Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới bảo vệ bờ tại khu vực công viên Phú Thuận- Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.94 MB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập nghiên cứu tại trường Đại học Thuỷ lợi với sự giúp đỡ
quý báu của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình cùng sự nỗ lực của bản
thân đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật với đề tài " Nghiên cứu ứng
dụng vật liệu mới bảo vệ bờ tại khu vực công viên Phú Thuận- Thành phố Hồ Chí
Minh ".
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Thuỷ lợi
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công trình đã nhiệt tình giảng dạy, tạo các điều
kiện tốt nhất có thể cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá Quỳ và
thầy giáo GS.TS Ngô Trí Viềng đã hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị trong viện khoa học
Thuỷ Lợi Miền Nam đã tạo điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu, để thực hiện được
luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những
người đã hỗ trợ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn





Phan Văn Quy

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
ai công bố trong tất cả các công trình nghiên cứu nào trước đây. Tất cả các trích dẫn
đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn




Phan Văn Quy





























MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Mục đích của đề tài 1
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1
IV. Kết quả đạt được 2
V. Nội dung của luận văn: 2
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 3
1.1 Vị trí địa lý 3
1.2 Đặc điểm khí tượng 3
1.3 Đặc điểm thủy văn 5
1.3.1 Mạng lưới sông ngòi 6
1.3.2 Đặc điểm dòng chảy 8
1.4 Đặc điểm địa hình 10
1.5 Đặc điểm địa chất. 11
1.6 Đặc điểm dân sinh kinh tế 12
1.7 Đặc điểm diễn biến lòng sông tại Ngã ba Đồng Nai – Nhà Bè 13
1.7.1 Sự thay đổi chiều rộng lòng sông 13
1.7.2 Sự biến đổi tuyến lạch sâu 13
1.7.3 Sự dịch chuyển của hố xói 13

1.8 Sự cần thiết nghiên cứu,đề xuất giải pháp bảo vệ ổn định bờ sông khu vực công
viên Phú Thuận- Thành Phố Hồ Chí Minh 14
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU MỚI SỬ DỤNG
TRONG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 16
2.1 Tổng quan về các loại vật liệu – công nghệ mới sử dụng trong công trình bảo vệ
bờ trong và ngoài nước. 16
2.1.1 Ứng dụng vật liệu mới 16
2.1.2. Cải tiến cấu kiện và kết cấu công trình 20

2.1.3. Sử dụng các loại thực vật thân thiện với môi trường (kỹ thụât mềm) 27
2.1.4. Kết hợp giữa công nghệ cứng và vật liệu mềm 29
2.1.5. Công nghệ mới gia cố mái bờ và chân bờ 29
2.1.6 . Cải tiến giải pháp thi công 31
2.2. Phân tích ưu nhược điểm các loại vật liệu trong công trình bảo vệ bờ trước đây.
32
2.2.1 Tổng quan về các giải pháp bảo vệ bờ hiện nay: 32
2.2.2. Đánh giá ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của các giải pháp truyền
thống 33
2.3 Nghiên cứu đề xuất các loại vật liệu và công nghệ mới trong công trình bảo vệ
bờ sông 33
2.3.1 Các loại vật liệu mới và công nghệ mới 33
2.3.2 . Nhận xét về vật liệu mới, công nghệ mới đã ứng dụng 40
2.3.3. Phạm vi ứng dụng của các loại vật liệu 41
2.4 Kết luận chương 2 43
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
BỜ TẠI KHU VỰC CÔNG VIÊN PHÚ THUẬN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” 44
3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp 44
3.1.1 Đặc điểm địa hình tại khu vực ngã ba Đèn đỏ 45
3.1.2 Đặc điểm địa chất tại khu vực ngã ba Đèn đỏ 45

3.2. Các phương án đề xuất: 50
3.3. Phân tích lựa chọn phương án hợp lý. 51
3.4 Công nghệ thiết kế cừ bản bê tông cốt thép dự ứng lực 51
3.4.1 Tính nội lực và chiều dài cừ ( Bước 1) 52
3.4.2 Thiết kế cừ bản bê tông cốt thép dự ứng lực ( Bước 2) 68
3.4.3 Thiết kế thanh neo , bộ phận giữ neo và dầm ốp tường cừ ( Bước 3) 69
3.4.4 Tính toán ổn định hệ tường cừ bản BTCT dự ứng lực và đất nền(Bước 4) 71
3.4.5 Kết luận ( Bước 5 ) 75

