MỤC LỤC
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
I.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................4
I.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................5
I.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................5
I.4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................5
I.5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................................5
I.6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG ......................................................................................................................6
I. Những vấn đề chung..................................................................................................................6
I.1.1. Khái niệm mảng nét.........................................................................................................6
I.1.1.1. Mảng là gì.................................................................................................................6
I.1.1.2. Nét là gì.....................................................................................................................6
I.1.2. Quan hệ giữa mảng và nét................................................................................................7
I.2. Mảng nét trong tranh dân gian Đông Hồ.................................................................................8
I.2.1. Nét định hình cho mảng...................................................................................................8
I.2.2. Mảng nét với giá trị cân bằng...........................................................................................9
I.2.3. Mảng, nét và tính chuyển động......................................................................................10
I.2.4. Mảng nét trong sự phối màu..........................................................................................12
I.2.5. Mảng nét với việc tả chất...............................................................................................13
I.3. Vận dụng mảng nét trong tranh dân gian đông hồ vào dạy mĩ thuật.....................................14
I.3.1. Vận dụng mảng nét trong tranh dân gian đông hồ vào những bài tập của sinh viên ......14
I.3.2. Những bài tập sinh viên vận dụng trong tranh...............................................................15
I.3.3. Vận dụng mảng nét trong tranh dân gian.......................................................................15
PHẦN 3. KẾT LUẬN.....................................................................................................................17
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................18
I.1. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam...............................................................................................18
I.1.1. Khả năng diễn tả nét trong tranh dân gian Đông Hồ......................................................18
I.1.2. Giáo trình mỹ thuật học .................................................................................................18
I.1.3. Tranh dân gian Đông hồ.................................................................................................18
I.1.4. Tranh dân gian việt nam ................................................................................................18
I.1.5. Tìm tài liệu trên mạng....................................................................................................18
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 1
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
I.1.6. Tư liệu một số đặc điểm của tranh dân gian ..................................................................18
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 2
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
DANH SÁCH CÁC TRANH
hình 1: Vinh hoa..............................................................................................................................19
hình 2: Phú quý...............................................................................................................................19
hình 3: Đánh ghen...........................................................................................................................19
hình 4: Hứng dừa............................................................................................................................19
hình 5: Thầy đò cóc.........................................................................................................................20
hình 6: đàn gà mẹ con.....................................................................................................................20
hình 7: Rước trống..........................................................................................................................20
hình 8: Đám cưới chuột...................................................................................................................20
hình 9: Lợn ăn lá dáy......................................................................................................................21
hình 10: Đàn lợn âm dương.............................................................................................................21
hình 11: Đấu vật..............................................................................................................................21
hình 12: Bịt mắt bắt dê....................................................................................................................21
hình 13: Cách điệu mảng mảng.......................................................................................................22
hình 14: Cách điệu mảng.................................................................................................................22
hình 15: Cách điệu nét....................................................................................................................23
hình 16: Mảng và nét......................................................................................................................23
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 3
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam đã có từ lâu đời, nó gắn
liền với phong tục tập quán, sinh hoạt đời sống của nhân dân. Vì thế tranh dân
gian có một đặc điểm là thể hiện hình tượng mang tính chất phổ cập, dễ hiểu đối
với đông đảo quần chúng, khiến cho họ yêu thích và hầu như không thể thiếu
trong cuộc sống gia đình.
Kho tàng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Để có cái
nhìn khái quát, những nhà nghiên cứu thường gom chúng lại thành những loại
chủ đề nhất định, tùy từng người mà có thể có những chủ đề khác nhau.
Nhìn chung, việc phân chia là tùy quan niệm. Phần trình bày dưới đây chỉ là dựa
vào nội dung và hình thức nghệ thuật đã được thể hiện rõ trong tranh, để nói lên
đặc điểm tâm hồn, tình cảm cũng như cách nhìn thời cuộc, những ý tứ sâu xa mà
tác giả – những nghệ nhân dân gian muốn gửi đến người xem.
