Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.93 KB, 50 trang )

Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG
BIỂU
Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức tại hội sở Ngân Hàng TMCP Quân Đội Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2: Cơ cấu nhân sự Error: Reference source not found
Biểu đồ 3: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008 – 2012. Error: Reference source not
found
Biểu đồ 4: Dư nợ tín dụng cho vay theo kì hạn 2008 –2012 (tỷ đồng) Error:
Reference source not found
Biểu đồ 5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2008 – 2012.Error:
Reference source not found
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động ngân hàng luôn được coi là một hoạt động quan trọng không thể
thiếu của nền kinh tế thế giới cũng như đối với từng quốc gia. Với nền kinh tế hiện
nay, việc xuất hiện càng nhiều hệ thống ngân hàng cũng như hàng loạt các hoạt
động đầu tư và tín dụng đã chứng tỏ được sự phát triển mạnh mẽ từng bước vượt
bậc của nền kinh tế.
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thì Việt Nam cũng có mạng lưới
Ngân hàng phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với
những dự án đầu tư và cho vay trung và dài hạn.
Và là một sinh viên chuyên ngành đầu tư – để hoàn thiện và bổ sung kiến thức
cho bản thân và có một cái nhìn thực tế hơn về chuyên ngành của mình em đã liên


hệ để được thực tập ở Khối đầu tư – Ngân hàng TMCP Quân đội – trụ sở 21 Cát
Linh- Đống Đa- Hà Nội. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong khối đầu
tư em đã có cái nhìn tổng quan về ngân hàng bao gồm: quá trình hình thành và phát
triển của MB nói chung, trụ sở chính nói riêng , cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của các
phòng ban, tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây cũng như là
định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng TMCP Quân đội.
Báo cáo bao gồm ba phần:
Phần 1: Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội
Phần 2: Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân hàng
TMCP Quân đội giai đoạn 2008 – 2012
Phần 3: Một số định hướng viết đề tài tốt nghiệp
Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi
thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo cũng như góp ý của thầy cô, Giám đốc và
các anh chị chuyên viên trong Ngân hàng để bản báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn: Lương Hương Giang đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện báo cáo thực tập này. Em cũng xin được cảm ơn
Ban giám đốc, các anh chị công tác tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân Đội đã
giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập trong
khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
1
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh
là Military Commercial Joint Stock Bank), hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội,
hay viết tắt là ngân hàng TMCP Quân đội hoặc MB, là một ngân hàng thương mại

cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội có trụ sở chính đặt tại số 21 Đường
Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại của Ngân hàng Quân đội là tướng Lê Hữu
Đức

