Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÁO CÁO - HOMER VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ANH HÙNG CA HY LẠP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.14 KB, 26 trang )


CHƢƠNG 3: HOMER VÀ SỬ THI HY LẠP
I. HOMER VÀ S RA ĐI CỦA ANH HNG CA HY LẠP
Homer sinh vào khoảng cuối thế kỉ thứ IX TCN, trong một gia đình
nghèo. Ông hát và kể những chuyện sử thi. Trong thời gian đó, ông sáng tác hai
bộ sử thi đó để làm công cụ lao động hát rong.
Illiade và Odysse là tác phẩm văn học, đồng thời cũng là hai bộ lịch sử
khá chân xác của thời cổ đại
Họ đặt tên cho thời kì từ thế kỉ XIII đến XII TCN là “thời kì Homer".
II. ILLIADE VÀ ODYSSE
1. Illiade - Bản anh hùng ca chiến trận thành Troie
Illiade chính là “Bài ca về cuộc chiến tranh thành Troie”(Troy- tiếng
Anh), do tiếng Hi Lạp gọi thành Troie là thành Illion (Bài ca về chiến tranh
thành Illion). Sử thi Illiade chỉ miêu tả một sự kiện vào năm cuối của cuộc
chiến tranh vây hãm thành Troie ấy
1.1. Một biến cố lịch sử được thần thoại hóa
Biến cố lịch sử này đƣợc kể thành câu chuyện thần thoại nhằm miêu tả
cuộc xung đột của các thần linh đã lôi kéo ngƣời Hi Lạp tham gia.
Các vị thần linh cũng chia hai phe xuống đánh giúp hai bên.
Cuộc chiến keó dài ngót mƣời năm không phân thắng bại, cuối cùng một dũng sĩ
phe Akay tên là Odysse dùng mƣu “con ngựa gỗ" chiếm đƣợc thành Troie. Từ đó
thành Troie sáp nhập vào Hi Lạp (ban đầu chỉ có thành Akay/ Athens). Sử thi
Illiade chỉ miêu tả một sự kiện xảy ra trong khoảng 50 ngày cuối cùng của cuộc
chiến. Tạm gọi sự kiện đó là “cơn giận của Achille".

1.2. Gợi ý phân tích tác phẩm Illiade
nguyên nhân chiến tranh là do các thần linh với quả táo bất hòa - cuộc thi
hoa hậu độc đáo đầu tiên của nhân loại. Nhƣng đến sử thi Illiade, nhà thơ
Homer đã miêu tả chiến tranh xảy ra rõ ràng bắt nguồn từ lòng tham lam của
con ngƣời. Thần tối cao Zeus nói: “Chính họ đã gây ra cuộc chiến vì lòng tham
mù quáng của mình".


Tác phẩm xoay quanh cơn giận của Achille - xét cho cùng nguyên nhân chỉ
vì xung đột về quyền lợi khi chia phần. Họ kéo đến đây vì thành Troie giàu có
nhiều bạc vàng châu báu và gái đẹp, và vị trí đầu mối giao thông quan trọng. Họ
đƣa ra cái cớ đi đòi nàng hoàng hậu đa tình, điều đó vô lí vì nàng tự nguyện theo
ngƣời tình sang thành Troie. Cảnh cuối cùng của sử thi rất có ý nghĩa: nàng Helen
khóc lóc thảm thiết bên xác Hector - ngƣời anh chồng mà nàng quí trọng.
- Tính chất sử thi:
Lí tƣởng anh hùng và nhân vật anh hùng lí tƣởng (Lí tƣởng thẩm mĩ của thời đại).
Lí tƣởng thời cổ đại chính là phẩm chất của những ngƣời anh hùng của cả hai bên
tham chiến Những ngƣời anh hùng mang trong mình lí tƣởng của thời đại. Tổng
hợp tính cách của họ sẽ xác định đƣợc lí tƣởng của thời đại ấy. Trƣớc hết, ngƣời
anh hùng coi trọng danh dự, khao khát chiến công. Hãy nghe Sarpedon thủ lĩnh
quân Troie nói trƣớc toàn quân: "Vì sao mọi ngƣời kính trọng chúng ta hơn kẻ
khác, dành cho chúng ta ngồi đầu bàn tiệc, coi chúng ta nhƣ thần thánh? Hãy
xông lên! Hoặc là chúng ta nhƣờng vinh quang cho kẻ khác hoặc giữ lấy cho
mình ” Dũng tƣớng Hector trƣớc khi xuất trận, gặp vợ là Andromac bồng con ra
ngăn chàng, khóc lóc thảm thiết: “Hector chàng ơi,với em chàng là tất cả. Chàng
là cha, là mẹ cũng là ngƣời chồng đang độ thanh xuân. Xin hãy thƣơng em mà ở
lại để cho con chàng khỏi phải mồ côi, vợ chàng khỏi thành kẻ góa bụa". Chàng
ngậm ngùi xúc động nhƣng vẫn nói: ”Nàng ơi chính ta cũng lo lắng nhƣ thế.
Nhƣng nếu ta lẩn trốn thì còn mặt mũi nào mà nhìn ngƣời dân thành Troie trùm
khăn dài tha thƣớt Ta đã quen anh dũng chiến đấu ở hàng đầu quân Troie để giữ
gìn danh tiếng của phụ thân ta và ta Ta biết rằng thành Illion một ngày kia sẽ bị
tiêu diệt. Ta nghĩ tới cảnh nàng bị bắt mang đi làm nô lệ. trông thấy nàng nƣớc
mắt đầm đìa, ngƣời ta sẽ bảo - đó là vợ của Hector kẻ thiện chiến nhất thành
Illion Ta muốn chết để khỏi nghe tiếng nàng kêu khóc và nhìn thấy nàng bị lôi
đi. Dù có chết, ta cũng phải chết một cách vinh quang. Phải lập chiến công oanh
liệt lƣu danh hậu thế"- Biết mình sắp hy sinh, dũng sĩ Hector vẫn nói" những lời
có cánh".
Ngƣời anh hùng không chỉ sống với vinh quang trƣớc mắt mà còn cảm

