MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Phân tích tài chớnh công ty CPXNK y tế
DOMESCO 4
Công ty CPXNK y tế DOMESCO 4
CHƯƠNG 1:
Tổng quan về ngành dược Việt Nam 6
Tổng quan về công ty 10
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI 14
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH RỦI RO 24
KẾT LUẬN 27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Khoa Kinh Tế Phát Triển
Phân tích tài chính
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế
DOMESCO
GVHD: Lê Văn Tám
SVTH : Cao Thị Hoàng Anh NL01
Trần Ngọc Mỹ Dung NL01
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp; các nhà
quản trị cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc phân tích các tỷ số tài chính thể
hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như quan tâm đến việc xây dựng
và duy trì một tình hình tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp.
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể là phân tích tình hình tài chính thông
qua các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính giữa niên độ và cuối niên độ, góp
phần giúp cho các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp nhìn thấy những điểm
mạnh để phát huy, nhìn thấy những mặt còn chưa tốt để có hướng khắc phục.
Ngoài ra những kết quả từ việc phân tích báo cáo tài chính còn phục vụ cho việc
hình thành những quyết định của các nhà quản trị và nhà đầu tư, giúp họ có những
quyết định đúng đắn và chính xác hơn.
Nhóm em chọn phân tích công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO để có
cái nhìn tổng quát và toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thông
qua việc phân tích các chỉ số tài chính như ROE, ROA Cụ thể công đoạn phân
tích gồm 2 phần : phân tích tỉ suất sinh lợi và phân tích rủi ro.
BỐ CỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tài chính công ty CPXNK y tế DOMESCO
Công ty CPXNK y tế DOMESCO
CHƯƠNG 1
Tổng quan về ngành dược Việt Nam
Tổng quan về công ty
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH RỦI RO
KẾT LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ
DOMESCO
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
Y TẾ DOMESCO
Sau 5 lần đổi tên để phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước.
* Đến ngày 19/05/1989 Công ty chính thức được đổi tên là Công Ty DOMESCO
hoạt động theo mô hình Doanh Nghiệp Nhà Nước.
* Đến ngày 01/01/2004 được cổ phần hóa với tên gọi là Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp.
Vốn điều lệ:
+ Ngày 01/01/2004: 60.000.000.000 VNĐ
+ Ngày 01/08/2005: 80.000.000.000 VNĐ
+ Ngày 01/01/2007: 107.000.000.000 VNĐ
+ Ngày 06/08/2007: 137.699.990.000 VNĐ
* Chủ Tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc: DS. HUỲNH TRUNG CHÁNH
Nhân viên: 1064 người.
Địa chỉ trụ sở: 66 Quốc lộ 30, P.Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
Tel: (84-67) 3.852278 – 3.856324 - 3.856325 - 3.859370
Fax: (84-67) 3.851270
E-mail: ;
Website: www.domesco.com; www.domesco.com.vn
- Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Y tế
DOMESCO
- Mã chứng khoán: DMC
- Loại chứng khoán: cổ phiếu phổ thông
- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Thủ tục và địa điểm chi trả cổ tức:
ã Đối với cổ đông đã lưu ký chứng khoán: Các cổ đông đã lưu ký chứng khoán sẽ
nhận cổ tức tại công ty chứng khoán nơi cổ đông mở tài khoản giao dịch.
ã Các cổ đông chưa lưu ký chứng khoán sẽ nhận cổ tức tại:
Cty CP Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO
Địa chỉ: 66 Quốc lộ 30, Phường Mỹ phú, Thành phố Cao lãnh, Tỉnh
Đồng tháp.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
Tính đến hết năm 2008 số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký là 438 đơn vị,
tăng 68 đơn vị doanh nghiệp so với năm 2007 (370 doanh nghiệp). Hiện các doanh
nghiệp Ấn Độ, Hàn Quốc chiếm 34,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Trị giá
nhập khẩu thuốc năm 2008 đạt 923.288 triệu USD (tăng 13,8% so với 2007).
Trong năm 2008 do sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ nên ảnh hưởng nhiều tới
hoạt động nhập khẩu thuốc.Tổng số sổ đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực là
10.339 sổ đăng ký; các hoạt chất đã đăng ký gần 900 hoạt chất; các hợp chất có
nhiều sổ đăng ký chủ yếu là kháng sinh , kháng viêm; 20 hoạt chất có nhiều sổ
đăng ký chiếm 19% tổng số sổ đăng ký. Trong năm 2008, có 2.300 thuốc nước
ngoài được cấp sổ đăng ký; các thuốc đăng ký nhiều là kháng sinh, kháng viêm;
một số hoạt chất đăng ký nhiều trong năm là Glimepiride, Metformin,
Rabeprazole.
