Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.41 KB, 7 trang )

NHÓM USD
1
NHÓM USD
I. Các khái niệm chung:
1.Khái niệm:
Tài chính quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị gắn
liền với sự dịch chuyển các nguồn lực tài chính giữa các quốc gia với nhau.
2. Cơ sở hình thành:
Tài chính quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở thương mại và
chu chuyển vốn quốc tế. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới
phụ thuộc lẫn nhau, các nền kinh tế của các quốc gia tuy có mức độ mở cửa
khác nhau nhưng đều thuộc kinh tế thị trường mở. Điều này nói lên rằng các
quốc gia không thể tự thỏa mãn nhu cầu của chính mình, mà phải tiến hành
chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng và dịch vụ có lợi
thế so sánh, đồng thời nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ không có lợi
thế so sánh. Từ đó hình thành sự phân công lao động quốc tế, hợp tác quốc
tế và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động đầu tư quốc tế.
3. Tại sao ta phải nghiên cứu vấn đề tài chính quốc tế?
- Thứ nhất: Hoạt động của nền kinh tế luôn là đối tượng chịu ảnh hưởng sâu
sắc của các sự kiện xảy ra ở nước ngoài
VD: Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á đã ảnh hưởng kìm
hãm xuất khẩu của Việt Nam và kích thích nhập khẩu hàng hóa của những
nước có đồng tiền bị giảm giá
- Thứ hai: Tính chất mở cửa làm biến dạng nội dung chính sách kinh tế-tiền
tệ quốc gia. Nguyên nhân xảy ra là do các biến số của nền kinh tế nội địa
như: lãi suất, tỷ giá và giá cả có sự liên kết chặt chẽ với những diễn biến trên
các thị trường quốc tế. Biền động tỷ giá ngày càng gia tăng.
4. Các chỉ tiêu để xác định mức độ mở cửa của nền kinh tế:
Theo cách đánh giá truyền thống, giá trị tham giá thương mại quốc tế
của một quốc gia thường được đo bằng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hay tổng
giá tri xuất nhập khẩu. trong năm 2000 nước Mỹ xuất khẩu xấp xỉ 1097.3 tỷ


USD và nhập khẩu 1468 tỷ USD, làm cho nước Mỹ trở thành nước có giá trị
thương mại quốc tế lớn nhấ thế giới. Điều hiển nhiên là, giá trị thương mại
quốc tế khổng lồ của Mỹ chủ yếu dựa trên tầm vóc kinh tế to lớn của Mỹ.
Do đó, không thể vì thế mà kết luận rằng nước Mỹ có mức độ mở cửa kinh
tế lớn nhất thế giới. Để so sánh mức độ mở cửa giữa các quốc gia được
chính xác, không phụ thuộc vào độ lớn của nền kinh tế, người ta sử dụng tỷ
lệ giá trị thương mại quốc tế trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
2
NHÓM USD
Nước XK/GDP NK/GDP
France 28.7 27.3
Japan 10.8 9.4
Malaysia 125.7 105.8
Thailand 66.3 58.1
United State 11.0 14.7
Theo quan điểm kinh tế hiện đại thì các chỉ số xuất khẩu, nhập
khẩu/GDP thường đánh giá thấp mức độ mở cửa của một nền kinh tế. Điều
này hàm ý rằng, nhiều hàng hóa không thực sự tham gia xuất khẩu hay nhập
khẩu, nhưng chúng là những hóa thương mại quốc tế tiềm năng.
VD: Xe hơi thuộc hãng Chevy hay Ford được sản xuất và tiêu thụ nội
địa. Một phần xe hơi sản xuât ở Mỹ dùng để xất khẩu, phần còn lại để tiêu
dùng trong nước. Nhưng nếu xét về toàn cục thì ngành công nghiệp xe hơi
của Mỹ có thể coi là một ngành công nghiệp có tính quốc tế, bởi vì nó phải
cạnh tranh với các công ty nước ngoài ngay cả trên thị trường quốc tế và thị
trường nội địa.
Do đó, khi đo mức độ mở cửa của kinh tế, cần thiết phải bổ sung những
hàng hoá tiềm năng có thể tham gia thương mại quốc tế, chứ không chỉ đơn
thuần bao gồm những hàng hóa thực sự được xuất khẩu hay nhập khẩu. Với
cách đánh giá hiện đại này thì hầu hết các quốc gia đều có mức độ mở cửa
lớn hơn so với cách đánh giá truyền thống, mà đặc biệt là đối với những