thấy sẽ tồn tại cùng vinh quang vĩnh cửu. Họ tin rằng sự nghiệp anh hùng tồn tại
lâu dài hơn bản thân anh hùng. Đó là sự bất tử đƣợc phong thần.
Lí tƣởng anh hùng đƣợc miêu tả tập trung cao độ ở nhân vật Achille. Những trang
thơ hay nhất, những từ ngữ đẹp nhất dành cho chàng: “Một con ngƣời ƣu việt,
một đứa con lỗi lạc sức lực phi thƣờng. Xuất sắc hơn tất cả mọi anh hùng" (lời bà
mẹ - nữ thần Thetis, khi mới sinh ra Achille liền nhúng anh vào nƣớc thần để
đƣợc bất khả xâm phạm - tiếc thay còn sót cái gót chân). “Achille chạy nhanh
nhƣ gió, Achille lẫm liệt nhƣ thần, Achille vô địch". Achille là hiện thân sức
mạnh lí tƣởng và lòng dũng cảm lí tƣởng. Thấy chàng xuất trận, “đầu gối tất cả
ngƣời dân thành Troie run rẩy, bàng hoàng. Nghe tiếng chàng thét, trái tim ngƣời
Troie tan ra nhƣ nƣớc". Ngay cả dũng tƣớng Hector trông thấy Achille còn run
lập cập, hoảng sợ quay ngựa chạy."Kẻ chạy trốn, ngƣời đuổi theo. Ngƣời chạy
trƣớc rất anh dũng, kẻ chạy sau còn anh dũng hơn". Achille không chỉ là hiện
thân của sức mạnh và lòng dũng cảm,chàng còn có vẻ đẹp tâm hồn. Khóc bạn
chết trận nhƣ Achille thực là cảm động: Ngƣời anh hùng Achille không chỉ dũng
cảm, quyết chiến mà còn có tâm hồn cao thƣợng, biết lắng nghe với một trí tuệ
sáng suốt tỉnh táo.
Ngƣời anh hùng Achille còn cao thƣợng trong tình yêu. Chàng thƣơng
yêu tha thiết cô Brizeid - nữ nô lệ bắt đƣợc của thành Troie: “ tôi yêu tha thiết
ngƣời con gái đó mặc dù tôi mới chiếm đƣợc nàng bằng mũi giáo mà thôi “. Đối
với anh, cô gái đã là ngƣời yêu chứ không còn là tù binh nữa, nên khi bị tƣớc
đoạt, anh rút gƣơm ra định chém chủ tƣớng Agamennon để bảo vệ danh dự. Đó
là sự nổi loạn của ý thức cá nhân - sự nổi loạn của thời đại qua cơn giận của một
anh hùng ý thức đƣợc gía trị con ngƣời.
Ông vua già Priam cũng là một ngƣời anh hùng chân chính. Lòng can
đảm và tình thƣơng con, ý thức trọng danh dự thành bang đã khiến ông đủ can
đảm đi chuộc xác con trai trƣớc cơn giận khủng khiếp của kẻ thù. Ông còn có
tài hùng biện - đó là phẩm chất sáng suốt, uyên bác, nhạy cảm của một con
ngƣời anh hùng. Vùa nhún mình lại vừa tự hào tự trọng, ông nói: “ tôi còn đáng
thƣơng hơn thân phụ ngài nhiều, vì tôi đã có can đảm làm một việc mà trên đời

này chƣa có ngƣời cha nào từng làm: tôi hôn bàn tay ngƣời đã giết con mình".
2. Odysse: Bản anh hùng ca thời hòa bình
2.1 Hành trình gian khổ của Odysse về lại cuộc sống hòa bình
Bản sử thi thứ hai miêu tả nhân vật Odyssee (tên Latinh là Ulysse) dũng
tƣớng Hi Lạp sau khi dùng mƣu “ con ngựa gỗ “ hạ đƣợc thành Troie cùng các
chiến hữu tìm đƣờng trở về quê nhà xứ Itac. Đó là cuộc hành trình đầy phong ba
bão táp với bao gian lao nguy hiểm, cả những sự quyến rũ ngọt ngào thử thách
lòng chung thủy của họ trên vùng biển Địa Trung hải mênh mông, xa lạ và bí
ẩn.
2.2. Hình tượng Odysee: Mẫu anh hùng lý tưởng của thời đại
Suốt cuộc hành trình trở về, Odyssee đã bộc lộ tất cả phẩm chất cần thiết của
ngƣời anh hùng kiểu mới để đáp ứng yêu cầu thời đại. Nếu Achille là hiện thân
của Sức mạnh cùng với những phẩm chất chủ yếu khác nhƣ Quyết chiến, Xả
thân, Tình đồng đội thì Odyssee là hiện thân của Trí thông minh. Chẳng
những là ngƣời “ mƣu trí sánh tựa thần linh “, Odyssee còn là ngƣời rất phong
phú về tình cảm, chẳng những chung thủy một lòng với gia đình mà còn có óc
phiêu lƣu mạo hiểm dấn thân khám phá những chân trời xa lạ vì khát vọng tìm
cách mở mang phát triển đất nƣớc sau này. Chẳng những đủ gan dạ tỉnh táo
vƣợt qua bao nguy hiểm, chàng còn đủ nghị lực vƣợt qua những sự quyến rũ
của sắc đẹp và những hạnh phúc mới mẻ ngọt ngào chào đón. Hòn đảo của nữ
thần Calypso khác nào thiên đƣờng trên trần thế nhƣng mỗi buổi chiều “ ngày
nào cũng nhƣ ngày nào, chàng ngồi trên bãi biển mà cõi lòng tan ra thành lệ “.
Chàng nói: "không có cảnh vật nào đẹp bằng cảnh quê nhà “. Đó là tiếng nói lý
trí của trái tim ngƣời anh hùng. Nữ Thần Calypso bất tử trẻ đẹp muôn đời kiêu
hãnh hỏi chàng: - Vợ chàng hẳn bây giờ đã già lắm rồi. Nàng ấy có đẹp bằng ta
không? Chàng thành thực đáp: - Tôi biết, về nhan sắc Penelop vợ tôi không sao
bì đƣợc với những nàng tiên trẻ đẹp nhƣ nàng. Vợ tôi chỉ là ngƣời trần. Còn
nàng là vị thần bất tử không biết đến tuổi già. Tuy thế tôi vẫn mong muốn đƣợc
trở lại quê nhà.(Nhà thơ Đức Henrich Heine đã ca ngợi sử thi này: Bài ca
Odyssee vừa cổ xƣa vừa vĩnh viễn trẻ trung). Tƣơng xứng với ngƣời anh hùng

là vợ chàng - Penelop. Nàng đƣợc coi là hiện thân của đạo đức thanh cao, tên
nàng đã trở thành biểu tƣợng của tình yêu chung thủy. Tấm vải liệm của nàng
cũng trở thành hình ảnh của trinh tiết.
Odyssee còn là ngƣời có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu quí, trân trọng cái đẹp
và nghệ thuật nhƣng không buông mình vào sự quá đỗi đam mê đến nỗi mất
mạng khi đi qua vùng biển của những nàng tiên cá Sirens hát hay múa đẹp.
Hình tƣợng anh hùng Odyssee trí dũng song toàn, tình nghĩa thủy chung, chan
chứa tình ngƣời là sự đánh dấu một bƣớc tiến trong quá trình hoàn thiện CON
NGƢI. Có thể coi Odyssee là mẫu ngƣời anh hùng lí tƣởng thời hòa bình.
Odyssee vẫn dạy bảo con: “Telemac con. Bây giờ con hãy nhớ lấy điều này: khi
xông vào nơi chiến trận, con phải tỏ mặt anh hùng con chớ làm nhục dòng dõi
cha ông. Cho đến nay chúng ta là những ngƣời lừng lẫy trong thiên hạ về sức
mạnh, về trí tuệ và lòng dũng cảm". Cha của Odyssee - ông già Laot sung sƣớng
cất cao tiếng gọi: “Hỡi các vị thần linh! Ngày hôm nay đối với tôi đẹp đẽ biết
chừng nào. Tôi sung sƣớng thấy con trai tôi và cháu tôi tranh luận về giá trị con
ngƣời".
III. NGHỆ THUẬT SỬ THI HOMER
- Bút pháp hoàng tránh, hào sảng khi tái hiện hiện thực:
+ Những bức tranh tả cảnh chiến trận dựng lại một quá khứ lừng lẫy sôi
động của chiến tranh cổ đại. Lều trại san sát, chiến luỹ của đối phƣơng, tƣờng
thành kiên cố, chói ngời ánh đuốc, những cuộc họp hội đồng binh sĩ bên ánh
đuốc, giọng nói vang lên đanh thép của những anh hùng Akay (A kê en). Những
cuộc bàn luận của các vị bô lão trên mặt thành Troie, chỗ kia là lễ tế thần, chỗ
khác là tiệc tùng đãi khách, lễ tang và những lời than khóc vang dội Sử thi
Illiade đã phát huy lối kể chuyện đến đỉnh cao, vừa chấm phá lại vừa xen chi
tiết tỉ mỉ, rất hấp dẫn và sinh động.
+ Giọng kể chuyện khi gọi nhân vật, đặc biệt Homer hay dùng định ngữ
kèm tên nhân vật. Đây là thủ pháp giúp ngƣời nghe dễ nhớ tên và tính cách
nhân vật, chẳng hạn “Diomet dũng cảm, Ajax to nhƣ tháp chuông, Achill thần
thánh, Athena đôi mắt cú mèo, Aphrodite tóc vàng, Hera mắt bò cái. Apollon

