Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án Đạo đức lớp 2 cả năm_CKTKN_Bộ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.57 KB, 10 trang )

PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ – Tiết 1
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 1, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu biết các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thự hiện đúng thời gian biểu.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- GV chia nhóm 4 và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một
tính huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng (hoặc sai)?
Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn các lớp làm bài tập.
Bạn Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở
nháp.
Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, đang bạn Dương vừa ăn cơm, vừa
xem truyện.
- HS thảo luận nhóm.
- Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
- GV kết luận: Việc làm của 2 bạn Tùng và Dương là sai, 2 bạn học tập và
sinh hoạt không đúng giờ.
- GV hỏi: Việc làm của các bạn có hại như thế nào?
- HS làm việc cá nhân, nêu ý kiến.
- GV chốt:
+ Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chhú ý nghe cô
hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy, trong


giờ học, các em đã không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình và chính
điều đó làm ảnh hưởng đến quyển được học tập của các em. Lan và Tùng nên
cùng làm bài tập Toán với các bạn.
+ Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện
và cùng ăn với cả nhà.
- GV hỏi: Hai ban nên làm gì?
- HS nêu ý kiến:
+ Hai bạn nên nghe cô giáo giảng rồi làm BT cùng các bạn.
+ Dương nên dừng xem truyện ăn cơm với cả nhà.
- GV chốt ý chính: Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt
đúng giờ.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV treo bảng nhóm, viết sẵn các tình huống:
Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem ngồi chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc
Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
Tình huống 2: Đầu giờ xếp hàng vào lớp, Hải và Hùng đến muộn, Hải rủ bạn:
“Đằng nào cũng muộn, hai bọn mình đi mua bi đi”.
- 2 HS đọc lại tình huống. GV chia nhóm 4 để trao đổi thảo luận về một tình
huống theo câu hỏi:
+ Ngọc có thể ứng xứ như thế nào? Nếu con là Ngọc, con sẽ làm gì?
+ Theo con, Hùng nên làm gì? Vì sao nên làm như vậy?
- HS làm việc nhóm và nêu cách xử lý tình huống.
- GV kết luận:
+ Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúgn giờ để đảm bảo sức khỏe, không là mẹ lo
lắng.
+ Bạn Hùng nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm
Hình ảnh
Bảng nhóm
việc khác. Cả hai bạn vào lớp.
Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy

- GV giao nhiệm vụ: Hãy viết những công việc con làm vào buổi sáng trưa,
chiều, tối.
- HS làm việc cá nhân, viết lại những việc mình đã làm vào vở BT.
- 3 HS trình bày trước lớp, lớp nhận xét góp ý kiến, GV chốt những việc làm
đúng thể hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- GV chốt ý hính của bài: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học
tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi.
- 3 HS đọc ghi nhớ: Giờ nào việc ấy, việc hôm nay chớ để ngày mai.
Củng cố: 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà: cùng cha mẹ xây dựng và thực hiện thời
gian biểu và ghi vào vở BT
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ – Tiết 2
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 2, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu biết các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thự hiện đúng thời gian biểu.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Thảo luận lớp
- GV quy định với HS màu đỏ là tán thành, màu xanh là không tán thành, màu
trắng là phân vân, lưỡng lự.
- HS làm BT trong vở BT rồi lần lượt đưa từng ý kiến:

a,Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b,Học tập đúng giờ giúp em học tập mau tiến bộ.
c,Cùng một lúc em có thể vừa học vừa vui chơi.
d,Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe.
- Sau mỗi ý kiến, HS chọn và giơ 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình. GV
yêu cầu một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận:
+ Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ là ý kiến sai, vì như vậy sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe, đến kết quả học tập của mình và bạn bè, làm bố mẹ thầy
cô lo lắng.
+ Học tập đúng giờ giúp em học tập mau tiến bộ.
+ Ý kiến c là sai, vì không tập trung chú ý thì kết quả học tập sẽ thấp, mất
nhiều thời gian. Vừa học vừa chơi là một thói quen xấu.
+ Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe là ý kiến đúng.
- Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe, học tập của bản thân.
Hoạt động 2:Hành động cần làm
- GV tổ chức cho HS học tập theo hình thức nhóm 2.
- Mỗi nhóm sẽ sắp xếp thứ tự các việc làm trong ngày cho hợp lý (VBT).
- Thảo luận cả lớp tìm ra việc làm đúng.
- GV kết luận: Việc học tập sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả
hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập, sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ: Hai bạn trao đổi về thời gian
biểu của mình: Đã hợp lí chưa? Đã thực hiện như thế nào? Có làm đủ các việc
đã đề ra chưa?
- Các nhónm HS làm việc.
- Một số HS trình bày thời gian biểu trước lớp.
- GV kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc
thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và
đảm bảo sức khỏe.

