Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lịch sử lớp 8 - PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC Tiết 1 (2 tiết) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.5 KB, 10 trang )

BÀI 4:
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ
SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Tiết 1
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
– Buổi đầu của phong trào công nhân: đập phá máy, bãi công trong buổi
đầu thế kỷ XIX.
– C. Mác và Anghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
– Phong trào công nhân vào những năm 1848 – 1870.
2. Tư tưởng :
– Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học.
– Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh
của giai cấp công nhân.
3. Kỹ năng :
– Biết phân tích, nhận định về quá trình phát triển của phong trào công
nhân vào thế kỷ XIX.
– Bước đầu rèn luyện làm quen với văn kiện lịch sử – Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG :
– Tìm hiểu tranh ảnh trong sách giáo khoa.
– Ảnh chân dung C. Mác và Anghen.
– Bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
– Tài liệu tham khảo.
o Sách giáo viên Sử 8 + SGK Sử.
o Đại cương lịch sử thế giới.
o Lịch sử thế giới cận đại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Bài 3 – tiết 2 :


Câu hỏi: Vì sao các nước tư bản phát triển đẩy mạnh việc xâm chiếm
thuộc địa? Kết quả?
 Giáo viên nhận xét
3. Giảng bài mới :
Vào bài: Cách mạng Công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ
XVIII đã gây nên những chuyển biến căn bản trong việc phát triển của sức
sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong xã hội, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
ngày càng nặng nề, vì vậy đã đưa tới những cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản chống lại giai cấp tư sản, giải phóng người lao động khỏi ách áp bức,
bóc lột. Giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh, trong phong trào đấu
tranh của công nhân, CNXHKH ra đời đã đưa phong trào công nhân là một
bước mới. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu “Phong trào công nhân và
sự ra đời của chủ nghĩa Mác”.
Các hoạt động của thầy – trò


Tiết 7:
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Hoạt động 1: Nội dung
– Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu
tranh của công nhân.
– Các hình thức đấu tranh.
– Kết quả.
Giáo viên: Cùng với sự phát triển của công
nghiệp, giai cấp công nhân hình thành ở Anh
và ngày một tăng nhanh ở một số nước khác.
Phỏng vấn: Vì sao ngay lúc mới ra đời giai
1. Phong trào đập phá máy
móc và bãi công


 Nguyên nhân
Lòng tham lợi nhuận sự
bóc lột càng tăng  đời sống
công nhân khổ cực.



cấp công nhân đã đấu tranh chống lại chủ
nghĩa tư bản?
 (Bị bóc lột nặng nề, phải làm việc từ 14
 16h mỗi ngày. Trong điều kiện lao động
vất vả, tiền lương thấp, điều kiện ăn ở tồi
tàn,…)
Giáo viên: Cuộc cách mạng công nghiệp làm
cho số công nhân ngày một đông đảo và tập
trung nhưng không cải thiện đời sống cho họ.
Tình cảnh họ tồi tệ và sa sút. Ngày lao động
của công nhân kéo dài từ 14 16h và chỉ
được lãnh đồng lương chết đói. Lao động trẻ
em và phụ nữ được sử dụng rộng rãi trong
những điều kiện khắc nghiệt: nơi sản xuất rất
nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông.
Không khí lao động nặng nề, môi trường bị ô
nhiễm  người lao động mắc một số bệnh:
đau xương sống, chân đi vòng kiềng, vẹo
xương, nhiều bệnh hiểm nghèo khác, người





















lao động không thọ quá 40 tuổi. Họ còn bị
nạn thất nghiệp đe dọa do những cuộc khủng
hoảng kinh tế gây nên sẵn sàng hất họ ra hè
phố  Trước tình cảnh trên mâu thuẫn giữa
giai cấp vô sản và tư sản là điều không thể
tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
Vì sao công nhân lại đập phá máy móc?
Hành động này thể hiện sự nhận thức như
thế nào của công nhân?
Giáo viên: Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
càng gay gắt thì công nhân càng đứng dậy
đấu tranh giành chính quyền lợi cho mình.
Hình thức phản kháng sơ khai của người

công nhân là những cuộc bạo động tự phát
chống lại việc áp dụng máy móc, họ cho rằng
nguồn gốc của nỗi khổ đau chính là máy
móc. Vì vậy, phong trào phá máy móc, đập
phá, đốt xưởng lan tràn rất nhanh trong các
trung tâm công nghiệp. Nhưng dần họ thấy
rằng máy móc không phải là kẻ thù thực sự




















và hậu quả của những cuộc phá máy là sự
trấn áp của giai cấp nắm chính quyền. Họ
tiến lên một bước cao hơn là đấu tranh bãi

công và xây dựng công đoàn.
Trong những năm 20 – 30 của thế kỷ XIX
các ngành lao động ở Anh đều tổ chức công
đoàn với chủ trương là bảo vệ nhân công,
chống những hoạt động bạo ngược của giai
cấp tư sản.
Phỏng vấn:
 Phong trào đấu tranh của công nhân với
những hình thức đấu tranh như thế nào?
 (đập phá máy móc, đốt phân xưởng,
bãi công).
 Mục đích của các công đoàn là gì? 
(đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện
điều kiện làm việc).
 Việc đấu tranh đập phá máy có đưa đến
thành công trong cuộc đấu tranh chống

 Hình thức đấu tranh
– Đập phá máy móc.
– Đốt công xưởng.
– Bãi công.


