng, Chi bộ và các
tổ chức đoàn thể, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ, sự quản lý điều hành
chặt chẽ của lãnh đạo phòng, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của
công chức trong cơ quan nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị
của cơ quan.
- Lãnh đạo phòng có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể của
cơ quan hoạt động theo điều lệ có hiệu quả. Bàn chủ trương, các biện pháp phối
hợp thực hiện các mặt công tác, giáo dục tư tưởng, cải tiến điều kiện làm việc và

chăm lo đời sống cho công chức, đồng thời rút kinh nghiệm bổ khuyết những thiếu
sót trong phối hợp chỉ đạo, lãnh đạo mọi mặt công tác của cơ quan.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nhiệm vụ chung
- Trình UBND huyện, các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các cơ chế,
chính sách, pháp luật, các qui định của nhà nước về quản lý nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản, Chăn nuôi; Chương trình phát triển cây cao su, Chương trình 925, chương
trình PCBL - GNTT, Chương trình quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi; Hợp
tác xã trên địa bàn huyện.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã thực hiện các biện pháp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai
thác lâm sản; chế biến nông sản; Phát triển trồng cây cao su ; phát triển ngành
nghề, làng nghề nông thôn; khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân đầu tư phát triển , mở rộng các dịch vụ kinh doanh;
- Trình UBND huyện quyết định, kế hoạch, qui hoạch 10 năm, 5 năm, hàng
năm, chương trình mục tiêu, các dự án nhằm phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
4
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
thuỷ sản, chăn nuôi;Chương trình phát triển cây cao su, Chương trình 925, chương
trình PCBL - GNTT, Chương trình quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi; Hợp
tác xã trên địa bàn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện sau khi được thông qua, phê
duyệt.
- Trình UBND chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải
cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, qui hoạch, kế hoạch sau
khi được phê duyệt; triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản
xuất nông lâm nghiệp.
- Tổ chức, bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cấp nước,
thoát nước nông thôn, chỉ đạo công tác khuyến nông, các dự án phát triển nông

nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phân bón, thức ăn chăn nuôi,
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thi
hành pháp luật, chính sách của tỉnh, tham mưu cho UBND huyện giải quyết các
vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về
các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, cho UBND các xã, thị trấn.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi.
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban phòng chống lũ bão của huyện, đề
xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng chống và khắc phục
thiên tai về lũ, hạn hán, dịch bệnh trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi.
- Báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, một năm và đột xuất tình hình thực
hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo quy định của Chủ
tịch UBND huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ do UBND huyện giao.
2. Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
5
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
- Phòng Nông nghiệp và PTNT có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện
dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành thủy lợi, nước sinh hoạt. Tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và
tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; Thông tin, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được giao.
- Tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ;
công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý
mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thủy lợi, nước sinh hoạt
- Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp

luật; Tham mưu cho UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về lĩnh vực thủy lợi và nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
3. Công tác PCLB - GNTT
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ huy PCLB-GNTT, tham mưu
giúp UBND huyện xây dựng các kế hoạch, chỉ thị, phương án, các biện pháp
phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về gió lốc, mưa đá, sạt lở, lũ quét, hạn
hán xảy ra trên toàn địa bàn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban 24/24
h
trong mùa mưa lũ từ ngày
01/4/2008 đến 15/10/2008 theo quy định của Ban chỉ huy PCLB - GNTT tỉnh. Tổ
chức diễn tập phòng chống lũ bão tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tại các địa phương
để giúp nhân dân và các ban ngành chủ động trong công tác phòng, tránh thiên tai.
[[[[ơ
4. Chương trình sắp xếp ổn định dân cư
- Giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư
vùng thiên tai, vùng dặc biệt khó khăn về đời sống, vùng biên giới, ổn định dân di
cư tự do, vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, hỗ trợ trực tiếp cho
các hộ di chuyển theo chương trình 193 nhằm giúp ổn định và nâng cao đời sống
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
6
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
của ngưới dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do, góp
phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.
5. Chương trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
- Tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phòng chống
đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Tổ chức kiểm tra công tác phòng,
chống đói, rét cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn huyện.
-Tổ chức kiểm tra việc kinh doanh giống thức ăn gia súc, thuốc thú y trên địa
bàn huyện.