bắn xa muôn dặm”
+ Lối văn so sánh, hình tƣợng hoá tính cách và hành động của nhân vật
và cảnh vật giúp ngƣời nghe dễ nhớ và đánh giá: “chàng nhƣ con sƣ tử xông
vào”, chiếc khiên “nhƣ bức tƣờng thành vững chắc”, “sáng nhƣ vừng đông mới
mọc”, lời nói “tuôn chảy nhƣ mật ong”
- Bên cạnh bút pháp hùng tráng sử thi tả cảnh hoành tráng, sôi động,
Homer cũng vận dụng bút pháp trữ tình, nhƣ cảnh “Hector từ giã vợ con” đi
quyết chiến với Achill, cảnh “Hera lừa Zeus”. Đáng chú ý nữa là thủ pháp xây
dựng nhân vật và tính cách. Nhân vật chính Achill của Illiade đƣợc miêu tả
công phu. Chàng không có một quá trình lai lịch nhƣng chỉ cần vài cảnh xuất
hiện, đôi đoạn miêu tả đã in dấu ngay cho ngƣời đọc. Sự dũng mãnh của chàng
khác hẳn với một Ulise (Odyssee) thận trọng khôn ngoan, tính toán, trí xảo.
Nhƣng Ulise khôn ngoan khác với ông già Nexto từng trải cuộc đời. Và
Diomete kiêu hùng rất ghét anh hùng Paris thạo quyến rũ phụ nữ và ƣa bắn
lén Hai chiến tuyến với hàng trăm nhân vật anh hùng đa dạng tính cách, mỗi
ngƣời một vẻ, đƣợc miêu tả chọn lọc, chấm phá nhƣng rất ấn tƣợng và rõ nét.
Đặc biệt khi mô tả anh hùng chiến bại khó khăn hơn tả anh hùng chiến thắng.
Chiến bại nhƣng vẫn là kẻ anh hùng đáng ca ngợi.

CHƢƠNG 4: BI KỊCH HI LẠP (5 tiết)

I. S RA ĐI CỦA BI KỊCH HY LẠP
ra đời trong khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ IX TCN - thời kì hình thành chế
độ chiếm hữu nô lệ.
PHẦN II: VĂN HỌC PHỤC HƢNG TÂY ÂU (25 tiết)
(Văn học thế kỷ XIV-XVI)
CHƢƠNG 1: KHI QUT V PHONG TRÀO VĂN HO PHỤC HƢNG ( 3 tiết)
I. BI CẢNH XUẤT HIỆN PHONG TRÀO VĂN HO PHỤC HƢNG
Thuật ngữ Phục hưng: Renascita ", còn ngƣời Pháp gọi là " La Renaissance ",
ngƣời Anh gọi "The Renaissance ". Những từ ấy đều có nghĩa là tái sinh, phục

hƣng hay sống lại.
1. Truyền thống văn hoá Hy Lạp – La Mã
Trân trọng đề cao con ngƣời và đấu tranh cho tự do của con ngƣời Đó là
con ngƣời mà xã hội Phục Hƣng đang cần, những con ngƣời " khổng lồ ":
khổng lồ về tƣ tƣởng, khổng lồ về nhiệt tình và tính cách, về tài năng hiểu biết.
Nó đã làm biến đổi sâu sắc đời sống tinh thần và vật chất của xã hội Tây Âu,
phơi bày sự trì trệ, lạc hậu lỗi thời của chế độ phong kiến và nhà thờ trung cổ,
tạo đà biến chuyển trên mọi lĩnh vực sang những thế kỉ sau.
2. Bối cảnh kinh tế – chính trị
V KINH T : Miền bắc nƣớc Ý là một trung tâm kinh tế chính trị và văn hóa
phát triển sớm nhất ở Tây Âu từ thế kỉ XIV.
Các đô thị ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đời sống xã
hội.Tầng lớp thị dân ngày càng đông đảo và lớn mạnh, là nguyên nhân sâu xa gây
nên những biến động văn hóa.
V CHÍNH TRỊ: Chế độ phong kiến phân tán bấy giờ trở thành vật cản con
đƣờng phát triển của Tây Âu
3. Tôn giáo và triết học
Thời Phục Hƣng ,Phần lớn dân German (Đức) rời bỏ giáo hội đi theo đạo Tin
Lành.
Thần học và triết học kinh viện bị họ đả kích gay gắt.
Các nhà nghệ sĩ tạo hình nhƣ Lonardo Da Vinci. Mikellangelo, Raphael cũng
dùng cây bút vẽ và màu sắc để sáng tạo những hình tƣợng Phục hƣng, từ hình
tƣợng thánh thần mang hình hài con ngƣời trần tục đến những hình tƣợng con
ngƣời bình dị mang những vẻ đẹp giản dị không mấy ai ngờ. Tranh tƣợng khoả
thân thời kì này mặc sức phô diễn vẻ đẹp của con ngƣời trong một cảm hứng tự
hào, yêu thƣơng đến gần nhƣ thiêng liêng, ta thƣờng gọi là " cảm xúc thánh
thiện". Trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật Phục Hƣng nở hoa kết trái tƣng
bừng.
II. CHỦ NGHA NHÂN VĂN PHỤC HƢNG
Nói văn học thời kỳ Phục Hƣng là để chỉ giai đoạn văn học phƣơng Tây từ cuối

TK XIV đến đầu TK XVII, đƣợc bắt đầu bằng Đantê và kết thúc bởi Sêcxpia.
Chủ nghĩa nhân văn gồm ba yếu tố:
Đề cao con người: “Con ngƣời là kiểu mẫu và là kích thƣớc để đo lƣờng vạn
vật” (Prôtagôrax).
Đề cao lí trí: Chống lại quan điểm ngu dân thời trung cổ, dẫn con ngƣời vào tối
tăm, dốt nát. Thời trung cổ có quan niệm: “Tin rồi hãy hiểu”. Quan niệm này
làm cho con ngƣời mê muội. Thời Phục hƣng đề cao: “Hiểu rồi hãy tin”.
Triết lý tự nhiênThời Phục hƣng quan niệm con ngƣời sinh ra trong cuộc đời thì
không có một lực lƣợng nào có quyền kìm hãm không để cho nó phát triển một
cách tự nhiên:
Vậy, tại sao lại có những hạn chế đó? Bởi từ nguyên lí nhân đạo của các nhà
nhân văn đã có những mâu thuẫn.
Hạn chế :
Quá say sƣa ca ngợi con ngƣời tự do, đòi giải phóng con ngƣời một cách tuyệt đối
sẽ dẫn đến thứ tự do vô chính phủ
Ca ngợi con ngƣời, đấu tranh cho con ngƣời thoả mãn mọi nhu cầu vật chất và
tinh thần, đòi hỏi con ngƣời phải đƣợc sống đúng với bản thể của mình, nhất là
lại say sƣa với các nhu cầu xác thịt phải chăng là sự mở đƣờng cho những
nguyên lí hạ thấp con ngƣời xuống hàng con vật?
Khuynh hƣớng đề cao những dụng vọng cá nhân, muốn làm gì thì làm tiếp tục
mở đƣờng cho lối sống vị kỉ, tâm lí có tiền kết duyên với dục vọng quyền lực
tạo ra tai hoạ lớn cho xã hội.
Mặc dầu còn những nét tiêu cực, chủ nghĩa nhân văn Phục Hƣng vẫn là một cống
hiến lớn lao cho lịch sử tƣ tƣởng và văn hóa của loài ngƣời. Nó đã góp phần tích
cực đấu tranh giải phóng con ngƣời ra khỏi chế độ phong kiến trung cổ và mở
đƣờng cho các xã hội Tây Âu tiến lên.
CHƢƠNG 2: VĂN HỌC PHỤC HƢNG ITALIA, PHP, TÂY BAN NHA (8 tiết)
C. Nội dung bài học
I. NƢC ITALIA – KHI NGUN CỦA PHONG TRÀO VĂN HO PHỤC HƢNG
1. Dante và Thần khc

