CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT, PHÂN BIỆT : l/n , in/inh
I.Mục tiêu:
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển.
2. Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả: l/n, in/inh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tờ giấy khổ to để HS làm BT.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết: Cái
rao, soi dây, gió thổi, lênh khênh, trên trời,
…
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Các em được biết về lòng dũng cảm của
những chàng trai, cô gái qua bài TĐ Thắng
biển. Hôm nay một lần nữa, các em gặp lại
các chàng trai, cô gái ấy qua viết chính tả
đoạn 1+2 của bài Thắng biển.
b). Viết chính tả:
a). Hướng dẫn chính tả.
-Cho HS đọc đoạn 1+2 bài Thắng biển.
-Cho HS đọc lại đoạn chính tả.
-GV nhắc lại nội dung đoạn 1+2.
-Cho HS luyện viết những từ khó: lan
rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, …
b). GV đọc cho HS viết:
-Nhắc HS về cách trình bày.
-Đọc cho HS viết.
-Đọc một lần cả bài cho HS soát lỗi.
c). Chấm, chữa bài:
-GV chấm 5 đến 7 bài.
-GV nhận xét chung.
* Bài tập 2:
-GV chọn câu a hoặc b.
a). Điền vào chỗ trống l hay n
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả: GV dán 3 tờ
giấy đã viết sẵn BT lên bảng lớp.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cần
điền lần lượt các âm đầu l, n, như sau: lại –
-2 HS lên bảng viết, HS còn lại viết vào
giấy nháp.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-Lớp đọc thầm lại 2 đoạn 1+2.
-HS luyện viết từ.
-HS viết chính tả.
-HS soát lỗi.
-HS đổi tập cho nhau để chữa lỗi, ghi lỗi ra
ngoài lề.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-3 HS lên thi điền phụ âm đầu vào chỗ
trống.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào VBT.
Trang 1
lồ – lửa – nãi – nến – lóng lánh – lung linh
– nắng – lũ lũ – lên lượn.
b). Điền vào chỗ trống tiếng có vần in
hay inh ?
-Cách tiến hành như câu a.
-Lời giải đúng:
lung linh thầm kín
giữ gìn lặng thinh
bình tónh học sinh
nhường nhòn gia đình
rung rinh thông minh
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tìm và viết vào vở 5
từ bắt đầu bằng từ n, 5 từ bắt đầu bằng từ l.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
1. Rèn kó năng nói:
-Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã
đọc, có nhân vật, ý nghóa nói về lòng dũng cảm của con người.
-Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về ý nghóa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).
2. Rèn kó năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện viết về lòng dũng cảm (GV và HS sưu tầm).
-Bảng lớp.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 1 HS.
* Vì sao truyện có tên là “Những chú bé
không chết”.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Các em đã nghe, được đọc nhiều truyện
trên sách báo, qua lời kể của bố mẹ, anh
-HS kể 2 đoạn truyện Những chú bé không
chết.
* Vì: 3 chú bé ăn mặc giống nhau nên tên
phát xít nhầm tưởng chú bé bò chết sống lại.
* Vì: tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả
của các chú bé sẽ sống mãi trong tâm trí
mọi người.
-HS lắng nghe.
Trang 2
chò hoặc các anh chò phụ trách đội. Trong
tiết học hâm nay mỗi em sẽ kể một câu
truyện mình đã nghe, đã đọc nói về lòng
dũng cảm cho cả lớp cùng nghe.
b). Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề
bài:
-Cho HS đọc đề bài.
-GV ghi lên bảng đề bài và gạch dưới
những từ ngữ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về
lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc
được đọc.
-Cho HS đọc các gợi ý.
-Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình
sẽ kể.
c). HS kể chuyện:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét, khen những HS kể chuyện
hay, nói ý nghóa đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể
ở lớp cho người thân nghe.
-Dặn HS về nhà đọc trước nội dung của
tiết KC tuần 27.
-1 HS đọc đề bài.
-4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
-Một số HS nối tiếp nói tên câu chuyện
mình sẽ kể.
-Từng cặp HS kể nhau nghe và trao đổi về
ý nghóa của câu chuyện mình kể.
-Một số HS thi kể, nói về ý nghóa câu
chuyện mình kể.
-Lớp nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu:
1. HS nắm được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả cây cối.
2. Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh một số loài cây.
-Bảng phụ để viết dàn ý quan sát.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
-2 HS lần lượt đọc mở bài giới thiệu chung
về cái cây em đònh tả ở tiết TLV trước.
Trang 3
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Các em đã học về hai cách kết bài trong
bài văn miêu tả đồ vật. Trong tiết học hôm
nay, các em sẽ được luyện tập về 2 cách
kết bài mở rộng và không mở rộng trong
bài văn miêu tả cây cối.