Nói đến tranh dân gian Việt Nam cũng chính là nói đến tranh Tết Tranh dân
gian đông hồ là sản phẩm nghệ thuật dân tộc việt nam,nó được làm vào những
lúc nông nhàn .và được sử dụng để trang trí vào dịp tết đến xuân về, nó đã ăn
sâu vào tiềm thức và chở thành nhu cầu không thê thiếu trong món ăn tinh thần
của người dân
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, hòa
vào vạn vật tươi vui tràn đầy sức sống, người dân thường hay mua tranh về treo.
Ngoài chức năng để trang trí nhà cửa, mỗi bức tranh Tết còn là niềm tin, nỗi ước
mong và sự che chở cho những thành viên trong gia đình.
Ngày Tết, nhân dân ta thường chúc nhau mạnh khỏe sống lâu, sung túc ấm no,
sinh năm đẻ bảy, con cháu đầy đàn….
khi nhìn vào một bức tranh dân gian Đông Hồ, người xem không khỏi trầm trồ
thú vị trước những màu sắc, tươi tắn, những hình khối đường nét tuy đơn giản
nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực, gần gũi với đời sống con người nông
dân đồng bằng Bắc Bộ.ở Mỗi bức tranh đều có mảng và nét vì đó là phương tiện
tạo hình chủ yếu của nghệ thuật đồ họa nói chung và của tranh dân gian Đông
Hồ nói riêng.
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 4
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
Mảng ra đời là hệ quả của nét, khi có nét thì dường như có mảng và mảng
được tạo lập bởi tập hợp các nét. Tranh dân gian Đông Hồ là thể loại tranh khắc
gỗ và được in hoàn toàn thủ công, được xuất hiện hiện từ rất lâu và truyền từ đời
này sang đời khác
nét là phương tiện tạo hình, là biên giới của các mảng màu và nền tranh.
Mảng được tạo bởi nét có hệ thống nhịp điệu. sự kết hợp mảng-nét tạo nên sự hài
hòa, giúp tranh dân gian Đông Hồ có giá trị và sống mãi. Đến nay tranh dân gian
Đông Hồ vẫn được yêu thích.
Nghề làm tranh Đông Hồ có lúc đã bị mai một, nhưng nó đã được khôi phục
và phát triển trở lại. làng tranh Đông Hồ đã và đang trở thành một điểm tham
quan du lịch văn hóa có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó chính là
lý do tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Mảng-Nét trong tranh dân gian Đông Hồ”.
I.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số trang dân gian Đông Hồ và một số tài liệu liên quan
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Mảng nét trong tranh dân gian Đông Hồ
I.4. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu nghiên cứu mảng nét trong tranh dân gian Đông Hồ
Mảng nét trong hội họa
Mảng nét trong tranh dân gian Đông Hồ
I.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ khái niệm mảng nét và quan hệ giữa chúng trong tranh dân gian Đông
Hồ
Vận dụng mảng nét trong tranh dân gian Đông Hồ vào bài tập
I.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp đánh giá và rút ra những nhận định giá trị biểu đạt
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 5
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung
I.1.1. Khái niệm mảng nét
I.1.1.1. Mảng là gì
Mảng trong hội họa được hiểu là các yếu tố trong tiết diện chiếm một khoảng
bề mặt nhất định trong tranh, lớn hay nhỏ , đậm hay nhạt , tự tách ra với xung
quanh bằng một đường biên khép khín. Đồng thời biến xung quanh thành nền
của chúng , vì vậy mảng nào cũng nó hình thù nhất định.có khi rất đa dạng
,tưởng là những hình thể của người,vật,cây, cỏ ,cũng có khi là một nhóm hình
kết hợp lại được gọi là : vết , diện , hình , nhóm hình … Tùy theo cấu tạo hoặc
tính chất của mỗi mảng
Qua đó cho thấy mảng là một hình cụ thể , có ý nghĩa toàn bộ hay cục bộ như
một nhóm hình , một hình riêng rẽ,một bộ phận của hình hay một chi tiết của bộ
phận
Ví dụ : người đứng trong một không gian thì người được coi là một mảng và
nền là không gian xung quanh ,và xét chi tiết hơn nữa thì trong mỗi người mỗi
vật là các mảng trong các nền khác nhau . ngoài ra còn có những mảng vô thể có
hình nhưng không thấy rõ là hình của vật gì .Tạm gọi là vô thể hay mảng hư toàn
bộ các mảng thực hư đó kết hợp với nhau tạo thành một bố cục tranh .
