Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
Báo cáo thực tập tổng hợp
1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Tiến Minh
1.1. Quá trình hình thành
Ngày 09/10/2002 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiến Minh (Viết tắt: TMC)
được thành lập theo Quyết định 12/QĐ-KHDT của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc
Ninh với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
Ban đầu mới thành lập, Công ty TNHH Tiến Minh thuê một số kho hàng của
nhà máy xay Đáp Cầu (Thành phố Bắc Ninh), sau do nhu cầu sản xuất phát triển
công ty tiếp tục thuê 1,03 ha của Công ty xi măng Sông Cầu (Việt Yên – Bắc
Giang) để lắp đặt dây chuyền sản xuất ống nhựa, tấm nhựa ốp trần và cửa nhựa.
Năm 2009, Công ty tăng vốn điều lệ lên 33,04 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư
Daiwa Hồng Kông góp vốn 10 tỷ đồng và đầu tư thêm vốn để mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Năm 2010, Công ty hoàn thành việc xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp
Quế Võ. Nhà máy được xây dựng hoàn chỉnh trên diện tích 40.000 m2 vởi tổng
mức đầu tư trên 100 tỷ đồng và trên 60 dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại từ
châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh là Các sản
phẩm nhựa trong ngành xây dựng, trang trí nội ngoại thất.
Địa chỉ:
Nhà máy: Khu G1c - Khu Công nghiệp - Quế Võ - Bắc Ninh
Trụ sở chính: Số 404, Ngô Gia Tự, Tiền An, Bắc Ninh.
Điện thoại: (0241) 3617788 - (0241)3617775 - (0241)3617774
Fax: (0241) 3617777
Văn phòng Hà Nội: Ô 52 lô 7,2 ha Vĩnh Phúc - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 3 2474 165
Fax: (04) 3 2474 163
1.2. Quá trình phát triển:
Qua thời gian hơn 10 năm hoạt động và không ngừng phát triển Công ty
TNHH Tiến Minh đã khẳng định được vị thế trên thị trường cung cấp các sản phẩm
về nhựa. Sản phẩm công ty sản xuất ra khi đến tay người tiêu dùng luôn được thông
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
qua hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm; Chất lượng sản phẩm cao, giá cả phù
hợp đã được khách hàng đón nhận ngay từ khi sản phẩm mới có mặt trên thị trường.
Đây chính là yếu tố tiên quyết để khẳng định ngày càng mạnh mẽ vị thế của Tiến
Minh trên thương trường.
Với hệ thống thiết bị dây chuyền nhập mới của Đài Loan, sự chuyển giao công
nghệ được thực hiện đúng quy trình nên việc vận hành máy đạt hiệu quả cao, hạn
chế tối đa sản phẩm hỏng, nên giá thành hợp lý và sản phẩm có sức cạnh tranh cao,
thị trường tiêu thụ được mở rộng khắp các tỉnh, thành phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hà Tây Nhờ đó mà doanh thu của doanh nghiệp không ngừng gia tăng:
năm 2006 bình quân doanh thu của công ty đạt 122 tỷ đồng; năm 2007 doanh thu
đạt trên 133,5 tỷ đồng, năm 2008 doanh thu của công ty đã đạt gần 180 tỷ đồng.
Đặc biệt từ năm 2009, nhận được nguồn vốn đầu tư và vốn vay từ nhà đầu tư Daiwa
Hong Kong, Công ty đã có bước tăng trưởng ngoạn mục về doanh thu và lợi nhuận
nhờ vào việc mở rộng thị trường trong nước và gia nhập thị trường xuất khẩu mặt
hàng nhựa. Năm 2009, tổng doanh thu của Công ty đạt 378 tỷ đồng trong đó doanh
thu trong nước đạt 182 tỷ đồng, năm 2010 là 463 tỷ đồng trong đó doanh thu trong
nước đạt 230 tỷ đồng.
