Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Giáo án Giáo dục công dân 9 cả năm_CKTKN_Bộ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 103 trang )

GI ÁO ÁN : GDCD 9
TIẾT :1
NGÀY DẠY : 17/8/2011
BÀI 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ.
(1 TIẾT )
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Nêu được thế nào là chí công vô tư.
-Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.
-Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
1.2/Kĩ năng:Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
1.3/Thái độ:Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công
vô tư.
2.TRỌNG TÂM:
-Nêu được thế nào là chí công vô tư.
-Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa phẩm chất chí công vô tư .
3.CHUẨN BỊ :
3.1/.Giáo viên :_Gương chí công vô tư . Lồng ghép giáo dục môi trường .
–Ví dụ thực tế thể hiện chí công vô tư .
3.2/Học sinh : –Xem đọc kĩ bài trước ở nhà và chuẩn bị đồ dùng đơn giản sắm vai.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1/.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Nắm danh sách lớp, tổ chức lớp ,tập vỡ ,sách học sinh .
4.2/Kiểm tra miệng: -Cho học sinh viết PPCT .
-Các tài liệu cần cho bộ môn và phương pháp học tập đối với GDCD.
4.3/ Bài mới :
Giới thiệu khái quát cấu trúc chương trình GDCD 9 gồm 2 phần:
- Phạm trù đạo đức:Từ bài 1 – bài 11
- Phạm trù pháp luật: Từ bài 12 – bài 18
* Giới thiệu bài :
?Em đã được nghe và xem bộ phim truyện đài Loan “Bao Thanh Thiên Chưa ” ?


? Nhân vật chính trong bộ phim ấy là ai ? Em có nhận xét gì tính cách của nhân vật đó?
GV:Chính Bao Thanh Thiên tỏ thái độ thẳng thắng không vì lợi ích riêng ,không thiên vị , luôn xuất phát
từ lợi ích chung. Đó chính là biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư . Vậy chí công vô tư là gì ,có tác
dụng gì trong cuộc sống đó chính là nội dung chủ yếu của bài học hôm nay .
Giải nghĩa :Chí công vô tư :Hoàn toàn vì lợi ích chung,không vì lợi ích riêng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:Phân tích làm rõ về chí công vô tư :
HS:Đọc tiểu phẩm theo vai SGK trang 3-4.
GV: Nhận xét cách đọc của từng vai .
Liên hệ lịch sử :Triều đại nhà Lí tồn tại 215 năm rồi tan
rã bắt đầu từ thời Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn) đến Lí
Chiêu Hoàng .Đời Lí Cao Tông ,Tô Hiến Thành được ví
như Gia cát lượng thời Tam Quốc .
? Vì sao Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá thay thế
ông lo việc nước ?
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tô Hiến Thành –một tấm gương
về chí công vô tư .

NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 1
GI ÁO ÁN : GDCD 9
? Qua câu chuyện em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?
Chú ý chi tiết :Trần Trung Tá không có điều kiện gần
gũi ông do mãi chống giặc biên cương .
=>Ông là một tấm gương sáng biểu hiện về đức tính
phẩm chất chí công vô tư .
HOẠT ĐỘNG 2: Biểu hiện chí công vô tư:
HS: Đọc truyện SGK trang 3-4.
? “Cả đời tôi chỉ có …nhân dân ’’, em có suy nghĩ gì về

cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh? ( Tích hợp tư tưởng HCM)
? Điều mong muốn của Bác Hồ là gì ?
HS:Tổ quốc được giải phóng dân được hạnh phúc ấm no
? Theo em ,điều đó đã tác động như thế nào đến tình
cảm của nhân dân ta với Bác ?
=>Luôn tự hào là con cháu của Bác Hồ sẽ không có
ngôn ngữ nào ca ngợi biết ơn hết được tình cảm của
mình dành cho Bác.
? Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí
Minh có chung phẩm chất và đức tính gì ?
HS: Tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư .
Thảo luận :3 phút. Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài
học gì cho bản thân và mọi người?
HS:Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong
sáng và cần thiết của tất cả mọi người ,những phẩm chất
đó không chỉ biểu hiện bằng lời nói mà biểu hiện bằng
việc làm làm cụ thể là sự kết hợp giữa nhận thức về khái
niệm ,ý nghĩa của thực tiễn cuộc sống .
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV: Nhận xét ,đánh giá ,tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bài học :
? Đánh dấu (X) vào những việc làm thể hiện đức tính
chí công vô tư ? Vì sao việc làm còn lại không phải là
chí công vô tư ?
1.Làm việc vì lợi ích chung.
2.Giải quyết công việc công bằng .
3.Chỉ chăm lo lợi ích cho mình .
4.Dùng tiền bạc, của cải nhà nước cho việc cá nhân.
? Vậy thế nào là chí công cô tư ?

-Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá là
hoàn toàn có căn cứ : Ai mới là người có
khả năng gánh vác được việc nước công
việc chung của đất nước,chứ không vì lợi
ích riêng tư ,nề tình riêng mà tiến cử
người không phù hợp .
-Ông thật sự công bằng không thiên vị
trong giải quyết công việc hoàn toàn xuất
phát từ lợi ích chung của đất nước không
vì lợi ích riêng cho bản thân .
2. Điều mong muốn của Bác Hồ:
-Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là tấm gương sáng đã dành chọn
đời mình cho đất nước ích quốc lợi dân .
- Với phẩm chất cao đẹp đó nhân dân
ta vô cung kính yêu và tự hào về Bác, luôn
là vị cha già kính yêu của dân tộc.

II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.Chí công vô tư :Là phẩm chất đạo đức
cua con người thể hiện ở sự công bằng
,không thiên vị, giải quyết công việc theo
lẽ phải ,xuất phát từ lợi ích chung đặt lợi
ích chung lên trên lợi ích cá nhân .
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 2
GI ÁO ÁN : GDCD 9
Trò chơi 2 phút :Hai nhóm tìm những biểu hiện về chí
công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống ?
HS: -Chí công vô tư :Tôn trọng sự thật,dũng cảm,bảo

vệ lẽ phải,xử sự công bằng tích cực đóng góp vào cong
việc chung ….
-Không chí công vô tư: Ích kỉ, tham lam, chỉ lo đến
cá nhân ,đối xử thiên lệch ,xuất phát từ sự tham lam ,vì
tình cảm riêng tư….
GV: Nhận xét tuyên dương .
? Bản chất của chí công vô tư ? (Câu hỏi dành cho học
sinh giỏi )
HS: Luôn suy nghĩ và hành động theo lợi ích chung,
không vì lợi ích cá nhân mình mà hy sinh lợi ích chung
của xã hội ,của tập thể , của người khác .
Liên hệ :Giải thích luật pháp bất vị thân .
? Tại sao nói chí công vô tư là một phẩm chất chất tốt
đẹp ,trong sáng và cần thiết của mỗi người?
? Nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư trong cuộc sống
hằng ngày ?
HS:-Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của
mình .Hiến đất để xây trường học
Mở rộng :Nếu ai cũng cũng chỉ nghĩ và hành động vì
lợi ích riêng của mình thì không những lợi ích của tập
thể không có lợi ích mà cá nhân cũng sẽ không được
đảm bảo sẽ có va chạm đỗ vỡ đáng tiếc xảy ra ,xã hội sẽ
rối loạn .
Nhấn mạnh : Có người nói thì tỏ vẻ chí công vô tư
nhưng việc làm thì lại thể hiện tính ích kỉ .Đó là kẻ đạo
đức giả chứ không thật sự không có chí công vô tư .
Tình huống : Có ý kiến cho rằng chỉ những người lớn,
có quyền mới thể hiện chí công vô tư . Còn học sinh nhỏ
tuổi thì không cần có chí công vô tư ? ( Kĩ năng ra
quyết định )

