Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đề cương Quản trị đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.89 KB, 56 trang )

Contents
Câu 1.1: Toàn cầu hóa có ảnh hưởng như thế nào tới các khu vực khác nhau trên thế giới? Lợi ích
và cái giá phải trả của toàn cầu hóa đối với các thành phần khác nhau của xã hội (các công ty, công
nhân và cộng đồng) là gì?
1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản toàn cầu hóa
1.1.1. Khái niệm
Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của xã hội, chính trị, văn hóa công nghệ… giữa các nước trên thế giới.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản
- TCH là quá trình hội nhập, liên kết giữa các quốc gia nhằm xóa bỏ sự ngăn cách, tạo ra một thế
giới duy nhất, một thực thể thị trường duy nhất.
- Các hoạt động thương mại, dòng vốn, nhập cư gia tăng nhanh chóng.
1.2. Toàn cầu hóa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các khu vực khác nhau trên thế giới
1.2.1. Ảnh hưởng tích cực
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu phát triển, mang lại sự giàu có, công ăn việc làm và công
nghệ đến nhiều khu vực trên thế giới
+ Giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc giảm thiểu chi phí sản
xuất do tận dụng hoạt động thuê ngoài.
+ Gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Mở ra nhiều cơ hội việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp.
- Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng
kinh tế cao
- Lượng vốn lớn chảy vào các nước đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ kích thích sự tăng
trưởng và phát triển của những thị trường đó
- Các khu vực trên thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau về nhiều mặt trong lợi ích toàn cầu
hóa
+ Phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia, phát triển kinh tế đất nước.
+ Học tập kinh nghiệm cũng như thu hút chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển
1.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia
- Toàn cầu hóa với tốc độ nhanh có thể gây ra sự sụp đổ kinh tế với các nền kinh tế mới nổi.
+ Tăng trưởng kinh tế không bền vững do chỉ dựa vào xuất khẩu, khai thác tài nguyên.


1
+ Gánh nặng nợ nần cũng làm cho các nước nghèo và kém phát triển khó tranh thủ được
những thuận lợi của toàn cầu hóa
- Ô nhiễm môi trường do quá trình công nghiệp hóa
- Sự mở cửa biên giới do tiến trình toàn cầu hóa làm gia tăng tình trạng buôn lậu vũ khí, ma túy …
1.3. Lợi ích và bất lợi của toàn cầu hóa đối với các thành phần khác nhau trong xã hội
1.3.1. Đối với công ty
- Lợi ích
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
+ Giúp tiếp cận được với nguồn nghuyên liệu đầu vào, nhân công rẻ hơn tạo điều kiện giảm
bớt chi phí
+ Mở rộng thị trường ra thế giới
+ Môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định
- Bất lợi
+ Cạnh tranh ngày càng khốc liệt ngay thị trường trong nước và ngoài nước
+ Sự đa dạng văn hóa trong công ghi gây khó khăn trong quản lý, điều hành
+ Đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu
1.3.2. Đối với công nhân
- Lợi ích
+ Cơ hội việc làm tốt hơn, được tiếp cận với công nghệ mới giúp nâng cao tay nghề.
+ Giá cả hàng hóa thấp hơn, hàng hóa sẵn có hơn và dịch vụ tốt hơn.
+ Số lượng lớn các công việc di chuyển ra nước ngoài, công nhân ở các nước kém phát
triển và mới nổi sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm hơn.
- Bất lợi
+ Bất ổn, mất an toàn xã hội ngày càng gia tăng
1.3.3. Đối với cộng đồng
- Lợi ích
+ Tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia
+ Toàn cầu hóa có thể khiến các quốc gia nới lỏng các tiêu chuẩn môi trường và dịch vụ xã
hội.

- Bất lợi
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia
+ Gia tăng sự bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo
2
Câu 1.2: Tại sao Nga và Đông Âu quan tâm tới quản trị quốc tế? Hãy nêu và mô tả một vài lý do
cho sự quan tâm đó?
1.2.1. Khái niệm QTQT
QTQT là sự tác động của chủ thể lên các hoạt động giao dịch , kinh doanh giữa các quốc gia nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định.
1.2.2. Nga và Đông Âu quan tâm tới QTQT vì:
- Tư duy kinh tế khác biệt làm doanh nghiệp trong nước khó thích ứng với quốc tế
- Văn hóa khác biệt gây trở ngại cho MNCs hoạt động tại đây
- Chính trị rối loạn nên tồn tại rủi ro khiến MNCS e dè đầu tư
- Khủng hoảng kinh tế khi nhà nước Xô Viết sụp đổ làm nền kinh tế trong nước mất sức cạnh tranh
- Bị Mỹ và EU gây nhiều áp lực về kinh tế
1.2.3. Phân tích lý do Nga và Đông Âu quan tâm tới quản trị quốc tế:
- Xô Viết tan rã, XHCN sụp đổ, khiến nga và đông âu khủng hoảng nhiều mặt, các doanh nghiệp
tại trong nước và quốc tế đều gặp khó khăn để thích nghi
+ ĐÂ trước theo chế độ cộng sản, sụp đổ năm 1989=>văn hóa rối loạn và khác biệt khác
biệt với tư bản=> trở ngại về văn hóa=>doanh nghiệp nước ngoài hạn chế đầu tư, doanh
nghiệp trong nước e dè với bên ngoài. Khu vực này trước là 1 thể thống nhất,sau đó tách
rời ra=>chính trị bất ổn=>rủi ro chính trị
+ Các nước trong xô viết tách rời, tự lập quốc gia =>chính trị bị tách rời,nội bộ Đông Âu tự
đấu đá=>nền kinh tế bị gián đoạn và khủng hoảng
• Chạy đua vũ trang và chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ và EU=>Đông Âu và Nga bị
cô lập về kinh tế
• Bạo động do tổ chức chống chính quyền trong nước làm doanh nghiệp nước
ngoài thiệt hại=>lo sợ rủi ro chính trị lớn=>hạn chế đầu tư.
• Chính sách không quan hệ với các doanh nghiệp tư bản vào thời kì Xô Viết
=>mất nhiều nhà đầu tư nước ngoài

