Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ma trận đề thi học kì II 6,7,8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.47 KB, 10 trang )

Phòng GD – ĐT Thị xã Thủ Dầu Một
Trường THCS Hòa Phú
BIÊN BẢN HỌP TỔ
( V/V TRIỂN KHAI BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA)
Thời gian : Vào lúc 15 ngày 10 tháng 3 năm 2011
Địa điểm : Trường THCS Hòa Phú
Thành phần : Các thành viên trong tổ Văn – Sử -Địa
Chủ trì cuộc họp : Đ/c Ảnh
Nội dung cuộc họp : Triển khai việc biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện
câu hỏi môn Ngữ Văn , môn Lịch sử và môn Địa lí ở trường THCS
A. Đ/c Ảnh triển khai
Phần I: Yêu cầu , định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
I.Yêu cầu cơ bản của đánh giá
1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác.
2. Đảm bảo tính toàn diện.
3. Đảm bảo tính hệ thống.
4. Đảm bảo tính công khai và phát triển.
5. Đảm bảo tính công bằng.
II. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lí giáo dục.
2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp.
3. Cần lắng nghe học sinh (vì quyền lợi người học).
4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ (các thành tố của quá trình dạy học).
5. Thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
6. Trọng tâm của các cuộc vận động.
III. Yêu cầu xây dựng câu hỏi
- Khoa học, sư phạm, hệ thống, hấp dẫn, đa dạng
IV Một số lưu ý khi xây dựng câu hỏi
- Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng cần đánh giá.
- Bám sát hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Vừa sức với học sinh.


- Ngắn gọn, dễ hiểu.
- Nên có câu hỏi mở.
- Không nên đặt câu hỏi mà câu trả lời phải đoán mò.
* Môn Ngữ Văn
-Đối với câu hỏi tự luận: Kích thích tư duy, sáng tạo (đề mở).
Tránh chép văn mẫu, minh họa điều có sẵn.
Vận dụng tổng hợp các thao tác
-Một số sai sót thường gặp khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Phần dẫn:
- Ý hỏi không rõ.
- Nhiều ý hỏi trong một câu.
- Ý hỏi làm lộ câu trả lời.
- Yêu cầu chọn ý sai, ý không đúng.
Phần II . KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
1. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu
hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
2. TRIỂN KHAI VIỆC MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng ở cấp độ thấp, Vận dụng ở cấp độ cao
Phần III MINH HỌA BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Trường THCS Hòa Phú

Gv ra đề : Nguyễn Văn Ảnh
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian: 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình học kì II, môn ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt,
Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của
HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn ngữ văn lớp
6 học kì II.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề
kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Tên chủ đề
(nội dung,
chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn học
Truyện hiện đại
Tên văn bản

nào? Của
tác giả nào
Nhận xét về
nghệ thuật
miêu tả của
tác giả trong
đoạn trích
Cô Tô
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0.5
Số câu 1
Số điểm 1.5
Số câu 2
2 điểm
…20%
Chủ đề 2
Tiếng Việt
Từ láy, các biện
pháp tu từ, các
cụm từ
Nêu định
nghĩa từ láy,
nhận ra các
từ láy được
sử dụng
trong đoạn
trích.
Hiểu tác

dụng của
việc sử dụng
các tính từ,
cụm động từ,
các biện
pháp tu từ,.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu 2
Số điểm 1.5
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 3
2.5 điểm
…25%
Chủ để 3
Tập làm văn
Phương thức
biểu đạt ngôi kế
Viết bài văn tả
người
Nhận ra
phương
thức biểu
đạt trong
đoạn trích

Viết bài văn
tả người
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0.5
Số câu
Số điểm
Số câu 1
Số điểm 5
Số câu 2
5.5 điểm
55%
Tổng số câu Số câu 3 Số câu 2 Số câu 2 Số câu 7
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số điểm 1.5
15%
Số điểm 2
20%
Số điểm 6.5
65%
Số điểm 10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian: 90 phút
* Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5
“Sau trận bão, chân trời,ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt

trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ của một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ
được đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời
màu ngọc trai nước biển hửng hồng,y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong
bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên
muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể
sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải Âu bay ngang, là là nhịp cánh ”.
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao? (1 điểm)
2. Đoạn văn trên rút ra từ văn bản nào? Của tác giả nào?( 0.5 điểm)
3. Thế nào là từ láy? Ghi ra các từ láy trong đoạn văn sau: “Tròn trĩnh phúc
hậu như lòng đỏ của một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng
hào thăm thẳm và đường bệ được đặt lên một mâm bạc đường kính mâm
rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng” (1
điểm)
4. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sau
trận bão, chân trời,ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”?. (0.5
điểm)
5. Câu văn : “Sau trận bão, chân trời,ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây
hết bụi”có mấy cụm động từ? Ghi ra cụm động từ đó. (0.5 điểm)
6. Viết đoạn văn nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các đoạn văn
trên. (1.5 điểm)
7. Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến. (5
điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM:
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian: 90 phút
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn: miêu tả (0.5 điểm)
Đoạn văn trên đã tái hiện được mặt trời mọc trên biển thật đẹp (0.5 điểm)

