Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.64 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***
TIỂU LUẬN
BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM-
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh – 1111110169
Đặng Thị Hương Giang – 1111110376
Nguyễn Thị Hà Anh – 1111150172
Nguyễn Thị Mai Anh - 1111110140
Lê Thị Quỳnh – 1111110860
Lê Thị Lý - 1111110321
Hà Nội, Tháng 12, 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước
trên thế giới phải đối mặt.Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị xã
hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm tăng dần.Để giải quyết vấn nạn
này, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã ra đời. Mục đích của chính sách bảo
hiểm thất nghiệp là trợ giúp về mặt tài chính cho người lao động thất nghiệp
để họ ổn đinh cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất
định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động, có những
cơ hội mới về việc làm.
Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được thực hiện bắt đầu từ
ngày 01/01/2009.Qua năm năm thực hiện, mặc dù đã đạt được những kết
quả bước đầu nhưng chính sách vẫn còn những bất cấp và gặp khó khăn
trong quá trình thực hiện.Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách
BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.Vì vậy nhóm chúng em


chọn đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng & một số đề
xuất” để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng chính
sách BHTN hiện nay và những giải pháp, đề xuất được rút ra. Bài nghiên
cứu gồm 3 phần:
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
PHẦN III: GIẢI PHÁPVÀĐỀ XUẤT
Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự hướng dẫn chỉ bảo và góp ý
của cô giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
Nhóm nghiên cứu
4
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.Khái niệm
BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung - quỹ bảo
hiểm thất nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia
(người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước)
nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp
rủi ro về việc làm. Mặt khác, trợ cấp thất nghiệp của Nhà nước và trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm khác với việc hình thành quỹ bảo hiểm thất
nghiệp là một quá trình thường xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp
của cả người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà
nước. BHTN không những là sự đóng góp chung rủi ro mất việc làm cùng
tham gia đóng góp vào quỹ và từ quỹ đó hỗ trợ tài chính cho một bộ phận
nhỏ những người không may rơi vào tình trạng thất nghiệp mà còn là sự
góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với nhau.
2.Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.

Là một bộ phận của bảo hiểm xã hội (BHXH), BHTN là bảo hiểm bổi
thường cho người lao động bị thiệt hạivề thu nhập do bị mất việc làm để họ
ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thi truờng lao động.
Như vậy, mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài chính cho người
thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng
mực nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động
để có những cơ hội mới về việc làm. Vì thế, một số nhà kinh tế học còn cho
rằng BHTN là hạt nhân của thị trường lao động và nằm trong chính sách
kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính sách này trước hết vì lợi ích của người
lao động và người sử dụng lao động sau nữa là vì lợi ích xã hội.
5
Mặc dù nhiều nước triển khai BHTN độc lập với BHXH, song đối tượng
của BHTN cũng giống đối tượng của BHXH, đó là thu nhập của người lao
động.Còn đối tượng tham gia BHTN cũng là người lao động và người sử
dụng lao động, song đối tượng này rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể và quy định của từng nước.Đại đa số các nước đều quy định đối
tượng tham gia BHTN là những người lao động trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động. Bao gồm:
- Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng
một số lượng lao động nhất định.
- Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất
định (thường là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn
thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp (nhưng không phải là viên chức và
công chức).
- Những công chức, viên chức Nhà nước; những người lao động độc
lập không có chủ; những người làm thuê theo mùa vụ thường không thuộc
đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bởi vì, hoặc là họ được Nhà nước
tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hoặc là những
người khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc
ngắn, công việc không ổn định, thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ. Về

phía người sử dụng lao động, họ cũng có trách nhiệm đóng góp BHTN cho
người lao động mà họ sử dụng. Như vậy, đối tượng tham gia BHTN hẹp
hơn rất nhiều so với BHXH.
- Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro việc làm.
Người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm họ sẽ được hưởng trợ cấp
BHTN.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN khá chặt chẽ:
6
• Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian
nhất định
• Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động; sẵn sàng làm việc
• Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại Cơ quan lao
động có thẩm quyền do Nhà nước quy định;
• Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn
quy định.
II. THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM
1.Thực trạng thất nghiệp Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam
tăng nhẹ từ 1,71% trong 6 tháng đầu năm 2012 lên mức 2,01%.
7
Theo báo cáo của tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam
năm 2008 là 4.65% tăng 0.01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao
động thiếu việc làm năm 2008 là 5.1% tăng 0.2% so với năm 2007. Đáng
chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%. Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam
được Tổng cục Thống kê thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho
những người trong độ tuổi từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ.
Ngoài ra, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh
tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác đó là tỷ lệ thiếu việc làm trong
độ tuổi lao động. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu

vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở
Việt Nam, tỷ lệ này ở nông thôn thường cao hơn thành thị. Lý do cho hiện
tượng này là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao
động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự
biến đổi quá nhanh như hiện nay.
Tuy nhiên, môt báo cáo gần đây nhất của BHXH Việt Nam, giai đoạn
2010-2013 chỉ ra rằng khu vực thành thị ngày càng gia tăng nhiều hơn
những vấn đề liên quan đến thất nghiệp. Bản báo cáo nhấn mạnh quan ngại
về xu hướng tăng lên của thất nghiệp thanh niên thành thị đi cùng với xu
hướng tăng lên của tỷ lệ thanh niên không hoạt động đối với không chỉ thị
8
trường lao động Việt Nam nói riêng mà còn tạo ra một áp lực đáng kể đến
những vấn đề xã hội.
Dựa vào những con số trên, chúng ta có thể rút ra được một số dự báo
về vấn đề thất nghiệp trong những năm tới như sau:
Theo dự báo của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM, năm 2013,
kinh tế tiếp tục khó khăn, thêm nhiều doanh nghiệp không trụ được phải rời
bỏ thị trường nên lượng người thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.Dự kiến, có
khoảng 150.000 người thất nghiệp trong những năm tới, và chiếm phần lớn
vẫn nằm ở độ tuổi thanh niên. Đặc biệt giai đoạn 2013-2020, tỷ lệ thất
nghiệp cả nước dự kiến sẽ tăng từ 2,5% năm 2015 lên 2,9% năm 2020.
Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra
nhanh khiến cho tỷ lệ thất nghiệp nông thôn tăng nhẹ, từ 1,8% năm 2015
lên 2,2% năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị sẽ tăng lên 4.0% năm 2015
nhưng nhờ sự phục hổi của các ngành công nghiệp và dịch vụ nên tỷ lệ này
còn được dự báo sẽ giảm còn 3,9% vào năm 2020.
2. Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam
2.1 Các nội dung cơ bản của chính sách BHTN 2014
Những căn cứ pháp luật:
- Luật Bảo hiểm Xã hội 2006;

- Nghị định 127/2008/NĐ-CP;
9
- Nghị định 100/2012/NĐ-CP;
- Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH;
- Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH.
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất
nghiệp;
- Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở
Lao động, Thương binh & Xã hội; và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp
thất nghiệp (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng
ký thất nghiệp);
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp
60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi
thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
- 3 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến dưới 36
tháng.
- 6 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 36 tháng đến dưới 72
tháng.
- 9 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 72 tháng đến dưới 144
tháng.
- 12 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 144 tháng trở lên.
Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Không thông báo về kết quả tìm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới
thiệu việc làm;
- Bị tạm giam.
Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng
còn lại);
- Hưởng lương hưu;
- Sau 2 lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng;
- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục;
- Ra nước ngoài định cư;
- Chết;
- Bị áp dụng xử lý hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục, chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo.
10
Thủ tục, hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động,
Thương binh & Xã hội quy định (được phát tại nơi đến đăng ký bảo hiểm
thất nghiệp);
- Bản sao hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất
nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật;
- Sổ bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận của đơn vị về người lao động
đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất
nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động thất nghiệp có nhu cầu chuyển tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp : Phải làm
đơn đề nghị gửi nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để được giới thiệu về
nơi cư trú để hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao
động.
2.2 Công tác tổ chức thực hiện
Hiện nay, bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHTN đang do hai

ngành là Lao động- Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam thực hiện.
Mô hình cụ thể
như sau:
11
2.3 Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ năm
2009 đến nay
2.3.1 Về thu BHTN
Có thể thấy, đến tháng 9 năm 2010 cả nước có 6,6 triệu người tham
gia BHTN, so với lực lượng lao động có việc làm của Việt Nam là 48 triệu
người (theo điều tra lao động, việc làm từ 1/9/2009 của Tổng cục thống kê)
mới chỉ chiếm 13%, trong khi đó chúng ta còn khoảng gần 40 triệu lao động
cũng có nhu cầu được bảo vệ khi thất nghiệp.
2.3.2 Chi trả chế độ BHTN:
Chính sách BHTN được quy định trong Luật BHXH và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2009, theo quy định của Luật thì từ ngày 1/1/2010 mới có
những lao động thất nghiệp đầu tiên đủ điều kiện (nếu đã đóng BHTN đủ 12
tháng và bị thất nghiệp) hưởng chế độ BHTN.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2010 đã tiếp nhận
và chi trả cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng BHTN là 273.952 triệu
đồng trên toàn quốc là:
• Chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng: 234.239 triệu động
• Chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần: 14.099 triệu đông
• Chi trả hồ sơ tìm kiếm việc làm: 14 927 triệu đồng
12
• Chi trả hỗ trợ học nghề: 102 triệu đồng
• Chi mua thẻ bảo hiểm y tế: 10540 triệu đồng
Tuy thời kỳ đầu có rất ít đối tượng đủ điều kiện hưởng BHTN, nhưng
theo dự báo thì trong thời gian tới số đối tượng đủ điều kiện hưởng chính
sách BHTN sẽ rất lớn, đặc biệt là vào trước dịp nghỉ Tết nguyên đán, do
người lao động thường có tâm lý nhảy việc, nghỉ về quê ăn Tết sau đó

