Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.78 KB, 16 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở các cấp đòi hỏi
đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp
dạy học. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Việc học tập
lịch sử ở trường đòi hỏi người thầy giáo khơng chỉ có trình độ về nội dung lịch
sử mà cả những kiến thức cần thiết về phương pháp dạy học bộ mơn.
Lịch sử đóng vai trị quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu
được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất
nước. Chính vì thế mà mơn lịch sử đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc học
nhưng đối với học sinh hiện nay đều xem môn học lịch sử chỉ là môn học phụ,
rất nhàm chán không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay xem môn Lịch sử là
môn học với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dịng. Học lịch sử là khơng cần thiết
và học chỉ lấy điểm cho qua thôi. Như vậy do đâu mà học sinh đưa ra ý kiến đó?
Có phải do khơng xác định được mục đích học tập, khơng có phương pháp học
tập đúng, từ đó nảy sinh ra quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa của môn học
lịch sử. Hay do phương pháp dạy học của giáo viên chưa đem lại hứng thú học
tập cho học sinh. Nhưng theo tôi phần nhiều trong bài giảng của giáo viên phải
lồng ghép thích hợp các phương pháp dạy học để gây hứng thú cho học sinh để
các em thích học sử.
II- MỤC ĐÍCH
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức và thích học mơn lịch sử.

1


Giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức chủ động tham gia vào các hoạt động
tăng tính tự tin năng động.
Học sinh tự đánh giá khả năng của mình và tiến bộ lên nhờ khả năng vươn lên và


sự dìu dắt giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè.
III. NHIỆM VỤ.
Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, bảng phụ...
Phương pháp lồng ghép tích hợp các phương pháp kinh nghiệm dạy học.
Những ý kiến đánh giá nhận xét.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Học sinh lớp10,11,12.
Dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học tập của học sinh, kết quả học tập.
Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, dự giờ và thiết kế bài dạy của đồng
nghiệp.
Kinh nghiệm qua các giờ dạy của mình.
Trao đổi với học sinh.
Các tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học.
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, chuyên viên nhiều kinh nghiệm.

B- NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1- Cơ sở lý luận
Môn Lịch sử có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hố, tồn cầu hố đã và đang diễn ra
mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc
dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân.

2


- Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng khơng chỉ về mặt trí
tuệ, mà cả tình cảm, tư tưởng, đạo đức…Nó tham gia tích cực vào vào đời sống

xã hội, giúp cho con người hiểu biết về vấn đề văn hóa, khoa hoc xã hội, khoa
học tự nhiên và cơng nghệ có liên quan, lịch sử còn giáo dục lòng yêu nước
trung thành với dân tộc với đất nước.
- Ngồi ra sử học cịn có nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu tranh lao động sản xuất.
Lịch sử là quá trình thống nhất đi lên xã hội loài người từ quá khứ đến hiện tại và
vươn tới tương lai. Đồng thời sử học cịn có tác dụng trong nhiều mặt của xã hội,
trước hết là giáo dục tình cảm đạo đức thẫm mĩ cho thế hệ trẻ.
Chính vì thế ta phải giúp học sinh hiểu vì sao phải học lịch sử. Đó khơng chỉ
là sự hiểu biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp ta hành động tốt hơn về hiện tại và
tương lai.
Trên cơ sở vận dụng lý luận vào quá trình thực nghiệm xin được nêu lên kinh
nghiệm giải quyết khó khăn vừa nêu trên qua đề tài: “KINH NGHIỆM GIÚP
HỌC SINH YÊU THÍCH GIỜ HỌC LỊCH SỬ”
2- Cơ sở thực tiễn
- Qua những năm giảng dạy lịch sử tôi thấy lịch sử là một mơn học khơ khan, ít
sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu như
khơng u thích bộ mơn lịch sử. Bên cạnh đó thì vẫn cịn một số bộ phận giáo
viên khơng quan tâm nhiều học sinh có u thích mơn mình dạy hay khơng.
Chính các yếu tố đó cũng là một trong những vấn đề làm cho chất lượng bộ môn
ngày càng giảm.
- Vấn đề khơng chỉ dừng lại ở đó, nội dung và cách trình bày, hình ảnh minh
họa trong sách giáo khoa khơng có những câu chuyện lịch sử rất ít (hiếm) để
minh họa sống động những trận chiến ác liệt hay những hồi ký, những tâm tư
của người lính sau chiến tranh.

