Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÀI GÒN
Sinh viên : Hoàng Minh Dương
MSSV : 71000557
GVHD : Thầy Nguyễn Hoàng Chí Đức

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG SUẤT SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BAO BÌ SÀI GÒN

HOÀNG MINH DƯƠNG

Tp. HCM, 8/2014
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….


…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2014
Ký tên

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin tỏ lòng thành kính biết ơn đến ba mẹ và gia đình. Gia đình luôn là hậu
thuẫn vững chắc nhất của em, luôn dành cho em điều kiện tốt nhất để chuyên tâm vào
việc học tập. Xin cảm ơn những người thân đã luôn động viên ủng hộ em.
Em xin cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường Đại Học Bách Khoa tp Hồ Chí Minh,
đặc biệt là Khoa Quản Lý Công Nghiệp đã truyền đạt những kinh nghiệm, những kiến

thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn thầy Nguyễn Hoàng Chí Đức đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc, toàn thể nhân viên trong phòng kỹ thuật, toàn thể cán bộ,
nhân viên, công nhân trong xưởng màng ghép của Công Ty Cổ Phần Bao Bì Sài Gòn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em được tiếp xúc thực tế, cho em những ý kiến thiết thực trong
suốt thời gian thực tập tại công ty.
Cảm ơn ban đồng hành Huỳnh Đình Thanh Vũ cùng các bạn cùng phòng luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Cảm ơn những người bạn
tốt trong khoa, trong lớp cũng như những người bạn trong cuộc sống.
Em xin gửi đến mọi người những lời cảm ơn chân thành nhất!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Minh Dương

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐỀ TÀI
Tìm hiểu thực tế sản xuất và đề ra giải pháp nhằm tăng năng suất sản xuất của công ty cổ
phần bao bì sài gòn.
Năng suất ở đây được hiểu: năng suất bao gồm cả tính hiệu suất và hiệu quả. Tức là đảm
bảo hàng hóa/dịch vụ được sản xuất với chi phí thấp nhất có thể được và cung cấp cho
khách hàng đúng lúc, giá cả cạnh tranh với chất lượng mà họ mong muốn ( Khan, 2003).
1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả
các công ty sản xuất và dịch vụ. Với công ty cổ phần bao bì sài gòn thì càng phải quan
tâm nhiều hơn nữa. Bởi lẽ từ khi được thành lập thì được coi là công ty hàng đầu trong

nước về sản xuất bao bì và màng phủ nông nghiệp. Qua quá trình phát triển của nền kinh
tế thị trường, do chậm đổi mới và không bắt kịp với công nghệ sản xuất hiện đại nên tình
hình sản xuất hiện tại không mấy khả quan.
Trong toàn nhà máy, đặc biệt là xưởng màng ghép là nơi có tỷ lệ phế phẩm cao nhất và
cũng là tồn tại nhiều vấn đề nhất. Công ty phân công em vào thực tập tại xưởng này với
mong muốn em có một đóng góp nhất định nào đó để tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm được sản xuất tại xưởng.
Qua quá tình tìm hiểu thực tế tại xưởng màng ghép, cá nhân em cũng nhận thấy được vấn
đề cấp thiết nhất là phải tăng năng suất sản xuất của xưởng. Vậy nên em chọn đề tài có
tên: một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất tại xưởng màng ghép của công ty cổ phần
bao bì sài gòn.
1.3 MỤC TIÊU, Ý NGHĨA THỰC TẬP
1.3.1 Mục tiêu thực tập
∗ Tìm hiểu bộ phận sản xuất, quy trình sản xuất thực tế.
∗ Xác định hiện trạng chất lượng của xưởng màng ghép.
∗ Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tế.
∗ Định hướng đề tài luận văn cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
∗ Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
1.3.2 Ý nghĩa thực tập
A. Đối với doanh nghiệp

