Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP nhận thức quy trình kỹ thuật và tổ chức thicông các loại công trình thủy và các công trình dân dụng có trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 38 trang )

Báo cáo Thực tập nhận thức
Thực tập nhân thức là học phần quan trọng, được thực hiện ở ngoài hiện trường, với hình
thức tham quan các công trình thủy lợi , các công trình dân dụng. Qua đó giúp sinh viên nắm
được hình thức bố trí, cấu tạo bộ phận, kiến trúc cũng như quy trình kỹ thuật và tổ chức thi
công các loại công trình thủy và các công trình dân dụng có trong thực tế.
*Nhật ký thực tập
- Ngày 23/12/2013: 4h30 khởi hành tại trường Đại học Bách khoa, 9h30 đến Bệnh xá
Đạng Thùy Trâm – Quãng Ngãi, 16h30 đến Hồ Hoa Sơn – Khánh Hòa, 20h đến khách sạn
C30 –Nha Trang- Khánh Hòa.
- Ngày 24/12/2013: 6h khởi hành đi từ Nha Trang lên Đà Lạt, 10h tham quan Ga Đà Lạt.
14h tham quan khu triểm lãm hoa Đà Lạt, 15h30 tham quan Thung lũng tình yêu.
- Ngày 25/12/2013: 7h khởi hành, trên xe sinh viên được nghe thuyết minh về thành phố
Ngàn hoa, 7h30 tham quan Dinh Bảo Đại, 8h30 tham quan Thiền viện Trúc Lâm, 9h30 tham
quan và học tập tại hồ Tuyền Lâm, 10h30 tham quan tại thác Datalan. Chiều tối xe đưa đoàn
đến giao lưu với đồng bào dân tộc tại Langbiang.
- Ngày 26/12/2013: 7h khởi hành từ Đà Lạt về lại Nha Trang, 14h tham quan Viện hải
dương học, 15h tham quan chùa Long Sơn- Nha Trang, 17h30 gala chốt chặn.
- Ngày 27/12/2013: 5h xe khởi hành từ Nha Trang về lại Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
A) MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CHỨA NƯỚC
I) HỒ HOA SƠN_ ngày 23/12/2013
Hồ chứa nước Hoa Sơn được xây dựng tại huyện Vạn Ninh, phía bắc tỉnh Khánh Hòa,
cách đường quốc lộ khoảng 4km.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Hồ Hoa Sơn có dung tích gần 20 triệu m
3
, tưới tiêu cho 1360 ha lúa và cây màu, cấp
nước cho nuôi trồng thủy sản 100 ha, cấp nước sinh hoạt cho 35 nghìn người dân gồm 5 xã


phia bắc huyện Vạn Ninh- Khánh Hòa, cấp nước phục vụ cho khu công nghiệp Vân Phong.
Hồ chứa nước Hoa Sơn góp phần cải thiện môi trường, cải thiện cuộc sống nông thôn…
Các thông số kỹ thuật của đạp và hồ chứa:
-Diện tích lưu vực: 44km2
- Đập đất, kết cấu 3 khối, lõi giữa dắp đất chống thấm. Cao trình đỉnh đạp 28,5m,
chiều dài tại đỉnh đập 900m
- Hồ chứa có dung tích 19,18 triệu m3
- Tràn xã lũ với lưu lượng xả 711m3/s
Đập tràn xả lũ Hoa Sơn
II) HỒ TUYỀN LÂM – ngày 25/12/2013
Đây là hồ nước ngọt lớn nhât thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Với diện tích mặt
nước mặt khoảng 350 ha, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía, cách trung tâm
thành phố Đà Lạt 7km và thác Đức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng đậpn ngăn nước tại
đây. Công trình được hoàn thành và đã dần dần trở thành một địa điểm tham quan, du lịch
không thể thiếu đối với nhiều người.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Toàn cảnh mặt hồ Tuyền Lâm
Đây là hệ thống đập tràn xã lũ , giúp xả bớt nước khi lũ về. Công trình dẫn nước về cung
cấp cho thành phố Đà Lạt. Do được dần từ trên cao xuống nên hệ thống được chế tạo thành
những bậc thang giúp tiêu bớt năng lượng nước.
Đập tràn hồ Tuyền Lâm
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Đập làm mực nước của dòng chảy dâng lên và tràn qua nó .Nước có thể tràn trên toàn bộ
chiều dài đỉnh đập hoặc qua một số khoang tràn đẻ tháo nước. Một trong những công trình
thủy lợi dung để dâng nước song suối lên để tưới, tháo lũ trong các hồ chứa nước. Đập tràn có
thể có cửa van hoặc không có cửa va. Độ mở cửa tràn được điều chỉnh bằng van tùy thuộc
vào lưu lượng và mực nước trước đập. Cửa tràn có thể dung cả vào việc tháo bè gỗ, phù sa(ở
ngưỡng thấp).

