Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.46 KB, 61 trang )

Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Thuyết minh về sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề vốn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp
quan tâm hàng đầu. Ở các nước có nền kinh tế và thị trường vốn phát triển mạnh,
việc giải quyết nhu cầu vốn đến từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như từ hệ
thống ngân hàng, từ các hoạt động liên minh hay thông qua các tập đoàn tài chính
và thị trường vốn. Tuy nhiên ở các quốc gia đang phát triển do nền kinh tế chưa
phát triển vững mạnh để hình thành các tập đoàn tài chính và thị trường vốn cũng
hoạt động chưa hiệu quả, nên nguồn cung cho nhu cầu vốn đến từ hệ thống ngân
hàng là chủ yếu.
Trong năm những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc
độ khá nhanh và mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đã và đang
mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Nhưng
nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân với qui
mô còn nhỏ, kinh nghiệm quản lý còn yếu kém nên chưa tạo được uy tín và mối
quan hệ thân thiết với các ngân hàng. Chính vì thế hiện nay đang xảy ra một tình
trạng là các Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có nhu cầu về vốn rất lớn cho việc mở
rộng sản xuất và tái đầu tư nhưng lại không thể tiếp cận nguồn tín dụng từ phía
Ngân hàng (NH).
Bên cạnh đó, nhận định của nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng hệ thống ngân
hàng Việt Nam đang có nhiều khởi sắc và dần hoàn thiện hơn sau nhiều năm xây
dựng và đổi mới. Nhận định ấy xuất phát từ hiện thực là việc mở rộng phạm vi và
lĩnh vực hoạt động của hầu hết các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, mục tiêu
hoạt động của các ngân hàng thương mại là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi
ro. Chính vì vậy mà phần lớn các ngân hàng không hứng thú với việc cho các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân có qui mô không lớn lắm vay.
Bởi vì mặc dù cho vay các đối tượng này có khả năng thu được lợi nhuận cao
nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn và theo họ thì mức lợi nhuận đạt được không đủ
để có thể rủi ro mà họ gặp phải.


GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
1
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Qua thực tế đó, có thể nhận thấy có một nghịch lý đang diễn ra trong nền kinh
tế đó là sự không gặp nhau giữa hai bên cung - cầu vốn mặc dù một bên là Doanh
nghiệp tư nhân có nhu cầu cao về vốn và một bên là các ngân hàng thương mại
luôn có sẵn nguồn cung và luôn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận bằng việc đầu tư
vào hoạt động tín dụng. Và việc không gặp được nhau giữa hai đối tượng này bị
tác động bởi rất nhiều yếu tố.
Để giúp các Doanh nghiệp nhận biết được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định cung ứng tín dụng của các Ngân hàng và đồng thời có thể giúp cho các ngân
hàng có thể dự báo được lượng vốn cần thiết đó để có thể xây dựng được chiến
lược kinh doanh cho mình, các nhà kinh tế luôn nghiên cứu để tìm ra một mô hình
bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến việc cung - cầu tín dụng của cả hai bên.
Chính từ thực tế về cung - cầu vốn đang tồn tại và sự cần thiết phải có một mô
hình ước lượng cung - cầu vốn, trong giới hạn khả năng của mình, tôi quyết định
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc cung tín dụng của Ngân hàng và lượng
hoá những yếu tố này trong một mô hình cung tín dụng của hệ thống ngân hàng
cho doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của địa bàn tp. Cần Thơ trong đề tài:
“Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp tư
nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
Tôi hy vọng rằng việc thiết lập và định lượng những nhân tố ảnh hưởng trong
mô hình cung tín dụng này có thể làm cơ sở để giải quyết được vấn đề cung - cầu
vốn nhằm đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển liên tục của các doanh nghiệp
cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển của các Ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Ước lượng hàm cung tín dụng và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
cung cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp tư nhân của hệ thống Ngân hàng trên địa
bàn Thành phố Cần Thơ.

GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
2
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu trên được thể hiện rõ qua từng mục tiêu cụ thể sau:
1. Phân tích và đánh giá thực trạng cung tín dụng cho DNTN của các Ngân
hàng .
2. Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho DNTN trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
3. Đánh giá các nhân tố làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng của các
NH.
4. Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp tư nhân có nhiều khả
năng hơn trong việc vay vốn ngân hàng.
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các giả thiết chủ yếu sau:
- Thứ nhất, các Ngân hàng đều rất sẵn sàng trong việc cho các Doanh nghiệp tư
nhân vay vốn theo nhu cầu của họ, nghĩa là các doanh nghiệp khác nhau có khả
năng như nhau trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
- Thứ hai, các Ngân hàng có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau trong việc đánh
giá khách hàng của mình và mức độ quan trọng của các tiêu chí này đối với từng
Ngân Hàng cũng khác nhau, dẫn đến chính sách cho các doanh nghiệp vay cũng có
sự khác nhau đối với từng Ngân Hàng.
- Thứ ba, tuy Ngân Hàng luôn sẵn sàng cho vay nhưng việc có được số vốn cần
vay của Doanh nghiệp lại tương đối khó khăn do ảnh hưởng của các nhân tố khác
nhau.
- Thứ tư, các yếu tố bao gồm: Loại hình Ngân hàng, loại hình doanh nghiệp,
lĩnh vực kinh doanh, số tiền cần vay, lãi suất, thời hạn, tài sản thế chấp, mục đích
vay, mức tín nhiệm của NH đối với DN, và các yếu tố thuộc về bản thân doanh
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình

3
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
nghiệp như: tổng tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán hiện
tại ... đều có thể có khả năng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH.
Bảng 1.1 Mối quan hệ dự đoán theo lý thuyết
giữa các nhân tố ảnh hưởng với số tiền Ngân Hàng cho Doanh nghiệp vay
STT Nhân tố ảnh hưởng Mối quan hệ dự đoán
1 Loại hình Ngân hàng Tuyến tính
2 Loại hình doanh nghiệp Tuyến tính
3 Lĩnh vực kinh doanh của DN Tuyến tính
4 Số tiền DN muốn vay Tuyến tính
5 Lãi suất Tuyến tính
6 Thời hạn Tuyến tính
7 Tài sản thế chấp Tuyến tính
8 Mục đích vay của DN Tuyến tính
9 Mức tín nhiệm của NH đối với DN Tuyến tính
10 Tổng tài sản của DN Tuyến tính
11 Doanh thu đạt được của DN Tuyến tính
12 Vốn chủ sở hữu của DN Tuyến tính
13 Khả năng thanh toán hiện tại của DN Tuyến tính
Từ những giả thiết này, tôi tiến hành tìm hiểu các tài liệu báo chí, các bài
nghiên cứu khoa học... đồng thời thu thập số liệu thực tế để so sánh, đánh giá và
phân tích nhằm thấy được biểu hiện thực tế của những giả thiết này ở địa bàn
thành phố Cần Thơ.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Trong những năm gần đây, thực trạng cho vay của Ngân hàng với đối
tượng là doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
4
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ

2. Các nguyên nhân nào thường gặp nhất làm cho doanh nghiệp không thể
tiếp cận được với số vốn họ cần?
2. Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng của NH?
3. Sự tác động của những yếu tố đó đến việc cung tín dụng của NH?
4. Các giải pháp nào có thể giúp cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được
nguồn vốn của ngân hàng một cách dễ dàng hơn?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Tôi lựa chọn Thành phố Cần Thơ để tiến hành thu thập số liệu cho cuộc nghiên
cứu nhằm xây dựng một hàm cung ứng tín dụng cho hệ thống ngân hàng ở nơi đây
vì hai lí do chủ yếu sau:
- Thứ nhất, Cần Thơ hiện nay là một trong năm thành phố trực thuộc Trung
ương và là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, là nơi
tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp và có nền kinh tế phát triển ổn định với
mức tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 13,5%. Trong đó,
giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 18,2%/ năm;
ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa loại hình, giá
trị tăng bình quân 14,48%/ năm.
- Thứ hai đây là nơi tập trung một số lượng lớn các Ngân hàng cả trong và
ngoài quốc doanh với 28 chi nhánh của các NH và phòng giao dịch.
1.4.2. Thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng 10 tuần kéo dài từ đầu tháng 3/2007 đến giữa
tháng 6/2007.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
5
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Đối tượng nghiện cứu chủ yếu của đề tài này là các Ngân hàng thương mại
trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cần thơ và các khách hàng là
Doanh nghiệp tư nhân của những NH này.

Bảng 1.2 Giới thiệu các Ngân Hàng và hợp đồng tín dụng điều tra được
STT Tên Ngân hàng Số hợp đồng tín dụng
1 NH Sài Gòn Công thương 3
2 NH NN&PTNT - Ô Môn 4
3 NH Phát triển nhà ĐBSCL 6
4 NH NN&PTNT - Cái Răng 7
5 NH Phát triển nhà TP.HCM 7
6 NH ĐT&PT - Trà Nóc 8
7 NH Ngoại thương 9
8 NH Công thương 10
9 Nh TMCP Quân Đội 10
10 NH NN&PTNT - Cần Thơ 11
11 NH Sài Gòn thương tín (sacombank) 14
12 NH EximBank - Cần Thơ 16
13 NH EximBank - Cái Răng 16
Tổng 121
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Tôi và cộng sự đã đến 28 chi nhánh của các ngân hàng thương mại đang có trụ
sở tại Cần Thơ để thu thập số liệu cho đề tài thông qua bảng câu hỏi sẵn gồm 2
phần: phần thứ nhất dùng để tìm hiểu các tiêu chí đánh giá khách hàng của ngân
hàng và mức độ quan trọng của những tiêu chí đó đối với ngân hàng; phần thứ hai
của bảng câu hỏi là phần tìm hiểu về các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân
hàng và khách hàng là các doanh nghiệp. Sau quá trình thu thập, chúng tôi nhận
được 16/28 mẫu trả lời của phần dành cho ngân hàng, trong đó có 13 ngân hàng
đồng ý cung cấp các số liệu về hợp đồng tín dụng với tổng số 121 mẫu.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
6
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Các ngân hàng từ chối trả lời mẫu phỏng vấn của chúng tôi vì hai hai lý do chủ
yếu sau: thứ nhất, theo họ việc từ chối là để đảm bảo cho thông tin của khách hàng

