Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 HK2_Chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.95 KB, 23 trang )

Giảng: Lớp : 5A:
5B:

Bài 21: Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : HS có khả năng quan sát biết cách nặn các hình khối
2- Kĩ năng : Tập nặn một số hình người, đồ vật con vật và tạo dáng theo ý
thích
3- Thái độ : HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Hình hướng dẫn cách vẽ, cách nặn.
HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu hoặc đất nặn, các dụng cụ cho bài nặn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
GV giới thiệu các hình vẽ đã chuẩn bị
để học sinh thấy được sự phong phú
về hình thức và ý nghĩa của các hình
vẽ,
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
GV : treo tranh hướng dẫn cách vẽ, vẽ
từng bộ phận của vật mình định vẽ
1. Quan sát, nhận xét
HS quan sát hình vẽ và lựa chọn nội
dung để mình vẽ hoặc nặn.


- Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng
tạo ra nhiều lại tượng từ gỗ, đá, gốm,
đất nung, Ví dụ: hình người, con vật
và các đồ vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt.
Ngày nay, các nghệ nhân ở các làng
nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính
nghệ thật cao phục vụ cho sinh hoạt
đời thường và cho khách du lịch, với
nhiều loại hình và chất liệu khác nhau
như : tượng gỗ sơn mài, tượng gỗ sơn
mài, tượng đá; hình các con vật, mô
hình chùa, tháp, nhà sàn bằng góm,
sứ
2. Cách vẽ
HS quan sát hình hướng dẫn cách vẽ,
vẽ tổng thể của hình sau đó vẽ chi tiết
và vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh
thêm sinh động.
Nếu nặn thì nặn từng bộ phận rồi ghép
lại. Nặn từng thỏi đất thành các bộ
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
Hướng cho học sinh chọn đề tài mình
định vẽ hay định nặn cho học sinh vẽ
theo cá nhân, còn nặn theo nhóm
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
GV cùng học sinh chọn một số bài vẽ
đẹp hoặc nặn đẹp để nhận xét theo
cảm nhận của mình
phận chính, sau đó nặn thêm các chi

tiết. Tạo dáng sinh động
3. Thực hành
Học sinh làm bài
- HS nhận xét theo cảm nhận của
mình.
4. Củng cố :
- Củng cố về hình khối, sự quan sát thực tế, thêm yêu thích môn mĩ thuật
5. Dặn dò :
- Về nhà tập nặn những con vật nuôi trong gia đình.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 22: Vẽ trang trí
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh hiểu được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét
thanh, nét đậm.
2- Kĩ năng : Tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm
3- Thái độ : Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ en hoa nét
thanh, nét đậm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Bảng mẫu kiểu chữ in hao nét thanh nét đậm. Hình hướng dẫn cách
vẽ, kẻ chữ nét thanh, nét đậm
HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học

3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
Gv giới thiệu một số kiểu chữ khác
nhau và gợi ý HS nhận xét:
+ Sự giống và khác nhau cảu các kiểu
1. Quan sát, nhận xét
HS Quan sát trả lời câu hỏi gợi ý
+ Chữ đều nét và chữ nét thanh, nét
chữ?
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ?
+ Dòng chữ nào là dòng chữ in hoa
nét thanh, nét đậm?
GV tóm tắt:
Thăng long
Dòng chữ in hoa nét thanh, nét đậm không chân
Thăng long
Dòng chữ in hoa nét thanh, nét đậm kiểu có chân
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
Muốn xác định đúng vị trí của nét
thanh và nét đậm cần dựa vào cách
đưa nét bút khi kẻ chữ:
Giáo viên có thể minh hoạ cách vẽ
trên bảng những động tác đưa lên kéo
xuống.
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV quan sát bao quát lớp hướng
dẫn giúp đỡ những học sinh còn
yếu
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh

giá
- GV cùng học sinh lựa chọn một số
bài và gợi ý các em nhận xét về :
đậm
+ Đặc điểm riêng của kiểu chữ nét
thanh, nét đậm
+ HS trả lời.
+ Nét thanh, nét đậm tạo cho hình
dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ
nhàng.
+ Nét thanh, nét đậm đặt đúng vị trí sẽ
làm cho hình dáng chữ cân đối, hài
hoà.
+ Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
có thể có chân hoặc không chân.
2. Cách vẽ
+ Những nét đưa lên và đưa ngang là
nét thanh, những nét kéo xuống là nét
đậm.
+ HS quan sát hình trên bảng, theo dõi
từng buớc vẽ của thầy và hình vẽ
trang 70 SGK
Quang trung
+ Tìm khuôn khổ chữ : xác định vị trí
của nét thanh, nét đậm, kẻ nét thẳng
và nét cong
+ Trong một dòng chữ các nét thanh
có độ mảnh như nhau, nét đậm có độ
dày như nhau.
+ GV cho HS xem hai dòng chữ thanh