viết bằng tiếng Ý, 100 khúc với 14226 câu thơ.
Gồm bốn phần:
Khúc mở đầu / Địa ngục / Luyện ngục / Thiên đƣờng.
Tóm tắt cốt truyện nhƣ sau:
Địa Ngục, cảnh tƣợng âm u rùng rợn chín tầng. Vạc dầu sôi, lửa cháy ngun ngút,
tội nhân bị gặm đầu, ngụp lặn trong bể máu. Đủ mọi loại ngƣời ở trần gian chƣa
đƣợc rửa tội. Có một cặp tội nhân đƣợc nhà thơ thông cảm xót xa - họ là chị dâu
em chồng yêu nhau vụng trộm. Những kẻ phản bội tổ quốc rƣớc giặc về giày xéo
quê hƣơng thì ông nguyền rủa, trong đó có cả Giáo hoàng Boniphace VIII. Tiếp
đó Virgile dẫn Dante đi thăm Luyện Ngục gồm 7 bậc, nơi đây yên tĩnh giúp
ngƣời ăn năn hối cải, tẩy rửa lỗi lầm. Họ là danh nhân văn nghệ sĩ triết gia anh
hùng quá khứ là những ngƣời có công với tổ quốc, loài ngƣời. Họ sắp rời khỏi
đây lên thiên đƣờng cực lạc chan hòa ánh sáng. Nhƣng khi qua khỏi Luyện Ngục,
Virgile từ giã Dante vì ông là ngƣời dị giáo không lên đƣợc thiên đƣờng. Nàng
Beatrice lại xuất
" Sau đó Beatrice đƣa nhà thơ Dante lên cõi thiên đƣờng, ông chiêm ngƣỡng
ngây ngất hình ảnh Chúa Cứu Thế, lòng trào dâng niềm tin tƣởng.


II. VĂN HỌC PHỤC HƢNG PHP VÀ TÂY BAN NHA
2. Cervantes và Don Quịote
Tiểu thuyết Don Quijote, nhà quý tộc tài ba xứ Mancha đƣợc coi là tác
phẩm đánh dấu sự hoàn thiện của thể loại tiểu thuyết.
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết tên là Kijana khoảng năm chục tuổi,
cao lênh khênh, gày gò nhƣng tráng kiện. Quanh năm nhàn rỗi, không làm việc
gì ngoài vùi đầu đọc sách hiệp sĩ. Y đọc mải miết. Y bán dần ruộng đất để mua
sách hiệp sĩ chất đầy nhà. Đọc nhiều ngủ ít, trí óc y lú lẫn, y coi những chuyện
trong sách là chuyện thực ngoài đời, hơn cả sự thực
Gợi ý phân tích tác phẩm
- Bối cảnh đời sống văn học Tây ban nha trƣớc khi tác phẩm ra đời :

Hồi ấy sách tiểu thuyết hiệp sĩ tràn ngập thị trƣờng Tây ban nha và Tây Âu, gây
nhiều tác hại cho công chúng và gây phẫn nộ đối với chính luận. Thị hiếu thẩm
mĩ của ngƣời đọc bị méo mó lệch lạc. Hình tƣợng hiệp sĩ giang hồ phóng đãng
làm nảy sinh lối sống tai hại cho trậy tự an ninh xã hội. Vua Tây ban nha là
Charler Cing ra lệnh cấm đọc loại tiểu thuyết đó nhƣng họ vẫn lén lút đọc say
mê. Các nhà tu hành cũng chẳng kém. Sách hiệp sĩ vẫn cứ lƣu hành. Mãi đến
khi cuốn Don Quijote xuất hiện thì loại tiểu thuyết hiệp sĩ mới mất hết độc giả.
Dĩ độc trị độc. Dƣ luận nồng nhiệt ca tụng cuốn tiểu thuyết châm biếm sâu sắc
này. Lần đầu tiên trong đời nhà văn Cervantes đón nhận thành công và cảm thấy
đƣợc an ủi cho cuộc đời vất vả chịu đựng bất công của mình.
- Giá trị của tác phẩm Don Quijote:
+ Chôn vùi một thể tài tiểu thuyết hiệp sĩ trung cổ có hại cho công chúng.
+ Góp một cuốn tiểu thuyết mới với nội dung nhân đạo chủ nghĩa, bênh
vực quyền sống con ngƣời. Đằng sau một hài kịch là bi kịch của ngƣời nghệ sĩ
chân chính trong cuộc Phục Hƣng.
+ Xây dựng tiểu thuyết hiện thực, Don Quijote miêu tả hiện thực đất
nƣớc Tây Ban Nha khổ cực, nhiễu nhƣơng, rối loạn dƣới sự cai trị của phong
kiến và tăng lữ, lấp ló một bọn ngƣời khác sắp vào cuộc áp bức con ngƣời - gã
tƣ sản.
+ Biểu dƣơng những tƣ tƣởng mới mẻ tiến bộ của thời đại mới khi trình
bày những vấn đề tôn giáo, xã hội, nghệ thuật, tình yêu hạnh phúc.
- Phân tích nhân vật:
+ Nhân vật Don Quijote :
Don Quijote vẽ ra một kẻ ham mê đọc sách hiệp sĩ nên bị đầu độc, kẻ chỉ
biết sách vở mà không biết gì đến hiện thực khách quan rồi sẽ thất bại. Tiểt
thuyết miêu tả sự không ăn khớp giữa lí tƣởng hiệp sĩ trung cổ với hiện thực
đang tƣ sản hóa. Hai giá trị song song tồn tại trong tác phẩm: sự điên rồ của
hiệp sĩ và những thất bại cay đắng liên miên của y diễn ra cùng với hiện thực
đen tối của đất nƣớc. Hình ảnh Don Quijote tƣợng trung cho đẳng cấp tăng lữ
và giai cấp phong kiến cố sức lấy cái lí tƣởng cũ kĩ ngoan cố chống lại tƣ tƣởng