3.5. Thiết kế sơ bộ cừ bản BTCT dự ứng lực cho khu vực công viên Phú Thuận. 75
3.5.1 Các số liệu tính toán ban đầu 75
3.5.2 Xác định các thông số kích thước mặt cắt cừ 77
3.6 Công nghệ chế tạo và thi công 80
3.6.1 Chế tạo bản cừ 80
3.6.2 Chuẩn bị mặt bằn công trình và thiết bị thi công 81
3.6.3 Vận chuyển : 82
3.6.4 Thiết bị thi công : Thiết bị thi công chủ yếu bao gồm : 83
3.6.5 Định tuyến công trình,lắp đặt hệ thống giá đỡ để neo và định vị tuyến tường
cừ. 83
3.6.6 Lắp đặt và định vị cừ trên giá đỡ, căn chỉnh cừ theo phương đứng và
phương ngang. 84
3.6.7 Hạ cừ bằng búa rung + bơm nước cao áp 84
3.6.8 Thi công dầm ốp đầu cừ 86
3.6.9 Thi công chân khay và gia cố mái kè 87
3.7 Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Khu vực công viên Phú Thuận 3
Hình 1-2: Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình 4
Hình 2-1: Trải vải địa kỹ thụât làm tầng lọc mái kè 17
Hình 2- 2: Một số loại thảm bêtông túi khuôn 17
Hình 2-3: Kết cấu thảm FS 18
Hình 2-4 : Thảm túi cát và kè bằng thảm túi cát ở bờ sông 18
Hình 2-5: Kè bằng GeoTube 19
Hình 2-6: Một loại túi địa kỹ thuật 19
Hình 2-7 Kè bằng cừ bản nhựa UPVC 20
Hình 2-8 Thảm tấm bê tông liên kết bằng dây nilon chống xói đáy 21
Hình 2-9: Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông 21
Hình 2-10: Cải tiến kết cấu lõi rồng vỏ lưới thép 22
Hình 2-11:Các rồng đá túi lưới đơn 22
Hình 2-12: Thảm rồng đá túi lưới 22
Hình 2-13: Thảm đá bảo vệ bờ sông 23
Hình 2-14: Khối Amorloc 23
Hình 2-15: Cấu tạo khối Hydroblock 24
Hình 2-16: Cọc ván BTCT dự ứng lực 24
Hình 2-17: Kè mỏ hàn bằng hai hàng cọc ống BTCT trên sông Brahmaputra -
Jamuna - Băngladet 25
Hình 2-18: Công trình bảo vệ bờ sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) bằng hệ thống
công trình hoàn lưu 26
Hình 2-19: Kè mỏ hàn chữ G ngắt quãng 26
Hình 2-20: Kè mỏ hàn bằng rọ đá 27
Hình 2-21: Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ sông 28
Hình 2-22: Kè kết hợp các loại vải địa kỹ thuật và bằng thực vật 28
Hình 2-23:Kết hợp cọc cừ ván thép chân kè với cuộn bằng sợi đai giữ ổn định và

phát triển thực vật
29

Hình 2-24: Hệ thống ô ngăn cách trong công nghệ NeowebTM 30
Hình 2-25 : Thả khối vật liệu hộ chân bằng thùng chứa 32
Hình 2-26: Sản xuất và thi công cọc ván BTCT- DUL 34
Hình 2-27: Sản xuất và lắp ghép cấu kiện TSC-178 35
Hình 2-28: Thi công lắp ghép thảm P.Đ.TAC-M 36
Hình 2-29: Cấu kiện ACCROPODE 38
Hình 2-30: Thiết bị thi công trải vải lọc 39
Hình 2-31: Hình minh họa công nghệ thi công thảm đá 40
Hình 3-1: Các hố khoan địa chất khu vực nghiên cứu 46
Hình 3-2: hình minh họa phương án 1 50
Hình 3-3: hình vẽ minh họa phương án 2 50
Hình 3-4: Sơ đồ tính toán tường cừ bản không neo 53
Hình 3-5: Tường cừ bản không neo đóng vào đất cát 54
Hình 3-6: Tường cừ bản không neo đóng vào đất sét 56
Hình 3-7: Tường cừ bản có neo 58
Hình 3-8: Tường cừ bản có neo, đầu tự do đóng vào đất cát 59
Hình 3-9: Tường cừ bản có neo đầu tự do đóng vào đất sét 60
Hình 3-10: Tường cừ bản có neo đầu ngàm đóng vào đất cát 61
Hình 3-11: Sơ đồ giải cừ tự do bằng phương pháp đồ giải 62
Hình 3-12: Sơ đồ giải cừ một neo bằng phương pháp đồ giải 63
Hình 3-13: Toán đồ để tìm chiều sâu chôn cừ 63
Hình 3-14: Sơ đồ tính toán coi cừ bản có độ cứng hữu hạn 67
Hình 3-15: Sơ đồ tính chiều dài thanh neo 70
Hình 3-16: Sơ đồ tính toán ổn định lật tường cừ 72
Hình 3-17 : Sơ đồ tính toán ổn định trượt phẳng tường cừ 73
Hình 3-18 : Sơ đồ tính toán ổn định cung trượt trụ tròn
74

Hình 3-19: Mặt cắt ngang SW400A 79
Hình 3-20: Lắp đặt cốt thép chế tạo cừ bản BTCT dự ứng lực tại nhà máy 81
Hình 3-21: Đổ bê tông chế tạo cừ bản BTCT dự ứng lực tại nhà máy 81

Hình 3-22 :Vận chuyển cừ bản BTCT dự ứng lực đến công trình bằng sà lan 400T 82
Hình 3-23: Bốc xếp cừ BTCT dự ứng lực ở công trường 83
Hình 3-24: neo giữ và định vị tuyến tường cừ 84
Hình 3-25 : Cẩu cừ BTCT dự ứng lực vào hệ thống khung định vị đóng cừ 85
Hình 3-26 : Thi công đóng cây cừ BTCT dự ứng lực đầu tiên 85
Hình 3-27 : Cừ BTCT dự ứng lực được hạ đến cao trình thiết kế. 86
Hình 3-28: Lắp đặt ván khuôn và cốt thép dầm ốp tường cừ 86
Hình 3-29 Chế tạo cấu kiện bê tông Tsc-178 87



























DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Sự thay đổi chiều rộng lòng sông Sài Gòn và Sông Nhà Bè tại mũi
Đèn Đỏ 13
Bảng 1.2: Biến đổi chiều sâu hố xói khu vực hợp lưu Đồng Nai- Nhà Bè mũi
Đèn đỏ 14
Bảng 2.1: Phạm vi ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới bảo vệ bờ cửa sông bờ
biển và hải đảo 41
Bảng 3.1: Chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của các lớp đất 47
Bảng 3.2 Tổng hợp các trường hợp giải bài toán tường cừ theo phương pháp Blumn 65
Bảng 3.3: Các thông số địa kỹ thuật dùng trong tính toán ổn định và biến dạng kè 76
Bảng 3.4: Thông số kết cấu của bê tông và bê tông dự ứng lực 76
Bảng 3.5: Kết quả tính nội lực, chuyển vị và biến dạng - cừ 22 m 77
Bảng 3.6: Kết quả tính nội lực, chuyển vị và biến dạng - cừ 25 m 78
Bảng 3.7: Kết quả tính ổn định trượt tổng thể 78
Bảng 3.8: Bố trí cừ trong kết cấu kè 79