đậm đẹp và chưa đẹp cho HS nhận xét
và gợi ý HS thấy những lỗi trong bài
3. Thực hành
+ Tập kẻ các chữ : A ; B ; M ; N
+ Vẽ màu vào các con chữ và nền
+ Vẽ màu gọn, đều (màu đậm nhạt của
các con chữ và nền nên khác nhau)
HS vẽ bài theo ý thích
+ Hình dáng chữ ( cân đối,nét thanh,
nét đậm đúng vị trí)
+ Màu sắc của chữ và nền
+ Khen gợi những học sinh có bài vẽ
tốt, độgn viên nhắc nhở những học
sinh chưa hoàn thành.
4. Củng cố :
- Lấy ví dụ về các chữ nét thanh, nét đậm có trong những tờ báo tạp chí
5. Dặn dò :
- Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 23: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn
2- Kĩ năng : Tập vẽ tranh đề tài Tự chọn.
3- Thái độ : Học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật, cuộc sống xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: tranh của hoạ sĩ và tranh của học sinh về các đề tài khác nhau.
Hình hướng dẫn cách vẽ, tranh vẽ về các đề tài.

HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV cho học sinh xem một số tranh
vẽ về các đề tài khác nhau và đặt câu
hỏi để các em tìm hiểu.
+ Các bức tranh đó có đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Gv cho HS lựa chọn những tranh
cùng đề tài để các em thấy rõ sự
phong phú về cách chọn nội dung ở
nỗi đề tài.
- GV kết luận: đề tài tự chọn rất
phong phú, cần suy nghĩ, tìm được
những nội dung yêu thích và phù hợp
để vẽ tranh.
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
GV gợi ý HS cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm
1. Quan sát, nhận xét
- HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu
hỏi:
HS trả lời câu hỏi theo tranh vẽ
Tranh phong cảnh có núi, sông, nhà

cửa
Có thể vẽ phong cảnh nhà trường, lớp
học, vui chơi trong ngày hè, cảnh đẹp
quê hương.
+ HS chỉ ra những hình ảnh chính,
phụ
2. Cách vẽ
HS Quan sát cách vẽ tranh
Một số học sinh nhắc lại cách vẽ tranh
bức tranh
+ Vẽ các hình ảnh chính phụ sao cho
sinh động, phù hợp với chủ đề đã
chọn.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng của
mỗi HS
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- Trong khi làm bài GV quan sát lớp
để góp ý, gợi mở cho những học sinh
chưa chọn được nội dung đề tài.
- GV nhắc học sinh nên vẽ hình to rõ
ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý
HS tìm hình ảnh chính, phụ và những
chi tiết phù hợp để bài vẽ thêm sinh
động
- Động viên khen ngợi những học sinh
vẽ nhanh vẽ đẹp để tạo không khí thi
đua trong giờ học
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV cùng học sinh chọn một số bài

và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về:
- GV khen ngợi những em hoàn thành
tốt bài vẽ và nhắc nhở, động viên
những em chưa vẽ xong cố gắng hơn
ở những bài học sau.
và chọn đề tài để vẽ tranh.
3. Thực hành
- HS làm bài khi đã chọn được đề tài
cho mình, vẽ theo ý thích của mình
+ Cách chọn nội dung đề tài và các
hình ảnh.
+ Cách thể hiện : sắp xếp hình ảnh, vẽ
hình, vẽ màu.
4. Củng cố :
- Củng cố cách chọn tranh đề tài để vẽ, giáo dục học sinh thêm yêu quê hương
đất nước.
5. Dặn dò :
- Về nhà vẽ tranh tự chọn theo ý thích của mình, chuẩn bị đồ dùng học tập cho
bài sau, quan sát trước cái ấm pha trà.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:

Bài 24: Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh hiểu được đặc điểm của vật mẫu.
2- Kĩ năng : Học sinh tập vẽ mẫu có hai vật mẫu
3- Thái độ : Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ
và quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Mẫu vẽ có hai vật mẫu. Hình hướng dẫn cách vẽ, tranh vẽ về tĩnh
vật.
HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV hướng dẫn và tạo điều kiện cho
HS tự bày mẫu. Gợi ý các em chọn
hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và
nhận xét về:
+ Vị trí của các vật mẫu.
+ Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà
và các bát hoặc các vật mẫu khác
+ Đặc điểm các bộ phận của mẫu :
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của
từng vạt mẫu và giữa hai vật mẫu với
nhau.
+ Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của
mẫu
- Trên cơ sở những nhận xét của HS,
GV tóm tắt và hệ thống những ý
chính, tạo mạch kiến thức liên hoàn để
HS hiểu bìa dễ dàng hơn
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ

- GV có thể cho HS xem hình gợi ý
cách vẽ hoạc vẽ trực tiếp trên bảng để
học sinh nhận ra cách vẽ.
1. Quan sát, nhận xét
HS xếp mẫu theo gợi ý của thầy, nhận
xét mẫu vẽ:
+ Cái ấm đứng sau quả cam.
+ Mầu sắc của cái ấm nhạt hơn cái ấm
pha trà
+ HS nêu đặc điểm của cái ấm có
những bộ phận nào: nắp, thân, đáy,
vòi ấm.
+ So sánh giữa các vật mẫu với nhau,
giữa các bộ phận của vật mẫu với bộ
phận của vật mẫu.
2. Cách vẽ
+ Vẽ khung hình chung và khung hình
của từng vật mẫu cho cân đối với khổ
giấy (không qua to, nhỏ quá hoặc lệch
về một bên, sát mép giấy)
+ Vẽ đường trục của các vật mẫu, so
sánh tỉ lệ rồi đánh dấu vị trí xác định
của từng vật mẫu, vẽ phác bằng các
nét thẳng để tạo ra hình dáng chung
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS làm bài vẽ lưu ý thêm về
bố cục hình trong tờ giấy, so sánh tỉ
lệ, tìm đậm nhạt.
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá

- GV cùng HS lựa chọn một số bài
và gợi ý HS nhận xét , xếp loại về:
- GV nhận xét chung về tiết học , khen
ngợi nhưngx HS vẽ bài tốt. Nhắc nhở
động viên những học sinh chưa hoàn
thành
của vật mẫu.
+ Quan sát lại mẫu vẽ và vẽ chi tiết
vật mẫu và hoàn chỉnh bài vẽ.
+ Gợi đậm nhạt sáng tối để tạo khối,
tạo không gian.
3. Thực hành
- HS vẽ bài theo hướng dẫn của thầy
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Vẽ đậm nhạt,
4. Củng cố :
- Củng cố kỹ năng về vẽ theo mẫu và khả năng quan sát mẫu của học
sinh
5. Dặn dò :
- Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị
cho bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:

Bài 25: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH “BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi

công tác và hiểu được vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
2- Kĩ năng : Tập mô tả, nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc
trong tranh.
3- Thái độ : Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh, quan tâm,
yêu quý mọi vật xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Tranh về Bác Hồ của các hoạ sĩ
HS: SGK, tranh sưu tầm về Bác Hồ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
- GV yêu cầu HS xem mục 1 trang
77SGK và gợi ý các em tìm hiểu
về tác giả
- GV có thể cho học sinh hoạt động
nhóm (chia ra làm 2 nhóm )
- Đặt câu hỏi với hình thức phiếu
bốc thăm
- Em hãy cho biết hoạ sĩ Nguyễn
Thụ sinh tại đâu?
- Cuộc đời sự nghiệp của hoạ sĩ?
- Những tác phẩm nổi tiếng của
ông?
Học sinh đọc bài và thảo luận về:
+ Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ
+ Những tác phẩm nổi tiếng của ông.
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc

Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Ông là hiệu trưởng trường Đại học Mĩ
thuật Hà Nội từ năm 1985 đến năm
1992. Ông được phong Phó Giáo sư
năm 1984 và danh hiệu Nhà giáo
Nhân dân 1988.
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành
trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng
nhiều chất liệu khác nhau và thành
công nhất là tranh lụa.
+ Đề tài yêu thích của ông là phong
cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền
núi phía bắc. Những nhân vật trong
tranh thường là các cụ già, thiếu nữ,
em bé được thể hiện rất sinh động,
duyên dáng bằng vố cục phóng
khoáng và màu sắc giản dị.
+ Ông có nhiều tranh được giải
thưởng trong nước và quốc tế như:
Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi,
Mùa đông, Bác Hồ đi công tác
+ Ông được tặng Giải thưởng Nhà
nước về Văn học – Nghệ thuật năm
2001
3.2. Hoạt động 2: Xem tranh “Bác Hồ đi công tác”
- GV cho HS xem tranh và đặt câu
hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh :
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Dáng vẻ trong từng nhân vật trong
tranh như thế nào?

+ Hình dáng của hai con ngựa như
HS quan sát tranh vẽ trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh Bác Hồ, anh cảnh vệ
+ Bác Hồ dáng ung dung, tư thái trên
yên gnựa, tay cầm dây cương
+ Hình dáng của 2 con ngựa mỗi con
thế nào?
+ Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay
trầm ấm.
+ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay
nhẹ nhàng uyển chuyển?
- GV dựa vào các ý trả lời của HS
mà bổ sung làm rõ nội dung của
bức tranh:
-
3.3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh
giá
GV nhận xét tiết học.
- Khen ngợi những HS tích cực phát
biểu ý kiến xây dựng bài.
1 vẻ bước đi
+ Màu sắc trầm ấm
+ Cách vẽ nhàng uyển chuyển
+ Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh
cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên
đường đi công tác. Bác ngồi ung
dung, thư tái trên lưng ngựa bới chiếc
túi khoác trên vai cho trấy phong các
giản dị, gần gũi của Người.
+ Những bông lau trắng nghiêng

nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ
hơi nước, gợi nên sự yên ả của núi
rừng Việt Bắc.
Màu sắc nâu hông chủ đạo trong tranh
cùng với độ đậm nhạt tinh tế tạo nên
sự nhẹ nhàng trầm ấm, hấp dẫn người
xem.
+ Bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng,
màu sắc giản dị, bức tranh Bác Hồ đi
công tác là một trong những tác phẩm
thành công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu
của dân tộc.
4. Củng cố :
- Đặt câu hỏi về ngày sinh của Bác Hồ kính yêu
5. Dặn dò :
- Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 26: Vẽ trang trí
TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối.
2- Kĩ năng : HS tập kẻ dòng chữ CHĂM HỌC in hoa nét thanh nét đậm.
3- Thái độ : Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét
thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong
cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Một dòng chữ in hoa kiểu nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp
Hình hướng dẫn cách vẽ, kẻ dòng chữ nét thanh nét đậm.

HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
GV giới thiệu một số dòng chữ có
kiểu chữ in hoa nétthanh nét đậm (kẻ
đúng và chưa đúng) và gợi ý học
sinh :
+ Kiểu chữ : Kẻ đúng hay kẻ sai ?
+ Chiều cao và chiều đứng của dòng
chữ so với khổ giấy ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ và
các tiếng.
+ Cách vẽ màu?
- GV yêu cầu học sinh tìm ra dòng
chữ đẹp và dòng chữ chưa đẹp.
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các
câu hỏi gợi ý để HS nhận ra các bước
kẻ chữ
+ Dựa vào khuôn khổ giấy xác định
chiều dài và chiều cao của dòng chữ.
+ Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng
chữ để diều chỉnh khoảng cách giưa
các con chữ và các tiếng.

+ Xác định chiều rộng của nét thanh
và nét đậm cho phù hợp với chiều cao
và chiều rộng của các con chữ
+ dùng thước kẻ vẽ các nét thẳng
+ Sử dụng compa hoặc vẽ bằng tay
các nét cong
1. Quan sát, nhận xét
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
+ Trả lời theo gợi ý của thầy nét thanh
đậm theo quy luật (nét hất lên và nét
ngang là nét thanh, còn nét kéo xuống
là nét đậm.
+ Cách vẽ màu chữ và màu nền (nếu
chữ màu sáng thì màu nền đậm và
ngược lại)
2. Cách vẽ
ch¨m häc
ch¨m häc
ch¨m häc
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Vẽ màu gọn gàng trong con chữ
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- Khi thực hành, HS thường gặp
khó khăn về các sắp xếp dòng chữ
trong khổ giấy và xác định vị trí
của nét thanh, nét đậm giáo viên
hướng dẫn thêm phần này
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
GV cùng HS chọn ra một số bài vẽ

đẹp và chưa đẹp hướng dẫn HS nhận
xét:
+ Về bố cục, nét chữ, các tiếng
3. Thực hành
Học sinh thực hành.
+ Dựa vào dòng chữ cho phù hợp
trong khuôn khổ tờ giấy tạo bố cục
hợp lí
+ Tìm khoảng cách giữa các con chữ
và các tiếng.
+ Trong dòng chữ phải bằng nhau về
các nét. các nét thanh bằng nhau và
các nét đậm bằng nhau
+ Chọn màu phù hợp vẽ màu theo ý
thích.
HS nhận xét bài vẽ và đánh giá bài
theo hướng dẫn và gợi ý của thầy
4. Củng cố :
- Củng cố cho học sinh cách kẻ được dòng chữ
- Tìm và quan sát các hoạt động vệ sinh môi trường
5. Dặn dò :
- Sưu tầm tranh ảnh về Môi trường”
–––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:

Bài 27: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh hiểu biết về môi trường và ý nghĩa của môi

trường với cuộc sống.
2- Kĩ năng : Học sinh tập vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường
3- Thái độ : Học sinh quan tâm, bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Sưu tầm tranh vẽ về đề tài môi trường, tranh phong cảnh các hoạt
động bảo vệ môi trường.
- Hình hướng dẫn cách vẽ, tranh vẽ có nội dung về môi trường.
HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV giới thiệu tranh về môi trường
và gợi ý học sinh:
Để vẽ được tranh có nội dung về môi
trường chúng ta cần lựa chọn một số
hoạt động đã nêu trên hoặc vẽ về thiên
nhiên tươi đẹp, phong cảnh quê hương
.
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
GV gợi ý HS tìm chọn các hình ảnh
chính, phụ làm rõ nội dung đề tài để
vẽ tranh.
GV gợi ý thông qua các hình gợi ý
các vẽ.
3.3. Hoạt động 3: Thực hành