Tính đến 31/12/2008, toàn quốc có 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực dược. Trong năm
2008 có 1 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào sản xuất thuốc. Số dự án đã triển
khai hoạt động là 25 dự án. 32 dự án với tổng số vốn là 282.6 triêu USD, 192.9
triệu USD là 25 dự án đã hoạt động. 22 nhà máy dược phẩm FDI đầu tư vào 40
dây chuyền sản xuất thuốc (trên tổng số 230 dây chuyền của các nhà máy GMP).
Trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm FDI chiếm khoảng 22% tổng
trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.
Nền công nghiệp dược VN được đánh giá đang ở cấp độ phát triển từ 2,5 đến 3
theo thang phân loại của WHO. Ngay khi gia nhập WTO, khi xuất khẩu đi nước
ngoài thì phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good manufacturing
pratice) hoặc thực hành theo tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành sản xuất tốt theo
tiêu chuẩn của WHO) nhưng hiện nay số doanh nghiệp sản xuất của VN mới chỉ
có 59 cơ sở sản xuất đạt được tiêu chuẩn GMP.
Tiếp đến là vấn đề kinh doanh dược phẩm lớn của VN đều thuộc các doanh
nghiệp nhà nước mà đa phần họ không kinh doanh bằng thực lực của mình, mà
chủ yếu là nhập khẩu ủy thác với phớ khụng cao, khoảng 1-5% tùy vào giá trị
lượng hàng nhập, mà cụ thể là lượng hàng trị giá từ 5.000 USD trở xuống phí nhập
từ 3-5%, trị giá đến 10.000 USD là 2% và trên 10.000 USD phí nhập là 1,5%.
Một vấn đề quan trọng khác là mạng phân phối của các công ty dược phẩm của
VN phải nói là rất yếu, không tập trung vào việc mở rộng kênh phân phối, thu hút
khách hàng mà chỉ tập trung vào kênh phân phối của khu vực bán buôn, vì qua đó
họ sẽ tận dụng được mối quan hệ với những người có trách nhiệm tại bệnh viện
như bác sĩ phòng khám, dược sĩ tại các khoa dược, cung tiờu chuyờn mua hàng
cho các bệnh viện tại các tỉnh. Hiện nay, tại VN cú cỏc nhà phân phối chuyên
nghiệp của nước ngoài đang hoạt động rất hiệu quả, mặc dù họ không được thuận
lợi trong môi trường pháp lý, cũng như môi trường kinh doanh tại VN. Để kết luận
cho kênh phân phối dược tại VN, tôi xin dẫn lời Ông Nguyễn Xuân Lập, phó chủ
tịch Hội dược học VN phát biểu sau khi tham dự hội nghị dược thế giới vào tháng
7.2006 vừa qua tại Singapore như sau: “Anh em bè bạn trên thế giới nhận xét
phân phối dược tại VN quá tệ! Thuốc bán tại các trung tâm bán sỉ làm sao thực
hiện được tiêu chuẩn về GPP (Good pharmacy pratice – Thực hành tốt nhà thuốc)
và GDP (Good distribution pratice – Thực hành tốt phân phối thuốc)” (Báo Sài
gòn tiếp thị số 27, năm 2006, trang 16)
Tiếp đến chúng ta sẽ phân phối về việc vi phạm sở hữu công nghiệp liên quan
đến dược phẩm như khi một sản phẩm đang phát triển mạnh trên thị trường, chỉ
khoảng vài tháng sau là đó cú hàng nhái xuất hiện. Cho nên thoạt nhìn vào số
lượng về sản xuất thuốc trong nước, nhưng khi nhìn kỹ vào cơ cấu mới thấy được
sự trùng lấp của các doanh nghiệp trong nước vì họ chỉ sản xuất những hoạt chất
phổ thông, giá thành thấp, dễ điều chế và các loại thuốc họ sản xuất ra chủ yếu là
thuốc bổ, giảm đau, nhiễm khuẩn, hạ nhiệt… điều này cho chúng ta thấy rằng hiện
tại các doanh nghiệp dược trong nước đang hoạt động không có một chiến lược
dài hạn để bảo vệ mình khi gia nhập WTO ngay tại sân nhà chứ chưa nói đến mục
tiêu xuất khẩu, điều này cũng cần nhìn nhận đến một khía cạnh khác về mặt quản
lý và giám sát của Cục quản lý dược nói riêng và Bộ y tế nói chung là không thực
hiện triệt để cũng như quyết tâm đạt được mục tiêu mà Thủ tướng chính phủ đã
giao cho ngành dược đến năm 2010.
Trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa tập trung xây dựng chiến lược cho
mình khi đã quen được bảo hộ, bao cấp của Nhà nước, ngược lại các doanh nghiệp
nước ngoài đang chuẩn bị cho việc VN gia nhập WTO là rất tích cực bởi vì đến
ngày 1 tháng 1 năm 2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của
doanh nghiệp nước ngoài được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm theo cam kết của
chính phủ VN khi vào WTO sẽ mở cửa thị trường dược phẩm cho các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia. Để thấy rõ hơn tình hình đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngoài vào VN chúng ta hóy cựng xem các số liệu bên dưới do Cục quản lý
dược VN cung cấp:
° Có 304 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động thuộc 35 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
° Có 35 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 3 dự án đầu tư vào bảo
quản thuốc.
° 25 dự án đã triển khai ở các giai đoạn khác nhau, trong đó:
- 18 dự án đạt GMP (Good manufacturing practice – Thực hành sản xuất tốt)
- 3 dự án có dịch vụ bảo quản thuốc đã đạt GSP (Good safety practice – Thực
hành an toàn tốt)
- 4 dự án đang hoàn thiện nhà xưởng chuẩn bị kiểm tra GMP
Tóm lại, mặc dù ngành dược VN được đánh giá khá cao khi nhìn vào thang
phân loại của WTO là ở cấp độ 2,5 đến 3 và đồng thời các doanh nghiệp VN có
một số mặt mạnh của mình để có thể đi đến đạt mục tiêu chiến lược vào 2010 do
Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ là chúng ta đã đạt 71% số lượng thuốc cho
nhu cầu điều trị (vượt 11% so với chỉ tiêu là 60%) nhưng giá trị lại thấp chỉ chiếm
có 27% tổng giá trị trên thị trường.
Dù vậy, một số công ty dược phẩm của VN với chiến lược kết hợp đông tây y
tận dụng nguồn nguyên liệu là thảo dược trong nước kết hợp với những bài thuốc
gia truyền để có những sản phẩm tốt và độc đáo. Ở khía cạnh này, ngành dược
đang đi đúng hướng chiến lược đã vạch ra của Chính phủ, tuy vậy để đạt được cấp
độ 4 – Nghiên cứu sản xuất thuốc mới và đầu tư – là cả một quá trình dài mà các
doanh nghiệp VN khó mà rút ngắn được trong khoảng 5 – 10 năm tới vì tỉ lệ đầu
tư nghiên cứu thuốc mới chỉ được đầu tư khoảng 5% so với doanh thu so với 10-
15% của các công ty dược nước ngoài.
Mặc khác, VN cần nhanh chóng thay đổi quan điểm về vấn đề phân phối vì nay
chính là yếu tố then chốt để ngành dược VN tồn tại và phát triển trước sự hội nhập
của đất nước khi gia nhập vào WTO. Vì suy cho cùng, đối thủ có mạnh đến đâu
nhưng kinh doanh tại nước ta thì không ai có thể hiểu tập quán mua bán của người
Việt bằng người Việt, nhưng muốn như thế chúng ta cần có sự định hướng từ Bộ y
tế, Cục quản lý dược tạo ra một sân chơi thông thoáng hơn cho các công ty dược
khi sản xuất cũng như tại các bệnh viện, trung tâm y tế có thể chủ động trong việc
mua thuốc để điều trị cho bệnh nhân mà không bị cơ chế ràng buộc đến mức chỉ
nhìn bệnh nhân đau mà không thể có thuốc điều trị. Bằng cách các đơn vị trực
thuộc phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả trong kinh doanh của mỡnh cỏc
doanh nghiệp dược VN mới thoát ra được sự bao bọc của nhà nước để từng bước
tồn tại và phát triển.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Là đơn vị Sản xuất & Kinh doanh Dược Phẩm – Thực phẩm với ý thức “ Sức
Khoẻ là vốn quớ nhất “ và phương châm “DOMESCO – Vì chất lượng cuộc
sống”, DOMESCO luôn luôn hướng tới “ Chất lượng cao, hiệu quả cao” là mục
tiêu duy nhất trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Vì thế, hơn lĩnh vực nào
khác, trong lĩnh vực sức khoẻ, chất lượng phải đặt lên hàng đầu .
Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO, tôn trọng sự sống, hạnh phúc và
niềm tin của con người đồng thời nhận thức được trách nhiệm với xã hội, tự xem
mình có trách nhiệm phải làm tất cả để cung cấp cho mọi người có những sản
phẩm có chất lượng cao và được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo an
toàn & sức khoẻ nghề nghiệp CB-CNLĐ. Công ty DOMESCO luôn ý thức được
rằng: phải không ngừng cải tiến công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật – phong phú
hóa mặt hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tối đa các yếu tố tác động
bất lợi cho môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến AT&SKNN CB-CNLĐ, giảm
giá thành, đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Triển khai thành công Trung tâm Khoa học Công nghệ & Nghiên cứu phát triển.