Phục hƣng, nhƣ chàng hiệp sĩ Don Quijote vậy thôi. Một chi tiết tiêu biểu: kị sĩ
vác giáo đánh cối xay gió, bị cối xay quật ngã. Kẻ vác giáo thất bại, còn lịch sử
vẫn tiến lên (bánh xe lịch sử vẫn quay). Nhà văn còn mƣợn nhân vật phát ngôn
cho mình những tƣ tƣởng mới, những suy ngẫm, quan niệm về chính trị, xã hội,
tôn giáo, nghệ thuật, đặc biệt là nhân sinh quan. Hãy nghe nhân vật nói những
lời tỉnh táo, xúc động, thâm thúy với bác giám mã Sanso sau những lúc mộng
du:
 „Vì tự do cũng nhƣ vì danh dự, có thể và cần phải hi sinh cả tính
mạng nữa. Ngƣợc lại, làm mất tự do là điều tệ hại nhất trong những
điều ác của con ngƣời. Ta nói điều này, Sanso à, bởi vì hồi nãy bữa
tiệc linh đình dành cho chúng ta trong lâu đài nọ, trƣớc những thức
ăn ngon lành và những đồ uống chắc là phải dịu ngọt ta vẫn phải
chịu dày vò vì đói khát. Vì ta không đƣợc ăn uống với sự tự do nhƣ
khi ta ăn uống những thứ do tự tay ta làm ra. Kẻ nào ăn miếng bánh
tự tay mình làm ra mà không phải mang ơn ai bố thí là kẻ sung
sƣớng nhất trên đời‟.
Hay những quan niệm mới mẻ khác hẳn thói phong kiến hƣ danh khi
khuyên nhủ Sanso lên đƣờng nhận chức quan "tổng trấn": „Sanso à, anh phải lấy
nguồn gốc nghèo nàn của mình làm vinh dự. Đừng sợ nói cho mọi ngƣời biết
rằng mình xuất thân nông dân. Khi ngƣời ta thấy mình không biết hổ thẹn thì
chẳng ai bới móc làm gì. Thà rằng nghèo mà có đạo đức còn hơn là quyền quí
mà gian ác Dòng máu thì có di truyền, còn việc làm tốt đẹp thì phải trau dồi mới
có. Đạo đức, tự bản thân nó có giá trị gấp bao lần dòng máu‟.
Ý kiến thật là mới mẻ, nhờ có thời Phục hƣng mới có đƣợc. Yêu chính
nghĩa và đạo đức là nét tính cách của hiệp sĩ Don Quijote. Trƣớc khi lên đƣờng
ông đã tuyên bố nhƣ vậy và luôn luôn làm nhƣ vậy: „Có những kẻ dấn bƣớc trên
con đƣờng đầy tham vọng và vênh vang đắc ý. Lại có những kẻ dấn mình vào
nẻo tối tăm của thói xu nịnh đê tiện, có kẻ đi trên con đƣờng đạo đức giả, lừa
bịp Còn ta, ta đi theo ngôi sao định mệnh trên con đƣờng gian nan chật vật
của ngƣời hiệp sĩ lang thang. Ta khinh bỉ hết thảy mọi vinh hoa phù phiếm,

nhƣng ta không bao giờ vứt bỏ danh dự‟.
Hành động và lời nói của Don Quijote đi đôi với nhau. Khi đƣợc viên
quận công nhƣờng chức cho, ông liền nhƣờng ngay cho bác Sanso và một mình
đi tiếp con đƣờng đã chọn. Về già, y tỉnh ngộ, nhƣng rồi cũng rơi vào bế tắc và
buồn rầu. Y chết trong sự thƣơng tiếc của mọi ngƣời - một con ngƣời vừa đáng
cƣời, đáng giận vừa đáng thƣơng, đáng quí. Thật vậy, mĩ học đã gọi Don
Quijote là nhân vật bi - hài kịch của cái cũ - cái tốt đẹp nhƣng đã cũ. Một hiệp sĩ
đơn thƣơng độc mã cƣỡi ngựa xông vào cái xã hội đang tƣ sản hóa trùng trùng
điệp điệp kia thì thất bại là hiển nhiên không tránh khỏi.
+ Nhân vật Sanso:
Bác là dân cày, mang trong dòng máu tính nết hồn nhiên, chất phác, thực
tế và cuối cùng bác là ngƣời chiến thắng. Sau hai cuộc phiêu lƣu, bác trở về có
ít tiền trao cho vợ, lại thêm những đức tính tốt học đƣợc của Don Quijote: lòng
yêu tự do, công bằng, chính nghĩa, lòng yêu ngƣời Tuy nhiên, là anh nông dân
tƣ hữu, bác cũng có những thói xấu tham lam, ranh mãnh, tính toán muốn làm
giàu bằng mọi cách, kể cả thủ đoạn vặt vãnh. Bác đi theo hiệp sĩ vì lời hứa hẹn
sẽ đƣợc làm quan với những quyền lợi vật chất. Khi có ít tiền bác nghĩ đến việc
đi châu Phi buôn nô lệ da đen nếu hiệp sĩ lo cho bác làm "vua châu Phi". May
mắn thay, bác lại đƣợc đi bên cạnh Don Quijote. Lƣơng tri cao cả của hiệp sĩ đã
kìm hãm bớt cái thói hám lợi của bác, nên bác đã không sa xuống con đƣờng tội
lỗi. Khi đã chán ngán hƣ danh và cảm thấy chức quan không hợp với mình, bác
nói: „về với ý muốn trƣớc đây của tôi. Cho phép tôi dời bỏ nơi này, để thoát cái
chết dang đe dọa tôi. Các ngài hãy thƣa lại với công tƣớc (quận công) rằng tôi
sinh ra trần truồng. Tôi không thua cuộc mà cũng không chiến thắng - tôi muốn
nói rằng khi tôi đến đây cai trị không có một đồng xu thì bây giờ khi từ giã nơi
này tôi đi với hai bàn tay trắng. Những cánh chim sếu mang tôi lên tận trời cao
để cho lũ chim chích và các loài chim khác mổ chết tôi, hãy bỏ nó ở chuồng
ngựa. Tốt hơn hết chúng ta tụt xuống đất và đi bằng hai chân. Hình ảnh Sanso là
nhân vật tƣơng phản với Don Quijote, tƣơng phản từ hình dáng đến tâm hồn
nhƣng không đối lập mà lại hòa hợp, bổ sung cho nhau. Hai nhân vật đi bên

nhau, soi sáng cho nhau và chịu ảnh hƣởng lẫn nhau. Một tính cách thực tế đi
bên một tính cách mộng tƣởng điên rồ. Họ đã trở nên thân thiết nhƣ đôi bạn chứ
không phải ông chủ và đầy tớ. Nhờ sự can ngăn rỉ rả của bác, lão Don Quijote
cuối cùng cũng tỉnh ngộ. Trái lại, nhờ gần gũi nhà hiệp sĩ lãng mạn, bác nông
dân thêm giàu lòng yêu ngƣời, yêu tự do công bằng và chính nghĩa. Thật ra bản
chất vốn có của hai con ngƣời ấy cũng chẳng phải là ham muốn làm giàu và
khao khát hƣ danh - đó chỉ là cái vỏ tạm thời. Cái gì đã gắn bó hai tính cách trái
ngƣợc? Chỉ có thể là một tính cách giống nhau căn bản giữa hai ngƣời mà thôi,
ấy là truyền thống nhân văn chủ nghĩa.
hiện thực: - Quang cảnh đât nƣớc Tây ban nha với những làng mạc phố phƣờng
chợ búa, quán trọ hiện lên thật sinh động dƣới ngòi bút Cervantes.
- mây trăm nhân vật tiêu biểu đủ mọi tầng lớp xã hội: quí tộc, tăng
lữ, nông dân thợ thuyền. lái buôn, sinh viên, kẻ cƣớp, gái điếm,
thợ hớt tóc, gã ảo thuật rong đều có mặt trong tác phẩm.
- Những cảnh áp bức bóc lột và nhũng tệ nạn xã hội đều đƣợc phơi
bày. Những lực lƣợng xã hội mới, những tƣ tƣởng cải cách đòi
giải phóng cá nhân đang bừng dậy.
Hai tính cách chính không đứng im bất động mà vận động
theo cùng tác phẩm, sống động phức tạp. Đó là dấu hiệu cơ bản
của chủ nghĩa hiện thực.
Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn rất phong phú, nhiều giọng
điệu, khi dí dỏm bông đùa, khi trầm lắng suy tƣ lúc từ tốn khoan
thai khi sôi nổi thúc giục, tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi thích
hợp. Hình bóng chàng hiệp sĩ Don Quijote và bác giám mã Sanso
Pancha vừa buồn cƣời vừa đáng yêu ấy vẫn còn đi lang thang mãi
mãi khắp cõi nhân gian. Hai nhân vật bất hủ này đến với mọi
ngƣời với tấm lòng thiết tha yêu tự do, lẽ phải và chính nghĩa ở
đời, họ đã lên đƣờng từ phong trào văn hóa Phục Hƣng đến tận
bây giờ.