không bị rò rỉ, gây bất lợi cho họ; thứ hai là để đảm bảo cho sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng với nhau.
1.5. Các giá trị đạt được sau cuộc nghiên cứu
1.5.1. Giá trị khoa học
Nghiên cứu thành công đem đến một hàm cung ứng tín dụng thể hiện sự tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền cho vay ra của NH.
Các nhà khoa học hoặc các cấp chính quyền có thể sử dụng mô hình này cho
những cuộc nghiên cứu sâu hơn.
1.5.2. Giá trị Kinh tế - xã hội
Từ hàm cung ứng tín dụng tổng quát cho hệ thống NH ở địa bàn TH. Cần Thơ,
mỗi NH sẽ có cơ sở để tiến hành xây dựng hàm cung ứng tín dụng cho riêng NH
mình. Và từ đó, kết hợp với điều kiện thực tế ở NH mình có thể dự đoán được số
tiền cho vay ra của NH để có kế hoạch kinh doanh hợp lý.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LI ỆU
2.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
7
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
- “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ
DO HOÁ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH: TRƯỜNG HỢP NGÀNH NGÂN HÀNG” do
chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Vụ Thương mại và
Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thực hiện vào tháng 5 năm 2006 nhằm đưa
ra bức tranh tổng thể về dịch vụ ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả quá trình
đổi mới từ năm 1990; môi trường chính sách, pháp luật hiện hành và những cam
kết tự do hoá dịch vụ ngân hàng gần đây. Bằng việc sử dụng mô hình kim cương,
báo cáo còn phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong
bối cảnh của những thay đổi gần đây trên thế giới cũng như ảnh hưởng của tự do
hoá đối với các dịch vụ ngân hàng trên cả hai góc độ: ảnh hưởng đối với chính bản
thân ngành và đối với nền kinh tế nói chung, kể cả những ảnh hưởng mang tính xã

hội. Đồng thời báo cáo còn đưa ra những kiến nghị, nhằm cải thiện khung pháp lý,
chính sách điều tiết và vận hành; chiến lược phát triển ngành ngân hàng.
- “DEVELOPMENTS IN CREDIT TO THE PRIVATE SECTOR IN
CENTRAL AND EASTERN EUROPEAN EU MEMBER STATES: EMERGING
FROM FINANCIAL REPRESSION - A COMPARATIVE OVERVIEW” do Peter
Backe và Tina Zumer trình bày. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự
phát triển tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân của các thành viên khối EU tại
Trung và Đông Âu trong giai đoạn 1999 đến 2004. Tác giả bàn luận về những yếu
tố quyết định của việc mở rộng tín dụng, thăm dò những tác động đến sự phát triển
kinh tế và nghiên cứu những tác động của chính sách. Bài viết cũng xét lại vấn đề
phát triển tín dụng trong quá trình thống nhất tiền tệ của các thành viên ở một mức
độ nhất định. Việc phân tích cho thấy rằng (i) cho vay khu vực kinh tế tư nhân
đang tăng trưởng một cách năng động nhưng không ở tất cả các nước trong nghiên
cứu, (ii) những khoản cho vay hộ gia đình tăng lên nhanh chóng ở tất cả các nước
và (iii) ngoại tệ cho vay khá lớn, đặc biệt là tại các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố
định. Sự phát triển tín dụng còn được đẩy mạnh bởi sự ổn định của nền kinh tế vĩ
mô, sự cải cách toàn diện và tư nhân hoá trong lĩnh vực tài chính và bởi sự khởi
đầu của các định chế thị trường và những cải cách hợp pháp. Năng lực tín dụng tại
hầu hết các nước thành viên mới vẫn tiếp tục mang tính cạnh tranh thấp, nơi được
cho rằng sự phát triển tín dụng sẽ có xu hướng cao, đặc biệt là trung hạn. Tại các
quốc gia này sự phát triển tín dụng khu vực tư nhân được ghi nhận là nhanh và ổn
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
8
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
định, những thâm hụt tài khoản hiện tại chuyển sang giai đoạn được cho rằng có
thể khắc phục trong dài hạn.
- “FOREIGN BANK PENETRATION AND PRIVATE SECTOR CREDIT IN
CENTRAL AND EASTERN EUROPE” được thực hiện bởi R.T.A. de Haas và
I.P.P van Lelyveld. Tháng 07/2002. Nhóm tác giả phân tích quá trình thâm nhập
của ngân hàng nước ngoài tại Trung và Đông Âu (CEE) cũng như ảnh hưởng của