-Điều tra số liệu thủy sản trên địa bàn huyện theo yêu cầu của Chi cục thủy
sản Sơn La.
6. Lĩnh vực sản xuất Nông Lâm nghiệp
- Tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất vụ
đông xuân, vụ mùa, cây tăng vụ:
- Thẩm định các đối tượng đủ điều kiện và hướng dẫn UBND các xã lập hồ
sơ xin khai thác gỗ gia dụng trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với Hạt kiểm lâm rà soát đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng
trồng và giao đất cho các xã để thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ làm nhà theo NĐ 167
hỗ trợ cho người nghèo làm nhà
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: đã làm tốt công tác tuyên truyền Pháp luật
và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng có hiệu quả ở cơ sở. Mùa khô hanh 2010-2011
không có vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
- Công tác phát triển vốn rừng: Thực hiện các biện pháp lâm sinh để quản lý,
khoanh nuôi bảo vệ trồng rừng năm 2010 trên toàn huyện.
7. Chương trình 925
- Cấp vật liệu, kiểm tra hướng dẫn nhân dân thi công các công trình, nguồn
vốn đã cung ứng vật liệu cho các công trình: thuỷ lợi, đường giao thông, cầu cống,
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
7
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
rãnh thoát nước, công trình nước sinh hoạt, bể nước, trường học, hỗ trợ thiết kế,
quản lý phí trình UBND huyện phê duyệt.
- Nghiệm thu và quyết toán các công trình thuộc chương trình 925, thiết kế,
trình UBND huyện duyệt các công trình thuộc nguồn vốn hỗ trợ vật tư.
8. Chương trình Hợp tác xã
- Duyệt quyết toán thu chi kinh phí và hướng dẫn xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh hàng năm cho các HTX trên địa bàn huyện.
- Khảo sát về phát triển làng nghề nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn qui trình thành lập mới các HTX trên địa bàn huyện. Hỗ trợ xin
kinh phí cho các HTX thành lập mới.
9. Chương trình chuyển hướng sản xuất xoá bỏ cây thuốc phiện
- Hỗ trợ chuyển hướng sản xuất (phân bón NPK) hàng năm cho nhân dân các
bản người Mông. Tuyên truyền xoá bỏ cây thuốc phiện.
- Chuẩn bị nội dung và phối hợp với các ngành chức năng liên quan: Tài
chính - KH, Công an, Ban chỉ huy quân sự huyện, Đồn biên phòng 461, Đồn biên
phòng 465 và UBND các xã để thực hiện.
- Lồng ghép chương trình dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội hỗ trợ các
dân tộc bản vùng cao biên giới, bản ĐBKK xắp xếp dân cư tháo gỡ khó khăn tạo
điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng, thay thế
xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý.
- Chuẩn bị kinh phí cho công tác kiểm tra, truyên truyền và triệt phá cây
thuốc phiện.
10. Chương trình phát triển cây cao su.
- Nhân dân tham gia góp một phần giá trị quyền sự dụng đất trồng cây cao su
trên địa bàn 7 xã huyện Yên Châu đạt 800 ha
Thực hiện Kế hoạch rà soát số: 70/ KH Ban chỉ đạo phát triển cây cao su
tỉnh Sơn La V/v: Phối hợp rà soát diện tích đất trồng cây cao su giữa đơn vị tư vấn,
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
8
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
công ty cổ phần cao su Sơn La, BCĐ phát triển cây cao su huyện và các xã, bản
trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su.
Căn cứ vào kết quả rà soát giữa đội cao su , tổ chuyên trách ban chỉ đạo Phát
triển cây cao su huyện, xã, bản về diện tích các hộ tham gia góp đất trồng cây cao
su.
III. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
9