Theo hình dạng tuyến đập, có đập tràn thẳng, đập tràn cong thường là hình cung, đập tràn
kiểu giếng( có đường tràn nước là một hình cong kín tròn như miệng giếng, nước sẽ chảy vào
miệng giếng sau đó đi theo đường hầm tháo nước chảy về hạ lưu).
Theo hướng cửa đập so với hướng dòng chảy chính , có ĐT thẳng góc, ĐT xiên, ĐT
bên( đặt ở bên bờ song song với dòng chảy chính). Có ĐT xã lũ bằng bê tông nằm ở bờ trái,
gồm 6 khoang tràn; mỗi khoang rộng 15m,thiết kế tiêu năng kiểu mở phun và các mố tiêu
năng; bên dưới có 2 đường hầm xả nước.
Một số thông tin
cơ bản về công
trình
1/ Nhiệm vụ công
trình:
- Tưới cho
2750 ha
đất canh
tác,
- Cấp nước
cho 18
nghìn hộ
dân vùng
Đức
Trọng và
3,5 triệu
m2 nước cho nhà máy nước Đà Lạt,
- Phục vụ cho khu du lịch Tuyền Lâm, Đà Lạt
2/ Các thông số hồ chứa:
- Mực nước du lịch: 1373 m- Dung tích: 12.65x10^6m3- Diện tích mặt nước: 157 ha.
- Mực nước bình thường: 1379.00m- Dung tích : 27.85x10^6 m3- Diện tích mặt nước :
303.4 ha
- Mực nước lũ thiết kế: 1380.23 m- Dung tích: 31.44x10^6 m3- Diện tích mặt nước :

328.79 ha
3/ Các hạng mục chính
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
-Đập đất: Dài L=265m; chiều cao đập h lớn nhất: Hmax=32.0m
- Tràn xã lũ chính: Btranf= 25.0m.Qxảmax =73.9m3/s.
- Tràn phụ: Btràn =20.0m.Qxảmax = 11.24m3/s
- Cống lấy nước : kết cấu bê tông cốt thép.
BxH=(1.2x1.6)m,Qtk=10.25m3/s
4/ Các giai đoạn đầu tư
-Năm 1981: Bộ Thủy Lợi làm chủ đầu tư công trình
-Năm 2005: Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư nâng cấp công trình
Một số hình ảnh hồ Tuyền Lâm
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
A) CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO
I) CHÙA LONG SƠN – ngày 26/12/2013
Chùa Long Sơn trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10,
phường Phương Sơn dưới chân núi Trại Thủy ở Nha Trang. Chùa Long Sơn do nhà sư
Thích Ngô Chí lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long Tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn
nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy. Năm 1990, chùa bị sập sau cơn bão, nên nhà sư
quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn Tự. Năm 1936, chùa được
tiến cúng cho Hội An Nam Phệt học để làm tru sở chấn hưng phật giáo Khánh Hòa. Đến
nay, Chùa vẫn là trụ sở của giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Khuôn viên chùa Long Sơn
Khuôn viên chùa có chiều rộng 44.5m, chiều dài hơn 72m.Bên cạnh chùa là giảng
đường của trường của trường trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo
Khánh Hòa.Chính điện rộng 1,67m2, có một tượng phật tổ bằng đồng dạng ngồi thuyết pháp,