đăng ký hưởng trợ cấp BHTN cùng với đề nghị thanh toán tiền BHXH một
lần.
3. Một số đánh giá chung về thực trạng BHTN Việt Nam
Một số kết quả đạt được:
Thứ nhất, cả 3 bên có trách nhiệm đóng góp hình thành quỹ BHTN
đều có nghĩa vụ và quyền lợi khi thực hiện
 Người lao động đóng góp thể hiện quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa
trách nhiệm và quyền lợi. Quỹ BHTN chi trả trợ cấp, giúp đỡ người lao động
khi họ thất nghiệp, vì vậy đương nhiên họ phải tham gia đóng góp hình
thành quỹ.
 Người sử dụng lao động đóng góp thể hiện trách nhiệm của mình. Là
một thành viên của xã hội, doanh nghiệp phải đóng góp phần đảm bảo an
toàn, ổn định, công bằng xã hội, do đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp còn phải ý thức được trách nhiệm xã hội và cụ thể hóa thành
việc tham gia BHTN cho người lao động mà họ sử dụng.
Nhà Nước đóng góp thể hiện vai trò chủ đạo, trung tâm của
mình.Thực tế Nhà nước tạo được mối quan hệ bền chắc trong việc hình
thành nên một quỹ tiền tệ lớn để khắc phục hậu quả thất nghiệp và ổn định
xã hội.
Thứ hai, càng ngày, chính sách BHTN càng trở thành hạt nhân của
chính sách thị trường lao động. Mục đích chính của chính sách BHTN, quan
trọng hơn cả là hỗ trợ người lao động đào tạo lại tay nghề, tư vấn giới thiệu
việc làm để người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động tìm việc.
13
Thứ ba, hiện nay đã hình thành được một quỹ tài chính đủ lớn độc lập
với ngân sách nhà nước để chi trả cho người lao động khi bị thất nghiệp.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
1.Giải pháp đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới
Một là, tăng cường tuyên truyền chính sách về BHTN đến tận chủ sử
dụng lao động và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng, hội thảo, tọa đàm, phổ biến chính sách ở các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động và các khu công nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của chủ
sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động về chính sách BHTN,
quy trình thủ tục tham gia, các chế độ thu hưởng BHTN như hỗ trợ học
nghề, hỗ trợ tìm việc làm, bảo hiểm y tế…
Hai là, đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và
xã hội và ngành bảo hiểm xã hội nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong
quá trình thực hiện như ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp với
tình hình thực tế, xác định đối tượng đóng BHTN, xác định rõ những người
có việc làm thôi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra của ngành và liên ngành, kiên quyết xử lý những doanh
nghiệp cố tình chây ỳ, trốn đóng BHTN hoặc những trường hợp doanh
nghiệp, người lao động có hiện tượng gian lận trong thụ hưởng chế độ
BHTN.
Ba là, cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ
quyền lợi cho người lao động cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành
trong việc tuyên truyền chính sách về BHTN cũng như giám sát việc thực
hiện BHTN.
Bốn là, về phía người lao động cần chủ động tìm hiểu nắm được chính
sách BHTN, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm hoặc phổ biến
chính sách về BHTN để yêu cầu về quyền lợi tham gia BHTN khi ký kết hợp
14
đồng với chủ sử dụng lao động, biết được quy trình, thủtục khi thụ hưởng
chế độ BHTN.
Qua thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng
đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế,
đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ
vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Thực tế điều tra,
khảo sát cho thấy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách bảo
hiểm thất nghiệp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện, bảo đảm tối