3


Lối trình bày theo dạng đề mục I, II, III... của sách giáo khoa lịch sử hiện nay
giống như một cơng trình khoa học nhiều hơn là sách nhằm truyền thụ kiến thức

lịch sử. Cách viết này nếu nhìn ở khía cạnh khoa học sẽ thấy nội dung rất cơ
đọng, dễ hiểu nhưng về cách truyền tải thông điệp lịch sử như thế sẽ khó tạo ra
sức hút đối với học sinh. Cái mà học sinh có thể học được ở đây là làm sao có
thể cảm nhận những mất mát hy sinh to lớn của những người đi trước, là xương
máu là mồ hôi công sức của biết bao con người, những chuyển biến về nhiều lĩnh
vực xã hội như kinh tế chính trị văn hóa... trong các giai đoạn lịch sử khác nhau
để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ơng trong q trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc,
lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào
hùng của dân tộc.
Những cái đó khơng đâu ngồi những câu chuyện người thật việc thật, những
hình ảnh sinh động, những câu chuyện mang tính thơng tin mang hơi thở của
thời cuộc, những lời văn giàu cảm xúc gần gũi dễ đọc chắc sẽ dễ truyền vào tâm
trí người đọc.
Hiện nay một thực trạng cho chúng ta thấy theo sự phát triển của xu thế thời đại
các em phần lớn lựa chọn môn học tự nhiên như: Tốn, lý , hóa, sinh và ngoại
ngữ...cịn các mơn xã hội như: Văn, Sử, Địa...không được học sinh ưa thích nữa
vì xu thế của thời đại và sự lựa chọn nghề nghiệp. Mà môn sử học theo các em là
rất khó vì nhiều sự kiện, nhiều kiến thức. Tuy nhiên về lý luận và thực tiễn bộ
môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục
thế hệ trẻ. Vì vậy phải khơi dậy niềm tự hào dân dân tộc và đổi mới phương
pháp giảng dạy để học sinh thấy niềm vui, niềm thích thú qua mỗi giờ học lịch
sử là nhiệm vụ và niềm trăn trở của mỗi người thầy giáo.

4


II- Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích giờ học lịch sử
- Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng đóng vai trị hết sức quan trọng trong
việc truyền thụ những kiến thức cơ bản cho học sinh người giáo viên giữ vai trò

chủ đạo. Học sinh hiểu lịch sử như thế nào và có đam mê học hay khơng, có chú
tâm học hay khơng thì giáo viên là người đưa đường dẫn lối truyền thụ những
kiến thức, giúp các em nhìn nhận và đánh giá được hiện thực lịch sử, khơi dậy
tình yêu dân tộc và đất nước hơn. Để làm được điều đó giáo viên phải có những
gây hứng thú cho học sinh qua những giờ dạy trên lớp để cho học sinh nhìn nhận
và có ý thức được tầm quan trọng của môn lịch sử.
- Theo tôi để giúp học sinh ngày càng hứng thú với môn lịch sử, thấy được tầm
quan trọng của môn học này và lý giải vì sao ta phải học sử.
* Thứ nhất ta phải khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh:
Một điều mà chúng ta thừa nhận nếu khơng có tình u thích đam mê một thứ
gì đó sẽ là động lực tốt nhất giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc. Đối với lịch
sử cũng vậy để học sinh u thích lịch sử, trước hết thầy cơ phải cho học sinh
thấy được các em sẽ nhận được những gì qua mơn học này. Niềm tự hào, tính
thiết thực hay thõa mãn trí tị mị, cao hơn nữa là phát triển tư duy….. Một khi
các em thấy được lợi ích thì mới mong các em nhìn đến sách vở một cách tự giác
và dần trở nên yêu thích những kiến thức đó. Muốn làm được điều trên giáo viên
phải trao dồi kiến thức sâu rộng kết hợp với chất giọng lôi cuốn cách kể chuyện
hấp dẫn.
Giáo viên phải khéo léo lồng ghép những gì ngồi đời sống thực tại vào bài
giảng.
Ví dụ khi dạy bài 16 lịch sử 12: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi
nghĩa tháng tám. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời’’ ta nên kết hợp với
lịch sử địa phương là cuộc đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa để kể
cho học sinh biết về những ngày rực lửa để giành được chính quyền.
5