∗ Báo cáo đề tài được sử dụng như một tư liệu tham khảo để nâng cao năng suất sản
xuất của xưởng màng ghép cũng như năng suất của toàn công ty.
B. Đối với sinh viên
∗ Vận dụng các lý thuyết về sản xuất vận hành, đặc biệt lý thuyết về nâng cao năng
suất, cải tiến chất lượng.
∗ Mở rộng kiến thức về các công cụ, phương pháp nhằm nâng cao năng suất. Đặc
biệt kiến thức về triển khai hoạt động 5S trong thực tế.
∗ Hệ thống lại kiến thức đã học, tham gia vào tình huống thực tế để tạo lợi ích cho
doanh nghiệp.

1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
∗ Công ty sapaco có 3 xưởng sản xuất với các sản phẩm khác nhau, đề tài phần lớn
thực hiện tại xưởng màng ghép (PX2) của công ty.
∗ Đề tài thực hiện trong 3 tháng từ 2/5 đến 5/8/2014.
∗ Do thời gian nghiên cứu không được dài nên chưa thể tìm hiểu kỹ và có một giải
pháp cải tiến đáng kể quá trình sản xuất.
1.5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tuần Thời gian Công việc thực hiện
1 5/5 - 11/5
• Xin giấy giới thiệu của khoa, đến công ty, trao đổi trực tiếp
với người hướng dẫn tìm hiểu tổng quan về hồ sơ, tài liệu,…
2 12/5 - 18/5
• Tiếp cận thực tế với xưởng màng ghép.
• Quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại.
3 19/5 - 25/5
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại.
• Trao đổi trực tiếp công nhân trực tiếp sản xuất về vấn đề và
nguyên nhân gây ra.
4 26/5 - 1/6
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, đo lường về
vấn đề.
• Phỏng vấn công nhân về một số giải pháp cho vấn đề.
• Viết báo cáo 1 và gửi cho trưởng phòng kỹ thuật để báo cáo
vấn đề và hướng giải quyết.
5 2/6 - 8/6
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, đo lường về
vấn đề.
• Phỏng vấn công nhân về một số giải pháp cho vấn đề.
• Tìm hiều sâu hơn về hoạt động của tổ thiết bị, phòng kỹ
thuật của công ty.

6 9/6 - 15/6 • Phỏng vấn công nhân về một số giải pháp cho vấn đề.
7 16/6 - 22/6
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, đo lường về
vấn đề.
• Phỏng vấn công nhân về một số giải pháp cho vấn đề.

8 23/6 - 29/6
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, đo lường về
vấn đề.
• Phỏng vấn công nhân về một số giải pháp cho vấn đề.
• Viết và nộp báo cáo 2.
• Tổ chức lấy ý kiến đóng góp về việc triển khai thực hiện 5S
tại tổ thiết bị.
• Lên kế hoạch thực hiện 5S tại tổ thiết bị.
9 30/6 - 6/7
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, đo lường về
vấn đề.
• Thực hiện 5S tại tổ thiết bị theo kế hoạch.
10 7/7 - 13/7
• Tiếp tục quan sát, tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, đo lường về
vấn đề.
• Thực hiện 5S tại tổ thiết bị theo kế hoạch.
• Hoàn thành chương 1 & 2 của bài báo cáo và gửi cho khoa.
11 14/7 - 20/7
• Thực hiện 5S tại tổ thiết bị theo kế hoạch.
• Bồi dưỡng thêm kiến thức và đưa ra giải pháp.
12 21/7 - 27/7
• Trực tiếp trò chuyện trao đổi với người hướng dẫn, với lãnh
đạo công ty để nhận được nhìn nhận khách quan về quá trình
sinh viên thực tập tại công ty.

• Thực hiện 5S theo kế hoạch và đánh giá kết quả.
13 28/7 - 2/8
• Hoàn thiện báo cáo cuối cùng và gửi về cho giáo viên hướng
dẫn, nộp cho khoa.
• Thực hiện 5S tại tổ thiết bị theo kế hoạch, đánh giá việc thực
hiện 5S.

