Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MÔN TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.58 KB, 19 trang )

Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng
III. Kinh nghiệm dạy toán lớp 5
Kết luận – Kiến nghị
Phụ lục (Tài liệu tham khảo)
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 16
Trang 19

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
1
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
A. Đặt vấn đề
Lí do chọn dề tài:
Trong chương trình dạy ở tiểu học môn toán là môn chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng. Nhất là đối với học sinh lớp 5 môn toán lại là môn quan trọng hàng
đầu vì đây là lớp cuối cấp chương trình toán mang tính tổng hợp dưới dạng ôn
tập kiến thức từ các lớp dưới rất là nhiều. Học sinh rất chán và mệt mỏi khi phải
giải những bài toán hợp, những biểu thức có nhiều phép tính, nhiều số.
Do đó việc dạy các em học sinh một môn học không chỉ đơn thuần, dạy
các em một kiến thức hiện tại mà phải giúp các em lãnh hội kiến thức ở các lớp
dưới lô gíc đảm bảo tính hệ thống. Để dạy tốt các dạng toán này điều trước tiên
giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, thực sự quan tâm đến học sinh từ đó
phải đầu tư nghiên cứu các dạng toán ở các lớp dưới có liên quan đến toán lớp 5.


Nghiên cứu đề ra những biện pháp cụ thể cho từng tiết dạy. Người giáo viên
phải dự đoán được những sự việc sẽ diễn ra trong tiết toán.
Trong nhiều năm bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về dạy
môn toán. Nên năm học 1010-2011 này tôi đầu tư nghiên cứu và mạnh dạn chọn
đề tài:
“ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán”.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
2
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận:
1/ Cơ sở khoa học:
Trong hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy
và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song. Nếu chỉ chú ý đến việc
truyền thu kiến thức và không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành kĩ năng kĩ
xảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không mang lại kết quả cao. Khi học
sinh không nhận thức được tri thức khoa học thì sẽ không hình thành được kĩ
năng kĩ xảo. Từ đó không nhận thức đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tiến xảy ra
những tình huống mà học sinh sẽ không xử lí được, cho dù giáo viên có những
phương pháp giảng dạy hay đến mấy đi chăng nữa, mà học sinh không có học
tập khoa học thì không giải quyết được nhiệm vụ dạy học.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Đối với môn toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng đa dạng và
lôgíc hoàn toàn gắn với cuộc sống thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy nếu
học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản
về toán học.
Môn toán là môn học quan trọng trong tất cả các môn học khác. Nó là chìa
khóa để mở ra các môn học khác. Đồng thời nó có khả năng phát triển tư duy lô
gíc phát triển trí tuệ cần thiết giúp con người vận dụng vào cuộc sống hàng
ngày.

Trong giờ toán, bên cạnh tìm tòi và sáng tạo phương pháp giảng dạy phù
hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh. Mỗi giáo viên cần phải giúp các
em có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học. Học sinh có kinh nghiệm phương
pháp học toán phù hợp với từng dạng bài toán thì việc học mới đạt kết quả cao.
Từ đó giáo viên khuyến khích được tinh thần học tập của các em cao hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
3
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
II. Thực trạng:
1/ Đối với giáo viên:
Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên chưa có sự chú ý đúng
tới mức việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm vững lượng kiến thức, đặc
biệt là các dạng toán mang tính tổng hợp kiến thức lớp dưới. Nguyên nhân là do
giáo viên chưa nắm vững kiến thức cơ bản của lớp dưới. Phải dạy nhiều môn,
thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp đối
với đối tượng học sinh còn hạn chế. Do vậy chưa lôi cuốn được sự tập trung chú
ý nghe giảng của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của
các dạng toán ở lớp dưới và các dạng toán điển hình chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến
tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn nặng lí thuyết hơn thực hành.
2/ Đối với học sinh:
Còn nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm tới việc học của con cái. Do
điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ học vấn chưa cao nên không thể hướng
dẫn cho con học được. Nhiều gia đình “khoán trắng” cho thầy cô vì nghĩ rằng
con họ học cả ngày là giỏi rồi. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình,
chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi ra những biện pháp học đúng để
biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên khi học sinh học xong bài các em
chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy giảng rất nhanh quên và kĩ năng tính
toán chưa nhanh. Nhất là đối với các bài toán mang tính tổng hợp kiến thức lớp
dưới và các dạng toán điển hình.
Trước thực trạng đó tôi đã khảo sát chất lượng học sinh của lớp.