1
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh có mật độ sông kênh rạch khá dày. Tuy vậy bên
cạnh những mặt lợi mà hệ thống sông, rạch đem lại, những thảm họa không nhỏ mà
thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt đó là: Tình trạng ngập lụt hàng năm, tình trạng
sạt lở bờ sông, kênh rạch. Đặc biệt trong thời gian gần đây với sự thay đổi khí hậu
toàn cầu cùng với sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế , xã hội dẫn đến hiện tượng
xói bồi biến hình lòng dẫn diễn ra phức tạp
Vấn đề xói lở ở khu vực công viên Phú Thuận đã và đang gây nên những tổn thất
rất lớn, là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà
nước.Vì vậy nghiên cứu tìm ra các kết cấu giải pháp kỹ thuật hợp lý nhằm bảo vệ
thiệt hại do xói lở gây ra là rất cấp bách.
Xây dựng các tường kè bảo vệ chống xói lở đã được áp dụng nhiều loại kết cấu
như : tường kè bằng gỗ, tường kè bằng thép và tường bê tông cốt thép, nhưng tính
chịu lực và tuổi thọ của các kết cấu này không cao vì gỗ chịu lực kém và bị mục, cừ
thép bị hoen rỉ, bị ăn mòn và bê tông cốt thép bị xâm thực trong môi trường chua
mặn.
Do đó cần nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới để khắc phục những nhược
điểm trên
II. Mục đích của đề tài
Tập trung nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới vào xây dựng các công trình tường
kè bảo vệ bờ khu vực công viên Phú Thuận.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, công tác nghiên cứu cần được tiếp cận
theo các hướng sau:
- Về thực tiễn: Qua các báo cáo đánh giá hằng năm của đơn vị quản lý chúng
ta sơ bộ đánh giá được mức độ xói lở bờ sông và các giải pháp công trình đưa ra để
phòng chống hiện tượng xói lở bờ sông.


2
- Về lý thuyết: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá về hiện tượng xói lở
bờ sông và các giải pháp phòng chống bằng các loại vật liệu mới đã được thực
nghiệm trong thực tế
- Về công nghệ: Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các giải pháp công trình tối ưu
chống sạt lở bờ sông sử dụng vật liệu mới.
- Lấy ý kiến chuyên gia: Quá trình nghiên cứu hoàn thiện nội dung, trình tự
được tiến hành trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia chuyên ngành.
- Về Phương pháp thực hiện: Phân tích, lý luận để thiết lập cơ sở khoa học
chung, và thiết kế công trình ứng dụng cho thực tế.
IV. Kết quả đạt được
- Phân tích rõ những cơ sở nghiên cứu lý thuyết khi nêu ra định hướng các giải
pháp bảo vệ bờ
- Tìm được nguyên nhân gây xói lở bờ khu vực công viên Phú Thuận
- Sử dụng công nghệ cừ bản bê tông cốt thép dự ứng lực và xây dựng kè công
viên Phú Thuận
V. Nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu , kết luận và kiến nghị ra luận văn có 3 chương chính :
- Chương 1 : Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Chương 2 : Tổng quan các loại vật liệu mới sử dụng trong công trình bảo vệ
bờ ở trong và ngoài nước.
- Ứng dụng, đề xuất giải pháp công trình bảo vệ bờ tại khu vực công viên Phú
Thuận,
Thành phố Hồ Chí Minh








3
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Nam Việt Nam, ở vị trí có tọa độ 10o10’-
11o10’ Bắc và 106o22’-106o45’ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp Bà Rịa
Vũng Tàu, Tây Nam giáp Long An, Tiền Giang
Công viên Phú Thuận thuộc phường Phú Thuận-quận 7-TP.Hồ Chí Minh, có
diện tích khoảng 117,8 ha, có phía Đông giáp sông Nhà Bè, phía Tây giáp đường
Đào Trí và giáp ranh đất dự án của các công ty: Công ty TNHH Khánh Hà, Công ty
Dầu thực vật , phía Nam giáp sông Nhà Bè và ranh dự án của các công ty, doanh
nghiệp sản xuất , phía Bắc giáp sông Sài Gòn và rạch Bà Bướm.

Hình 1-1: Khu vực công viên Phú Thuận
1.2 Đặc điểm khí tượng
TP Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao
đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường
cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11và mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua

4
các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ
Chí Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27
o

C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
40
o
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
o
C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng
4 (28,8
o
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng
1 (25,7
o
C). Hàng năm có tới trên 33
o
ngày có nhiệt độ trung bình 25
o
-28
o
C. Ðiều
kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật
nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu
cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.