Cấu trúc của mảng không nhất thiết phải dày đặc hay thưa thoáng .một tranh
mà chặt chẽ , phong phú ,được coi là đẹp,tranh đơn giản và thanh thoát cũng đẹp
không kém , rất nhiều con đường dẫn đến cái đẹp vì vậy ,lối vẽ nào cũng phải
đầu tư sức suy nghĩ và sáng tạo, cấu chúc hình mảng dầy hay thưa, lớn hay
nhỏ,đạm hay nhạt,nạng hay nhẹ đều có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu tùy theo
chất liệu biểu đạt. trên cơ sở phát huy tính năng của chất liệu người nghệ sĩ có
thể biến hóa theo nhiều cách khác nhau
I.1.1.2. Nét là gì
Nét là tập hợp của các yếu tố cho thấy chiều hướng chuyển động của hình thể,
tạo nên sự tách biệt và liên kết giữa các điệu, các lớp, các hình, làm hiện lên
bóng dáng của sự vật, bao gồm tổ chức nét thực và hư, đan xen và hòa quện với
nhau.
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 6
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
Nét là kết hợp của các điểm thành các đường hay các quỹ đạo của một điểm
di động trong không gian. Bằng nhìn nhận của mình, con người đã thể hiện cách
nhìn nhận lên mặt phẳng, bằng nét vừa có tính phân tích, vừa có tính khái quát.
Nét là một quy ước, một dạng ghi ký hiệu của con người để phân định ranh giới
giữa các hình thể, khối của sự vật và không gian xung quanh trên mặt phẳng.
Nét có khả năng biểu đạt rất cao. Chỉ bằng nét có thể biểu đạt hết sức phong
phú các tính chất của sự vật. Ví dụ: tạo hình khối, không gian, tạo chất, sự vận
động hay tĩnh tại của sự vật. Hình thể của sự vật trên mặt phẳng là hình chiếu
của sự vật trong không gian. Một hình vẽ được diễn đạt chỉ bằng một nét viền
xung quanh đã gây ra cho ta một sự liên tưởng tới một hình thể trong không gian
mà chưa cần một sự gia công nào thêm cho hình cũng đã gợi cho ta sự liên tưởng
về khối. Hai hình giống nhau, có kích thước to nhỏ khác nhau, đặt cạnh nhau gợi
cho ta khoảng cách không gian.
Nét gồm những tổ chức nét thực và nét hư đan xen và hòa quện lẫn nhau. Nét
thực là những đường nét nhìn thấy được, hay những đường phân chia ranh giới
giữa các diện, đường bao quanh các hình, tạo nên sự khác biệt giữa các yếu tố
trong tranh. Nét hư là nét không hiện rõ như nét thực, nhưng ta có thể cảm nhận
qua sự tiếp nối uyển chuyển giữa các chi tiết nổi bật như dáng của nhân vật, kích
thước và cấu tạo của những vật thể trong tranh, có thể là sự gợi hướng từ gần tới
xa, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, tùy việc sắp xếp trong phạm vi bố cục.