HS: Ý kiến đó sai .Vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện
trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng có thể thực hiện
được .
? Học sinh còn nhỏ thì không thể rèn luyện được phẩm
chất này .Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
( Phương pháp dự án )
HS:Không tán thành , vì học sinh có thể rèn luyện phẩm
2. Ý nghĩa :
_Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập
thể cộng đồng và xã hội .
_Góp phần làm giàu cho đất nước
thêm giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ
văn minh.
3.Rèn luyện chí công vô tư:
-Ủng hộ quí trọng người có chí công vô
tư.
-Phê phán hành động vụ lợi cá nhân,
thiếu công bằng trong giải quyết mọi việc.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 3
GI ÁO ÁN : GDCD 9
chất này qua việc làm cụ thể hằng ngày của bản thân :
Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao
che việc làm sai trái bảo vệ lẽ phải công bằng khi nhận
xét đánh giá người khác .
?Theo em chúng ta cần rèn luyện đức tính chí công vô
tư như thế nào ?
* Tóm lại :để rèn luyện đức tính chí công vô tư
mỗi chúng ta cần nhận thức đúng để phân biệt hành vi
thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư ,cần

có thái độ ủng hộ quí trọng người chí công vô tư ,phê
phán hành động cá nhân tham lam vụ lợi ,thiên vị
trong cuộc sống những hành động này gây ảnh hưởng
đến sự nghiệp xây dựng đất nước .Chúng ta cần học
tập noi gương thế hệ đi trước để xứng đáng cháu
ngoan Bác Hồ . “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư” là nền tảng của xã hội, là phẩm chất đạo đức
trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo
đức của Hồ Chí Minh”
4.4.Câu hỏi bài tập củng cố :
- Hãy nêu cách rèn luyện chí công vô tư và liên hệ bản thân em rèn luyện phẩm chất này như thế nào?
? Học sinh làm bài tập 1 SGK trang 5?
HS : -Hành vi (d),(e) thể hiện chí công vô tư vì Lan và bà Nga đã đặt lợi chung lên trên lợi ích của mình .
-Những hành vi còn lại thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ những lợi ích cá nhân hoặc
vì tình cảm riêng tư mà xử sự không công bằng .
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
–Ghi và học bài kĩ nội dung bài học .
_Làm các bài tập (3),(4) SGK/6.
–Thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất chí công vô tư .
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo : :
–Chuẩn bị bài 2 : Tự chủ.
–Nghiên cứu trước các câu truyện ,tình huống .
-Trả lời câu hỏi thể hiện tính tự chủ.
5.RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
Phương pháp…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Phương tiện /ĐDDH:.……………………………………………………………………………

TIẾT:2
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 4
GI ÁO ÁN : GDCD 9
NGÀY DẠY : 24/8/2011
BÀI: 2 TỰ CHỦ

1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là tự chủ.
-Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
-Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
1.2/Kĩ năng:Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
1.3/Thái độ:Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
2.TRỌNG TÂM;
-Hiểu được thế nào là tự chủ .
-Nêu được biểu hiện người có tính tự chủ .
-Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
3.CHUẨN BỊ :
3.1/Giáo viên:Những tấm gương về tính tự chủ .
3.2/Học sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà ,
4.TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện HS.
4.2.Kiểm tra miệng :
? Thế nào là chí công vô tư ?Nêu ví dụ ?(10 đ)
HS:-Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng không thiên vị,giải quyết công việc
theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .(7đ)
- Ví dụ:Học sinh không vì tình cảm riêng tư mà bỏ qua khuyết điểm của bạn. ?(3 đ)
? Tình huống : Hôm nay Lan trực cờ đỏ phát hiện Nam không đeo khăn quàng nhưng Nam là bạn thân của
Lan nên Lan vẫn báo cáo tốt không có ai vi phạm . Em hãy nhận xét hành vi của Lan ?Nếu ở địa vị của Lan

em sẽ cư xử như thế nào ? (10 đ)
HS: -Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí tư vô tư ,chỉ vì xuất phát từ tình cảm riêng nên đã
thiên vị không tôn trọng lẽ phải.(5đ)
-Nếu là Lan phải trung thực ,tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho Nam biết để Nam hiểu ,thông
cảm ,động viên Nam cố gắng sửa chữa. (5đ).
4.3. Bài mới:
Giới thiệu bài : Nêu gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số
phận ,làm chủ bản thân ,làm chủ cuộc đời xác định vị trí ,vai trò của mình trong xã hội ,đó chính là biểu
hiện của tính tự chủ .Để hiểu rõ về vấn đề đó chúng ta sẽ tìm hiểu bài học học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG1:Biết người tự chủ và thiếu tự chủ:
HS: Đọc truyện “Một người mẹ”SGK trang 6.
? Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi
biết con mình bị nhiễm HIV/AIDS?
? Theo em bà Tâm là người như thế nào?
HS: Đọc câu chuyện N SGK .
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Một người mẹ.
-Nén chặt nổi đau để chăm sóc con .
-Tích cực giúp người bị nhiễm HIV.
-Vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ
,gần gũi chăm sóc họ .
2.Chuyện của N.
-N bị bạn bè rũ rê tập hút thuốc ,rượu
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 5
GI ÁO ÁN : GDCD 9
? N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện
ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?
? Theo em thế nào là một người có tính tự chủ? ?

(Câu hỏi dành cho HS giỏi )
HS:Làm chủ được thái độ hành vi tình cảm của
mình và được những việc làm có ích .
? Cách ứng xử của bà Tâm và N có gì khác nhau ?
HS:Trong những trường hợp khó khăn thử
thách .Và bà Tâm làm chủ được bản thân còn N
không làm chủ hành vi tình cảm của mình nên đã
bị lôi kéo ,sa ngã.
?Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
- Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì?
HS :Trả lời, nhận xét .
Liên hệ:Tổ chức cho HS xử lí tình huống(Kĩ năng
ra quyết định )
-Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
-Bị bạn bè nghi oan.
Kết luận :Trong cuộc sống con người luôn gặp
những khó khăn thử thách ,cám dỗ,cạm bẫy…đòi
hỏi phải luôn tỉnh táo ,bình tĩnh ,biết suy nghĩ và
hành động đúng .
? Thế nào là tự chủ ?
HS:Biết phân tích những hành vi đúng ,sai lựa
chọn hành vi của mình biểu hiện phù hợp nhằm
phát huy dân chủ thể hiện đúng đắn có kỉ luật ,tôn
trọng kỉ luật trong mọi quan hệ mọi lúc mọi nơi .
Trò chơi :2 phút lần lần lược tìm các biểu hiện tự
chủ và thiếu tự chủ ?
Tự chủ Thiếu tự chủ
Bình tĩnh ,không nóng
nảy,không vội vàng
,tự tin,thái độmềm

mỏng , tự kiềm
chế,không hành động
thô lỗ,không bị người
khác lôi kéo,biết sữa
đổi thái độ,cách cư
xử…
Suy nghĩ và hành
động thiếu cân
nhắc,hay nổi nóng,to
tiếng cải vã,trước khó
khăn hoang mang sợ
hãi,dể bị lôi kéo,có
hành vi tự phát, ngẫu
nhiên, cư xử thô lỗ…
GV: Nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm trả lời
đúng , và tìm được nhiều biểu hiện nhất.
? Biểu hiện của tính tự chủ ?
*Mở rộng :Nhà trường và xã hội đang đứng trước
bia,đua xe.
-N trốn học thi trược tốt nghiệp
-N bị nghiện, trộm cắp.
Vì : Không làm chủ bản thân được tình cảm
và hành vi của mình đã bị lôi kéo đến chổ
sa ngã,hư hỏng cho bản thân ảnh hưởng gia
đình ,xã hội .
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:

