Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thể dục là môn học ,là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất (GDTC)
,một mặt của công tác giáo dục toàn diện ở nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe ,nâng cao thể lực ,giúp học sinh giải tỏa
những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên .Trong đó môn Điền kinh đóng vai trò chủ
yếu trong chương trình giảng dạy cho học sinh THPT .
Học tốt môn Điền kinh giúp cho học sinh phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu
,tạo điều kiện hình thành tư thế đúng, điều chỉnh trọng lượng cơ thể .Trong quá trình học
tập, các bài tập Điền kinh kích thích việc tăng độ dài xương, làm chiều cao của các em
tăng lên .Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên các môn Điền kinh còn góp phần rèn
luyện ý chí, giáo dục ý thức khắc phục khó khăn cho học sinh .
Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp
thiết đối với giáo viên là phải đổi mới phương pháp giảng dạy: Giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn.Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các
kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt,
điều khiển của giáo viên trong tiết dạy.
Mặt khác môn học Điền kinh thường mang tính chất khô khang và đơn điệu nên dễ
gây cho học sinh sự nhàm chán ,lười biến luyện tập .
Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài ,đối tượng
và phát huy được sự tích cực tập luyện và yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn
đề hết sức quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên .Chính vì thế
cho nên tôi chọn đề tài “Áp dụng một số phương pháp để phát huy tính tích cực của
học sinh trong luyện tập môn Điền kinh”
2. Mục đích nghiên cứu :
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Điền kinh ở trường THPT .
- Phát huy tính tích cực ,hứng thú của học sinh trong tập luyện môn Điền kinh .Giúp
học sinh có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT)
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để vận dụng tập luyện hàng ngày, giữ
gìn sức khỏe và nâng cao thể lực.
- Biết vận dụng vào thực tế
- Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để tham gia các giải thể thao
cấp Huyện và cấp Tỉnh.
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
1
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
3. Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu :
- Do bước đầu thực hiện đề tài nên đối tượng nghiên cứu chủ yếu là học sinh các lớp
do tôi phụ trách trong năm học 2014-2015 gồm :10A9, 10B2 ,10B3 .
- Phạm vi của đề tài là áp dụng một số phương pháp để phát huy tính tích cực của học
sinh trong luyện tập môn Điền kinh” ở Trường THPT Trần Quốc Tuấn
4 . Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt được mục đích tìm hiểu và đánh giá của đề tài tôi xác định nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực tập luyện môn Điền kinh của
học sinh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Điền kinh
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu nội dung sách giáo viên và các tài liệu có liên quan khác.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp phỏng vấn, thống kê, phiếu học tập
- Quan sát tìm hiểu thực tế của học sinh
- Một số phương pháp tập luyện, sử dụng các dụng cụ tập luyện
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở pháp lý :
Định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993) ,Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12-1996) ,được
thể chế hóa trong luật giáo dục (2005) ,được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và
Đào tạo ,đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999)
Luật giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định : “ Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực ,tự giác ,chủ động ,tư duy sáng tạo của người học ;bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học ,khả năng thực hành ,lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích
cực kèm theo chỉ thị số 40 /2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
2
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
và Đào tạo đã nêu : “Dạy và học có hiệu quả ,phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương ,giúp các em tự tin trong học tập .Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần ,tích cực ,chủ động ,sáng tạo và có ý
thức vươn lên ,rèn luyện khả năng tự học của học sinh”
2.Cơ sở lý thuận và thực tiễn:
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động,
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”. Chương trình giáo
dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”.
Việc giảng dạy Điền kinh trong nhà trường với điều kiện kéo dài nhiều năm đòi hỏi
phải áp dụng một hệ thống các bài tập có trong chương trình .Hệ thống các bài tập này như
chiếc thang từng nấc một dẫn dắt các em học lên dần .Rõ ràng rằng làm như vậy học sinh
nắm vững hơn và do đó quá trình giảng dạy đạt hiệu quả hơn.
Khi giảng dạy cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc giáo dục đó là đi từ dễ đến
khó ,từ đơn giảng đến phức tạp ,từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra người dạy phải nắm bắt được
nhiệm vụ cơ bản của môn học để tổ chức giảng dạy cho phù hợp.
Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm sinh lý của học sinh .Cần
tìm hiểu rõ thể trạng ,sức khỏe của từng học sinh để đưa ra các phương pháp tập luyện cho
phù hợp .Mặt khác giáo viên phải thiết kế giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp
với tiết dạy.
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
3
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
Để phát huy tính tích cực ,chủ động ,tư duy sáng tạo trong tập luyện môn Điền kinh của
học sinh ,giáo viên phải tổ chức cho các em tập luyện theo nhóm . Cần tìm hiểu và học tập
những phương pháp luyện tập tiên tiến để áp dụng trong giờ dạy.
Tuy nhiên việc giảng dạy, luyện tập môn Điền kinh ở trường THPT vẫn tồn tại một số
khó khăn như sau:
- Với giáo viên:
+ Việc áp dụng các phương pháp luyện tập môn Điền kinh còn chậm, học tập thêm các
phương pháp mới còn hạn chế, chưa lập kế hoạch giảng dạy, một số giáo viên chưa tâm
huyết trong giảng dạy.
- Với học sinh:
+ Đa số các em học sinh còn coi nhẹ, chưa có ý thức tự giác trong việc học tập môn thể
dục, đặc biệt là luyện tập môn Điền kinh.
3.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu :
3.1. Khái quát phạm vi:
Đây là lần đầu tiên tôi nghiên cứu đề tài này nên mới chỉ áp dụng cho học sinh
những lớp tôi dạy : 10A3,10A9, 10B1,10B2,10B3.
3.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay trong chương trình giảng dạy môn thể dục thì nội dung giảng dạy môn
Điền kinh kéo dài suốt cả 3 năm học phổ thông và chiếm thời lượng giảng dạy nhiều nhất
.Điều đó chứng tỏ môn Điền kinh đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển thể chất và
sức khỏe cho học sinh . Cho nên là giáo viên giảng dạy môn thể dục tôi phải nghiên cứu ,tìm
tòi ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp ,để nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Điền kinh .
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
4
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
Tuy nhiên trên thực tế có một số giáo viên áp dụng các phương pháp tập luyện môn
Điền kinh còn chậm và chưa khoa học .Việc học tập thêm các phương pháp mới còn hạn chế.
Với các em học sinh thì đa số các em còn coi nhẹ bộ môn ,ngại luyện tập hay luyện tập
chưa tích cực .
Cơ sở vật chất ,dụng cụ tập luyện còn thiếu
Đa số các em học sinh chọn những môn tập theo ý thích chủ quan của mình mà không
để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất thể thao của mình.
Để đánh giá một cách khách quan thực tế tham gia tập luyện một số môn thể thao thế
mạnh trong học sinh, chúng tôi điều tra và phỏng vấn số lượng (sl) 145 học sinh, trong đó 75
nữ và 70 nam để tìm hiểu thực trạng công tác tập luyện TDTT ngoại khóa của các học sinh.
Kết quả thu được xử lý theo từng chỉ tiêu thành phần và được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thực tế số học sinh tham gia tập luyện các môn thể thao (sl = 145)
TT
Nội dung
phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn
Nam
(sl = 70)
Nữ
(sl = 75)
Tổng cộng
sl % sl % sl %
1 Bóng đá 62 88,57 24 32,00 86 59,31
2 Cầu lông 50 71,42 30 40,00 80 55,17
3 Điền kinh 24 34,28 5 6,66 29 20,00
4
Bóng
chuyền
46 65,71 32 42,66 78 53,79
5 Đá cầu 41 58,57 25 33,33 66 45,51
6 Bóng bàn 35 50,00 15 20,00 50 34,48
Qua điều tra thực tế tham gia tập luyện các môn TDTT ở bảng 1 cho thấy, nhìn
chung học sinh, tham gia tập luyện rất đa dạng, nhưng tập nhiều nhất vẫn là môn Bóng đá
là 59,31%, Cầu lông là 55,17%, Bóng chuyền là 53,79%, Đá cầu là 45,51%. Các môn này
rất được học sinh yêu thích và tự nguyện tham gia tập luyện. Các môn khác như điền
kinh và Bóng bàn ít được học sinh quan tâm tập luyện hơn.