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
Khi viết bài có thể sử dụng các câu ở đoạn
a, b vì đoạn a đã nói được tình cảm của
người tả đối với cây.
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu BT2.
-GV giao việc. GV đưa bảng phụ viết dàn
ý.
-Cho HS làm bài. GV dán một số tranh
ảnh lên bảng.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại những ý trả lời
đúng 3 câu hỏi của HS.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV giao việc: Các em dựa vào ý trả lời
cho 3 câu hỏi để viết một kết bài mở rộng
cho bài văn.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả đã viết.
-GV nhận xét, khen thưởng những HS đã
viết kết bài theo kiểu mở rộng hay.
* Bài tập 4:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc: Các em chọn một trong ba
đề tài a, b, c và viết kết bài mở rộng cho đề
tài em đã chọn.
-Cho HS viết kết bài và trao đổi với bạn.
-Cho HS đọc kết bài.
-GV nhận xét, chấm điểm những kết bài
hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại
đọc kết đã viết ở BT4.
-Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc to, lớp đọc thềm theo.
-HS làm bài theo cặp.
-Đại diện các cặp phát biểu.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân, trả lời 3 câu hỏi a, b,
c.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS viết kết bài theo kiểu mở rộng.
-Một số HS đọc kết bài của mình.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to yêu cầu của BT.
-HS làm bài cá nhân, trao đổi với bạn, góp
ý cho nhau.
-Một số HS nối tiếp đọc đoạn kết bài.
-Lớp nhận xét.
Trang 4
tröôùc.
Trang 5
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu:
1. HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước:
Lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài).
2. Tiếp tục củng cố kó năng viết đoạn mở bài (Kiểu trực tiếp, gián tiếp); Đoạn thân bài;
Đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng).
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp chép sẵn đề bài và dàn ý.
-Tranh ảnh một số loài cây.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Trong các tiết TLV trước, các em đã được
luyện viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục
luyện viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây
cối.
b). Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài
tập:
-Cho HS đọc đề bài trong SGK.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng
trên đề bài đã viết trước trên bảng lớp.
Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc
cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
-GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp,
giới thiệu lướt qua từng tranh.
-Cho HS nói về cây mà em sẽ chọn tả.
-Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
-GV nhắc HS: Các em cần viết nhanh ra
giấy nháp dàn ý để tránh bỏ sót các ý khi
làm bài.
c). HS viết bài:
-Cho HS viết bài.
-Cho HS đọc bài viết trước lớp.
-GV nhận xét và khen ngợi những HS viết
hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về
nhà viết lại vào vở.
-Dặn HS về nhà chuẩn bò giấy bút để làm
-2 HS lần lượt đọc đoạn kết bài kiểu mở
rộng đã viết ở tiết TLV trước.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS quan sát và lắng nghe GV nói.
-HS lần lượt nói tên cây sẽ tả.
-4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý.
-Viết ra giấy nháp viết vào vở.
-Một số HS đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
Trang 6
bài kiểm tra ở tiết TLV tuần 27.
CHỦ ĐIỂM
NHỮNG NGƯỜI QUẢ CẢM
TUẦN 27
TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I.Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng
dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
2. Hiểu nội dung ý nghóa của bài: Ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên
trì bảo vệ chân lí khoa học.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 4 HS.
* Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì ?
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Cô-péc-ních là nhà thiên văn học Ba Lan.
Năm 1543, ông đã cho xuất bản 1 cuốn
sách chứng minh rằng trái đất là hành tinh
quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của
ông có được mọi người chấp nhận hay
không ? Điều gì đã xảy ra. Để biết điều đó,
chúng ta cùng đi vào bài TĐ Dù sao trái
đất vẫn quay.
b). Luyện đọc:
a). Cho HS đọc nối tiếp.
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu … chúa trời.
+Đoạn 2: Tiếp theo … bảy chục tỉnh.
+Đoạn 3: Còn lại.
-Cho HS luyện đọc từ ngữ khó: Cô-péc-
ních, Ga-li-lê.
b). Cho HS đọc chú giải và giải nghóa từ.
-Cho HS đọc.
-4 HS: đọc phân vai Ga-vrốt ngoài chiến
luỹ.
* Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn
cho nghóa quân vì Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-
rắc nói nghóa quân sắp hết đạn.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần).
-1 HS đọc chú giải trong SGK. 3 HS giải
nghóa từ.
Trang 7
c). GV đọc diễn cảm toàn bài.
-Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi.
-Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung
tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà
thuyết, phán bảo, cổ vũ, lập tức, cấm, tội
phạm, buộc phải thề, nói to, vẫn quay,
thắng, giản dò.
c). Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
-Cho HS đọc đoạn 1.
* Ý kiến của Cô-péc-ních có điều gì khác
ý kiến chung lúc bấy giờ ?