, tổng giám đốc là đại tá Lê Công.
• Hội sở: Số 21 Cát Linh, Hà Nội
• Website chính thức: www.militarybank.com.vn
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Military Commercial Joint Stock
Bank) gọi tắt MB được thành lập vào năm 1994, theo Quyết định số 00374/GP-UB
của Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, MB chính thức đi vào
hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với
thời gian hoạt động là 50 năm. Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu,
MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn
trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín
chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giai thưởng Sao vàng Đất Việt,
Giai thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và
nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng.
Trải qua 18 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định
hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB và các công ty con hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong
ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại
Việt Nam. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh
chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị
trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN
xếp hạng A tiêu chuẩn cao nhất do NHNN VN ban hành.
Năm 1997: MB đã vững vàng vượt qua cơn khủng hoảng tài chỉnh là NH
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: CQ514195
2
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
TMCP duy nhất vẫn có lãi.
Năm 2000: MB phát triển vượt qua khuôn khổ của một ngân hàng, từng bước
lớn mạnh thành một tập đoàn bắt đầu bằng việc thành lập tập 2 công ty thành viên
là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long, hiện nay là Công ty cổ phần Chứng
khoán Thăng Long và Công ty Quản lý nợ và Khai thắc tài sản Ngân hàng Quân đội
nhằm đa dạng hóa dịch vụ, hướng tới mô hình tổ chức tìa chính đa năng và hiện đại.
Năm 2003: Sao 7 năm kinh doanh hiệu quả (1994 – 2000), MB quyết định cải
tổ để phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn theo đề án cải tổ MB> vì vậy MB đã
cùng công ty tư vấn nước ngoài xây dựng chiến lược 2004 - 2008
Năm 2004: Đánh dấu cột cốc quan trọng 10 năm MB xây dựng và phát triển
với quy mô lớn mạnh gấp nhiều lần so với ban đầu. Tổng số vốn huy động tăng 511
lần, Tổng tài sản tăng từ 32 tỷ lên 7000 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận đạt hơn 500 tỷ
đồng. Khai trương Tòa nhà Hội sở mới của MB ở Liễu Giai- Hà nội vào cuối năm
2004
Năm 2004- 2008: Giai đoạn phát triển rực rỡ của MB. Vốn chủ sở hữu của
MB tặng đều qua các năm, đạt 4026 tỷ đồng vào năm 31/12/2008. Tổng tài sản của
MB đến cuối năm 2008 đạt 41.809,7 tỷ đồng, bằng 10 lần so với thời điểm
1/1/2004. Tổng dư nợ tín dụng của NH đạt 15.041,9 tỷ đồng, bằng 5,6 lần so với
đầu năm 2004, nợ xấu cũng được kiểm soát dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế tặng
trưởng ở mức cao, bình quân tặng 61%/năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt
xấp xỉ 771 tỷ, tặng 10 lần so với 2003.
Năm 2009 là một năm có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu ngân hàng quân đội MB
tròn 15 tuổi. MB đã hoàn thành tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng. Đón nhận
huân chương lao động hạng 3, đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 của Bureau
Veritas Certification. Ra mắt trung tâm dịch vụ khách hàng 247
Năm 2010: Bổ nhiệm tổng giám đốc mới. ký kết và hoàn thành triển khai dự
án tư vấn xây dựng chiến lược 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020.