Bảng 1.1 Kế hoạch thực tậpCHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG TY
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần bao bì Sài Gòn.
Tên tiếng Anh: Saigon Packaging Joint-Stock Company.
Địa chỉ: lô III – 13, Đường số 13, khu công nghiệp Tân Bình –
Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: +84 8 38155581
Fax: (84.8) 4252372
Email:
Website: www.sapaco-vn.com – www.baobisaigon-vn.com
Hình 2.1: Logo công ty
Là thành viên của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn - SATRA.
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 85 tỷ đồng.
Số cổ phần: 8.500.000 cổ phiếu.
Cổ đông nhà nước: 78.169.000.000 VNĐ (chiếm 91,96% vốn điều lệ).
Cổ đông khác: 6.831.000.000 VNĐ (chiếm 8,04% vốn điều lệ).
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bao bì Sài Gòn trước đây là doanh nghiệp nhà nước – thành viên của
Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn, thành lập theo quyết định số 1931/QĐ-UB-KT ngày
03/4/1999 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị
là Công ty Bao Bì Xuất Khẩu – SPACEX và Xí Nghiệp Bao Bì Xuất Khẩu – PAFACEX.

Ngày 08/11/2005, Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số
5671/QĐ-UBND phê duyệt phương án và chuyển Công ty bao bì Sài Gòn thành Công ty
Cổ phần bao bì Sài Gòn.
Ngày 11/10/2006 Công ty Cổ phần bao bì Sài Gòn được sở kế hoạch đầu từ tp hồ chí
minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005382. Tên đối ngoại là
SAIGON PACKAGING JOINT-STOCK COMPANY, tên viết tắt là SAPACO.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.1: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2011-2013
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần bao bì sài gòn.
a, chức năng:
Kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa bao bì và máy
móc thiết bị thuộc ngành sản xuất bao bì và các loại màng phủ dùng cho sản xuất nông
ngư nghiệp.
b, nhiệm vụ:
Sản xuất kinh doanh và dịch vụ: các loại nhãn hộp giấy in offset, in ống đồng nhiều màu,
ghép màng phức hợp (giấy + PE, nhôm + giấy + PE, giấy bóng kiếng + PE …), túi plastic
các loại, các loại màng phục vụ sản xuất bao bì, màng phủ dùng cho sản xuất nông ngư
nghiệp và các loại vật tư dùng cho sản xuất bao bì.
Thiết kế mẫu mã bao bì.
Xuất nhập khẩu các loại bao bì, vật tư, nguyên liệu sản xuất bao bì, các sản phẩm khác và
máy móc thiết bị ngành bao bì.

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần boa bì sài gòn là doanh nghiệp được trang bị hoàn chỉnh ba quy trình
công nghệ sản xuất bao bì điển hình. Chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
sau đây:
Hình 2.2 Các mặt hàng kinh doanh của công ty bao bì sài gòn
Ngoài ra công ty còn nhận thiết kế mẫu mã và tư vấn miễn phí về bao bì cho các công ty,
cá nhân có nhu cầu.


 !"
2.2 NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
2.2.1 Sơ đồ tổ chức
2.2.2 Tình hình nhân sự

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức công ty SAPACO
#$#% &'()#%*
+(, -#$#% &'()#%*
#./ !"

2.3 GIỚI THIỆU XƯỞNG MÀNG GHÉP
1 Sơ đồ tổ chức và bố trí mặt bằng
Hình 5: sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng màng ghép
Hình 6: sơ đồ tổ chức xưởng màng ghép.
2. Chức năng, nhiệm vụ
 Chức năng

Chuyên sản xuất các loại bao bì polymer phục vụ cho công nghệ chế biến nông nghiệp,
dược phẩm và thực phẩm.
( Nhiệm vụ
Trực tiếp quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị thuộc dây chuyền sản
xuất của xưởng, bảo quản điều hành, sử dụng máy móc thiết bị theo đúng kỹ năng kỹ
thuật nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất sản phẩm theo các lệnh sản xuất do công ty
giao.
Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị, kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản
phẩm theo quy định của công ty.
Tổ chức thực hiện mức vật tư nguyên liệu hợp lý, tiên tiến, triệt để thực hiện tiết kiệm,
phấn đấu hạ thấp phế liệu, phế phẩm.