Hình 1-2: Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình
Lượng mưa trung bình năm ở khu vực TP Hồ Chí Minh khoảng 1,613 mm, có
sự chênh lệch giữa các vùng. Do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam nên mưa
có xu thế giảm dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và do ảnh hưởng của địa hình
thấp dần từ Tây Bắc – Đông Nam nên mưa cũng có xu hướng giảm theo hướng này.
Mưa ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô; gần trùng với 2
mùa gió là gió mùa hè và gió mùa đông. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 90%


5
tổng lượng mưa năm và phân bố tương đối đều trong các tháng mùa mưa. Mưa lớn
nhất thường xuất hiện vào tháng IX (14,26%) và tháng X (15,44%); lượng mưa thấp
nhất thường vào tháng I (1,14%) và tháng II (0.98%). Số ngày mưa trong năm tùy
từng khu vực, trung bình khoảng 121 ngày trong năm; trong đó số ngày mưa rơi vào
mùa mưa chiếm khoảng 85%; trong mùa mưa cũng thường có 1 đến 2 đợt ít mưa;
mỗi đợt kéo dài tầm 5 đến 7 ngày.
Lượng bốc hơi khả năng lớn nhất tập trung cho các tháng mùa khô. Lượng bốc
hơi trung bình ngày đạt 3.7mm.
Độ ẩm tương đối thay đổi theo mùa. Trung bình năm độ ẩm đạt 77,5%; các
tháng mùa mưa độ ẩm cao hơn mùa khô. Độ ẩm cao nhất trong tháng VII đến tháng
XI (cao hơn trung bình năm từ 5 – 9%). Ngược lại, trong các tháng mùa khô; nhất là
tháng I – IV độ ẩm thấp hơn trung bình năm từ 9 – 10%, thậm chí 14 – 15%. Độ ẩm
cao nhất trung bình là 94.6% và độ ẩm thấp nhất trung bình là 51.3%. Như vậy,
chúng chênh lệch nhau đến 43,3%. Tóm lại, chế độ mưa ẩm trong mùa khô và mùa
mưa tương phản nhau rất sâu sắc.
Tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ trung bình năm là khoảng 27
o
C, lượng mưa
trung bình năm là 300 mm, độ ẩm trung bình khoảng 80%.
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ
yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình
3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc-
Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2,
tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.
1.3 Đặc điểm thủy văn
Chế độ thuỷ văn của thành phố chịu tác động qua lại bởi hệ thống sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, cùng với thuỷ triều. Hầu hết các kênh

rạch và một phần hạ lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đều chịu ảnh hưởng của thuỷ
triều. Hàng năm vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 Âm lịch, thành phố đều có

6
những đợt triều cường mạnh, nhất là ở các khu vực ngoại thành, gần sông và cửa
sông như: Thủ Đức, Hóc Môn, quận 12, quận 6
1.3.1 Mạng lưới sông ngòi
Các sông chính
• Dòng chính sông Sài Gòn
Bắt nguồn từ vùng đồi núi cao thuộc Campuchia và huyện Lộc Ninh (Bình
Phước) chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh
rồi nhập vào sông Đồng Nai tại Tân Thuận (Q7, Tp. HCM). Sông có chiều dài
khoảng 280km, diện tích lưu vực 5.105km
2
trong đó phần đất Việt Nam là
4.550km
2
. Hiện tại trên sông đã xây dựng công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng để tưới cho
diện tích canh tác của lưu vực và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc 2 tỉnh Tây Ninh
và Tp. HCM. Đoạn sông từ sau đập hồ Dầu Tiếng về tới cửa sông có bề rộng biến
đổi từ 150m ÷ 350m, độ sâu từ 10m ÷ 20m, độ dốc lòng sông từ 0,005 ÷ 0,0001.
• Sông Đồng Nai
Là sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ có nguồn nước dồi dào vừa làm nhiệm vụ
cung cấp nước tưới, dân sinh, công nghiệp vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho
khu vực. Sông Đồng Nai có tổng chiều dài 628km diện tích lưu vực khoảng
40.683km
2
, đoạn chảy qua vùng hạ lưu từ sau thác Trị An đến cửa sông dài khoảng
150km, bề rộng sông biến đổi từ 600m ÷ 2.000m, sâu từ 15m ÷ 25m, độ dốc nhỏ
hơn 0,0001. Hiện tại chế độ dòng chảy cửa sông có nhiều sự thay đổi do trên dòng

chính đã xây dựng công trình thủy điện Trị An.
• Sông Vàm Cỏ
Là một chi lưu được hợp thành từ hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây đổ
vào sông Đồng Nai tại Vàm Láng gần cửa Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông có diện
tích hứng nước 6.300km
2
, chiều dài 283km, bề rộng sông biến đổi từ 200m ÷ 300m,
sâu từ 15m ÷ 20m, độ dốc nhỏ hơn 0,0001. Đây là con sông làm nhiệm vụ tưới tiêu
kết hợp chảy qua phía Tây Bắc và Tây Nam của Tp. Hồ Chí Minh. Sông Vàm Cỏ
Tây có diện tích lưu vực 6.000km
2
dài 235km.


7
Hệ thống kênh rạch khu vực Tp. HCM:
- Rạch Bến Nghé- Tàu Hũ, Kênh Đôi, Kênh Tẻ:
Song song với nhau một đầu nối với sông Sài Gòn bằng hai rạch: Bến Nghé và
Kênh Tẻ đầu kia nối với sông Bến Lức (Chợ Đệm) bằng kênh Tàu Hũ và kênh Đôi.
Giữa kênh Tàu Hũ và kênh Đôi được nối với nhau bằng 4 kênh ngang số 1, 2, 3, 4
cầu Chữ Y là giao điểm của 4 kênh rạch (Kênh Đôi, Kênh Tàu Hũ, Kênh Tẻ và rạch
Bến Nghé). Diện tích lưu vực của 2 rạch này là 5,559ha. Hiện tại đây là nơi tiếp
nhận nguồn nước thải chưa qua xử lý khá lớn từ phía Bắc Tp. Hồ Chí Minh đổ ra.
Do chịu tác động của dòng chảy thượng nguồn và dòng triều nên tạo nên tại khu
vực này vùng giáp nước.
- Rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè:
Đây là rạch cụt, xuất phát từ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, chảy qua các quận
Tân Bình, Q3,Q1 và quận Bình Thạnh rồi đổ ra sông Sài Gòn tại xưởng đóng tàu Ba
Son, diện tích lưu vực khoảng 3,324ha.
- Kênh Thày Cai - An Hạ - Rạch Tra:

Đây là hệ thống kênh rạch nối liền giữa 2 sông Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn theo
hướng rạch Trảng bàng và kênh Xáng lớn. Kênh Thày Cai có chiều dài 43,3km (cả
rạch Trảng bàng), kênh An Hạ có chiều dài 17km, và rạch Tra dài 11km.
- Rạch Bến Mương - Láng The:
Đây là rạch bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa Tây Ninh và Tp. Hồ Chí Minh,
chảy qua trung tâm huyện Củ Chi rồi đổ vào sông Sài Gòn tại xã Phú Hòa Đông,
chiều dài rạch khoảng 20km.
- Sông Thị Tính:
Là chi lưu lớn nhất của sông Sài Gòn bắt nguồn từ các nhánh suối phía nam
huyện Bình Long (Bình Phước) và phía tây huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) với
diện tích lưu vực khoảng 1.000km
2
. Địa hình sông có hình lòng máng, sông có độ
dốc nhỏ, phía hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều.
- Rạch Chiếc - Rạch Trau Trảu:
Đây là hệ thống rạch nối liền giữa sông Tắc và sông Sài Gòn với chiều dài tổng
khoảng 11km.

8
1.3.2 Đặc điểm dòng chảy
Trong khu vực TP Hồ Chí Minh dòng chảy luôn có hai chiều, chảy từ thượng
nguồn ra biển khi chiều xuống và ngược lại từ cửa sông về thượng nguồn khi triều lên.
Dòng chảy khu vực TP Hồ Chí Minh được cung cấp bởi 4 con sông lớn là: sông
Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông. Dòng chảy khác với
dòng chảy tự nhiên vì đã được điều tiết bởi các công trình thượng nguồn, đặc biệt là
hồ Dầu tiếng trên sông Sài Gòn, Thác Mơ, Srok-Phu-Miêng trên sông Bé, và Trị An
trên sông Đồng Nai.
Đặc điểm dòng chảy lũ
Lũ ở lưu vực Đồng Nai thuộc loại trung bình và có độ biến động cao. Đặc điểm
chung ở đây là lũ thường xuyên hàng năm với tần suất thấp (từ 10% trở lên) thuộc

loại nhỏ, trong khi lũ lịch sử (lũ thiết kế) với tần suất bé (10% trở xuống) lại khá
lớn.
Đỉnh lũ hàng năm thường xuất hiện trùng vào thời gian cho lưu lượng tháng lớn
nhất, nghĩa là từ tháng VIII-X. Xu thế chung là vùng trung lưu Đồng Nai, La Ngà
có đỉnh lũ xuất hiện sớm hơn cả, đa phần vào tháng VIII, IX. Vùng sông Bé, sông
Sài Gòn và sông Vàm Cỏ thường cho đỉnh lũ vào tháng IX, X. Thượng lưu Đồng
Nai và các sông vùng ven biển cho đỉnh lũ muộn hơn cả, từ tháng X-XI, thậm chí
tháng XII. Tuy nhiên, ở một vài lưu vực nhỏ, khi vào năm dạng mưa địa hình chiếm
ưu thế hơn dạng mưa hệ thống, thì đôi khi lại cho đỉnh lũ rất sớm, vào tháng V, VI.
Dạng lũ trên các lưu vực thường là dạng lũ nhiều đỉnh, với một đỉnh cao hơn cả.
Diện tích lưu vực càng lớn, dạng lũ trơn hơn và có xu thế tạo nên lũ ít đỉnh, đôi khi
chỉ còn một đỉnh duy nhất.
Thời gian duy trì một trận lũ cũng có sự phân hóa mạnh theo cấp diện tích lưu
vực. Đối với các lưu vực nhỏ có diện tích dưới 100 km2, lũ thường lên xuống nhanh
trong thời gian không quá một ngày. Đối với các lưu vực có diện tích từ 100-1.000
km2, thời gian lũ lên xuống vào khoảng từ 1-3 ngày. Trên những lưu vực có diện
tích từ vài ngàn km2 trở lên, một trận lũ có thể duy trì trong khoảng từ 1-3 tuần,
thậm chí lâu hơn. Thường thì đối với các lưu vực loại này, do điều tiết tốt, lưu

9
lượng trên sông được nâng cao dần cho đến thời điểm đỉnh lũ xuất hiện và hạ thấp
từ từ đến hết mùa lũ, nên khó phân biệt thời gian đích thực của từng trận lũ.
Mực nước lũ trên các sông lên xuống ở mức vừa phải, vào khoảng 0,5-1,0m/giờ
ở các lưu vực nhỏ và 0,1-0,3 m/giờ ở các lưu vực lớn.
Tùy cấp diện tích lưu vực, module đỉnh lũ trung bình hàng năm của các sông
suối ở LVĐN chỉ vào khoảng 0,3-1,0 m
3
/s.km
2
.