Năm 2011: Ngân hàng MB đã thực hiện thành công việc chuyển giao vị trí
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng, đồng thời chuyển chức năng hànhc hính quân sự về
trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Đảng bộ Ngân hàng thuộc Quân ủy Trung ương. Thực
hiện thành công việc niên yết cổ phiếu trên sở giao dịch CK TP.HCM. Năm 2011
MB cũng tổ chức thành công khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ 2 tại
PnomPenh - Cam
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
3
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Và đến nay năm 2012 thì từ 1 ngân hàng có số vốn ít ỏi 20 tỷ đồng và 25 cán
bộ nhân viên, sau 18 năm thì MB đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng
TMCP hàng đầu tại Việt Nam với mức vốn điều lệ gấp 500 lần đạt 10.000 tỷ VND
với hàng vạn cổ đông cùng hơn 4.997 cán bộ nhân viên đang làm việc tại MB (tính
cả công ty con là 5.548 cán bộ nhân viên). MB hiên nay đã có năng lực tài chính và
khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN VN
quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của NH trong tương lai.
Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng đạt 175.612 tỷ VND tính đến cuối năm
2012. Hiện nay, xét vể tổng tài sản và vốn điều lệ thì MB là 1 trong những NH
TMCP có quy mô lớn.
1.2 .Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ chủ yếu
1.2.1 Hoạt động huy động vốn
- Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế
- Vay từ Ngân hàng nhà nước
- Tiền gửi của khách hàng (từ các tổ chức kinh tế và dân cư)
- Vốn tài trợ ủy thác đầu tư và cho vay
- Phát hành giấy tờ có giá
1.2.2 Hoạt động tín dụng – bảo lãnh
MB đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều công trình kinh tế quốc phòng, dân sinh
trọng điểm tài trợ tín dụng cho khách hàng là các Tổng Công ty, các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, cho các hộ kinh tế cá thể cũng như các cá nhân để vay trả góp, phục vụ
đời sống hoặc kinh doanh.
Các hoạt động tín dụng:
•Các doanh nghiệp tổ chức
MB đã tham gia tài trợ cho nhiều tập đoàn kinh tế, và các tổng công ty lớn và
MB đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho nhóm khách hàng này, tài trợ
vốn lưu động cho các khách hàng với mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước
thuộc lĩnh vực, viễn thông, phân phối, lượng thực, thực phẩm, hàng gia dụng, hàng
tiêu dùng thiết yếu.
Để tài trợ tín dụng tốt nhất cho khách hàng thì MB đã thiết lập một hệ thống
các sản phẩm dịch vụ tiện ích:
- Tài trợ dự án các ngành năng lượng, dầu khí, cảng biện
- Cho vay theo món/ hạn mức tín dụng tài trợ vốn lưu động
- Cho vay chiếu bộ chứng từ xuất khẩu
- Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Bao thanh toán trong nước
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
4
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
- Cho vay dựa trên hàng tồn kho và các khoản phải thu
- Cho vay cổ phần hóa
•Cá nhân
- Cho vay mua xe trả góp
- Cho vay du học, xuất khẩu lao động
- Cho vay mua nhà chung cư, đất dự án
- Cho vay chứng khoán
- Cho vay ứng tiền bán chứng khoán
- Cho vay cổ phần hóa
- Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay hạn mức thấu chi
- Cho vay cá nhân tín chấp
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
1.2.3 Hoạt động đầu tư
Các hoạt động đầu tư chủ yếu của MB gồm:
•Đầu tư kinh doanh trên thị trường vốn
•Đầu tư tăng năng lực, phát triển hệ thống các công ty thành viên
•Đầu tư phát triển nguồn lực, xây dựng trụ sở, nhà cửa vật kiến trúc, hệ thống
hạ tầng và công nghệ cho Ngân hàng.
1.2.4 Thanh toán và tài trợ thương mại
•Thanh toán trong nước
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước
- Dịch vụ quản lý tài khoản giao dịch và nhận tiền gửi
- Quản lý theo dõi số dư và cung cấp dịch vụ về tài khoản cho khách hàng
- Dịch vụ trả lương qua tài khoản
•Thanh toán quốc tế
•Các dịch vụ thanh toán quốc tế mà Ngân hàng đang cung cấp bao gồm:
- Thanh toán hàng chuyển đổi
- Chuyển tiền ra nước ngoài
- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam
- Nhờ thu chứng từ theo phương thức trả ngay (D/P) hoặc trả chậm (D/A) với
vai trò là ngân hàng thu tiền, ngân hàng chuyển chứng từ
- Thư tín dụng xuất khẩu với vai trò ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết
khấu hoặc ngân hàng xác nhận
- Thư tín dụng nhập khẩu
- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu
- Phát hành bảo lãnh quốc tế
1.2.5 Các hoạt động khác
Các nghiệp vụ khác Ngoài các sản phẩm trên, Ngân hàng còn cung cấp cho
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: CQ514195
5
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
khách hàng nhiều dịch vụ khác như :
•Dịch vụ tư vấn tài chính
•Dịch vụ ngân quỹ
•Chi trả lương hộ cho doanh nghiệp
•Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước
•Dịch vụ kiều hối, ngoại hối
- Mua bán ngoại tệ giao ngay
- Giao dịch kỳ hạn
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ,
- Giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ
•Hoạt động kinh doanh tiền tệ
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
1.3.3 Sơ đồ tổ chức
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
6
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Biểu đồ 1:
Sơ đồ tổ chức tại hội sở Ngân Hàng TMCP Quân Đội
Bảng 1 : Mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng MB
Chi nhánh
Phòng giao
dịch
Quỹ tiết
kiệm
Điểm giao
dịch

Tổng
Miền bắc 14 25 2 2 43
Miền trung 10 14 0 3 27
Miền nam 9 8 0 2 19
Hà Nội 14 44 2 6 66
TP Hồ Chí
Minh
7 27 0 11 45
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
7
Hội đồng quản trị
Văn phòng hội đồng
chính trị
Cơ quan kiểm
toán nội bộ
Ban kiểm soát
Các ủy ban cấp cao
1-ủy ban nhân sự
2-ủy ban ALCO
3-ủy ban quản trị rủi ro
4-ủy ban tín dụng
CEO
Khối kiểm tra,kiểm soát nội
bộ
Khối kế toán tài chính
Khối quản trị rủi ro
Khối thẩm định
Phòng chính trị
Khối tổ chức nhân sự