- Bắt đầu nền kinh tế theo kiểu bao cấp, hợp tác xã nên khó thích ứng ngay với nền kinh tế thị
trường
+ Tư duy kinh tế XHCN là đối nghịch với doanh nghiệp tư bản=>doanh nghiệp của Nga và
ĐÂ bị đồng hóa tư duy của tư bản=>bất đồng và khó thích ứng
+ Doanh nghiệp trong nước bị ‘shock’khi từ doanh nghiệp nhà nước được bảo trợ chuyển
sang kinh doanh riêng=>vẫn trông mong bảo trợ từ chính phủ=>ngần ngại hợp tác quốc
tế
- Khủng hoảng và sự phục hồi chậm khiến nền kinh tế Nga và ĐÂ tụt lại phía sau so với nước
TB=>trở thành mục tiêu bị doanh nghiệp TB chèn ép
- Mỹ và EU coi Nga và ĐÂ là mầm mống chống lại TB nên tìm mọi cách để cô lập về kinh tế,
chính trị và kích thích gây bạo động nhằm khiến khu vực này sạp đổ hoàn toàn
Câu 1.3: Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã có chỗ đứng vững chắc tại Châu Á, và ngày càng nhiều hơn
tìm kiếm các cơ hội kinh doanh ở đó. Tại sao khu vực này của thế giới lại có sự thu hút đến vậy với
quản trị quốc tế? Xác định và mô tả một vài lý do cho sự cuồn hút này?
1.3.1. Tập đoàn đa quốc gia
3
- Chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
- Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.
- Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của
các quốc gia.
1.3.2. Tập đoàn đa quốc gia hoạt động vững chắc tại châu Á
- Nhiều tập đoàn đa quốc gia hiện đã kinh doanh tại Châu Á, có thể nói đến như Nike, Unilever,
Nestle… đầu tư vào các nước châu Á đã rất phát triển.
- Trong năm 2013, gần 30% vốn đầu tư (FDI/IDE) toàn cầu đổ về Châu Á
- Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong năm 2013 đã tăng thêm 9 % so với tài khóa
2012, đạt 1.450 tỷ đô la, trong đó phần đổ vào Châu Á là 426 tỷ.
1.1.1. Lý do châu Á thu hút các tập đoàn đa quốc gia
- Châu Á là châu lục lớn nhất, đông dân nhất thế giới (chiếm 60%), sống ở 46 quốc gia khác nhau.
+ Tập trung nhiều nước đang phát triển có dân số vàng vì thế tập trung 1 lượng lao động có
tay nghề, giá rẻ.

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như:
• Dầu mỏ tập trung ở Trung Đông
• Nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa gạo
• Lâm nghiệp phát triển trong phạm vi rộng.
- Các nước có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút FDI
+ Ổn định chính trị, hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng và hiệu quả.
+ Chính sách ưu đãi về thuế, đất, lao động.
- Cơ sở hạ tầng thuận lợi và được đầu tư rất lớn từ WB, IMF.
- Vận tải phát triển, thuận lợi giúp luân chuyển trao đổi hoạt động kinh doanh tiện lợi.
- Tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây tăng cao trong khi đó các khu vực như Bắc
Mỹ, EU đang có xu hướng chững lại
4
Câu 1.4: Các công ty đa quốc gia từ các thị trường mới nổi (Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil) bắt đầu
thách thức địa vị thống trị từ trước đến nay của các công ty đa quốc gia từ các nước phát triển. Các
công ty đa quốc gia từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản sẽ đáp lại những thách thức này như thế
nào?
1.4.1. Các khái niệm:
- Công ty đa quốc gia: Một công ty có hoạt động tại nhiều quốc gia, doanh số bán hàng quốc tế
và sự pha trộn quốc tịch giữa các nhà quản lý.
- Thị trường mới nổi: Các quốc gia đang trong quá trình chuyển mình về kinh tế và xã hội để có
trình độ phát triển hơn.
1.4.2. Phản ứng ừ Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật bản.
- Chuyển giao sản xuất sang khu vực châu Á.
- Truyền kinh nghiệm, kiến thức và nghệ thuật Markerting.
- Xây dựng trụ sở chính và mạng lưới bán lẻ tại khắp nơi trên châu Á để cạnh tranh với các doanh
nghiệp, công ty tại địa phương.
- Liên kết với các công ty đa quốc gia mới nổi.
- Nghiên cứu và đánh giá các đặc điểm riêng biệt của từng khu vực và lập chiến lược khác nhau
cho mỗi khu vực.
- Các công ty đa quốc gia tại Mỹ, Nhật, Châu Âu sẽ cùng liên kết để nâng tầm vị trí của mình và

gây áp lực cạnh tranh lớn cho các công ty đa quốc gia mới nổi.
1.4.1. Đặc điểm các công ty đa quốc gia thị trường mới nổi
- GDP thấp, tăng trưởng GDP chậm
- Tình trạng thất nghiệp cao, lực lượng lao đông dồi dào
- Dân số đông
- Trình độ công nhân thấp hoặc không qua đào tạo
-………………
1.4.2. Thách thức của các công ty đa quốc gia từ các thị trường mới nổi
Các công ty đa quốc gia sẽ đáp lại những thách thức của các công ty đa quốc gia từ các thị trường mới nổi
về:
- Khoa học công nghệ
5
+ Nguyên nhân là do các công ty đa quốc gia trong các thị trường mới nổi còn yếu kém
trong tiếp thu khoa học công nghệ và sản xuất công nghệ cao
+ Các công ty đa quốc gia từ các nước phát triển tấn công phát triển sản phẩm công nghệ
cao để lấn át thị trường mới nổi.
- Đầu tư:
+ Các công ty tại thị trường mới nổi thiếu vốn đầu tư thì các nước phát triển sẽ đầu tư trưc
tiếp như FDI nhằm thu lợi nhuận dài hạn.
+ Đầu tư các nguồn lực về quản lý vì nhân sự của thị trường mới nổi còn chưa đáp ứng
được nhu cầu.
+ Đầu tư về khoa học công nghệ
- Chiến lược kinh tế của chính phủ:
VD: Mỹ và Trung Đông đã đưa ra nhiều dầu mỏ làm trung hòa lượng dầu mỏ khiến cho nền kinh tế của
các thị trường mới nổi gặp nhiều khó khăn.
Câu 2.1: Hãy trình bày 4 thiên hướng cơ bản mà các công ty đa quốc gia hướng hoạt động quốc tế
của họ đến. Từ 4 thiên hướng này các nhà Quản trị cần lưu ý vấn đề gì?
1.1. Công ty đa quốc gia
- Chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
- Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.

- Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của
các quốc gia.
1.2. 4 thiên hướng quản trị
1.2.1. Thiên hướng vị chủng
- Khái niệm
Là triết lý quản lý thông qua đó những giá trị và lợi ích của công ty mẹ định hướng chiến lược.
- Đặc điểm
+ Nhiệm vụ: Đạt mục tiêu lợi nhuận theo khả năng
+ Cai quản: Từ trên xuống dưới
+ Chiến lược: Hội nhập toàn cầu
+ Cơ cấu: Phân chia cấp bậc theo sản phẩm
+ Văn hóa: Theo văn hóa của nước đầu tư
6
+ Công nghệ: Sản xuất hàng loạt
+ Marketing: Phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng nước đầu tư.
+ Tài chính: Chuyển lợi nhuận về nước đầu tư
+ Chính sách nhân sự :Nhân sự ở các nước đầu tư được phát triển cho các vị trí quan trọng
trên toàn thế giới
1.2.2. Thiên hướng đa chủng
- Khái niệm
Là triết lý quản lý qua đó những quyết định chiến lược được điều chỉnh để phù phợp với nền văn hóa của
các quốc gia MNC’s hoạt động.
- Đặc điểm
+ Nhiệm vụ: Đạt được sự chấp nhận của cộng đồng theo hướng hợp pháp
+ Cai quản: Từ dưới lên trên (Mỗi công ty con tự quyết định mục tiêu địa phương)
+ Chiến lược: Thích ứng theo quốc gia
+ Cơ cấu : Phân chia theo khu vực, với các đơn vị độc lập theo quốc gia
+ Văn hóa: Theo văn hóa của nước sở tại
+ Công nghệ: Sản xuất theo lô
+ Marketing: Phát triển sản phẩm địa phương dựa trên nhu cầu địa phương