Đoạn 2:
-Cho HS đọc đoạn 2.
* Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
* Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông ?
Đoạn 3:
-Cho HS đọc đoạn 3.
* Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-
li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
d). Đọc diễn cảm:
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc (từ: Chưa
đầy một thế kỉ sau … dù sao thì trái đất vẫn
quay !).
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và
kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Từng cặp HS luyện đọc. 1 HS đọc lại cả
bài.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung
tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt
trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung
quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh
ngược lại.
-HS đọc thầm đoạn 2.
* Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng
của Cô-péc-ních.
* Toà án xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông
đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói
ngược với những lời phán bảo của Chúa
trời.
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời
phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với
quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù
họ biết việc làm đó nguy hại đến tính
mạng. Vì bảo vệ chân lí khoa học, nhà bác
học Ga-li-lê đã phải sống trong cảnh tù
đày.
-HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
-HS thi đọc đoạn vừa luyện.
CHÍNH TẢ
NHỚ – VIẾT, PHÂN BIỆT S/X , DẤU HỎI/DẤU NGÃ
I.Mục tiêu:
Trang 8
1. Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không
kính. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
2. Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, dấu hỏi/dấu ngã.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tờ giấy rộng kẻ bảng nội dung BT2a (2b), BT3a (3b).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 4 HS. GV đọc các từ: lung linh,
lúc lỉu, lủng lẳng, núng nính, bình minh,
nhà in.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Ở tuần 25, các em đã học bài Bài thơ về
tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm
Tiến Duật. Hôm nay các em được gặp lại
những người chiến só lái xe dũng cảm qua
bài chính tả, nhớ viết 3 khổ thơ cuối của bài
thơ.
b). Nhớ - viết:
a). Hướng dẫn chính tả:
-Cho HS đọc yêu cầu của bài và HTL 3
khổ thơ viết CT.
-Cho HS đọc thầm 3 khổ thơ.
-GV nói qua nội dung 3 khổ thơ.
-Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai:
xoa, sao trời, mưa xối, nuốt.
b). HS nhớ – viết:
-GV đọc cả bài một lượt.
c). Chấm – chữa bài:
-Chấm 5 đến 7 bài.
-Nhận xét chung.
* Bài tập 2:
-GV chọn câu a hoặc b.
a). Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không
viết với x và ngược lại.
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các
nhóm làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét, chốt lại những từ các em
tìm đúng, khen những nhóm tìm đúng, tìm
nhanh.
Với trường hợp chỉ viết với s: sai, sải, sàn,
-2 HS lên viết trên bảng lớp, HS còn lại
viết vào giấy nháp.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu.
-1 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ của bài CT.
-HS nhìn SGK (trang 71, 72) đọc thầm 3
khổ thơ.
-HS viết từ ngữ vào bảng con.
-HS viết chính tả.
-HS soát lỗi.
-HS đổi tập cho nhau và soát lỗi, ghi lỗi ra
ngoài lề.
-1 HS đọc mẫu.
-HS làm bài theo nhóm.
-Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
Trang 9
sản, sạn, sợ, sợi, …
Trường hợp chỉ viết với x: xua, xuân,
xúm, xuôi, xuống, xuyến, …
b). Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã, 3
tiếng không viết với dấu hỏi.
-Cách tiến hành như câu a.
-Lời giải đúng.
+Tiếng không viết với dấu ngã là: ải,
ảnh, bảng, bản, …
+Tiếng không viết với dấu hỏi: cõng, cỗi,
dẫm, dẫy, muỗng, …
* Bài tập 3:
-GV chọn câu a hoặc b.
a) Chọn tiếng sa, xa, sen, xen trong ngoặc
đơn.
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài. Cho HS quan sát tranh.
-Cho HS thi làm bài. GV dán lên bảng lớp
3 tờ giấy đã viết sẵn BT.
(GV nói: Các em chỉ cần gạch tiếng sai
chính tả trong ngoặc đơn là được).
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Tiếng đúng là: sa (sa mạc)
xen (xen kẻ)
b). Cách tiến hành như câu a.
Lời giải đúng: biển (đáy biển)
lũng (thung lũng)
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc lại kết quả làm
bài, đọc nhớ thông tin ở BT 2.
-1 HS đọc đoạn văn.
-HS đọc thầm đoạn văn và quan sát, làm
bài vào vở.
-3 HS lên thi.
-Lớp nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I.Mục tiêu:
1. Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
2. Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ.
-Một số băng giấy
-Một số tờ giấy.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 10
1. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Trong khi nói và viết, chúng ta không chỉ
dùng câu kể để kể lại một sự việc, không
chỉ dùng câu cảm để biểu thò cảm xúc, …
mà chúng ta còn phải sử dụng câu khiến để
nêu lên một đề nghò, một yêu cầu mong
muốn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em
nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến,
giúp các em biết nhận diện câu khiến và
đặt câu khiến.
b). Phần nhận xét:
* Bài tập 1+2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT 1+2.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
(GV chỉ lên bảng đã viết câu khiến).