Văn phòng CEO
Văn phòng triển khai chiến
lươc
Khối đầu tư
Ban xây dựng cơ bản
Khối
khách
hàng
Khối doanh
nghiêp vừa
và nhỏ
Khối nguồn
vốn và kinh
doanh tiền tệ
Khối khách
hàng cá nhân
Khối mạng
lưới và
phân phối
Khối
vận hành
Khối
công
nghệ
thong
tin
Chi nhánh
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Nước ngoài 2 0 0 0 2
Tổng 56 118 4 24 202

Tính đến tháng cuối năm 2012 thì MB Bank đã có 54 chi nhánh trên toàn quốc
và 2 chi nhánh tại nước ngoài. Có 118 điểm giao dịch và 24 điểm giao dịch.
Đến ngày 31/12/2012 Ngân hàng có (01) Hội sở chính, (01) Sở giao dịch,
(01) chi nhanh tại Lào, (01) chi nhánh tại Campuchia, (54) chi nhánh, (118 phòng
giao dịch, (04)quỹ tiết kiệm và (24) điểm giao dịch tại các tỉnh thành và thành phố
trên cả nước, (05) công ty con và (03) công ty liên kết.
Theo định hướng chiến lược phát triển của MB, mạng lưới của MB được phát
triển theo hướng chọn lọc, tập trung ở các khu vực kinh tế trọng điểm, các thành
phố lớn và phục vụ khách hàng truyền thống. Chính vì vậy, hệ thống mạng lưới
tương đối rộng và bao trùm các tỉnh, thành phố lón trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam;
ở các vị trí thuận tiện, đông dân cư, hệ thống nhận diện thương hiệu tốt, chất lượng
dịch vụ của nhân viên tận tâm, khả năng tư vấn cho KH cao, chuyện nghiệp, quan
hệ hợp tác uy tín. Với slogan “vững vàng, tin cậy” và đặc biệt là brand name “Quân
đội” cũng mang lại cho MB nhiều lợi thế, đáng tin cậy đối với khách hàng.
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Đại đội cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của MB
- Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm: chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng
năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB
- Ban kiểm soát: là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám
sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, hoạt động tài chính của
MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB,
thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kì, từng lĩnh vực nhằm đánh giá
chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của Mb, đảm bảo NH hoạt
động hiệu quả, đúng pháp luật, và đảm bảo các quyền lợi của cổ đông.
- Các ủy ban cao cấp: các ủy ban cao cấp giúp việc cho Hội đồng quản trị bao
gồm: Ủy ban Tín dụng và đầu tư, Ủy ban nhân sự và đãi ngộ, Ủy ban ALCO; Ủy
ban quản lý rủi ro. các ủy ban giúp việc cho Hội đồng quản trị được xây dựng và
triển khai có hiệu quả và đúng pháp luật.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: CQ514195
8
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
- Cơ quan kiểm soát nội bộ: Là cơ quan giúp việc cho Ban kiểm soát triển khai
các hoạt động giám sát của Ban kiểm soát
- Văn phòng Hội đồng quản trị: là cơ quan chuyên môn giúp Hội đồng quản
trị, Thường trực HĐQT triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp quy
định của pháp luật và điều lệ MB, tham mưu hỗ trợ cho Hội đồng Quản trị trong
những vấn đề mang tính định hướng chiến lược, đưa ra các dự báo cũng như đề xuất
cụ thể cho các hoạt động trong trọng của MB cũng như cho toàn bộ các công ty
thành viên thuộc MB. Đồng thời hỗ trợ việc đề xuất, triển khai và đánh giá chương
trình phát triển cho MB và các công ty thành viên khác khi có yêu cầu.
- Ban điều hành: Là cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của Mb, tổ
chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các
mục tiêu, kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua.
- Khối quản trị rủi ro: là cơ quan giúp tổng giám đốc kiểm soát toàn bộ rủi ro
phát sinh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong đó tập trung vào rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nhiệm vụ chính của
Khối quản trị rủi ro là đề xuất chính sách rủi ro, các kế hoạch duy trì kinh doanh
liên tục, kế hoạch đối phó tính huống bất ngờ, thiết lập hạn mức, đo lường, kiểm
soát và báo cáo rủi ro, xây dựng và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro trong toàn hệ
thống.
- Khối thẩm định: thực hiện thẩm định các phương án cấp tín dụng cho toàn bộ
các Khách hàng trên toàn hệ thống; Quản trị hệ thống và tổ chức, triển khai công tác
thẩm định và giám sát việc tổ chức; triển khai phương án cấp tín dụng cho Khách
hàng. Xử lý và thu hồi nợ quá hạn trên toàn hệ thống đảm bảo đạt kế hoạch nợ quá
hạn, nợ xấu được Ban lãnh đạo phân giao từng thời kì. Phối hợp với các đơn vị liên
quan quan trọng trong quá tình thực hiện tổ chức thực hiện thẩm định tín dụng và
xử lý thu hồi nợ, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với định hướng của NH.
- Các cơ quan Quản lý hệ thống: bao gồm các khối và phòng ban làm nhiệm