* Đến 01/07/2007 Số mặt hàng Sản xuất: 311 mặt hàng tân dược & 50 mặt hàng là
nhóm thực phẩm, với 195 hoạt chất chính.
* Trong 6 tháng đầu năm 2007: Nghiên cứu mới 41 sản phẩm hóa dược và 06 sản
phẩm thuộc nhóm Dược phẩm. Triển khai sản xuất 11 mặt hàng mới
* Công tác Nghiên Cứu KHKT: 85 mặt hàng mới.
* Các mặt hàng dần thay thế hàng ngoại nhập: Domitazolđ, Domitral,
Dopalipax, Vosfarelđ, Dorosi, Dopili (nhúm tim mạch, tiểu đường, hạ
cholesterol, )
ỉCải tiến quy trình sản xuất: 92 mặt hàng được cải tiến nâng cao tính ổn định quy trình
tiên tiến và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao (nâng cao hạn dùng của
thuốc từ 24 tháng > 36 tháng >48 tháng).
ỉNghiên cứu ứng dụng các dạng bào chế mới: Trung tâm đã không ngừng nghiên cứu
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dạng bào chế trong sản xuất như: Viên
nang mềm, viên sủi bọt, các dạng thuốc dành cho trẻ em.
ỉNghiên cứu nhiều mặt hàng mới dưới nhiều dạng như viờn nộn, viờn bao phim, viên
bao đường, viên nang, viên nang mềm, viên sủi bọt, thuốc gói, dạng vi hạt, viên
tan nhanh dưới lưỡi, thuốc rửa phụ khoa. Trong đó phát triển các mặt hàng dược
liệu: Viên D.A.R, Viên Thông niệu linh, Đan Sâm – Tam Thất, Dogarlicin,
Dorogac,… có hiệu quả điều trị cao.
ỉLiên kết nghiên cứu – Tiếp nhận quy trình sản xuất mới: Sanoformine, Enhancin,
Lucef…. Học tập quy trình sấy phun tạo hạt – có tác dụng phóng thích kéo dài tại
Thái Lan.
ỉ Quy trình chiết xuất & định lượng Dogarlicin của Khoa Dược trường Đại Học Y
Dược TPHCM với định hướng chuẩn hóa (định tính, định lượng) các chất điềm
chỉ trong mỗi Dược liệu cho tương lai gần.
ỉ Quy trình chiết Gấc, các sản phẩm từ Sen, các thuốc thực phẩm cho thú y, thuỷ hải
sản, các sản phẩm vi hạt và các chế phẩm vi sinh….
ỉ Công nghệ sinh học ứng dụng.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
ỉ Hệ thống quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm đạt ISO/IEC 17025 phù hợp với
yêu cầu của GLP. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại: Máy sắc ký lỏng (HPLC),
Phổ hồng ngoại (IR), Phổ hấp thu tử ngoại (UV-Vis), Máy thử độ hòa tan, Máy
chuẩn độ Karl fisher,… vừa đủ đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm tra chất
lượng. Song song đó, Công ty còn yêu cầu các nhà sản xuất nguyên liệu phải cung
cấp bộ DMF (Drug Master File) nhằm kiểm soát chặc chẽ chất lượng đầu vào.
ỉ Kiểm tra & đánh giá được 100% nguyên liệu đầu vào và 100% các mặt hàng sản
xuất của Cty, đảm bảo thuốc đến tay người tiêu dùng đạt hiệu quả cao và an toàn
lớn với giá cả hợp lý.
ỉ Thực hiện được thử độ phóng thích hoạt chất (độ hoà tan) cho các loại sản phẩm
sản xuất tại Cty làm tiền đề cho triển khai tương đương sinh học (BE –
Bioequivalency) và khả dụng sinh học (BA – Bioavailability).
ỉ Các Khu vực kinh doanh thường xuyên thông tin kịp thời về tình hình chất lượng
sản phẩm lưu hành trên thị trường, hỗ trợ cho công tác theo dõi và đánh giá ổn
định của thuốc.
ỉ Tóm lại, công tác kiểm tra chất lượng được Công ty thực hiện nghiêm túc từ đầu
vào, sản xuất, tồn trữ, phân phối cho đến người tiêu dùng.
Kết quả đạt được qua những năm như sau:
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
Châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kụng, Khối ASEAN,
* Đối tượng mặt hàng chính là :
- Thuốc & nguyên liệu dùng làm thuốc.