nó đến tín dụng khu vực doanh nghiệp tư nhân, kể cả tín dụng xuyên quốc gia và
tín dụng cung cấp bởi ngân hàng chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Bằng
cách liên kết bộ dữ liệu BIS và bộ dữ liệu BankScope, nhóm nghiên cứu đã nhận
rõ sự khác biệt giữa hai loại tín dụng trên. Bài viết chỉ ra vai trò quan trọng tương
đối của loại hình ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tăng trưởng đáng
kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tại Hungary and Phần Lan, ngân hàng
nước ngoài cũng đã rất quan trọng trong suốt những năm đầu chuyển tiếp, khi loại
hình ngân hàng này cung cấp một lương đáng kể tín dụng xuyên quốc gia. Nhóm
đã không tìm được các bằng chứng về việc các ngân hàng nước ngoài biến mất
khỏi CEE trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hoặc giai đoạn nền kinh tế bị
xuống dốc. Mặc dù tín dụng xuyên quốc gia đã từng giảm sút trong một vài giai
đoạn, đồng thời các ngân hàng nước ngoài đã mở rộng cung cấp tín dụng qua các
ngân hàng đại lý. Đây có thể là điều đáng quan tâm đối với các quốc gia vẫn còn
quan ngại về việc quyết định mở cửa thị trường cho các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
- PGS-TS Nguyễn Đình Tự trong bài nghiên cứu “Tín dụng ngân hàng đối với
doanh nghiệp tư nhân” của mình đã chỉ ra vai trò quan trọng của khu vực kinh tế
tư nhân (KTTN), với sự năng động và tính hiệu quả của nó trong quá trình hội
nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông, hiện nay KTTN đang gặp phải một cản
trở rất lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh và là hiện tượng phổ biến đối với
toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực này đó là tình trạng thiếu vốn để sản xuất
và mở rộng sản xuất. Nhu cầu vay vốn của khu vực kinh tế này càng tăng cùng với
sự ra đời và phát triển của ngày càng nhiều DN mới, nhưng lại gặp nhiều khó khăn
vì không đáp ứng được các yêu cầu mà NH đặt ra. Ông đã nêu ra một số nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến việc DTTN khó tiếp cận với nguồn vốn NH và những giải
pháp để giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
9
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) vừa có một nghiên

cứu về khả năng tiếp cân nguồn vốn Ngân hàng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNN&V). Nghiên cứu này cho thấy giữa NH và các DN còn một khoảng cách
khá xa trong cung - cầu tín dụng. Các chuyên gia của CIEM chỉ ra rằng: 44% ngân
hàng được hỏi cho DNN&V vay với tỷ trọng vốn khoảng 38% dư nợ. Phần lớn các
ngân hàng cho DNN&V vay với số tín dụng ngày càng gia tăng và dễ dàng hơn
khi tiếp cận vay vốn. Từ đó cho thấy thực tế các DNN&V có nhiều cơ hội vay vốn
hơn từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, CIEM cũng nêu ra: mặc dù có đến
50% số DNN&V cho rằng họ dựa rất nhiều vào nguồn tín dụng của các ngân hàng,
chiếm khoảng 30% tổng vốn của doanh nghiệp và trong 5 năm qua, có trên 85%
các DNN&V có khả năng vay được nhiều vốn hơn (quan điểm này tương đối
trùng khớp với quan điểm của các ngân hàng), nhưng các DNN&V vẫn có những
quan điểm khác với ngân hàng. Phía các ngân hàng luôn khẳng định đối xử với
DNN&V như các doanh nghiệp lớn, nhưng DNN&V lại cho rằng, phần lớn các
ngân hàng “thiên vị”, ưu ái cho các doanh nghiệp lớn.
2.2. Các bài viết có liên quan đến vấn đề cân nghiên cứu
- Bài viết “ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam - thực
trạng và kiến nghị” đăng trên trang web www.moi.gov.vn của bộ Công nghiệp đã
chỉ ra sự quan trọng của việc huy động vốn đối với DNTN. Theo bài viết, các
DNTN hiện nay hầu như chỉ huy động vốn từ các nguồn: tiền tiết kiệm, vốn tự
đóng góp của các thành viên, vay từ gia đình, bạn bè, từ nguồn lợi nhuận tái đầu
tư. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp
nhiều khó khăn do không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, lãi suất cao... Và
trên thực tế chỉ có khoảng 55% số doanh nghiệp tư nhân hiện nay được vay vốn
ngân hàng, nhưng chủ yế là tín dụng ngắn hạn, không đáp ứng được cho các nhu
cầu đầu tư lớn và dài hạn.
- Bài viết “Bơm vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ” trên trang web
www.moi.gov.vn cho biết ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng
thư ký Hiệp hội SMEs Việt Nam, nguyên nhân khiến DN khó tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng nằm cả ở hai phía doanh nghiệp và ngân hàng. Về phía doanh nghiệp là
sự yếu kém trong khâu thiết kế và chuẩn bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản

GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
10
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
thế chấp, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và
cuối cùng là lịch sử tín dụng của DN không có hoặc không rõ ràng. Nhưng theo
ông Tiệp, bản thân các ngân hàng vẫn chưa thực sự nhiệt tình trong phục vụ
DNV&N, thể hiện ở chính sách tài sản thế chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức
tạp khiến các DN quy mô nhỏ rất khó đáp ứng được. Ông cho rằng tâm lý các
ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý cũng là
một vấn đề cần giải quyết để nhằm rút ngắn khoảng cách giữa NH và DN.
- Bài viết “Vốn cho DNV&N: NH nói gì” trích trong Thời báo kinh tế Sài Gòn
cho biết: Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các
DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo thống kê của Ngân hàng
Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm
gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004
là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Tuy nhiên, trong một điều tra về thực
trạng DNVVN do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới
đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận
được các nguồn vốn ngân hàng, 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số
doanh nghiệp không tiếp cận được. Những tỷ lệ này cũng sát với khảo sát khác tại
một số ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh:
trong 100 hồ sơ vay vốn ngẫu nhiên của các DNVVN thì chỉ có khoảng từ 35 – 40
hồ sơ có thể được chấp nhận cấp vốn. Như vậy, nhìn chung khả năng tiếp cận vốn
ngân hàng thương mại của các DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3. Hội nghị - hội thảo
- Hội thảo “Phát triển dịch vụ NH bán lẻ của các NHTM Việt Nam” bàn về các
giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của NH Việt Nam trước tình hình mới là
có sự tham gia của các NH nước ngoài vào thị trường tín dụng trong nước. Hội
thảo nhận được nhiều bài viết có cùng quan điểm đó là phát triển dịch vụ NH bán
lẻ với đối tượng phục vụ chính là các KH cá nhân và DNTN.

GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
11
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
- Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt
của cả hai phía NH và DN đã làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến việc khó vay
vốn của các DN. Theo đó, các DN cho rằng họ gặp khó khăn trong việc khó vay
vốn vì sự đối xử bất bình đẳng của NH đối với DNTN và DNNN. Về phía NH, họ
cho rằng việc không mạnh dạn cho DN vay vốn là vì sự rủi ro còn tương đối cao
khi cho các DN vay, vì các DN không có sự minh bạch trong quản lý DN, thông
tin không được công bố chính xác, và uy tín đối với NH chưa cao.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp luận
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
12
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Đề tài “Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho Doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ” được thực hiện theo các bước sau
đây:
1. Dựa vào những nhận định của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh
vực kinh tế, tài chính về vấn đề cung - cầu tín dụng DNTN và những ý kiến thực tế
từ hai phía NH và DN về vấn đề này; tôi đưa ra vấn đề cần nghiên cứu của bản
thân (lý thuyết nghiên cứu) đó là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
cung ứng tín dụng của NH cho DNTN, trên cơ sở đó thiết lập hàm cung tín dụng
cho các NH trên địa bàn TP. Cần Thơ.
2. Đưa ra hướng giải quyết sơ bộ của vấn đề cần nghiên cứu: thu thập các số
liệu có liên quan để có thể lập được một mô hình kinh tế lượng mô tả được mối
quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền cho vay ra của NH.
Mô hình hồi qui tuyến tính bội dự kiến dùng để ướng lượng các khoản cung tín
dụng của hệ thống NH có dạng:

Y
j
= a
0
+ a
1
X
1j
+ .... + a
k
X
kj
+ e
Trong đó:
Y: chỉ tiêu phân tích: Số tiền NH quyết định cho DN vay
a
0
: hệ số chặn phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chỉ tiêu
phân tích.
a
i
(i = 1,k) hệ số ước lượng, các hệ số hồi quy này phản ánh mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến biến giải thích.
Nếu a
i
> 0: ảnh hưởng thuận
Nếu a
i
< 0 ảnh hưởng nghịch. Và a
i

càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ
tiêu phân tích càng mạnh.
X
i
các yếu tố ảnh hưởng đến việc cho vay của NH
với: i chạy từ 1 đến k
e: đại lượng không giải thích được bởi mô hình (sai số)
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
13
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
3. Lập phương án thu thập thông tin để giải quyết vấn đề: lập bảng câu hỏi để
tiến hành phỏng vấn các NH và dự trù thời gian phỏng vấn lấy số liệu.
4. Xử lý số liệu, ước lượng các tham số của mô hình kinh tế lượng nhằm xác
định số đo về mức ảnh hưởng của các biến nhân tố.
5. Kiểm định giả thiết đặt ra: phân tích và đánh giá kết quả nhận được.
6. Kết luận về vấn đề cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện vấn đề đặt ra.
Sau đây là phần trình bày khung lý thuyết nghiên cứu:
Tìm hiểu tài liệu khoa học
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
14
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Các giả thiết Vấn đề cần nghiên cứu
Hướng giải quyết sơ bộ
Phương án thu thập số
liệu sơ bộ
Mô hình sử dụng Tiến hành thu thập số liệu
Xử lý số liệu
Ước lượng tham số của mô hình
Phân tích, đánh giá vấn đề