Hay mỗi năm, nhà trường đều mời một nhân chứng lịch sử tham gia chiến
trường khi xưa ở địa phương kể lại chi tiết các trận đánh cho các em nghe.
* Thứ hai là trong giờ học giáo viên cần tạo sự thoải mái học tập cho học sinh,

tránh áp đặt kiến thức, đưa ra câu hỏi động viên khích lệ học sinh tham gia phát
biểu trao đổi bằng hình thức tuyên dương hay cộng điểm cho học sinh. Với biện
pháp này giúp học sinh có quyết tâm học hơn tham gia phát biểu nhiều hơn, giờ
học trở nên sôi nổi hơn.
Trong q trình giảng dạy tránh ơm đồm về kiến thức quá nhiều phải làm sao
cho bài giảng của mình học sinh thấy lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng tức là khơng
trình bày kiến thức dài dịng mà cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản
mà thôi
* Thứ ba là lồng ghép một số phương pháp dạy học thích hợp vào bài giảng để
gây hứng thú cho học sinh qua giờ học như sử dụng đồ dùng dạy học như bản
đồ, lược đồ... sử dụng kiến thức văn học, sử dụng kiến thức địa phương, các
phương pháp như hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp đối chiếu so sánh ....
Ví dụ:
- Lồng ghép kiến thức văn học
Khi dạy bài 12 lịch sử 12 “ Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ 1919-1925”
phần hoạt động của Nguyễn ái Quốc khi trình bày các năm hoạt động của bác
nếu chúng ta nêu sự kiện khơng thì rất khơ khan vì vậy để khắc sâu kiến thức
cho học sinh mà giờ học nó mượt mà mà hơn thì Giáo viên nên lồng ghép đoạn
thơ trong bài thơ: “Đi tìm hình của nước ” của nhà thơ Chế Lan Viên để thấy
được niềm vui sướng của khi bắt gặp chân lý và con đường cứu nước Bác giữa
năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của lê nin đó là
“ ... Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
Lệ Bác hồ rơi lên chữ của Lê nin”
6


- Khi dạy học ta cần tích cực sử dụng các đồ dùng dạy học, linh hoạt sử dụng
các hình thức dạy học để thay đổi khơng khí và giúp học sinh dễ tiếp thu kiến
thức hơn vì khi sử dụng đồ dùng dạy học nếu các em chăm chú thì có thể tiếp thu

nhớ ngay kiến thức sau giờ học .
Ví dụ như sử dụng lược đồ: hành trình tìm đường cứu nước của hồ Chí Minh,
Cách mạng tháng tám 1945, Chiến dịch việt bắc Thu Đông 1947, chiến dịch biên
giới 1950, Tổng tiến công 1975..... ( Phần Lịch sử 12) hoặc các bản đồ lược đồ
trong dạy lịch sử lớp 10, lớp 11. Khi sử dụng lược đồ sẽ tạo cho học sinh sự chú
ý quan sát nên có thể tiếp thu lĩnh hội kiến thức ngay sau bài giảng.
Hoặc giáo viên tự vẽ lược đồ , phân nhóm để học sinh dễ tiếp thu kiến thức
Khi dạy Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông (SGK Lịch Sử cơ bản 10)
Trong mục 3: Xã hội có giai cấp đầu tiên. Giáo viên sau khi hỏi trong xã hội
bấy giờ ở Phương Đơng có những tầng lớp giai cấp nào và học sinh trả lời thì
giáo viên có thể phân nhóm và giao câu hỏi:
Nhóm 1,2: Nêu nguồn gốc, vai trị của nơng dân cơng xã.
Nhóm 3,4: Nêu nguồn gốc của tầng lớp quý tộc.
Nhóm 5,6: Nêu nguồn gốc vai trị của tầng lớp nơ lệ.
Sau khi đại diện nhóm trả lời , nhóm khác nhận xét bổ sung giáo viên chốt ý
thì giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc đã chuẩn bị trước sơ đồ xã hội để học sinh
có ghi nhớ nhanh hơn về các tầng lớp.

