Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.47 KB, 3 trang )

Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi
nhớ các sự kiện lịch sử
Qua giảng dạy nhiều năm, tôi đã tìm ra được vài kinh nghiệm
nhỏ, xin được chia xẻ cùng với các đồng nghiệp và các em học
sinh:
một là, Giáo viên hướng học sinh lấy các ngày kỉ niệm lớn của
quê hương đất nước hoặc những ngày liên quan trực tiếp đến
các em (ngày sinh) để làm mốc ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Ví
dụ: Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của các tháng
trong năm học đều có các ngày lễ đáng ghi nhớ và rất quen
thuộc với học sinh như:
+ Tháng 9 với chủ điểm “Truyền thống nhà trường”, ngoài các
nội dung của chủ điểm, giáo viên còn cho học sinh biết thêm các
ngày lễ đáng ghi nhớ trong tháng như ngày 1-9 (Ngày thế giới vì
hòa bình), 2-9 (Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam)…
+ Tháng 10 với chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi” có các ngày
đáng ghi nhớ như 15-10 (Ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng
cho Ngành Giáo dục), 20-10 (Ngày thành lập HLHPNVN)…
+ Tháng 11 có ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tháng 12 có
ngày thành lập QĐND Việt Nam, tháng 2 có ngày thành lập
Đảng 3-2…
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khai thác những lợi thế
trên để vận dụng vào bài dạy.
Hai là, lấy sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ các
sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại. Ví dụ:
+ Ngày 2-9-1870, chiến tranh Pháp-Phổ. Học sinh dễ dàng nhớ
sự kiện này nếu giáo viên liên hệ đến 2-9 là ngày Quốc khánh
nước ta.
+ Ngày 26-3-1931, ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, liên hệ
cho học sinh đến ngày thành lập Công xã Pa-ri 26-3-1871.
+ Ngày 20-11-1873, thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ


nhất, liên hệ cho học sinh đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11…
Ba là, vận dụng những sự kiện có thời gian ngược lại với những
mốc lịch sử đáng ghi nhớ. Ví dụ:
+ Ngày 6-1-1946 là ngày Bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta,
ngược lại sự kiện này là ngày 1-6 là ngày Quốc tế thiếu nhi.
+ Ngày 3-2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngược
lại là ngày 2-3-1919, Quốc tế cộng sản thành lập
+ Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, mở
đầu xâm lược nước ta, ngược lại là ngày 9-1: Ngày học sinh,
sinh viên Việt Nam.
Bốn là, khuyến khích học sinh ghi nhớ một sự kiện làm mốc, để
từ mốc đó suy ra các sự kiện khác. Ví dụ:
+ Khi nhớ thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940),
ta sẽ nhớ thêm 2 tháng sau là khởi nghĩa Nam Kì (11-1940), 2
tháng sau nữa là Binh biến Đô Lương (1-1941).
+ Khi dạy bài “Chiến dịch Việt Bắc-Thu đông 1947”, trong diễn
biến có trận Đoan Hùng (25-10-1947) và trận đèo Bông Lau
(30-10-1947), ta nhớ hai sự kiện này bằng cách suy luận: hai sự
kiện cách nhau 5 ngày chẵn, như vậy khi nhớ ngày 25-10-1947
thì sẽ suy ra ngày 30-10-1947.
Năm là, hướng dẫn học sinh biết rút ra được ý nghĩa và bài học
lịch sử từ sự kiện xảy ra. Ví dụ: Năm 179.TCN, An Dương
Vương vì mắc mưu giặc mà để mất nước vào tay Triệu Đà,
khiến cho đất nước bị phong kiến phương Bắc đô hộ 1000 năm.
Như vậy bài học rút ra từ sự kiện này là: Đối với kẻ thù thì phải
luôn tỉnh táo, kiên quyết và mềm dẻo thì sẽ giúp học sinh nhớ rất
lâu sự kiện này.
Sáu là, học lịch sử theo công thức 4W, có nghĩa như sau:
+ When: khi nào? Tức là mốc thời gian xảy ra sự kiện?
+ What: là gì? Tức là nội dung của mốc thời gian đó?

+ Where: ở đâu? Tức là sự kiện xảy ra nơi nào?
+ Who: ai? Tức là đối tượng tham gia sự kiện ấy?
Đây cũng là một cách rất hữu hiệu, giúp học sinh ghi nhớ các sự
kiện lịch sử

×