vụ quản lý hệ thống, được tổ chức và hoạt động theo các chức năng quản lý nư Văn
phòng triển khai Chiến lược, Văn phòng CEO, khối tài chính- kế toán; khối tổ chức
nhân sự, khối công nghệ thông tin; phòng chính trị; ban xây dựng cơ bản có chức
năng xây dựng và duy trì phát triển các nguyên tắc và cơ chế quản lý nhằm hỗ trợ
mạnh mẽ các khối kinh doanh, hướng dẫn quản lý hỗ trợ chi nhánh theo trục dọc,
tạo ra các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ khách hàng.
- Các cơ quan hỗ trợ kinh doanh: bao gồm các Khối vận hành, Khối mạng
lưới và phân phối, có chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển,
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
9
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của MB cũng như các
hoạt động hành chính quản trị.
- Các khối kinh doanh: được tổ chức chuyên sâu theo từng phân khúc khách
hàng và thị trường bao gồm:
•Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: Kinh doanh vốn, ngoại tê, và các dịch
vụ sản phẩm phái sinh trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hàng hóa.
Điều hành, quản lý tập trung nguồn vốn và xây dựng chính sách huy động vốnn
toàn hệ thống, quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống nhằm tập trung quản trị rủi
ro lãi suất, tỷ giá nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi nhuận cho
MB. Đồng thời thiết lập quan hệ giao dịch, liên kết sản phẩm dịch vụ với các tổ
chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước.
•Khối doanh nghiệp lớn: cung cấp trọn gói các giải pháp tài chính cho nhóm
doanh nghiệp lớn
•Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ: cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính
ngân hàng chuyên biệt cho tới từng khách hàng vừa và nhỏ rộng khắp trên địa bàn
cả nước
•Khối khách hàng cá nhân: là khối kinh doanh của MB chuyên sâu phục vụ
các nhu cầu vay vốn, gửi tiết kiệm và phát triển, cung cấp trọn gói dịch vụ dành cho

