Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.01 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TRỌNG NHẤT

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH
HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ
NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐƠNG SƠNG NHUỆ
VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SƠNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TRỌNG NHẤT

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH
HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐƠNG SƠNG NHUỆ
VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SƠNG HỒNG


Chun ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60 - 62 - 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GVCC, PGS.TS Lê Quang Vinh

Hà Nội - 2014


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................. 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Cơ sở đề xuất đề tài nghiên cứu ......................................................................................... 4
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng ...................................................................... 5
Nội dung và kết quả nghiên cứu......................................................................................... 5
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 6
Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................... 7

1.1.

Tổng quan điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7

1.1.1.

Vị trí địa lý.................................................................................................................... 7

1.1.2.

Đặc điểm địa hình......................................................................................................... 7

1.1.3.

Đặc điểm cấu tạo địa chất............................................................................................. 7

1.1.4.

Đặc điểm thổ nhưỡng ................................................................................................... 8

1.1.5.

Đặc điểm khí tượng, khí hậu ........................................................................................ 9

1.1.6.

Đặc điển sơng ngịi ..................................................................................................... 14

1.2.


Tổng quan về dân sinh, kinh tế, xã hội....................................................................... 19

1.2.1.

Vấn đề dân số ............................................................................................................. 19

1.2.2.

Các vấn đề an sinh xã hội ........................................................................................... 19

1.2.3.

Tình hình phát triển kinh tế ........................................................................................ 20

1.2.4.

Các vấn đề xã hội cần quan tâm ................................................................................. 20

1.3.

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất và định hướng phát triển không gian......................... 21

1.3.1.

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất .................................................................................... 21

1.3.2.

Định hướng phát triển không gian của khu vực nghiên cứu ...................................... 23


1.4.

Hiện trạng tiêu nước ................................................................................................... 27

1.4.1.

Hiện trạng tiêu nước của khu vực nghiên cứu............................................................ 27

1.4.2.

Hướng tiêu nước hiện trạng của khu vực nghiên cứu................................................. 29

1.5.

Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước cho khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................. 29

1.6.

Nhận xét và kết luận chương 1 ................................................................................... 30


2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ TIÊU VÀ GIẢI
PHÁP TIÊU CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................... 31
2.1.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số tiêu........................................................... 31

2.1.1.


Quá trình biến động về hệ số tiêu và biện pháp tiêu nước áp dụng cho khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................. 31

2.1.2.

Các yếu tố gây biến đổi hệ số tiêu thiết kế và làm thay đổi biện pháp tiêu nước....... 33

2.2.

Đề xuất giải pháp tiêu nước áp dụng cho khu vực nghiên cứu .................................. 35

2.2.1.

Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp tiêu nước............................................................... 35

2.2.2.

Đề xuất giải pháp tiêu nước áp dụng cho khu vực nghiên cứu .................................. 36

2.3.

Nhận xét và kết luận chương 2 ................................................................................... 38

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU TÍNH TỐN HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ VÀ KIẾN NGHỊ
HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................. 40
3.1.

Nghiên cứu phương pháp tính tốn hệ số tiêu của các dự án trước đây..................... 40


3.1.1.

Dự án thoát nước thành phố Hà Nội........................................................................... 40

3.1.2.

Dự án Bổ sung Quy hoạch thủy lợi hệ thống thủy nông sông Nhuệ năm 1997 ......... 41

3.1.3.

Dự án Rà soát bổ sung Quy hoạch thủy lợi hệ thống sông Nhuệ năm 2007 .............. 42

3.2.

Phương pháp tính tốn hệ số tiêu cho khu vực nghiên cứu........................................ 42

3.2.1.

Cơ sở đề xuất phương pháp tính tốn hệ số tiêu......................................................... 42

3.2.2.

Các đối tượng tiêu nước và tỷ lệ diện tích của đối tượng tiêu nước có mặt trong khu
vực nghiên cứu ........................................................................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp tính tốn................................................................................................ 52

3.3.


Kết quả tính tốn hệ số tiêu thiết kế cho khu vực nghiên cứu.................................... 55

3.3.1.

Kết quả tính tốn hệ số tiêu thiết kế cho lưu vực sông Tô Lịch ................................. 55

3.3.2.

Kết quả tính tốn hệ số tiêu thiết kế cho lưu vực sông Nhuệ ..................................... 57

3.4.

Kiến nghị hệ số tiêu thiết kế cho khu vực nghiên cứu................................................ 58

3.4.1.

Lưu vực sông Tô Lịch ................................................................................................ 58

3.4.2.

Lưu vực sông Nhuệ .................................................................................................... 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 62


3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Nhiệt độ khơng khí trung bình (Trạm Láng).............................................................. 9
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (Trạm Láng) .............................................. 10
Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (Trạm Láng)........................................................11
Bảng 1.4. Lượng bốc hơi trung bình tháng............................................................................... 12
Bảng 1.5. Số giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Láng) .......................................................13
Bảng 1.6. Mực nước trung bình sơng Hồng các tháng trong năm tại Hà Nội .......................... 17
Bảng 1.7. Mực nước báo động trong mùa lũ trên sơng Hồng tại Hà Nội................................. 18
Bảng 1.8. Diện tích các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp đã có và sẽ xây dựng trong khu
vực nghiên cứu ......................................................................................................................... 23
Bảng 1.9. Một số chỉ tiêu thiết kế chính của các hồ điều hịa trong lưu vực sơng Tơ Lịch được
đầu tư xây dựng trong giai đoạn 1 ............................................................................................ 28
Bảng 3.1. Diện tích mặt nước các hồ bảo tồn được đo bằng phần mềm .................................. 47
Bảng 3.2. Diện tích mặt nước các hồ được nạo vét, cải tạo ..................................................... 47
theo dự án thốt nước thành phố Hà Nội.................................................................................. 47
Bảng 3.3. Thơng số các sơng nội thị theo dự án thốt nước thành phố Hà Nội ....................... 48
Bảng 3.4. Diện tích mặt bằng trồng cây xanh trong công viên ................................................ 49
Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích và tỷ lệ diện tích các đối tượng tiêu nước có mặt trên tiểu vùng
Yên Sở ...................................................................................................................................... 50
Bảng 3.6. Các hồ điều hòa dự kiến sẽ bố trí trên tiểu vùng sơng Nhuệ theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ................................................................................................................ 50
Bảng 3.8. Diện tích mặt nước các hồ thơng thường hiện có được đo bằng phần mềm............ 51
Bảng 3.8. Diện tích mặt bằng trồng cây xanh trong cơng viên ................................................ 52
Bảng 3.9. Tổng hợp diện tích và tỷ lệ diện tích các đối tượng tiêu nước có mặt trên tiểu vùng
sông Nhuệ năm 2020 ................................................................................................................ 52
Bảng 3.10. Hệ số dòng chảy C của một số loại đối tượng tiêu nước chính có mặt trong khu
vực nghiên cứu ......................................................................................................................... 53
Bảng 3.11. Mơ hình mưa 24 giờ lớn nhất trạm Láng và trạm Hà Đông nằm trong trận mưa 3
ngày lớn nhất tương ứng với tần suất 10%...............................................................................55
Bảng 3.12. Kết quả tính tốn hệ số tiêu của tồn lưu vực sông Tô Lịch tương ứng với các thời
đoạn tiêu nước căng thẳng nhất ................................................................................................ 56