- Trang thiết bị ngành y, dược, phòng thí nghiệm & dụng cụ y tế
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Nhật, Hồng Kụng, Lào, Campuchia, Philippine,
* Đối tượng mặt hàng chính là:
- Nguyờn liệu có nguồn gốc dược thảo.
- Thành phẩm sản xuất của Công ty.
* Trong tương lai Công ty mở rộng thêm thị trường xuất khẩu: Nam Phi,
Myanma, Đài Loan, Mỹ,
Để hoàn thành các chỉ tiêu Sản xuất Kinh doanh, Công ty luôn hành động
theo các phương châm:
1. Sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật.
2. Hiệu quả là tiêu chí duy nhất để đánh giá doanh nghiệp, mà năng suất làm việc
là mũi xung kích.
3. Lấy sản xuất làm nền tảng cho phát triển trong đó xuất khẩu sản phẩm là kim
chỉ nam.
4. Chất lượng sản phẩm là quyết định và không ngừng cải tiến theo hướng hàm
lượng tri thức ngày càng mang tính chủ đạo.
5. Chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong mọi hoạt động để có sức cạnh tranh cao.
6. Đưa thương hiệu “DOMESCO” đi vào lòng người là động lực của sự thành
công.
Tổng quan ngành dược Việt Nam
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI
Một số chỉ tiêu Năm 2007
(VNĐ)
Năm 2008
(VNĐ)
Tài sản không lưu động 148,582,373,013 196,504,273,667
Tài sản cố định 130,629,493,058 186,379,478,808
Các tài sản khác 17,952,879,955 10,124,794,859
Tài sản lưu động 454,283,276,928 416,424,338,818
Tiền mặt 91,999,977,061 32,635,944,465
Khoản phải thu 119,158,958,766 148,865,799,485
Hàng tồn kho 212,758,340,869 152,552,800,858
Khác 30,366,000,232 82,369,794,010
Tổng tài sản 602,865,649,941 612,928,612,485
Doanh thu 824,227,780,431 947,835,449,502
Chi phí 759,962,081,795 873,341,348,796
Giá vốn hàng bán 638,387,162,219 677,519,918,845
Chi phí bán hàng 55,385,891,159 92,538,541,921
Chi phí quản lý và các chi phí khác 66,189,028,417 103,282,888,030
Thu nhập 64,265,698,636 74,494,100,706
Thu nhập ròng 64,182,009,436 62,805,354,885
Doanh thu thuần 811,126,494,750 937,760,612,839
Vốn chủ sở hữu 462,007,338,870 475,827,960,744
Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần 7,91% 6.70%
Hiệu suất sử dụng tài sản 1,35 1.53
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản(ROA) 10,66% 10,25%
Đòn bẩy tài chính 1.31 1.29
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
13,89% 13,20%
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 4,949 4,563
Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần:
Phân tích bảng các chỉ số trên nhận ra rằng, trong năm 2008 tổng chi phí của
doanh nghiệp có sự điều chỉnh tăng mạnh (tăng 15%) và trong đó thì chi phí
bán hàng tăng đáng kể, đồng thời doanh thu trong năm cũng tăng tương ứng
(tăng 15%). Tác động kép này tác động làm TSSL trên doanh thu giảm từ
7.91% năm 2007 xuống còn 6.7% năm 2008.
