Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

chương 8: Trôi dạt lục địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.88 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA : SINH HỌC
BÀI THẢO LUẬN
ĐỊA LÍ SINH VẬT
Đề tài : Trôi dạt lục địa
Người thực hiện : Đặng Thị Tuyết
Vinh, tháng 3 năm 2011
1. Khái niệm
Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa
trên Trái Đất. Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu
tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo
mảng.
2. Các giả thuyết
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nhà địa chất cho rằng các đặc
điểm chính của Trái Đất là cố định, và phần lớn các đặc trưng địa chất như
các dãy núi là do chuyển động thẳng đứng của lớp vỏ theo học thuyết địa
máng. Các quan sát trước đây từ năm 1596 cho rằng các bờ biển đối diện
nhau trên Đại Tây Dương, hay chính xác hơn là rìa các thềm lục địa, có hình
dạng tương tự nhau và dường như đã từng khít vào nhau.Từ đó, một số học
thuyết được đề xuất để giải thích sự tương hợp biểu kiến này, nhưng việc
cho rằng Trái Đất ở thể rắn đã làm xuất hiện nhiều vấn đề khó có thể giải
thích được.
Dấu hiệu hóa thạch chứng minh cho sự trôi dạt lục địa.
Năm 1915, Alfred Wegener đã đưa ra các luận cứ nghiêm túc về ý
tưởng trong ấn bản đầu tiên của quyển sách Nguồn gốc các lục địa và đại
dương. Trong quyển sách này ông lưu ý rằng bờ biển phía đông Nam Mỹ và
bờ biển phía tây châu Phi được nhìn thấy như là chúng đã từng có thời gắn
vào nhau. Wegener không phải là người đầu tiên ghi nhận dấu hiệu này
(những người đã nêu vấn đề này trước ông như Abraham Ortelius, Francis
Bacon, Benjamin Franklin, Snider-Pellegrini, Roberto Mantovani và Frank
Bursley Taylor) nhưng ông là người đầu tiên đã đưa ra các hóa thạch quan


trọng cũng như các chứng cứ cổ địa hình cũng như cổ khí hậu để hỗ trợ cho
quan sát đơn giản này (và được các nhà nghiên cứu khác, như Alex du Toit,
ủng hộ). Tuy vậy, các ý tưởng của ông đã không được các nhà địa chất nhìn
nhận một cách nghiêm túc, họ chỉ ra rằng không có cơ chế rõ ràng cho sự
trôi dạt lục địa. Cụ thể, họ không thể thấy đá vỏ lục địa có thể cày xới qua đá
vỏ đại dương nặng hơn như thế nào. Wegener không thể giải thích lực làm
cho các lục địa trôi dạt.
Chứng minh của Wegener đã không còn đứng vững cho đến tận sau
khi ông qua đời vào năm 1930. Năm 1947, một nhóm các nhà khoa học,
đứng đầu là Maurice Ewing, sử dụng tàu nghiên cứu Atlantis của Viện Hải
dương học Woods Hole và một loạt các thiết bị đã xác nhận sự tồn tại của
đới nâng trung tâm Đại Tây Dương, và nhận thấy rằng bên dưới các lớp trầm
Alfred Lothar
Wegener (1/11/1880 –
3/11/1930)
tích dưới đáy biển được cấu tạo bởi bazan chứ không phải granit (granit là
thành phần chính cấu tạo nên vỏ lục địa). Họ cũng thấy rằng vỏ đại dương
mỏng hơn vỏ lục địa. Tất cả các phát hiện này đã đặt ra nhiều câu hỏi và
tranh luận về thuyết trôi dạt lục địa.
Đầu những năm 1950, các nhà khoa học trong đó có Harry Hess và
Victor Vacquier, đã sử dụng các thiết bị từ (từ kế), một loại mô phỏng theo
thiết bị sử dụng trên máy bay trong thế chiến thứ II để nhận dạng tàu ngầm,
đã ghi nhận các thay đổi kỳ quặc của từ trường dọc theo đáy đại dương. Phát
hiện này, mặc dù không được dự kiến, nhưng không hoàn toàn gây ngạc
nhiên bởi vì người ta biết rằng các loại đá bazan núi lửa giàu sắt, cấu tạo nên
phần lớn vỏ đại dương, chứa một loại khoáng vật sắt có từ tính mạnh
(magnetit) và có thể làm lệch cục bộ kim nam châm của la bàn. Điều này
cũng được các nhà hàng hải Iceland phát hiện vào cuối thế kỷ 18. Sự có mặt
của từ trường trong bazan làm cho nó trở thành đối tượng có thể đo đạc từ
trường. Quan trọng hơn, do sự hiện diện của magnetit tạo ra các thuộc tính

từ của bazan nên các biến thiên từ tính mới phát hiện này cung cấp một cách
thức khác cho việc nghiên cứu đáy đại dương sâu. Khi các đá mới hình
thành nguội đi thì các vật liệu từ ghi lại từ trường Trái Đất tại thời điểm đó.
Khi đáy biển được lập bản đồ ngày cành nhiều hơn trong thập niên
1950, các biến thiên từ hóa ra không xảy ra một cách ngẫu nhiên hay xuất
hiện độc lập, mà nó xuất hiện có quy luật có thể dễ ghi nhận được. Khi các
kiểu mẫu từ này được lập bản đồ cho một khu vực rộng, đáy đại dương chỉ
ra một kiểu giống như vằn của ngựa vằn. Các dải đá nhiễm từ khác nhau xen
kẽ nhau chạy song song ở cả hai phía của sống núi giữa đại dương: một dải
có cực từ bình thường và xen với một dải có cực từ bị đảo ngược. Kiểu tổng
thể, được xác định bằng các dải xen kẽ này với đá phân cực từ bình thường
và nghịch đảo, gọi là vằn từ.
Khi đá trong địa tầng của các rìa lục địa tách biệt rất giống nhau, cũng
có thể suy ra rằng chúng được thành tạo với cùng một cơ chế hay chúng là
một thể trong quá khứ. Ví dụ, một vài phần của Scotland và Ireland chứa các
đá rất giống nhau được tìm thấy ở Newfoundland và New Brunswick. Hơn
nữa, thành phần thạch học và cấu tạo địa chất của dãy núi Caledoni ở châu
Âu và các phần của dãy Appalachian ở Bắc Mỹ rất giống nhau.
Học thuyết này giúp các nhà địa lý sinh vật học giải thích sự phân bố
địa lý sinh vật đứt đoạn của sự sống ngày nay được tìm thấy trên các lục địa
khác nhau nhưng có các tổ tiên tương tự. Đặc biệt, nó giải thích sự phân bố
Gondwana của các loài đà điểu và quần thực vật Nam Cực.
3. Các bằng chứng về sự trôi dạt lục địa
- Sự khớp nhau của lục địa
- Sự tương đồng hóa thạch
- Sự giống nhau về cấu tạo và tuổi đá
- Sự tách ra xa của các lục địa hiện nay
3.1. Sự khớp nhau của lục địa
3.2. Sự tương đồng hóa thạch
3.3. Sự giống nhau về cấu tạo và tuổi đá

3.4. Sự tách ra xa của các lục địa hiện nay
Các lục địa tách ra xa 3 cm mỗi năm hiện nay

×