GV cho HS vẽ bài và bao quát lớp
hướng dẫn thêm cho các em còn
chậm.
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
GV cùng học sinh chọn một số bài vẽ
đẹp và chưa đẹp gợi ý học sinh nhận
xét theo:
1. Quan sát, nhận xét
- HS Quan sát tranh và tìm ra các
hình ảnh trong tranh:
+ Không gian sống xung quanh quanh
ta có đồi núi, ao, hồ, kênh,rạch, sông,
biển, cây cối, đường xá, nhà cửa
+ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của
mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn,
bảo vệ môi trường như thu gom rác,
làm vệ sinh ngõ xém, làm sạch nguồn
nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống
săn bắt động vậ quý hiếm,
2. Cách vẽ
HS quan sát lắng nghe:
+ Vẽ hình ảnh chính trước , sắp xếp
cân đối với phần giấy đã qui định.
+ Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm
sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích (có màu đậm,
màu nhạt)
*Lưu ý: Vẽ hình ảnh chính rõ ràng để
làm nổi bật nội dung của tranh.

3. Thực hành
HS vẽ bài
Học sinh tự nhận xét, đánh giá theo
cảm nhận riêng
+ Cách chọn nội dung đã phù hợp
chưa
+ Cách sắp xếp hình ảnh.
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ màu.
4. Củng cố :
- Củng cố cho học sinh về môi trường xung quanh ta rất quan trọng
chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho “Xanh – sạch - đẹp”
5. Dặn dò :
- Về nhà quan sát lọ, hoa và quả chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
Giảng: Lớp : 5A:
5B:

Bài 28: Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (VẼ MÀU)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh hiểu được đặc điểm hình dáng, màu sắc, cách
sắp xếp vật mẫu.
2- Kĩ năng : Học sinh tập vẽ được hình có tỉ lệ gần giống với vật mẫu
-Thái độ : Học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Mẫu vẽ có hai vật mẫu. Hình hướng dẫn cách vẽ, tranh vẽ về tĩnh
vật.
HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV bày mẫu chung cho HS quan sát
đặt câu hỏi tìm hiểu về mẫu vẽ :
+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ?
+ Vị trí của lọ, quả?
+ Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa,
quả?
+ Độ đậm nhạt và màu sắc của từng
vật mẫu?
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV gợi ý HS :
- GV vẽ minh hoạ trên bảng theo mẫu
vẽ hoặc cho HS xem hình hướng dẫn
cách vẽ.
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
GV cho HS thực hành vẽ bài và quan
sát bao quát lớp.
1. Quan sát, nhận xét
+ HS quan sát vật mẫu và tìm hiểu về
chúng
+ Lọ cao nhất, quả nằm thấp hơn
+ Lọ phía trong, quả phía ngoài
+ Lọ có dạng hình trụ, quả có dạng
hình tròn
+ Tuỳ theo mẫu chuẩn bị.

2. Cách vẽ
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang
của mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Quan sát mẫu, ước lượng và phác
hình của lọ, hoa, quả
+ Phác hình từng vật mẫu bằng các
nét thẳng.
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc
điểm của mẫu
+ Xác định các mảng màu, đậm nhạt
và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
3. Thực hành
HS vẽ bài
Chú ý đến bố cục của bài vẽ sắp xếp
sao cho hợp lý.
Nhắc HS chú ý đến tỉ lệ, hình dáng và
mầu sắc của vật mẫu tìm mảng đậm ,
mảng nhạt
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV cùng học sinh chọn một vài
bài vẽ đẹp và chưa đẹp gợi ý học
sinh nhận xét:
- GV kết luận.
+ Bố cục hợp lý có cân đối với khổ
giấy không
+ Hình vẽ rõ đặc điểm sát với mẫu vẽ
+ Màu sắc có đậm có nhạt
+ HS nhận xét và xếp loại theo hướng
dẫn và cảm nhận.

4. Củng cố :
- Củng cố thêm cho học sinh về cách quan sát vật mẫu thật và so sánh
các tỉ lệ của vật mẫu đó.
5. Dặn dò :
- Về nhà vẽ thêm bài tĩnh vật và chuẩn bị bài sau chu đáo.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:

Bài 29: Tập nặn tạo dáng
ĐỀTÀI NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
2- Kĩ năng : Học sinh tập nặn một dáng Người hoặc dáng con vật đơn
giản
3- Thái độ : Học sinh quan tâm, yêu quý quê hương đất nước và trân
trọng các phong tục tập quán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội. Hình hướng dẫn cách vẽ, tranh vẽ
ngày hội
HS: Vở tập vẽ và vở thực hành
Bút chì, tẩy, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD tìm chọn nội
dung đề tài
1. Tìm chọn nội dung đề tài