Tổ chức thực hiện thông báo kịp thời cho phòng kế hoạch kết quả tiến độ thực hiện các
lệnh sản xuất, thống kê sản lượng sản phẩm tại xưởng và báo cáo quyết toán lệnh sản xuất
kịp thời đúng quy định của công ty.
Trực tiếp quản lý, sắp xếp bố trí, điều hành lực lượng lao động đúng khả năng chuyên
môn, trình độ tay nghề không ngừng tăng năng suất, hiệu quả công việc, tổ chức đào tạo
nâng cao tay nghề cho công nhân lao động tại xưởng và đề xuất công nhân lao động đi
đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn.
Tổ chức quản lý, vận động công nhân thực hiện đầy đủ các nội quy về: kỹ thuật thao tác
vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động, kỹ thuật lao động, bảo vệ phòng cháy chữa
cháy, thực hiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động tại xưởng.

2.4 MẶT BẰNG TỔNG THỂ
Hình 2.4 Sơ đồ mặt bằng công ty
2.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
Thuận lợi:
∗ Công ty có đội ngũ nhân viên phần lớn gắn bó lâu năm, qua khảo sát sơ bộ cho
thấy hơn 50% có trên 10 năm kinh nghiệm đặc biệt khoảng 20% nhân sự có trên 20
năm kinh nghiệm.
∗ Nếu như nguồn hàng không ổn định có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ công ty mẹ.
Khó khăn:
∗ Khó khăn nhất của công ty là máy móc, 90% máy móc có tuổi thọ trên 10 năm, đặc
biệt có máy in 7 màu là được đầu tư từ 1974 tới nay. Gây ra tỷ lệ phế phẩm cao.
∗ Chưa có hệ thống thông tin hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít.
∗ Tuy nguồn vốn nhiều nhưng nếu đầu tư máy móc mới thì phải đầu tư đồng bộ và
rất tốn kém.

CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
3.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
Theo thống kê tỷ lệ hao hụt trong sản xuất thường đạt mức cao
∗ Tuần từ 27/4 đến 10/5

15 LSX hao hụt từ 5% đến 44 %, trong đó có 8 LSX hao hụt từ 10% trở lên.
Nghiêm trọng có 1 LSX hao hụt 44%.
∗ Tuần từ 12/5 đến 17/5
15 LSX hao hụt từ 5% đến 25%, trong đó có 8 sx hao hụt từ 10% trở lên.
Nghiêm trọng có 3 LSX hao hụt 25%.
∗ Tuần từ 19/5 đến 24/5
12 LSX hao hụt từ 5% đến 25%, trong đó có 7 LSX hao hụt từ 10% trở lên.
Nghiêm trọng có 2 LSX hao hụt 25%.
(Nguồn: ban quản lý xưởng màng ghép)
Qua các số liệu sơ bộ trên chúng ta có thể thấy được năng lực sản xuất của công ty không
cao. Dù chất lượng khá tốt nhưng do tỷ lệ phế phẩm cao nên giá thành cao và sức cạnh
tranh trên thị trường thấp.
Hiện tại thì công ty đã có được chứng chỉ ISO 9001:2008, tuy nhiên thì còn nhiều vấn đề
cần giải quyết. ví dụ, công ty không có ban 5S nên không duy trì được việc thực hiện,
việc đánh giá nội bộ, hệ thống hóa quy trình còn nhiều bất cập.
Một số nguyên nhân được đưa ra:

Bảng 3.1 Một số nguyên nhân gốc rễ
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN CẢI TIẾN
3.2.1 Nhận định
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại xưởng màng ghép của công ty, em có một số ý kiến như
sau:
Thứ nhất, do hiện tại tinh thần làm việc của công nhân chưa cao, vậy nên cần tạo một văn
hóa mới trong công ty. Văn hóa công nghiệp.
Thứ hai, công ty cần phải hệ thống lại các thủ tục thực hiện theo ISO, thực hiện tốt các
yêu cầu.
Thứ ba, về mặt dài hạn công ty nên thay đổi hệ thống máy móc thiết bị đã lỗi thời, tuy
nhiên việc này có mức độ ưu tiên không cao bằng hai việc trên.
3.2.2 Một số phương hướng cải tiến
1. Thực hiện 5S toàn công ty.

Việc thực hiện 5S toàn công ty là việc cần làm ngay, để tạo một thói quen, một nét văn
hóa tốt trong công ty. Một số lợi ích được nêu ra như sau:
∗ Sản lượng sản xuất tăng do môi trường làm việc tốt hơn.
∗ Kiểm soát quá trình tốt hơn, thuận tiện và dễ dàng hơn.
∗ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
∗ Môi trường làm việc an toàn hơn, phòng cháy chữa cháy được tăng cường.
∗ Tinh thần đạo đức được nâng cao, ý thức bảo vệ tài sản doanh nghiệp tăng, tinh
thần đoàn kết nội bộ tăng.

Ngoài ra, theo Bùi Nguyên Hùng & Trần Thị Kim Loan 2010, cẩm nang nâng cao năng
suất doanh nghiệp thì nếu như thực hiện tốt 5S năng suất sẽ tăng khoảng 17%. Dựa trên
nghiên cứu thực nghiệm năm 2008.
Em xin đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
• Bước 1. Chuẩn bị (4 - 5 tuần)
• Bước 2. Phát động công tác thực hiện (1 tuần)
• Bước 3. Phát động và thực hiện tổng vệ sinh toàn công ty (làm chung bước 2, 1
tuần) nên chọn ngày thứ 7, chủ nhật ít sản xuất, phát động và tổng vệ sinh luôn để
không ảnh hưởng tới sản xuất.
• Bước 4. Thực hiện S1, S2. Sàng lọc và sắp xếp (khoảng 8 – 9 tuần) được kéo dài
hàng ngày cho thời gian tiếp theo.
• Bước 5. Thực hiện S3 sạch sẽ (thực hiện hàng ngày).
• Bước 6. Thực hiện các S1, S2, S3, thường xuyên.
• Bước 7. Kiểm soát và thực hiện tốt 5S.
Bảng 3.2 Kế hoạch thực hiện 5S toàn công ty
Chi tiết cụ thể được nêu rõ trong phần phụ lục.
2. Thực hiện tốt các yêu cầu của ISO.
Việc thực hiện các yêu cầu theo ISO tại công ty thực sự chưa tốt, kể cả người trong công
ty cũng cảm thấy vậy. Một số thay đổi theo ISO đã góp phần làm giảm mức độ linh hoạt
của sản xuất. Ví dụ, khi nguyên vật liệu về tới kho nhưng các giấy tờ chưa hoàn thành thì
cũng không được lấy sử dụng mặc dù nhiều khi rất cần và phải ngừng sản xuất nhưng

cũng không được phép lấy ra dùng.
Thực hiện theo ISO giúp hệ thống hóa hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, tuy nhiên
cũng cần linh động để phù hợp tình hình thực tế tại công ty. Tăng cường khả năng đánh
giá nội bộ và cải tiến liên tục giúp nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường.