Kết luận vấn đề
Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vì trên toàn địa bàn TP.Cần Thơ chỉ có 28 chi nhánh của các NH nên chúng tôi
tiến hành thu thập số liệu ở tất cả các NH trong 4 quận của thành phố. Số liệu thu
thập được không có sự phân biệt giữa vùng này với vùng kia về tỷ trọng bởi vì
cùng một NH có thể mở chi nhánh và phòng giao dịch cấp 1 ở nhiều vùng trong
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
15
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Thành phố và mặc dù có nhiều NH không đồng ý phỏng vấn nhưng số liệu thu
được vẫn đảm bảo được tính khách quan.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ các tài liệu tham khảo: dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và
thứ cấp từ các bài viết, các bài nghiện cứu trước đây về vấn đề cung - cầu tín dụng
của doanh nghiệp tư nhân, về hệ thống ngân hàng Việt Nam để tìm hiểu về tổng
quan hệ thống Ngân hàng và các luận cứ để xây dựng đề tài.
- Thu thập số liệu phi thực nghiệm: Tôi và cộng sự tiến hành phỏng vấn gián
tiếp các ngân hàng trên địa bàn TP.Cần Thơ bằng cách gởi bảng câu hỏi được soạn
sẵn đến từng NH để lấy thông tin thực tế. Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần:
phần thứ nhất là các câu hỏi tổng quan dành cho NH để tìm hiểu về các tiêu chí
đánh giá Khách hàng của từng NH và sự đánh giá của họ về các tiêu chí đó; Phần
thứ hai là câu hỏi về các hợp đồng tín dụng của KH và NH.
Chúng tôi đến gặp trực tiếp NH để giới thiệu về nội dung bảng câu hỏi, nếu
được sự đồng ý hợp tác từ phía NH thì chúng tôi gởi cho họ 1 bảng câu hỏi cho
phía NH và 10 -15 mẫu về hồ sơ tín dụng. Để đảm bảo cho tính ngẫu nhiên của
các số liệu thu được, chúng tôi có giải thích rõ phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
để có thể thu được các mẫu hồ sơ tín dụng theo yêu cầu nghiên cứu.
Phương pháp được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

(simple random sampling): vì hiện nay các ngân hàng đều quản lý các hồ sơ khách
hàng bằng các phần mềm tin học lưu trữ, nên việc ứng dụng phương pháp này
tương đối dễ dàng và hiệu quả. Cụ thể như sau:
Gọi n là số hồ sơ tín dụng hiện đang lưu trữ trong ngân hàng
k là số mẫu hợp đồng tín dụng mà ngân hàng đồng ý trả lời
ta có thể chọn ngẫu nhiên k quan sát trên phần mềm Excel bằng hàm:
@ Rand( )*n
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
16
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
(nghĩa là khi đặt con trỏ tại ô chứa dữ liệu đầu tiên, ta đánh hàm Rand như trên
vào, thay n = số hợp đồng hiện lưu trữ, sau đó dùng lệnh copy kéo dài xuống đến ô
có số thứ tự là k thì dùng lại. Khi đó, ta có được k mẫuu quan sát ngẫu nhiên)
Tuy nhiên vì việc phỏng vấn và đề nghị cung cấp những thông tin này là rất
nhạy cảm, nên chúng tôi chỉ nhận lại được 16/28 phiếu trả lời cho phần NH và 121
mẫu số liệu về hợp đồng tín dụng.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu đã được đặt ra ở phần trên, sau khi thu
thập số liệu, tôi sử dụng thống kê mô tả để thu thập được số liệu thứ cấp, tóm tắt
và trình bày dữ liệu.
- Phương pháp phân tích so sánh liên hoàn, thông qua các con số tuyệt đối và
tương đối được dùng để đánh giá, phân tích thực trạng cung ứng tín dụng của
Ngân Hàng.
- Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý
số liệu, đưa ra hàm cung tín dụng cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
CHƯƠNG 4
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CUNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ
4.1. Tổng quan về hệ thống Ngân Hàng Việt Nam

GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
17
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Từ khi có cải tổ vào năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam trở thành một hệ
thống với 2 cấp độ: cao nhất là Ngân hàng nhà nước Việt Nam với tư cách là NH
trung uơng và dưới đó là các trung gian tài chính, được chia thành 4 loại như sau:
4.1.1. Các ngân hàng quốc doanh ("State Owned Commercial Banks")
Các tổ chức tín dụng này là những đơn vị lớn nhất của hệ thống ngân hàng bởi vì
nó chiếm khoảng 75% toàn bộ tài sản của hệ thống ngân hàng trong nước. Đó là
các Ngân hàng sau:
Bảng 4.1. Hệ thống ngân hàng quốc doanh của Việt Nam
TT Ngân hàng Vốn điều lệ
(Tỷ đồng)
Năm thành lập
1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 5.000 01/09/1995
2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 4.365 21/09/1996
3 Ngân hàng Công thương Việt Nam 7.645 21/09/1996
4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 7.477 21/09/1996
5 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam
6.429 15/10/1996
6 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long
767 18/09/1997
7 Ngân hàng phát triển Việt Nam 5.000 15/05/2006
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
4.1.2. Các ngân hàng Thương mại cổ phần ("Joint Stock Commercial
Banks")
Các ngân hàng này thường có qui mô nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng quốc
doanh, nhìn chung, số vốn pháp định cùa các ngân hàng này vào khoảng từ 500

