Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Giáo án Luyện từ và câu lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.51 KB, 81 trang )

CHỦ ĐIỂM: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TUẦN 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói
chung và vần trong thơ nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Bộ chữ cái ghép tiếng.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Mở đầu:
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
* Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục
ngữ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
* Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu
- GV ghi lại kết quả làm việc của HS, dùng
phấn màu tô các chữ: bờ (phấn xanh), âu
(phấn đỏ), huyền (phấn vàng).
* Yêu cầu 3: phân tích cấu tạo của tiếng bầu
- GV giúp HS gọi tên các phần ấy: âm đầu,
vần và thanh.
* Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng
còn lại. Rút ra nhận xét.
- GV giao cho mỗi nhóm phân tích 2 tiếng.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích:
H1: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?


H2: Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng
bầu?
H3: Tiếng nào không có đủ các bộ phận như
tiếng bầu?
- GV kết luận
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân phân tích cấu tạo 1 trong 2 câu
Bài 2: Giải câu đố
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
* Hoạt động của HS
- Lắng nghe
- HS đếm thầm
- Trình bày kết quả
- HS đánh vần thầm
- Một HS đánh vần thành tiếng.
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày
- Hoạt động nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời.
- Lắng nghe.
- Vài HS đọc ghi nhớ
- HS đọc thầm yêu cầu bài
- Làm việc cá nhân
- Trình bày bài làm

- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Suy nghĩ giải câu đố và làm vào vở
bài tập
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong
tiết trước.
- Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Bộ xếp chữ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS làm bài trên bảng lớp-
phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu
Lá lành đùm lá rách, ghi kết quả vào bảng.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV lưu ý HS chỉ chọn phân tích một trong
hai câu.
Bài tập 2: Hai tiếng bắt vần với nhau trong
câu tục ngữ là: ngoài-hoài (vần giống nhau:
oai)
Bài tập 3:
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải
đúng:

+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt-
thoắt, xinh-nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt-
thoắt (vần oăt)
Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn:
xinh-nghênh
Bài tập 4:
- GV chốt lại ý đúng
Bài 5:
- GV gợi ý: Đây là câu đố chữ nên cần tìm
lời giải là các chữ ghi tiếng. Câu đố yêu cầu:
bớt đầu = bớt âm đầu; bỏ đuôi = bỏ âm cuối.
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ
phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ.
- Bài sau: MRVT: Nhân hậu-đoàn kết.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở nháp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Một HS đọc nội dung bài tập
- HS làm việc theo cặp
- Trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp làm VBT
- HS đọc yêu cầu của bài
- Thi làm bài đúng, nhanh trên bảng
- Cả lớp làm vào VBT
- HS đọc yêu cầu của bài
- Phát biểu
- HS đọc yêu cầu của bài

- Thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng
cách viết ra giấy, nộp nhay cho GV khi
đã viết xong.
TUẦN 2:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân.
Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Bút dạ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS làm bài trên bảng lớp-
viết những tiếng chỉ người trong gia đình
mà phần vần:
- Có 1 âm
- Có 2 âm
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV phát phiếu khổ to cho 4 cặp HS
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+ Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: nhân
dân, công nhân.

+ Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng
thương người: nhân hậu, nhân ái
Bài tập 3:
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
- GV chốt lại ý đúng
Bài 4:
- GV lập nhóm trọng tài nhận xét nhanh
đúng, sai.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS học thuộc 3 câu tục ngữ
- Bài sau: Dấu hai chấm.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở nháp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Một HS đọc nội dung bài tập
- HS làm việc theo cặp, làm bài vào
VBT.
- Trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp làm VBT
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài trên giấy khổ to theo
nhóm, mỗi em đặt 1 câu
- Trình bày kết quả trên bảng lớp.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Thảo luận nhanh và tiếp nối nhau nói
nội dung khuyên bảo, chê bai trong từng

câu.
DẤU HAI CHẤM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói
của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 1 và 4 ở
tiết LT và câu trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
- GV kết luận
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân
- GV kết luận chung
Bài 2:
- GV và cả lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
H: Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Bài sau: Từ đơn và từ phức.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài

- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài
tập 1
- Nhận xét tác dụng của dấu hai chấm
trong các câu đó.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài
tập.
- HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi
về tác dụng của dấu hai chấm trong các
câu văn
- Cả lớp thực hành viết đoạn văn vào
VBT
- Một số HS đọc đoạn văn trước lớp.
TUẦN 3:
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên
câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 1, ý a và
bài tập 2/phần luyện tập ở tiết LT và câu
trước.