Với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề được đào
tạo chu đáo cả về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý, Công ty đã
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra những mẫu mã mới, phù
hợp và đón trước được nhu cầu của thị trường, phục vụ kịp thời sự phát triển của
cuộc sống hiện đại. Đến nay Công ty TNHH Tiến Minh tự hào là một doanh nghiệp
luôn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng tấm ốp trang trí nội thất và sản
phẩm ống cấp thoát nước cao cấp PVC, ống và phụ kiện hàn nhiệt PPR Vietpipe
đem lại vẻ đẹp, sự tiện nghi và chất lượng cho mỗi công trình.
Công ty không ngừng mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế trong nước
và nước ngoài bằng việc liên doanh, liên kết đẩy mạnh sản xuất phát triển, trao đổi
hàng hoá, đa dạng hoá mặt hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cuối năm 2008, Công ty TNHH Tiến Minh chính thức đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh ở nhà máy mới hiện đại khang trang - được xây dựng đồng bộ và
quy mô trên diện tích 40.000m2 tại đường G1C Khu liền kề Khu Công nghiệp Quế
Võ Bắc Ninh - đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Công ty.
Với mong muốn ngày càng phục vụ Quý khách tốt hơn, Công ty TNHH Tiến Minh
luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thiện quy trình tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đồng thời có phương hướng mở rộng sản xuất thêm nhiều mặt hàng vật tư
thiết bị phục vụ ngành xây dựng và trang trí nội ngoại thất khác trong tương lai.
Những thành quả của công ty đạt được:
Năm 2007 được nhận Huy chương Vàng từ Hội chợ Quốc tế hàng Công
nghiệp Việt Nam dành cho sản phẩm Ống dẫn nước sạch và sản phẩm chịu nhiệt.
Năm 2008 được nhận Bằng chứng nhận Cúp vàng sản phẩm dịch vụ xuất sắc
lần thứ II từ Liên Hiệp các Hội Khoa học Việt Nam.
Năm 2009 được Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tặng Huy chương
Bạc danh cho doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm cao.
Năm 2010 được Ban Tổ chức Triển lãm Quốc tế trực thuộc Bộ Xây dựng tặng
Huy chương Vàng cho sản phẩm Ống nhựa chịu nhiệt.
1.3. Các sản phẩm của Công ty
Công ty TNHH Tiến Minh hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại sản
phẩm nhựa trong ngành xây dựng, trang trí nội thất. Các sản phẩm chủ yếu của
Công ty là: ống nhựa PP-R Vietpipe, phụ kiện chịu nhiệt PP-R và phụ kiện ren đồng
mạ niken, tấm ốp trần, ốp tường TMC, ống nhựa UPVC, ống máng luồn dây điện,
cửa nhựa các loại
Các sản phẩm được Công ty sản xuất đồng bộ trong nước có chất lượng sản
phẩm cao, giá cả phù hợp, phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại kích cỡ nên đã
được khách hàng đón nhận ngay từ khi mới có mặt trên thị trường và được ứng dụng
rộng rãi trên toàn quốc cho lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và nông nghiệp.
Các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty:
- Ống nhựa chịu nhiệt PP-R
- Ống nước nóng PP-R.
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Ống nước lạnh PP-R
- Phụ kiện nhựa PP-R
- Phụ kiện nhựa PP-R có ren bằng hợp kim đồng mạ Niken
- Van nhựa PP-R
- Van nhựa PP-R tay chụp INOX
- Van cửa bằng đồng có khớp nối chuyên dụng dùng cho PP-R
- Van Bi có khớp nối chuyên dụng dùng cho PP-R
- Rắc co nhựa PP-R
- Rắc co đồng ren trong dùng cho ống nhựa PP-R
- Rắc co đồng ren ngoài dùng cho ống nhựa PP-R
- Nút bịt PP-R
- Ống nhựa cấp thoát nước PVC
- Tấm nhựa ốp trần, ốp tường
- Ghen điện
- Cửa nhựa.
Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của Công ty Tiến Minh. Quan
điểm của TMC luôn coi con người là yếu tố chủ thể của hoạt động sản xuất, làm
chủ và sử dụng công nghệ tiên tiến, phát huy thế mạnh về trang thiết bị máy móc kỹ
thuật trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Vì vậy, trong thời
gian qua Công ty thường xuyên nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm và
thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000. Bằng sự nỗ lực và phấn đấu hết mình, Công ty sẵn sàng giúp đỡ và
khẳng định chất lượng thông qua việc đưa ra các giải pháp bảo hành, dịch vụ chăm
sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại sản xuất trong nước và nhập khẩu nước ngoài, đáp ứng tốt nhất nhu cầu
và lợi ích của Khách hàng.
3. Mục tiêu hoạt động và đặc điểm sản xuất của Công ty
3.1. Mục tiêu hoạt động:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, trở thành doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nhựa tầm cỡ của khu
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
vực Đông Nam Á, vươn lên là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành
sản xuất ống nhựa.
- Bảo vệ môi trường, đảm bào an toàn lao động, tạo việc làm cho lao động địa
phương cũng như trong cả nước.
- Tổ chức việc hạch tóan và báo cáo tình hình trung thực theo chế độ nhà nước
quy định, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đóng góp xây dựng và phát
triển địa phương.
- Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký và điều lệ thành lập công
ty và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
- Tiêu chí hoạt động của Công ty TNHH Tiến Minh: "Hướng tới khách hàng,
đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết".
3.2. Tư cách pháp nhân của công ty :
- Công ty được quyền giao dịch mua bán ký kết hợp đồng kinh tế với mọi cá
nhân, tổ chức mà pháp luật không cấm, liên doanh hợp tác đầu tư sản xuất kinh
doanh.
- Được quyền vay vốn tại các ngân hàng, cũng như được quyền huy động vốn
cá nhân, tổ chức trong cả nước để phát triển kinh doanh theo pháp luật.
- Được quyền tham gia hội chợ, quảng cáo, triển lãm hàng hoá trong nước và
quốc tế.
- Được quyền chọn lao động và tổ chức bộ máy quản lý theo Điều lệ Công ty.
- Và các quyền khác theo Quy định của Pháp luật.
3.3. Đặc điểm sản xuất của công ty :
Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty là Các sản phẩm nhựa trong ngành xây
dựng, trang trí nội ngoại thất.
Trên 10 năm hoạt động kinh doanh trong ngành sản xuất các sản phẩm nhựa,
Công ty đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức và cơ hội trong nền kinh tế thị
trường như: thiếu vốn kinh doanh, giá mua nguyên vật liệu sản xuất thay đổi khó dự
đoán, máy móc thiết bị lạc hậu theo công nghệ hiện đại bên cạnh đó nhiều cơ sở
sản xuất tư nhân cạnh tranh gay gắt, hàng ngoại nhập tràn ngập thị trường trong
nước làm cho sức mua của khách hàng về sản phẩm nhựa của Công ty giảm đáng
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
kể, nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấu vượt lên những khó khăn để tạo chỗ
dựa vững chắc trên thị trường hàng nhựa.
3.4. Thị trường của công ty
Thị trường của TMC khá rộng lớn cả trong và ngoài nước, đặc biệt là sự phát
triển thị trường xuất khẩu sau khi nhà đầu tư Daiwa Hongkong tham gia góp vốn
vào Công ty trong năm 2009.
Đối với thị trường trong nước: Sản phẩm của Công ty là nguyên vật liệu dùng
để hoàn thiện nội thất cho các công trình nhỏ, nhà cấp 4 nên đối tượng khách hàng
là những người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, giá thành phải hợp lý để người tiêu
dùng chấp nhận. Các sản phẩm của Công ty chủ yếu đựơc phân phối ở các tỉnh
thành phố miền Bắc 93,8% ,thị trường miền Trung 1.2% và miền Nam là 5%. Riêng
sản phẩm ống dẫn nước sạch công ty chiếm trên 80% thị phần cung cấp cho hộ gia
đình và các Công ty cấp thoát nước tại Bắc Ninh, Bắc Giang.