Trưởng phòng
Phó phòng 1
Phó phòng 2
chương
trình
Hợp tác xã
Cviên phụ
trách chăn
nuôi,thú y
Cviên
mạng cây
cao su
Cviên phụ
trách lâm
nghiệp
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Tổ chức bộ máy gồm có:
Lãnh đạo phòng Nông nghiệp-PTNT, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La gồm có:
Một trưởng phòng và hai phó trưởng phòng
* Trưởng phòng
Trưởng phòng NN&PTNT phụ trách chung, là công chức quản lý, điều hành
mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại điều 4 của
quy chế này; Chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Sở Nông
nghiệp và PTNT về mọi hoạt động của phòng, thực hiện thống nhất quản lý Nhà
nước về nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ lợi, chương trình sắp xếp ổn định dân
cư, phòng chống lũ bão GNTT; dự án phát triển cây cao su, chương trình 925 trên
địa bàn huyện.
- Tổ chức việc sắp xếp bộ máy hợp lý để thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ của phòng.

THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
Cviên phụ
trách chương
trình 925
10
Cviên thủy
lợi, nước
SH
Cviên chương
trình sắp xếp
ổn định dân cư
Cviên phòng
chống lũ bão
GNTT
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
- Trực tiếp chịu trách nhiệm việc bố trí, phân công công chức, viên chức
trong phòng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Xây dựng nề nếp quản lý khoa học,
có quy chế chặt chẽ, thực hiện tốt việc quản lý công chức, đánh giá công chức đúng
quy định của pháp lệnh cán bộ công chức.
* Phó phòng1: Phụ trách Lâm nghiệp, Dự án phát triển cây cao su, chương
trình nước sạch vệ sinh môi trường, chương trình 925. Là người giúp việc cho
trưởng phòng (được ủy quyền khi trưởng phòng đi vắng).
- Giải quyết mọi hoạt động của phòng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng
về toàn bộ công việc thuộc lĩnh vực phân công. Có trách nhiệm báo cáo với trưởng
phòng các công việc đã được ủy quyền giải quyết.
- Chỉ đạo công việc hàng ngày, quản lý cán bộ nhân viên thuộc phòng.
- Tham gia bàn bạc với trưởng phòng về công tác tổ chức cán bộ, nâng
lương, bố trí cán bộ nhân viên, tuyển dụng, điều động, cho thôi việc, tiếp nhận hoặc
* Phó phòng 2: Phụ trách tổ khai thác công trình thuỷ lợi, hợp tác xã, chăn
nuôi thú y, công tác báo cáo, tài chính, chương trình ổn định sắp xếp dân cư,

chương trình phòng chống lũ báo GNTT. Là người giúp việc cho trưởng phòng
(được uỷ quyền khi trưởng phòng đi vắng).
- Giải quyết mọi hoạt động của phòng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng
về toàn bộ công việc thuộc lĩnh vực phân công. Có trách nhiệm báo cáo với trưởng
phòng các công việc đã được ủy quyền giải quyết.
- Chỉ đạo công việc hàng ngày, quản lý cán bộ nhân viên thuộc phòng.
- Tham gia bàn bạc với trưởng phòng về công tác tổ chức cán bộ, nâng
lương, bố trí cán bộ nhân viên, tuyển dụng, điều động, cho thôi việc, tiếp nhận hoặc
thuyên chuyển công tác, khen thưởng, kỷ luật, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
thiết bị trong cơ quan.
* Cơ cấu tổ chức:
Hoạt động theo cơ chế tập trung dân chủ lãnh đạo phụ trách chung và dưới
sự chỉ đạo lĩnh đạo của thường trực Ủy ban nhân dân huyện.
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
11
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
* Vốn hoạt động:
Căn cứ vào kế hoạch giao chỉ tiêu hàng năm đã được nghị quyết HĐND
huyện phê chuẩn dự toán thu chi của phòng
* Mục đích hoạt động:
Phòng nông nghiệp tiếp nhận các nguồn vốn triển khai thực hiện theo từng
chương trình đúng mục đích, ngoài ra còn tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ cho các
chương trình như 925, chương trình 134, chương trình 135, chương trình sắp xếp
ổn định dân cư, chương trình PCLB- GNTT, chương trình triệt xóa, cấm tái trồng
cây thuốc phiện; dự án phát triển cây cao su trên địa bàn huyện.
ơ
IV. Một số thành tựu và hạn chế của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
Yên Châu - Sơn La.
1. thành tựu:
Trong những năm qua, công tác của phòng nông nghiệp và phát triển nông