Đặc điểm dòng chảy kiệt
Mùa kiệt bắt đầu vào khoảng tháng XII và kéo dài đến tháng V,VI năm sau, kéo
dài trong khoảng thời gian là 6 tháng. Vùng thượng Da Nhim mùa kiệt kéo dài 8-9
tháng. Module kiệt bình quân tháng kiệt nhất của hệ thống sông Đồng Nai vào
khoảng 2-3l/s.km
2
. Thượng Da Nhim và lưu vực sông Sài Gòn… là những nơi có
dòng chảy kiệt cao hơn, đạt từ 5-8 l/skm
2
. Lưu vực La Ngà, thượng Da Dung, trung
lưu sông Đồng Nai có module kiệt khá, từ 3-5 l/s.km
2
. Lưu vực sông Bé và sông
Vàm Cỏ Đông có module mùa kiệt trung bình, từ 2-3 l/s.km
2
. Hạ Da Nhim, một số
suối nhỏ thuộc lưu vực hạ sông Bé…có module kiệt nhỏ nhất, từ 0,5-2,0 l/s.km
2
. Trị
số kiệt thấp nhất qua các số liệu tính toán và thống kê cho thấy thường là vào
khoảng 40-60% module kiệt trung bình tùy lưu vực. Hàng năm, lưu lượng kiệt nhất
thường rơi vào hai tháng III và IV. Các thống kê cho thấy lưu lượng kiệt trung bình
tháng thường xuất hiện vào tháng III nhiều hơn, trong khi các giá trị lưu lượng kiệt
nhất thời điểm và kiệt tháng cực trị lại rơi chủ yếu vào tháng IV. Thỉnh thoảng, gặp
năm có mưa sớm và bất thường, giá trị kiệt rơi vào tháng II, nhưng tất hiếm gặp.
Khả năng để kiệt rơi vào tháng V cũng rất ít.
Trong hệ thống sông hạ lưu Đồng Nai - Sài Gòn, khoảng 70 nhánh sông, tổng
chiều dài sông, rạch khoảng 1280 km, thì có đến 90% diện tích bị ảnh hưởng bởi
thủy triều. Những vùng ảnh hưởng thủy triều, chế độ thủy văn - thủy lực rất phức
tạp do bởi dòng chảy thượng lưu, việc sử dụng ngồn nước, triều, dòng chảy hạ lưu,

và tác động của con người trong kế hoạch phát triển nguồn nước. Như chúng ta đều
biết, chế độ thủy triều biển Đông – bán nhật triều không đều – trong ngày đường
quá trình mực nước có hai đỉnh xấp xỉ nhau và hai chân khác biệt lớn, chu kỳ nửa

10
ngày 12.5 giờ. Biên độ triều vào ngày triều cường tại cửa sông đạt đến 3 đến 4 m
dọc theo bờ biển. Chu kỳ triều 15 ngày, mỗi tháng có hai kỳ triều, hai lần triều
cường thường vào các ngày từ mồng 2 đến mồng 4 và từ 16 đến 18 âm lịch. Tháng
6 đến tháng 8 là các tháng triều kém và tháng 11 đến tháng 1 là tháng triều cường
trong năm. Và chu kỳ nhiều năm là 18÷20 năm.
Do trạng thái động lực, biên độ lớn của thủy triều và độ dốc đáy sông tương đối
nhỏ, dòng triều và sóng triều tại cửa sông truyền vào rất xa trong sông lớn như Ngã
Bảy, Gò Gia, Thị Vải, Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Tranh, Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng
Nai, đồng thời các sông kênh rạch nối các sông lớn đóng góp nhanh hơn vào quá
trình truyền triều. Tốc độ dòng triều trong sông có thể đạt tới 1.5 m/s. Dao động
sóng triều truyền sâu và ảnh hưởng mạnh hơn dòng triều.
Vào mùa kiệt, thủy triều ảnh hưởng đến tận chân đập Trị An trên sông Đồng Nai
(khoảng 152 km từ cửa Soài Rạp), chân đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn (khoảng
206 km từ của Soài Rạp), và thậm chí lên đến tận biên giới Campuchia trên sông
Vàm Cỏ Đông (khoảng 250 km). Sóng triều vào trong sông với tốc độ
15÷25km/giờ.
1.4 Đặc điểm địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình thuộc dạng đồng bằng thấp, nhiều nơi còn
là vùng trũng. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, bị chia cắt mạnh bởi mạng
lưới sông ngòi, kênh rạch, địa hình tổng quát có chiều cao thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Ðông sang Tây. Địa hình phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc
và Đông Bắc. Cao độ địa hình biến thiên từ cao trình +30m (vùng phía Bắc quận
Thủ Đức) đến +0,5m (phía Nam quận 7, huyện Nhà Bè). Có thể chia thành 3 tiểu
vùng địa hình:

1. Dạng địa hình gò đồi kiểu bát úp với cao độ biến đổi chủ yếu từ 2.0 m đến
30.0 m. Dạng địa hình này tập trung ở quận Thủ Đức, quận 9, các quận nội thành,
quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Tân. Đây là vùng đất cao, không chịu ảnh
hưởng thủy triều trừ một ít diện tích cục bộ nằm ven kênh rạch với cao trình < +2m.