B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
- GV phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho
từng cặp HS
- GV kết luận
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trên
giấy.
- GV kết luận chung
Bài 2:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị Từ điển của HS
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài 3:
- GV nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: MRVT: Nhân hậu-đoàn kết.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung các yêu cầu trong
phần Nhận xét
- HS làm bài 1,2 theo cặp
- Đại diện nhóm dán bài làm trên bảng
lớp.
- Vài HS đọc ghi nhớ.

- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm bài
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Một HS giỏi đọc và giải thích cho các
bạn rõ yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4 tra từ điển
dưới sự hướng dẫn của GV
- Báo cáo kết quả làm việc.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập và câu
văn mẫu
- HS tiếp nối nhau mỗi em đặt 1 câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU-ĐOÀN KẾT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm Nhân hậu – đoàn kết
- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to.
- Bút dạ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS trả lời câu hỏi: Tiếng
dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Nêu ví
dụ.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển
- GV phát phiếu cho HS các nhóm thi làm

bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV phát phiếu khổ to cho HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng, kết
luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3:
- GV gợi ý cho HS làm bài.
- GV chốt lại ý đúng
- GV yêu cầu 1 số HS đọc thuộc lòng các
thành ngữ đã hoàn chỉnh.
Bài 4:
- GV lập nhóm trọng tài nhận xét nhanh
đúng, sai.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS học thuộc các thành ngữ
- Bài sau: Từ ghép và từ láy
.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở nháp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo nhóm
- Trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài
- Các nhóm dán bài lên bảng lớp.
- Đại diện các nhóm thi trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu của bài

- HS làm việc theo cặp, làm bài trên
phiếu.
- HS trình bày kết quả.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS lần lượt phát biểu ý kiến về từng
thành ngữ, tục ngữ.
- Một số HS khá, giỏi nêu tình huống sử
dụng 4 thành ngữ trên.
CHỦ ĐIỂM: MĂNG MỌC THẲNG
TUẦN 4: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại
với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống
nhau (từ láy)
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ
ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
- Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
- Một vài trang trong từ điển tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 4 ở tiết
LT và câu trước; 1 HS trả lời câu hỏi: Từ
phức khác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
- GV kết luận:

+ Từ phức lặng im do 2 tiếng có nghĩa tạo
thành
+ Ba từ phức: chầm chậm, cheo leo, se sẽ do
những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần
lặp lại nhau tạo thành.
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu học sinh làm việc theo
cặp trên giấy.
- GV kết luận chung
Bài 2:
- GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài
- GV và cả lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung các yêu cầu trong
phần Nhận xét
- HS làm bài theo cặp
- Đại diện phát biểu ý kiến
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm bài
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm việc theo nhóm 4 tra từ điển

dưới sự hướng dẫn của GV
- Báo cáo kết quả làm việc bằng cách
dán bài lên bảng lớp.
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong
câu, trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
- Một vài trang trong từ điển tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS trả lời câu hỏi: Thế nào
là từ ghép? Cho ví dụ. Thế nào là từ láy?
Cho ví dụ.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1:
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- GV : Muốn làm được bài này phải biết từ
ghép có hai loại:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại: bánh rán
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: bánh trái
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi
làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:

- GV phát giấy cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau:MRVT: Trung thực-tự trọng.
* Hoạt động của HS
- 2 HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu
ý kiến.
- HS đọc nội dung bài tập
- HS làm bài
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS đọc nội dung của bài
- HS làm việc theo nhóm
- Báo cáo kết quả làm việc bằng cách
dán bài lên bảng lớp.
TUẦN 5:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực-Tự trọng.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to
- Bút dạ
- Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS: 1 em làm lại bài 2, 1
em làm lại bài 3/Sgk trang 43.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV phát phiếu khổ to cho từng cặp HS
trao đổi làm bài
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV nhận xét nhanh
Bài tập 3:
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài trên
phiếu- khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời
đúng.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài trên
phiếu: gạch dưới bằng bút đỏ các thành
ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực; gạch
dưới bằng bút xanh các thành ngữ, tục ngữ
nói về lòng tự trọng.
- GV chốt lại ý đúng
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS học thuộc các câu thành ngữ,
tục ngữ trong Sgk.
- Bài sau: Danh từ.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở nháp

- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Một HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo cặp.
- Trình bày kết quả
- Cả lớp làm VBT
- HS suy nghĩ đặt câu.
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn đã
đặt.
- HS đọc nội dung của bài
- HS làm việc theo cặp
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm việc theo cặp
- HS trình bày kết quả
DANH TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu danh từ là các từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
- Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh
từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
- Tranh, ảnh về một số sự vật có trong đoạn thơ ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS viết trên bảng lớp những
từ cùng nghĩa với trung thực, đặt câu với
một từ cùng nghĩa. 1 HS viết những từ trái
nghĩa với trung thực, đặt 1 câu với 1 từ trái

nghĩa.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
Bài 1:
- GV phát phiếu cho từng nhóm, hướng dẫn
các em đọc từng câu thơ, gạch dưới các từ
chỉ sự vật trong từng câu.
- GV kết luận:
Bài 2: Thực hiện tương tự bài tập 1
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
- GV phát giấy cho 4 HS
- GV kết luận chung
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Danh từ chung và danh từ riêng.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung bài tập
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện phát biểu ý kiến
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập.

- HS làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS làm bài cá nhân
- HS từng tổ tiếp nối nhau đọc câu văn
mình đã đặt.
TUẦN 6:
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của
chúng.
- Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh, ảnh vua Lê Lợi.
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS nhắc lại ghi nhớ và làm
BT1 phần nhận xét, 1 HS làm BT2 phần
luyện tập.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
Bài 1:
- GV dán phiếu lên bảng mời 2 HS lên làm
bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
Bài 2:

- GV dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để
hướng dẫn HS trả lời đúng.
- GV nói với HS:
+ Tên chung của một loại sự vật như sông,
vua được gọi là DT chung.
+ Tên riêng của một sự vật nhất định như
Cửu Long, Lê Lợi được gọi là DT riêng.
Bài tập 3:
- GV chốt ý.
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
-GV phát phiếu cho 4 HS
- GV kết luận chung
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp
H: Họ và tên các bạn trong lớp là DT chung
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung bài tập
- HS làm bài theo cặp.
- Một HS đọc yêu cầu bài
- Cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác
nhau giữa nghĩa của các từ, trả lời câu
hỏi.
- HS đọc nội dung bài tập, suy nghĩ, so

sánh cách viết các từ trên có gì khác
nhau
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS làm bài cá nhân
- Nhận xét
- HS trả lời
hay DT riêng? Vì sao?
- GV và cả lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau:MRVT: Trung thực-Tự trọng
.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực-Tự trọng.
- Sử dụng những từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to
- Bút dạ
- Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS: 1 HS viết 5 DT chung
là tên gọi các đồ dùng; 1 HS viết 5 DT
riêng là tên riêng của người, sự vật xung
quanh.

B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV phát phiếu khổ to cho 4 HS làm bài
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài
GV phát phiếu cho 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét nhanh
Bài tập 3:
- GV nhận xét.
Bài 4:
- GV mời các nhóm thi tiếp sức
- GV công nhận nhóm thắng cuộc
3/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí
Việt Nam.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở nháp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm VBT
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc nội dung của bài

- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ, đặt câu.
- Từng thành viên trong nhóm tiếp nối
nhau đọc câu văn đã đặt.
CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
TUẦN 7: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết
đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ có tên quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc
thành phố của em.
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS làm bài tập 1, 1 HS làm
BT2.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
- GV nêu nhiệm vụ: nhận xét cách viết các
tên người, tên địa lí đã cho.
- GV kết luận: Khi viết tên người và tên địa
lí VN, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng
tạo thành tên đó.
3/ Phần ghi nhớ:

- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
- GV mời 2 HS viết bài trên bảng lớp.
- GV kiểm tra HS viết đúng/sai, nhận xét.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm
- GV nhận xét, kết luận
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Luyện tập viết tên người, tên địa lí
VN.
.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ,
phát biểu ý kiến.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS viết tên mình và địa chỉ gia đình
trong VBT.
- HS làm bài cá nhân
- HS trả lời
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục đích, yêu cầu:
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết
đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một bản đồ địa lí VN cỡ to, vài bản đồ cỡ nhỏ.
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS đọc ghi nhớ và viết 1 ví
dụ về tên người, 1 ví dụ về tên địa lí để giải
thích quy tắc; 1 HS viết tên em và địa chỉ gia
đình trên bảng.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV phát phiếu cho 3 HS- mỗi em sẽ sửa
chính tả cho một phần của bài ca dao.
- GV kết luận
Bài 2:
-GV treo bản đồ địa lí VN trên bảng lớp.
Giải thích yêu cầu của bài
- GV phát bản đồ, bút dạ, phiếu cho HS các
nhóm thi làm bài
- GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí

nước ngoài.
.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung bài tập, đọc giải
nghĩa từ Long Thành.
- Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát
hiện những tên riêng viết không đúng,
sửa lại trong VBT.
- Ba HS làm bài trên phiếu dán kết quả
làm bài trên bảng lớp và trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS viết bài vào VBT.
TUẦN 8:
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người và tên địa lí nước ngoài phổ biến,
quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch.
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp 2 câu thơ
sau- mỗi em viết 1 câu theo lời đọc của GV

và 1 HS:
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Tố Hữu
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Tố Hữu
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
Bài 1:
- GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài;
hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ viết: Mô-
rít-xơ Mát-téc-lích, Hi-ma-lay-a…
Bài 2:
H: Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế
nào?
H: Cách viết các tiếng trong cùng một bộ
phận như thế nào?
Bài tập 3:
H: Cách viết một số tên người, tên địa lí
nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
-GV phát phiếu cho 4 HS
- GV kiểm tra, nhận xét.
H: Đoạn văn viết về ai?
Bài 2:

- GV phát phiếu cho 4 HS
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài tập 3: (trò chơi du lịch)
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 3-4 HS đọc lại tên người và tên địa lí
nước ngoài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ trả lời miệng.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát kĩ
- GV giải thích cách chơi:
+ Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên
nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ
đô Trung Quốc là Bắc Kinh.
+ Bạn trai trong tranh cầm lá phiếu có ghi
tên thủ đô Pa-ri, bạn viết lên bảng tên nước
có thủ đô đó là Pháp.

- GV phát thăm cho HS chơi tiếp sức theo
hai nhóm.
- GV nhận xét, kết luận
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Dấu ngoặc kép.
.
tranh minh họa trong Sgk để hiểu yêu
cầu của bài.
- HS chơi trò chơi.
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh con tắc kè.
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS đọc ghi nhớ và cho ví dụ
làm rõ nội dung ghi nhớ.
- 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp 4,5 tên
người, tên địa lí nước ngoài trong bài tập 2
và 3.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
Bài 1:
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã in nội dung
bài tập.

H: Những từ ngữ và câu nào được đặt trong
dấu ngoặc kép?
H: Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
H: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
Bài 2:
- GV nói về con tắc kè: một con vật nhỏ,
hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu
tắc…kè…
H: Từ lầu chỉ cái gì?
H: Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa
trên không?
H: Từ lầu trong khổ thơ được dùng với ý
nghĩa gì?
Bài tập 3:
H: Cách viết một số tên người, tên địa lí
nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
-GV dán lên bảng 4 tờ phiếu mời 4 HS lên
bảng làm bài.
- GV kiểm tra, nhận xét
Bài 2:
- GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu
văn của bạn HS có phải là những lời đối
* Hoạt động của HS
- 1 HS trả lời
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của
Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ trả lời miệng.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
thoại trực tiếp giữa hai người không?
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài tập 3:
- GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa
đặc biệt trong đoạn a và b, đặt những từ đó
trong dấu ngoặc kép.
- GV nhận xét, kết luận
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: MRVT: Ước mơ.
.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc
thầm, suy nghĩ về yêu cầu của bài.
- HS trình bày kết quả.
TUẦN 9:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục đích, yêu cầu:

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ
cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa.
- Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to
- Bút dạ
- Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS: 1 HS nói lại nội dung
cần ghi nhớ trong bài “Dấu ngoặc kép”.
Sau đó mời hai bạn viết lên bảng hai ví dụ
về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường
hợp.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV phát phiếu khổ to cho 4 HS làm bài
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài
GV phát phiếu cho các nhóm HS
- GV nhận xét nhanh
Bài tập 3:
- GV nhận xét.
Bài 4:
- GV nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài

Kể chuyện đã nghe đã đọc để tìm ví dụ về
những ước mơ.
- GV kết luận.
Bài 5: Tìm hiểu các thành ngữ
- GV bổ sung để có nghĩa đúng.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS học thuộc lòng các thành ngữ
ở bài tập 4.
- Bài sau: Động từ.
* Hoạt động của HS
- 1 HS trả lời
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở nháp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm VBT
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân.
- Đại diện dán bài lên bảng.
- Cả lớp làm VBT
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS các nhóm làm bài trên phiếu
- Đại diện dán bài lên bảng, trình bày
kết quả.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu của bài, từng cặp trao
đổi.