Thống kê khảo sát đầu năm như sau:
Lớp T.Số Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
5/2 25 3 12 3 12 5 20 14 56
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
4
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
III. Kinh nghiệm dạy toán lớp 5.
*. Biện pháp thực hiên:
1. Phương pháp dạy và học bài mới:
. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề bài học:
Giáo viên chỉ hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh tự phát hiện vấn đề của bài
học rồi giúp các em huy động những kiến thức và kĩ năng đã tích lũy của mình
tìm mỗi quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, đã được học ở các lớp
trước hoặc trong vốn sống của bản thân, rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài “ So sánh số thập phân” Giáo viên có thể hướng dẫn chỉ
đạo học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
Chẳng hạn: Giáo viên nêu ví dụ 1 trong SGK trang 41.
“ So sánh 8,1m và 7,9m”, hoặc nêu: “Khi so sánh hai số đo độ dài 8,1m và
7,9m về thực chất ta phải so sánh hai số nào?”…
- Giáo viên cho học sinh nhận xét để nhận ra rằng hai số đo độ dài 8,1m và
7,9m đã có cùng đơn vị đo là mét, nên so sánh hai số đo độ dài này chính là so
sánh 8,1 và 7,9. Đây chính là vấn đề cần giải quyết.
- Giáo viên có thể cho học sinh tự nêu cách giải quyết hoặc trao đổi trong
nhóm để tìm ra phương án giải quyết.
Theo cách giải quyết như SGK thì học sinh phải tự huy động kiến thức đã
học như sau:
Để so sánh 8,1 và 7,9 ta so sánh 8,1m và 7,9m.
Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 81dm và 79dm.
Mà 81 > 79 (vì ở hang chục có 8 > 7).

Vậy: 81 > 79 ta có 81dm > 79dm. Vậy 8,1m > 7,9m. Do đó 8,1 > 7,9.
Kết luận: trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân
nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện để giải quyết ví dụ 2:
35,7m và 35,698m
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
5
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Lúc này các em không cần đổi ra số tự nhiên mà các em cũng có thể bíêt
ngay là: Phần nguyên bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt so sánh
hàng phần mười nếu số nào ở hang phần mười lớn hơn thì số thập phân đó lớn
hơn. Ở đây 35,7m và 35, 698m có 35 = 35 và 7 ở hàng phần mười lớn hơn 6 ở
hàng phần mười. Vậy 35,7m > 35,698m.
Từ đó gọi học sinh nêu quy tắc ở ví dụ 2.
Kết luận: Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân
nào có hàng phần mười lớn hơn thì số thập phân đó lớn hơn.
- Tương tự cho học sinh giải quyết phần C ở SGK để rút ra qui tắc chung
cho bài học “ So sánh hai số thập phân”.
. 2001,2 > 1999,7 ( vì 2001 > 1999)
. 78,469 < 78,5 (vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười 4 < 5).
. 630,72 > 630,70 (vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười bằng nhau
nên ta so sánh hàng phần trăm có 2 > 0).
Lúc này nhìn 3 phép tính trên học sinh sẽ rút ra được quy tắc.
. Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới ngay
trong tiết học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Tôi sẽ cho 3 ví dụ ngoài SGK để kiểm tra kiến thức của các em vì nếu ra
trong SGK nhiều em sẽ được cha mẹ chỉ bài ở nhà hoặc là xem sách giải làm
trước nên không đánh giá tính thực tế của các em.
Ví dụ 1: 45,54 và 38,936.
Ví dụ 2: 23,101 và 23,001