Bảng 3.13. Kết quả tính tốn hệ số tiêu của tồn lưu vực sơng Nhuệ tương ứng với các thời
đoạn tiêu nước căng thẳng nhất ................................................................................................ 58


4

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở đề xuất đề tài nghiên cứu
Khu vực Hà Nội nằm trong phần lưu vực từ phía đơng sơng Nhuệ và phía bắc
Quốc lộ 70A đến sơng Hồng có diện tích tự nhiên 13.540 ha được giới hạn bởi đê sơng
Hồng ở phía đơng và phía bắc, đê sơng Nhuệ ở phía tây, quốc lộ 70A (đường Văn
Điển đi Hà Đơng) ở phía nam.
Theo Dự án tiêu nước cho Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 430/TTg ngày 07/8/1995, trong tổng số 13.540 ha của thành
phố Hà Nội (cũ) được chia thành hai tiểu vùng chính sau đây:
- Tiểu vùng phía đơng sơng Tơ Lịch có diện tích lưu vực 7.750 ha phải bơm ra
sông Hồng bằng trạm bơm Yên Sở (gọi là tiểu vùng Yên Sở). Trạm bơm Yên Sở có lưu
lượng bơm thiết kế 90 m3/s (tương đương với hệ số tiêu 11,6 l/s/ha).
- Tiểu vùng phía tây sơng Tơ Lịch có 5.790 ha được tiêu vào sơng Nhuệ bằng
các trạm bơm phân tán có tổng lưu lượng 35 m3/s (tương đương với hệ số tiêu 6,04
l/s/ha).
Theo dự án rà soát quy hoạch tiêu nước cho hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ đã
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2007, hệ số tiêu thiết kế
áp dụng cho lưu vực Sông Nhuệ nằm phía bắc quốc lộ 70A và huyện Thanh Trì lấy
theo hệ số tiêu thiết kế áp dụng cho Hà Nội khi xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở: q =
11,6 l/s/ha, hệ số tiêu kiểm tra qkt= 15,0 l/s/ha.
Ngày 01/7/2009, Thủ tướng Chính phủ ký duyệt Quyết định số 937/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ nhằm xác định giải pháp
cơng trình tiêu nước, chống ngập úng khu vực nội thành thành phố Hà Nội thuộc hệ
thống sơng Nhuệ, với diện tích 29.153 ha. Theo Quyết định trên, hệ số tiêu thiết kế áp

dụng cho khu vực nội thành Hà Nội ở phía đơng sơng Tơ Lịch là 17,9 l/s/ha và ở phía
tây sơng Tơ Lịch là 19,70 l/s/ha.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn giá trị tuyệt đối về hệ số tiêu thiết kế áp dụng
cho khu vực này có sự biến động rất lớn. Thay đổi về hệ số tiêu dẫn đến thay đổi về
biện pháp tiêu và kinh phí đầu tư xây dựng cơng trình tiêu. Vậy vì sao lại có sự biến


5

động lớn như vậy và dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định hệ số tiêu thiết kế nói
trên? Câu hỏi này chính là căn cứ, là cơ sở để đề xuất đề tài Luận văn cao học: Nghiên
cứu cơ sở khoa học xác định hệ số tiêu thiết kế cho khu vực thành phố Hà Nội nằm
trong lưu vực từ phía đơng sơng Nhuệ và phía bắc Quốc lộ 70A đến sơng Hồng. Vì
vậy, việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề đã đặt ra của đề tài này là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các cơ sở khoa học và phương pháp tính toán hệ số tiêu thiết kế áp
dụng cho khu vực nội thành Hà Nội nằm trong phần diện tích lưu vực từ phía đơng của
đê sơng Nhuệ và phía bắc Quốc lộ 70A đến sông Hồng. Căn cứ vào kết quả tính tốn,
Luận văn sẽ đưa ra một số nhận xét về sự phù hợp của hệ số tiêu thiết kế đã được
Chính phủ phê duyệt và kiến nghị lựa chọn hệ số tiêu khi tính tốn thiết kế xây dựng
các cơng trình tiêu cục bộ đưa nước từ các tiểu lưu vực vào mạng lưới tiêu chung của
thành phố để đưa ra các sơng ngồi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là hệ số tiêu và biện pháp tiêu nước mặt. Phạm vi nghiên
cứu ứng dụng là cơ sở khoa học và thực tiễn của phương pháp tính tốn hệ số tiêu đã
đề xuất áp dụng cho khu vực thành phố Hà Nội nằm trong phần diện tích lưu vực từ
phía đơng của đê sơng Nhuệ và phía bắc Quốc lộ 70 A đến sông Hồng.
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng cơ cấu sử dụng đất và mức độ biến động về cơ cấu sử
dụng đất trên lưu vực nghiên cứu đến năm 2020;

- Phân tích các yếu tố gây biến đổi hệ số tiêu thiết kế và làm thay đổi biện pháp
tiêu nước;
- Tính tốn hệ số tiêu thiết kế cho khu vực nghiên cứu;
- Các khuyến nghị về việc sử dụng kết quả tính tốn trong Luận văn vào thực
tiễn của thủ đô Hà Nội.