3. Thực hiện in mã vạch sản phẩm.
Hiện nay công ty đang sử dụng chung một mẫu xác định hàng hóa do công ty tự in. và
mỗi sản phẩm được sản xuất ra sẽ được người công nhân ghi lên phiếu và dán vào trên
bao bì. Tuy nhiên, việc này rất tốn thời gian và gây nhàm chán cho công nhân. Vậy nên
em kiến nghị công ty nên đăng ký và sử dụng mã vạch sản phẩm nhằm nâng cao năng
suất hoạt động cũng như dễ dàng quản lý trong sản xuất và lưu kho. Hơn nữa việc in mã
vạch sản phẩm cũng cho thấy phần nào năng lực quản lý của công ty đối với các tổ chức
khác và là điều kiện tiên quyết để hàng của công ty góp mặt trong các siêu thị.
Một lý do nữa là tại Xưởng màng nhựa của công ty, mỗi ngày công nhân sản xuất túi
đựng rác phải ghi khoảng 250 phiếu như vậy cho 1 ca sản xuất. Như vậy thời gian lãng
phí là khoảng 2.7 giờ công / ca sản xuất, tính 40s thì ghi được 1 phiếu. Không những thế,
việc ghi chép thế này gây nhiều sự nhàm chán cho công nhân.
Hình 3.1 Mẫu phiếu sản phẩm hiện hành (dùng cho tất cả các sản phẩm)
Nếu như công ty không thể hoặc là chưa đưa ra được quyết định in mã vạch sản phẩm thì
em cũng có một giải pháp tương tự. đó là việc in thông tin sản phẩm sản xuất vào giấy
keo và dán lên bao bì sản phẩm chứ không phải ghi như hiện nay. Việc này nhà cung cấp
của công ty đã làm được và công ty chúng ta nên học hỏi nhà cung cấp.
Phiếu sản phẩm của nhà cung cấp cho công ty ghi rõ ngày sản xuất, loại sản phẩm, độ dài,
cân nặng, ghi rõ khách hàng.

Hình 3.2 Phiếu sản phẩm của nhà cung cấp.
4. Thực hiện cải tiến liên tục, sản xuất theo lean.
Sau thời gian thực hiện 5S và hệ thống lại hệ thống quản lý theo ISO thì công ty nên thực
hiện sản xuất theo lean. Lập nhóm chất lượng và tăng cường hoạt động của nhóm chất

lượng như trước đây công ty đã thực hiện. Theo như thông tin thì trước đây công ty có lập
nhóm chất lượng, hoạt động sôi nổi và đạt hiệu quả. Các nhân viên trong phòng kỹ thuật
cũng được tăng cường kiến thức qua các khóa học ngắn hạn. Tuy nhiên qua thời gian thì
hoạt động của nhóm chất lượng cũng dần tan rã và công ty gặp phải nhiều vấn đề chất
lượng.
5. Thực hiện gặp mặt đầu tuần.
Nhằm nâng cao tinh thần làm việc cũng như thắt chặt mối quan hệ của mọi người trong
công ty. Em nhân thấy đây là vấn đề tuy có vẻ không liên quan nhưng trên thực tế thì
nhiều công ty đã thực hiện và cũng đã nhận thấy kết quả. Ví dụ: một công nhân lâu năm
đã nói: “ trước đây làm công ty Đài Loan cứ sáng thứ hai là tổng giám đốc gặp nhân viên
trước sân chính và nói chuyện về kết quả đạt được tuần trước cũng như kế hoạch tuần tiếp
theo và động viên anh em làm việc qua đó tinh thần làm việc tăng lên rất cao. Sau khi