Chỉ tiêu Năm 2007 (VNĐ) Năm 2008 (VNĐ)
Thu nhập ròng 64,182,009,436 62,805,354,885
Doanh thu thuần 811,126,494,750 937,760,612,839
Tỉ suất sinh lợi
trên doanh thu
thuần
7,91% 6.70%
Đơn vị: tỷ
đồng
Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm
2007
Năm 2008
Doanh thu Thuần 568,2 659,3 811,1 937,8
Lợi nhuận Thuần từ
HĐKD
45,0 53,0 63,8 74,3
Trong năm 2008, đó cú sự điều chỉnh tăng đáng kể tổng chi phí của công ty khi
tăng đến 37 tỷ (tương đương tăng 15% ) so với năm 2007,đó là do việc đầu tư vào
cơ sở vật chất hoàn thiện, trang thiết bị hiện đại, phòng kiểm tra chất lượng đã đáp
ứng được yêu cầu kiểm tra, giám sát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến thành
phẩm xuất xưởng, kể cả sản phẩm lưu thông trên thị trường, đảm bảo chất lượng
thuốc đến tay người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả điều trị. Song song với việc đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì việc đầu tư nguồn nhân lực cũng được
Ban lãnh đạo Công ty quan tâm, các cán bộ, công nhân lao động được đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ
(trao đổi, hướng dẫn kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ), gởi đào tạo tại
các trung tâm, viện, trường … để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.,cựng với
việc tăng giá vốn hàng bỏn lờn 39 tỷ (tương đương 6%) và việc tăng chi phí bán
hàng và chi phí quản lý. Cùng với việc điều chỉnh tăng trong doanh thu khoảng
123.6 tỷ (tương đương tăng 15%). Vì vậy, gia tăng trong doanh thu đồng bộ với
tốc độ gia tăng của doanh thu (tăng 2%), điều này cho thấy nguyên nhân gia tăng
doanh thu và thu nhập xuất phát từ gia tăng trong thị phần. Lý giải cho điều này đú
chớnh là chiến lược đẩy mạnh các chương trình tiếp thị và phát triển thương hiệu
của công ty trong thời gian qua chưa thật hiệu quả, nhưng nhìn chung thì có thể
nói trong năm 2008 đầu tư vào mở rộng quy mô, đến nay Công ty đó cú 03 nhà
máy sản xuất thuốc, 01 nhà máy sản xuất thực dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-
WHO Domesco đang triển khai xây dựng mô hình chuỗi nhà thuốc theo đúng tiến
độ, từ nay đến 2010 hoàn thành ít nhất 62 nhà thuốc thuộc “Chuỗi nhà thuốc
Domesco” Đầu tư mở rộng và chuyờn sõu cho nghiên cứu phát triển để tạo ra
nhiều sản phẩm mới, dạng bào chế mới bằng công nghệ mới và thiết bị tiên tiến để
có đủ sức vượt qua “Rào cản kỹ thuật Thương mại Quốc tế” ( Technical Barriers
To International trade – TBT.) hướng đến xuất khẩu. Có thể nói ,DMC tăng chi
phí giá vốn hàng bán nhưng chưa có sự tăng vượt trội trong doanh thu. Vấn đề còn
lại của DMC là quản trị khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách tối
ưu hơn nữa.
Tổng hợp những sự tăng trong những khoản đó làm cho lợi nhuận tính trước thuế
thu nhập doanh nghiệp tăng 10.2 tỷ (tương đương 16%), nhưng do chi phí của thuế
thu nhập doanh nghiệp tớnh trờn thu nhập chịu thuế giai đoạn năm 2008 quá cao
so với năm 2007 tăng 11.6 tỷ (tương đưởng8.7%), đó là do điều chỉnh chi phí
không được khấu trừ (chi phí khác vượt 10% tổng chi phí hợp lý) gần 39 tỷ,
điều này làm cho thu nhập ròng của năm 2008 lại thấp hơn năm 2007 (khoảng
2%).
Chính những nguyên nhân đó làm cho chỉ số TSSL trên doanh thu giảm xuống
còn 6.7% so với 7.91% năm 2007, khả năng sinh lợi tớnh trờn doanh thu của công
ty trong năm 2008 có thể nói là chưa tốt.
Giảm xuống trong TSSL trên doanh thu, nhưng khả năng hiệu suất sử dụng tài sản
của công ty đạt được 1.53 năm 2008 tăng so với 1.35 trong năm 2007. . Hiệu suất
sử dụng tài sản phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là doanh thu thuần và tổng tài sản.
Trong năm 2008, trong khi doanh thu tăng 15% nhưng lại đưa đến sự giảm trong
thu nhập ròng, lượng doanh thu đó lại được tạo ra trên một số lượng tài sản tăng
khỏ ớt (khoảng 1.5%), làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của công ty khá cao.
Đi theo các chỉ số trờn thỡ ta nhận thấy khoản tiền mặt của công ty trong năm nay
giảm đáng kể, giảm 59.3 tỷ (tương đương 64.5%), lượng tiền mặt giảm này có thể
nói làm cho doanh nghiệp một khả năng thanh toán chưa tốt, nhưng trong tình
hình lạm phát cao trong năm trước thì việc giữ ít tiền mặt cũng làm cho doanh
nghiệp ổn định, ít bị ảnh hưởng của rủi ro tài chính. Điều đáng quan tâm hơn đú
chớnh là sự gia tăng các khoản phải thu, khi khoản này tăng đến 29.7 tỷ (tương
đương 25%). Việc gia tăng khoản phải thu cho thấy doanh nghiệp trong năm đã
gia tăng chính sách bán chịu và những chính sách quan hệ với các chi nhánh phân
phối, điều này phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty trong năm 2008.
Hũa cựng sự phát triển của Công ty, Phòng Kiểm tra chất lượng (QC)cũng được
thành lập và từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong việc tạo ra nhiều
sản phẩm chất lượng cao, góp phần đưa thương hiệu DOMESCO ngày càng vươn
xa sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
**** Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài
sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để
kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản,
ROA không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ
sở hữu. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua
ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên
lượng đầu tư ít hơn.