Câu:Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !
dùng để nhờ mẹ vào. Cuối câu là dấu chấm
than.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại: Những câu dùng
để yêu cầu, đề nghò, nhờ vả, … người khác
làm một việc gì đó thì gọi là câu khiến.
c). Ghi nhớ:
-Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-Cho HS lấy VD.
d). Phần luyện tập:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV dán lên bảng lớp 4 băng giấy đã viết
sẵn 4 đoạn văn a, b, c, d.
-GV nhận xét và chốt lại: Các câu khiến
có trong đoạn văn a, b, c, d là:
a). Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp. Từng cặp nói, sau đó
các em ghi lại câu nói của mình.
-Có thể cá nhân lên viết trên bảng câu
mình vừa nói. Cũng có thể từng cặp lên nói
với nhau, sau đó viết lên bảng câu của cặp
mình vừa nói.
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc.
-1 HS cho VD.
-4 HS nối tiếp đọc yêu cầu BT.
-HS làm bài cá nhân, dùng viết chì gạch
câu khiến có trong các đoạn văn.
-4 HS lên bảng dùng phấn màu gạch dưới
các câu khiến trong mỗi đoạn.
-Lớp nhận xét.
Trang 11
b). Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý
nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !
c). Nhà vua hoàn gươm lại cho Long
Vương !
d). Con đi chặt cho đủ một trăm đất tre
mang về đây cho ta.
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS đọc trước lớp các câu đã tìm.
-GV nhận xét, khen những HS đã tìm đúng
cả 3 câu.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV giao việc: Các em phải đặt được một
câu khiến. Với bạn, phải xưng hô thân mật,
với người trên phải xưng hô lễ phép.
-Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3 HS.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét, chốt những HS làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ghi
nhớ, viết vào vở 5 câu khiến.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS đọc sách TV hoặc sách Toán, tìm 3 câu
khiến.
-Một số HS lần lượt đọc 3 câu khiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy. HS còn lại làm
giấy nháp
-3 HS dán lên bảng bài làm của mình.
-Lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu:
1. Rèn kó năng nói:
-HS chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia.
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghóa của
câu chuyện.
-Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kó năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK.
-Bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài kể chuyện.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 1 HS.
-HS kể lại câu chuyện đã được nghe, được
đọc nói về lòng dũng cảm.
Trang 12
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Xung quanh ta, có biết bao tấm gương về
lòng dũng cảm khiến ta cảm phục. Các em
có thể đã được chứng kiến hoặc trực tiếp
tham gia câu chuyên nói về lòng dũng cảm.
Trong tiết học hôm nay, các em hãy kể lại
một câu chuyện cho các bạn trong lớp cùng
nghe.
b). Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
-Cho HS đọc đề bài trong SGK.
-GV viết đề bài lên bảng, gạch chân
những từ ngữ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng
dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc
tham gia.
-Cho HS đọc các gợi ý, quan sát tranh
trong SGK phóng to (nếu có).
* Em hãy nói cho lớp nghe, em sẽ kể về
câu chuyện gì mà em đã chứng kiến ?
c). HS kể chuyện:
a). Cho HS kể theo cặp.
b). Cho HS thi kể.
-GV nhận xét, khen những HS kể chuyện
hay nhất, có câu văn hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện
cho người thân nghe.
-Dặn HS xem trước nội dung bài KC tuần
29.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-4 HS đọc nối tiếp nhau 4 gợi ý, cả lớp theo
dõi trong SGK.
-HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ
kể.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe, trao đổi
rút ra ý nghóa của câu chuyện.
-Đại diện các cặp lên thi kể, trình bày ý
nghóa của câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
TẬP ĐỌC
CON SẺ
I.Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn – Chuyển
giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Hiểu được nội dung ý nghóa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu con của sẻ mẹ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
Trang 13
-Kiểm tra 2 HS.
* Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác
ý kiến chung lúc bấy giờ ?
* Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-
li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Có những câu chuyện mà đọc xong người
ta nhớ mãi. Truyện co sẻ mà hôm nay
chúng ta học là một câu chuyện như thế.
Tại sao câu chuyện lại hấp dẫn người đọc ?
Cô cùng các em đi vào tìm hiểu bài chúng
ta sẽ biết được điều đó.
b). Luyện đọc:
a). Cho HS đọc nối tiếp.
-GV chia đoạn: 5 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu … trên tổ xuống.
+Đoạn 2: tiếp theo … của con chó.
+Đoạn 3: Tiếp theo … xuống đất.
+Đoạn 4: Tiếp theo … thán phục.