6

5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả
đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
b. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá

Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát, nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và
tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
6. Địa điểm nghiên cứu
Các quận, huyện của thành phố Hà Nội nằm trong lưu vực từ phía đơng đê sơng
Nhuệ và phía bắc Quốc lộ 70A đến sông Hồng.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý


Khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi từ phía đơng của đê sơng Nhuệ và phía
bắc Quốc lộ 70A đến sơng Hồng, thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước:
- Phía bắc và phía đơng giáp đê sơng Hồng;
- Phía tây giáp đê sơng Nhuệ;
- Phía nam giáp Quốc lộ 70A.
Khu vực nghiên cứu thuộc đơn vị hành chính của các quận, huyện sau:
- Tồn bộ phần diện tích của các quận: Đống Đa, Thanh Xuân và Cầu Giấy;
- Toàn bộ phần diện tích nằm trong đê sơng Hồng của các quận: Hồn Kiếm,
Ba Đình, Tây Hồ, Hồng Mai và Hai Bà Trưng;
- Một phần của các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Trì, Từ Liêm (nay là quận
Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm).
1.1.2. Đặc điểm địa hình

Nhờ phù sa châu thổ sơng Hồng bồi đắp, nên diện tích tự nhiên của khu vực
nghiên cứu là đồng bằng với độ cao trung bình khoảng từ 5m đến 8m so với mực nước
biển. Địa hình khu vực nghiên cứu thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam. Tuy
nhiên, khu vực nghiên cứu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước,
nơi có mật độ cơng trình xây dựng lớn, có tấc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa rất nhanh, vì vậy địa hình khu vực nghiên cứu bị chia cắt mạnh.
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng được thành tạo do q trình bồi
tụ và lắng đọng trầm tích trong điều kiện biển nơng cùng với các dịng chảy của sơng
ra biển. Do q trình chuyển động kiến tạo đã trải qua với các kỷ Permier, Trias, Đệ


8

Tam, Đệ Tứ cùng với tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, nóng, ẩm,

mưa v.v..) làm cho đất đá bị phong hoá mạnh tạo nên nền địa chất nham thạch, đất đai
không đồng nhất. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dầy thể hiện một bồn địa
mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế
thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một
vùng đồng bằng rộng lớn và ngập nước. Nhìn chung cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu
có dạng sau:
Trầm tích Pleixtoxen: nằm dưới đáy địa tầng là cát thạch anh hạt nhỏ đến hạt
trung thuộc bồi tích cổ alQIII, có bề dầy từ 20 đến 30 m hoặc lớn hơn, nằm khá sâu
dưới mặt đất từ 20 đến trên 30 m.
Trầm tích tholoxen: nằm trên tầng trầm tích Pleixtoxen, dạng phổ biến là bùn
sét kiểu đầm lầy ven biển (bmQIV). Trên tầng bùn sét là trầm tích sét biển (mQIV),
trên nữa là tầng á sét có chứa vỏ sị, chất hữu cơ thực vật. Trên cùng là tầng bồi tích
sơng (alQIV).
Đánh giá một cách tổng quát thì nền địa chất của hầu hết các khu vực trong
vùng nghiên cứu đều rất yếu, khi khảo sát thiết kế và thi công các cơng trình xây dựng
cần có biện pháp xử lý chống lún, chống cát đùn và cát chảy.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng

Lớp phủ thổ những vốn liên quan đến đặc tính phù sa, đến q trình phong hóa,
đến chế độ bồi tích và hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố
trên khu vực nghiên cứu có hai loại đất chính đó là đất phù sa trong đê (đất phù sa cổ)
và đất bạc màu.
Phần lớn đất đai của khu vực nghiên cứu được hình thành do phù sa sông Hồng
bồi đắp. Đây là loại đất tốt cho trồng trọt, có độ pH từ 6 đến 7, có hàm lượng mùn và
chất dinh dưỡng phong phú, thành phần cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Ngoài ra, ở một số khu vực, do tập quán sản xuất, canh tác khơng khoa học (lạm dụng
phân bón hóa học, sử dụng nước thài ơ nhiễm từ các con sơng để tưới, đất bị phong
hóa, rửa trơi do bỏ hoang của các khu đô thi quy hoạch treo) dẫn đến một bộ phận đất
phù sa cổ đã thoái hóa, bạc màu, nghèo dinh dưỡng, khơng kết cấu, thành phần cơ giới
nhẹ, cho năng suất cây trồng thấp.



9
1.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, khí hậu khu vực
nghiên cứu tiêu biểu cho khí hậu vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về
nửa cuối mùa.
a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trong khu vực nghiên cứu tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm trên
24 oC. Tổng nhiệt độ tồn năm trên 8.900oC. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau) nhiệt độ trung bình tháng dưới 20oC. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có
nhiệt độ trung bình trên 16oC. Nhiệt độ tối thấp nhất tại Hà Nội đo được trong tháng
01/1995 là 2.7oC. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình
khoảng 27 oC đến 30oC. Nhiệt độ cao nhất lên tới 42.8oC xuất hiện vào tháng 5/1926.
Bảng 1.1. Nhiệt độ khơng khí trung bình (Trạm Láng)

Đơn vị tính: Độ C
Năm

Trung

2003

2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

bình
(10 năm)

Tháng
1

16.9

17.2

16.2

18.3

16.9


15.2

16.0

18.1

12.8

14.6

16.2

2

20.8

18.1

17.8

18.4

21.9

13.8

22.5

20.9


17.7

16.2

18.8

3

21.9

20.7

19.2

20.3

20.0

21.4

20.9

21.9

17.1

20.2

20.4


4

26.2

24.2

24.3

25.4

23.4

24.7

24.7

23.5

23.8

26.2

24.6

5

29.0

26.6


29.2

27.3

27.3

27.5

27.1

28.7

27.2

28.9

27.9

6

30.1

29.7

30.3

30.2

30.2


28.6

30.3

30.9

29.5

30.3

30.0

7

29.8

29.2

29.7

30.0

30.4

29.4

29.5

30.7


29.9

29.6

29.8

8

29.0

29.1

28.8

28.1

29.2

29.0

29.9

28.6

28.9

29.3

29.0


9

27.9

28.3

28.7

28.2

27.2

28.3

29.1

28.7

27.6

28.0

28.2

10

26.6

26.1


26.3

27.4

25.8

26.5

26.8

25.7

24.5

26.8

26.3

11

23.9

23.1

22.7

24.7

21.4


21.4

21.9

22.1

23.8

23.4

22.8

12

18.5

19.3

17.4

18.3

20.4

18.4

19.9

19.4


17.4

18.7

18.8

Trung bình năm

25.1

24.3

24.2

24.7

24.5

23.7

24.9

24.9

23.4

24.4

24.4


Nguồn: NGTK Hà Nội 2006, 2009, 2012


10
b. Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình năm trên tồn vùng nghiên cứu dao
động trong khoảng từ 74 đến 82%. Sự biến đổi về độ ẩm giữa các tháng không nhiều.
Mùa xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình tháng đạt khoảng 82% hoặc cao
hơn. Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất, độ ẩm trung
bình tháng có thể xuống dưới 70%. Độ ẩm ngày cao nhất có thể đạt trên 90% và thậm
chí đạt gần 100%.
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (Trạm Láng)