Câu 2
Văn bản Cô Tô, tác giả Nguyễn Tuân. (0.5 điểm)
Câu 3
Nêu đúng định nghĩa về từ láy (0.5 điểm)
Chép đúng 4 từ láy trong đoạn văn : tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm
thẳm(0.5 điểm)
Câu 4
Phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn có tác dụng miêu tả cụ thể, sinh
động mặt trời mọc trên biển nổi bật bức tranh sâu thẳm, huyền bí. (0.5 điểm)
Câu 5
Một cụm động từ : lau hết mây hết bụi(0.5 điểm)
Câu 6. (1.5 điểm)
Biết dùng từ, đặt câu, sử dụng được câu chốt nêu chủ đề và những câu triển
khai, diễn đạt trôi chảy, trong sáng khi viết đoạn văn trình bày những nhận xét
cá nhân về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên
Câu 7. Viết bài văn tả em bé (5 điểm)
Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có thứ tự, diễn
đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng. Cụ
thể:
- Giới thiệu được em bé mà mình yêu thích (0.5 điểm)
- Tả được các nét đáng yêu của em bé theo một trình tự hợp lý trên các
phương diện:
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình (1 điểm)
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động (1 điểm)
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về cử chỉ (1 điểm)
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngôn ngữ (1 điểm)
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình đối với em bé (0.5 điểm)
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn tả người là 2
điểm.

- Điểm trừ tối đa với bài làm là mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi đạt: 1 điểm.
Trường THCS Hòa Phú
Gv ra đề : Nguyễn Văn Ảnh
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NGỮ VĂN LỚP 9 – THỜI GIAN 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng
trong chương trình học kỳ 2, môn ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung văn học,
Tiếng Việt, TLV, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập
văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90
phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ
văn lớp 9, HK2
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận
đề kiểm tra.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA – NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN : 90 PHÚT
Mức độ Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng Cộng
Tên chủ đề
1.Đọc hiểu

Văn bản
Đoạn văn trích
trong Tác
phẩmTiếng nói
của văn nghệ,
Tác giả là
Nguyễn Đình
Thi
Tóm tắt
các luận
điểm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm : 0.5
Tỉ lệ 5%
Số câu : 1
Số
điểm:1,0
Tỉ lệ :10%
Số câu :0
Số điểm:
Tỉ lệ :0%
Số câu :0
Số điểm :
Tỉ lệ : 0%
Số câu :2
Sốđiểm:1,5
Tỉ lệ 15%

2. Tiếng Việt
Liên kết câu và
liên kết đoạn
văn.
Chỉ ra
phép liên
kết trong
đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu :
Số điểm :
Tỉ lệ : %
Số câu :1
Số điểm :
2,0
Tỉ lệ 20 %
Số câu :
Số điểm
Tỉ lệ :
Số câu :0
Số điểm :
0
Tỉ lệ : 0%
Số câu :1
Số
điểm:2,0
Tỉ lệ:20 %
3. Tập làm văn

- phương thức
biểu đạt
- Viết bài văn
nghị luận về 1
nhân vật văn học
Phương thức
biểu đạt của
đoạn văn
Viết bài
văn nghị
luận về 1
nhân vật
văn học
Số câu : 1
Số điểm : 0.5
Tỉ lệ : 5%
Số câu :
Số điểm :
Tỉ lệ :
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :
Số câu : 1
Số điểm:
6,0
Tỉ lệ 60
%
Số câu : 2
Số điểm:
6,5

Tỉ lệ 65 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm:1,0
Tỉ lệ : 10 %
Số câu: 2
Số
điểm:3,0
Tỉ lệ : 30
%
Số câu:0
Số
điểm:0
Tỉ lệ :
0%
Số câu: 1
Số điểm:
6
Tỉ lệ : 60
%
Số câu:5
Số điểm:10
Tỉ lệ :
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN : 90 PHÚT