+Đoạn 5: Còn lại.
-Cho HS luyên đọc những từ ngữ khó đọc:
rít lên, thảm thiết, bối rối.
b). Cho HS chú giải và giải nghóa từ.
-Cho HS luyện đọc.
c). GV đọc diễn cảm cả bài: Chú ý:
+Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể
khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp,
tò mò ở cuối đoạn.
+Đoạn 2+3: Đọc với giọng hồi hộp, căng
thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao
xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng,
thảm thiết.
+Đoạn 4+5: Đọc với giọng chậm rãi, thán
phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại,
bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng
mình.
c). Tìm hiểu bài:
Đoạn 1+2:
-Cho HS đọc đoạn 1+2.
* Trên đường đi, con chó thấy gì ? Nó đònh
làm gì ?
Đoạn 3+4:
-HS1: đọc đoạn 1 bài Dù sao trái đất vẫn
quay.
* Lúc bấy giờ người ta nghó rằng trái đất là
trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ,
còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì
sao thì quay quanh nó. Cô-péc-ních thì có
quan điểm trái ngược.
-HS2: Đọc phần còn lại.
* Thể hiện ở chỗ: 2 nhà bác học quyết tâm
bảo vệ chân lí khoa học dẫu cho phải tù tội.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp đọc (2 lần).
-HS viết từ khó vào bảng con.
-1 HS đọc chú giải, 2 HS giải nghóa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
* Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy
một co sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó
chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
Trang 14
-Cho HS đọc đoạn 3+4.
* Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó
dừng lại và lùi lại ?
* Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả
như thế nào ?
Đoạn 5:
-Cho HS đọc đoạn 5.
* Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối
với con sẻ nhỏ bé ?
d). Đọc diễn cảm:
-Cho HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
-GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn
2+3.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét, bình chọn HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc
diễn cảm và kể lại câu chuyện cho người
thân nghe.
-HS đọc thầm đoạn 3+4.
* Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất
cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ
khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm
thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó
phải ngần ngại.
-Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi
trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng
ngược … phủ kín sẻ con.
-HS đọc thầm đoạn 5.
* Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu
với con chó để cứu con. Đó là một hành
động đáng trân trọng khiến con người phải
cảm phục.
-HS nối tiếp đọc 5 đoạn theo hướng dẫn đọc
của GV.
-Cả lớp luyện đọc.
-Lớp nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI
(KIỂM TRA VIẾT)
I.Mục tiêu:
HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về
văn miêu tả cây cối. Biết viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân
bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học:
-Ảnh một số cây cối trong SGK, một số tranh ảnh cây cối khác.
-Bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài văn tả cây cối.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
-Ở tiết TLV trước, các em đã được dặn
chuẩn bò sẵn giấy bút để hôm nay làm bài
kiểm tra. Các em cũng đã nghe dặn về nhà
-HS lắng nghe.
Trang 15
quan sát một cây có bóng mát, cây ăn quả
hoặc một cây hoa … để hôm nay ta sẽ làm
một bài văn trọn vẹn về miêu tả cây cối.
Các em lấy giấy, bút ra để ta chuẩn bò kiểm
tra.
b). Chuẩn bò:
-Cho HS đọc đề bài gợi ý trong SGK.
-GV ghi lên bảng cả 4 đề bài hoặc ghi đề
bài khác mình đã chuẩn bò.
-Cho HS quan sát tranh, ảnh. GV hướng
dẫn HS quan sát ảnh trong SGK.
-GV: Các em chọn làm một trong các đề
đã cho.
c). HS làm bài:
-Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả
để làm bài.
-GV thu bài khi hết giờ.
-1 HS đọc lớp lắng nghe, đọc dàn ý bài văn
miêu tả.
-HS đọc đề bài trên bảng.
-HS quan sát ảnh (hoặc tranh ảnh GV đã
dán lên bảng lớp).
-HS chọn đề.
-HS chọn đề, làm bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I.Mục tiêu:
HS nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác
nhau.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bút dạ, các băng giấy để ghi câu Nhà vua hoàn gươm lại cho Long vương.
-3 tờ giấy khổ to.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Các em đã hiểu được tác dụng của câu
khiến qua các bài học trước. Bài học hôm
nay sẽ giúp các em biết tạo ra những câu
khiến trong những tình huống khác nhau.
b). Phần nhận xét:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-GV giao việc: Các em chọn một trong các
tình huống đã cho và chuyển câu kể thành
-HS1: Nói lại nội dung cần ghi nhớ trong
tiết LTVC trước và cho VD.
-HS2: Đọc 3 câu khiến đã tìm được trong
sách Tiếng Việt, Toán.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.
Trang 16
câu khiến.