Đơn vị tính: %
2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

Trung
bình
(10 năm)

1

76

79

79

74

69

80

72

81

71

83


76

2

82

84

85

86

81

72

84

80

83

83

82

3

77


81

83

84

88

82

82

78

81

83

82

4

81

85

83

80


79

84

82

85

80

80

82

5

78

82

78

78

75

79

81


81

76

79

79

6

75

75

77

75

77

79

81

74

80

75


77

7

80

79

79

78

78

79

79

74

78

79

78

8

82


83

83

83

81

83

78

82

81

79

82

9

81

81

78

72


81

80

76

79

81

77

79

10

72

67

76

76

77

80

75


70

79

76

75

11

71

75

79

76

67

76

66

71

77

79


74

12

71

73

69

75

77

75

74

77

68

79

74

Độ ẩm trung
bình năm


77

79

79

78

77

79

77

78

78

79

78

Năm
Tháng

Nguồn: NGTK Hà Nội 2006, 2009, 2012
c. Mưa

Khu vực nghiên cứu có lượng mưa tương đối lớn, tổng lượng mưa trung bình
năm khoảng 1.700 mm với số ngày mưa khoảng 130 ÷ 140 ngày mỗi năm. Mùa mưa

kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm
khoảng 75 đến 80% tổng lượng mưa năm.


11
Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (Trạm Láng)

Đơn vị tính: mm
Năm
Tháng

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1

41.3

0.4

3.0

26.6

4.9

80.9

9.3

20.3


20.4

2

36.8 29.2 35.6 25.2

25.0

13.9

8.0

8.1

17.5 16.5

21.6

3

12.9 44.5 27.4 30.9

29.4

20.2

49.1

5.8 105.9 16.9


34.3

4

61.0 161.4 32.9 17.9

97.5 121.6 74.3 55.6 42.0 31.8

69.6

5

281.6 335.3 221.4 139.6 118.1 184.0 229.0 149.7 149.0 386.7 219.4

6

274.0 229.0 278.0 96.8 210.9 234.3 242.4 175.4 388.3 268.9 239.8

7

243.1 366.2 277.9 247.0 286.3 423.5 550.5 280.4 255.3 388.3 331.9

8

375.0 246.8 377.2 353.8 330.4 304.5 215.7 274.4 313.2 487.8 327.9

9

250.9 106.6 366.0 183.1 388.3 199.4 154.6 171.8 247.3 54.7


212.3

10

13.4

7.9

104.0

11

0.4

24.4 91.9 116.2

4.8

258.7

1.2

0.6

31.8 34.8

56.5

12


5.7

27.9 26.8

20.6

11.4

3.6

11.6 51.5 25.7

18.6

Tổng lượng
mưa năm

6.1

11.4

Trung
bình
(10 năm)

17.8 28.3 145.0 469.0 78.8 24.9 177.6 77.5
1.2

1596.1 1585.3 1764.3 1240.4 1659.3 2267.1 1612.1 1239.2 1788.7 1809.9 1656.3


Nguồn: NGTK Hà Nội 2006, 2009, 2012

Lượng mưa năm lớn nhất tại Hà Nội đo được 2.536 mm (1994). Lượng mưa lớn
nhất năm ứng với các thời đoạn thường rơi vào các tháng 7, 8. Lượng mưa trung bình
1 ngày lớn nhất tồn khu vực nghiên cứu đạt từ 120 mm đến 160 mm, 3 ngày lớn nhất
đạt từ 180 mm đến 230 mm, 5 ngày lớn nhất đạt từ 210 mm đến 260 mm và 7 ngày lớn
nhất đạt từ 230 mm đến 280 mm. Các trận mưa thời đoạn ngắn thường nằm trong các
trận mưa thời đoạn dài hơn.
d. Bốc hơi

Theo số liệu thống kê lượng bốc hơi bình qn năm ở tồn vùng đạt khoảng gần
1.000mm. Các tháng 5, 6, 7 có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Lượng bốc hơi bình
quân tháng 7 đạt trên 100 mm. Các tháng mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) có lượng
bốc hơi nhỏ nhất là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm tương đối cao.


12
Bảng 1.4. Lượng bốc hơi trung bình tháng

Đơn vị tính: mm
Trạm

Tháng
1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Hà Nội 71,4 59,7 56,9 65,2 98,6 97,8 100,6 84,1 84,4 95,6 89,8 85,0 989,1

Nguồn: Trung tâm Khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi
e. Gió, dơng, bão

Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió nam và đơng nam cịn mùa đơng
thường có gió bắc và đơng bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 2-3 m/s. Hàng năm có
trên 80 ngày dơng. Tháng 7 và tháng 9 là những tháng có nhiều bão nhất. Các cơn bão
đổ bộ vào vùng này thường gây ra mưa lớn trong vài ba ngày, ảnh hưởng lớn cho sản
xuất và đời sống của nhân dân. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể đạt 40 m/s.

f. Nắng

Số giờ nắng hàng năm vào khoảng trên 1.300 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5
đến tháng 8 có nhiều nắng nhất, có tháng số giờ nắng đạt trên 200 giờ. Tháng 1, 2, 3 là
những tháng u ám, rất ít nắng, số giờ nắng trung bình chỉ đạt trên dưới 50 giờ, có tháng
chỉ đạt 3 đến 4 giờ nắng.