Dù là thực hay hư, cấu trúc đường nét chỉ có ý nghĩa nếu nó gợi được hướng
và sự chuyển động nhẹ nhàng, được xem như khung xương của bức vẽ, mà các
công việc tiếp theo của họa sỹ như diễn màu, tả chất, tả ánh sáng, tạo khối…
không thể phá vỡ được nó trừ khi tác giả muốn tạo nên sự thay đổi toàn cục.
I.1.2. Quan hệ giữa mảng và nét
Mảng và nét có quan hệ gắn bó với nhau, sự cân bằng có những yếu tố trong
mảng, có mảng thực nét hư, khái niệm về mảng và nét luôn gắn với tương quan
màu sắc, chất cảm, đậm nhạt. Mảng có tính khái quát cao, có khả năng diễn tả
không gian, phản ánh hình thể, xây dựng bố cục, nhịp điệu… tạo ra bố cục cho
bức tranh (Mảng rỗng, đặc). Tính biểu hiện của nét vô cùng phong phú. Đó là sự
mô tả hình dáng, cấu trúc, trạng thái, khối của sự vật trong không gian. Sự vật
vận động trong không gian thì vô cùng đa dạng, còn khả năng mô tả của nét thì
khôn cùng.
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 7
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
Paul Klee là một trong những nghệ sỹ có kỹ thuật sáng tạo nhất, bất ngờ nhất.
Những quan hệ giữa mảng và nét trong sự phối hợp với ánh sáng và màu sắc.
Ông viết: “nghệ thuật là sự bắt chước đầy sáng tạo và có chức năng vén bức màn
sự thật đằng sau sự thật”.
Mảng và nét là hai yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được khi xây
dựng tranh. Mỗi người họa sỹ có thể chọn lọc cho mình một cách biểu đạt riêng
bằng màu sắc, hình khối, chất cảm hay đó là sự cân bằng tổng thể của các yếu tố.
Nhưng sự tồn tại của nét cùng với sự phối hợp với mảng luôn giữ vị trí quan
trọng hàng đầu trong xây dựng bố cục. Khi người họa sỹ sắp xếp một tác phẩm
về nét thì không thể bỏ qua ý đồ bố cục về mảng cho dù đó chỉ là một khoảng
trống để có thể biểu đạt được giá trị cao của nghệ thuật.
I.2. Mảng nét trong tranh dân gian Đông Hồ
I.2.1. Nét định hình cho mảng
Nếu như nét trong tranh Hàng Trống ưa sự mảnh mai, chau chuốt, tinh tế, thì
ngược lại, trong tranh dân gian Đông Hồ là nét thực, nét tạo nên hình mảng trong
tranh. Nét khoanh lấy các mảng màu giữ cho màu đằm trên giấy. Nét đã tạo nên
sự nhất quán giữa hình và mảng, diễn tả được tình cảm, tính cách nhân vật bằng
những nét viền to nhỏ đậm đà, dứt khoát. Nét trong tranh dân gian Đông Hồ
khỏe khoắn nhưng không thô cứng, chắc chắn nhưng mềm mại, uyển chuyển,
thanh thoát, tạo nên vẻ riêng của tranh dân gian. Họa sỹ Tạ Thúc Bình đã nói:
“nét trong tranh dân gian Đông Hồ như tiếng trống chèo trong đêm hội diễn.”.
Dưới bàn tay của các nghệ nhân, nét rất được chú trọng. Nét và mảng trong tranh
rất phong phú, không những nêu bật được nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm, mà còn gợi khối, tả chất rất giỏi. Trong tranh “đám cưới chuột”(hình 8)
nét vẽ ở con chuột là nét ổn định.định hình tạo mảng sáng tối, đậm nhạt, nét lẫn
vào mảng ở hình tượng con mèo. Các nghệ nhân đã sử dụng hệ thống nét cong,
ngắn, đứt đoạn, tả chất nhiều hơn là định hình, tạo mảng. Đúng như thế, đường
nét trong tranh dân gian chẳng những tạo ra hình dáng, mà còn đặc tả được tính
cách của nhân vật. Nét trong tranh dân gian Đông Hồ có tính chất phóng khoáng
của người dân thuần hậu, nét to, chắc, khỏe, dứt khoát khiến cho người xem có
những tình cảm gần gũi với cuộc sống ruộng đồng và đầy màu sắc quê hương.