cao 1.6m, nặng khoảng 700kg.Từ chùa, muốn lên đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 193 bậc tam
cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng phật tổ dài 17m, cao 5m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả
cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Lên khỏi tượng phật nằm 5m là tháp chuông với quả đại
hồng chuông cao 2.2m, nặng khoảng 1500 kg.
Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật Tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết
pháp, tượng cao 21m, đài sen đé cao 7m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng lớn xung
quanh chùa. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu đẻ phản
đối chính sách đàn áp chính sách Phật giáo của Ngô Đình Diệm. Dưới chân đài sen là bức
tượng chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt các gia đình phật tử gửi.Nhìn toàn cảnh,
chùa Long Sơn có địa thế rất đẹp, lại thuận tiện cho khách tham quan. Chùa được dựng trên
khu đất cao, thoáng đảng, cây cối xanh tươi, nằm bên cạnh đường giao thong và phố xá đông
đúc mà vẫn giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Tượng Kim Thân Phật Tổ
Một số hình ảnh về chùa Long Sơn:
Tượng phật nằm
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Tháp chuông Chân dung vị hòa thượng dưới chân Phật tổ
II) THIỀN VIỆN TRÚC LÂM – ngày 25/12/2013
Cổng tham quan
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một
trong những công trình xây dựng Phật giáolớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ
Tuyền Lâm trên một khu đất rộng khoảng 25 ha. Thiền Viện Trúc Lâm hiện nay được nối với
Trung tâm thành phố Đà Lạt(đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo , chuyên chở khách khách
đến Thiền viện và quay về. Hồ Tuyền lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây
dựng thành một khu du lịch lớn , thu hút khoảng 30 nhà đầu tư.

Thiền viện Trúc Lâm (TP. Đà Lạt) rộng khoảng 24hs, chia ra làm 4 khu vực: khu vực
ngoại viện, khu tịnh nhất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tang và nội viện
ni.
Cách trung tâm TP. Đà LẠt hướng về phía nam 5 km, đến đường dẫn vào hồ Tuyền
Lâm phóng tầm mắt về phía trước thấy Thiền viện Trúc Lâm thấp thoáng trên đầu núi Phụng
Hoàng trập trùng, kì vĩ. Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì
hoàn thành , bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hung và Trần Đức Lộc vẽ. Thiền viện
được chia ra làm 4 khu vực : khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện
trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ
Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá , hai bên là những rặng thong
cao vút dẫn qua 3 coongx tam quan để vào chính diện. Chính diện có diện tích 192m2, bên
trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà zphaatj. Giữa điện thờ tượng đức
Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay cầm cành hoa sen . Bên phải đức phật là
Bồ tát cưỡi sư tử.Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Xung quanh phía trên
chính diện là các bức phù điêu chọm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án
thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính diện là hang cột gồm
bốn cột tròn . Trần được lợp bằng ngói tráng men sang loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét
khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát, thanh tịnh của nhà chùa.
Phía bên phải của chính diện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu
sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt .Bên trong là quả đại hồng chuông nặng khoảng 1.1
tấn.
Đặc điểm nổi bậc của thiền viện còn là những ngôi nhà tròn đơn sơ ẩn mình trong đồi
thong, tạo nên một.vẽ hoang sơ, mộc mạc, thoáng đảng.
Ngày nay Thiền viện Trúc Lâm là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của
TP. Đà Lạt, trở thành nơi tham quan cho nhiều khu khách trong và ngoài nước tìm đén tham
quan.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Một số hình ảnh về Thiền viện Trúc Lâm