+ Tài chính: Giữ lợi nhuận ở nước sở tại
+ Chính sách nhân sự: Nhân sự ở quốc gia sở tại phát triển cho vị trí quan trọng ở mỗi quốc
gia
1.2.3. Thiên hướng đa khu vực
- Khái niệm
Là triết lý quản lý qua đó công ty cố gắng pha trộn lợi ích của mình với lợi ích riêng của công ty con tại
nước sở tại.
- Đặc điểm
+ Nhiệm vụ: Cả lợi nhuận và cả sự chấp nhận của cộng đồng ( Khả năng và hợp pháp)
+ Cai quản: Đàm phán hai bên giữa khu vực và các công ty con
7
+ Chiến lược: Hội nhập khu vực và thích ứng theo quốc gia
+ Cơ cấu: Tổ chức theo sản phẩm và khu vực thông qua một ma trận
+ Văn hóa: Theo khu vực
+ Công nghệ: Sản xuât linh hoạt
+ Marketing: Tiêu chuẩn hóa trong phạm vi khu vực nhưng không đa khu vực
+ Tài chính: Tái phân bổ trong khu vực
+ Chính sách nhân sự: Nhân sự thuộc vùng phát triển cho vị trí quan trọng ở bất cứ đâu
trong khu vực
1.2.4. Thiên hướng địa tâm
- Khái niệm:Là triết lý quản lý qua đó công ty cố gắng kết hợp cách tiếp cận hệ thống toàn cầu đến
việc ra quyết định.
- Đặc điểm
+ Nhiệm vụ: Cả lợi nhuận và sự chấp nhận của cộng đồng ( Khả năng và hợp pháp)
+ Cai quản: Đàm phán giữa tất cả các cấp độ trong công ty
+ Chiến lược: Hội nhập toàn cầu và thích ứng theo quốc gia
+ Cơ cấu: Một mạng lưới các tổ chức (bao gồm một số các bên liên quan và các đối thủ
cạnh tranh)
+ Văn hóa: Toàn cầu
+ Công nghệ: Sản xuất linh hoạt

+ Marketing: Sản phẩm toàn cầu với những điều chỉnh khu vực
+ Tài chính: Tái phân bổ trên toàn cầu
+ Chính sách nhân sự: Nhân sự tốt nhất ở khắp nơi trên thế giới phát triển cho vị trí quan
trọng ở trên toàn thế giới.
1.3. Các vấn đề mà nhà quản trị cần lưu ý
- Những yếu tố tác động đến các công ty đa quốc gia
+ Sự khác biệt của những tiêu chuẩn công nghiệp trên toàn thế giới
+ Nhu cầu của khách hàng địa phương về sản phẩm dị biệt hóa
8
+ Tầm quan trọng của việc trở thành người trong cuộc
+ Sự khó khăn của việc quản lý các tổ chức toàn cầu
+ Sự cần thiết trong việc trao quyền cho công ty con
- Thách thức phải đối mặt khi điều chỉnh chiến lược
+ Công ty đa quốc gia phải sát cánh bên thị trường cá nhân và tránh giả định các thị trường
cơ bản là giống nhau
+ Công ty đa quốc gia phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của công ty con mình để có
chính sách hỗ trợ phù hợp
+ Công ty đa quốc gia cần giao cho công ty con quyền quyết định nhiều hơn để đối phó với
những thay đổi trong nhu cầu địa phương.
Câu 2.2: Nếu một công ty sản xuất tại địa phương có doanh thu 350 triệu USD quyết định thâm
nhập vào thị trường EU bằng cách mở rộng cơ sở ở Pháp, định hướng nào có thể mang lại hiệu quả
cao nhất cho quyết định của họ: vị chủng, đa chủng, đa khu vực, hay địa tâm? Tại sao? Giải thích
câu trả lời của bạn.
2.2.1 Những thiên hướng chiến lược:
Phần lớn các công ty đa quốc gia có một thiên hướng chiến lược văn hóa trong trường hợp cụ thể. Bốn
thiên hướng khác nhau đã được hình thành: vị chủng, đa chủng, đa khu vực và tâm địa cầu.
− Thiên hướng vị chủng: Một triết lý quản lý yêu nước qua đó những giá trị và lợi ích của công ty
mẹ định hướng những quyết định chiến lược.
− Thiên hướng đa chủng: Một triết lý quản lý qua đó những quyết định chiến lược được điều chỉnh
để thích ứng với những nền văn hóa của các quốc gia mà tập đoàn đa quốc gia hoạt động.

− Thiên hướng đa khu vực: Một triết lý quản lý qua đó công ty cố gắng pha trộn lợi ích của mình
với lợi ích riêng của các công ty con tại cơ sở địa phương.
− Thiên hướng địa tâm: Một triết lý quản lý qua đó công ty cố gắng kết hợp cách tiếp cận hệ thống
toàn cầu đến việc việc ra quyết định.
2.2.2 Đánh giá thị trường liên minh Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng:
− Thị trường Liên minh châu Âu là một trong 4 thị trường lớn nhất thế giới, hứa hẹn mang lại lợi
nhuận kỳ vọng cao.
9
− Thị trường Liên minh châu Âu là một thị trường chung thống nhất nên các sản phẩm cũng phần
nào được tiêu chuẩn hoá.
− Nền văn hoá của Pháp có một số đặc trưng so với văn hoá châu Âu và các nước khác trên thế
giới:
+ Tại Pháp, tầng lớp xã hội rất quan trọng, ảnh hưởng tới tương tác xã hội.
+ Ở nơi làm việc, nhiều người Pháp không được thúc đẩy từ cạnh tranh hay mong muốn tranh
đua với đồng nghiệp. Họ thường bị buộc tội là không có tinh thần trong công việc.
+ Đa phần các tổ chức tại Pháp có xu hướng tập trung hóa cao và có cơ cấu cứng nhắc => mất
nhiều thời gian để thực hiện các quyết định.
+ Tại các công ty Pháp, các nhà quản lý hàng đầu có nhiều thẩm quyền cao, chịu trách nhiệm ít
về những hành động của mình.
2.2.3 Đưa ra quyết định:
Theo như những phân tích trên em đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược đa chủng vì những lý do sau
1. Nhiệm vụ chiến lược là: sự chấp nhận cộng đồng => Hướng đến thị trường
2. Công ty con tự quyết định mục tiêu địa phương => Thích hợp bản tính cứng nhắc của người
Pháp.
3. Marketing: phát triền sản phẩm địa phương dựa theo sản phẩm.
4. Nhân sự ở quốc gia sở tại phát triển cho vị trí quan trọng ở mỗi quốc gia
Câu 2.3: Chủ nghĩa duy ý chí và đơn giản hóa cản trở hoạt động quản trị đa văn hóa hiệu quả bằng
cách nào? Trong mỗi trường hợp hãy cho 1 ví dụ và phân tích.
2.3.1. Chủ nghĩa duy ý chí
a) Khái niệm