khách hàng cá nhân bao gồm: Thanh toán, dịch vụ thẻ, kiều hối, private banking,
mobile và interent banking
•Khối đầu tư: quản lý vốn đầu tư và các hoạt động đầu tư của MB, thực hiện
các hoạt động đầu tư dài hạn phát triển kinh doanh, các hoạt động đầu tư phát triển
hạ tầng, phối hợp cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, các dịch vụ tư vấn tài
chính trọn gói cho các Khách hàng và đối tác của MB.
- Chi nhánh và các điểm giao dịch: là đầu mối cung cấp trọng gói các giải
pháp và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng,theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách
và chiến lược của MB.
1.3.4 Sơ đồ tổ chức của Khối đầu tư
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
10
Khối đầu tư
Phòng quản lý các công ty
Phòng đầu tư
Bộ phân đầu tư dự án Bộ phân đầu tư tài chính
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
 Giám Đốc Khối đầu tư : Anh Nguyễn Anh Sơn – Đứng đầu và chịu trác
nhiệm toàn bộ hoạt động quản lý của Khối Đầu Tư.
 2 Phó phòng thuộc Khối đầu tư. – nhận nhiệm vụ từ Giám Đốc Khối đầu tư.
• Chị Nguyễn Thị Việt Oanh – Quản lý và giám sát Công Việc của phòng đầu
tư,thực hiện quả lý hoạt động Ngân Hàng liên quan,đầu tư chứng khoán ( cổ phần,
cổ phiếu, trái phiếu …) ,đầu tư phát triển lực tài sản ngân hàng …
• Chị Hoàng Thị Thu Nguyệt – Quản lý và giám sát công việc của phòng quản
lý các công ty liên kết và các công ty con .
 Các công ty thành viên:
- Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long ( TLS) .
- Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư MB ( MB Captial).
- Công ty TNHH Quán lý nợ và khai thác tài sản Ngân Hàng TMCP QĐ (MB

AMC).
- Công ty Cổ phần Địa ốc MB ( MB Land ).
- Công ty Cổ phần Viet R.E.M.A.X.
• 5 Chuyên viên phòng đầu tư và 4 chuyên viên phòng quản lý các công ty
thực hiện các công việc của các phó phòng yêu cầu .
1.3.4 Cơ cấu nhân sự
Biểu đồ 2: Cơ cấu nhân sự


Biểu đồ cơ cấu nhân sự đến cuối năm 2012
MB có đội ngũ lãnh đạo cấp cao có tuổi đời bình quân trẻ (hơn 50% thành
viên Ban lãnh đạo Ngân hàng có tuổi đời khoảng 40 và trên 77% có trình độ thạc sỹ
kinh tế), có trình độ ngoại ngữ, có khả năng tiếp cấp nắm bắt các thông tin mới và
thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh năng động. 90% cán bộ nhân viên
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
11
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
của MB có trình độ đại học và trên đại học.
Đội ngũ cán bộ nhân viên có tuổi đời trẻ, khả năng học tập và lĩnh hội những
kiến thức mới, sự nhiêt huyết và cam kết tận tâm của cán bộ nhân viên được xây
dựng trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là một lợi thế cạnh tranh lớn
của MB so với các ngân hàng khác. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ của MB được dẫn
dắt và chia sẻ bởi hàng trăm chuyên gia và cán bộ quản lý cao cấp giàu kinh nghiệm
đầy nhiệt huyết.
Để củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân viên, hàng năm
MB có chính sách thu hút và tuyển lựa cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh
nghiệm tốt về ngân hàng và tài chính để có thể tiếp cận với kiến thức hiện đại về tài
chính ngân hàng, đồng thời chú trọng và đầu tư phù hợp vào công tác đào tạo nâng
cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ nhân viên,

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
12
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
2.1. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng hàng
2.1.1 Hoạt động huy động vốn đầu tư
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của MB trong giai đoạn 2008- 2012
Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)
Tiền vay từ NHNN Tỷ đồng - 4.709 8.769 - 488 3
Tiền gửi và vay từ
các tổ chức tín dụng
Tỷ đồng 8.532 11.697 16.741 26.672 30.512 20
Tiền gửi của khách
hàng (từ tổ chức
kinh tế và dân cư)
Tỷ đồng 27.163 39.978 65.741 89.549 117.747 72,6
Vốn tài trợ ủy thác
đầu tư cho vay
Tỷ đồng 843 475 117 202 190 0,4
Phát hành giấy tờ có
giá
Tỷ đồng 2.137 2.421 5.411 4.532 3.420 4
Tổng Tỷ đồng
38.675
59.279 96.954 120.954