7


- Yêu cầu sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử giúp học sinh có thái
độ quan tâm, chú ý đến các bức tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện, nhân vật
lịch sử. Từ đấy có ý thức tìm tịi các tranh ảnh lịch sử và có những tình cảm, cảm
nhận cũng như những hiểu biết đối với các tranh ảnh lịch sử đó. Hơn thế nữa,
hình thức này đã giúp cho học sinh phát huy được năng khiếu bình luận, thuyết
minh và góp phần tạo cho học sinh có những tình cảm tốt đối với bộ môn lịch sử.
- Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào bài giảng góp phần phát huy tính tích
cực độc lập nhận thức của học sinh.
Cụ thể để chuẩn bị cho bài học sau thì giáo viên sau mỗi tiết học đều ra bài tập

về nhà. bài học nào có nội dung liên quan mà học sinh có thể về tìm đọc trước
hoặc sưu tầm sách báo, tranh ảnh, văn thơ liên quan thì giáo viên ra câu hỏi hoặc
u cầu học sinh về tìm tịi nghiên cứu đến tiết học sau thông báo trước lớp . Em
nào chuẩn bị tốt Giáo vi ên khuyến khích nêu gương , thưởng điểm.
Khi dạy bài 21( Lịch sử 11 cơ bản) giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu
các cuộc khởi nghĩa ba Đình. Hoặc lịch sử 12 khi dạy phần kháng chiến chống
Mĩ của nhân dân miền bắc yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, có nội dung và
các thông tin liên quan đến cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân lực lượng vũ
trang Thanh Hóa
Trong các câu hỏi của bản tin học tập yêu cầu học sinh tìm hiểu về các danh
nhân: Lê Văn Hưu. Lê Hoàn, Lê Lợi , bà Triệu...
Với phương pháp này học sinh chủ động sưu tầm đọc các tài liệu để học. Học
sinh sẽ nhớ lâu các kiến thức đó vì kiến thức tự học sinh sưu tầm tìm tòi khám
phá bao giờ cũng ấn tượng sâu sắc trong tâm trí các em.
* Thứ tư là giờ học cần phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh
đặc biệt là sự chuẩn bị tự học.

8


Đối với bài học nhiều kiến thức giáo viên nên có phương pháp thích hợp để
giờ học khơng nặng nề mà vẫn hoàn thành, học sinh lại chủ động lĩnh hội kiến
thức.
Khi học bài 16 “ Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập” (Lịch
sử 10 cơ bản) bài này kiến thức dài nên để học sinh có chuẩn bị trước ở nhà đó là
sau khi học xong bài 15 học sinh ra bài tập về nhà các em về nhà tự tóm tắt các
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lí Bí, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, Ngô
Quyền và chiến thắng Bạch Đằng theo nội dung sau:
+ Tên cuộc khởi nghĩa
+ Thời gian

+ Kẻ thù
+ Địa bàn
+ Tóm tắt diễn biến, kết quả
+ Ý nghĩa
Đến giờ học giáo viên gọi một số em lên bảng trình bày , học sinh khác nhận
xét giáo viên chốt ý.
Dạy bài 14: Nhân dân hai miền Nam Bắc trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ
xâm lược (SGK lịch Sử 12). Đây là một bài có nội dung kiến thức nhiều nếu
khơng áp dụng phương pháp tích cực thì rất dễ khơng hồn thành bài giảng.
Vì vậy đối với mục 1 và mục 2 thì áp dụng hoạt động cá nhân và cả lớp
nhưng riêng mục 3 tôi áp dụng hoạt động nhóm lồng ghép phát phiếu học tập
cho từng bàn mỗi bàn 1 phiếu với mẫu sau:

9


PHIẾU HỌC TẬP
Mục 3: Cuộc tổng tiến công và nổi dạy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968
Hoàn cảnh: …………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Chủ trương của ta:………………………………………………….
Mục tiêu:………………………………………………………………
Diễn biến - kết quả:………………………………………………….....
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Hạn chế:………………………………………………………………..
Ý nghĩa:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………...

Sau khi phát cho mỗi bàn 1 phiếu thì yêu cầu từng bàn hợp tác trao đổi hoàn
thành nội dung phiếu học tập trong vịng 3 phút.Trong khi các nhóm đang
trao đổi giáo viên ghi các tiêu đề lên bảng,hết thời gian chuẩn bị gọi học sinh
trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung đánh giá. Giáo viên kết hợp ghi bảng.
* Thứ năm là chúng ta cần tăng cường sử dụng các bài giảng bằng phương tiện
dạy học hiện đại hoặc tổ chức các buổi ngoại khóa cho các em tham gia để xem
các băng về tư liệu Lịch sử và tham gia các trò chơi hiểu biết về Lịch Sử.
Sự phát triển công nghệ thông tin như ngày nay việc vận dụng vào dạy học như
trình chiếu tranh ảnh, phim tài liệu sẽ giúp học sinh có cái nhìn thực trong tái
hiện lịch sử qua những hình ảnh minh họa hay hình ảnh thật. Đặc biệt những
đoạn phim tài liệu lịch sử sẽ kích thích tính tị mị của học sinh, các em sẽ hứng
thú hơn. Bên cạnh đó ta kết hợp với các bộ môn học khác như môn văn, nhạc.

10


Thực tế vào các ngày 20/11,22/12, 8/3,26/3 hay kỷ niệm 30/4 và 1/5 trường
chúng tôi thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để kỷ niệm . Như buổi ngoại
khóa kỷ niệm 1000 năm Thăng long Hà nội, ngày 30/4 chúng tôi soạn hệ thống
ngân hàng câu hỏi rồi phát cho học sinh về nhà tự nghiên cứu trả lời sau đó
trong các buổi tổ chức chúng tơi lồng ghép cho học sinh xem các băng tư liệu
lịch sử về cách mạng tháng tám, chiến thắng Điện Biên phủ, Tổng tiến cơng và
nổi dậy xn năm 1975.Trong đó có cả hình thức về hiểu biết lịch sử đó là cho
các em tham gia các trò chơi lịch sử qua hái hoa bắt thăm câu hỏi và trả lời câu
hỏi được nghe giải đáp của ban cố vấn , ban giám khảo. Em nào trả lời tốt sẽ
được trao một phần q của chương trình. Chính vì vậy sẽ tạo hứng thú cho học
sinh giúp các em mở rộng, nâng cao nhận thức về môn lịch Sử và các em tham
gia rất nhiệt tình theo phương châm “học mà chơi- chơi mà học”
Qua đó tiết học khơng cịn khơ khan đơn điệu nữa,học sinh dễ nhớ hơn, thích
được học nhiều hơn. Bởi lịch sử là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy

cần tăng cường cho học sinh xem phim ảnh có liên quan đến bài giảng mà các
em đang học để các em có thể khắc sâu kiến thức. Bởi vì hình ảnh cũng như
ngơn ngữ thoại của các nhân vật trong phim sẽ giúp các em nhớ các tình tiết
trong tác phẩm lâu hơn.Chính vì thế, với phương pháp mới dạy bằng giáo án
điện tử, giáo viên có thể đưa nhiều hình ảnh tư liệu, lược đồ chiến thuật, hình
ảnh nhân vật lịch sử… vào trong bài giảng, tiết học sẽ sinh động phong phú hẳn
lên,học sinh cũng hào hứng hơn.Về mặt tinh thần, nó giúp cho học sinh biết
được quá khứ hào hùng của dân tộc, có giá trị giáo dục đạo đức và lịng yêu
nước rất cao.
* Thứ sáu là để làm cho bài giảng sinh động thì giáo viên nên sưu tầm các mẫu
chuyện gắn với bài học lịch sử về các vị anh hùng, những tấm gương anh dũng
hay những chiến công…. Đưa vào bài giảng sẽ thu hút sự tìm hiểu của học sinh
về nhân vật này gắn với miền quê hay tỉnh nào sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn.
11