Khuôn viên chùa
Vườn hoa ngoại viên
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
B) CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC
I) BỆNH XÁ ĐẶNG THÙY TRÂM – ngày 23/12/2013
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được thiết kế với kiến trúc vừa là nơi chữa bệnh phục vụ
người dân địa phương vừa là một điểm du lịch trong Quần thể di tích Anh hùng Liệt sĩ,
Bác Sĩ Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.Công trình mang một chút kiến trúc Tây
Nguyên hòa quyện với cảnh quan dãy núi Trường Sơn, nông thôn Trung Bộ. Đây là nơi
được thiết kế vừa để khám, chữa bệnh cho người dân, vừa có khu triển lãm, tưởng niệm,
thư giãn để thu hút khách du lịch. Công trình đã đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia năm
2006.Hàng năm du khách thập phương đến tham quan tại đây rất đông.Hiện nơi đây đang
được nâng cấp thành Bệnh viện Đa Khoa Đặng Thùy Trâm.
Một số hình ảnh Bệnh xá Đặng Thùy Trâm
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức

SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
II) DINH BẢO ĐẠI III – NGÀY 25/12/2013
Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư
người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh III được đánh giá là dinh thự đẹp
đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc
công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một
cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang
Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường
Triệu Việt Vương.
Về hình thức kiến trúc, Dinh III cũng là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của
trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và

phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo
hình kỷ hà. Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp, những cụm hồng quý nở quanh
năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được
chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá
thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.
Tương tự như dinh II, dinh III cũng là một công trình đồ sộ với hệ thống mái bằng, các
mảng - khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh
chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm
việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn. Đặc biệt,
các phòng làm việc đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian trong và ngoài
liên hệ với nhau qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép, tạo ra một khung cảnh hài
hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Biệt điện có 2 tầng: tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và
quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Gồm có các phòng : Làm việc, tiếp khách than
mật, khách tiết, phòng thư kí riêng ở ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng
tử. Tại phòng khách tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Ăngcovát do hoàng than Xi Ha
Núc (Campuchia) tặng cho vua Bảo Đại.
Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng
ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ của
vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu.Đứng ở đây có thể ngắm
nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa.Ván gỗ vẫn là vật liệu
chính để ốp cầu thang, sàn lầu và làm các vật dụng nội thất của dinh.Dinh III là một công
trình kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta.
Vua Bảo Đại
Vua Bảo Đại có một vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn
Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam
Phương đưa các con sang sống , học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung vui với 3 thứ phi là Bùi
Mộng Điệp, Phi Ánh và bà Jeny Woong(người Hương Cảng). Ba bà thứ phi ở ba dinh riêng

tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì cho xe đến đón và dung cơm chiều với ông rồi ở lại
trong dinh. Sáng hôm sau lại có xe đưa các bà trở về dinh của mình. Theo nhiều người đã
từng phục vụ Bảo Đại kể lại thì cựu hoàng Bảo Đại mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc
đẹp lại trẻ trung. Bảo Đại đã có với bà này 3 người con là Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Hoàng và Bảo Sơn. Cách đây vài năm con gái của cựu hoàng Bảo Đại với bà Mộng Điệp có
về ở lại trong dinh (cùng chồng là kĩ sư người Pháp).
Hoàng hậu Nam Phương Thái tử Bảo Long
Sauk hi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của hính phủ Ngô
Đình Diệm và sau này là dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài
chính quản trị tỉnh ủy Lâm Đồng và mới được giao về cho công ty du lịch dịch vụ Xuân
Hương quản lý từ giữa năm 2000.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Chi tiết bậc cấp lên lầu 2 Dinh Bảo Đại
Hình ảnh nội thất trong Dinh
Có thể thấy rằng, tất cả các dinh thự đều được nằm ở vị trí trên đỉnh đồi cao, chiếm một
diện tích lớn với rừng thông bao phủ xung quanh.Công trình kiến trúc chỉ là một điểm nhấn
nhẹ nhàng, thấp thoáng giữa cây cỏ, thiên nhiên. Như vậy, tất cả các dinh thự ở Đà Lạt tuy
ảnh hưởng của những hình thức kiến trúc khác nhau nhưng đều có giá trị và đặc biệt là sự hòa
hợp với yếu tố tự nhiên, vừa tận dụng vừa tôn tạo thêm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.
III) GA ĐÀ LẠT – ngày 24/12/2013
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN;
năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công
công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều

ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp,
tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô
ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt
trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Bian, còn các mái
ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa
kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét
họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.
Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử
dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên
độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha
Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm
1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.
Hiện nay, tuyến đường sắt Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch. Du
khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm
1999 đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó
3.060 du khách ngoại quốc. Ga Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ
cao 1.500m so với mực nước biển.Hiện nay, cùng với nhà ga Hải Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga
cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
Một số hình ảnh trong Ga Đà Lạt
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
IV) VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC – ngày 26/12/2013
Viện Hải dương học được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm
1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có
hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải
lưu vùng Biển Đông hoạt động với 76 nhân viên và sinh viên nghiên cứu.
Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm

nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông
Nam Á.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ
của nó là bảo tàng Hải Dương Học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với
cái tên dân dã là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”. Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được
tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các
bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một
hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến
nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.
Phòng lưu trữ các loài rắn biển
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh
vậtbiển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở
biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt
Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong). Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng
bày bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng
sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá.
Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu
những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ
sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển - để lưu ý nhắc nhở mọi người
hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau,
bảo tàng Hải Dương Học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền
thống chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông của người Việt. Đây thực sự là một trung
tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý, cần phải bảo quản và phát triển.
Một số hình ảnh về các sinh vật tại Viện hải dương học
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang

Báo cáo Thực tập nhận thức
NHẬN XÉT
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang
Báo cáo Thực tập nhận thức
*Các công trình thủy lợi:
Qua việc tham quan tìm hiểu có thể thấy ngoài những đặc điểm chung của các công
trình hồ chứa nước thì tùy vào vị trí đặt công trình và nhiệm vụ của nó mà mỗi công trình có
một số nét riêng
- Hồ Hoa Sơn có hệ thống tràn cưỡng bức với 3 cửa van để điều khiển lượng nước
trong hồ. Vào mùa khô cửa van được đóng lại để tích nước trong hồ, mùa lũ lượng
nước trong hồ lớn thì cửa van được mở để xả nước, đảm bảo mực nước trong hồ ổn
định.
- Hồ Tuyền Lâm có tràn dọc và có kết cấu theo bậc thang để giảm lưu lượng nước qua.
Tràn xả lũ này không điều chỉnh được lượng nước qua.
*Các công trình dân dụng:
- Dinh Bảo Đại với kiến trúc Pháp được xây dựng đầy đủ từ phòng ngủ đến phòng sinh
hoạt, thích hợp là nơi nghỉ dưỡng của một gia đình đứng đầu đất nước.
- Chùa Long Sơn và Thiền viện Trúc Lâm qua những điện thờ, bức tượng, bức phù điêu
đã thể hiện rõ kiến trúc mang đậm nét phật giáo.
- Bệnh xá Đặng Thùy Trâm với kiến trúc mang đậm không gian Việt, bố cục và phân
khu rõ ràng, tạo một khu xanh mát, kiến trúc nhẹ nhàng. Nằm ở vùng đất một thời máu lửa
trung dũng, kiên cường, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước.
Qua chuyến thực tập em đã trang bị được cho bản thân những kiến thức cơ bản về công
trình thủy cũng như các công trình dân dụng, phần nào hiểu thêm về các lối kiến trúc đặc
sắc. Từ đó có thể so sánh đối chiếu giữa lý thuyết trên giảng đường và thực tế trong chuyến
thực tập để tiếp thu và hiểu cặn kẽ hơn các vấn đề đã học.
SVTH: Nguyễn Khắc Thùy Dung – 11KX2 – Nhóm84 Trang

×