- Là khuynh hướng nhìn nhận thế giới qua con mắt và quan điểm chủ quan của ai đó.
b) Các cản trở của chủ nghĩa duy ý chí tới quản trị đa văn hóa.
- Gây ra cám dỗ mạnh mẽ với nhiều nhà quản lý quốc tế khiến họ tin rằng hiểu biết của họ là thừa thãi.
- Tác động tiêu cực đến việc giải quyết các thách thức trong kinh doanh của các nhà quản lý:
+ Không có cái nhìn toàn diện để giải quyết.
+ Làm ảnh hưởng đến lợi ích chung.
+ Mâu thuẫn giữa những quan điểm khác nhau về công nghệ, lao động….
- Hạn chế tính sáng tạo khi quản trị các nền văn hóa khác nhau.
c) Ví dụ:
10
Cách nhìn nhận của nhà quản lý người Mỹ và nhà quản lý CIS khi đối mặt với việc công ty hoạt động
kém hiệu quả.
Phân tích:
Biện pháp của mỗi bên (Mỹ: sa thải, CIS: tập trung vào điểm mạnh của công ty)
-> Để trở thành đối tác tiềm năng Mỹ và CIS cần nắm bắt đầy đủ cách nhìn nhận của nhau.
2.3.2 Đơn giản hóa:
a) Khái niệm
- Là quá trình áp dụng cách tiếp cận giống nhau với những nhóm văn hóa khác nhau.
b) Các cản trở cho hoạt động quản trị đa văn hóa.
- Việc tiếp cân, áp dụng giống nhau ở mọi thị trường gây ra sự không hiệu quả.
+ Không khai thác được tiềm năng của thị trường.
+ Các kế hoạch kinh doanh dễ thất bại.
+ Tốn kém các nguồn lực.
+ Không tạo được sự khác biệt.
- Gây ra sự không hài lòng khi làm việc với các đối tác (không hiểu ý, vi phạm các ứng xử văn hóa….)
c) Ví dụ:
Nhà quản lý Mỹ tương tác với nhà quản lý người Malaysia giống như cách họ cư xử với người Mỹ.
Phân tích:
- Đặc trưng của từng nền văn hóa-> đưa ra được sự khác biệt.
- Hậu quả xảy ra khi nhà quản lý đơn giản hóa.

Câu 2.4: Nhiều MNC’s muốn kinh doanh tại nước ngoài tương tự như cách họ kinh doanh ở trong
nước. Có phải nghiên cứu cho thấy rằng bất kỳ cách tiếp cận nào có hiệu quả tại Mỹ cũng có hiệu
quả tại các quốc gia khác hay không? Nếu có, hãy nêu và mô tả cả 2 trường hợp.
Không thể khẳng định được bất kỳ cách tiếp cận nào có hiệu quả tại Mỹ cũng có hiệu quả tại các quốc gia
khác, nhưng cũng không thể phủ nhận nó.
- Mô tả 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Một số thủ tục và chiến lược hiệu quả tại quê nhà( Mỹ) cũng có thể thích ứng với
các quốc gia khác, mà không cần thay đổi. Lý do:
• Các nước trong cùng 1 khu vực có thể có nền văn hóa tương tự nhau: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông
Nam Á,…
• Giao thoa văn hóa: Xu hướng quốc tế hóa
• Sự quản lý giống nhau giữa các nhà quản lý: quản lý theo cách truyền thống, Vd: nhà quản lý
Mỹ-nhà quản lý Nga trong ngành dệt
→Tác dụng của các MNC’s khi áp dụng cách tiếp cận này:
• Không cần thay đổi chiến lược, cơ cấu, tính năng công việc
• Giảm thời gian về tiến độ phân giao công việc
11
• Tạo ra các phương thức quản lý mới với các quốc gia
• Dễ dàng điều hành, kiểm soát,….
→Mặc dù có những điểm giống nhau giữa những nền văn hóa , nhưng điểm khác biệt vẫn được tìm thấy
nhiều hơn hẳn.
+ Trường hợp 2: Các MNC’s không nên áp dụng cách thức tiếp cận hiệu quả ở Mỹ để áp dụng cho
các quốc gia khác
• Khác biệt văn hóa: Châu Mỹ khác Châu Âu, Châu Âu khác Châu Á,
• Ẩm thực: Mỹ- Ả Rập Xê-Út,.
• Tôn giáo, đạo hồi,
• Cách quản lý của từng nhà quản lý ở từng quốc gia là khác nhau: tự chủ - tập thể,
• Sự phát triển về các nguồn lực của từng quốc gia là khác nhau:
• Vấn đề đào tạo lao độg, trình độ lao động
• Vấn đề tài chính

• Vai trò của Chính phủ
• Môi trường trong từng quốc gia
• Bản chất của ngành hàng kinh doanh
→Tác dụng của cách tiếp cận này:
• HĐKD linh động ,hiệu quả hơn,.
• Tránh được nhiều rủi ro do sự khác biệt về văn hóa
• Kết hợp được nhiều các phương thức quản lý => tính đa dạng
• Hiểu rõ hơn khu vực làm việc =>quản trị tốt hơn
12
Câu 3.1: Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng khi người Đức làm việc cho một MNC’s Mỹ, họ
trở nên Đức nhiều hơn, và khi người Mỹ làm việc cho một MNC’s Đức, họ trở nên Mỹ nhiều hơn.
Tại sao kiến thức này lại quan trọng đối với các công ty đa quốc gia?
3.1.1. Văn hóa quốc gia và văn hóa tổ chức
- Khái niệm văn hóa quốc gia: Giá trị của một dân tộc, quốc gia, những phong tục, tập quán hay thói
quen, cách sinh hoạt bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần.
- Đặc điểm văn hóa quốc gia: Mang ý nghĩa rộng, đại diện cho một dân tộc, dễ nhận diện.
- Khái niệm văn hóa tổ chức : Các giá trị và niềm tin chung cho phép các thành viên hiểu rõ vai trò của
mình trong tổ chức và các nguyên tắc của tôt chức.
- Đặc điểm văn hóa tổ chức: Hình thành các hành vi chuẩn mực trong tổ chức
3.1.2. Sự tương tác giữa nền văn hóa quốc gia và văn hóa tổ chức
- Văn hóa quốc gia không những không bị đồng hóa trong tổ chức, mà văn hóa tổ chức còn duy trì và
thúc đẩy nó mạnh hơn.
- Người Đức làm việc cho một MNC’s Mỹ, họ trở nên Đức nhiều hơn, và khi người Mỹ làm việc cho
một MNC’s Đức, họ trở nên Mỹ nhiều hơn.
3.1.3. Tầm quan trọng của sự tương tác ấy đối với MNCs
- Nhận thức trong quản trị nhân sự quốc tế: Cân nhắc khi thuê nhân sự tại các chi nhánh ngoài nước sở
tại, phải nắm bắt được văn hóa tùng quốc gia nơi có chi nhánh của công ty.
Quản trị đa văn hóa của các công ty con như thế nào: Các công ty con ở các nền văn hóa khác nhau sẽ gây
ra các vấn đề cộng hưởng
Câu 3.2: Loại nào trong 4 mô hình tổ chức văn hóa sau: Văn hóa gia đình, văn hóa tháp Eiffel, văn