1.Thế nào là tự chủ?
Là làm chủ bản thân.Người biết tự chủ là
người làm chủ được suy nghĩ, tình

cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh,
điều kiện cuộc sống.
2. Biểu hiện của tính tự chủ.
-Thái độ bình tĩnh, tự tin.
-Biết tự điều chỉnh hành vi, tự kiểm tra,
đánh giá bản thân.
3. Ý nghĩa của tính tự chủ.
-Là đức tính quý giá.
-Con người sống đúng đắn, cư xử có đạo
đức, có văn hóa.
-Giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách ,
cám dỗ.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 6
GI ÁO ÁN : GDCD 9
những thách thức lớn đó là mặt trái của cơ chế thị
trường ,lối sống sống thực dụng ích kỉ xa hoa của
một số thanh niên đều có chung một nguyên nhân
sâu xa là không làm chủ được bản thân .
?Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì? Ngày nay
tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao? Cho
ví dụ minh họa?
HS :Bày tỏ quan điểm cá nhân.
GV: nhận xét và kết luận.
? Tự chủ có lợi như thế nào ?Nếu không tư chủ sẽ
có tác hại gì ?
HS:-Có lợi :Giúp người ta sống có ích cho
mình,cho mọi người,làm con người luôn bình
tĩnh,tự tin
-Có hại :Hành động bộc phát ,dể bị sa ngã,hư

hỏng.
? Để rèn luyện tính tự chủ HS cần phải làm gì?
GV :Nhận xét, kết luận.Cho HS liên hệ bản thân.
Phương pháp bày tỏ thái độ : Theo em người
luôn hành động theo ý mình có phải là người tự
chủ không ?Vì sao ?( Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
)
Kết luận : Trong xã hội nếu mọi người biết tự chủ,
biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội
sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
? Đọc và giải thích câu ca dao SGK/8 ?
? Yêu cầu HS tìm thêm các câu khác về tự chủ ?
?HS làm bài tập 1 SGK/8 .
HS: Cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các
em khác nhận xét, bổ sung.
GV:Nhận xét, đưa ra đáp án,đánh giá ,tuyên
dương.
4.Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
-Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
-Xem xét thái độ, lời nói hành động của
mình đúng hay sai.
-Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
III. Bài tập
1.Giải thích ca dao SGK trang 8: Ý nói
khi con người đã có quyết tâm thì dù bị
người khác ngăn cản cũng vẫn vững
vàng,không thay đổi ý định của mình .
2.Bài tập 1 SGK/ trang 8
-Đồng ý: a,b,d,e.
-Vì:đó là những biểu hiện của tính tự

chủ,thể hiện sự tự tin,suy nghĩ chín
chắn,biết tự điều chỉnh suy nghĩ,hành vi
của mình .
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố:
- Thế nào là tự chủ? Sống tự chủ có tác dụng gì?
- Chúng ta cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
- Tổ chức cho 2 đóng vai tình huống: Hai bạn HS đi xe đạp ngược chiều va vào nhau, 1bạn xe bị hỏng
và người bị xây xát.
HS :Diễn tiểu phẩm,lớp nhận xét,rút ra bài học bản thân.
GV :Nhận xét tuyên dương
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
–Ghi và học bài Về nhà học bài kỹ phần nội dung bài học.
_Làm các bài tập (2),(3),(4) .SGK/ 8
-Thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất chí công vô tư .
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 7
GI ÁO ÁN : GDCD 9
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo :
- Đọc bài 3: Dân chủ và kỉ luật, sưu tầm bài báo, câu chuyện về dân chủ và kỷ luật
-Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/ trang 9,10.
-Xem nội dung bài học và bài tập SGK/ trang 10,11.
-Tìm ví dụ ở lớp, trường…
-Chú ý tình huống sắm vai
5.RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:…………………………………………………………………………………………
-Phương pháp :……………………………………………………………………
-Phương tiện /ĐDDH:………………………………………………………………………………

TIẾT: 3.

NGÀY DẠY: 31/8/2011
BÀI 3 . DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
(1 tiết )
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
-Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
-Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
1.2/Kĩ năng:Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
1.3/Thái độ:Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
2.TRỌNG TÂM;
-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật .
-Biểu hiện mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
-Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
3.CHUẨN BỊ :
3.1/.Giáo viên: Sưu tầm câu chuyện, tình huống,tranh ảnh, sách báo về dân chủ và kỉ luật
3.2/Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ, nghiên cứu kĩ bài học trước ở nhà .
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2.Kiểm tra miệng:
?Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của tính tự chủ? (10 đ)
HS: - Là làm chủ bản thân.(5đ)
-Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều
kiện cuộc sống.(5đ)
? Giải thích vì sao con người cần có tính tự chủ ?Nêu một tình huống đòi hỏi có tính tự chủ mà em đã gặp
và cách ứng xử của em cho phù hợp ?(10 đ)
HS :-Vì con người biết sống đúng đắn,cư xử có đạo đức văn hóa, con người luôn biết bình tỉnh tự tin đứng
vững trước những tình huống khó khăn thử thách cám dỗ.(7đ)
-Nêu tự do.(3đ)
4.3.Bài mới:

NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 8
GI ÁO ÁN : GDCD 9
Giới thiệu bài :Trong sự nghiệp đổi mới ,Đảng và Nhà nước có chủ trương “Dân biết ,dân bàn,
dân làm ,dâm kiểm tra”vì sao Đảng ta chủ trương như vậy ?
HS: Phát huy tính dân chủ trong nhân dân vì nó liên quan đến đất nước .
- Để hiểu rõ hơn về vấn đề dân chủ và kỉ luật và mối quan hệ của nó chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm
nay .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:
HS :Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 9.
Phương pháp thảo luận nhóm :2 phút .
Nhóm 1: Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc
làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai
câu chuyện trên ?
Nhóm 2: Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp
phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A ?
Nhóm 3:Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân
chủ và kỉ luật của lớp 9A dưới sự chỉ đao của
thầy giáo chủ nhiệm ?
Nhóm 4:Việc làm của ông giám đốc ở câu
chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
HS :Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo
cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
?Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho
bản thân ?
HS: Nếu biết phát huy dân chủ và kỉ luật như
lớp 9a sẽ hoạt động có hiệu quả và chất
lượng .Phê phán thiếu dân chủ của ông giám
đốc đã gây ra hậu quả xấu cho công ty.(Kĩ năng

tư duy phê phán )
Tiếp đó gv cho hs trình bày những bài báo , câu
chuyện thể hiện tính dân chủ và kỉ luật cũng như
thiếu dân chủ và kỉ luật mà hs đã sưu tầm được.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Chuyện của lớp 9A.
2. Chuyện ở một công ti.
-Câu chuyện lớp 9a thể hiện tính dân chủ .vì
các bạn được sôi nổi thảo luận ,đề xuất chỉ tiêu
,biện pháp thực hiện ,tham gia các hoạt động tập
thể ,thành lập Đội thanh niên .
-Chuyện ở một công ty là không có tính dân
chủ .Vì công nhân không được bàn bạc ,góp ý
và yêu cầu của giám đốc :sức khỏe công nhân
giảm sút kiến nghị đòi cải thiện lao động đời
sống vật chất nhưng giám đốc vẫn không chấp
nhận .
-Mọi người cùng được tham gia ý thức tự giác
của lớp tuân thủ quy định của tập thể cùng
thống nhất thực hiện ,nhắc nhở đôn đốc thực
hiện kế hoạch của lớp .
-Nhờ phát huy dân chủ nên mọi người đã đưa ra
nhiều ý kiến đóng góp hay ,thiết thực để thực
hiện .
-Ông là người độc đoán ,chuyên quyền gia
trưởng .Việc làm thiếu dân chủ không phát huy
sức mạnh quần chúng ,công ty thua lỗ,phá sản.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 9
GI ÁO ÁN : GDCD 9