đa người lao động làm công ăn lương đều có quyền tham gia bảo hiểm thất
nghiệp và hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
2. Định hướng phát triển BHTN trong thời gian tới
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm tiến bộ không chỉ có ý
nghĩa hỗ trợ người lao động khi mất việc làm mà còn có giá trị ổn định kinh
tế - xã hội đối với xã hội, đất nước. Trên thế giới, bảo hiểm thất nghiệp phát
triển khi kinh tế thị trường phát triển. Khi đó, thị trường lao động phát triển
mạnh thì khả năng rủi ro thất nghiệp lớn. Bảo hiểm thất nghiệp chỉ có ý
nghĩa trợ cấp cho người lao động mang tính ngắn hạn. Đối tượng của bảo
hiểm thất nghiệp tương đối hẹp, là những người đã có việc làm, có quan hệ
lao động (có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động) và đóng bảo
hiểm thất nghiệp thì khi mất việc làm sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất
nghiệp. Thị trường lao động ở Việt Nam hiện mới hình thành và còn trong
giai đoạn phát triển thấp nên nếu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp mà không
có tính khả thi thì sẽ làm mất đi ý nghĩa xã hội của loại hình bảo hiểm này.
Trong trường hợp xảy ra thất nghiệp hàng loạt do biến động về chiến
tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai… thì cần phải có thêm giá đỡ của Nhà
nước vì lúc đó quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ không kham nổi. Không chỉ có
nhà nước bản thân chi phí đầu vào của các doanh nghiệp hiện nay cũng
tăng do giá hàng hóa trên thi trường đã hình thành một mặt bằng giá
15
cao.Trong khi đó, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thì cần phải có giải
pháp giảm chi phí đầu vào nên nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại nếu áp dụng
chính sách bảo hiêm thất nghiệp, đây là bài toán của bảo hiểm thất nghiệp
mà hiện chưa có bài giải nào thấu đáo.Vì thế, các cơ quan hữu quan nên
đặc biệt chú trọng vào mảng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm mới cho
người thất nghiệp hơn là tính toán đến số tiền đóng và hưởng.
Vì vậy, để BHTN thật sự mang ý nghĩa xã hội của nó, và làm công cụ
đắc lực cho nền kinh tế.Đảng và Nhà nước cần chú trọng vào đào tạo nghề,
tập trung nâng cao cả về cơ sở vật chất và chất lượng cho các trung tâm,

cơ sở dạy nghề. Bên cạnh đó cần có sự hợp tác và đóng góp của nhiều
thành phần kinh tế: các doanh nghiệp hay tổ chức chính phủ, các doanh
nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hợp tác xã nông nghiệp, vv. Các
tổ chức này có bổn phận tham gia đóng góp vào các quỹ, thu gom tiền đóng
vào quỹ thất nghiệp của lao động và nộp và báo cáo cho các quỹ bảo hiểm
thất nghiệp của chính phủ trung ương và địa phương. Các báo cáo chính
xác sẽ giúp người bị mất việc được hưởng tiền thất nghiệp xứng đáng với
sức lao động và sự đóng góp của họ và giúp tránh việc trả tiền thất nghiệp
sai sót và lạm dụng BHTN của các thành phần không đóng góp khác.
16
KẾT LUẬN
Số doanh nghiệp tuyên bố phá sản, ngưng hoạt động càng ngày càng
tăng kéo theo số lượng lao động thất nghiệp cũng tăng dần. Tuy nhiên bên
cạnh đó thì số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng ngày càng
tăng. Chính sách BHTN không chỉ đơn thuần là hoạt động thu chi trả trợ cấp
that nghiệp mà mục tiêu lớn hơn là các giải pháp ngăn ngừa tình trạng thất
nghiệp, đưa người lao động bị thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động,
thông qua hoạt động tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. BHTN là
chỗ dựa tin cậy cho những người lao động tham gia BHTN, khi bị mất việc
làm được bù đắp một phần thu nhập, được chăm sóc y tế trong thời gian
thất nghiệp
Qua thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng
đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế,
đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ
vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Thực tế cho thấy,
cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện, bảo đảm tối đa người lao động
làm công ăn lương đều có quyền tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hưởng
chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS-TS. Hoàng Văn Châu, Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB
Khoa học và kỹ thuật 2002
- Nghị định số 100/2012/NĐ-CP của Chính phủ
- Luật Việc làm 2013
- Website:
• />• Việc thực hiện chính sách
Bảo hiểm thất nghiệp thời gian gần đây
• Bảo hiểm thất nghiệp và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
• www.gso.gov.vn Tỷ lệ thất nghiệp giữa nông thôn và thành thi
18

×