nghe Tổng giám đốc động viên thì làm việc xung hơn hẳn”. Và gần hơn nữa đó là Công ty
TNHH MTV Dược Phẩm & Sinh Học Y Tế (MEBIPHAR) có trụ sở ngay trước công ty
bao bì Sài Gòn đã và đang thực hiện chào cờ đầu tuần.
6. Một số giải pháp khác.
A, các ống hơi, dây điện nên đi ngầm chứ không nổi lên trên mặt nền của xưởng. cản trở
việc di chuyển cũng như nguy cơ gây tai nạn cho công nhân sản xuất.
Hình 3.3 Ống dẫn hơi và nối điện đi trên bề mặt
Trên hình, hai đường màu vàng là đường nối điện và hơi cho máy dán và máy cắt tại tổ
cắt dán. Khi công nhân ở các máy bên trong muốn kéo xe bán thành phẩm qua máy mình
sản xuất phải đi vòng qua chứ không thể kéo qua các đường dẫn này. Vậy nên em kiến
nghị công ty nên đi ngầm hệ thống đường dây nối hơi và đường dây điện này.
B, thực hiện lưu khuôn in hợp lý.
Hiện tại công ty đang lưu khuôn in theo nhóm mặt hàng và có sổ ghi chú lại vị trí lưu.
Tuy nhiên lại không có bảng kê danh sách các bộ khuôn có trong kệ để công nhân dễ
dàng lấy sử dụng. mỗi lần đi lấy khuôn người công nhân phải cầm theo mẫu in và lựa
chọn trong một ma trận khuôn in, mất khoảng 5-15p cho việc lấy khuôn tùy theo nhiều
điều kiện như, số lượng khuôn in trong bộ khuôn, vị trí lưu trước đây và màu sắc nhận

dạng có dễ nhìn hay không. Một phần còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người lấy

khuôn.
Hình 3.4 Lưu khuôn in theo kiểu thuận tiện hiện nay
Nay em kiến nghị một giải pháp cho việc này như sau:
Các kệ được đánh dấu theo các ký tự A, B, C như cũ nhưng các bộ khuôn sẽ được chia ra
lưu ở các khu vực khác nhau theo bộ. Cụ thể là kệ A sẽ lưu các bộ khuôn có 2 màu, kệ B
gồm các bộ khuôn 3 màu, tương tự cho các kệ khác. Các bộ khuôn sẽ được lưu gần hay xa
tùy vào mức độ sử dụng. Thường thấy các bộ có 3, 4, 5 màu sẽ được sử dụng nhiều nhất
nên được để gần nhất. Ngược lại các bộ 7 màu hay 1 màu sử dụng ít nhất nên để xa nhất.
Đầu mỗi kệ sẽ có ghi danh sách các bộ khuôn được lưu trong kệ theo mẫu.
Kệ A

stt
Tên sản
phẩm
Khoang ( tầng) Số màu Thứ tự lưu
1 Cà tím 2 4 1
Mẫu gợi ý về việc lưu khuôn
Khi thực hiện việc này, người công nhân chỉ cần nhớ là bộ khuôn đó có mấy màu (có ghi
trong lệnh sản xuất), tên sản phẩm (có ghi trong lệnh sản xuất), với số màu đó thì được
lưu ở kệ nào và kệ đó được đặt ở đâu. Rất dễ nhận biết. việc còn lại có thể là tới đúng kệ
đặt khuôn và xem xem bộ khuôn đó thuộc khoang nào là có thể lấy ra được.
Trên mỗi kệ có một biển báo ghi rõ tên kệ và loại bộ khuôn (dựa theo số màu. Ví dụ
Kệ A 4 màu
Biển được đặt làm khổ lớn, dễ đọc, được treo theo hướng dễ nhìn thấy.
Có thể kết hợp lưu chung các loại bộ khuôn nếu có thể. Ví dụ, số lượng bộ khuôn 1 màu
có thể lưu chung 2 màu do số lượng ít và để phù hợp với sức chứa của kệ lưu.
Lợi ích.
Việc này sẽ giảm được thời gian tìm khuôn xuống còn khoảng 3 – 8p (lấy trung bình là 5