CHƢƠNG 3 : VĂN HỌC PHỤC HƢNG ANH (8 tiết)
I. NƢC ANH TRONG THI PHỤC HƢNG
Nƣớc Anh bƣớc vào thời đại Phục hƣng muộn hơn so với Italia, Pháp,
Tây Ban Nha và các nƣớc Tây Âu khác. Từ thế kỉ XVI, nƣớc Anh mau chóng
đuổi kịp và vƣợt những nƣớc đi trƣớc.
Văn hoá Phục hƣng Anh ra đời muộn trong bối cảnh nói trên nhƣng khi
bùng phát thì nó lại đạt thành tựu lớn nhƣ đà tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế
nƣớc này. Nhìn chung nó cũng mang những tính chất Phục Hƣng nhƣ các nƣớc
Tây Âu khác ở lục địa:
văn học Phục hƣng Anh còn có những nét riêng của đất nƣớc và lịch sử
Anh, truyền thống văn nghệ Anh chi phối
Nền kịch Anh học tập đƣợc rất nhiều ở hai nguồn này, nhất là nguồn bi kịch và
hài kịch.
Kịch của Shakespeare là một kiểu mẫu vĩ đại có tầm bao quát chiều rộng và
chiều sâu trong việc nhận thức con ngƣời và cuộc đời.
Có 3 thể loại chính trong kịch của Shakespeare:
- Kịch lịch sử: (Kịch biên niên):
- Hài kịch: (Phân tích một số hài kịch tiêu biểu: Giấc mộng đêm hè, Người
lái buôn thành Venise
- Bi kịch: Ða số bi kịch của Shakespeare đƣợc sáng tác trong giai đoạn thứ hai,
đánh dấu một chặng đƣờng quan trọng trong tƣ tƣởng của ông
Những xung đột gay gắt trong kịch của Shakespeare thể hiện qua nghệ
thuật khái quát hóa các mâu thuẫn xã hội, mà trong đó là cuộc đấu tranh giữa
những con ngƣời mang lý tƣởng nhân văn và những nhân vật đại diện cho cái
ác. Mặc dù các nhân vật anh hùng ngã xuống, công lý hình nhƣ vẫn đƣợc phục
hồi khi những đại diện của cái ác bị trừng trị một cách đích đáng. Vì thế, tuy có
màu sắc u ám thảm đạm, các vở bi kịch của Shakespeare không rơi vào chủ
nghĩa bi quan mà thấm đƣợm lòng tin vào sự chiến thắng cuối cùng của những
nguyên lý tốt đẹp trong đời sống.
Các bi kịch của Shakespeare không những ghi lại các thời điểm gay gắt

trong xã hội mà còn ghi lại cả những cơn khủng hoảng tinh thần sâu sắc của các
nhân vật. Tất cả họ đều trải qua những chặng đƣờng đấu tranh gay gắt trong nội
tâm, giữa tình huống và nội tâm, giữa hành động và suy tƣ. Nét tính cách nổi bật
nhất nơi các nhân vật Shakespeare trong các vở bi kịch là lòng kiên trì hƣớng
tới mục đích. Lý tƣởng hoặc dục vọng đã bẻ lái cho con thuyền đời và nở hoa
cho hành động các nhân vật chính: Hamlet, Othello, Macbeth . . . Chính sự
thống trị của nét tính cách cơ bản này, dù tích cực hay tiêu cực, đều đã dẫn nhân
vật đến cái chết. Cái chết của các nhân vật trong bi kịch Shakespeare đƣợc
quyết định bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sau cái chết của
các nhân vật, ngƣời xem càng thấy ý nghĩa sâu sắc của bi kịch Shakespeare, nhƣ
một chứng tích của thời đại.
Cống hiến của Shakepeare in đậm dấu ấn lên sân khấu và văn chƣơng các
thế hệ sau. Ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện,
ngôn ngữ và thể loại. Cho tới trƣớc vở Romeo và Juliet, lãng mạn không đƣợc
xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. Độc thoại đã từng đƣợc sử dụng chủ yếu để
truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhƣng Shakespeare đã sử dụng nó để
khám phá tâm trí nhân vật



1. RÔMÊÔ VÀ JULIET
Rômêô và Juliet đƣợc viết vào khoảng 1594-1595. Câu chuyện về mối
tình oan trái, bi thảm của Rômêô và Juliet vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra
ở Ý dƣới thời trung cổ. là một trong những kiệt tác hàng đầu.
1.1 Giá trị nội dung
Rômêô và Juliet là bản tình ca ngợi ca tình yêu trong sáng, chân thành
chiến thắng hận thù và lễ giáo phong kiến.
1.1.1. Ngợi ca tình yêu trong sáng, chân thành
Sêcxpia đã dựng lên một mối tình tuyệt diệu với mọi cung bậc gặp gỡ, làm
quen, thề nguyền đính ƣớc, chia ly… Chất men ngây ngất của bản tình ca đƣợc

tác giả làm sống dậy bằng thứ ngôn ngữ và hình ảnh thơ mộng. Vẻ đẹp thiên thần
của Juliet đã khiến Rômêô bàng hoàng, sửng sốt: “Chao ôi, thật là nàng dạy cho
những bó đuốc nhƣ thế nào là chói sáng… Báu vật này ai có thể chiếm đƣợc làm
của riêng! Vẻ tuyệt thế kia sao cõi trần lại có? Nàng ở giữa đám phụ nữ này nhƣ
bồ câu trắng giữa đàn quạ” (cảnh 5, hồi 1).
Trúng phải mũi tên ái tình, từ sau đêm hội hoá trang chàng Rômêô tìm mọi cơ
hội để đƣợc bày tỏ mối tình si của mình. Những lời thoại đầy hoa mỹ, những
hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những ngôn từ cầu kỳ, kiểu cách, thấm đẫm chất trữ
tình và trí tuệ, phù hợp với tính cách của một chàng công tử phong nhã, si mê:
“nh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đó, phƣơng Đông đó và nàng Juliét là
mặt trời… Đôi mắt nàng nhƣ lên tiếng và ta nóng lòng muốn đáp lại ánh mắt
nàng. Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã tha thiết
nhờ mắt nàng lấp lánh chờ cho đến lúc sao về” (cảnh 2, hồi 2).
Trƣớc tình yêu cháy bỏng của Rômêô, Juliet đã đi theo tiếng gọi của con tim yêu
đƣơng dạt dào nhựa sống. Hãy nghe nàng bày tỏ: “Ôi, Rômêô, hỡi Rômêô! Sao
chàng lại mang tên đó nhỉ?”. Và ngay lập tức con tim nàng lên tiếng: “Chỉ có tên
họ chàng là thù địch của em thôi! Cái tên nào có nghĩa gì? Bông hồng kia, giá
gọi bằng một cái tên khác thì hƣơng thơm vẫn cứ ngạt ngào” (cảnh 2, hồi 2). Tâm
hồn ngây thơ, trong sáng và đa cảm của Juliét đã vƣơng một nỗi ám ảnh bi kịch
của mối tình éo le nảy sinh trên một mối thù. Cái ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng
đã khiến cho hình tƣợng Juliet trở thành một trong những hình tƣợng thiếu nữ
yêu đƣơng đẹp nhất trong văn học thế giới xƣa nay. Vì thế mà Flôbe đã ngợi ca:
“Viêcgin đã sáng tạo ra ngƣời thiếu phụ yêu đƣơng, Sêcxpia đã sáng tạo ra ngƣời
thiếu nữ yêu đƣơng. Tất cả nhƣng thiếu phụ và thiếu nữ yêu đƣơng khác chỉ là
mô phỏng theo hai nhân vật Điđông và Juliet”.
Không chỉ ngợi ca tình yêu tuyệt đẹp giữa Rômêô và Juliet, Sêcxpia còn lên
tiếng tố cáo hận thù và lễ giáo phong kiến đã cản trở tình yêu và giẫm đạp lên
hạnh phúc lứa đôi của họ.
1.1.2. Ngợi ca ý thức đấu tranh bảo vệ quyền tự do yêu đương và hạnh phúc lứa
đôi