11
2. Dạng địa hình đồng bằng thấp, với cao độ biến đổi từ 0.8m đến 1.5m phân bố
ở quận 2, quận 9, quận 7, Bình Chánh, Tân Phú, Nhà Bè, ven sông Sài Gòn. Đây là
đồng bằng ngập triều hoặc ngập lũ do ảnh hưởng thủy triều (trừ các dải đất có dân
cư với cao độ địa hình đến +3.0m).
3. Dạng địa hình thấp trũng, với mặt đất lồi lõm, biến động (Cần Giờ, Nam Nhà
Bè). Đây là khu vực gần biển, có cao trình thay đổi từ 0.3 – 2.0m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
Công viên Phú Thuận nằm ở địa bàn quận 7, thuộc vùng hạ du sông Đồng Nai-
Sài Gòn trong tổng thể hạ du của hệ thống Đồng Nai – Sài Gòn, địa hình ở đây
thuộc dạng đồng bằng thấp, bằng phẳng(với cao độ biến đổi từ 0.8m đến 1.5m),
nhiều khu bãi triều, thường xuyên bị ngập nước khi thủy triều lên là nguyên nhân
làm cho vùng này rất nhạy cảm với ngập nước vào các đợt triều trong các tháng
nước cường (tháng 10, 11 và 12)
1.5 Đặc điểm địa chất.
Thành phố Hồ Chí Minh là một phần của địa khối Indonesian hoạt hoá và bị lún
chìm trong đới Mezozoi sớm – giữa. Quá trình chuyển động thăng trầm đó đã tạo ra
sông – núi với đầy đủ các loại đất đá thuộc các nhóm trầm tích phún trào có tuổi từ
Triat đến Holocen.
Từ thượng nguồn đến hạ lưu sông Đồng Nai địa hình có sự phân bậc khá rõ ràng
và giảm dần từ thượng lưu đến cửa sông. Nhìn chung, hướng chảy chính của sông
Đồng Nai là Đông Bắc - Tây Nam ở thượng lưu, trung lưu và hướng Tây Bắc -
Đông Nam ở hạ lưu. Đây là hướng nghiêng của khối Nam Trung Bộ. Khối này bị
chi phối bởi hướng uốn nếp của các đá trầm tích và đặc biệt là hoạt động Tân kiến

tạo như các hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam, Tây Bắc - Đông Nam. Phần hạ
lưu (nơi bắt đầu đổi hướng dòng chảy) liên quan chặt chẽ với hệ thống đứt gãy
phương Tây Bắc - Đông Nam như đứt gãy sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông,…
Phần hạ lưu sông Đồng Nai, có thể phân biệt các đoạn sông mang đặc điểm tự
nhiên khác nhau, gồm : thung lũng phù sa, đồng bằng Phù sa mới. Dọc sông Đồng

12
Nai, thung lũng phù sa chảy trên nền và vách Phù sa cổ, địa hình dưới 100m. Trong
thung lũng phù sa có thành tạo Phù sa mới với chiều rộng tăng dần từ Hiếu Liêm
(dưới hợp lưu sông Bé) đến thị trấn Tân Uyên và Cù Lao Phố (Biên Hòa).
Đồng bằng Phù sa mới bao gồm đồng lụt cửa sông và đồng bằng ven biển. Sông
chảy chủ yếu trên nền Phù sa mới. Phần đồng lụt cửa sông, từ Cù Lao Phố đến ngã
ba sông Nhà Bè. Đoạn sông này gồm vừa sông uốn khúc vừa có đoạn sông thẳng
mang đặc tính sông phân dòng. Phần đồng bằng ven biển gồm các đoạn sông uốn
khúc của vùng triều.
Dọc sông Sài Gòn, từ thượng nguồn đến Thủ Đức (khu vực Thanh Đa), sông
chảy trong thung lũng phù sa với nền và hai vách Phù sa cổ hai bên mở rộng dần.
Phù sa mới ven bờ cũng phát triển mở rộng dần từ khu vực hồ Dầu Tiếng đến Thủ
Đức và rõ nét nhất là đoạn từ Củ Chi đến Thủ Đức.
Từ Thanh Đa đến hợp lưu với sông Đồng Nai (ngã ba sông Nhà Bè), đoạn sông
thuộc đồng bằng Phù sa mới. Đoạn này sông chịu ảnh hưởng của sông lẫn triều
(triều có khả năng ảnh hưởng đến cả hồ Dầu Tiếng).
1.6 Đặc điểm dân sinh kinh tế
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1
tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số
Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, dân dố thành phố tăng lên 7.382.287 người. Tuy nhiên nếu tính
những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu

người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ,đường
sắt, đường thủy và đường không. Là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa,giáo dục quan trọng của Việt Nam.

13
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một
đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá
tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường
thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây
dựng và công nghiệp sản xuất.
1.7 Đặc điểm diễn biến lòng sông tại Ngã ba Đồng Nai – Nhà Bè
1.7.1 Sự thay đổi chiều rộng lòng sông
Phân tích tài liệu thực đo trên sông Nhà Bè, Sài Gòn của các năm
1967,1970,1994,1997 và 2005 cho thấy chiều rộng lòng sông có sự thay đổi
Bảng 1.1 : Sự thay đổi chiều rộng lòng sông Sài Gòn và Sông Nhà Bè tại mũi Đèn Đỏ
Các năm
Vị trí
Chiều rộng lòng sông (m)

1967

1990

1994

1997


2001

2005
sông Sài Gòn

1.367

1.419

1.426

1.430

1.433

1.436
Sông Nhà Bè
1.097 1.133 1.149 1.165 1.180 1.181
1.7.2 Sự biến đổi tuyến lạch sâu
Do tại ngã ba Đèn Đỏ là nơi hợp lưu quan trọng nhất của hệ thống sông Đồng
Nai- Sài Gòn, tỷ lệ gia nhập của dòng chảy nguồn và phân phối dòng chảy triều của
hệ thống sông này khác nhau nên các điều kiện thủy lực và thủy văn vùng hợp lưu
này rất phức tạp, đăc biệt là khu xoáy vật cục bộ ( ngay tại khu vực mũi đèn đỏ) và
lạch vận chuyện nằm trên sông Sài Gòn đổ vào sông Đồng Nai có nguồn mạnh lên,
từ đó làm cho diễn biến lòng sông rất phức tạp
Qua kết quả phân tích tài liệu địa hình nhiều năm tại khu vực ngã ba mũi Đèn Đỏ
cho thấy vị trí tuyến lạch sâu qua nhiều năm không phải là đường cong trơn mà là
đường cong queo di dịch qua lại theo hướng ngang trong phạm vi 150 m
1.7.3 Sự dịch chuyển của hố xói
Ngã ba mũi đèn đỏ nơi hợp lưu của sông Sài Gòn- Đồng Nai.