nông thôn về các ngành như thủ lợi, chương trình 925, Dự án phát triển cây cao su,
chương trình nước sách vệ sinh môi trường, lâm nghiệp, PCLB - GNTT của huyện
đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, liên tục phải khắc phục hậu quả nghiêm
trọng do thiên tai xảy ra, vừa khôi phục củng cố vừa xây dựng mới để hoàn chỉnh
hệ thống các chương trình, các dự án, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các chương trình, dự án, cấp nước sinh hoạt. Đến nay toàn huyện đã có 135
đầu mối công trình thủy lợi và 820 km kênh mương được xây dựng kiên cố hoá,
đảm bảo chủ động nước tưới cho 21.500/24.500 ha lúa ruộng (năm 2007 19.500ha,
tăng vụ 2.000 ha, khai hoang 1.800 ha, năng suất lúa ruộng bình quân tăng từ
39,6tạ/ha năm 2000 lên 43,7tạ/ha đối với lúa mùa và 49,6 tạ/ha lên 56,7tạ/ha năm
2009 đối với lúa chiêm xuân. Sản lượng thóc năm 2009 đạt 13,8 vạn tÊn tăng 4,9
vạn tÊn so với năm 2007, góp phần đưa tổng sản lượng lương thực lên 40,8 vạn
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
12
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
tÊn, tăng 16,4 vạn tÊn so với năm 2007. Công tác thủ lợi đã phục vụ có hiệu quả
mục tiêu khai hoang, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
cây trồng, đảm bảo ổn định an ninh lương thực trong những năm qua; đồng thời
đáp ứng nước cho nhiều cơ sở công nghiệp, sản xuất chế biến, nuôi trồng thủy sản
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đã đảm bảo giải quyết nước ăn, nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ đồng bào
vùng cao, vùng sâu, vùng sản xuất hàng hoá tập trung, phục vụ chủ trương tách hộ
giãn bản, phát triển kinh tế trang trại, xây dựng vùng kinh tế mới, góp phần tăng
cường định canh định cư thực hiện xoá đói giảm nghèo. Cùng với chương trình
mục tiêu quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường, chương trình 135, 134, chương
trình 925 của huyện. Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt xóa đói được giảm nghèo hàng
nghìn hộ dân nông thôn và xóa bỏ được nhiều hộ dân không tái trồng cây thuộc
phiện.trên địa bàn huyện.
. Đồng thời hƯ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống tổ chức bộ máy của
phòng cũng được củng cố và tăng cường, cơ chế quản lý từng bước được đổi mới

ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và và nông thôn của huyện.:
2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau.
- một số công tác tuyên truyền vận động chưa được kịp thời, hoàn chỉnh về quy
hoạch cây trồng vật nuôi; qui mô về diện tích nhưng năng suất và chất lượng sản
phẩm chưa cao; chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh.
- Công tác vận động tuyên truyền của phòng trong những năm qua tuy đã đạt được
những kết quả, song bên cạnh đó ở một số nơi phong trào phát triển chưa được đều
và rộng khắp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới.
- Nội dung và phương pháp tuyên truyền vận động ở một số cơ sở chậm được đổi
mới, nên chưa thu hút, tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
13
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
trồng cây cao su, còn một số cá nhân còn tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn
huyện.
- Công tác tuyên truyền, chưa được thường xuyên, cán bộ phòng chưa phát huy
hết vai trò, thiếu tính năng động, sáng tạo, chưa dám nghĩ, dám làm, còn mang tính
thụ động trông chờ vào cấp trên.
- Việc nhân rộng các mô hình còn chậm.
- Việc nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của chuyên viên với cấp uỷ
Đảng, chính quyền cấp trên chưa được kip thời. Công tác thi đua khen thưởng,
động viên khích lệ phong trào ở cơ sở còn nhiều hạn chế.
HƯ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành tuy được tăng cường nhưng
còn rất yếu, thiếu đồng bộ, chất lượng hạn chế xuống cấp nhanh, hiệu quả khai thác
còn thấp. Hệ thống công trình thủ lợi mới chưa được đảm bảo
Thủ lợi chưa thực sự bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp phát
triển bền vững, đa số diện tích cây trồng cạn vẫn phụ thuộc vào nước trời là chính,
đất bị bào mòn, rửa trôi mạnh; sản xuất dưới ruộng nhiều nơi vẫn chưa chủ động