nước lớn phát triển.
Cũng theo quan điểm hiện đại, bên cạnh chu chuyển hàng hóa và dịch
vụ giữa các quốc gia, để đánh giá toàn diện mức độ mở cửa của một nền
kinh tế còn phải đánh giá mức độ mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn
quốc tế là như thế nào. Những yếu tố tài chính quốc tế trở thành một trong
những nhân tố quan trọng có tác động hình thành các chính sách kinh tế vĩ
mô trong nền kinh tế mở.
5. Lợi ích có được từ việc mở cửa thị trường tài chính:
Lợi ích rõ ràng từ thương mại quốc tế được thể hiện ở chỗ: người tiêu dùng
mua được hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn, còn nhà sản xuất thì bán được nhiều
hàng hơn. Dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, khi một quốc gia nhập khẩu một
loại hàng hóa nào đó sẽ tạo ra áp lực:
- Làm giảm giá loại hàng hóa này sản xuất ở trong nước.
- Làm cho sản xuất loại hàng hóa này ở trong nước co lại.
Ngược lại, khi một quốc gia xuât khẩu một hàng hóa nào đó sẽ tạo áp lực:
- Làm giảm hàng hóa này ở nước ngoài.
- Làm cho sản xuất hàng hòa ở nước ngoài co lại.
3
NHÓM USD
Nhà đầu tư sẽ được cung cấp những nguồn vốn bổ sung từ nước ngoài, khi
mà không thẻ huy động trên thị trường tài chính nội địa. Tìm kiếm những cơ
hội sinh lời cao hơn, giảm được rui ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu
tư quốc tế.
II. Vai trò của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở:
Trước xu thế thương mại và chu chuyển vốn ngày càng được quốc tế
hóa, những sự kiện tài chính trong nước cũng như quốc tế có ảnh hưởng
ngay lập tức trên phạm vi toàn thế giới, do đó mọi quan hệ tài chính ngày
càng được quốc tế hóa. Thực tế cho thấy, những thị trường tài chính luôn
liên kết chặt chẽ với nhau không những phạm vi quốc gia mà trên cả phạm
vi quốc tế, do đó những công ty và những cá nhân tuy ở các quốc gia khác

nhau nhưng luôn phải đối mặt với những vấn đè trên thị trường tái chính là
rất giống nhau. Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia làm phát sinh nhu cầu sử
dụng và trao đổi các đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Tỷ lệ trao đổi
giữa hai đồng tiền gọi là tỷ giá. Những thay đổi của tỷ giá ảnh hưởng sâu sắc
đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mỗi công ty và mỗi cá nhân. Điều
này nói lên rằng nghiên cứu tài chính quôc tế là một vấn đề không thể thiếu
được trong nền kinh tế mở.
Thứ nhất, giúp nhà quản trị nhận biết được những sự kiện quốc tế sẽ
ảnh hưởng đến công ty như thế nào,trên cơ sở đó đề ra những hành động
thích hợp để tận dụng khai thác những diễn biến có lợi,và đồng thời đưa ra
các giải pháp nhằm tránh cho công ty khỏi những tổn thất.
Thứ hai, giúp nhà quản trị lường trước những sự kiện có thể xảy ra và
từ đó đề ra những quyết sách hợp lý trước khi sự kiện xảy ra. Trong số
những sự kiện ảnh hưởng đến công ty mà nhà quản trị cần phải tiên đoán,
bao gồm những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát và
chỉ số chứng khoán.
1. Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế:
a. Khái niệm sự tăng trưởng thương mại quốc tế:
Thương mại quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến mức sống hàng
ngày của chúng ta. Ngày nay, trong các gian hàng bên cạnh hàng nội là
những hàng ngoại đã trở nên phổ biến. Những người tiêu dùng được hưởng
các sản phẩm từ các nước khác nhau mà đôi khi không biết rằng chúng là kết
quả của một quá trình thương mại và tài chính quốc tế phức tạp.
b. Bằng chứng tăng trưởng thương mại quốc tế:
Thương mại đã có từ ngàn xưa. Kể từ khi loài người bắt đầu thực hiện
ghi chép và thống kê, các số liệu cho thấy thương mại quốc tế luôn luôn có
tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với thương mại nội địa.
Ví dụ: kể từ năm 1950 thương mại quốc tế tăng trưởng trung bình hàng năm
là 6%/năm, xấp xỉ hai lần tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới. Trong thế kỷ
4