Ví dụ khi dạy chiến dịch Biên Giới thu đơng 1950 ( Lịch sử 12 cơ bản) giáo
viên nêu những tấm gương chiến đấu dũng cảm với những hành động cụ thể như
La Văn Cầu: Nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương rồi tiếp tục xông lên pha
slô cốt địch
Trần Cừ: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường cho đơn vị xông lên diệt
địch
Đinh Thị Dậu, Triệu Thị Soi: Nhiều lần lăn mình vào lửa đạn,cứu thương binh,
tiếp đạn cho bộ đội.
Qua đó học sinh rất khâm phục các tấm gương anh hùng dân tộc
III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG
Qua các năm giảng dạy lịch sử và dự giờ đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm nên
bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, giúp các em thấy
được vai trị quan trọng của bộ mơn lịch sử trong cuộc sống , tránh được cái nhìn
và quan niệm lịch sử chỉ là môn phụ , cần học thuộc lòng là được. Như vậy qua

các phương pháp trên ta có thể giúp học sinh biết cách học môn lịch sử, đồng
thời các em học sôi nổi hơn, tích cực hơn, giờ học sinh động hơn, giáo viên thoát
được lối dạy truyền thống trước đây. Cụ thể là:
- Đa số học sinh hoạt động suy nghĩ tích cực sơi nổi.
- Nhiều em trước kia rất ít hoặc khơng phát biểu thì nay mạnh dạn hơn trong
việc trình bày ý kiến của mình.
- Kết quả giảng dạy đựơc cao hơn, kết quả học tập của học sinh có chuyển biến
tích cực.
- HS thích giờ học Lịch Sử hơn.

12


C- KẾT LUẬN
Bất cứ người giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao sự hiểu
biết kiến thức của bộ môn mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến
bài giảng, có phương pháp giảng dạy tốt khơng ngừng hồn thiện cải tiến
phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ giúp thế hệ trẻ bồi dưỡng phẩm chất và
năng lực đáp ứng nhu cầu đất nước.
Để đạt được hiệu quả cao trong học tập môn lịch sử trước hết học sinh phải
u thích mơn lịch sử. Điều này cần sự tác động rất lớn từ phía giáo viên, và vai
trò cùa người giáo viên rất quan trọng trong việc hình thành tri thức và nhân cách
học sinh. Do đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tích cực,
chủ động và linh hoạt tìm tịi tri thức.
Chính vì vậy người giáo viên lịch sử với nhiều biện pháp hình thức dạy học
thích hợp để giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức và u thích mơn học này
hơn.
Thiệu Hố, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Người viết


Trịnh Thị Thu Hiền

13


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 10 - Nhà xuất bản giáo dục.
2. Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
4. Sách giáo khoa lớp 11 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách giáo khoa lớp 12 - Nhà xuất bản giáo dục.
6. Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, nhà xuất
bản Giáo dục.
7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Lịch sử Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục.
8. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên.

14


MỤC LỤC
Phần
Phần mở đầu

Phần nội dung

Tên đề mục
I- Lý do chọn đề tài
II- Mục đích
III- Nhiệm vụ

IV- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
V- Phương pháp nghiên cứu
I- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
II- Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích giờ

Trang
2
2-3
3
3
3
3-5
6-13

học lịch sử
III- Kết quả áp dụng
Phần kết luận

13
14

Phụ lục – Tài liệu tham khảo

15

15


16




×