p). thực hiện sắp xếp lại mất khoảng 1.5 ngày với 4 – 5 công nhân, thời gian bỏ ra là 48 –
60 h công. Giả sử mỗi ngày sản xuất 2 ca, mỗi ca 1 máy in sản xuất 2 lệnh sản xuất, thì
mỗi ngày tiết kiệm được 2ca*2máy*4*2lệnh= 32p, tức là sau khoảng 3 tháng thì sẽ bù lại
được thời gian bỏ ra để sắp xếp đó. Trên thực tế còn tiết kiệm được nhiều hơn thế nữa vì
trung bình 1 ca có thể chạy nhiều hơn 2 lệnh và có thể mỗi lần đi lấy khuôn cần 2 công
nhân đi lấy. Như vậy sau 1 năm công ty tiết kiệm được khoảng 32*25*11=8800 phút
tương đương 147 giờ công( giả sử 1 năm = 11 tháng và mỗi tháng thực hiện sản xuất 25
ngày).
Thể hiện tính khoa học trong sản xuất. khi làm giảm công sức cho việc tìm khuôn thì
đồng nghĩa với việc sức lực dành cho các việc khác của người lao động tăng lên, tập trung
hơn trong sản xuất và giảm lãng phí do phế phẩm.
C, công nhân tổ in thay sẵn dao gạt mực mới.
Hiện tại, trong tổ in của xưởng màng ghép, có nhiều bệ dao gạt mực dự phòng nhưng vì
một số lý do nên công nhân không thực hiện làm mới sẵn dao gạt đồng bộ mà chỉ làm mới
1 cái dự phòng. Với lý do nếu làm sẵn hết thì các anh em thấy vậy và lấy xài, không chịu
chuốt dao sau khi chạy làm lãng phí. Tuy nhiên theo nhận định của em thì công nhân ở
đây nên thực hiện làm sẵn bộ dao dự phòng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng cũng như
bớt thời gian khi chuyển đổi giữa các lần chạy máy.

Hình 3.5 Bệ dao gạt mực dự phòng không được sử dụng đúng
Trên thực tế thì mỗi ca chạy máy khoảng 3 – 4 công nhân là đủ để chạy máy, tuy nhiên
đôi lúc cũng có rảnh rỗi. ví dụ 3 người chạy 1 máy nhưng mặt hàng chỉ có một màu chẳng
hạn. thì phải làm sao người rãnh rỗi đó đi xử lý dao gạt trước khi chuyển đổi sang chạy
mặt hàng tiếp theo. Và phải động viên anh em là phải tiết kiệm của công ty, nếu có thể thì
nên chuốt lại dao sau khi chạy và chỉ thay khi thấy cần thiết (dao cùi, đang chạy cần điều
chỉnh, chuốt lại dao, cần gấp).
D, Làm rãnh thoát hơi nước cho ống làm lạnh.
Tại máy tráng đùn của xưởng màng ghép, khi chạy sản phẩm cần làm lạnh thì hơi nước tụ
lại xung quanh ống làm lạnh và chảy xuống. ở đây có sẵn hố nước nhưng lại là đầu nối
ống hơi lạnh. Khi chạy làm lạnh thì hơi nước chảy xuống và nhiều lúc làm ngập khu vực

này, tràn qua bộ điều khiển máy tráng.
Mỗi lúc nước nập công nhân thường phải dùng ca múc vào xô rồi đưa ra ngoài. Đó là lãng
phí. Hơn nữa, nước ngập như vậy dễ gây hư hỏng cho đầu nối kim loại ống làm lạnh, như
trong hình thì các đầu nối đã bị ghỉ.
Giải pháp cho vấn đề này theo em là nên làm một rãnh thoát nước ra bên ngoài. Có thể
cho chảy trực tiếp vào cống, nhưng phải xem xét việc trời mưa nước tràn ngược lại vào
xưởng qua đường này. Vậy nên tốt nhất là kết hợp các vị trí làm lạnh này cho chảy vào
một hố bên góc ngoài của xưởng, cuối ngày hoặc mỗi 2 ngày thì công nhân múc nước
một lần, như vậy làm giảm thời gian lãng phí cũng như đảm bảo an toàn cho người và
thiết bị của xưởng.


×