- HS trình bày cách hiểu thành ngữ
ĐỘNG TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:
-Nắm được ý nghĩa của động từ là các từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện
tượng.
- Nhận biết được động từ trong câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 4, 1 HS
làm bài 2b.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
Bài 1,2:
- GV phát phiếu cho từng nhóm.
- GV kết luận và hướng dẫn HS rút ra nhận
xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng
thái của người, của vật. Đó là các động từ.
Vậy động từ là gì?
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
- GV phát phiếu cho 4 HS
- GV kết luận chung
Bài 2:
- GV phát phiếu cho 4 HS

- GV và cả lớp nhận xét.
Bài 3: Tổ chức trò chơi “Xem kịch câm”
- GV treo tranh minh họa phóng to, chỉ
tranh, giải thích yêu cầu của bài tập bằng
cách mời 2 HS chơi mẫu
-GV tổ chức thi biểu diễn kịch câm và xem
kịch câm.
+ GV nêu nguyên tắc chơi: Hai nhóm A và
B có số HS bằng nhau (mỗi nhóm 7 HS) lần
lượt từng bạn trong nhóm A làm động tác,
lần lượt từng bạn trong nhóm B phải xướng
đúng/nhanh tên hoạt động. Sau đó đổi vai
cho nhau. Nhóm nào đoán đúng/nhanh, có
hành động kịch đẹp mắt, tự nhiên, rõ ràng sẽ
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài
tập 1,2
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện phát biểu ý kiến
- HS trả lời
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài
tập

- HS làm bài cá nhân
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả
- Quan sát
thắng cuộc. Nhóm nào đoán sai một từ bị trừ
một điểm.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm
thắng cuộc.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Ôn tập.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận về các
động tác kịch câm sẽ biểu diễn.
- Các nhóm thi.
TUẦN 10:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hệ thống hóa và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ
điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
- Tìm được trong đoạn văn các từ láy, từ ghép, từ đơn, danh từ, động từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Giấy khổ rộng
III. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở tiết 4 và 6 theo trình tự các tiết học trước.

CHỦ ĐIỂM: CÓ CHÍ THÌ NÊN
TUẦN 11: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:

- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 4, 1 HS
làm bài 2b.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2:
- GV gợi ý và phát phiếu cho 4 HS
- GV kết luận chung
Bài 3:
- GV dán phiếu lên bảng mời 4 HS lên bảng
làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Tính từ.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm câu văn, tự gạch

chân bằng bút chì dưới các động từ
được bổ sung ý nghĩa.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của
bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết
quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu
chuyện vui “Đãng trí”.
- HS đọc truyện vui, giải thích cách
chữa bài của mình
TÍNH TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là tính từ.
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS làm bài 2,3- mỗi HS làm
1 bài.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
Bài 1,2:
- GV phát phiếu cho một số HS.
Bài 3:
- GV dán 3 tờ phiếu trên bảng, phát bút dạ,
mời 3 HS lên bảng khoanh tròn được từ

nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3/ Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1:
- GV dán 3 tờ phiếu trên bảng, phát bút dạ,
mời 3 HS lên bảng làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: MRVT: Ý chí-nghị lực.
* Hoạt động của HS
- 2 HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài
tập 1, 2.
- HS đọc thầm truyện “Cậu học sinh ở
Ác-boa, làm bài theo cặp- viết vào
VBT.
- HS làm bài trên phiếu có lời giải
đúng dán bài lên bảng lớp để chốt lại
lời giải đúng.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS trình bày kết quả.
- Vài HS đọc ghi nhớ.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài
- HS làm bài trong VBT.
- HS làm bài cá nhân
- HS từng tổ tiếp nối nhau đọc câu văn
mình đã đặt.
- HS viết câu mình đặt vào VBT.

×