Ví dụ 3: 82,615 và 82, 623
Ngoài các ví dụ như trên tôi còn mở rộng thêm cho các em ví dụ khác dạng
trên như sau:
Ví dụ 1: 7 và 6,986
0,8629 và 1
Có nhiều học sinh sẽ nghĩ rằng 6,986 > 7 và 0,8629 > 1.
Tôi sẽ hướng dẫn các em cách làm như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
6
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Ta cần xem 7 là số tự nhiên như là một số thập phân 7 = 7,000 và 1 =
1,000 từ đó các em sẽ so sánh ra nháp một cách dễ dàng và biết ngay kết quả.
7,000 > 6,986 vì (7 > 6)
0,8629 < 1,000 (vì 0 < 1)
2. Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập,
thực hành.
Cũng như SGK toán ở các lớp trước, SGK toán 5 dành một thời lượng
thích đáng để dạy các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập thực hành.
Mục tiêu chung của các tiết học này là củng cố nhiều lượt kiến thức học
sinh mới chiếm lĩnh được, hoặc đã chiếm lĩnh qua các lớp học trước. Từ đó hình
thành và phát triển các kĩ năng cơ bản của toán 5. Hệ thống hóa các kiến thức đã
học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh,
khuyến khích phát triển năng lực học tập toán, các dạng bài này đều sắp xếp từ
dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận
dụng một cách linh hoạt hơn… vì vậy giáo viên cần tổ chức như sau:
. Hướng dẫn học sinh nhận ra kiến thức đã học, trong đó các dạng bài
tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của toán 5.
- Nếu học sinh tự đọc và nhận địnhỉa các dạng toán đã học trong mối quan
hệ cụ thể thì nói chung, học sinh tự biết cách làm. Ngược lại nếu học sinh chưa
nhận ra dạng thì giáo viên nên hướng dẫn gợi ý hoặc ( tổ chức cho học sinh khác

giúp bạn) “đôi bạn cùng tiến”. Đặc biệt giáo viên không nên làm thay học sinh.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm của học kì 1 là dạy học số thập phân và các
phép tính với số thập phân. Đây chỉ là sự mở rộng nhưng hầu hết đều có dạng
tương tự như các bài về số tự nhiên.
Chính vì vậy khi làm các dạng toán này giáo viên cần giúp học sinh tự nhớ
lại.
- Cách làm dạng bài tương tự đã có khi học số tự nhiên.
- Kiến thực mới học về số thập phân có liên quan đến việc làm các bài tập
đó.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
7
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Ví dụ: Khi làm bài sắp xếp các số thập phân từ bé đến lớn. Tương tự sắp
xếp số tự nhiên tức là số bé nhất trong các số đã cho phải đứng đầu.
Và học sinh lại phải áp dụng qua bài đã học “ So sánh hai số thập phân” để
làm được bài tập này.
Ví dụ: Xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 2- SGK trang 43.
5,7; 6,02; 4,23; 4,32; 5,3
Bước 1: Áp dụng kiến thức của lớp trước: Sắp xếp như các số tự nhiên từ
bé đến lớn: số nào bé đứng trước, lớn đứng sau.
Bước 2: Áp dụng bài So sánh số thập phân đã học và xếp thứ tự.
4,23 và 4,32 có ( phần mười 2 < 3) ta có 4,23 < 4,32)
5,7 và 5,3 có (phần mười 7 > 3) ta có 7,7 > 5,3.
Vậy ta xếp như sau: 4, 23 ; 4,32; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.
Từ đó giáo viên cho học sinh nhận xét quy tắc so sánh số tự nhiên và quy
tắc so sánh số thập phân. Điểm khác với số tự nhiên là: So sánh phần nguyên
trước, phần thập phân sau. Khi so sánh lại tương tự như so sánh số tự nhiên.
. Giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của mình:
Tuy nhiên trong chương trình “ Hướng dẫn thực hành chuẩn kiến thức kĩ

năng thì chỉ yêu cầu làm một số bài, ví dụ như bài luyện tập trang 14 chỉ yêu cầu
làm bài 1 (2 ý đầu), bài 2 (a, d) bài 3.
Nhưng ngoài yêu cầu đó thì tôi không hạn chế khả năng của các em, các
em làm luôn các phần còn lại vẫn tốt hơn và giáo viên vẫn nên động viên khích
lệ các em làm hết.
- Không nên bắt học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học
sinh đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra (hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc
nhờ giáo viên kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
- Nên chấp nhận tình trạng: Trong cùng một khoảng thời gian có học sinh
làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Giáo viên nên trực tiếp hỗ trợ học
sinh học yếu cách làm bài, không làm bài thay học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
8
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Giáo viên nên khuyến khích học sinh khá, giỏi hoàn thành các bài tập trong
SGK ngay trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong
nhóm, trong lớp.
Tóm lại: Ở trên lớp giáo viên nên có kế hoạch tổ chức cho học sinh làm
hết các bài tập do giáo viên đã lựa chon trong SGK; khuyến khích học sinh làm
bài đúng, trình bày gọn rõ ràng và tìm được cách giải quyết hợp lý.
. Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
Giáo viên nên cho học sinh trao đổi ý kiến ( trong nhóm nhỏ, trong cả lớp)
về cách giải hoặc cách giải (nếu có) một bài tập. Nên khuyến khích học sinh nêu
nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của
mình.
3. Xây dựng phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán đố:
Giải một bài toán đố không phải học sinh chỉ biết làm đúng các phép tính
cộng, trừ, nhân, chia là đủ mà đòi hỏi học sinh phải nẵm vững quy luật giải một
bài toán đố theo từng bước.
Bước 1: Hướng giải.