Mối hận thù lâu đời giữa hai dòng họ đã không ngăn đƣợc họ yêu nhau. Lễ giáo
phong kiến đã không ngăn đƣợc họ gặp nhau. Cái chết của Tibân, án đi đày của
Rômêô => cũng không chia lìa đƣợc họ. Tài mạo, danh vọng, của cải của Parit
không thể làm Juliet thay dạ đổi lòng. Những sự việc kinh khủng nhất (nằm một
ngày một đêm giữa những thây ma…) cũng không làm cô gái ngây thơ kia chùn
bƣớc… Cái chết của họ không cho ta một cảm tƣởng khuất phục đầu hàng. Họ đã
thắng. Cái xã hội phong kiến hẹp hòi, ti tiện đã phải cảm phục tình yêu trong sáng
của họ
có một nội dung tiến bộ. - tố cáo những gông cùm phong kiến giam giữ con ng-
ƣời và ngăn trở hạnh phúc lứa đôi.
- Nó lên án những thành kiến ngu muội, những ngăn
cách giả tạo gây hằn thù chém giết.
- Nó đả phá lễ giáo hẹp hòi và nền “đạo đức” giả
dối.
- nêu lên một quan niệm mới đối với tình yêu và
hạnh phúc của con ngƣời:
Đó là thắng lợi của những lý tƣởng nhân văn chủ nghĩa đối với nền luân lý
trung cổ phản nhân văn, là niềm tin mãnh liệt của Sêcxpia vào Con Ngƣời.


1.2 Giá trị nghệ thuật
Cái bi ở đây do hoàn cảnh sinh ra, xô đẩy hai nhân vật trung tâm vào chỗ chết.
Vì vậy, vở Rômêô và Juliet vẫn thuộc phạm trù bi kịch kiểu cũ
- bi kịch tình huống,
- bi kịch tính cách.
Về hành động kịch, Sêcxpia không tự trói mình vào luật tam duy nhất. Thời gian
ở đây tuy đƣợc dồn lại để làm tăng thêm tính chất gay gắt của mâu thuẫn nhƣng
cũng phải diễn ra trong 4 ngày đêm. Địa điểm cũng luôn luôn thay đổi. Hành
động kịch khi diễn ra trong nhà, khi ở ngoài vƣờn họ Capiulet, hoặc trên đƣờng
phố, hoặc trong hầm mộ…

Sêcxpia cũng phá vỡ quy luật phân biệt bi kịch với hài kịch, bằng cách đƣa
nhiều yếu tố hài vào trong vở bi kịch này
Về ngôn ngữ, Sêcxpia đƣợc mệnh danh là nhà pháp sƣ của ngôn ngữ Anh. Ông
sử dụng một vốn từ rất lớn, trong đó ngôn ngữ dân gian góp phần đáng kể. Các
tục ngữ đƣợc ông sử dụng rất linh hoạt. Những câu khôi hài châm biếm, sắc
bén, mạnh bạo hợp với lối nói bình dân, đả kích mạnh vào những cái xấu, cái
rởm đƣơng thời.















2. HAMLET
Vở kịch đƣợc diễn lần đầu vào năm 1601
2.1. Giá trị nội dung
2.1.1. Bi kịch về sự đổ vỡ các giá trị
Thái tử Hamlet là một chàng trai đang độ hoa niên, là một chàng trai
hoạt bát vui vẻ đang háo hức, say sƣa với cuộc sống và tình yêu thì bỗng nhiên
bị gọi về quê nhà để chịu tang vua cha. Khi trở về Đan mạch, chàng phải đối
diện với những sự thật cay đắng làm cho cuộc đời chàng mang một màu tang u

uất. Bao nhiêu giá trị tốt đẹp mà bấy lâu chàng tôn thờ bỗng chốc bị sụp đổ.
Trƣớc hết đó là niềm tin vào ngƣời mẹ của mình, một ngƣời mẹ mà bấy
lâu nay chàng thƣơng yêu quý trọng bỗng nhiên đột ngột lấy ngƣời chú, em
chồng của mình, kém xa đức vua - chồng cũ của bà ta về cả ngoại hình lẫn đức
độ. Chuyện xảy ra trong thời gian ngắn (hai tháng) sau cái chết của chồng,
nhanh đến nỗi Hamlet phải nói rằng: “thịt quay trong đám tang làm đồ nguội
trong đám cƣới”. Sự đổ vỡ trong tình mẫu tử đã làm chàng nghi ngờ phụ nữ nói
riêng và nghi ngờ vào con ngƣời nói chung, chàng nhận ra bi kịch lãng quên của
ngƣời đời “nếu một đức vua mà mới hai tháng đã quên rồi thì một danh nhân
chắc là đƣợc năm tháng”. Phần cuối vở kịch, thông qua câu chuyện đầy khôi hài
nhƣng chua chát của hai tên phu đào huyệt chúng ta càng thấy rõ tâm trạng đỗ
vỡ của Hamlet đối với sự lãng quên, sự phủ phàng của ngƣời đời. Rốt cục rồi cả
cuộc đời múa may quay cuồng rồi cũng chỉ thế này thôi ƣ?
Qua ông chú độc ác của mình, qua hành động dám lấy chị dâu của mình,
phạm tội loạn luân một cách trầm trọng mà vẫn nhởn nhơ, vui vẻ xem đó là quy
luật đã làm cho chàng thất vọng một cách sâu sắc trƣớc quan hệ giữa con ngƣời
với con ngƣời, quan hệ họ hàng thân thích. Những giá trị tốt đẹp bị những ngƣời
thân yêu nhất của mình chà đạp, dày xéo.
Điều làm cho chàng thất vọng nhất, đau đớn nhất đó chính là việc phát
hiện ra ngƣời giết cha mình lại chính là ông chú độc ác của mình.
Bi kịch của Hamlet ban đầu chỉ là bi kịch của một gia đình, sự đỗ vỡ
trong quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em, quan hệ mẹ con. Nhƣng đây lại là một
vƣơng triều nên bi kịch gia đình trở thành bi kịch của một dân tộc thậm chí cả
nhân loại chung quy cũng chỉ vì quyền lực và ngôi báu. Hamlet nhận ra bản chất
của bọn vua chúa, bản chất của những tên quan gian ác, lọc lừa nhƣ Polonius.
Nên không phải ngẫu nhiên mà chàng thốt lên rằng: thế gian là một ngục thất
mà Đan Mạch là một ngục thất ghê tởm nhất. Đó là “một thời đại đảo điên, tan
tác”.
2.1.2. Bi kịch về sự cô đơn của con người
Từ sự đỗ vỡ các giá trị, chàng nhận thức đƣợc điều đó nên chàng chàng