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 :
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh.”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
3. Chỉ ra phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên?
4. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm trong văn bản đã nêu ở câu 1
5.Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM.
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ II
C1 Trích : Tiếng nói của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi
0,50 đ
C2 Đoạn văn được viết theo phương thức nghị luận.
0,50đ
C3
Các phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn:
- Phép lặp (Lặp các từ: Tác phẩm); 0,50 đ
-Phép nối: Nhưng
0,50 đ
- Phép dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm - nghệ
sĩ;
- từ ngữ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở
thực tại
0,50 đ
- Phép thế: anh thế cho nghệ sĩ
0,50 đ
C4 HS nêu 3 luận điểm

- Nội dung văn nghệ phản ánh thực tại khách quan
- Văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người
1,00
- Sức mạnh kì dịu của văn nghệ
C5 Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao
xa xôi của Lê Minh Khuê (trích đoạn đã học).
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học
sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau
(phân tích theo trình tự diễn biến truyện để phát hiện về ngoại
hình và đặc điểm tính cách của nhân vật), nhưng việc phân tích
phải hướng vào yêu cầu của đề.
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn Những ngôi
sao xa xôi.
1,00 đ
- Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn bắt đầu sáng tác trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của
cây bút nữ này ra mắt vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX,
đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và
bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê
Minh Khuê, viết năm 1971. Văn bản đưa vào SGK có lược bớt
một số đoạn.
b) Ngoại hình và đặc điểm tính cách. 4,00 đ
b.1. Ngoại hình
- Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp: Cũng như các cô gái mới lớn,
Phương Định là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình
thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một
cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương
đối mềm, một cái cổ cao,kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn
mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

- Vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “Không hiểu sao
các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết
những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng
nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Điều đó
làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho
một ai.
b.2. Đặc điểm tính cách.
* Vượt lên khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường và
bình tĩnh ung dung.
- Chị cùng với hai cô gái khác là Thao và Nho phải sống và
chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên
tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm giữa
ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá máy
bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cũng như đồng đội của mình
phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom
địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối
thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với
cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và
bình tĩnh lạ thường. Với Phương Định và đồng đội của cô,
những công việc ấy đã trở thành thường ngày: “ Có ở đâu như
thế này không chạy về hang”.
- Mặc dù đã quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày
có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử
thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và
không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là “các anh cao
xạ” ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để
lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi
đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom, kề
sát với cái chết im lìm mà bất ngờ, từng cảm giác của con
người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng

dấu hiệu chẳng lành”.
- Có lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt” còn ý nghĩ
cháy bỏng là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm
thế nào để châm mìn lần thứ hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm
vụ luôn được chị đặt lên trên hết.
* Tâm hồn trong sáng
- Giàu tình cảm với đồng chí đồng đội quê hương
+ Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương
Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của
mình. Đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả
những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của
con đường vào mặt trận. Chị đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội
lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương gắn bó với bạn bè nên đã
có những nhận xét tốt đẹp về Nho và phát hiện ra vẻ đẹp dễ
thương “nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị hiểu
sâu sắc những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
+ Phương Định là con gái vào chiến trường nên cũng có một
thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ với một căn buồng
nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình
trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy
luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó là
niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng
thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Lạc quan yêu đời: Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với
những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết,
nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn
nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai: “Tôi mê hát
thích nhiều”.
c) Đánh giá: 1,00 đ
* Khái quát ý nghĩa:

- Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường
huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mỹ.
Qua nhân vật, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam những
năm tháng hào hùng ấy.
- Đó là những con người trong thơ Tố Hữu (Xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai), Phạm
Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nghệ thuật nổi bật:
+ Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật.
+ Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính
Phương Định) đã tạo thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế
giới nội tâm nhân vật.
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện.
- Nguyên nhân thành công: Phải là người trong cuộc và gắn bó
yêu thương mới có thể tả được chân thực, sinh động như vậy.
*Lưu ý :
- Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh
giá, không mắc lối diễn đạt mới cho điểm tối đa mỗi ý.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài
văn nghị luận là 2 điểm
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm \
- Điểm trừ tối đa với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm
* Ý KIẾN CÁC THÀNH VIÊN :
Nhất trí với phần triển khai, GV dạy khối nào biên soạn đề kiểm tra theo khối đó.
Nộp đề kiểm tra biên soạn theo khung ma trận cho tổ trưởng, tổ trưởng tổng hợp đề
gởi về Phó Hiệu trưởng trước ngày 15/3
Hòa Phú, ngày 10/3/2011
Tổ trưởng Thư kí



Nguyễn Văn Ảnh
Trần Linh Thy

×