Hướng giải đóng vai trò trọng yếu giúp cho học sinh vạch ra con đường để
giải một bài toán và con đường đó sẽ dẫn đến kết quả. Do đó nếu các em vạch ra
con đường không đúng hay có nhiều ngã thì sẽ dẫn đến ngõ cụt hoặc đi long
vòng không đến kết luận được.
Có thể nói hướng giải là phương pháp tìm và suy luận.
Tìm: Gợi ý cho học sinh bằng các câu hỏi: “Đã có cái gì ?” “ở đâu”, “Bằng
cách nào để…”
. Tìm trong giả thiết:
Học sinh đọc kĩ bài toán đố và thống kê các dự kiện đã có theo câu hỏi.
- “Đã có những gì ?”, “ Những cái đó ở đâu ?”
Những dự kiện được tập hợp vào một ô “Đã có”.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
9
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
. Suy luận dự kiến cần tìm:
Học sinh chọn lọc những yếu tố có liên quan và cần thiết cho câu hỏi của
bài toán theo gợi ý câu hỏi giáo viên đặt ra.
“ Bài toán cần gì ?”, “ Những gì chưa có”, “phải làm gì”
Những dự kiện cần tìm để thỏa điều kiện giải toán được tập hợp vào ô
“chưa có”
Bước 2: Thuật giải.
a/ Tập hợp dự kiện “đã có”, “chưa có”
b/ Hoạch định thứ tự lần lượt các yêu cầu cần lập hệ thống giải bài toán.
c/ Thay thế hệ thống đã làm thành công thức hoặc biểu thức .
Bước 3: Cách giải.
a/ Trình bày lời giải cho các bước tương tự.
Một lời giải đúng đồng nghĩa với việc đã hiểu được bài toán gần 60%. Tuy
nhiên để trình bày một lời giải, ta cần chú ý một chuẩn mực nhất định của lời
giải.
b/ Thay công thức bằng giái trị số và thực hiện phép tính.

Bước 4:
Nghiệm lại đáp số bằng phép thử hoặc tính ngược lại.
c/ Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập,
thực hành.
Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện
điều chỉnh sửa sai nếu có.
d/ Tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương
án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với kết quả
đã đạt được.
Khuyến khích học sinh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập thực
hành mà còn tìm các cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí nhất để
giải bài toán hoặc để giải quyết một vấn đề trong học tập. Khuyến khích học
sinh giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập. Dần dần học
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
10
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn
tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lí nhất
cho phương pháp làm bài của mình.
Ví dụ: Với bài tập. “Tính bằng cách thuận tiện nhất”
Cách 1: 3,7 + 2,6 + 3,4 + 4,3 = 3,7 + (2,6 + 3,4) + 4,3
= 3,7 + 6 + 4,3
= (3,7 + 4,3) + 6
= 8 + 6
= 14
Cách 2:
3,7 + 2,6 + 3,4 + 4,3 = (3,7 + 4,3) + ( 2,6 + 3,4)
= 8 + 6
= 14
Sau khi học sinh nêu hai cách tính trên giáo viên nên cho học sinh trao đổi

ý kiến để thấy cả hai cách tính đều sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết
hợpcủa phép cộng để dẫn tới tính hai tổng 3,7 + 4,3 và 2,6 + 3,4. Tồi cộng các
kết quả tính 8 + 6 = 14.
Ở cách 1, học sinh sử dụng lần lượt tính từng tính chất của phép cộng. Ở
cách 2, học sinh đồng thời sử dụng cả hai tính chất của phép cộng. Cả hai cách
đều thuận tiện và đều dẫn đến kết quả đúng.
Mỗi cách tìm có thể là “thuận tiện nhất” theo quan niệm của từng đối
tượng học sinh. Giáo viên không nhất thiết phải yêu cầu học sinh khẳng định
cách nào là “ thuận tiện nhất”. Điều quan trọng là học sinh nhận được sự động
viên, khuyến khích của giáo viên, của các bạn và tự rút ra được những kinh
nghiệm khi làm bài.
4. Giúp học sinh có được những công thức quy tắc dễ nhớ, dễ thuộc
sau mỗi bài học:
Quy tắc và công thức là yếu tố quan trọng giúp học sinh hệ thống hóa bài
dạy học một cách khoa học, lô gíc và dễ hiểu khi làm bài. Học sinh nắm được
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
11
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
quy tắc sẵn có trong sách giáo khoa thường khô khan khó nhớ, khó thuộc. Bản
thân tôi đã chuyển những quy tắc đó thành những quy tắc có vần, điệu nhưng
không thay đổi về kiến thức, giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc tránh khô khan nhàm
chán như sau:
* Khi dạy bài: “Diện tích hình tam giác”
Diện tích hình tam giác không sai
Lấy cao nhân đáy chia hai ra liền.
a x h
S =
2
Cạnh đáy muốn tính làm sao ?
Hai lần diện tích chia cao ra liền.