Chỉ tiêu Năm 2007
(VNĐ)
Năm 2008
(VNĐ)
Tổng tài sản 602,865,649,941 612,928,612,485
Thu nhập ròng 64,182,009,436 62,805,354,885
Doanh thu thuần 811,126,494,750 937,760,612,839
Tỉ suất sinh lợi trên
doanh thu thuần
7,91% 6.70%
Hiệu suất sử dụng tài
sản
1,35 1.53
Tỷ suất sinh lợi trên
tài sản(ROA)
10,66% 10,25%
Từ kết quả thu được ta thấy ROA của DMC = 10.25% trong năm 2008 có giảm
xuống ít so với ROA của năm 2007. Đây được xem như là một bằng chứng cho
khả năng quản trị doanh nghiệp của công ty khá tốt, công ty đang cố gắng tối ưu
hoá khả năng sử dụng tài sản của mình tuy có giả so với 2007. Để gia tăng ROA
này qua các năm, cũng như tốc độ gia tăng thì DMC cần thiết phải đổi mới hệ
thống máy móc, trang thiệt bị của doanh nghiệp, loại bỏ đi những máy móc không
đạt hiệu quả trong công ty cùng kết hợp với việc sử dụng nguồn tài sản để đem lại
doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng so với các đối thủ cạnh tranh như IMP và
DHG thì DMC chưa có khả năng cạnh tranh cao, từ vị thế cao hơn so với IMP
trong khả năng thu được TSSL trên tài sản trong, đến nay đã thua IMP đạt ROA
12.94%. Vì vậy, để có thể cải thiện chỉ số ROA so với những đối thủ cạnh tranh,
công ty có thể thông qua TSSL trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Để gia
tăng TSSL trên doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng doanh thu thuần,
giảm các chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, dường như đó là điều khó
khăn đối với doanh nghiệp trong thời điểm này khi giá nguồn nguyên vật liệu
không ngừng leo thang qua các năm, mặc khác công ty đang trong giai đoạn quảng
bá hình ảnh của công ty nên chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm.
ROA còn là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty
có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không. Và trong trường hợp
này, công ty Domesco có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ. Vì
vậy, trong trường hợp cần thiết mở rộng quy mô hoạt động sản xuất thì DMC có
thể đi vay để đầu tư vào thêm.
**** Đòn bẫy tài chính:
Đòn bẫy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ
cho tài sản.
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Hiệu suất sử dụng tài
sản
1,35 1.53
Tỷ suất sinh lợi trên
tài sản(ROA)
10,66% 10,25%
Đòn bẩy tài chính 1.31 1.29
Mối quan hệ giữa TSSL trên vốn cổ phần và TSSL trên tài sản sẽ cho thấy mức độ
thành công của công ty trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của một công ty. Khả
năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty DMC còn hạn chế so với những đối
thủ cạnh tranh khác. Do sự sụt giảm trong khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của
DMC, vỡ đó tỏi cấu trúc lại nguồn vốn của mình khi gia tăng tỷ lệ sử dụng nguồn
vốn cổ phần so với sử dụng nợ như những năm trước đây. Điều này đã kéo chỉ số
đòn bẩy của DMC sụt giảm.
Để tránh tình trạng như trên thì DMC nên học hỏi đối thủ cạnh tranh như IMP,
công ty IMP cố gắng theo đuổi chính sách tài chính bằng cách duy trì nguồn vốn
lành mạnh, an toàn, giảm thiểu việc sử dụng nợ trong tài trợ, thông qua nguồn lợi
nhuận giữ lại, công ty IMP vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần khá cao qua
các năm mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Mặt khác, lợi ích từ tấm chắn thuế và đòn bẩy tài chính luôn là một vũ khí lợi hại
để các công ty kích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần tăng mạnh. DMC nhờ khả
năng sử dụng nợ tốt trong cơ cấu vốn, tận dụng được lợi ích từ tấm chắn thuế đã
đem lại cho DMC chỉ số ROCE tốt hơn hẳn so với IMP ( DMC 22.09% so với
IMP 18.07%). Nhà quản trị của DMC đã tận dụng được khả năng vay nợ của
mình, công ty duy trì nguồn tài trợ bằng cổ phần nhiều hơn, hạn chế việc sử dụng
nợ trong tài trợ. Công ty DMC luôn theo đuổi chiến lược tài chính an toàn, công ty
vẫn duy trì một nguồn vốn ổn định và lành mạnh đồng nghĩa với việc công ty
không gia tăng khả năng vay nợ của mình quá mức, đồng thời theo đuổi chính
sách không ngừng nâng cao giá trị cho các cổ đông. Để có thể đạt được cựng lỳc 2
mục tiêu quan trọng đó, DMC chỉ có thể gia tăng chỉ số ROCE thông qua gia tăng
ROA bằng cách gia tăng doanh thu thuần, tận dụng tối ưu hơn nữa tài sản của
công ty, loại bỏ những tài sản không đem lại năng suất cao, tiêu hao nhiều nguyên
vật liệu sản xuất, từ đó tạo cơ sở hạ giá thành sản xuất tăng doanh thu thuần của
doanh nghiệp.Chỳng ta đã biết tỷ lệ lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ có chi phí sử
dụng rẻ nhất và công ty đang tận dụng lơi thế này. Những chỉ số này đảm bảo cho
công ty luôn duy trì sử dụng một nguồn vốn lành mạnh, an toàn nhưng vẫn đảm
bảo được cho lợi ích của các cổ đông.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE:
Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số EPS, cú liờn quan mật thiết đến việc xác định khả
năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ số này
chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn sở hữu cổ
đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là
lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành Phản ánh
khá chính xác các khả năng đú chớnh là ROE (return on equity) trị giá biểu thị
bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế
toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả
cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sản ròng vào
lúc đầu niên độ kế toán.