NHÓM USD
XX, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế ở mức đáng kinh ngạc, tính đến
chiến tranh thế giới thứ nhất, thương mại quốc tế đã tăng gấp 25 lần. Kể từ
năm 1970 đến đầu những năm 1990s, tỷ lệ thương mại giữa các quốc gia so
với tổng thương mại đã tăng gấp hai lần.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của thương mại quốc tế đươc phản ánh thông
qua các con số thống kê thương mại của các nước công nghiệp phát triển.
c. Nguyên nhân làm tăng trưởng thương mại quốc tế:
Có hai nguyên nhân chính làm thương mại quốc tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn so với các hoạt động kinh tế nói chung là:
- Tự do hóa thương mại và đầu tư tài chính trên cơ sở giảm mức thuế
quan, hạn ngạch, kiểm soát tiền tệ và những trở ngại khác đối với sự
di chuyển hàng hóa và vốn quốc tế.
- Không gian kinh tế được thu hẹp lại (shrink of conomic space) nhanh
chóng. Đây là kết quả của những cải biến trong công nghệ thông tin
và vận tải, làm cho chi phí liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế
giảm xuống
d. Lợi ích từ thương mại quốc tế:
Lợi ích cơ bản từ thương mại quốc tế được thể hiện ở chỗ: nó mang lại
sự thịnh vượng kinh tế ngày càng cao cho những quốc gia tiến hành chuyên
môn hóa sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có năng suất hơn các hàng hóa
và dịch vụ khác. Một hàng hóa có năng suất hơn các hàng hóa khác được thể
hiện ở chỗ: cùng đầu vào như nhau chúng ta có thể sản xuất hàng hóa này có
giá trị lớn hơn so với trường hợp nếu sản xuất ra hàng hóa khác. Trong kinh
tế học, hiện tượng “năng suất hơn” còn được gọi là “những lợi thế so sánh –
comparative advantage”. Tất cả các quốc gia tham gia thương mại quốc tế
đều có thể và đồng thời đạt được lợi ích:
- Từ lợi thế so sánh của mình
- Từ tiết kiệm chi phí nhờ mở rộng quy mô sản xuất
- Từ mở rộng sự lựa chọn các sản phẩm để tham gia thương mại quốc tế

e. Rủi ro trong thương mại quốc tế:
Bên cạnh những lợi ích là những rủi ro trong thương mại quốc tế. Rủi
ro dễ nhận thấy trong thương mại quốc tế so với thương mại nội địa là rủi ro
thay đổi tỷ giá. Những biến động không lường trước của tỷ giá ảnh hưởng
rất lớn đến doanh số, giá cả và lợi nhuận của những nhà xuất khẩu cũng như
những nhà nhập khẩu. Sự thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả, thu
nhập và lợi nhuận của nhà xuất khẩu và nhập khẩu hay không là phụ thuộc
vào sự thay đổi tỷ giá có thục sự làm cho hàng hóa của công ty trở nên rẻ
hơn hay đắt hơn đối với người tiêu dùng, nghĩa là chúng ta phải đề cập đến
tương quan trong tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia là như thế nào.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×