Đối với thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của Công ty xuất sang thị trường
Hồng Kông và Trung Quốc đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải có chất lượng cao, đối
tượng khách hàng là người có thu nhập khá trở lên.
Để sản phẩm đạt chất lượng cao, nguyên liệu dùng để sản xuất được Công ty
lựa chọn kỹ. Nguyên liệu bột nhựa được nhập của các công ty liên doanh uy tín ở
thành phố Hồ Chí Minh để sản phẩm có độ bóng, mịn và có độ dẻo tạo sức bền cao
cho sản phẩm.
Đến nay, Công ty có 50 dây chuyền sản xuất chính, trong đó có 15 dây chuyền
ép với chiều rộng 18cm. Năm 2007, Công ty còn đầu tư gần 1 tỷ đồng mua 3 máy in
tạo mầu.
Để tiết kiệm nguồn điện năng và hạn chế sản phẩm hỏng khi máy khởi động
nên các dây chuyền này đều hoạt động liên tục 24/24 giờ. Máy hoạt động liên tục
nên việc vệ sinh máy công nghiệp, vệ sinh nhà xưởng được lãnh đạo Công ty đặc
biệt quan tâm, yêu cầu người đứng máy ở các dây chuyền sản xuất phải thực hiện
đúng lịch trình để bảo đảm an toàn lao động, đồng thời việc phòng, chống cháy nổ
đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, người lao động đã sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động như:
Quần áo, giày, mũ, khẩu trang khi sản xuất để bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trong quá
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
trình sản xuất tại từng dây chuyền có bộ phận KCS kiểm tra để phát hiện kịp thời và
loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu.
Cùng với việc quan tâm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
lãnh đạo Công ty còn quan tâm tới việc tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty
đã thành lập phòng kinh doanh gồm 25 người có nhiệm vụ đi các tỉnh, thành để
chào hàng tại các cửa hàng bán nguyên vật liệu xây dựng đồng thời nhóm Xuất
Nhập Khẩu cũng kết hợp với Daiwa Hongkong để duy trì hoạt động Mua bán Xuất
nhập khẩu. Thông qua công tác tiếp thị, Công ty nắm được lượng hàng tiêu thụ để
chỉ đạo sản xuất, cung ứng phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng.
4. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty TNHH Tiến Minh,
Với quy trình công ngệ tương đối phức tạp, sản xuất liên tục 24/24, Công ty đã
tổ chức nhiều bộ phận sản xuất. Mỗi bộ phận được chia nhiều tổ với các chức năng
khác nhau, thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
7
Ban GĐ
Phòng sản
xuất chính
Phòng hậu
cần
Tổ
ép
Tổ
màng
mỏng
Tổ
dệt
bao
Tổ
sp
PVC
và ống
nước
Tổ
bao
bì
Tổ cắt
manh
Tổ
may
bao
Tổ
cơ
điện
Tổ
K
C
S
Tổ
phối
liệu
Báo cáo thực tập tổng hợp
5. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
5.1. Sơ đồ tổ chức
Để tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất, Công ty TNHH Tiến Minh đã
thiết lập mô hình quản, lý theo mô hình trực tuyến tham mưu. Mô hình này đã giúp
cho việc điều hành quản lý các bộ phận phối hợp đồng bộ và ra quyết định chính
xác, kịp thời mang lại hiệu quả trong quản lý kinh doanh
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
8
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TV
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM
SOÁT
Phòng Hành
chính- Nhân sự
Phòng Kỹ
Thuật
Phòng Kinh
Doanh-XNK
Phòng Kế Toán
Tài Chính
Bộ Phận Sản
Xuất Chính
Bộ Phận
KCS
Bộ Phận Hậu
cần
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ tham mưu
Báo cáo thực tập tổng hợp
5.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
* Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động
thông qua các cuộc họp Hội đồng thành viên thường niên, bất thường và thông qua
việc lấy ý kiến bằng văn bản. Hội đồng thành viên quản lý Công ty toàn diện về mọi
mặt thông qua các nghị quyết, quyết định và Điều lệ hoạt động của Công ty. Đồng
thời, Hội đồng thành viên có toàn quyền quyết định cho vị trí Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Tổng Giám đốc.