13
Bảng 1.5. Số giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Láng)

Đơn vị tính: Giờ
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

1

112.8 36.4

40.5


73.5

67.9

59.1 103.9 32.8

3.7

4.5

53.5

2

94.5

64.3

21.2

30.1

71.8

26.3

74.7

93.6


38.5

21.0

53.6

3

76.5

46.4

35.0

25.5

23.9

67.6

50.9

50.7

15.2

23.8

41.6


4

104.2 73.6

86.7 100.9 87.2

73.0

84.5

48.3

56.0

88.7

80.3

5

181.0 141.2 190.9 153.4 145.8 137.7 143.1 130.8 141.2 146.2

151.1

6

178.2 184.5 122.9 168.9 217.7 115.2 160.8 159.2 126.1 106.9

154.0


7

227.0 117.7 187.0 144.2 203.2 150.1 142.5 180.1 149.9 142.2

164.4

8

127.2 159.4 135.9 96.3 156.0 123.5 171.6 120.8 150.1 159.2

140.0

9

148.9 122.0 162.4 169.0 128.7 123.0 132.1 145.0 102.4 109.6

134.3

10

147.9 144.7 102.6 123.2 106.1 83.3 122.1 102.3 72.6

98.2

110.3

11

130.6 135.8 130.6 154.5 178.9 145.2 135.4 103.1 104.6 92.2


131.1

12

103.9 159.2 69.5 109.8 57.5 111.0 77.1

90.2

Tháng

2003

2009

2010

78.6

2011

Trung
bình
2012
(10 năm)

95.0

40.4

Tổng số giờ

1632.6 1385.2 1285.2 1349.3 1444.7 1215.0 1398.7 1245.3 1055.3 1032.9 1304.4
nắng cả năm

Nguồn: NGTK Hà Nội 2006, 2009, 2012
g. Sương mù

Trung bình mỗi năm có khoảng từ 10 ngày đến 20 ngày có sương mù. Hiện
tượng này xảy ra chủ yếu vào các tháng đầu mùa đông, nhiều nhất là vào tháng 11 và
tháng 12.
h. Các hiện tượng thời tiết bất thường

Trong một vài năm gần đây khí hậu vùng nghiên cứu cũng ghi nhận những biến
đổi bất thường. Cụ thể:
- Trận mưa gây ngập úng lịch sử xảy ra gần như trên toàn vùng đồng bằng Bắc
bộ với tâm mưa là khu vực Hà Nội vào cuối tháng 10 đầu tháng 11/2008. Tổng lượng
mưa đo được trong 3 ngày từ 31/10 đến 02/11 tại Trạm Láng là 563,3 mm, Hà Đơng là
812,0 mm, Thanh Trì là 500,0 mm đã làm cho giao thông nội thành Hà Nội và nhiều
địa phương khác bị tê liệt vì ngập chìm trong nước nhiều ngày liền. Tính đến ngày


14

03/11/2008, Hà Nội có khoảng trên 56500 ha rau màu và cây vụ đông; 2400 ha lúa
mùa muộn chưa kịp thu hoạch; 2700 ha hoa và cây cảnh; 2200 ha cây ăn quả và 9700
ha nuôi thủy sản bị ngập và mất trắng.
- Ngày 22/4/2005 và ngày 20/11/2006, khu vực nội thành Hà Nội xuất hiện mưa
đá diện rộng, thời gian mưa kéo dài từ 20 phút đến 25 phút, kích thước đường kính
viên đá từ 1 cm đến 2 cm.
1.1.6. Đặc điển sơng ngịi
1.1.6.1. Các sơng trong khu vực nghiên cứu


Vùng nghiên cứu có rất nhiều sơng nhỏ, các con sơng này đều có đặc điểm
chung là nước sơng bị ơ nhiễm rất nặng nề, nước sơng có mầu đen, bốc mùi hơi thối,
ngun nhân chính là do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phần lớn chưa qua
xử lý đổ trực tiếp xuống các sông này. Nhiều đoạn lịng sơng bị thu hẹp, bồi lấp và bị
cống hóa.
a. Sơng Tơ Lịch

Sơng Tơ Lịch có dịng chính chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng
Mai và Thanh Trì, bắt đầu từ phường Nghĩa Đơ thuộc quận Cầu Giấy (phía nam
đường Hồng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường
Kim Giang về phía nam, tây nam rồi ngoặt sang phía đơng nam và đổ ra sông Nhuệ ở
đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hịa, huyện Thanh Trì.
Sơng Tơ Lịch ngun là phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng vào
sông Nhuệ. Trong quá trình tập trung dân cư và phát triển đô thị, đoạn sông Tô Lịch từ
sông Hồng đến Hồ Tây và từ Hồ Tây đến phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) đã bị
lấp.
b. Sông Kim Ngưu

Sông Kim Ngưu là một phân lưu của sông Tô Lịch, lấy nước sông Tô Lịch ở ô
Cầu Giấy, chảy theo hướng Tây-Đông tới Đội Cấn và lại lấy nước từ sông Tô Lịch khi
tới Thụy Chương (Thụy Khê), chảy theo hướng Bắc-Nam (đoạn này cịn gọi là sơng
Ngọc Hà), chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim
Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển.


15
c. Sơng Lừ

Sơng Lừ là một dịng sơng nhỏ chảy trong địa bàn quận Đống Đa, là một phân

lưu của sông Kim Ngưu tách khỏi sông Kim Ngưu ở Phương Liệt và chảy về phía nam
huyện Thanh Trì và hợp lưu với sông Tô Lịch. Tuy nhiên, do sông Kim Ngưu có nhiều
đoạn bị lấp, nên đoạn sơng Kim Ngưu cịn sót từ Nam Đồng tới Phương Liệt ngày nay
cũng được coi là sông Lừ. Mặt khác, khi thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát nước ở
Hà Nội vào cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000, người ta đã nắn dịng cho phần
lớn lượng nước sơng Lừ đổ vào sơng Sét rồi vào hồ điều hịa n Sở. Sơng Lừ ngày
nay dài khoảng 10 km, lịng sơng rộng từ 10 đến 20 m, chảy qua địa bàn các phường
Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên (quận
Đống Đa). Đến Phương Liên, sông Lừ chia làm hai nhánh, một nhánh rẽ sang phía
đơng tới Giáp Bát và nhập lưu với sông Sét, một nhánh chảy tiếp về phía nam qua
Định Cơng và nhập lưu với sơng Tơ Lịch tại phía Bắc khu đơ thị Linh Đàm gần cầu
Dậu, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Nhánh nhập lưu với Tô Lịch càng gần đến
chỗ nhập lưu thì dịng chảy càng bị thu hẹp lại.
d. Sơng Sét