hóa tên lửa định hướng, văn hóa lồng ấp mà hầu hết người Hoa Kỳ thấy thoải mái. Dựa trên câu
trả lời của bạn, bạn có thể kết luận những gì về tầm quan trọng của sự hiểu biết văn hóa trong
quản trị quốc tế?
3.2.1.Khái quát đặc trưng về 4 mô hình tổ chức văn hóa
3.2.1.1.Văn hóa gia đình
- Là một nền văn hóa được đặc trưng bởi sự tập trung mạnh mẽ vào hệ thống phân cấp và định
hướng vào một người cụ thể.
- Văn hóa gia đình thường tập trung quyền lực và lãnh đạo vào một người đứng đầu được xem như
vai trò của bố mẹ, người hiểu rõ nhân sự của mình.
- Được đặc trưng bởi các nét văn hóa truyền thống, phong tục và sự liên kết ràng buộc lẫn nhau về
nhân sự khó thay người.
3.2.1.2.Văn hóa tháp Eiffel
13
- Là một nền văn hóa được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh hệ thống phân cấp và sự định hướng đến
nhiệm vụ.
- Các mối quan hệ thể hiện qua cấp bậc không liên kết chặt chẽ với nhau và có thể thay thế bất cứ
khi nào
- Thường không có mối quan hệ nào khác với nhân viên ngoài công việc vì nó có thể ảnh hưởng tới
quyêt định, công việc của họ.
- Các nhân viên được đối xử công bằng, làm công việc phù hợp với khả năng và trình độ của nhân
viên đó.
- Văn hóa Eiffel phổ biến ở các nước phái Tây Bắc châu Âu : Đan Mạch, Đức, Hà Lan.
3.2.1.3.Văn hóa tên lửa định hướng
- Là nền văn hóa được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh về bình đẳng tại nơi làm việc và định hưởng tới
nhiệm vụ
- Thường có xu hướng cá nhân
- Trả công theo thành tích và năng lực.
3.2.1.4.Văn hóa lồng ấp
- Là văn hóa được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh về bình đẳng và định hướng tới con người
- Tổ chức kiểu vườn ươm thường là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, được thành lập bởi đội ngũ

đầy năng động đã rời bỏ các công ty phân cấp tháp Eiffel
- Tạo ra môi trường phát triển cho các đối tượng tham gia để gắn sâu với bản chất công việc
- Những người tham gia đều hướng tới 1 mục tiêu chung
3.2.2. Văn hóa tổ chức tại Hoa Kỳ
- Các tổ chức ở Hoa Kỳ thường làm việc mang tính cá nhân
- Tất cả các thành viên trong tổ chức đều bình đẳng và được tôn trọng như nhau
- Động lực tạo ra thường xuất phát từ yêu thích công việc, hướng tới mục tiêu cuối cùng của dự án
hơn là tiền bạc
- …….
 Dựa vào đó ta có thể thấy rằng Văn hóa tổ chức tại Hoa Kỳ phù hợp nhất đó là: văn hóa tên lửa
định hướng
3.2.2. Tầm quan trọng hiểu biết về văn hóa quốc tế
- Hiểu rõ hơn về đặc trưng văn hóa của công ty đó giúp ta thâm nhập thị trường dễ dàng hơn
14
- Biết cách tạo động lực cho nhân viên ở mỗi hình thức tổ chức văn hóa
- Đánh giá sức ảnh hưởng tiềm năng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh tế
và xã hội.
- Giảm xung đột
+ Giữa các thành viên trong công ty
+ Giữa các quốc gia khác nhau
- Dễ dàng điều phối và kiểm soát
Câu 3.3: Loại nào trong 4 mô hình tổ chức văn hóa sau: Văn hóa gia đình, văn hóa tháp Eiffel, văn
hóa tên lửa định hướng, văn hóa lồng ấp mà hầu hết người Nhật Bản cảm thấy thoải mái. Dựa trên
câu trả lời của bạn, rút ra kết luận gì về tầm quan trọng của sự hiểu biết văn hóa trong quản trị
quốc tế?
- Văn hóa gia đình
+ Khái niệm: một nền văn hóa được đặc trưng bởi sự tập trung mạnh mẽ vào hệ thống phân cấp và
định hướng vào một người cụ thể.
+ Mô hình nhân văn, mối quan hệ trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới như trong gia đình
+ Với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình tạo ra

động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn.
+ Người lãnh đạo khéo léo đóng vai trò là chất xúc tác, tạo nguồn năng lượng dồi dào, và có sức
hấp dẫn đến tận sâu thẳm tình cảm và niềm say mê của cấp dưới
+ Quyền lực trong mô hình văn hóa gia đình được thực thi thông qua sự hòa hợp giữa các thành
viên.
+ Văn hóa doanh nghiệp theo mô hình gia đình có xu hướng trở thành môi trường khép kín.Trở
thành khó khăn cho người ngoài trở thành thành viên.
+ Khi hoạt động tốt-> tăng lên gấp bội năng lượng của nhân viên.
+ Khi hoạt động kém -> ngừng hỗ trợ một nhà lãnh đạo làm việc không hiệu quả.
+ Loại hình này hoàn toàn xa lạ với hầu hết các nhà quản lý ở Hoa Kỳ
- Văn hóa phân cấp Eiffel
+ Khái niệm: một nền văn hóa phân cấp Eiffel được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh vào hệ thống phân
cấp và sự định hướng đến nhiệm vụ.
+ Các công việc được xác định rõ ràng, nhân viên biết được họ cần phải làm gì và tất cả mọi thứ
được phối hợp từ cấp cao.
+ Người giữ vị trí hàng đầu có thể bị thay thế bất cứ lúc nào
15
+ Không ảnh hưởng đến công việc mà các thành viên của tổ chức đang làm hoặc các lý do của tổ
chức cho sự tồn tại.
+ Được đánh giá là một hệ thống phân cấp khách quan và hiệu quả.
+ Tuyển chọn nhân viên và đối xử bình đẳng và trung lập phù hợp với kỹ năng và năng khiếu của
mỗi người.
+ Văn hóa Eiffel phổ biến nhất được tìm thấy ở các nước phía tây bắc Châu Âu.
- Văn hóa tên lửa
+ Khái niệm;mô hình này có nghĩa là mọi thứ được thực hiện để giữ vững ý định chiến lược và đạt
được mục tiêu
+ Điều khiển hướng nhiệm vụ do một đội hay nhóm dự án đảm trách. Trong đó mỗi thành viên
nhận nhiệm vụ không được sắp xếp trước.
+ Họ phải làm bất cứ điều gì để hoàn thành nhiệm vụ, và việc cần làm thường không rõ ràng và có
thể phải tiến hành tìm kiếm

+ Nhân viên phải có sự hòa hợp chặt chẽ và hợp tác với tất cả mọi người trong nhóm và được đối
xử bình đẳng trong nhóm.
+ Có sự cơ cấu các thành viên trong nhóm một cách nhanh chóng
+ Nền văn hóa mang xu hướng cá nhân song đều hướng tới mục tiêu chính.
+ Nhân viên sẽ được hưởng lương theo năng lực và thành tích.
-Văn hóa lồng ấp
+ Khái niệm: mô hình này dựa trên quan điểm rằng cơ cấu tổ chức không quan trọng bằng sự hoàn
thiện cá nhân.
+ Một nền văn hóa được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh về bình đẳng và định hướng đến con người.
+ Các tổ chức chỉ là thứ cấp đối với sự thỏa mãn của các cá nhân đang làm việc cho nó.
+ Vai trò của tổ chức là để phục vụ như là vườn ươm cho sự tự thể hiện và tự hoàn thiện mình của
các thành viên
+ Tạo ra môi trường cho các đối tượng phát triển mạnh và có thể khuếch tán ra khỏi sự sáng tạo
chung.
+ Tất cả tham gia với mục tiêu chung
+ Động lực làm việc nhiệt tình và thực sự yêu thích công việc
+ Quan tâm nhiều hơn vào quá trình sáng tạo thể hiện ra hơn là thu thập quyền lực hay đảm bảo thu
nhập.
-Văn hóa gia đình là văn hóa mà hầu hết người Nhật Bản cảm thấy thoải mái.
+ Người Nhật đã xây dựng doanh nghiệp có tổ chức như một gia đình truyền thống. Quan hệ gia
đình trong doanh nghiệp rất bền lâu và tận tụy
+ Họ tìm chỗ ở, giúp con cái họ đến trường và thậm chí bố mẹ nhân viên ốm đích thân lãnh đạo sẽ
đến thăm hỏi tận tình
16
+ Các ông chủ Nhật Bản tin tưởng rằng công ty càng làm nhiều cho gia đình, gia đình càng mong
muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty.
-Tầm quan trọng của sự hiểu biết văn hóa trong quản trị quốc tế?
+ Tìm hiểu về văn hóa giúp doanh nghiệp tránh được sai lầm không đáng có và chiếm được cảm
tình của các đối tác một cách dễ dàng và tự nhiên
+ Thích ứng nhanh chóng với môi trường và từng bước gần đến thành công giúp các thành viên

thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động
Câu 3.4: Có người nhận định rằng: Hầu hết các công ty đa quốc gia không cần phải thâm nhập vào
thị trường nước ngoài để đối mặt với những thách thức đa văn hóa. Bạn đồng ý hay không đồng ý
với ý kiến trên? Hãy giải thích câu trả lời của bạn.
- Khái niệm: thách thức đa văn hóa là những tác động tiêu cực, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh
trên một quốc gia.
- Có 4 nhóm đa văn hóa phổ biến:
+ Nhóm văn hóa đồng nhất
+ Nhóm văn hóa đặc trưng
+ Nhóm văn hóa song song
+ Nhóm đa văn hóa
- Quan điểm các công ty đa quốc gia không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài để đối mặt với
thách thức đa văn hóa là sai. Vì:
+ Đa dạng văn hóa tác động mạnh tới các mối quan hệ bên ngoài của họ:
• Những người mua tiềm năng: văn hóa tín ngưỡng gây ra sự khác biệt trong thói quen mua sắm,
ẩm thực, màu sắc… của người dân từng khu vực.
• Vấn đề quản lý nguồn nhân lực: Các công ty đa quốc gia có đại diện của mình ở nhiều nước và
chủ yếu sử dụng lao động là người nước sở tại, việc quản lý con người từ 1 nền văn hóa khác biệt
không phải dễ dàng
• Sự quản lý của các công ty nhờ vào các nhà quản lý nước ngoài: Mỗi chi nhánh của cty mẹ tại
mỗi quốc gia luôn cần sự hỗ trợ của các nhà quản lý ở nhiều cấp của nước sở tại để nắm bắt thị
trường chính xác.
Việc thâm nhập thị trường nước ngoài mang lại nhiều lợi ích như : Giảm chi phí vận chuyển, mở rộng thị
trường, lợi nhuận và tránh được các rào cản thương mại đối với các mặt hàng của công ty.
17
Câu 3.5: Một số vấn đề tiềm ẩn cần khắc phục khi sử dụng các nhóm đa văn hóa đa dạng trong các
tổ chức hiện nay là gì? Một số lợi thế được công nhận là gì? Hãy nêu và thảo luận về 2 khía cạnh
của mỗi vấn đề?
3.5.1. Nhóm văn hóa
Nhóm đa văn hóa là một tập thể người đến từ các nền văn hóa đa dạng khác nhau, cùng phối hợp, làm

việc với nhau để thực hiện một nhiệm vụ được giao.
3.5.2. Một số tiềm ẩn cần khắc phục trong sử dụng nhóm đa văn hóa .
- Thái độ giữa các nhân viên: Gây ra sự thiếu gắn kết mà kết quả là đơn vị không có khả năng phối
hợp hành động, hoạt động năng suất, và tạo ra 1 môi trường làm việc có lợi cho cả năng suất và
tính hiệu quả
+ Bắt nguồn từ thái độ của nhân viên với nhau
+ Mất lòng tin vào nhau dẫn tới ngờ vực
+ Thường mang theo những khuôn mẫu định kiến
+ Những thành kiến không chính xác
- Hiểu lầm hoặc thông tin không chính xác giữa các nhóm đa văn hóa
+ Có thể do 1 người sử dụng từ ngữ không rõ ràng đối với nhân viên khác.
+ Có thể là cách thể hiện của các bên mang ý nghĩa không giống nhau giữa các nền văn hóa
- Khó khăn trong giao tiếp do khác biệt về ngôn ngữ
- Khó khăn về sự khác nhau trong nhận thức về thời gian
3.5.3. Một số lợi thế được công nhận.
- Nâng cao sự sáng tạo dẫn tới
+ Các quyết định tốt hơn
+ Sự thể hiện hiệu quả và năng suất hơn.
+ Tăng cường hơn các hoạt động nội bộ cũng như các mối quan hệ với khách hàng
- Các thành viên có thể tìm hiểu được nền văn hóa của các quốc gia khác nhau trong tổ chức, nâng
cao sự hiểu biết và mối quan hệ nội bộ
+ Thích hợp cho việc xử lý cơ sở khách hàng gồm nhiều nền văn hóa khác nhau
+ Tạo cho các nhà quản lý ở chính địa phương cũng có sự tiếp xúc quốc tế
+ Giúp tổ chức được linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn. Tạo được niềm tin và sự hài
lòng cho khách hàng
18
- Tránh tình trạng tư duy tập thể ( GROUP THINK)
+ Mỗi cá nhân trong nhóm cho rằng ý kiến của mình là đúng và cho rằng những người
không đồng ý với họ là cố tình phá hoại nỗ lực của họ
+ Dẫn tới các quyết định khác nhau của các cá nhân

+ Các quyết định được thống nhất sau 1 thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện hơn
+ Gây ra sự thiếu gắn kết, không có khả năng phối hợp hành động
+ Hoạt động thiếu năng suất
+ Môi trường làm việc thiếu tính hiệu quả
+ Định kiến các nhóm đa văn hóa với nhau
+ Hiểu lầm hoặc thông tin không chính xác giữa các nhóm khác nhau
+ Các khó khăn trong giao tiếp
- Có nhiều ý tưởng hơn và tốt hơn
+ Do các thành viên đến từ các nền văn hóa khác nhau, họ thường đưa ra một lượng lớn các
giải pháp và khuyến nghị độc đáo hơn.
+ Mỗi người có những hiểu biết sâu về các nền văn hóa khác nhau nên các ý tưởng có
nhiều khả năng đạt hiệu quả tốt
+ Ý tưởng nhiều hơn, tốt hơn
+ Các nhóm đa văn hóa có thể ngăn chặn tư duy tập thể
+ Tăng cường các hoạt động nội bộ cũng như các mối quan hệ với khách hàng
19
Câu 4.1: Có phải mọi người trên thế giới đều có nhu cầu tương tự như mô tả trong hệ thống phân
cấp nhu cầu của Maslow? Những gì trong câu trả lời của bạn tiết lộ về việc sử dụng các giả định
toàn cầu về động lực?
4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của học thuyết maslow
- Theo Abraham Maslow, con người có những cấp độ khác nhau về nhu cầu. Sau khi một nhu cầu
được đáp ứng, một nhu cầu khác sẽ xuất hiện.
- Khi những nhu cầu ở mức thấp nhất được thỏa mãn, con người bắt đầu cảm thấy cần được thỏa mãn
một nhu cầu ở cấp độ cao hơn
- Kết quả là con người luôn luôn có những nhu cầu chưa được đáp ứng và những nhu cầu này thúc đẩy
con người làm việc để thỏa mãn chúng.
+ Nhu cầu sinh lý: nhu cầu vât chất cơ bản như nước, thực phẩm, quần áo và nơi trú ẩn.
+ Nhu cầu an toàn: mong muốn về an ninh, sự ổn định và không phải chịu đau đớn.
+ Nhu cầu xã hội: mong muốn tương tác và liên kết với những người khác và cảm thấy quan trọng
với những người khác.

+ Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu về quyền lực và địa vị, các cá nhân muốn mình được thăng
tiến trong công việc.
+ Nhu cầu tự hoàn thiện: mong muốn đạt được tiềm năng của mình.
- 3 giả định của học thuyết:
+ Nhu cầu cấp dưới phải được thỏa mãn trước khi có thể đạt được nhu cầu cấp cao hơn
+ Nhu cầu đã thỏa mãn không còn đóng vai trò như động lực.
+ Có nhiều cách để đáp ứng nhu cầu cấp cao hơn là số cách để đáp ứng nhu cầu cấp thấp hơn.
4.1.2. Ứng dụng lý thuyết của maslow trên thực tế
4.1.2.1. Các phát hiện quốc tế về lý thuyết maslow
- Mỗi quốc gia và khu vực địa lý dường như có nhu cầu thỏa mãn riêng của mình.
- Hệ thống phân cấp của maslow là quá phương Tây ( cá nhân ) và với tập thể đông thì quan điểm
phương Đông là cần thiết.
+ Các nền văn hóa Châu Á nhấn mạnh hơn vào nhu cầu xã hội.
+ Hệ thống phân cấp nhu cầu ở TQ nói riêng và các nước Châu Á nói chung: xã hội -> sinh lý -> an
toàn -> tự thể hiện ( phục vụ xã hội )
20
 Kết luận: Không phải tất cả mọi người trên thế giới đều có thể áp dụng học thuyết maslow.
Họ sẽ có những nhu cầu tương tự nhưng ở các mức độ khác nhau với từng nền văn hóa.
4.1.2.2. Việc sử dụng các giả định toàn cầu về động lực
- Giả định chung: quá trình động lực là phổ quát, mà tất cả mọi người được thúc đẩy để theo đuổi các
mục tiêu mà họ xem trọng.
+ VD: với người mỹ động lực là tiền bạc, người Nhật động lực là được tôn trọng và quyền lực.
+ Động cơ là phổ quát chung nhưng bản chất cụ thể khác nhau giữa các nền văn hóa nên không lý
thuyết động lực nào có thể áp dụng phổ biến trên tất cả các nền văn hóa.
- Giả định nội dung và quy trình:
+ Giả định về nội dung: giải thích động lực làm việc về những thứ khơi dậy, làm tăng nghị lực hoặc
khởi xướng hành vi nhân viên.
+ Giả định về quy trình: giải thích động lực làm việc của nhân viên mà qua đó hành vi được bắt
đầu, chuyển hướng và dừng lại.
Câu 4.2: Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg có thể ứng dụng để quản trị nguồn nhân lực hay không,

hay giá trị của nó chỉ giới hạn cho các quốc gia Anh?
4.2.1. Nội dung lý thuyết hai yếu tố của Herzberg:
- Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg liên quan chặt chẽ đến hệ thống phân cấp nhu cầu.
- Lý thuyết hai yếu tố động lực cho rằng có hai bộ phận yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong
công việc đó là:
Các yếu tố duy trì. Động lực
• Lương.
• Quan sát kỹ thuật.
• Các chính sách và hành chính của công ty.
• Quan hệ giữa các cá nhân.
• Điều kiện làm việc.
• Thành tích.
• Sự công nhận.
• Trách nhiệm.
• Sự tiến bộ.
• Bản thân công việc.
4.2.2. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg có thể ứng dụng để quản trị nguồn nhân lực bởi:
- Lý thuyết hai yếu tố Herzberg cung cấp những cơ sở hiểu biết về tầm quan trọng của sự hài lòng công
việc trong quản trị nguồn nhân lực.
21
+ Thông qua các lần lặp lại nghiên cứu thử nghiệm lý thuyết Herzberg ở Israel, Zambia, Romania,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra lưu ý rằng:
• Động lực có xu hướng là nguồn gốc của sự hài lòng.
• Các nhân tố duy trì là nguồn gốc của sự không hài lòng
• Hay nói cách khác: Sự thỏa mãn phát sinh từ chính bản thân công việc, trong khi bất mãn
đến từ các điều kiện xung quanh của công việc.
+ Thông qua các nghiên cứu xuyên văn hóa liên quan đến sự hài lòng qua công việc:
• Nếu xếp từ thấp đến cao, thì các yếu tố duy trì đứng thứ hạng dưới cùng.
• Động lực đứng đầu danh sách.
 Kết luận cho 2 nghiên cứu: cho thấy nghiên cứu thử nghiệm lý thuyết Herzberg xác định động lực là

nguồn gốc của hài lòng
 Có vai trò quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực.
- Lý thuyết 2 yếu tố của Herzberg ứng dụng trong quản trị nguồn nhân lực như sau:
+ Làm sáng tỏ những thứ thúc đẩy các nhà quản lý.
+ Có khả năng áp dụng trong xây dựng chiến lược động lực cho việc quản lý nguồn nhân lực hiệu
quả.
4.2.3. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg không giới hạn ở các quốc gia Anh mà cần áp dụng khôn
ngoan ở các quốc gia khác.
- Lý thuyết hai yếu tố Herzberg đưa ra động lực có xu hướng là nguồn gốc của hài lòng nhưng MNCs
nên áp dụng khôn ngoan ở từng quốc gia.
+ Các nước định hướng xã hội như Anh, nên áp dụng Herzberg như sau:Thay đổi bản chất của công
việc sẽ có giá trị hơn so với những thay đổi trong các yếu tố tổ chức hoặc cá nhân.
+ Các nước định hướng xã hội như Pháp, nên áp dụng Herberg như sau:Thay đổi các yếu tố hoàn
cảnh công việc liên kết rõ ràng với hiệu suất có giá trị cao hơn thay đổi bản chất của công việc.
Câu 4.3: Những đặc điểm nổi trội của người đạt thành tích cao là gì? Sử dụng hình 12-7 để tham
khảo, xác định những nước có khả năng có tỷ lệ phần trăm lớn nhất về những người có thành tích
cao. Hãi giải thích tại sao? Cái gì là câu trả lời của bạn để nghiên cứu về quản trị quốc tế?
4.3.1. Đặc điểm của người đạt thành tích cao
- Là những người thích tình huống họ phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc tìm ra giải pháp cho
vấn đề
- Họ muốn dành được chiến thắng nhờ nỗ lực chứ không phải may mắn hay cơ hội
22
- Có xu hướng chấp nhận rủi ro vừa phải, không cao không thấp, để dễ đạt được thành tích hơn là thất
bại vì rủi ro cao
- Muốn được phản hồi về hành động cụ thể của họ để thay đổi hành động của họ.
- Thường có xu hướng cô đơn, không có đội chơi, ít mối quan hệ gần gũi, ít đồng cảm với vấn đề của
người khác.
4.3.2. Các nước có tỷ lệ phần trăm người thành tích cao
- Thường là các nước phương Tây: Anh, Mỹ, Pháp, Đức,…
- Các nước mà nỗ lực kinh doanh được khuyến khíc và thành công cá nhân được thúc đẩy