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
5
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
3.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Do môn học Điền kinh thường mang tính chất khô khang và đơn điệu nên dễ gây cho
học sinh sự nhàm chán ,lười biến luyện tập .
Do học sinh chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc luyện tập Điền kinh. Tâm lý
các em còn coi nhẹ, chưa có ý thức tự giác tập luyện môn Điền kinh ở trường cũng như tại
nhà.
Giáo viên chưa chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp mới để áp dụng.
Mặt khác trang thiết bị, sân bãi tập luyện còn thiếu.
Ch ương 2 : BIỆN PHÁP ,GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Các giải pháp chủ yếu :
1.1. Đối với giáo viên :
Trong giảng dạy môn thể dục nói chung và nội dung Điền kinh nói riêng, để có
một tiết dạy đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê ,hứng thú trong học tập ,tập luyện
nắm vững nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, không có dấu hiệu mệt
mỏi, chán nản, tập luyện qua loa .Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những
phương pháp thiết yếu sau :
- Trước hết giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tập làm mẫu từng
động tác, thao tác thật nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động
tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay.
- Tìm hiểu thực trạng thể lực của học sinh thông qua kiểm tra đánh giá đầu năm, để
nắm được tình trạng sức khỏe của học sinh mà có những phương pháp giảng dạy cho phù hợp
Hình 1: Phương pháp đo mạch kiểm tra sức khỏe sau khi vận động
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
6
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
- Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu,
không nên làm mẫu, giảng giải quá dài chiếm mất nhiều thời gian cần thiết để học sinh tập
luyện. Ngoài ra có thể sử dụng tranh ảnh ,biểu đồ để minh họa để làm tăng sự chú ý trong
học sinh .
- Áp dụng nhiều biện pháp để giảng dạy với nội dung phong phú và phù hợp với
mục đích của các giờ dạy Điền kinh. Đặc biệt để giờ học không quá căng thẳng mà vui tươi
nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao về giáo dục, về rèn luyện sức khỏe, thể lực học sinh .
- Giáo viên không được để việc giảng dạy Điền kinh bị hạn chế trong phạm vi kỹ
thuật đơn thuần ,chỉ chú trọng nắm hình thức động tác mà không huấn luyện thể lực cần thiết
cũng không được hướng công tác giảng dạy chủ yếu vào việc nâng cao thành tích thể thao .
Bởi vì thành tích thể thao có được phải là kết quả tự nhiên của công tác giảng dạy .
- Khi giảng dạy, trong từng môn Điền kinh cần xác định rõ các thành phần kỹ thuật
chủ yếu. Để nắm được kỹ thuật các động tác Điền kinh cần có những bài tập bổ trợ chuyên
môn .Cần có kế hoạch sắp xếp, phân phối các bài tập này trong chương trình giảng dạy cả
năm .
- Để làm cho học sinh tích cực và tự giác học tập cần phải có các yêu cầu như :
+ Nhiệm vụ đề ra rõ ràng và dễ hiểu ,độ khó phải phù hợp với khả năng thực tế của học
sinh giảng giải phải ngắn gọn rõ ràng và có mục đích . Khi học sinh tập luyện, những nhận
xét bổ sung và động viên kịp thời của giáo viên là một trong những điều kiện đảm bảo phát
huy tính tự giác tích cực của học sinh. Sự tích cực của học sinh có thể còn cao hơn nếu như
độ khó của bài tập được tăng dần một cách hợp lý từ bài này qua bài khác làm cho học sinh
tiến dần tới đích sau từng nhiệm vụ mới .
+ Việc sử dụng dụng cụ, số lần lặp lại, nhịp điệu và tốc độ thực hiện bài tập phù hợp với
khả năng của học sinh là những điều giáo viên phải nắm chắc vì nó quyết định đến chất
lượng bài học .
Vd: Khi dạy nhảy xa cần tách riêng giữa nam và nữ; còn khi dạy nhảy cao nên chia học
sinh thành những nhóm đồng đều về thể lực. Bởi vì nếu không phân chia một số học sinh sẽ
không hứng thú còn số khác sẽ khó tập .