Sông Sét cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu, tách khỏi sông Kim Ngưu ở
Phương Liệt. Tại chỗ sông Sét tách ra, sông Kim Ngưu đổi hướng chảy lên phía bắc
tới khu vực hồ Bảy Mẫu và đầm Kim Liên, cịn sơng Sét chảy về phía nam. Tuy nhiên,
do bồi, lấp, sông Kim Ngưu tại Phương Liệt bị đứt qng khiến cho đoạn sơng Kim
Ngưu ngược lên phía bắc bị tách riêng ra. Sông Sét ngày nay bao gồm cả đoạn sơng
Kim Ngưu đó, chảy trong địa phận các quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội. Sông Sét dài hơn 3,6 km, bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống
Nhất (quận Hai Bà Trưng), chảy theo hướng Bắc-Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận
Hồng Mai). Khi đi qua Giáp Bát, nó nhận nước từ một phân lưu của sông Lừ từ
Phương Liên chảy sang. Sông Sét suốt nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các cơng trình
xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể. Nhiều nơi, sông chỉ
rộng chừng 5 m. Độ sâu trung bình của sơng chỉ hơn 1 m. Từ đầu năm 2003, sơng Sét
được nạo vét và cống hóa với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản trong dự án thốt
nước, cải thiện mơi trường Hà Nội giai đoạn 1 (1997-2005). Hiện nay đoạn phía bắc
của sơng chảy qua khu vực các trường Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng và Đại



16

học Kinh tế Quốc dân đến phố Đại La đã được cống hóa (kè bờ và làm nắp bê tơng
trên mặt sông thành đường Trần Đại Nghĩa). Đoạn từ phố Đại La đến hồ Yên Sở được
kè bờ, nạo vét, làm đường và trồng cây hai bên bờ.
Lưu vực phía tây của sơng Tơ Lịch (diện tích 5.790 ha) có 04 con sông nhỏ là
chi lưu của sông Nhuệ nằm trong đoạn từ cống Liên Mạc đến cống Hà Đông đó là các
sơng Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì, Ba Xã. Các sông này tiêu tự chảy vào sông Nhuệ khi
mực nước sông Nhuệ tại Thanh Liệt thấp hơn cao trình +3,5 m, ngược lại khi mực
nước sơng Nhuệ tại Thanh Liệt cao hơn cao trình +3,5 m, các cống đầu các con sơng
này (tại vị trí nhập lưu với sơng Nhuệ) sẽ đóng lại và lượng nước cần tiêu của lưu vực
được tiêu ra sông Nhuệ bằng các trạm bơm phân tán. Chiều dài của các sông này như
sau:
- Sơng Cổ Nhuế có chiều dài 19.200 m;
- Sơng Mỹ Đình có chiều dài 13.400 m;
- Sơng Mễ Trì có chiều dài 13.500 m;
- Sơng Ba Xã có chiều dài 8.700 m.
1.1.6.2. Các sông bao quanh khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu có hai dịng sơng bao quanh là sông Hồng và sông Nhuệ,
đây là hai sông lớn bao quanh gần như trọn vẹn khu vực nghiên cứu, có nhiệm vụ tiêu
nước cho khu vực nghiên cứu.
a. Sông Hồng

Sông Hồng có diện tích lưu vực 155.000 km2 (phần trong nước 72.800 km2).
Dịng chính sơng Hồng bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn cao trên 2.000 m thuộc tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc. Hệ thống sông Hồng được hợp thành bởi 3 sơng chính là sơng
Lơ, sơng Thao, sơng Đà và 5 phân lưu là sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông

Nam Định và sông Ninh Cơ. Sông Hồng dài 1.126 km trong đó có 556 km chảy trên
lãnh thổ Việt Nam, đoạn chảy dọc theo biên phía bắc và phía đơng khu vực nghiên cứu
có chiều dài 29 km. Sơng Hồng là nguồn chính cung cấp nước tưới, cũng là một trong
những nơi nhận nước tiêu chính của vùng.


17
Bảng 1.6. Mực nước trung bình sơng Hồng các tháng trong năm tại Hà Nội

Đơn vị tính: Cm
Năm

2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

1


301

348

230

230

209

201

193

597

2

287

285

238

217

194

189


172

487

3

302

299

231

226

178

173

177

418

4

320

308

285


234

206

158

180

468

5

390

375

441

231

265

285

280

696

6


560

460

513

434

434

406

424

715

7

763

708

664

664

674

668


743

988

8

733

661

637

708

587

638

703

858

9

483

638

540


586

586

563

567

666

10

521

400

365

404

416

432

410

515

11


353

331

289

338

249

247

554

402

12

298

258

251

231

183

200


235

352

Mực nước
trung bình năm

443

423

390

374

331

348

387

597

Tháng

Nguồn: NGTK Hà Nội 2006, 2009

Mùa lũ kéo dài 5 tháng bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào khoảng tháng 10,
tháng 11. Lượng nước trong các tháng mùa lũ chiếm 70% đến 80% tổng lượng nước
hàng năm trong đó tháng 8 chiếm tỷ trọng nhiều nhất (19% đến 23%). Thời gian lũ

tương đối dài, trung bình từ 6 đến 7 ngày, dài nhất có thể lên đến hơn 20 ngày. Biên độ
lũ đạt từ 7 đến trên 10 m. Các vùng thượng lưu và trung lưu sông Hồng có chế độ
nước lũ cực kỳ ác liệt, tốc độ dòng chảy rất lớn, đạt từ 3 đến 5 m/s. Cường suất mực
nước khi lũ lên rất lớn, từ 3 đến 7 m/ngày. Chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và nhỏ
nhất đạt gần 10 m. Nước lũ ở vùng hạ lưu cịn ác liệt hơn vì sau khi các sông Đà, sông
Lô hội lưu với sông Hồng ở Việt Trì thì nước lũ của tồn bộ hệ thống sơng Hồng thuộc
phần trung du và miền núi đều đổ dồn về đồng bằng nơi có địa hình trũng thấp, lịng
sơng bị thu hẹp do các tuyến đê bao bọc. Lưu lượng trung bình các tháng mùa lũ đạt
tới 8.000 đến 10.000 m3/s.