* Chủ tịch Hội đồng thành viên: là người đại diện theo pháp luật của Công ty có
quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mặt chiến lược ngắn hạn và trung hạn của
Công ty, về tổ chức cán bộ, ban hành các quyết định bổ nhiệm từ Phó Tổng Giám đốc
trở xuống. Hiện nay, bà Ngô Thị Thơm đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên.
* Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc do Hội đồng Thành viên bầu ra và các Phó
Tổng Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng thành viên bổ nhiệm để giúp đỡ công việc hàng
ngày cho Tổng Giám đốc. Các vị này trực tiếp quản trị, điều hành, giám sát các hoạt
động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên và Chủ tịch Hội đồng
thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Bà Ngô Thị Thơm
làm Tổng Giám đốc, các ông Ngô Thế Toàn làm Phó Tổng giám đốc điều hành, ông
Nguyễn Thành Nam làm Phó Tổng giám đốc phụ trách Kỹ thuật.
* Ban kiểm soát: là người thay mặt Hội đồng thành viên để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh và điều hành công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Hội đồng
Thành viên bầu ra.
* Phòng Hành chính – Nhân sự: Phụ trách vấn đề nhân sự như: tuyển dụng
đào tạo, bố trí nhân sự….xây dựng các kế hoạch về tiền lương, định mức lao động,
tham vấn cho giám đốc về khen thưởng kỷ luật cũng như giải quyết các vấn đề về
quyền lợi, chế độ chính sách cho công nhân viên trong TMC và các vấn đề khác về
hành chính như: trà nước, vệ sinh, cung cấp văn phòng phẩm, soạn thảo hợp đồng
* Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, bảo trì, bảo
dưỡng các máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, kết
hợp với phòng Kế toán – Tài chính để thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống
tính toán giá thành và lợi nhuận.
* Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức
công tác thu mua nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
chức khâu nhập khẩu, cung ứng nguyên vật liệu, khâu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
Hồng Kông… phối hợp với phòng Kế toán – Tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh để có biện pháp nâng cao lợi nhuận.
* Phòng Kế toán - Tài chính: có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán
lại công ty, ghi chép, xử lý, lập báo cáo tài chính vào cuối năm, kết hợp với các
phòng ban đưa ra đánh giá về tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao lợi
nhuận. Hiện nay, ông Nguyễn Quang Đạo – Kế toán trưởng phụ trách phòng và
công tác Kế toán; ông Nguyễn Văn Tiệp – phó trưởng phòng phụ trách công tác Tài
chính. Phòng Kế toán – Tài chính có 5 nhân viên.
6. Tổ chức bộ máy Kế toán – Tài chính
6.1. Sơ đồ tổ chức
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
10
Kế Toán Trưởng
(Phụ trách Kế toán)
Phó Phòng KT-TC
(Phụ trách TC)
Kế
toán
thanh
toán
tiền
mặt
Kế
toán
Tiền
lương,
BHXH,
TSCĐ
Kế
toán
Tiền
Vật tư,
tiêu thụ
Kế
toán
Quản trị
Tài
chính
Kế toán
Tiền
Thanh
toán
ngoại tệ
& thống
kê
Thủ
Quỹ
kiêm
Kiểm
soát
Nội
bộ
Ghi chú:
Quan hệ quản lý điều hành
Quan hệ nghiệp vụ
Báo cáo thực tập tổng hợp
6.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
1. Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về toàn bộ công tác
kế toán tài chính của Công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyên môn kế toán
như công tác kế toán bộ máy phù hợp với tính chất sản xuất kinh doanh và yêu cầu
quản lý, lập đầy đủ, chính xác và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, giám sát việc
chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty, trực tiếp chịu trách
nhiệm về tài khoản tiền gửi tại ngân hàng của Công ty.
2. Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp phụ trách tài chính: Chịu trách
nhiệm trước Ban Giám đốc về công tác báo cáo, phân tích kế toán tài chính quản trị,
kết hợp với kế toán trưởng để đề xuất các phương án sử dụng nguồn tài chính của
Công ty. Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tập hợp số liệu tại phòng kế toán làm căn
cứ để lập Báo cáo tài chính.
3. Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và tiêu thụ:
Theo dõi hạch toán mua, thanh lý, khấu hao tài sản cố định và hạch toán nhập, xuất,
tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu,
theo dõi các khoản phải thu công nợ.
4. Kế toán tiền mặt và thanh toán công nợ: Quản lý và hạch toán các khoản
vốn vay bằng tiền, tiền vay, tiền gửi ngân hàng và quĩ tiền mặt. Chịu trách nhiệm về
những vấn đề liên quan đến quá trình thanh toán với khách hàng như: phải thu của
khách hàng, phải trả cho người bán, tạm ứng lương, trả trước cho người bán
5- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kiểm tra các bảng lương
của các phòng ban gửi lên và lập bảng tổng hợp tiền lương, phân bổ tiền lương và
các khoản trích theo lương vào các tài khoản chi phí phù hợp.
6- Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng: Theo dõi hạch
toán kho thành phẩm, các sản phẩm hàng gửi bán, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
và các đại lý, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong nước và tiêu thụ xuất
khẩu.
7- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí và tính
giá thành cho từng loại sản phẩm của công ty căn cứ vào các chứng từ, sổ sách liên
quan, là căn cứ cho việc xác định giá vốn hàng bán.
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
8- Thủ quỹ kiêm Chuyên viên Kiểm soát nội bộ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền
mặt và thu, chi tiền mặt vào sổ quĩ hàng tháng. Đồng thời, cán bộ này là một chuyên
viên kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra các công việc của kế toán
giám sát việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra việc chấp hành các
nguyên tắc của chế độ kế toán. Cuối mỗi quý, kiểm soát viên này nộp báo cáo kiểm
soát đặc biệt về công tác tài chính kế toán lên Phó trưởng phòng, sau đó Phó trưởng
phòng thảo luận với Trưởng phòng để báo cáo, kiến nghị lên Ban Giám đốc.
7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, 2009, 2010
- Hình thức kế toán sử dụng: Nhật ký chứng từ.
- Niên độ kế toán công ty áp dụng từ 1/1 đến 31/12 kỳ hạch toán của công ty
là hàng tháng.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
- Hệ thống tài khoản sử dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài
chính ban hành.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ): đánh giá TSCĐ theo nguyên
giá và giá trị còn lại.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị đã hao mòn
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định là Phương pháp khấu hao theo đường
thẳng.
- Hệ thống tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính của Công ty áp dụng theo
chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho hàng tồn kho và
thực hiện đăng ký kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ.