-Cho HS làm bài. GV dán 3 băng giấy lên
bảng có ghi câu kể đã cho.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a). Chọn cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ,
nên phải vào trước động từ.
Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại cho Long
Vương!
b). Chọn cách 2: Thêm đi, thôi, nào vào
cuối câu,
Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương / đi !
c). Chọn cách 3: Thêm đề nghò, xin, mong
vào đầu câu.
Xin / Mong / Nhà vua hoàn gươm lại cho
Long Vương.
d). Cách 4: Thay đổi giọng điệu.
* Bài tập 1:
* Dựa vào cách nào ở BT1 phần nhận xét,
em hãy cho biết có mấy cách đặt câu
khiến ?
-Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
b). Phần luyện tập:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
-GV giao việc: Mỗi câu kể đã cho các em
có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các
cách đã làm ở BT1.
-Cho HS làm bài. GV phát 4 băng giấy
cho 4 HS và yêu cầu mỗi em chuyển sang
câu khiến 1 câu kể đã cho.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Câu kể
Nam đi học
Thanh đi lao động
Ngân chăm chỉ
Giang phấn đấu học giỏi
-3 HS lên bảng làm bài trên giấy.
-Lớp nhận xét.
-HS phát biểu.
-3 HS đọc nộâi dung ghi nhớ trong SGK.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-4 HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
Câu khiến
* -Nam đi học !
-Nam đi học nào !
-Nam phải đi học
-Đề nghi Nam đi học !
-Nam hãy đi học đi ! …
* -Thanh phải đi lao động.
-Thanh nên đi lao động.
-Thanh đi lao động thôi nào !
-Đề nghò Thanh đi lao động.
* -Ngân phải chăm chỉ lên !
-Ngân hãy chăm chỉ nào !
-Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn !
* -Giang phải phần đấu học giỏi !
-Giang hãy phần đấu học giỏi lên !
-Giang cần phấn đấu học giỏi !
-Mong Giang phấn đấu học giỏi !
Trang 17
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu BT2.
-GV giao việc: Khi đặt câu khiến các em
chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng
hô cho phù hợp.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày. GV dán lên bảng lớp.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét, khen những HS đặt câu
khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu
đúng các tình huống sử dụng câu khiến.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 5 câu
khiến.
-Dặn HS về nhà tìm một tin tức trên báo
Nhi Đồng hoặc Thiếu niên tiền phong để
học tiết TLV sau.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt trình bày hoặc trình bày trên
giấy dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm bài, đặt câu khiến.
-HS lần lượt đọc câu mình đặt.
-Lớp nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu:
1. Giúp HS nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi
được thầy, cô chỉ rõ.
2. HS biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách
dùng từ, đặt câu, biết tự chữa lỗi, …
3. Nhận thức được cái hay của những bài được thầy cô khen.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp, phần màu để chữa lỗi chung.
-Phiếu học tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra
viết. Tiết học hôm nay, các em sẽ được trả
bài kiểm tra. Chúng ta sẽ cùng chữa những
lỗi các em còn mắc phải về cách dùng từ,
đặt câu về chính tả.
-HS lắng nghe.
Trang 18
b). Nhận xét chung:
-GV nhận xét chung về kết quả bài viết
của cả lớp.
+Ưu điểm.
+Những hạn chế, GV nêu những VD cụ
thể.
-Thông báo điểm cụ thể cho HS.
c). Hướng dẫn HS chữa bài:
-Hướng dẫn từng HS chữa lỗi.
-GV phát phiếu học tập cho HS.
-Hướng dẫn chữa lỗi chung.
-GV chép các lỗi sẽ chữa lên bảng lớp.
-GV nhận xét, chữa bài lại cho đúng.
d). Học những đoạn, bài văn hay:
-GV đọc những bài, những đoạn văn hay
của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp
mình sưu tầm được).
-Cho HS trao đổi, thảo luận về cái hay, cái
đẹp của các đoạn, bài văn.
2. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV đọc những bài, những đoạn văn hay
của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp
mình sưu tầm được).
-GV khen ngợi những HS làm bài tốt, yêu
cầu một số HS viết bài chưa đạt về nhà viết
lại.
-Dặn HS về nhà luyện đọc các bài TĐ,
HTL.
-HS lắng nghe.
-Từng HS đọc lời phê, ghi các loại lỗi và
cách chữa lỗi.
-HS đối chiếu, đổi bài cho nhau theo từng
cặp để soát lỗi còn sót, soát lại việc chữa
lỗi.
-Cho HS lên bảng chữa lỗi, lớp chữa lỗi vào
giấy nháp.
-Lớp nhận xét bài trên bảng lớp.
CHỦ ĐIỂM
NHỮNG NGƯỜI QUẢ CẢM
TUẦN 28
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 1
I.Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kó năng đọc – hiểu (HS trả lời được
1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu kó năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu
HK II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các
dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ
thuật).