+ Trong quá trình giảng dạy, điều quan trọng là giáo viên phải nắm được các phương
pháp truyền thụ kỹ thuật động tác .
* Phương pháp thứ nhất là đi từ các chi tiết đến toàn bộ: thường sử dụng ở giai đoạn
luyện tập ban đầu.
Vd: Khi giảng dạy kỹ thuật nhảy xa ,nhảy cao, giáo viên cho học sinh tập luyện từng kỹ
thuật động tác sau đó mới phối hợp các động tác lại với nhau .
* Phương pháp thứ hai là nắm các chi tiết kỹ thuật trên cơ sở thực hiện lặp lại toàn bộ
động tác đang học .
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
7
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
Vd: Giáo viên thực hiện động tác mẫu lặp lại nhiều lần để học sinh nắm bắt các chi tiết
kỹ thuật động tác .
* Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp sau :
. Phương pháp tập luyện nguyên vẹn: Sử dụng khi việc chia nhỏ động tác gây ra
những biến đổi lớn cấu trúc của nó .
. Tập theo các phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu tạo tình huống cho học
sinh tự quản, tự đánh giá và tham gia đánh giá để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh:Trong giảng dạy sử dụng phương pháp này để kích thích sự hứng thú và phát
huy tính tích cực tập luyện của học sinh.
Vd: Trong quá trình dạy học ,nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội
dung để tạo lại sự hứng thú và trạng thái vui tươi. Có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ (cướp
cờ ,bịt mắt bắt dê…)và cho các tổ , nhóm thi đấu với nhau.
Hình 2 : Đội hình trò chơi người thừa thứ 3
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
8
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
. Phương pháp sử dụng lời nói: Dùng lời nói để cung cấp kiến thức, kích thích tư duy ra
nhiệm vụ. Điều khiển, đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người tập. Các phương pháp sử
dụng lời nói như:
Kể chuyện theo kiểu dạy học ,trao đổi thảo luận
Hướng dẫn ,giải thích quy tắc thực hiện bài tập
Chỉ thị và hiệu lệnh
Đánh giá kết quả bằng lời nói
Báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau
. Phương pháp trực quan: Nhờ hoạt động của tất cả các giác quan để tạo được sự liên
hệ với hiện thực xung quanh. Để bảo đảm tính trực quan ta sử dụng nhóm các phương pháp
sau :
Giáo viên thị phạm động tác
Biểu diễn bằng tài liệu trực quan :Sơ đồ ,tranh ảnh ,hình vẽ…
Biểu diễn bằng mô hình ,dụng cụ và sa bàn
Biểu diễn hình ảnh bằng phim và băng từ ghi hình ảnh thực hiện bài tập .
. Phương pháp phân nhóm tập luyện
Hình 3: Đội hình phân nhóm tập luyện
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
9
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
1.2. Đối với học sinh :
- Phải tích cực, tự giác, chủ động và nghiêm túc chấp hành sự hướng dẫn của giáo
viên hoặc cán sự bộ môn trong tập luyện .
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống và tự giác tập
luyện thêm ở nhà.
- Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật động tác.
2.Tổ chức, triển khai thực hiện:
- Trước khi lên lớp giảng dạy, giáo viên căn cứ vào thể trạng, sức khỏe, tỷ lệ nam ,nữ
của học sinh từng lớp cũng như cơ sở vật chất, dụng cụ giảng dạy để tiến hành soạn giáo án
trong đó áp dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng và từng lớp.
- Giáo viên căn cứ vào phân phối chương trình để xây dựng cấu trúc bài giảng sao cho
phù hợp và khoa học. Phát huy được tính tự giác, tích cực tập luyện gây sự hứng thú cho học
sinh để mang lại hiệu quả giảng dạy cao hơn.
Vd: Khi giảng dạy kỹ thuật mới thì việc giới thiệu các động tác vận động ,làm mẫu động
tác, phân tích kỹ thuật động tác và sử dụng các bài tập bổ trợ chiếm vị trí chủ yếu và phần
lớn áp dụng phương pháp tập luyện tập thể. Còn trong giờ học hoàn thiện kỹ thuật chủ yếu
dành thời gian áp dụng các bài tập cần thiết và tập luyện lặp lại nhiều lần, chủ yếu áp dụng
phương pháp phân nhóm tập luyện, giáo viên quan sát sữa sai .