đến 1500 tỷ đồng Việt Nam, nhưng hiện nay những ngân hàng này ngày càng
chứng tỏ khả năng kinh doanh linh hoạt, năng động và sáng tạo trong thời đại hội
nhập mới và ngày càng khẳng định vai trò quan trong của nó trong hệ thống Ngân
hàng Việt Nam. Hiện nay, có hai loại NHTM cổ phần đó là NHTM cổ phần đô thị
với khoảng 31 NH và 4 NHTM cổ phần nông thôn.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
18
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
4.1.3. Các ngân hàng liên doanh
Đó là các ngân hàng liên doanh giữa một ngân hàng quốc doanh với một hoặc
nhiều đối tác nước ngoài. Các ngân hàng này chịu sự chi phối của quy định với
ngân hàng nước ngoài. Cho đến nay, có 5 NH liên doanh đang hoạt động tại Việt
Nam. Đó là các NH: INDOVINA BANK, SHINHANVINA BANK, VINASIAM,
VID PUBLIC BANK, Việt-Nga với vốn điều lệ từ 10 - 20 triệu USD.
4.1.4. Các ngân hàng nước ngoài: (Foreign Banks")
Hiện nay, có khoảng 37 chi nhánh của các NH nước ngoài đang có hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam và 46 văn phòng đại diện NH nước ngoài đặt trụ sở tại
Việt Nam.
Ngoài ra, trong hệ thống tín dụng của nước ta còn có 9 công ty tài chính và 12
công ty cho thuê tài chính.
Trong những năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Với việc tỷ giá hối đoái được kiểm soát tốt, một cơ quan định mức tín
nhiệm quốc tế đã nâng mức xếp hạng ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ B+ lên
BB-. Việc nâng hạng phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế bền vững và vị thế
đối ngoại tốt hơn cho Việt Nam. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (NHNN) đã thực
hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt. Tỷ giá cũng đã được NHNN điều
hành linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát và khuyến khích xuất khẩu.
Nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu để bơm tiền ra cho và thu tiền về
từ lưu thông. NHNN cũng tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Dự án Hiện đại hóa ngân
hàng và hệ thống thanh toán. Cơ chế, chính sách tiếp tục được NHNN hoàn thiện

theo hướng sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo cơ sở cho việc thực hiện
lành mạnh hóa tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại (NHTM). Các NHTM nhà nước đã được bổ sung hơn 12.500 tỷ đồng
để tăng vốn điều lệ, cải thiện được tỷ lệ an toàn vốn. Đã có hai NHTM nhà nước
được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm cổ phần hóa là Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Các
NHTM cổ phần cũng tiếp tục tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới phân phối, phát
triển sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm ngân hàng điện tử.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
19
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
4.2. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng TP. Cần Thơ
Tp. Cần Thơ có hệ thống ngân hàng rất phát triển với 28 chi nhánh của các NH
và khoảng 61 phòng giao dịch, là một trong những địa phương đứng đầu cả nước
về số lượng ngân hàng đang hoạt động.
Bảng 4.2. Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Cần Thơ
STT Tên Ngân hàng Địa chỉ
Số lượng
PGD
1
NH Ngoại thương VN – Chi
nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1
2
NH Ngoại Thương VN –
Chi nhánh Trà Nóc
Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ -
3
NH Công Thương VN – Chi
nhánh Cần Thơ

Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2
4
NH Công Thương VN – Chi
nhánh Trà Nóc
Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ -
5
NH N
o
& PTNT VN – Chi
nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7
6
NH Đầu tư & Phát triển VN
– Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2
7
NH Phát triển nhà ĐBSCL –
Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2
8
NH chính sách xã hội – Chi
nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7
9
NH TMCP Xuất nhập khẩu
VN – Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1
10
NH TMCP Xuất nhập khẩu
VN – Chi nhánh Cái Khế

Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1
11
NH TMCP Hàng Hải VN –
Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
12
NH TMCP Sài Gòn Công
Thương – Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
13
NH TMCP Sài Gòn Công
Thương – Chi nhánh Thốt
Nốt
Huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ -
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
20
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
14
NH TMCP Sài Gòn Thương
Tín – Chi nhánh Cần Thơ
Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 4
15
NH TMCP Phương Đông –
Chi nhánh Tây Đô
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4
16
NH TMCP Phương Nam –
Chi nhánh ĐBSCL
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4
17