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Báo cáo tài chính của TMC tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 và 2010
7.1. Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008
TÀI SẢN NGẮN HẠN 121.650.253.445 98.802.083.398 74.984.318.611
Tiền và các khoản tương đương tiền 28.332.487.307 9.669.291.362 20.883.614.775
Các khoản đầu tư ngắn hạn 6.000.000.000 -
Các khoản phải thu ngắn hạn 63.460.728.137 70.905.477.243 33.685.913.223
Hàng tồn kho 23.207.793.078 17.771.836.653 19.697.102.536
Tài sản lưu động khác 649.244.923 455.478.140 717.688.077
TÀI SẢN DÀI HẠN 142.232.719.624 110.723.717.817 73.463.114.722
Tài sản cố định 137.209.805.347 107.425.631.177 70.408.641.962
Tài sản cố định hữu hình 97.517.625.165 66.971.212.977 34.953.841.293
Tài sản cố định hữu hình thuê tài
chính 20.561.992.858 19.293.516.417 17.082.391.965
Tài sản cố định vô hình 17.423.751.179 17.898.079.942 18.372.408.704
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.706.436.145 3.262.821.841 -
Tài sản dài hạn khác 5.022.914.277 3.298.086.640 3.054.472.760
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 263.882.973.069 209.525.801.215 148.447.433.333
NGUỒN VỐN 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008
NỢ PHẢI TRẢ 177.419.887.088 135.166.456.548 118.958.057.863
Nợ ngắn hạn 148.025.258.791 101.922.966.655 103.326.021.083
Nợ dài hạn 29.394.628.297 33.243.489.893 15.632.036.780
VỐN CHỦ SỞ HỮU 86.463.085.981 74.359.344.667 29.489.375.470
Vốn chủ sở hữu 86.463.085.981 74.359.344.667 29.489.375.470
Vốn góp của chủ sở hữu 33.043.528.075 33.043.528.075 10.000.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 53.419.557.906 41.315.816.592 19.489.375.470
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 263.882.973.069 209.525.801.215 148.447.433.333
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
7.2. Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu 2010 2009 2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 463.450.880.131 377.618.986.944 179.061.854.286
Các khoản giảm trừ doanh thu (102.683.579) (125.115.818) -150.146.047
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 463.348.196.552 377.493.871.126 178.911.708.239
Giá vốn hàng bán (390.754.581.910) (300.342.787.015) 0
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.593.614.642 77.151.084.111 47.234.654.572
Doanh thu hoạt động tài chính 3.847.373.441 1.548.406.125 1.801.896.647
Chi phí tài chính (12.861.866.761) (10.618.208.447) -14.129.620.369
Trong đó: Chi phí lãi vay (6.413.329.375) (4.108.327.095)
Chi phí bán hàng (32.346.433.157) (22.379.840.717) -18.687.790.097
Chi phí quản lý doanh nghiệp (19.789.638.527) (17.515.634.278) 0
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.443.049.638 28.185.806.794 1.469.875.360
Thu nhập khác 2.514.582.906 5.591.482.655 2.876.634.783
Chi phí khác (639.551.698) (4.486.972.611) -1.041.615.018
Lợi nhuận khác 1.875.031.208 1.104.510.044 1.835.019.765
Lợi nhuận kế toán trước thuế 13.318.080.846 29.290.316.838 3.304.895.125
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (1.215.489.750) (2.191.139.941)
Thu nhập/(Chi phí) thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại 1.150.218 (272.735.775)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12.103.741.314 26.826.441.122 3.304.895.125
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
7.3. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu Mã số 2010 2009
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận trước thuế 01 13.318.080.846 29.290.316.838
Điều chỉnh cho các khoản:
Khấu hao và phân bổ 02 23.862.810.425 20.502.442.316
Dự phòng hàng tồn kho 03 (108.974.967) (86.816.369)
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 1.312.123.162 2.816.810.450
(Lãi)/Lỗ từ thanh lý tài sản cố định 05 (285.206.666) 303.989.748
Lãi tiền gửi ngân hàng 05 (605.779.202) (376.167.733)
Lãi cho vay 05 (621.900.000) -
Chi phí lãi vay 06 6.413.329.375 4.108.327.095
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu
động
08 43.284.482.973 56.558.902.345
Giảm/(Tăng) các khoản phải thu 09 1.259.966.836 (27.634.439.672)
(Tăng)/Giảm hàng tồn kho 10 (5.326.981.458) 2.012.082.252
Tăng/(Giảm) các khoản phải trả 11 10.372.448.417 (2.966.300.071)
Tăng chi phí trả trước 12 (5.495.853.110) (2.884.347.359)
Tiền lãi vay đã trả 13 (6.342.018.557) (4.062.376.050)
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 - (1.814.346.362)
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 (1.150.218) 192.434.491
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 15 (7.600.000) -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 37.743.294.883 19.401.609.574