@Hs lần lượt trình bày và phân tích câu chuyện,
tình huống đã sưu tầm được.
. Gv nhận xét và tuyên dương tinh thần chuẩn bị
của hs.
GV :Nhận xét , chốt ý .Vì sao phải nghiên cứu
dân chủ và kỉ luật ,phẩm chất này có ý nghĩa gì
trong sự phát triển của con người và xã hội
chúng ta chuyển sang phần hai .
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu nội dung dân chủ
và kỉ luật ,biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
? Thế nào là dân chủ?
? Tìm biểu hiện dân chủ và thiếu dân chủ mà
em biết ?
? Thế nào là kỉ luật?
?Hành vi biểu hiện tính kỉ luật và vô kỉ luật mà
em biết ?
? Bản thân em có thực hiện tốt nội quy của nhà
trường không vậy là là người có tuân thủ kỉ luật
hay dân chủ ?
?Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với
nhau như thế nào ?
HS: Dân chủ là để mọi ngươi thực hiện và phát
huy được sự đóng góp của mình vào những
công việc chung.
-Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được
thực hiện có hiệu quả .
? Tác dụng của dân chủ và kỉ luật? ( Kĩ năng
trình bày mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ
luật )
Liên hệ : có dân chủ mọi người mới cống hiến

trí tuệ ,sức lực cho xã hội ,tập thể đi lên như
trong Hội Nghị Diên Hồng trong cuộc kháng
chiến chống Mông Nguyên 1285(lịch sử 7.)
? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có
dân chủ và kỉ luật?(Phương pháp động não )
Mở rộng :Nếu giờ sinh hoạt lớp mà ai cũng tự
do ý kiến không tuân thủ kỉ luật thì lớp có thể
thống nhất thực hiện được không .
? Chúng ta cần rèn luyện dân chủ và kỉ luật như
thế nào?
? Ai là người có trách nhiệm thực hiện dân chủ
và kỉ luật ?
?Muốn phát huy dân chủ và kỉ luật có hiệu quả
thì chúng ta phải làm gì ?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật?
a/ Dân chủ là:Mọi người làm chủ công việc,
được biết, cùng tham gia, góp phần thực hiện
kiểm tra, giám sát những công việc chung.

b/ Kỉ luật là : Tuân theo những quy định
chung của cộng đồng( tập thể) nhằm tạo ra sự
thống nhất hành động để đạt chất lượng cao.


2. Tác dụng.
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí,
hành động .
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát
triển.


-Xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp
,nâng cao hiệu quả chất lượng lao động ,tổ chức
tốt các hoạt động xã hội .

3. Rèn luyện như thế nào :

- Mọi người tự giác chấp hành kỉ luật
- Cán bộ lãnh đạo:tạo điều kiện cho cá nhân
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 10
GI ÁO ÁN : GDCD 9
HS:Không ngừng học tập văn hóa, mạnh dạn
đóng góp ý kiến trong các cuộc họp và có ý
thức tuân thủ kỉ luật .
? Cần phê phán hành vi gì ?
HS: Thiếu dân chủ độc đoán, gia trưởng thiếu kỉ
luật .
Tóm lại :Trong việc phát huy dân chủ có tính kỉ
luật vừa đem lại lợi ích phát triển nhân cách vừa
góp phần phát triển xã hội .Nên việc phát huy
dân chủ phải tuân theo kỉ luật .
phát huy dân chủ và kỉ luật.
4.4.Câu hỏi bài tập củng cố:
?Làm bài tập 1 SGK trang 11.
HS: - Hoạt động thể hiện dân chủ:(a) ,(c),(đ.)
- Thiếu dân chủ (b.)
-Thiếu kỉ luật (d.)
GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao đúng, sai.
GV: Cho HS sắm vai tình huống thể hiện thiếu dân chủ và kỉ luật trong lớp.

HS: Tự đưa ra lời thoại, phân vai và diễn tình huống.
HS: cả lớp nhận xét, rút ra bài học bản thân.
GV: Nhận xét, tuyên dương .
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Về nhà học kĩ nội dung, làm bài tập 1,2,4sgk/11
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ( vẽ tranh có ý tưởng bảo vệ hoà bình, phản đối chiến tranh)
-Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang12.
-Xem phần nội dung bài học , bài tập và tư liệu tham khảo SGK trang 1416.
5.RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:…………………………………………………………………………………………
-Phương pháp :……………………………………………………………………
-Phương tiện /ĐDDH:……………………………………………………………………………….
TIẾT : 4.
NGÀY DẠY:
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
-Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
-Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam
và trên thế giới.
-Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 11
GI ÁO ÁN : GDCD 9
1.2/Kĩ năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ
chức.
1.3/Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.

2.TRỌNG TÂM;
-Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình .
-Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình .
-Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình ,chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và
trên thế giới.
-Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày .
3.CHUẨN BỊ :.
3.1/Giáo viên: Tranh ảnh bài báo, thơ ca bài hát, một số hoạt động về hoà bình chống chiến tranh.
3.2/Học sinh: Đọc xem bài ở nhà,vẽ tranh bảo vệ hoà bình , xây dựng tình huống để sắm vai.
4.TIẾN TRÌNH :
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kt vỡ ghi chép, bài làm về nhà, SGK
4. 2 Kiểm tra miệng:
?Thế nào là dân chủ?thế nào là kỉ luật?(10đ)
HS: -Dân chủ:Là làm chủ công việc,được biết, được cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám
sát.(5đ)
-Kỉ luật: Là tuân theo những quy định chung nhằm tạo sự thống nhất trong hành động.(5đ)
4.3 .Bài mới :
GV giới thiệu bài: Bài hát “ Em như chim câu trắng” của nhạc sĩ Trần Ngọc.
? Nội dung bài hát nói lên điều gì ?
HS:Bồ câu là biểu tượng của hòa bình ,mong muốn được hòa bình .
GV: Vậy hòa bình là gì ,vì sao lại bảo vệ hòa bình ,và chúng ta làm gì để bảo vệ hòa bình ,tiết học hôm nay
sẽ giúp các em hiểu vấn đề đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặt vấn đề HS :Đọc đặt
vấn đề SGK trang 12.
? Vấn đề 1: Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con
người ?
Nhắc lại kiến thức lịch sử : Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất xảy ra :1914-1918,còn chiến tranh lần thứ hai :
1939-1945.