Chiều cao muốn tính bạn hiền
Nhân đôi diện tích, chia liền đáy đây.
* Khi dạy bài “Diện tích hình thang”
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào
Rồi nhân cho với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
(a + b) x h
S =
2
. Muốn tìm tổng hai đáy làm sao?
Hai lần diện tích chia cho chiều cao ra liền.
a + b = S x 2 : h
Chiều cao muốn tính không sai
Ta lấy diện tích nhân 2
Xong rồi chia tổng hai đáy liền thôi
Làm nhanh đáp đúng, mím môi tươi cười.
s x 2
h =
(a + b)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
12
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Ví dụ: Bài tập 4 trang 167 yêu cầu học sinh tính chiều cao hình thang, từ
công thức trên các em sẽ giải một cách dễ dàng.
• Đối với hình tròn:
Hình tròn diện tích khó chi
Bình phương bán kính nhân pi ra liền
S = r x r x 3,14
Hình tròn muốn tính chu vi

Ta lấy đường kính nhân pi ra liền.
P = d x 3,14 P = r x 2 x 3,14
Các công thức khác:
r = d x 2 d = r x 2
r = (P : 3,14) : 2 d = P : 3,14
* Đối với hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh, tính thế nào ?
Lấy chu vi đáy nhân cao ra liền
(a + b) x 2 x c
S
xq
=
P. đáy
Toàn phần diện tích tính nhanh
Ta lấy diện tích xung quanh
cộng hai mặt đáy sẽ thành khó chi!
S
tp
= S
xq
+ S
đ
x 2
a x b x 2
* Đối với hình lập phương:
Lập phương diện tích xung quanh
Diện tích một mặt nhân nhanh bốn vào
Toàn phần diện tích tính sao ?
Diện tích một mặt sáu vào ra ngay
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên

13
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
S
xq
= a x a x 4
S
tp
= a x a x 6
S
một mặt
= a x a = S
xq
: 4 = S
tp
: 6
Trên đây chỉ là một số quy tắc công thức rất cần thiết cho các bài toán có
dạng hình học, nhiều công thức phụ nhưng nó rất quan trọng đối với một số bài
tập liên quan. Nếu không có các công thức này thì các em đang đi vào ngõ cụt
không có lối ra.
Ví dụ: Luyện tập chung bài tập 1 trang 106, liên quan đến quy tắc độ dài
đáy của hình tam giác.
Ngoài ra các công thức phụ này còn cung cấp cho học sinh khi giải một số
bài toán nâng cao.
* Đối với toán chuyển động đều:
- Tìm vận tốc:
Lấy quãng đường chia thời gian
Sẽ ra vận tốc, rõ ràng không sai
V = s : t
- Tìm Quãng đường:
Quãng đường muốn tính rõ ràng

Vận tốc nhân đôi thời gian ra liền
S = v x t
- Tính thời gian:
Tính thời gian bạn qúy em thương
Lấy quãng đường chia cho vận tốc
Cách chia đã học làm đi
Cẩn thận giờ phút kẻo ghi lẫn nhầm.
t = s : v
- Tìm thời gian chuyển động cùng chiều đuổi nhau
Hai động tử chạy cùng chiều
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
14
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Nghe cho kỹ nhé đây điều nhớ ghi
Thời gian đuổi kịp khó chi
Khoảng cách chia hiệu vận tốc thì ra ngay.
T = S : (v
1
+ v
2
)
- Tóm lại: Lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Do đó khi tôi cung cấp cho
học sinh những ghi nhớ trên thì tôi thường ra một số bài toán để giúp các em
làm ngay và hiểu ngay. Những bài toán đó có thể là trong sách hay ngoài sách
hoặc trong các loại sách thiết kế, Nâng cao những điều giúp các em nắm vững
kiến thức tại lớp.
IV. Kết quả thực hiện.
Lớp
Tổng
HS

Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
5/2 25 8 32 12 48 5 20 0 0
Trên đây là bảng kết quả dựa tính trên kết quả của bài kiểm tra viết của
học sinh. Sau khi dạy xong các dạng toán cơ bản tôi cho học sinh làm bài kiểm
tra với một thời gian phù hợp và được tính toán trước. Tôi thấy với nhhững kinh
nghiệm dạy học trên, kết quả học tập của các em sẽ tốt hơn và tự tin hơn khi làm
bài. Do đó việc chú ý khắc sau trọng tâm của bài dạy rồi mỗi loại bài giáo viên
cần đưa ra các dạng khác nhau để học sinh làm quen sử dụng và thành thạo rèn
cho mình có được kĩ năng giải toán cho từng loại.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
15
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
C. Kết luận – Kiến nghị
1. Kết luận:
Có thể nói quá trình dạy học là quá trình quan trọng bậc nhất, nó là quá
trình sư phạm tổng thể. Nó được thực hiện ở các bậc học khác nhau, nhưng dù ở
bậc học nào thì quá trình đó vẫn mang quy luật thống nhất giữa hoạt động dạy
và học. Luôn phản ánh mỗi quan hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa hai nhân
tố đặc trưng của quá trình dạy học.
Trong công tác giảng dạy vai trò của người thầy rất quan trọng. Người
giáo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, có hệ
thống kiến thức. Ngoài ra còn thường xuyên rèn luyện cho các em những kĩ
năng cần thiết giúp các em có phương pháp vận dụng kiến thức đã học vào việc
giải các bài tập liên hệ với thực tiễn.
Tóm Lại:
Trong hoạt động dạy học, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tác động
sư phạm lên hoạt động nhận thức của học sinh. Để thực hiên tốt hoạt động dạy
của mình Người giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp học nhằm truyền
thụ tri thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Đối với hoạt động của học

sinh, chúng ta thấy học sinh không chỉ là đối tượng tác động sư phạm của người
giáo viên mà còn là chủ thể của hoạt động nhận thức. Người học sinh chủ động
tiếp thu tri thức, rèn kỹ năng kỹ xảo mà giáo viên truyền thụ cho. Chính vì vậy,
trong học tập không ai có thể thay thế người khác khi chủ thể chủ động nhận
thức thì hoạt động của giáo viên mới có hiệu quả và hoạt động học tập mới có ý
nghĩa.
2. Kiến nghị:
a. Đối với giáo viên:
Điều cần thiết và không thể xem nhẹ là giáo viên phải dạy tốt lí thuyết, từ
đó mới phát triển được các tư duy, suy luận cho học sinh. Để rèn luyên kĩ năng
giải toán cho học sinh thì trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp và lựa
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
16
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
chọn các phương pháp dạy tốt. Khi dạy học sinh lớp 5 giải toán, điển hình với
mỗi loại toán giáo viên không chỉ giúp học sinh giải đúng bài tập trong sách giáo
khoa mà cần rèn khả năng giải loại toán đố, đặt ra các tình huống để các em suy
nghĩ tìm tòi cách giải khác nhau.
2. Đối với học sinh:
Học sinh phải tự giác tích cực tiếp thu kiến thức nhằm trang bị cho mình
những kĩ năng thực hành giải toán thành thạo. Học sinh phải nắm vững phương
pháp chung để giải các bài toán điển hình. Từ đó đào sâu suy nghĩ tìm tòi cách
giải khác nhau.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đúc rút trong quá trình dạy học. Tôi
rất mong được sự nhận xét, góp ý của thầy cô, các bạn đồng nghiệp để giúp đỡ
tôi hoàn thành tốt hơn trọng trách của người giáo viên trong “sự nghiệp trồng
người”.
Tân Hiệp, Ngày 07 tháng 02 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Quyên

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
17
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
Nhận xét đánh giá của các cấp
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
18
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán.
PHỤ LỤC
(Tài liệu tham khảo)
1. Sách giáo khoa Toán 5 NXB: Giáo dục
2. Sách giáo viên Toán 5 NXB: Giáo dục
3. Sách thiết kế Toán 5 NXB: Giáo dục
4. Cẩm nang Toán 5 NXB: ĐH. TP HCM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
19

×