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông
bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời
.
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm
2008
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản(ROA) 10,66% 10,25%
Đòn bẩy tài chính 1.31 1.29
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu (ROE)
13,89% 13,20%
Ta thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2008 là 13.2%, giảm nhẹ
so với năm 2007 là 13.87%, đó là do:
**Công ty tăng mạnh qui mô tài sản và vốn chủ sở hữu (tăng vốn điều lệ và
nguồn thu từ thặng dư vốn).
**Công ty giảm giảm đáng kể tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, qua
đó dần cải thiện tình hình tài chính và và giảm đáng kể rủi ro lãi vay .
Như vậy, trong năm 2008 khi cổ đông bỏ ra 100 đồng vốn thì sẽ tạo ra 13,2 đồng
lời.Từ đó chỉ số này nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X
hay công ty Y cú cựng ngành nghề với nhau.
Ta thấy, công ty đạt tỷ lệ ROE =13.2%. trong năm 2008, công ty vay các khoản
vay tín chấp không kỳ hạn với lãi suất 15%/năm (vay công ty cổ phần Domenal
đến 33 tỷ) đõy là khoản vay tạm thời vì năm 2008 là năm mà công ty đã trả các
khoản vay ngân hàng đến thời hạn đáo hạn( với lãi suất vay chỉ 5.4% đến 6.6%
thời hạn 5 năm kể từ năm 2004) và mở rộng đầu tư vào công nghệ khoa học và
thực hiện các định hướng phát triển, bù vào đó là việc tăng vốn đầu tư của chủ sở
hữu lên gần 30 tỷ, có thể nói trong nhưng năm trước công ty đã ta sử dụng nguốn
vốn vay ngân hàng rất hiệu quả và đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị
trường, theo đà phát triển thì công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này trong tương lai.
Vì vậy, nếu có thể mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và
công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi cho khoảng vốn vay này.
Phân tích EPS ( Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường)
Các chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
EPS Cơ bản VNĐ 4.541 4.681 4.563
EPS Pha loãng
VNĐ
4.541 6.674 4.563
Biểu đồ EPS
Từ biểu đồ, ta có thể thấy, EPS tăng cao trong năm 2007 đạt 4.681 đồng, và có xu
hướng giảm nhẹ trong năm 2008 còn 4.563, giảm 2.5%. Thu nhập trờn mỗi cồ
phiếu thường chịu ảnh hưởng của tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản, đòn bẩy tài
chính, số lượng lưu hành cổ phiếu trong năm. Vì vậy, nguyên nhân của việc EPS
giảm nhẹ đó là do tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm, và nguyên nhân gốc
chính là thu nhập ròng của công ty giảm trong năm 2008.
***Nhìn chung, kinh tế năm 2008 có nhiều yếu tố biến động khó lường, Domesco
và hầu hết các DN đang phải đối đầu với nhiều khó khăn. Tình hình chung phần
nhiều đã được phản ánh vào giá giao dịch của cổ phiều trên thị trường chứng
khoán trong thời gian qua.
***Xét về mặt thị trường hiện nay, thì cổ phiếu DMC đang là một trong những cổ
phiếu có tính thanh khoản cao và được nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá
cao về tiềm năng tăng trưởng. Trong giai đoạn thị trường đang trong giai đoạn “trả
nợ” sau thời gian tăng trưởng quỏ núng và chưa có dấu hiệu hồi phục thì cổ phiếu