Củng cố: GV kết luận chung: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức
khỏe, học hành mau tiến bộ.
• Nhiều HS nhắc lại.
- GV hướng dẫn HS tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu ở nhà: Những việc
nào làm đúng theo thời gian biểu thì vẽ mặt trời đỏ, còn nếu không thực hiện
được thì vẽ mặt trời xanh. GV giao nhiệm vụ cho các em theo dõi việc thực
hiện thời gian biểu trong 1 tuần.
Hình ảnh
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI – Tiết 1
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 3, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu khi sửa lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế
mới là người dũng cảm, trung thực.
- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
- HS biểt ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Phân tích truyện “Cài bình hoa”
- GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần
kết câu chuyện.
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết cục để mở. GV kể từ đầu đến đoạn “Ba
tháng trôi qua, không ai con nhớ đến chuyện cái bình vỡ” thì dừng lại.
GV hỏi:

- Nếu Vô – va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
- Các con thử đoán xem Vô – va đã nghĩ và làm gì sau đó?
- HS thảo luận nhóm và phán đoán phần kết.
- Đại diện các nhóm HS trình bày.
- GV hỏi: “Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?”
- GV kể nốt đoạn cuối câu chuyện.
- GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm:
+ Qua câu chuyện, con thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở
lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận
lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
- GV treo bảng phụ đã ghi chép sẵn nội dung BT2.
- HS dùng bút chì đánh dấu ý đúng.
- HS bày tỏ ý kiến và giải thích lý do.
- GV kết luận:
+ Ý kiến a là đúng: Người nhận lỗi là người dũng cảm, trung thực.
+ Việc làm b là cần thiết nhưng chưa đủ, vì có thể làm cho người khác bị nghi
oan là đã phạm lỗi.
+ Ý kiến c là chưa đúng vì đó sẽ là lới nõi suông. Cần sửa lỗi để mau tiến bộ.
+ Ý kiến d là đúng. Cần phải nhận lỗi cả khi không ai biết mình mắc lỗi.
+ Ý kiến đ là đúng vì trẻ em cũng cần được tôn trọng như người lớn.
+ Ý kiến e là sai. Cần phải xin lỗi cả người quen lẫn người lạ khi mình có lỗi
với họ.
- GV kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi
người quý mến.
Củng cố:
- GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà: Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã

nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em.
Hình ảnh
Thẻ Đ/S
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI – Tiết 2
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu khi sửa lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế
mới là người dũng cảm, trung thực.
- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
- HS biểt ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
- GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc:
• Tình huống 1: Lan trách Hà: “ Sao bạn hẹn rủ tớ đi học mà lại đi một mình?” .
Em sẽ làm gì nếu là Hà?
• Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Mẹ hỏi Châu: “Con
đã dọn nhà cho mẹ chưa”. Em sẽ làm gì nếu là Châu?
• Tình huống 3: Quỳnh mếu máo cầm quyển sách đưa cho Trường và nói: “Bắt
đền Trường đấy bạn làm rách sách của tớ rồi”. Em sẽ làm gì nếu là Trường?
• Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng Việt. Sáng nay đến lớp, tổ
trưởng kiểm tra bai tập ở nhà hỏi: “Tại sao bạn chưa làm bài tập ở nhà”. Em sẽ
làm gì nếu là Xuân?