- Giáo viên phân loại các bài tập bổ trợ động tác để hướng dẫn học sinh tự học
- Tổ chức soạn giảng theo đề tài trọng tâm đổi mới khâu hướng dẫn tự học.
- So sánh và đánh giá kết quả thực hiện đề tài
- Hội đồng Khoa học nhà trương, Sở GD phê duyệt triển khai đề tài
- Áp dụng tổ chức giảng dạy
- Sau mỗi tiết học tôi luôn giao bài tập về nhà cho học sinh, để các em tự giác tập luyện
ở nhà và chuẩn bị bài mới ở tiết học sau. Khi kết thúc một chủ đề nhất định giáo viên tiến
hành kiểm tra đánh giá để xem mức độ nắm động tác của học sinh .
3.Kết quả đạt được :
- Chất lượng thể lực của học sinh được nâng lên. Do đó kết quả học tập môn thể dục có
nhiều chuyển biến.
- Đa số học sinh đều hứng thú và tích cực luyện tập
- Đạt được một số thành tích khi tham gia giải thể thao học đường cấp tỉnh : HCĐ: nhảy
cao, nhảy xa, chay 100m…
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
10
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy môn Điền kinh đã góp phần nâng
cao thể lực và ý thức rèn luyện, luyện tập của học sinh. Phát huy được tính tự giác, tích cực
và sáng tạo trong tập luyện, khả năng hình thành kĩ thuật động tác của học sinh có chất lượng
hơn, kiến thức và khả năng thực hiện động tác được nâng lên một mức đáng kể. Tạo cho học
sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên trong học tập. Kết quả học tập của học sinh là thước đo
năng lực sư phạm của người giáo viên. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải tự trao dồi
kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp giảng dạy, tập luyện
phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển.
2.Kiến nghị :
Theo nội dung cũng như yêu cầu của phương pháp mới hiện nay. Tôi thấy điều kiện
sân bãi cũng như trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng không phù
hợp với trình độ tập luyện của học sinh. Vì thế kiến nghị nhà trường và các cơ quan chức
năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị, dụng cụ, sân tập để có một giờ học thể dục đạt
hiệu quả.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để giáo viên có thể trao đổi các
phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm với nhau .
Đề tài này chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi rút ra được trong quá
trình giảng dạy. Vì khả năng của bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên không thể
tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn .
Phú hòa, ngày 25 tháng 03 năm 2015
Người viết
Lê Phú Thịnh
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
11
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo viên 10,11,12 Bộ GD&ĐT
2.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10,11,12 Bộ GD&ĐT
3.Hướng dẫn giảng dạy TDTT trường phổ thông cấp ba ,NXB TDTT,1977
4.Ô.N.TƠRÔPHIMÔP Điền kinh trong trường phổ thông NXB TDTT1996
5.Chuẩn kiến thức môn Thể dục THPT
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
12
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 1
3. Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu………………………………………… 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………… 2
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………. 2
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI……………………………………………………… 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU… 2
1.Cơ sở pháp lý ……………………………………………………………………… 2
2.Cơ sở lý thuận và thực tiễn………………………………………………………….3
3.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ………………………………………………….4
3.1. Khái quát phạm vi……………………………………………………………… 4
3.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu…………………………………………… 4-5
3.3. Nguyên nhân của thực trạng…………………………………………………… 6
Chương 2 : BIỆN PHÁP ,GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI… 6
1.Các giải pháp chủ yếu ……………………………………………………………. 6
1.1. Đối với giáo viên………………………………………………………… 6-7-8-9
1.2. Đối với học sinh……………………………………………………………… 10
2.Tổ chức ,triển khai thực hiện…………………………………………………… 10
3.Kết quả đạt được…………………………………………………………………. 10
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………… 11
1. Kết luận ………………………………………………………………………… 11
2. Kiến nghị………………………………………………………………………… 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 12
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP…………………. 14
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
13
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
14
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014-2015
.
Giáo viên trình bày: Lê Phú Thịnh Trang
15