Trang 19
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ
điểm Người ta là hoa đất.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các phiếu thăm.
-Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Bắt đầu từ tiết 1 này, các em sẽ được
kiểm tra để lấy điểm tập đọc và HTL. Các
em nhớ đọc kó phiếu thăm mình bắt để đọc
và trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu được
ghi trong phiếu thăm.
b). Kiểm tra TĐ - HTL:
a). Số lượng HS kiểm tra (khoảng 1/3 số
HS trong lớp).
b). Tổ chức kiểm tra.
-Gọi từng HS lên bốc thăm.
-Cho HS chuẩn bò.
-Cho HS đọc bài .
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
-GV lưu ý HS: Những em nào kiểm tra
chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm
tra lại trong tiết học sau.
c). Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
-GV giao việc: Các em chỉ tóm tắt nội
dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ
điểm Người ta là hoa đất.
* Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
(tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là
truyện kể ?
-Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3
HS.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (GV
đưa bảng tổng kết lên).
-HS lắng nghe.
-HS lần lượt lên bốc thăm.
-Mỗi em chuẩn bò trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo phiếu
thăm.
-1 HS đọc.
-Có bài Bốn anh tài và bài Anh hùng lao
động Trần Đại Nghóa.
-3 HS làm bài vào giấy. Cả lớp làm bài vào
vở.
-3 HS làm bài vào giấy dán trên bảng lớp,
đọc nội dung.
-Lớp nhận xét.
Trang 20
Tên bài Nội dung chính Nhận xét
Bốn anh tài Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt
thành làm việc nghóa: trừ ác, cứu
dân lành của bốn anh em Cẩu
Khâây.
Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng
Cọc, Lấy Tai Tác Nước,
Móng Tay Đục Máng, yêu
tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động
Trần Đại Nghóa.
Ca ngợi anh hùng lao động Trần
đại Nghóa đã có những cống hiến
xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng
và xây dựng nền khao học trẻ của
đất nước.
Trần Đại Nghóa.
2. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài học
về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì ?Ai thế nào ?
Ai là gì ?) để chuẩn bò học tiết ôn tập tới.
TIẾT 2
I.Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy.
2. Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì ?Ai thế nào ? Ai là gì ?
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
-3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Trong thiên nhiên, mỗi loại hoa lại mang
một vẻ đẹp riêng. Hoa sen vừa có hương
thơm vừa đẹp về sắc mầu. Hoa hồng rực rỡ
… Hoa giấy mang vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp ấy
như thế nào ? Điều đó các em sẽ biết được
qua bài chính tả Hoa giấy hôm nay chúng ta
học.
b). Nghe - viết:
a). Hướng dẫn chính tả
-GV đọc một lượt toàn bài Hoa giấy.
-Cho HS đọc thầm lại đoạn văn.
-GV nêu nội dung bài chính tả: Bài Hoa
giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dò của hoa
giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ
thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu
trắng muốt tinh khiết.
-Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết
sai: giấy, trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản
mát.
b). GV đọc cho HS viết.
-GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS
viết.
-GV đọc lại bài một lượt.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm lại đoạn CT.
-HS luyện viết từ ngữ.
-HS viết chính tả.
-HS soát lại bài.
-HS đổi tập cho nhau để soát lỗi, chữa lỗi ra
Trang 21
c). Chấm, chữa bài.
-GV chấm 5 đến 7 bài.
-GV nhận xét chung.
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu BT2.
* Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn
tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã
học?
* Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương
ứng với kiểu câu nào ?
* Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương
ứng với kiểu câu nào ?
-Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS
làm (mỗi em làm 1 yêu cầu).
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2.
-Dặn những em chưa có điểm kiểm tra tập
đọc hoặc kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu
về nhà tiếp tục luyện đọc.
lề.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Kiểu câu: Ai làm gì ?
-Kiểu câu: Ai thế nào ?
-Kiểu câu: Ai là gì ?
-HS làm bài vào VBT.
-3 HS làm bài vào giấy.
-Dán kết quả bài làm trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
TIẾT 3
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như Công ty TNHH
TM tư vấn xây dựng Hải Vọng).
2. Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn
xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
3. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu thăm.
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
-Một số em chưa có điểm kiểm tra, trong
tiết học này các em sẽ được kiểm tra. Sau
đó, chúng ta kể tên các bài tập đọc thuộc
chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nêu nội dung
chính của mỗi bài.
b). Kiểm tra:
-Số HS: 1/3 số HS trong lớp.
-Thực hiện như ở tiết 1.
-HS lắng nghe.
Trang 22
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
-GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24
và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ
đẹp muôn màu.
-Cho HS làm bài.
* Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có
những bài tập đọc nào ?
-Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi
bài.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV
treo bảng tiổng kết về nội dung chính của
các bài).