Do tỷ lệ gia nhập của dòng chảy nguồn và dòng chảy thủy triều của sông Sài
Gòn, Đồng Nai có khác nhau với các khu xoáy vật cục bộ, diễn biến lòng sông vùng
hợp lưu khá phức tạp.Kết quả phân tích tài liệu địa hình nhiều năm tại khu vực ngã

14
ba mũi Đèn đỏ cho thấy vị trí tuyến lạch sâu của các năm, di dịch qua lại theo hướng
ngang.
Vị trí vực sâu của khu vực ngã ba mũi đèn đỏ dịch chuyển ngược xuôi trong
phạm vi gần 400 m.
Bảng 1.2: Biến đổi chiều sâu hố xói khu vực hợp lưu Đồng Nai- Nhà Bè mũi Đèn đỏ
Chiều sâu điểm sâu nhất hố xói (m)
1932-1945
1974
1985
1990
1994
1997
2001
2003
2005
15
17,5
24
24,5
31
31
32,2
32,4
32,68
Bãi bên hình thành do nước dềnh và lòng sông mở rộng có chiều sâu nước h

min

=5m ở phía bờ phải của sông Đồng Nai, có xu thế dịch xuôi, ép sát dòng chủ lưu về
phía bờ hữu ngã ba mũi Đèn Đỏ vùng tác động của dòng chảy ngược xuôi là sóng
do gió và sống tàu thuyền tác động vào bờ đã gây hiện tượng xói lở vùng gần ngã ba
mũi Đèn Đỏ. Hố xói khu vực mũi Đèn Đỏ : Theo hướng ngang trong phạm vi từ
300m đến 500m hình thành một hố xói có diện tích khoảng 32.600 m
2
với cao trình
tại tâm hố xói biến đối qua các năm được trình bày trong bảng 1-2 .Theo cá tài liệu
thống kê từ năm 1985 đến nay thì kích thước của hố xói này có thay đổi nhưng rất ít.
1.8 Sự cần thiết nghiên cứu,đề xuất giải pháp bảo vệ ổn định bờ sông khu vực
công viên Phú Thuận- Thành Phố Hồ Chí Minh
Dự án công viên Phú Thuận là một trong những dự án lớn đã được UBND TP
Hồ Chí Minh đề xuất.Sau khi hoàn thành, dự án công viên Phú Thuận sẽ cung cấp
các dịch vụ về du lịch, văn hóa, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe;
phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch đồng thời phù hợp với quy hoạch
và yêu cầu phát triển đô thị của thành phố trước mắt và lâu dài.
Dự án có vị trí nằm ngay tại ngã ba Đèn Đỏ, nơi nhập lưu của sông Đồng Nai và
sông Sài Gòn. Tại đây tồn tại một hố xói khá sâu, mực nước thường xuyên dao
động với biên độ lớn làm cho bờ sông mất ổn định, do cao trình bờ sông thấp so với
mực nước triều cường, cao độ đất tự nhiên trong khu vực công viên chỉ ở cao trình
+1m; Khu vực công viên là nơi ngã ba sông, gần sát các cảng lớn, tàu thuyền lien
tục qua lại ở khu vục này , sóng gió kết hợp với sóng tàu tác đông vào bờ rất mạnh

15
gây nguy hiểm cho các công trình ven bờ sông. Vì vậy cần thiết phải có một công
trình bảo vệ bờ kiên cố để đảm bảo an toàn.
Việc lựa chọn vật liệu và giải pháp cho công trình bảo vệ bờ là rất quan trọng,
cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của khu vực mà vẫn

đảm bảo yêu cầu về cảnh quan môi trường cho công viên.









16
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU MỚI SỬ DỤNG
TRONG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Tổng quan về các loại vật liệu – công nghệ mới sử dụng trong công trình
bảo vệ bờ trong và ngoài nước.
Cùng với lũ lụt, bão lốc; sạt lở bờ sông đang là vấn đề lớn bức xúc của nhiều
nước trên thế giới.Sạt lở bờ sông là một qui lụât tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng
nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven sông như gây mất đất nông nghiệp,
hư hỏng nhà cửa, chết người, thậm chí có thể hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, đô
thị.
Quá trình nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ sông trên thế giới đã được thực hiện
liên tục trong hàng thập kỷ qua. Nhiều giải pháp công nghệ bảo vệ bờ sông chống
xói lở đã được đưa ra và đạt được những hiệu quả nhất định trong việc hạn chế xói
lở, bảo vệ an toàn cho dân cư và hạ tầng cơ sở ven sông. Cho đến nay, việc nghiên
cứu các giải pháp công nghệ mới, cải tiến giải pháp công nghệ cũ nhằm nâng cao
hơn nữa công tác bảo vệ bờ sông chống sạt lở vẫn đang được tiếp tục.
2.1.1 Ứng dụng vật liệu mới
2.1.1.1. Sử dụng các sản phẩm từ sợi tổng hợp có cường độ cao
Trong những năm gần đây, theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa chất,
các loại vải, dây được sản xuất bằng sợi tổng hợp Polymer được sử dụng rộng rãi

trong công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển như các loại vải địa kỹ thuật làm tầng lọc,
cốt cho đất đắp, các thảm, ống, túi vải độn vật liệu chống xói đáy, bảo vệ chân và mái
bờ sông
a. Sử dụng vải địa kỹ thuật làm lớp lọc và lớp đệm
Vải địa kĩ thuật được chọn để thay thế tầng lọc ngược truyền thống, có thể xúc tiến
nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm đầu tư, đồng thời do khả năng lọc của vải địa kĩ
thuật được sản xuất công nghiệp hóa vì vậy càng đảm bảo chất lượng lọc của công
trình.

×