4.3.3. Nghiên cứu về quản trị quốc tế
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số cách để phát triển thành tích cao ở con người: Giảng dậy các cá
nhân về việc:
- Có được thông tin phản hồi về hiệu suất và sử dụng thông tin hiệu quả và nỗ lực làm những việc có
thể thành công
- Thi đua với những người đã đạt được thành công
- Phát triển mong muốn trong bản thân đối với sự thành công
- Mong muốn tích cực bằng cách hình dung thành công sẽ đến với mình.
Câu 4.4: Một nhà sản xuất Mỹ đang có kế hoạch mở một nhà máy ở Thụy Điển. Những gì công ty
này nên biết về chất lượng cuộc sống làm việc tại Thụy Điển có thể sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến
thiết kế công việc trong nhà máy. Cho một ví dụ và phân tích.
4.4.1. Nêu các khái niệm về thiết kế công việc và chất lượng cuộc sống làm việc.
- Thiết kế công việc bao gồm các nội dung của công việc, các phương pháp được sử dụng trong công
việc và cách thức liên quan đến công việc khác.
- Chất lượng cuộc sống làm việc: Tác động của văn hóa. Chất lượng cuộc sống làm việc là không
giống nhau trên toàn thế giới.
4.4.2. Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến thiết kế công việc.
- Lương thưởng công bằng, đủ cho chi phí sinh hoạt làm người lao động không cần lo lắng cuộc sống
hàng ngày, tập trung cho công việc
- Điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe của người lao động được đảm bảo, có thể làm việc tốt hơn, vận
dụng hết được khả năng.
- Có cơ hội phát triển giúp người lao động có khả năng thăng tiến và cống hiến hết mình cho thiết kế
công việc.
23
- Được sử dụng năng lực công việc cá nhân cho phép lao động được học tập , nâng cao kiến thức, phục
vụ tốt hơn cho thiết kế công việc.
- Hòa nhập xã hội trong tổ chức, giúp người lao động được đánh giá công bằng, họ sẽ muốn phát huy
hết khả năng làm việc.
- Mối quan hệ giữa đồng nghiệp giúp người lao động an tâm làm việc.
4.4.3. Chất lượng cuộc sống công việc ở Thụy Điển: Thụy Điển luôn dành sự quan tâm đặc biệt

đến chất lượng của môi trường làm việc.
- Vấn đề sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc thì 71% NLĐ của Thụy Điển cho rằng sức khỏe và
an toàn tại nơi làm việc là một vấn đề rất quan trọng và 22% thì cho rằng là quan trọng.
- Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 26.242 USD.
- 87% người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 có bằng cấp tương đương với bằng trung học.
- Thụy Điển cũng đạt thứ hạng cao trong tiêu chí môi trường làm việc.
4.4.4. Nêu ví dụ và phân tích.
- Công ty xây dựng ở Thụy Điển đều trang bị cho mỗi nhân viên một chiếc bàn có thể điều chỉnh tự
động chiều cao để đảm bảo tính tiện ích nhất có thể cho mỗi người nhằm hạn chế tác động xấu
đến sức khỏe.
+ Thấy được sự quan tâm chân thành của công ty đến nhân viên nên sẽ nỗ lực làm việc, phát huy tốt
nhất trong thiết kế công việc
+ Sức khỏa được đảm bảo. tránh cái vấn đề về lưng, mắt, giúp nhân viên chuyên tâm làm việc, tập
trung hết mình trong thiết kế công việc.
Câu 4.5: Một công ty Mỹ thiết lập hoạt động ở Nhật cần biết những gì về trọng tâm công việc tại
đất nước này ? Làm thế nào để những thông tin này có giá trị đối với các công ty đa quốc gia?
Ngược lại, điều gì sẽ làm cho một công ty Nhật cần biết về trung tâm làm việc tại Hoa Kỳ? Hãy giải
thích câu trả lời của bạn.
4.5.1 Trọng tâm công việc là gì:
− Là tầm quan trọng của công việc trong cuộc sống liên quan đến các lĩnh vực quan tâm khác của mình
− Cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách thức để thúc đẩy nguồn nhân lực trong các nền văn hóa
khác nhau.
4.5.2 Trọng tâm công việc của người Nhật:
− Người Nhật có mức trọng tâm công việc cao nhất
+ Làm việc là một phần không thể thiếu của Nhật Bản do chi phí sinh hoạt cao tạo nên nét văn hóa
trong tư duy người Nhật.
24
⇒ Vì thế nhiều năm gần đây tăng trưởng kinh tế trì trễ và làm thiếu hụt nguồn nhân lực tại Nhật Bản.
4.5.3 Một công ty đa quốc gia vận dụng thông tin trọng tâm công việc
Một công ty đa quốc gia cần có những so sánh trong văn hóa trọng tâm công việc khi làm việc ở quốc gia

khác để có những chính sách về nhân lực cho phù hợp.
4.5.4 Những điều công ty Nhật cần biết
− Làm việc tại Mỹ, các mối quan hệ và mối quan tâm được dung hòa hơn so với Nhật.
− Người Mỹ tin rằng họ làm việc chăm chỉ hơn thì mức lương cao hơn.
− Người Mỹ có độ hài lòng với công việc cao nhất
⇒ Một công ty Nhật cần nắm rõ về quá trình tạo động lực và thay đổi phù hợp với nền văn hóa để có thể
hợp tác hiệu quả nhất
- Hoa Kỳ là nước có trọng tâm công việc trung bình, người lao động cân bằng hài hòa giữa công việc với
các mối quan tâm khác
- Họ thường làm việc ngay cả trong lúc giải trí
- Lao động Mỹ tăng thời gian làm việc của họ lên 10%.
Câu 4.6: Trong quản trị hoạt động ở châu Âu, trong 3 lý thuyết quá trình (Lý thuyết công bằng, lý
thuyết mục tiêu thiết lập, lý thuyết kì vọng), lý thuyết nào có giá trị nhất đối với một quản trị người
Mỹ? Hãy giải thích tại sao?
4.6.1. Đặc điểm của 3 lý thuyết quá trình
4.6.1.1. Lý thuyết công bằng
- Khái niệm: Là một lý thuyết quá trình tập trung vào cách mà động lực bị ảnh hưởng bởi nhận thức
của con người về việc họ đang được đối sử như thế nào
- Đặc điểm
+ Mọi người được đối xử bình đẳng sẽ có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc và sự hài lòng
của họ mà không cần phải phấn đấu cho sự công bằng.
+ Một cá nhân không được đối xử công bằng trong mối quan hệ với các cá nhân có liên quan sẽ
trở nên bất mãn và tác động tiêu cực đến hiệu suất.
+ Lý thuyết công bằng có sự ràng buộc và được nhìn nhận khác nhau đối với các nền văn hóa
khác nhau
- Hạn chế
+ Mặc nhiên công nhận khi một người không được đối sử công bằng sẽ có hành động làm giảm sự
bất bình đẳng.
25

×