Tên bài
Sầu riêng
Chợ tết
Hoa học trò
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ
Vẻ về cuộc sống an toàn
Đoàn thuyền đánh cá
c). Nghe – viết:
a). Hướng dẫn chính tả
-GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
-Cho HS quan sát tranh.
-Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
-Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết
sai: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na …
-GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách cầm
bút.
b). GV đọc cho HS viết.
-GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
-GV đọc một lần cho HS soát bài.
c). Chấm, chữa bài.
-HS đọc yêu cầu.
-HS đọc bài trong 3 tuần.
-Có 6 bài.
* Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát
ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về
cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Nội dung chính
Giá trò và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng –
loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam
nước ta.
Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu
màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc
sống nhộn nhòp của thôn quê vào dòp tết.
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng
vó – một loại hao gần với học trò.
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc
của người phụ nữ Tây nguyên cần cù lao
động, góp sức mình vào công cuộc kháng
chiến chống Mó cứu nước.
Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi
với chủ đề Em muốn sống an toàn cho
thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức
đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc
của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo
đến bất ngờ.
Ca ngôi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả,
vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
-HS theo dõi trong SGK.
-HS quan sát tranh.
-HS đọc thầm.
-HS luyện viết.
-HS viết chính tả.
-HS soát lại bài viết.
Trang 23
-GV chấm 5 đến 7 bài.
-GV nhận xét chung.
2. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà xem trước 3 chủ đề đã
học trong sách Tiếng Việt 4, tập hai để học
tốt tiết ôn tập sau.
-HS đổi tập cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra
ngoài lề trang tập.
TIẾT 4
I.Mục tiêu:
1. Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa
đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
2. Rèn kó năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điến từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2, viết rõ các ý để HS dễ dàng đề nội dung.
-Bảng lớp (hoặc một số tờ phiếu) viết về nội dung BT3a, b, c.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Từ đầu HK II đến nay, các em đã được
học 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp
muôn màu, Những người quả cảm. Các tiết
LTVC trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho
các em một số từ ngữ, tục ngữ. Hôm nay,
các em sẽ hệ thống hoá lại các từ ngữ đã
học luyện tập sử dụng những từ ngữ đó.
* Bài tập 1 +2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2.
-GV giao việc: Cô sẽ phát bảng mẫu cho
các nhóm. Mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời
giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ
điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào
các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một
chủ điểm.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS lên trình bày kết quả.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Từ ngữ
-Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức,
tài năng.
-HS lắng nghe.
-Cho HS đọc yêu cầu.
-HS xem lại các bài MRVT + làm vào bảng
kẻ sẵn GV phát.
-Đại diện các nhóm lên dán bài làm lên
bảng.
-Lớp nhận xét.
Thành ngữ
-Người ta là hoa đất.
Trang 24
Chủ điểm: Người ta là hoa đất
-Những đặc điểm của một cơ thể khỏe
mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi,
rắn chắc, săn chắc, chắc nòch, cường tráng,
dẻo dai, nhanh nhẹn.
-Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập
luyện, tập thể dục, đi bộ, , chơi thể thao, ăn
uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ
mát, du lòch, giải trí …
-Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp,
xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh,
tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt
tha, tha thướt …
-Thuỳ mò, dòu dàng, hiền diệu, đằm thắm,
đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân
thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn,
ngay thẳng, lòch sự , tế nhò, nết na, khẳng
khái, khí khái …
-Tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ,
diễm lệ, mó lệ, hùng vó, kì vó, hùng tráng,
hoành tráng.
-Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ,
lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
-Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn,
mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là
tưởng tượng được, như tiên …
-Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm,
can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan,
táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ,
nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn
hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược …
-Tinh thần dũng cảm, hành động dũng
cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận
khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm
chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ
thù, dũng cảm nói lên sự thật.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV giao việc: Các em chọn các từ có
trong ngoặc đơn ở các ý a, b, c để điền vào
các chỗ trống cho các ý đó sao cho đúng.
-Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã
viết 3 ý a, b, c lên.
-Cho HS trình bày.
- Nước lã mà và nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
-Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mới rạng.
-Khỏe như vâm (như voi, như trâu, như
hùm, như beo).
-Nhanh như cắt (như gió, chóp, sóc, điện).
- Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
-Mặt tươi như hoa.
-Đẹp người đẹp nết.
-Chữ như gà bới.
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh.
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
-Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lồng mới ngon.
-Vào sinh ra tử.
-Gan vàng dạ sắt.
-Một HS, đọc lớp lắng nghe.
-3 HS lên làm bài trên bảng phụ.
-HS còn lại theo dõi bạn làm bài.
-HS trình bày 3 ý đã làm trên bảng phụ.
Trang 25
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
Chủ điểm: Những người quả cảm