- Các nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống.
- Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm.
- Cả lớp nhận xét.
- GV kết luận:
+ Tình huống 1: Hà cần xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ lí do.
+ Tình huống 2: Châu cân xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa.
+ Tình huống 3: Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn.
+ Tình huống 4: Xuân nhận lỗi với cô giáo, với các bạn và làm lại bài.
- Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm 4, phát phiếu giao việc:
• Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm kém vì em không nghe rõ do tai kém
và lại ngồi cuối bàn, Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào?
Theo em Vân nên làm gì? Có nên đề nghị người khác giúp đỡ không? Khi nào
nên nhờ? Khi nào thì không?
• Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên không ăn hết suất cơm, tổ Dương bị
phê bình, các bạn trách Dương dù Dương đã nói lý do.
Việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì?
- Các nhóm thảo luận rồi trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét
- GV kết luận:
+ Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu lầm.
+ Nên hiểu người khác, không nên trách nhầm bạn.
+ Biết thông cảm, giúp bạn sửa lỗi mới là tốt.
Hoạt động 3: Trò chơi : Ghép đôi
- GV phổ biến luật chơi:
+ GV phát cho 2 dãy HS mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các câu tình huống và các cách
ứng xử. Dãy HS còn lại cùng với GV làm BGK.
+ Khi bắt đầu chơi, GV sẽ chỉ bất kì một HS ở dãy cầm các tầm bìa ghi tình
huống. Khi em HS đó đứng lên đọc câu tình huống của mình thì đồng thời em

HS nào cầm tấm bìa ghi cách ứng xử tương ứng phải đọc ngay cách ứng xử.
Đôi bạn nào ứng xử nhanh và đúng thì là đôi bạn thắng cuộc.
Hình ảnh
Phiếu giao việc
5 tâm bìa
- GV cho HS chơi thử.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét HS chơi và phát thần thưởng cho các đôi bạn thắng cuộc.
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tình huống Cách ứng xử
Mượn vở của bạn và sơ ý làm
rách
Nhận lỗi với cô giáo và làm
ngay bài tập.
Lỡ hẹn đi đá bóng với bạn Nhận lỗi với bạn.
Mải chơi với bạn, quên chưa
quét nhà thì mẹ về.
Xin lỗi mẹ và lấy chổi quét
nhà.
Quên chưa làm bài tập về nhà Xin lỗi và dán lại trả bạn.
Sơ ý làm giây mực ra áo bạn Nhận lỗi với bạn và giải thích
lí do.
Quên chưa học thuộc bài cô
giáo giao.
Xin lỗi bạn và xin bố mẹ mua
đến cho bạn
Làm gãy thước kẻ của bạn Nhận lỗi với cô giáo và học
thuộc ngay bài tập.
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH

Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: GỌN GÀNG VÀ NGĂN NẮP – Tiết 1
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 5, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu :
+ Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
+ Biết phân viện gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
- HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- HS biểt yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Hoạt cảnh Đồ dùng để ở đâu
- GV cùng HS xem hoạt cảnh Đồ dùng để ở đâu, sau đó thảo luận:
+ Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở?
+ Qua hoạt cảnh trên, em rút ra điều gì?
- GV kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn
mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em
nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
Hoạt động 2: Phân tích truyện “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” (phụ lục)
- GV chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm chú ý nghe và thảo luận theo phát phiếu
giao việc:
1.Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
2.Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
- GV kể câu chuyện.
- HS các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
- GV kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian
tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em nên giữ thói quen

gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống
và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu:
+ Tình huống 1: Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn
đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào?
+ Tình huống 2: Bé Nam đã học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở
lung tung làm cả nhà nhiều phen vất vả vì bé không tìm thấy sách vở khi giờ đi
học đã đến. Nếu là anh chị của Nam, em làm thế nào?
+ Tình huống 3: Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn chăn chiếu sau giờ nghỉ
trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ngay ra sân chơi. Là bạn của Ngọc,
em sẽ làm gì?
+ Tình huống 4: Ở lớp, Tuấn ngồi cùng bàn với Nga. Ngày nào Tuấn cũng nhờ
sách vở đồ dùng, bóng, bi sang ngăn bàn của Nga. Nếu là Nga em sẽ làm gì?
- Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng
nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
Hình ảnh
Phiếu giao việc
Phiếu thảo luận
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP – Tiết 2
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 6, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu biết các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc gọn gàng, ngăn nắp.

- HS biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
- HS có thái độ đồng tình với những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống
- GV chia nhóm cho HS, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm các ứng xử trong một tình
huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai.
a) Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ …
b) Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem hoạt hình.
Em sẽ …
c) Bạn phân công xếp chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm.
Em sẽ …
- HS làm việc theo nhóm.
- GV mời 3 nhóm đại diện cho 3 tình huống lên đóng vai.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận:
Tình huống a: Em cần dọn mâm bát trước khi đi chơi
Tình huống b: Em cần quét nhà xong rồi mới đi chơi.
Tình huống c: Em cần nhắc và giúp bạn dọn chiếu.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ:
a) Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi.
b) Chỉ làm khi được nhắc nhở.
c) Thường nhờ người khác làm hộ.
- GV đếm HS theo mức độ, ghi bảng số liệu vừa thu được.
- GV khen HS ở mức độ a, động viên các HS ở nhóm b và c học tập các bạn
nhóm a.
Củng cố: 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
Hình ảnh

Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ – Tiết 1
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 7, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu trẻ em có bổn phận tham gia những việc nhà phù hợp với khả năng.
- HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình cảm yêu thương cha mẹ.
- HS tự giác làm việc nhà phù hợp.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động 1: Phân tích bài thơ : “Khi mẹ vắng nhà”
- GV đọc bài thơ.
- HS đọc lại.
- HS thảo luận lớp:
- Bạn nhỏ làm gì khi mẹ vắng nhà?
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với mẹ?
- Mẹ bạn nhỏ nghĩ gì trước những việc của bạn nhỏ?
- GV kết luận: Bạn nhỏ làm những việc nhà vì thương mẹ, muốn chia se nỗi
vất vả với mẹ. Việc làm của bạn nhỏ giúp mẹ vui. Chăm làm việc nhà là 1
đức tính tốt của chúng ta nene học tập.
Hoạt động 2: Bạn đang làm gì?
- GV chia HS thành 4 nhóm, các nhóm theo luận nêu tên những việc nhà mà các
bạn trong tranh đã làm.
- HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày.

- GV chốt ý đúng và hỏi: Các con có làm được những việc đó không?
- GV kết luận: Chúng ta nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: Điều này Đ hay S
- GV nêu ý kiến HS giớ thẻ quy ước:
a) Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình.
b) Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
c) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.
d) Cần làm việc nhà khi có mặt cũng như vắng mặt người lớn.
e) Tự giác làm việc nhà phù hợp với khả năng là thương yêu cha mẹ.
- GV mới HS giải thích lí do
- GV kết luận: Tham gia việc nhà phù hợp với khả năng là bổn phẩn của trẻ
em, là thể hiện tình thương yêu ông bà cha mẹ.
Củng cố: 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
Hình ảnh
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Tên bài: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ – Tiết 2
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 8, ngày tháng năm 200
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu trẻ em có bổn phận tham gia những việc nhà phù hợp với khả năng.
- HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình cảm yêu thương cha mẹ.
- HS tự giác làm việc nhà phù hợp.
II.LÊN LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN

Hoạt động 1: Tự liên hệ
- GV nêu câu hỏi:
Em đã tham gia làm những công việc gì trong gia đình? Kết quả của những
việc đó?
Những việc đó do bố mẹ phân công hay em tự giác làm?
Bố mẹ tỏ thái độ như thế nào trước việc làm của em?
- GV kết luận: Bạn nhỏ làm những việc nhà vì thương mẹ, muốn chia se nỗi
vất vả với mẹ. Việc làm của bạn nhỏ giúp mẹ vui. Chăm làm việc nhà là 1
đức tính tốt của chúng ta nên học tập.
Hoạt động 2: Đóng vai
- GV chia lớp học theo nhóm 4, giao cho 5 nhóm chuẩn bị đóng vai tình huống
1, 5 nhóm đóng vai tình huống 2.
a,Hòa đng quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi, Hòa sẽ : ………………………….
b,Anh chị của Hòa nhờ Hòa xách nước, cuốc đất, Hòa sẽ: …………………
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai: mỗi tình huống gọi 3 đội đóng vai.
- GV hướng dẫn thảo luận lớp: Con có đồng ý với cách của bạn không? Vì sao?
- GV kết luận: Cần làm xong việc nhà mới đi chơi.
Cần từ chối và giải thích rõ em còn nhỏ chưa làm được
những việc đó.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- GV nêu các câu hỏi để HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của
bản thân:
+ Ở nhà, em đã tham gia làm những công việc gì? Kết quả của những công việc
đó ra sao?
+ Những công việc đó do bố mẹ em phân công hay em tự giác làm?
+ Trước những công việc em đã làm, bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào?
+ Em có mong muốn được tham gia vào làm những công việc nhà nào? Vì sao?
- GV khen những HS chăm chỉ làm việc nhà.
- Góp ý cho các em những công việc nhà còn chưa phù hợp hoặc quá khả năng

của các em.
- GV kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ
nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ.
Củng cố: 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
Hình ảnh
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………

×