được tưới tiêu, tiềm năng khai hoang, thâm canh, tăng vụ chưa được khai thác triệt
để. Tưới ẩm chưa đáp ứng yếu cầu phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả với tốc
độ nhanh, vững chắc mới giải quyết tạo nguồn tưới ẩm cho cây công nghiệp và cây
ăn quả. Nước cho sản xuất công nghiệp, nhất là các cơ sở chế biến lớn cũng còn
nhiều khó khăn.
Tốc độ giải quyết các chương trình, các dự án như dự án trồng cây cao su
cho vùng cao, vùng tái định cư, các vùng dân cư tập trung còn chậm; mới ®ắp ứng
60% các chương trình cho người dân nông thôn, một bộ phận không nhỏ dân cư
vẫn thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, nhất là về mùa khô ở vùng cao. Thiếu nước
đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp đối với công tác định
canh định cư và thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên viên chương
trình thủ lợi, chăn nuôi thú y, chống tái trồng cây thuốc phiện còn thiếu và yếu.
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
14
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
Công tác điều tra khảo sát đánh giá, quy hoạch sử dụng khoa học, công nghệ tiên
tiến vào lĩnh vực sản xuất cấp nước sinh hoạt miền núi còn nhiều hạn chế.
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
15
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
KẾT LUẬN
Như vậy cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước từ quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Yên Châu cũng đã có nhiều cải cách đổi mới trên tất
cả các phương diện từ bộ máy, con người cũng như các chương trình sắp xếp ổn
định dân cư, công tác phòng chống lũ bão và GNTT, chương trình chuyển hướng
sản xuất xóa bỏ cây thuốc phiện, dự án phát triển cây cao su, chương trình phát
triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, chương trình 925,
không còn hiện tượng xảy ra như tuyên truyền, vận động người dân không kịp thời

như trước nữa, xóa bỏ tái chống tái trồng cây thuốc phiện đã được các cấp ủy Đảng,
phòng nông nghiệp huyện tuyên chuyền rộng khắp trên toàn huyện đặc biệt là các
xã ở vùng sâu vùng xa, vùng có hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện. công tác kiểm
tra, thanh tra đã được kiểm tra nghiêm ngặt, nhưng bên cạnh những gì đã làm được
cần phải có một cái nhìn bao quát trên tất cả các lĩnh vực để từ đó tìm ra nguyên
nhân của vẫn đề và giải pháp cải thiện, khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém vì sự
phát triển vững mạnh của phòng nông nghiệp nói riêng và của toàn huyện nói
chung.
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
16
BÁO CÁO TỔNG HỢP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… ……1
I.Giới thiệu chung về phong nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên
Châu – Sơn La………………………………………………………… ….2
1. Các lĩnh vực quản lý……………………………………………… 2
2. Các mỗi quan hệ hợp tác của phòng với huyện Ủy, các phòng ban khác……3
II. Nhiệm vụ quyền hạn……………………………………………………………4
1. Nhiện vụ chung………………………………………………………………4
2. Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt……………………………………………5
3. Công tác PCLB – GNTT………………………………………………….…6
4. Chương trrình sắp xếp ổn định dân cư……………………………………….6
5. Chương trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…………………… 7
6. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp………………………………………………7
7. Chương trình 925…………………………………………………………….8
8. Chương trình hợp tác xã…………………………………………………… 8
9. Chương trình phát triển cây cao su………………………………………… 9
10. Chương trình chuyển hướng sản xuất xóa bỏ cây thuốc phiện………………9
III. Sơ đồ cơ cấu tổ chức……………………………………………………… 10
1. Lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Châu… 10

2. phó phòng nông nghiệp 1………………………………………………… 10
3. phó phòng nông nghiệp 2………………………………………………… 11
IV. Một số thành tựu và hạn chế của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Yên Châu………………………………………………………………… 11
1. Thành tựu…………………………………………………………………….12
2. Hạn chế………………………………………………………………………13
KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 15
THÀO LAO SÙNG LỚP QLKT KV18
17

×