18
Bảng 1.7. Mực nước báo động trong mùa lũ trên sông Hồng tại Hà Nội
Mực nước (m)
Báo động 1

Báo động 2

Báo động 3

Phân lũ

9,50

10,50

11,50

13,30


Vị trí
Hà Nội

Nguồn: Trung tâm Khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi

Mùa kiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Dòng chảy của sơng trong
thời đoạn này ngồi nước mưa trên lưu vực, chủ yếu do nước ngầm cung cấp. Mực
nước sông trong các tháng 3 và 4 thường xuống đến mức thấp nhất. Số liệu quan trắc
tại Hà Nội trong 30 năm cho thấy mực nước thấp nhất xảy ra vào tháng 3/1956, đạt
mức 1,56 m. Lưu lượng đo được vào ngày 9/5/1960 chỉ có 350 m3/s.
b. Sơng Nhuệ

Sơng Nhuệ dài 74 km nối liền sông Hồng qua cống Liên Mạc với sông Đáy qua
cống Lương Cổ, là trục tưới tiêu kết hợp của hệ thống sông Nhuệ. Đoạn sông Nhuệ
chảy dọc theo biên phía tây của khu vực nghiên cứu có chiều dài 18,1 km (từ cống
Liên Mạc đến cống Hà Đông). Cống Liên Mạc về mùa kiệt thường xuyên mở để lấy
nước sơng Hồng vào sơng Nhuệ, cịn mùa lũ chỉ mở khi mực nước sông Hồng ở mức
dưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước. Cống Lương Cổ về mùa lũ
luôn luôn mở để tiêu nước và chỉ đóng lại khi có phân lũ qua Đập Đáy. Trong quá
trình tiêu úng, mực nước sông Nhuệ và các sông nhánh khác trong hệ thống luôn chịu
ảnh hưởng trực tiếp của mực nước lũ sông Đáy.
Nước trên sông Nhuệ đang bị ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu do nước thải của các nhà máy, các cơ sở sản xuất và dân cư trong nội
thành chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào sơng Nhuệ qua cống Thanh Liệt. Ngồi ra cịn
do các khu cơng nghiệp, các làng nghề nằm dọc hai bờ sông Nhuệ cũng gây nên ô
nhiễm cho sông Nhuệ. Những năm qua khi mực nước sông Hồng xuống thấp khơng
chỉ gây ra thiếu nguồn nước tưới mà cịn khơng đủ lượng nước pha lỗng làm cho
nước trong sơng bị ô nhiễm càng trầm trọng hơn.



19

1.2. Tổng quan về dân sinh, kinh tế, xã hội
1.2.1. Vấn đề dân số

Ước tính dân số vùng nghiên cứu đến tháng 12/2012 khoảng trên 2 triệu người,
tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 2%, chủ yếu tăng cơ học do q trình
đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa. Việc tăng dân số cơ học với tốc độ cao như trong thời
gian qua đang gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị; cho
công tác khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo; kiểm sốt quy mơ, cơ cấu dân số; các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; tác động xấu tới giao thông đô
thị, môi trường, an ninh trật tự cũng như chất lượng cuộc sống của người dân trong
khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Các vấn đề an sinh xã hội

Trong những năm vừa qua Thành phố Hà Nội đã tập trung đầu tư xây dựng
nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ đô thị trong khu vực nghiên cứu,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đơ thị có bước tiến bộ đáng kể, kết
cấu hạ tầng đô thị được đẩy mạnh phát triển, nhất là các cơng trình giao thơng trọng
điểm, các cơng trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, góp phần giải quyết kịp
thời các vấn đề dân sinh bức xúc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm cho Thủ đơ
chuyển mình mạnh mẽ, từng bước hình thành một Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh,
hiện đại. Nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, các cơng trình hạ tầng xã hội
được triển khai mạnh mẽ.
Xây dựng nhiều cơng trình phúc lợi xã hội cũng là kết quả nổi bật trong công
tác bảo đảm an sinh của Thủ đô trong năm năm qua. Thành phố đã triển khai 16 dự án
nhà ở xã hội với 16.300 căn hộ (khoảng 2,3 triệu m2), là đơn vị dẫn đầu cả nước về
lĩnh vực này. Mới đây, thành phố chuyển đổi bốn dự án nhà ở thương mại thành dự án
nhà ở xã hội với 1.500 căn hộ. Việc cải tạo chung cư cũ, xuống cấp trong khu vực nội

thành cũng được thành phố chú trọng triển khai. Bên cạnh việc tập trung triển khai các
dự án nhà ở, trong hai năm gần đây, thành phố chỉ đạo quyết liệt tìm quỹ đất và xây
dựng ngay các trường mầm non cơng lập cịn thiếu ở các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai
Bà Trưng.


20
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế thành
phố Hà Nội nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng bắt đầu ghi nhận những bước tiến
mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng nghiên cứu thời kỳ từ năm
1991 đến năm 1995 đạt 12,52 %, thời kỳ từ năm 1996 đến năm 2000 đạt 10,38 %, thời
kỳ từ năm 2001 đến năm 2008 đạt 11,3 %, thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2013 đạt 8,91
% (gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước).
Năm 2008, tổng GDP của thành phố Hà Nội nói chung đạt 178,5 nghìn tỷ đồng,
tương đương khoảng 10,77 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt
1700 USD/người. So sánh với các khu vực trong cả nước, thủ đô Hà Nội có tổng GDP
bằng 61,5 % so với Thành phố HCM, bằng 50% vùng đồng bằng sông Hồng và bằng
12,1 % cả nước. Về xây dựng và quản lý đô thị, tốc độ xây dựng phát triển đô thị ở
mức nhanh nhất so với cả nước.
Tính riêng trong năm 2013, Hà Nội đã đóng góp 10,1 % GDP, 7,5 % kim ngạch
xuất khẩu; 17,2 % ngân sách và 21,64 % tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước.
Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn chung, Hà Nội đã phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013, đạt 161.179 tỷ đồng, bằng 100,3 % dự toán, tăng
hơn 10 % so với năm 2012.
Nguồn: Tổng Cục Thống kê ()
1.2.4. Các vấn đề xã hội cần quan tâm

Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, khu vực

nghiên cứu nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung đã phát huy được nhiều giải pháp
sáng tạo để huy động vốn đầu tư cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Ngày
nay, thành phố Hà Nội đã thực sự trở thành đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía Bắc, ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong vùng
nghiên cứu đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội tại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất và đời sống nhân dân. Trong các mâu thuẫn đang tồn tại, nổi lên hai mâu thuẫn
lớn sau đây:


21
a. Tình trạng ngập lụt

Năng lực tiêu nước của các cơng trình tiêu nước đã có khơng đáp ứng được yêu
cầu tiêu nước của các tiểu vùng và toàn bộ khu vực nghiên cứu. Hậu quả của mâu
thuẫn đó là tình trạng ngập úng xuất hiện thường xuyên trong mùa mưa. Thơng thường
chỉ cần một trận mưa có cường độ và tổng lượng không lớn, khoảng trên 50 mm/ngày
cũng gây úng ngập cho nhiều khu vực của nội thành Hà Nội. Điển hình trận mưa lớn
diễn ra trong hai ngày, từ ngày 8/8 đến rạng sáng ngày 9/8/2013 với tổng lượng mưa 2
ngày từ 100 mm đến trên 200 mm, cá biệt có nơi trên 200 mm như khu vực Hồ Tây
290 mm, đã gây úng ngập trên diện rộng, từ trung tâm Hồ Hoàn Kiếm ra đến các vùng
ven, vùng ngoại thành đều bị nhấn chìm trong nước, giao thông rối loạn. Nhiều tuyến
đường của thành phố Hà Nội bị ngập sâu từ 0,4m đến 0,6m như đường Phan Bội Châu,
Lý Thường Kiệt, Liễu Giai, Đội Cấn, Trần Bình, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn Khuyến, Ngọc Lâm, Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân,
Vũ Trọng Phụng v.v..
b. Ô nhiễm môi trường nước trên các sông trong khu vực nghiên cứu

Hệ thống thốt nước thải, nước mưa cịn yếu kém so với quy mô đô thị, chất
lượng nước thải đều không đạt quy định tiêu chuẩn của Việt Nam. Các kênh, mương,
sơng thốt nước như các sơng Tơ Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ đều bị ô nhiễm trầm trọng

do hàng ngày phải tiếp nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp chưa qua xử lý. Các hồ trong nội thành cũng đều đã bị ô nhiễm chủ yếu do
nước thải sinh hoạt không qua xử lý đổ trực tiếp vào hồ.
1.3. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất và định hướng phát triển không gian
1.3.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất

Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050, khu vực nghiên cứu được xác định là trung tâm chính trị, hành chính, văn
hóa, lịch sử, ngoại giao, thương mại, tài chính, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả
nước và khu vực. Diện tích đất trong khu vực nghiên cứu hầu hết là đất khu đô thị; khu
dân cư; trường học; bệnh viên; trụ sở, văn phòng làm việc; đất khu cơng nghiệp và một
phần diện tích đất nơng nghiệp rất nhỏ nằm rải rác trên địa bàn một số quận, huyện.


22

Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (năm 2012) thì diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp trong khu vực nghiên cứu chủ yếu phân bố ở các quận, huyện (quận
Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm, quận Hà Đơng, huyện Thanh Trì và quận Hồng
Mai). Tuy nhiên, qua q trình điều tra thực địa có thể kết luận được rằng diện tích đất
nơng nghiệp của các đơn vị hành chính trên hầu hết nằm ngồi khu vực nghiên cứu,
chỉ có một phần diện tích đất nơng nghiệp nằm dọc theo bờ tả sông Nhuệ được quy
hoạch phát triển vành đai xanh sông Nhuệ (theo Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày
20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung
Thủ đô Hà Nội đến năm 2020).
Hiện trạng hồ, ao trong khu vực nghiên cứu
Theo Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 của Ủy ban Nhân dân
thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đề án cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội,
hiện nay trên địa bàn 10 quận nội đô Hà Nội có khoảng 111 hồ, ao lớn nhỏ với tổng

diện tích khoảng 1.165 ha. Trong đó:
+ 46 hồ đã được cải tạo kè đá (15/46 hồ được cải tạo đồng bộ: nạo vét, kè mái
hồ, xây dựng đường dạo, hệ thống thoát nước, trồng cây xanh và lắp đặt chiếu sáng).
+ 65 hồ chưa được cải tạo (21/65 hồ đã có dự án đầu tư).
+ Tiếp tục cải tạo nốt các hồ còn lại trong nội thành Hà Nội, giải pháp: Nạo vét
lịng hồ đến cao trình thiết kế; xây dựng kè, đường dạo, chiếu sáng, cảnh quan xung
quanh hồ; lắp đặt cống thu gom nước thải; lắp đặt trạm bơm điều tiết mực nước, cửa
điều tiết và hệ thống cứu hỏa.
Đối với các hồ xây mới sẽ xây dựng đồng bộ và hoàn thiện.
Hiện trạng sử dụng đất phát triển công nghiệp trong khu vực nghiên cứu
Theo website (trang thông tin điện tử) Khu công nghiệp Việt Nam của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, website của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tính đến năm 2013
trong khu vực nghiên cứu đã xây dựng 12 khu công nghiệp và cụm cơng nghiệp với
tổng diện tích mặt bằng là 666 ha. Dự kiến đến năm 2020 trong khu vực nghiên cứu sẽ
xây dựng thêm 03 khu công nghiệp và cụm cơng nghiệp mới, mở rộng diện tích một số
khu cơng nghiệp đã có, đưa diện tích mặt bằng các khu công nghiệp lên 978 ha.


23
Bảng 1.8. Diện tích các khu cơng nghệp, cụm cơng nghiệp đã có
và sẽ xây dựng trong khu vực nghiên cứu
TT

Tên khu cơng nghiệp và tiểu cơng nghiệp

Diện tích (ha)
2008
2020
288
288


I

Lưu vực sông Tô Lịch

1

Tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng

9

9

2

Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động (Hoàng Mai)

81

81

3

Giáp Bát - Trương Định (Hoàng Mai)

32

32

4


Vĩnh Tuy (Hoàng Mai)

32

32

5

Văn Điển – Pháp Vân

40

40

6

Trương Định

94

94

II

Lưu vực sông Nhuệ

378

690


1

Nam Thăng Long (Từ Liêm)

213

261

2

Tổ hợp công nghệ cao sinh học (Từ Liêm)

-

200

3

Cầu Diễn - Mai Dịch (Từ Liêm)

67

67

4

Phú Minh (Từ Liêm)

-


40

5

Phú Diễn (Từ Liêm)

-

24

6

Chèm (Từ Liêm)

14

14

7

Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm

67

67

8

Cụm công nghiệp làng nghề Xuân Phương (Từ Liêm)


8

8

9

Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy

9

9

666

978

Tổng cộng

1.3.2. Định hướng phát triển không gian của khu vực nghiên cứu

Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050, khu vực nghiên cứu được gọi là khu vực nội đô (được giới hạn từ khu vực
hữu ngạn sông Hồng đến vành đai xanh sơng Nhuệ) và được phân vùng kiểm sốt
thành 2 khu vực sau:
a. Khu vực nội đô lịch sử (từ hữu ngạn sông Hồng đến đường vành đai 2)

Cải tạo, xây dựng, tổ chức sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất, để gìn giữ
phát huy các giá trị đơ thị lịch sử, phát triển, bổ sung hồn thiện hệ thống hạ tầng xã

hội, hạ tầng kỹ thuật:


×