GV yêu cầu học sinh kể về những
ngày hội ở quê em hoặc những lễ hội
mà em biết
Gv gợi ý HS nhớ lại các hoạt động
trong ngày lễ hội
GV treo tranh cho HS quan sát tranh,
ảnh về lễ hội
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV yêu cầu HS chọn một nội dung
đề tài để vẽ bài.
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu học sinh làm bài trước
khi vẽ GV có thể cho xem tranh học
sinh lớp trước vẽ và lưu ý học sinh về
bố cục.
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp
và chưa đẹp để gợi ý học sinh nhận
xét theo:
+ HS kể về lễ hội làng hoặc hội Đền
Hùng ở Phú Thọ, hội chọi Trâu ở đồ
Sơn
+ Chọi gà, đấu vật, kéo co, ném còn
+ HS quan sát
2. Cách vẽ
- HS chọn nội dung đề tài và kể các
hình ảnh diễn ra trong lễ hội đó
+ Vẽ hình ảnh chính trước và vẽ hình
ảnh phụ sau, hình ảnh chính thì vẽ rõ

ràng hơn màu sắc thì đậm đà hơn.
3. Thực hành
- HS vẽ bài vẽ theo ý tưởng riêng của
mình.
+ Nội dung có phù hợp không
+ Hình ảnh có sinh động có đẹp
không
+ Màu sắc có đẹp không có đậm
có nhạt không
HS nhận xét, đánh giá xếp loại theo
hướng dẫn và cảm nhận riêng của
mình
4. Củng cố :
- Củng cố cho HS về các lễ hội trong nước và phong tục tập quán để
học sinh hiểu và thêm yêu quê hương đất nước.
5. Dặn dò :
- Về nhà hoàn thành bài vẽ và chuẩn bị cho bài 30
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 30: Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa của báo tường
2- Kĩ năng : HS tập trang trí được đầu báo tường của lớp
3- Thái độ : HS yêu thích các hoạt động tập thể
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên : Sưu tầm đầu báo tường
- Bài vẽ, Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh : Giấy A

4
, hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV giới thiệu một số đầu báo và
gợi ý để học sinh quan sát, nhận
thấy :
- GV giới thiệu một số đầu báo và gợi
ý
để HS tìm ra các yếu tố của đầu báo,
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ
hoặc vẽ minh họa lên bảng cách trang
trí đầu báo :
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
Quan sát, nhận xét
+ HS quan sát:
Cấu tạo của một tờ báo : Đầu báo,
thân báo
- Báo tường : báo của mỗi đơn vị
như : Bộ đội, trường học, Đoàn thanh
niên thường ra vào những dịp tết lễ
hoặc các đợt thi đua. Mỗi người trong
đơn vị viết một vài bài, có thể là thơ
ca, văn xuôi hoặc vẽ tranh sau đó

dán vào một tấm bảng hay một tờ giấy
lớn, để nơi thuận tiện cho nhiều người
cùng xem.
- Tên tờ báo: là phần chính, chữ to, rõ,
nổi bật. VD Nhớ ơn Bác Hồ, Thi đua,
Học tập
- Chủ đề của tờ báo : Cỡ chữ nhỏ hơn
tên báo. VD Chào mừng ngày nhà
giáo Việt Nam 20 – 11
- Tên đơn vị : Sắp xếp ở vị trí phù
hợp, nhỏ hơn tên báo. VD Lớp 5A,
Trường Tiểu học Thái Long.
- Hình minh họa : Hình trang trí, cờ,
hoa, biểu trưng
- Yêu cầu học sinh có thể chọn một số
đầu báo
2. Cách vẽ
+ Vẽ phác các mảng chữ, hình minh
họa sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ
và cân đối.
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí
+Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với
nội dung.
3. Thực hành
- Học sinh làm bài vào giấy A
4
- GV cho học sinh xem một số bài vẽ
tham khảo. Yêu cầu học sinh làm bài
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá

- GV cùng học sinh chọn một số bài
vẽ để nhận xét về :
+ Bố cục (nội dung rõ ràng)
+ Chữ (tên báo nổi rõ, đẹp)
+ Hình minh họa phù hợp
+ Màu sắc tươi sáng
- Gợi ý học sinh nhận xét theo cảm
nhận riêng của mình và nêu lí do.
4. Củng cố :
- GV tổng kết, nhận xét chung về tiết học, củng cố về kiến thức về đầu
báo tường hiểu rõ về ý nghĩa của việc làm báo tường
5. Dặn dò :
- Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em chuẩn bị đồ dùng học tập.
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 31: Vẽ tranh:
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : Học sinh hiểu về nội dung đề tài
2- Kĩ năng : Học sinh tập vẽ và vẽ được tranh theo ý thích
3- Thái độ : HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên : Tranh ảnh tham khảo, hình hướng dẫn cách vẽ
- Học sinh : Giấy A
4
, hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Tìm chọn nội
dung đề tài
- GV giới thiệu một số tranh có nội
1. Tìm chọn nội dung đề tài
- HS quan sát trả lời:
dung khác nhau và gợi ý để HS tìm ra
những tranh có nội dung về ước mơ
- GV viên có thể hỏi học sinh về nội
dung từng tranh.
- Vẽ về ước mơ là thể hiện những
mong muốn tốt đẹp của mình
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV Phân tích cách vẽ ở một vài bức
tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy
đuwocj sự đa dạng về cách thể hiện
nội dung đề tài:
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS trao đổ về nội dung,
tìm hình ảnh và tự vẽ.
- GV bao quát lớp, chú ý đến những
học sinh còn lúng túng.
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV cùng học sinh chọn một số bài
vẽ gợi ý học sinh nhận xét theo:
+ Nội dung về trở thành kỹ sư, bác sĩ,
thầy giáo, phi công
+ Học sinh nêu ước mơ của mình
2. Cách vẽ

+ Cách chọn hình ảnh
+ Cách bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ màu
- HS tham khảo
một số bức tranh trước khi làm bài.
3. Thực hành
- HS thực hành ra giấy A
4

+ Cách tìm chọn nội dung (độc đáo, ý
nghĩa)
+ Cách bố cục (chặt chẽ, cân đối)
+ Cách vẽ hình ảnh chính, phụ
+ Cách vẽ màu (hài hòa, có đậm nhạt)
- HS tổng hợp và nhận xét đánh giá
bài theo cảm nhận của mình và nêu lý
do.
4. Củng cố :
- GV tổng kết bài nhận xét chung về tiết học,củng cố về kiến thức vẽ
tranh đề tài.
5. Dặn dò :
- Về nhà quan sát lọ hoa, và quả. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 32: Vẽ theo mẫu:
VẼ TĨNH VẬT (vẽ màu)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.

2- Kĩ năng : HS tập vẽ Quả hoạc lọ hoa.
3- Thái độ : HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên : Mẫu vẽ : hai hoặc ba mẫu lọ, hoa, quả Hình gợi ý cách vẽ.
- Học sinh : Giấy A
4
, hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật
đẹp để tạo cho HS hứng thú với bài
học. GV đặt một số câu hỏi gợi ý để
HS nhận xét các bức tranh:
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV treo hình gợi ý:
- Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ của
bài vẽ theo mẫu.
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV treo hình gợi ý bố cục để HS
quan sát
- GV yêu cầu học sinh vẽ bài vào
giấy A
4
- GV quan sát bao quát lớp, chú ý
đến những học sinh còn vẽ yếu

3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV cùng học sinh chọn một số bài
vẽ gợi ý HS nhận xét:
1. Quan sát, nhận xét
+ Vị trí của từng vật mẫu (ở trước,
sau, che khuất hay tách biệt nhau )
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu và
của từng vật mẫu.
+ Hình dáng của lọ, hoa, quả
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của từng vật
mẫu
+ Chú ý đến vị trí quan sát của mỗi
học sinh ở các góc độ khác nhau.
2. Cách vẽ
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang
dựng khung hình chung của vật mẫu
3. Thực hành
- HS quan sát hình vẽ gợi ý bố cục.
- HS vẽ bài vào giấy A
4
+ Bố cục (phù hợp với tờ giấy)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm)
+ Màu sắc (có đậm, nhạt)
- HS tự nhận xét đánh giá bài vẽ.
4. Củng cố :
- GV hệ thống lại toàn bài học củng cố cho học sinh kiến thức vẽ theo
mẫu.
5. Dặn dò :
- Về nhà chuẩn bị bài, đồ dùng học tập chu đáo cho bài học tới.

Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 33: Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi.
2- Kĩ năng : HS tập trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích
3- Thái độ : HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên : Hình ảnh lều trại, hình gợi ý cách vẽ
- Học sinh : Giấy A
4
, hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Quan sát,
nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về
trại và đặt các câu hỏi gợi ý HS :
+ Hội trại thường được tổ chức vào
dịp nào ? Ở đâu ?
+ Trại gồm có những phần chính
nào ?
+ Những vật liệu cần thiết để làm,
dựng trại ?
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ

trang trí Cổng trại :
- Trang trí lều trại :
Quan sát, nhận xét
- HS trả lời câu hỏi :
+ Vào những dịp lễ, Tết hay kỳ nghỉ
hè, các trường thường tổ chức hội
trại ở nơi có cảnh đẹp như sân
trường, công viên, bãi biển Hội
trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui
tươi bổ ích.
+ Cổng trại, lều trại, hàng rào
+ Tre, nứa, lá, vải, gấy màu, hồ dán,
dây, pa nô,
2. Cách vẽ
+ Vẽ hình cổng trại, hàng rào
+ Vẽ hình trang trí, chữ khẩu hiệu
+ Vẽ hình lều trại, các hình khác
nhau theo ý thích của học sinh
+ Vẽ hình trang trí cho lều trại thêm
sinh động hơn
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài tập : tự chọn
chủ đề để vẽ cổng trại hoặc lều trại
của lớp, trang trí theo ý thích
- Lưu ý bố cục, hình dáng, màu sắc
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV cùng học sinh chọn một số bài
vẽ gợi ý học sinh nhận xét theo :
3. Thực hành