 Kết quả
– Thất bại
– Thành lập công đoàn



2. Phong trào công nhân

trong những năm 1830 –
1840.

 Nguyên nhân
Giai cấp công nhân phát
tư sản hay không?
 (đều bị thất bại, bị đàn áp của giai cấp tư
sản  thành lập các công đoàn)
Hoạt động 2: Nội dung
– Nhận thức của giai cấp công nhân phát
triển dẫn đến những cuộc đấu tranh
mới.
– Kết quả các cuộc đấu tranh.
Trình bày Giáo viên: Qua quá trình đấu
tranh, giai cấp công nhân dần dần có ý thức
và tổ chức hơn, họ tiến hành những cuộc đấu
tranh với quy mô lớn hơn chống lại không
riêng một chủ xưởng mà với toàn bộ giai cấp
tư sản, đòi hỏi không riêng quyền lợi kinh tế
mà còn có yêu cầu chính trị rõ rệt.
Phỏng vấn: Từ những năm 30 của thế kỷ
XIX giai cấp công nhân như thế nào?
 (Trở thành một lực lượng xã hội độc lập)
 trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
triển  ý thức đấu tranh
càng cao.






 Phong trào đấu tranh
– 1831 công nhân dệt
thành phố Lion (Pháp)
khởi nghĩa.
– 1844 công nhân dệt
vùng Sơ lê din (Đức).
– 1836 – 1847 Phong
trào Hiến chương ở
Anh.



Trình bày Giáo viên: Một số công nhân dệt
thành phố Lion Pháp – trung tâm công
nghiệp lớn sau Paris với 30.300 công nhân
dệt sống rất khổ cực, họ đã đòi tăng lương
nhưng không được chủ chấp nhận nên đứng
lên đấu tranh làm chủ thành phố trong 4
ngày.
Em hiểu câu khẩu hiệu “Sống trong lao
động, chết trong chiến đấu” là như thế nào?
Giáo viên: Câu khẩu hiệu có ý nghĩa quyền
được lao động không bị bóc lột và quyết tâm
chiến đấu để bảo vệ quyền lao động của
mình.
Năm 1844 sự kiện gì xảy ra?
 ( công nhân dệt vùng Sơ-đê-lin Đức khởi
nghĩa).
Phỏng vấn:

Từ 1836 – 1847?
 (Phong trào hiến chương ở Anh)




 Kết quả
– Đều thất bại














Kết quả phong trào đấu tranh của các nước
Châu Âu trong nửa đầu thế kỷ XIX?  (đều
bị thất bại).
Giáo viên: Cuộc khởi nghĩa Lion ở Pháp
1831, phong trào Hiến chương ở Anh 1836 –
1847 và cuộc khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức
1844 đánh dấu thời kỳ đấu tranh có tính chất
độc lập của giai cấp công nhân.

Vì sao những cuộc đấu tranh của công nhân
mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
Nguyên nhân?
Trình bày Giáo viên: Những cuộc đấu tranh
bị thất bại vì nó bộc lộ những hạn chế chưa
có một đường lối đấu tranh khoa học chính
xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt
của giai cấp công nhân.
Sự ra đời của CNCSKH mà người sáng lập
vĩ đại là C. Mác và Anghen đã đặt cơ sở lý
luận cho việc giải quyết những yêu cầu của
công nhân.
 Ý nghĩa
– Sự trưởng thành của
phong trào công nhân
quốc tế.
– Tạo tiền đề cho sự ra
đời lý luận cách mạng
Các cuộc đấu tranh của công nhân có ý nghĩa
lịch sử như thế nào?
 (đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng
nhận thức của phong trào công nhân; tạo tiền
đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng).
4. Củng cố
Cho học sinh làm bài tập:
Câu hỏi:
 Phong trào công nhân ở các nước Châu Á trong những năm 1830 –
1840 có những điểm gì khác phong trào công nhân nhận thức trước đó?
 Nêu các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm
1830 – 1840?

5. Dặn dò
– Xem lại bài + học thuộc bài.
– Trả lời câu hỏi bài tập.
– Đọc trước phần II và trả lời câu hỏi.
– Làm bài tập câu hỏi trang 36.

×