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tiền chi để mua sắm tài sản cố định và tài sản dài hạn
khác
21 (43.157.747.312) (13.488.153.205)
Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 22 526.724.236 350.623.377
Tiền lãi nhận được 27 556.081.424 376.167.733
Tiền lãi từ cho vay 27 396.583.333
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (41.678.438.319) (12.761.362.095)
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Tiền vay ngắn hạn nhận được 33 101.907.647.859 29.952.038.021
Tiền vay dài hạn nhận được 33 10.284.800.000 18.912.898.979
Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (82.522.017.753) (60.605.065.580)
Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 (7.044.936.516) (6.098.694.609)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 40 22.625.493.590 (17.838.823.189)
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG NĂM 50 18.690.350.154 (11.198.575.710)
TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN ĐẦU NĂM 60 9.669.291.362 20.883.614.775
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 (27.154.209) (15.747.703)
TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN CUỐI NĂM 70 28.332.487.307 9.669.291.362
Như trình bày ở trên, với hệ thống thiết bị dây chuyền nhập mới của Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật Bản sự chuyển giao công nghệ được thực hiện đúng quy trình nên
việc vận hành máy đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa sản phẩm hỏng, nên giá thành
hợp lý và sản phẩm có sức cạnh tranh cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng khắp
các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là việc chiếm được thị phần lớn ở các tỉnh
phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây (cũ), Hải Dương, Nam Định, Thái
Bình và gần đây là mở rộng hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhờ đó doanh
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
thu của Công ty không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng cao: năm 2006 bình
quân doanh thu của công ty đạt 72 tỷ đồng; năm 2007 doanh thu đạt trên 133,5 tỷ
đồng, năm 2008 doanh thu của công ty đã đạt gần 180 tỷ đồng. Đặc biệt từ năm
2009, nhận được nguồn vốn đầu tư và vốn vay từ nhà đầu tư Daiwa Hong Kong,
Công ty đã có bước tăng trưởng ngoạn mục về doanh thu và lợi nhuận nhờ vào việc
mở rộng thị trường trong nước và gia nhập thị trường xuất khẩu mặt hàng nhựa.
Năm 2009, tổng doanh thu của Công ty đạt 378 tỷ đồng trong đó doanh thu trong
nước đạt 182 tỷ đồng, năm 2010 là 463 tỷ đồng trong đó doanh thu trong nước đạt
230 tỷ đồng.
Trong tổng số lao động của Công ty là 912 lao động trong khi số lao động có
độ tuổi dưới 30 là 579 người chiếm 63%, Công ty TNHH Tiến Minh tự hào với đội
ngũ nhân viên trẻ trung và đầy nhiệt huyết. Đội ngũ lao động được đào tạo chu đáo
cả về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý, tác phong công nghiệp,
nghệ thuật kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp có đời sống vật chất, văn hoá tinh
thần ngày một cải thiện, nâng vị thế của Công ty lên một tầm cao mới. Công ty luôn
quan tâm đến chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực
tương lai và đặc biệt đề cao vai trò của từng cá nhân, con người trong sự phát triển
của Công ty.
Đối với hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
đề ra các chủ trương như cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng cường mở
rộng thị trường, đổi mới sản phẩm, thiết bị đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao
chất lượng bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tập trung xử lý các vấn
đề về tài chính và cân đối tình hình tài chính Công ty. Phòng Kế toán – Tài chính
dưới sự phân công trách nhiệm của Ban Giám đốc phải nộp Báo cáo tài chính và
các đề suất, giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuận vào ngày mùng 10 của tháng liền kề
tháng được báo cáo. Do vậy, áp lực trách nhiệm của Phòng Kế toán – Tài chính là
rất lớn. Công tác phân tích tài chính của TMC hiện nay cũng rất được chú trọng, tuy
nhiên Phòng chỉ tập trung vào phương pháp phân tích so sánh, các phương pháp
khác chưa được áp dụng triệt vào công tác phân tích để nộp báo cáo lên Ban Giám
đốc. Do vậy, theo gợi ý của Phòng Kế toán – Tài chính, em quyết định chọn đề tài:
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
“Phân tích tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao năng lực phân tích tài
chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiến Minh”.
Nguyễn Đức Phương Lớp: TCDN – VB2
17