- HS thực hành vào giấy A
4
+ Hình vẽ (giống với hình cổng, lều
trại)
+ Bố cục hợp lý
+ Màu sắc tươi sáng rõ ràng
4. Củng cố :
- Gv tổng kết toàn bài học và nêu lại những dịp thường diễn ra hội trại.
5. Dặn dò :
- Về nhà Tìm hiểu và fquan sát các hình ảnh về một đề tài mà em yêu
thích.
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 34: Vẽ tranh:
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức : HS biết cách tìm, chọn nội dung đề tài.
2- Kĩ năng : HS tập vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
3- Thái độ : HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên : Sưu tầm tranh của các họa sĩ (về một số đề tài khác nhau)
- Học sinh : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
4. Ổn định tổ chức:
5. Kiểm tra: đồ dùng học tập, bài cũ
6. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
3.1. Hoạt động 1: HD Tìm chọn nội
dung đề tài
- GV giới thiệu một số bức tranh của

họa sĩ và HS về các đề tài khác nhau
và giợi ý HS quan sát nhận ra :
- GV phân tích để HS thấy được vẻ
đẹp và tính sáng tạo về nội dung cũng
như cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu ở
một số tranh : từ đó tạo cảm hứng và
Tìm chọn nội dung đề tài
+ HS quan sát tranh vẽ kể ra các đề tài
khác nhau.
+ Có rất nhiều nội dung phong phú,
hấp dẫn để vẽ tranh.
+ Có rất nhiều cách vẽ khác nhau.
kích thích trí tưởng tượng giúp HS
hình thành những ý tưởng tốt cho bài
vẽ của mình.
- GV yêu cầu học sinh nêu nội dung
bài vẽ và các hình ảnh chính, hình ảnh
phụ mà mình sẽ vẽ.
3.2. Hoạt động 2: HD cách vẽ
- GV cho HS nhắc lại cách vẽ tranh đề
tài
3.3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm bài vào giấy A
4
- GV bao quát lớp, nhắc HS chú ý làm
bài.
3.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh
giá
- GV gợi ý HS tự nhận xét và xếp loại
các bài vẽ theo cảm nhận riêng.

- Chọn một số bài làm đồ dùng trực
quan
2. Cách vẽ
- HS nêu cách vẽ
3. Thực hành
HS tìm chọn nội dung và vẽ bài.
- HS tự chọn một vài bài vẽ và nhận
xét.
4. Củng cố :
- GV tổng kết lại tiết học, GV khen ngợi, động viên những HS học tập
tốt
5. Dặn dò :
- Về nhà chọn một số bài vẽ đẹp để trưng bày kết quả học tập.
Giảng: Lớp : 5A:
5B:
Bài 35: Tổng kết năm học:
TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ, BÀI NẶN ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
- Đây là năm học cuối của bậc Tiểu học, GV và HS cần thấy được kết
quả, dạy – học mĩ thuật trong năm học và bậc học.
- Nhà trường thấy được công tách quản lý dạy – học mĩ thuật.
- GV rút kinh nghiệm cho dạy – học ở những năm tiếp theo.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm
học tiếp theo ở bậc THCS.
- Phụ huynh HS biết kết quả học tập mĩ thuật của con em mình.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
- GV và học sinh chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn (vẽ ở lớp vẽ ở
nhà)
- Dán bài vẽ vào bảng hoặc vào giấy A
0


- Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem.
- Trình bài đẹp : có bo, nẹp, dây treo, có tên tranh tên HS, tên lớp ở dưới
mỗi bài. Có thể trình bày theo từng phân môn : Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu, Vẽ
tranh. Trình bày đẹp các bài vẽ theo từng phân môn, có thể dùng để trang trí ở
lớp, ở trường vào các ngày lễ hội ; Đồng thời dùng làm đồ dùng dạy học.
- Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, tên HS
- GV tổ chức cho HS xem và trao đổ ngay ở nơi trưng bày để nâng cao
hơn nhận thức, cẩm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy – học mĩ thuật có hiệu
quả hơn cho những năm sau.
III. ĐÁNH GIÁ :
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho phụ huynh HS xem vào dịp tổng kết năm học.
- Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp và những tập thể lớp học tốt.

×