? Vấn đề 2:Trong khoản thời gian từ 1900 đến 2000 các
cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã để lại hậu
quả gì cho trả em ?
? Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến
tranh ?
HS: Vì hòa bình đem lại cuộc sống bình yên ,ấm no
,hạnh phúc,chiến tranh là đau thương chết chóc ,bệnh tật
thiếu ăn ,không được học hành …
-Nếu hòa bình là khát vọng của loài người thì chiến
tranh là thảm họa của loài người.
- Ngày nay các thế lực phản động , hiếu chiến vẫn đang
âm mưu phá hoại hòa bình ,gây chiến tranh tại nhiều nơi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Thông tin .
-Hậu quả : +Chiến tranh thế giới thứ nhất
làm 10 triệu người chết .
+ Chiến tranh thứ hai làm 60 triệu người
chết (tăng 5 lần )
-Từ 1900 đến năm 2000 đã làm :
+2 triệu trẻ em chết .
+Hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích ,tàn
phế .
+20 triệu trẻ em sống bơ vơ.
+300.000 trẻ em buộc phải đi lính cầm
súng giết người.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 12
GI ÁO ÁN : GDCD 9
trên thế giới .Vì thế chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình .
? Để bảo vệ hòa bình nhân dân tiến bộ toàn thế giới đã

làm gì ?
HS:-Tiến hành nhiều hoạt động mít tinh,biểu tình phản
đối chiến tranh .
? Em có nhận xét gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở
Việt Nam ?
HS: Gây thảm họa tàn khốc cho Việt Nam
nên phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh .
? Em có suy nghĩ gì khi xem ảnh và đọc các thông tin?
? Chiến tranh gây ảnh hưởng gì đến môi trường ?(Giáo
dục môi trường )
Liên hệ : Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh
nào sau đại chiến thế giới lần thứ 2?
HS: -Pháp xâm lược :1946-1954
-Mĩ xâm lược : 1955-1975.
Mở rộng :Hòa bình đối lập với chiến tranh :Chiến tranh
chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa .
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu bài học :
Sơ đồ tư duy .:Viết chữ hòa bình lên bảng nêu câu hỏi
động não :Thế nào là hòa bình ?
?Em có nhận xét gì về tình hình đất nước ta hiện nay ?
HS: Sống trong thời bình từ sau 1975.
? Nhờ có hòa bình mà cuộc sống của nhân dân ra sao ?
HS: Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc ,đất nước bình
yên tự do.
? Bảo vệ hòa bình là gì ?( Ngày 21 tháng 9 là ngày
hoà bình thế giới. )
? Biểu hiện hòa bình trong cuộc sống hằng ngày ?( Kĩ
năng giao tiếp thể hiện lối sống văn hóa )
HS: Biết lắng nghe , không phân biệt đối xử , biết học
hỏi tinh hoa những điểm mạnh của người khác

? Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi
nghĩa ?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ).
2. Hình ảnh :
-Thấy sự tàn khốc của chiến tranh .
-Giá trị của hòa bình .
-Sự cần thiết phải ngăn chặng chiến tranh
bảo vệ hòa bình .
II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Hòa bình là gì? -Hòa bình là tình trạng
không có chiến tranh hay xung đột vũ trang,
là mối quan hệ hiểu biết ,tôn trọng ,bình
đẳng và hợp tác giữa các quốc gia ,dân tộc
trên thế giới,giữa con người với con người
,là khát vọng của toàn nhân loại .
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 13
GI ÁO ÁN : GDCD 9
HS:+Chính nghĩa :-Tiến hành đấu tranh chống xâm
lược .
-Bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ hòa bình .
+Phi nghĩa : -Gây chiến tranh ,giết người ,cướp của
,xâm lược đất nước khác ,phá hoại hòa bình .
Liên hệ : Giai đoạn Mĩ xâm lược nước ta (1955-1975 )
là chiến tranh gì ? Hiện nay Mĩ thực hiện chiến tranh đó
ở đâu ?
HS: Là chiến tranh phi nghĩa , Mĩ đánh IRẮC lí do tìm
vũ khí hạt nhân nhưng thật chất là nguồn dầu lửa.
? Vì sao phải bảo vệ hòa bình ,ngăn chặn chiến tranh ? (
Kĩ năng xác định giá trị )
Nhấn mạnh : Chiến tranh chỉ đem lại đau thương chết

chóc ,đói khát ,thảm họa ,còn hòa bình mang lại cuộc
sống thanh bình ,hạnh phúc ấm no ,học tập …
? Các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh
đang diễn ra ở VN và trên thế giới có ý nghĩa gì ?
HS:
?Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai ?
HS: -Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc
gia ,các dân tộc và của toàn nhân loại .
-Ý thức bảo vệ hòa bình , lòng yêu hòa bình cần được
thể hiện ở mọi lúc mọi nơi ,trong các mối quan hệ và
giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.
Mở rộng : Nhiều nước hiện nay trên thế giới nhận định
rằng : “Không có một nước nào như nước Việt nam liên
tiếp chống chiến tranh suốt ngàn thế kỉ và cũng không
có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam có cách đánh sáng
tạo mưu trí .”đó là một lính Mĩ đã nhận xét .
? Với thành quả đã giành lại được dân tộc ta vẫn luôn
làm gì ? (Kĩ năng giao tiếp văn hóa )
? Hãy chứng minh việc làm trên ?
HS: Mĩ đánh Irac VN lên tiếng phản đối.( Giáo dục
thái độ )
? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh,bảo vệ hòa
bình?
Phương pháp dự án : Để bảo vệ hòa bình, ngay từ khi
ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
HS: Đi bộ vì hòa bình .
-Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến
tranh .
-Cư xử thân thiện với bạn bè ,và mọi người xung quanh
-Biểu hiện của bảo vệ hòa bình :Là giữ gìn

cuộc sống xã hội bình yên ,dùng thương
lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu
thuẫn,xung đột, giữa các dân tộc ,tôn giáo và
quốc gia không để xảy ra chiến tranh hay
xung đột vũ trang .
2. Bảo vệ hòa bình vì :
- Vì hòa bình đem lại cuộc sống ấm no
,hạnh phúc, bình yên cho con người .Còn
chiến tranh chỉ mang lại đau thương tang
tóc ,đói nghèo ,bệnh tật , trẻ em thất học
gia đình li tán …
- Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang
vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế
giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia
,nhiều khu vực trên thế giới
-Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả
các quốc gia ,các dân tộc và của toàn nhân
loại .
3.Chúng ta phải làm gì?
- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
-Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi lúc, mọi nơi,
giữa con người với con người .
-Tham gia đấu tranh vì hòa bình và công lí
trên thế giới.
III.BÀI TẬP :
Bài tập SGK.
Đáp án:a,c.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 14
GI ÁO ÁN : GDCD 9

một cách thân thiện .
-Có ý thức tìm hiểu ,tôn trọng văn hóa các dân tộc và
các quốc gia…
GV cho HS liên hệ bản thân, lớp trường.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập .
GV cho HS làm bài tập SGK.
Em có tán thành với từng ý kiến dưới đây không? Vì
sao?
a. Mọi người đều có quyền sống trong hòa bình .
b. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được
chiến tranh.
c. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách
nhiệm của toàn nhân loại.
Bài tập 1Sgk .
Bài tập 1.
- Đáp án : a,b, d, e, h, i, là biểu hiện lòng yêu
hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
4.4 .Câu hỏi bài tập củng cố :
GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống: học về, thấy một bạn người nước ngoài đang hỏi thăm đường, Tâm chế
giễu, rồi bỏ đi.”
HS: Tham gia sắm vai, nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá. Kết luận toàn bài.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Học bài , làm bài tập/ sgk.
-Sống thân thiện với mọi người và yêu chuộng hoà bình.
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo :
- Đọc bài 5 :Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
-Chú ý:Sưu tầm tư liệu về tình hữu nghị của thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế
giới.

-Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang 17,18.
-Xem phần nội dung bài học, bài tập và tư liệu tham khảo SGK trang 18,19.
5.RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:…………………………………………………………………………………………
-Phương pháp :……………………………………………………………………
Phương tiện /ĐDDH:……………………………………

TIẾT :5.
NGÀY DẠY :
BÀI 5.
TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
1.MỤC TIÊU :.
1.1/Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
-Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
1.2/Kĩ năng:
-Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 15
GI ÁO ÁN : GDCD 9
-Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
1.3/Thái độ: Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
2.TRỌNG TÂM:
-Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
-Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
3.CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên:Bài hát nói về tình đoàn kết ,hữu nghị.
3.2/.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :

4.2.Kiểm tra miệng :
? Hòa bình là gì?Thế nào là bảo vệ hòa bình? Nêu các hoạt động vì hòa bình mà em biết?(10đ)
HS: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.(3đ)
-Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn,
không để xảy ra chiến tranh hay xung đột.(5đ)
- Hoạt động vì hòa bình : Nêu tự do.(2đ)
4.3 .Bài mới :
Giới thiệu bài:Cho HS hát bài “Trái đất này là của chúng em”Nhạc và lời của Trương Quang Lục .
?Bài hát nói lên điều gì?
HS: trả lời.
GV: nhận xét, dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
HS: Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 17
Mở rộng : ASEM gồm có 26 thành viên ,10 nước
châu Á và 15 nước thuộc liên minh châu Au và ủy
ban châu Âu(EC).Đến nay đã 4 lần tổ chức hội
nghị :Thái Lan (1996),Anh (1998),Hàn Quốc
(2000),Đan Mạch (2002),Việt Nam ( 2004).
? Thế nào là tình hữu nghị ?Việt Nam là bạn với các
nước nào ?
?Tính đến tháng 10/2002Việt Nam đã có bao nhiêu tổ
chức hữu nghị song phương và đa phương với các
nước ?
HS: Có 47 tổ chức .
?Thế nào quan hệ song phương và đa phương ?Kể một
vài tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia?
HS: Pháp là nước thứ 2quan hệ song phương
? Tính đến tháng 3/2003 Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao với bao nhiêu quốc gia ?

HS: 167 quốc gia và trao đổi đại diện với 61 quốc gia
trên thế giới.
Nhóm 1,2: Qua quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1.Thông tin.
2.Quan sát ảnh .
-Nói đến tình hữu nghị thân thiện giữa các
nước .Ví dụ : Cuba ,Lào,Campuchia …
-Cho thấy đường lối chính sách đối ngoại
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 16
GI ÁO ÁN : GDCD 9
kiện, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân
ta với nhân dâncác nước khác ?
Nhóm 3,4: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước
và của toàn nhân loại?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các
nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận :Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quí
báu của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
?Nêu những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân
dân ta với các dân tộc khác trên thế giới?
HS: Thăm hỏi các nước ,đá bóng giao hữu, ca nhạc .,
lễ hội Festival( hai năm 1 lần ).
? Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
Ví dụ?
? Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các nước trên thế

giới?Ví dụ minh hoạ?
Phòng tranh :Việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa
các nước trên thế giới:-Bảo vệ môi trường,Xóa đói
giảm nghèo ,du lịch , gia nhập ASEAN.( 28/7/1995),
Tổ chức thương mại thế giới(WTO ) 11/1/2007.
Liên hệ :Nêu sự chuyển biến của Việt Nam ta nhờ
việc mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước mà em
biết ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: Trong lúc đói nghèo do chiến tranh lũ lụt nước ta
nhận được sự đóng góp ủng hộ cả về vật chất, tinh thần
nên nước ta đã thoát ra khỏi nạn đóinghèo
? Chính sách của Đảng ta đối với hoà bình hữu nghị?
Liên hệ :Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết :
“Quan sơn muôn dặm một nhà.
Bốn phương vô sản đều là anh em”
? Vì sao Đảng ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại
hữu nghị với các dân tộc trong khu vực và thế giới?
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là “ Việt Nam
Muốn làm bạn với tất cả các nước phấn đấu vì hòa
bình độc lập và phát triển quan hệ trên nhiều mặt , với
của Việt Nam mở rộng về nhiều lĩnh vực :
Kinh tế ,văn hóa và cũng là dịp để giới thiệu
cho bạn bè các nước biết về đất nước ,con
người Việt Nam.
-Tạo cơ hội cùng hợp tác phát triển thúc đẩy
kinh tế mở rộng giao lưu văn hóa ,tranh thủ
vốn đầu tư nước ngoài .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC ;
1. Khái niệm tình hữu nghị giữa các dân
tộc trên thế giới .

Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này
với nước khác, ví dụ : Việt Nam-Lào, Việt
Nam –Cu ba.
2. Ý nghĩa:
-Tạo cơ hộivà điều kiện để hợp tác cùng
phát triển .
-Tạo sự hiểu biết lẫn nhau , tránh gây mâu
thuẩn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến
tranh.
3. Chính sách của Đảng.
-Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế
thuận lợi.
-Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển.
-Hoà nhập trong quá trình tiến lên của nhân
loại.
4.Công dân :Có trách nhiệm phải thể hiện
tình đoàn kết ,hữu nghị với bạn bè và người
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 17
GI ÁO ÁN : GDCD 9
tất cả các nước . .
? Nguyên tắc quan hệ quốc tế của nhà nước ta quy
định ở điều 14 Hiến pháp 1992 ?
?
? HS chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình
hữu nghị?
-Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi
gặp gỡ tiếp xúc.
-Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà
trường ,địa phương tổ chức …

Liên hệ : Lời nhận định của 1 VĐV Đông TiMo trong
Seagame”Việt Nam rất hiếu khách “
Liên hệ bản thân : Lớp, trường và với bạn bè các
nước.Kết nghĩa ,giao lưu với các trường bạn :THCS
Tân Hòa, Bổ Túc (Kĩ năng thể hiện tinh thần hữu
nghị )
? Lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình đoàn kết hữu
nghị với các tập thể học sinh lớp 9a ?
Kết luận : Giao lưu quốc tế trong thời đại hiện nay trở
thành xu thế của mỗi quốc gia ,mỗi dân tộc bản thân
phải ra sức học tập ngoại ngữ.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
GV cho HS làm bài tập 2 SGK trang 19
HS: Đại diện một số em lên làm bài, các em khác
nhận xét, bổ sung.
GV :Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
nước ngoài bằng thái độ cử chỉ ,việc làm và
sự tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hằng
ngày .
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 2 SGK trang 19:
a.Góp ý với bạn cần phải có thái độ văn
minh lịch sự với người nước ngoài ,cần giúp
đỡ họ khi họ cần .
b.Tham gia tích cực đóng góp sức mình ý
kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp để giới
thiệu con người VN để thấy chúng ta lịch sự
hiếu khách .
4.4 .Câu hỏi bài tập củng cố : .
GV: Tổ chức cho HS chơi trò “ai nhanh hơn”.trong thời gian là 3 phút .

Đội A:Tìm các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết ?
Đội B:Tìm công việc cụ thể của các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết ?
Sau 3 phút, đội nào tìm được nhiều sẽ là đội thắng cuộc.
GV: Giáo dục ý thức, tình cảm cho HS và kết luận.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
-Học bài kết hợp SGK / trang 18.
-Làm các bài tập còn lại SGK trang 19.
-Rèn luyện thóiquen thể hiện thái độ thân thiện với các dân tộc .
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 6: “Hợp tác cùng phát triển”
-Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang 20.
-Xem phần nội dung bài học, bài tập SGK trang 22,23.
5.RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:…………………………………………………………………………………………
-Phương pháp :……………………………………………………………………
-Phương tiện /ĐDDH
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 18
GI ÁO ÁN : GDCD 9
TIẾT:6
NGÀY DẠY :22/9/2011
Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
-Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
-Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
1.2/Kĩ năng:Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
1.3/Thái độ:Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.