bị cô lập trƣớc những con ngƣời và xã hội xấu xa, thối nát quanh chàng.
Chính sự giả điên của chàng đã đẩy chàng vào sự cô độc, không ai có thể hiểu
và chia sẻ cùng chàng nỗi đau mà chàng đang phải gánh chịu.
Và chính trí tuệ của chàng, sự ƣu tƣ của chàng trƣớc thời cuộc cũng là một
trong những nguyên nhân tạo nên bi kịch cô đơn của chàng.
Bi kịch của con ngƣời luôn trăn trở để tìm chân lý.
2.1.3. Bi kịch làm người (sống hay không sống)
Từ sự đổ vỡ các giá trị, từ bi kịch cô đơn của chính mình trƣớc thực
trạng đảo điên của xã hội, Hamlet không ngừng suy tƣ và từ sự suy tƣ trăn trở
đó đã dẫn chàng đến hành động. Chàng hiểu một cách sâu sắc giá trị của con
ngƣời, “kỳ diệu thay là con ngƣời! Con ngƣời mới cao quý làm sao về mặt lý
trí, vô tận làm sao về mặt năng khiếu! Về hình dạng và dáng điệu của nó mới
giàu ý nghĩa và đáng kinh làm sao! Về hành động nó khác nào thần thánh, về trí
tuệ nó có thể sánh hàng Thƣợng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của
muôn loài”. Nhƣng cũng chính vì nhận thức về vẻ đẹp của con ngƣời nhƣ vậy
nên chàng càng sụp đổ trƣớc những con ngƣời mà chàng chàng phải đối diện.
Chàng chua chát nhận ra rằng: “Ấy thế mà với tôi tính chất của cát bụi kia là gì?
Đàn ông không làm cho tôi vui. Không, cả đàn bà nữa cũng vậy”. Chàng đau
khổ nhận ra sự thoái hóa biến chất của của con ngƣời: “Bẩn thỉu thay là đời! Ôi
bẩn! Bẩn! Thật là một vƣờn hoang mọc lên từ những hạt giống độc, đầy rác rƣởi
thối tha”. Có những lúc chán chƣờng tuyệt vọng, chàng nghĩ đến cái chết: “Ôi
thịt da rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan ra đi nhƣ một giọt sƣơng! Mong sao
đáng bất diệt đừng trừng phạt kẻ tự hủy hoại đời mình ”. “Chàng đã dũng cảm
tự mỗ xẻ, phanh phui bản ngã của mình. Đây là lần đầu tiên trong văn học thế
giới, xuất hiện con ngƣời - tự mổ xẻ để giúp con ngƣời hiểu biết về chính nó.
Phải đến thời đại Phục hƣng mới có khám phá mới về về vũ trụ và về con ngƣời
và Hamlet của Shakespeare chính là một trong hai khám phá vĩ đại đó: khám
phá về con ngƣời.” (Lƣơng Duy Trung). Với Hamlet, Lý trí và Tƣ duy con
ngƣời đƣợc chàng đề cao: “Ông tạo phú cho ta trí tuệ mẫn tiệp, biết lƣờng trƣớc
tính sau, đâu phải để cho cái năng khiếu ấy, cái lý trí thần thánh ấy bị hoen rỉ

trong tim óc”. Với chàng, sống là phải sống sao cho ra Con Ngƣời, và chết cũng
phải chết cách nào đó để không hổ danh là Con Ngƣời. Có lẽ vì thế mà chàng
đắn đo không giết Colonius trong khi ông ta đang cầu nguyện, bởi hắn ta sẽ chết
với tội lỗi đƣợc rửa sạch, theo chàng thì phải giết khi hắn đang trong cơn hoan
lạc hay trong cuộc cờ nhƣ vậy thì linh hồn hắn sẽ mang theo tội lỗi xuống mồ.
Chàng luôn đặt ra vấn đề “sống hay không sống?”, sống mà cam chịu thì
chẳng khác nào chết, theo chàng sống là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau và
cái ác, phải khôi phục lại trật tự, làm cho cái thời đại đảo điên, tan tác của chàng
trở nên “ngay ngắn vững vàng”. Bởi vậy, ngay sau đoạn độc thoại hồi IV, chàng
lớn tiếng hạ quyết tâm: “Ôi! từ giờ phút này, ý nghĩ ta phải đẫm máu nếu không
sẽ chẳng có giá trị gì”. Và chàng đã vung gƣơm trừng phạt Colonius kẻ đã gieo
rắc mọi tai ƣơng cho gia đình và vƣơng quốc của chàng. Cái chết của Hamlet
đậm chất bi nhƣng cũng đầy chất hùng tráng, đó là cái chết của một chiến sĩ
“Xin bốn vị tƣớng quân hãy khiêng Hamlet nhƣ khiêng một chiến sĩ ”. Cái
chết của chàng chính là một cách sống, chết nhƣ vậy là bất tử.
2.2. Giá trị nghệ thuật
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nhân vật trong Hamlet đƣợc Shakespeare miêu tả một cách sống động,
mỗi nhân vật có một nét riêng không ai lẫn vào ai. Bản tính của nhân vật thể
hiện một cách trực tiếp thông qua độc thoại hoặc đối thoại của nhân vật. Nhân
vật Polonius đầy mƣu mô xảo trá thƣờng hay độc thoại nội tâm; ông vua, ông
chú đầy tham vọng mặc dù biết việc mình làm là sai nhƣng không những không
sám hối mà ngày một lún sâu vào tội ác. Một hoàng hậu Getrude yếu đuối luôn
luôn bị giằng xé giữa một bên là vai trò làm mẹ, một bên là bản năng của một
ngƣời phụ nữ. Một Ophelia hiền lành nhân hậu, trong trắng và đáng yêu đã bị
sóng gió của cuộc đời dồn đến cái chết. Mỗi nhân vật là một tính cách không ai
giống ai trên sân khấu cuộc đời.
Một trong những nét đặc sắc trong việc phân tích tâm lý nhân vật trong
vở kịch này nữa đó là tác giả Shakespeare đã dùng nghệ thuật kịch lồng kịch để
phanh phui tâm lý nhân vật, lột trần những suy nghĩ u ám trong nội tâm nhân

vật. Hamlet đã dùng vở kịch để qua đó nhân vật Colonius và mẫu hậu của chàng
bị lột trần chân tƣớng. Đây là một trong những nét đặc sắc thể hiện sự hiểu biết
sâu sắc về tâm lý con ngƣời của Shakespeare.
Trong số các nhân vật thành công nhất có lẽ là nhân vật Hamlet. Đây là
nhân vật luôn luôn suy tƣ để tìm chân lý, chân lý về cuộc đời, chân lý về con
ngƣời. Những luồng tƣ tƣởng đối lập nhau luôn đan xen và chống đối nhau
trong nhân vật này. Thông qua nhân vật Hamlet, Shakespeare muốn thể hiện
biểu tƣợng về con ngƣời của thời Phục hƣng, con ngƣời biết sống và đấu tranh
cho sự sống của chính mình sao cho xứng với danh nghĩa Con Ngƣời.
2.2.2. Ngôn ngữ
Cũng nhƣ các vở kịch trƣớc, Hamlet cũng là một trong những tác phẩm
đánh dấu tài năng sử dụng ngôn từ của Shakespeare. Cùng với cách pha trộn
giữa bi kịch và hài kịch, những câu nói đầy suy tƣ và triết lý bên cạnh những lời
lẽ hàng ngày, độc thoại xen lẫn với đối thoại một cách hài hòa, nhịp nhàng đax
giúp tác giả thể hiện con ngƣời bên trong và con nguời bên ngoài của nhân vật.
Đối với từng nhân vật, Shakespeare cá tính hóa một cách sâu sắc. Mỗi
nhân vật của ông đều có khẩu khí riêng. Ngôn ngữ của ông giàu hình ảnh và
giàu tính biểu tƣợng, ông để cho nhân vật Hamlet gọi cuộc đời trƣớc mắt là

×