NH TMCP Đông Á – Chi
nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4
18
NH TMCP Á Châu – Chi
nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
19
NH TMCP Việt Á – Chi
nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2
20
NH TMCP Quốc Tế VN –
Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
21
NH TMCP các Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
VN – Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2
22
NH TMCP Phát triển nhà
TPHCM – Chi nhánh Cần
Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
23
NH TMCP An Bình – Chi
nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1
24
NH TMCP Quân đội – Chi

nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
25
NH TMCP Kỹ Thương –
Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
26 NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7
27
NH TMCP Nông thôn
Miền Tây
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 10
28
NH liên doanh Indovina –
Chi nhánh Cần Thơ
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ -
Tổng
cộng
61
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh Cần Thơ - Tháng 5/2007)
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
21
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
4.3. Thực trạng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Cần
Thơ qua 2 năm 2005 - 2006
Bắt đầu từ 01/01/2004, Tỉnh Cần Thơ được tách thành tỉnh Hậu Giang và TP.
Cần Thơ_ trực thuộc trung ương nên các số liệu của 2 năm 2003, 2004 vẫn còn là
số liệu chung của tỉnh Cần Thơ trước đây. Vì vậy, tôi chỉ thu thập những số liệu về
dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng TP. Cần Thơ trong 2 năm 2005 - 2006.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
22

Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Bảng 4.3. Dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế của hệ thống ngân hàng TP. Cần Thơ 2005 - 2006
S
T
T
Loại hình kinh tế
2005 2006 2006/2005
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tốc độ
tăng giảm
(%)
I Tín dụng ngắn hạn 7.218.358 100 7.993.243 100 774.885 10,73
1 DNNN Trung ương 567.218 7,86 200.210 2,5 -367.008 64,70
2 DNNN địa phương 981.498 13,60 461.174 5,77 -520.324 53,01
3 DNTN 3.299.998 45,72 4.381.116 54,81 1.081.118 32,76
4 Kinh tế tập thể 151.594 2,10 98.486 1,23 -53.108 35,03
5 Kinh tế cá thể 2.218.050 30,72 2.852.257 35,69 634.207 28,59
S
T
T
Loại hình kinh tế 2005 2006 2006/2005

Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tốc độ
tăng giảm
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
23
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
(%)
II Tín dụng dài hạn 2.465.655 100 3.038.835 100 573.180 2,25
1 DNNN Trung ương 55.832 2,26 46.043 1,52 -9.789 17,53
2 DNNN địa phương 180.743 7,33 117.752 3,87 -62.991 34,85
3 DNTN 783.096 31,76 1.015.260 33,41 232.164 29,65
4 Kinh tế tập thể 194.781 7,90 1.134 0,04 -193.647 99,42
5 Kinh tế cá thể 1.251.203 50,75 1.858.646 61,16 607.443 48,55
Tổng cộng 9.684.013 11.032.078 1.348.065 13,92
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh Cần Thơ - Tháng 5/2007)
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
24
Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng cho Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ
Bảng số liệu về dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Cần Thơ qua 2 năm cho
chúng ta thấy: ở cả hai hình thức tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn có sự thay
đổi cơ cấu dư nợ theo chiều hướng tăng dần các khoản tín dụng cho Doanh nghiệp

tư nhân và kinh tế cá thể; giảm dần các khoản tín dụng cho kinh tế tập thể và
doanh nghiệp quốc doanh. Thực tế của việc tăng dần lượng tín dụng cho DNTN và
kinh tế cá thể là giống với những cuộc khảo sát khác về lượng tín dụng của các
ngân hàng cho các DNTN và cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được xu hướng hiện
nay của hệ thống ngân hàng là tập trung hướng đến các khách hàng năng động,
nhỏ lẻ trong nến kinh tế. Việc hướng đến nhóm khách hàng này đúng theo định
hướng chung của Nhà nước là tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân_ khu vực
đóng vai trò quan trong trong việc đưa đất nước đi lên, phát triển.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng luôn gia tăng tổng khối lượng dư nợ hàng
năm, trong đó, tổng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn các loại hình cho vay
còn lại và tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn cũng cao hơn tốc độ tăng dư nợ khác.
Theo các báo cáo gần đây của NHNN thì tình hình huy động vốn của các ngân
hàng chủ là các nguồn vốn ngắn hạn, do vậy, ta thấy rằng cơ cấu giữa tn dụng
ngắn han với trung và dài hạn theo xu hướng hiện nay là phù hợp.
Cơ cấu tín dụng ngắn hạn cao hơn tín dụng trung và dài hạn cùng với tỷ trọng
cao của việc cho vay thành phần kinh tế tư nhân đã cho thấy xu hướng của các
ngân hàng hiện nay là cho các doanh nghiệp tư nhân vay ngắn hạn là chủ yếu.
Việc cho vay như vậy là để đảm bảo cho sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của
ngân hàng.
Như vậy, với các số liệu thực tế từ NHNNVN chi nhánh Cần Thơ, cũng như
những ý kiến thu nhận được trong quá trình trao đổi với các ngân hàng khi đến
phỏng vấn, tôi nhận thấy: Ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến nhóm khách
hàng là Doanh nghiệp tư nhân, và mong muốn có mối quan hệ tốt với nhóm này.
Đây là cơ sở quan trọng giúp tôi có thể tiếo tục cuộc nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định cho vay DNTN của các NH, và ước lượng hàm cung tín
dụng cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Thị Cẩm Bình
25

×