Xem bức tranh “Đấu vật” (hinh 11) với cách sử dụng nét rất tài tình, nghệ
nhân đã tạo ra các mảng khác nhau, đây là bức tranh rất tiêu biểu về cách quy
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 8
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ
mảng. Hai cặp ở lớp trước có dạng hình thang và dạng nửa trên của hình tròn,
cặp sau có dạng tam giác, 3 đôi nhân vật tạo thành mảng tam giác ở giữa tranh
đã tạo nên một bố cục ,cho người xem cảm giác vững chắc, các mảng rất phong
phú và ăn nhập với nhau và tạo nên thế cân bằng. Với cách sử dụng nét, nghệ
nhân đã tạo nên hình cân xứng, khoáng đạt trong tranh. Hình ảnh đấu vật với
vóc dáng lực lưỡng đang đấu trí, đấu sức, quyết tìm các thế vật khác để quật ngã
đối phương, dành phần thắng về mình. Trên nền đỏ tươi thắm của nền tranh, chất
óng ả của điệp. trên thân hình các đô vật được viền bằng những nét đen chắc,
khỏe, làm tôn vẻ đẹp của tinh thần thượng võ và gợi nên được không gian trong
ngày hội. Mảng chữ nhật hai bên với cách diễn tả nét đã cho thấy 2 đôi vật đang
ngồi ôm đùi, thu chân trước ngực, gợi cho ta cảm giác tiết trời xuân se lạnh, với
ánh mắt, nét mặt chăm chú theo dõi cuộc thi tài. Phía trên là 2 mảng hình chữ
nhật, nhìn vào ta có cảm giác như 2 xâu tiền thưởng hay hai xâu bánh pháo đang
được treo nơi sân đình.
I.2.2. Mảng nét với giá trị cân bằng
Tranh dân gian Việt Nam, tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ, với bề dày truyền
thống rất lâu đời và đã trở thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Về
tranh dân gian, có nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Có người cho rằng
tranh dân gian có nhiều chỗ ngô nghê, vụng về, thô kệch, quê mùa. Ngược lại,
cũng có những ý kiến cho rằng chính những chỗ ngây thơ, vụng về đó lại chính
là cái đáng yêu, đem lại sức truyền cảm tới người xem.
Tranh dân gian Đông Hồ, ngoài giá trị tư tưởng còn mang trong mình giá trị
thẩm mĩ ở vẻ đẹp hài hòa, cân bằng. Nét luôn đạt giá trị cân bằng cần thiết trong
tranh. Đó là sự cân bằng về lượng và chất, là hậu thuẫn cho mảng và nét tồn tại
một cách vững chắc. Cái đẹp của tranh dân gian Đông Hồ là cái đẹp tổng thể của
đường nét, của hình mảng, của màu sắc và chính bản thân chất liệu tạo ra nó.
Khi xem bức “Vinh hoa”(hình 1) ta bắt gặp gà trống trong tranh Vinh hoa.
Đây là lời chúc cho các gia đình sinh được những bé trai bụ bẫm, lớn lên sẽ
mang vinh hoa về cho gia đình. Để thể hiện sự vinh hoa, các nghệ nhân sử dụng
hình ảnh một bé trai bụ bẫm ôm gà trống,lớn lên sẽ vinh danh với đức tính tốt
đẹp của chú gà trống như văn,võ, dũng ,nhân ,tín,hình tương gà thường đi theo
vói hoa cúc tượng trưng cho kẻ cao sĩ, quân tử.
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu 9
Tiều luận môn Lịch sử mỹ thuật Đề tài: Mảng – nét trong tranh dân gian Đông Hồ