2.TRỌNG TÂM:
-Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
-Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
-Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
3. CHUẨN BỊ :
3.1/Giáo viên: Câu chuyện về sự hợp tác .
3.2/.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ, xem bài trước ở nhà .
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện HS ,vỡ ghi chép ,bài tập ở nhà .
4.2. Kiểm tra miệng :
? Khái niệm tình hữu nghị ? Ý nghĩa?Chính sách của Đảng ?(10 đ)
HS: a. -Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.(3đ)
b. -Tạo cơ hội, điều kiện hợp tác cùng phát triển mọi mặt.(3đ)
-Tạo sự hiểu biết, tránh gay mâu thuẩn, căng thẳng dẫn đến chiến tranh.
c. -Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.(4đ)
-Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển.
-Hoà nhập trong quá trình tiến lên của nhân loại .
? Đánh dấu x vào hành vi mà em đồng ý ? Giải thích ?(10 đ)
a.Chăm chỉ học tốt môn ngoại ngữ .(3đ)
b.Giúp đỡ khách nước ngoài du lịch sang Việt Nam .(3đ)
c.Tham gia thi vẽ tranh vì hoà bình.(4đ)
d.Ném đá trêu chọc trẻ em nước ngoài.
HS:Trả lời a,b,c.
4.3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng nào? có liên quan đến cuộc
sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại để hoàn thành xứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác giữa
các dân tộc ,các quốc gia trên thế giới đó là vấn đề chính hôm nay chúng ta cần nắm .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu nội dung phần đặt
vấn đề.

HS :Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 20 .
Thảo luận nhóm 2 phút :
Nhóm 1: Qua thông tin về Việt Nam tham gia
các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì?
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Thông tin .
2.Quan sát ảnh .
-Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 19
GI ÁO ÁN : GDCD 9
HS: -Liên hợp quốc (UN),ASEAN,Tổ chức y
tế thế giới(WHO),Chương trình phát triển liên
hợp quốc(UNDP),Tổ chức lương thực và nông
nghiệp (FAO),Tổ chức văn hóa khoa học …
(UNESCO),Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF).
-Tính đến tháng 12 VN đã quan hệ
thương mại 200 quốc gia và khu vực lãnh thổ.
Nhóm 2: Bức ảnh về trung tướng phi công Phạm
Tuân nói lên ý nghĩa gì ?
Nhóm 3: Bức ảnh cầu Mỹ Thuận là biểu tượng
nói lean điều gì?
Nhóm 4: Bức ảnh các bác sĩ Việt Nam và Mỹ
đang làm gì và có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận
xét bổ sung.
GV :Nhận xét .
Kết luận :Giao lưu quốc tế trong thời đại hiện
nay trở thành nhu cầu sống của mỗi dân tộc .Hợp
tác hữu nghị với các nước sẽ giúp đất nước ta

tiến nhanh ,tiến mạnh lên CNXH, nó cũng là cơ
hội cho thế hệ trẻ nói chung và bản thân nói riêng
trưởng thành và phát triển .
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV đàm thoại giúp HS hiểu được:
? Thế nào là hợp tác?
? Nêu vài vi1dụ về sự hợp tác cùng phát triển ?
HS:-Nước ta đã và đang hợp tác với Liêng bang
Nga trong khai thác dầu khí .
-Hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển
cơ sở hạ tầng .
-Hợp tác với Ô-xtrây-lia trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo
? Có bao giờ em đã hợp tác với ai chưa ? Về vấn
đề gì ? Kết quả ra sao ?
?Ý nghĩa của hợp tác?
HS:-Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc
có tính toàn cầu.
-Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo
phát triển.
quốc tế .
-Đó là sự hợp tác toàn diện thúc đẩy sự phát
triển của đất ước .
-Là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ với
sự giúp đỡ của Liên Xô cũ.
-Cầu Mỹ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa
Việt Nam và ÔXtrâylia về lĩnh vực giao thông vận
tải.
-Các bác sĩ Việt Nam và Mỹ đang phẩu thuật
nụ cười cho trẻ em Việt Nam .Thể hiện sự hợp tác

về y tế và nhân đạo .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Thế nào là hợp tác.
Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn
nhau trong công việc ,lĩnh vực nào đó vì sự phát
triển chung của các bên .
2. Ý nghĩa.
-Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề
cấp thiết ,đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại .
-Để giải quyết những vấn đề đó cần phải có sự hợp
tác quốc tế chứ không một quốc gia ,một dân tộc
riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được .
3.Nguyên tắc :.
-Tôn trọng độc lập, chủ quyền ,toàn vẹn lãnh thổ của
nhau .
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 20
GI ÁO ÁN : GDCD 9
-Đạt mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
? Em có nhận xét gì về vấn đề môi trường hiện
nay ?Theo em việc hợp tác quốc tế trong việc
bảo vệ môi trường có ý nghĩa gì ? ( Giáo dục
môi trường )
? Hợp tác dựa trên nguyên tắc nào?
HS:Bình đẳng ,hai bên cùng có lợi ,không xâm
phạm đến lợi ích của người khác .
Liên hệ : Nêu một số thành quả đạt được nhờ sự
hợp tác mà em biết ?
HS: Nhà máy thủy đện Hòa Bình ,bệnh viện Việt
Đức ,dịch cúm gia cầm .

? Theo em quan hệ hợp tác các nước sẽ giúp
chúng ta có điều kiện gì ?(Câu hỏi dành cho
học sinh giỏi )
a. Học vấn (x.) b.trìnhđộ quản lí.(x ) c .Khoa
học công nghệ (.x)
? Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong
công tác đối ngoại ?
? Em có nhận xét gì về chính sách hợp tác của
Đảng và nhà nước ta hiện nay ?
HS:Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh
vực :Kinh tế ,văn hóa ,giáo dục ,y tế
?Trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn
luyện tinh thần hợp tác?
HS:Tham gia các hoạt động : Bảo vệ môi
trường ,nơi ở, nơi học, tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS…
GV :Nhận xét chốt ý.
GV cho HS liên hệ bản thân, lớp, trường và với
bạn bè các nước.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
GV cho HS làm bài tập SGK trang 23.
HS: Đại diện một số em lên làm bài, các em khác
nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
GV: Cho HS sắm vai tình huống: Giới thiệu về
thành quả hợp tác tốt ở địa phương.
HS diễn tiểu phẩm,lớp nhận xét,rút ra bài học
bản thân.
GV kết luận .

-Không can thiệp vào công việc nội bộ cuả nhau.
-Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ,bình
đẳng cùng có lợi Giải quyết các bất đồng tranh
chấp bằng thương lượng hòa bình .
-Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép ,áp
đặt và cường quyền .
4. Rèn luyện:
− Quan tâm, có thái độ hữu nghị, đoàn kết
với người nước ngoài.
− Giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người
Việt Nam trong giao tiếp.
Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao
động.
III. Bài tập.
4.4 . Câu hỏi bài tập củng cố:
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
a. Học tập là việc của từng người, phải tự cố gắng.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 21
GI ÁO ÁN : GDCD 9
b. Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn.
c. Không nên ỷ lại người khác.
d. Lịch sự văn minh với khách nước ngoài.
e. Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội.
f. Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.
HS: Đáp án : (2),(3),(4)
GV: Gợi ý HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
GV: Nhận xét , kết luận.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này :

-Học bài kết hợp SGK trang 22.
-Làm các bài tập còn lại SGK trang 23.
-Thực hiện hợp tác với bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày .
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 7: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
-Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang 23.
-Xem phần nội dung bài học, bài tập SGK trang 25,26
5.RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:…………………………………………………………………………………………
-Phương pháp :……………………………………………………………………
-Phương tiện /ĐDDH:………………………………………………………………………………….…

TIẾT :7
NGÀY DẠY :29/9/2011
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC .(2 tiết )
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Hiểu được thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế
thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
1.2/Kĩ năng: Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.3/Thái độ: Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.TRỌNG TÂM:
-Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3.CHUẨN BỊ :

3.1/Giáo viên:Kể một số nghề truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3.2/Học sinh:Xem bài trước ở nhà .
4.TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện HS, vỡ ghi chép, SGK.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 22
GI ÁO ÁN : GDCD 9
4.2. Kiểm tra miệng:
? Thế nào là hợp tác? Ý nghĩa của hợp tác? (10 đ)
HS:-Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích chung.(4đ)
-Ý nghĩa.(6đ)
+Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
+Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
+Đạt mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
? Đánh dấu x vào việc làm hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường:
a. Đầu tư phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên.
b. Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường.
c. Thi hùng biện về môi trường.
=> a,b,c.
4.3. Bài mới
Giới thiệu bài:Dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh ,nhân dân ta
đã kiên quyết đấu tranh với tinh thần :Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh .
? Tinh thần đấu tranh đó nói lên điều gì ?
HS: Lòng yêu nước .
GV: đó là truyền thống nói chung và truyền thống yêu nước nói riêng là tinh thần vô giá của dân tộc ta
được lưu truyền từ đời này sang đời khác .Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học
hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nội dung phần dặt
vấn đề

GV giới thiệu phần đặt vấn đề
HS : Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 23.
Thảo luận nhóm (2phút )
Nhóm 1: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta
thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác?
Nhóm 2: Hãy chứng minh tinh thần yêu nước
của dân tộc ?
Nhóm 3 :Em biết gì về cụ giáo Chu Văn An?
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.
2. Chuyện về một người thầy.
-Thể hiện tinh thần yêu nước sôi nổi kết thành
làng sóng mạnh to lớn vượt qua mọi sự nguy
hiểm khó khăn nhấn chìm bè lũ bán nước và
cướp nước .
-Thực tiển chứng minh các cuộc kháng chiến
của dân tộc ta : Bà Trưng ,Bà Triệu ,Tiền Lê,
Trần Hưng Đạo ,Lê Lợi ,Nguyễn Huệ…chống
giặc Pháp ,Mỹ.
-Tham gia chiến sĩ ngoài mặt trận ,công chức
ở hậu phương ,phụ nữ, các bà mẹ Việt Nam
anh hùng công nhân ,nông dân thi đua sản xuất
-Là một nhà giáo thời Trần rất nổi tiếng có
công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước ,học
trò của thầy là những người thành đạt nổi
tiếng.
- Hành vi của học trò cũ khi đến nhà thầy Chu
chào thầy và kính cẩn.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 23

GI ÁO ÁN : GDCD 9
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử cua
học trò cụ Chu Văn An ? Cách cư xử đó thể hiện
truyền thống gì của dân tộc ta?
Chú ý chi tiết: Chào vào nhà ,chào to kính
cẩn ,không dám ngồi sập ,xin ngồi kế bên trả lời
cặn kẻ mọi việc .
HS: Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo
cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét , chốt ý ,tuyên dương.
? Tình cảm và việc làm trong câu chuyện trên thể
hiện truyền thống gì ?
HS:Những việc làm tuy khác nhau nhưng đều
giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàng và biết
phát huy truyền thống yêu nước .
? Em có suy nghĩ gì qua 2 câu chuyện trên ?
HS:-Truyền thống yêu nước là một truyền thống
quí báu ,đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi
cho đến ngày hôm nay .
-Biết ơn kính trọng thầy cô giáo đó là truyền
thống tôn sư trọng đạo của dân tộc .Đồng thời
cần thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính
đó như học trò cụ Chu Văn An .
HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung bài học.
Giải thích : Truyền thống là gì :Thói quen hình
thành trong nếp suy nếp nghĩ của con người,
được truyền lại .
? Thế nào là truyền thồng tốt đẹp của dân tộc ?
? Nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Việt Nam ?
Lưu y : Tuy nhiên truyền thống và những thói
quen nếp nghĩ và nếp sống có cả mặt tích cực và
tiêu cực lạc hậu .
Liên hệ :Tập quán lạc hậu ,sống tùy tiện coi
thường luật pháp ,tục lệ ma chay, mê tín dị đoan

? Em hiểu gì về phong tục ,hủ tục ? (Câu hỏi
dành cho học sinh giỏi )
HS: -Truyền thống thể hiện sự lành mạnh gọi là
phong tục Vd: Xông nhà, lì xì, cưới xin , đưa
rước ông Táo
-Ngược lại : Truyền thống không tốt , không phải
-Đến mừng sinh nhật thầy cư xữ đúng tư cách
là một học trò kính cẩn lẽ phép, khiêm tốn
trọng thầy giáo cũ của mình .
-Thể hiện tôn sư trọng đạo .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá
trình lịch sử lâu dài, truyền từ đời này sang đời
khác.
2.Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam: Yêu nước ,chống giặc ngoại xâm,đoàn kết
nhân nghĩa ,cần cù lao động ,hiếu học ,tôn sư
trọng đạo. các truyền thống văn hóa nghệ thuật.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 24
GI ÁO ÁN : GDCD 9
thì gọi là hủ tục Vd:Lấy chồng sớm, chết để

nhiều ngày, trai 5 thê 7 thiếp…
GV: Cho HS quan sát tranh sgk .
? Quan sát tranh và cho biết dân tộc ta có những
truyền thống gì?
Mở rộng : Có nhiều loại truyền thống :
-đạo đức :Yêu nước ,cần cù, nhân nghĩa
-Truyền thống lao động :Dệt vải, trồng lúa
nước ,gốm,đúc đồng …
-Văn hóa nghệ thuật : Múa rối nước ,tuồng chèo

4.4.Câu hỏi bài tập củng cố:
? Bài tập a SGK trang 25?
Đáp án :Hành vi đúng :(a),(c),(e),(h),(i),(l),(g).
Vì :Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu tuyên truyền và thực hiện theo các
chuẩn mực giá trị truyền thống .
? Thế nào là phong tục? Thế nào là hủ tục? Cho ví dụ và sam vai tình huống về hủ tục?
Trò chơi 2 phút :Những ngành nghề nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ?
1.Gốm ,đúc đồng .
2.Võ cổ truyền.
3.Lồng đèn ,rượu vang .(S)
4.Múa rồng (S).
5.Múa rối .
6.Ao ki mônô, nhạc thính phòng .(S)
7. Chèo tuồng ,cải lương .
GV: Nhận xét, kết luận.
4.5 . Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
Học bài kết hợp SGK trang 25.
*Đối với bài học ở tiết học tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 7: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” phần còn lai.

-Tìm hiểu phong tục tập quán ở địa phương em đang ở tiết sau giới thiệu tại lớp .
-Xem phần nội dung bài học, bài tập SGK trang 25,26.
5.RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:…………………………………………………………………………………………
-Phương pháp :……………………………………………………………………
-Phương tiện /ĐDDH:………………………………………………………………………… …

Bài 7 TIẾT: 8.
Tuần 8. NGÀY DẠY:6/10/2011
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (tt)
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:
-Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Hiểu được thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
NĂM HỌC : 2011-2012
Trang 25

×