152.357
100
Tốc độ tăng
trưởng của tổng
vốn huy động
% 0% 53,3% 63,5% 25,7% 26%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất MB
Qua 5 năm giai đoạn 2008 – 2012 nhìn vào bảng ta thấy rằng tiền gửi của
khách hàng (từ các tổ chức kinh tế và dân cư) chiếm tỷ trọng lớn bằng 340.178 tỷ
đồng chiếm 72,6% đây là con số phản ánh được tình trạng huy động vốn khá lớn,
giữ vai trò ổn định dòng vốn trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nguồn huy động vốn lớn thứ hai của Ngân hàng là huy động từ các tổ chức tín
dụng. song nguồn huy động này chưa thực sự lớn chỉ chiếm 20% tổng vốn huy
động. Các nguồn huy động khác thì không đáng kể chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong
hoạt động huy động vốn của MB.
2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn đầu tư
2.1.2.1 Hoạt động tín dụng
MB luôn có mức tăng trưởng khả quan qua các năm cả về số lượng khách
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
13
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
hàng và quy mô dư nợ tín dụng.
Mô hình phê duyệt của MB có sự tham gia của Hội đồng tín dụng Hội sở (gồm
các chuyên viên cấp cao ) đã đảm bảo hoạt động phê duyệt tín dụng được tập trung
với chất lượng cao nhất. Hội đồng tín dụng được thành lập phục vụ bốn nhóm đối
tượng khách hàng (doanh nghiệp lớn, định chế tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cá nhân ) với chức năng thẩm định và ra các quyết định phê duyệt tín dụng theo
phân cấp thẩm quyền trong từng thời kì.
2.1.2.1.1 Tổng dư nợ

Biểu đồ 3: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của MB
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tổng dư nợ cho vay tăng đều qua từng năng.
Từ năm 2008 là 15.740 tỷ đồng. Dư nợ cuối năm 2010 là 48.797 tỷ VND (tăng
64,92% so với năm 2009), dư nợ năm 2011 là 59.045 tỷ VND (tăng 21% so với
năm 2010), dư nợ tại thời điểm 31/12/2012 là 74.479 tỷ VND (tăng 26% so với năm
2011). Dư nợ của khách hàng là tổ chức thường xuyên chiếm trên 80% tổng dư nợ
của MB.
2.1.2.1.2. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
Biểu đồ 4: Dư nợ tín dụng cho vay theo kì hạn 2008 –2012 (tỷ đồng)
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
14
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Nguồn: báo cáo thường niên của MB
Để đáp ứng nguyện vọng của khách hàng, ngân hàng đã đáp ứng được các nhu
cầu của người sủ dụng, cung cấp đầy đủ các loại hình cho vay theo kì hạn. Nhìn từ
bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vay vốn tín dụng của Ngân hàng tập trung vào
hình thức vay ngắn hạn, luôn chiếm trên 60% và đang có xu hướng gia tăng. Đồng
nghĩa với việc vay dài hạn và trung hạn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và có xu hướng
giảm. Điều này cho thấy tín hiệu tốt tính thanh khoản của ngân hàng
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
15
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
2.1.2.1.3 Dư nợ tín dụng theo khách hàng
Biểu đồ 5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: báo cáo thường niên của MB
Đối tượng vay vốn chính của Chi nhánh là doanh nghiệp và các cá nhân có
nhu cầu vay vốn. Trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn có tỷ trọng vay cao nhất và

tăng liên tục qua các năm. Khách hàng là tổ chức doanh nghiệp nhà nước có nhu
cầu vay vốn khá cao năm 2008 là 30,7% .Tuy nhiên đến năm 2009 chỉ 17, 3% , sau
đó các năm tiếp theo thì tỉ trọng tăng dần và ổn định hơn, đến năm 2012 là 21,66%.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
16
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
2.1.2.1.4. Dư nợ tín dụng theo ngành nghề
Bảng 3: Dư nợ cho vay theo ngành nghề trong giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tổng dư nợ cho vay 15.740 29.588 48.796 59.045 64.789
Trong đó
Nông nghiệp và lâm nghiệp 829 1.753 1.525 2.978 4.598
Công nghệ khai thác mỏ 411 1.129 9.652 15.099 3.419
Công nghiệp chế biến 3.169 5.546 3.557 5.531 19.921
Khí đốt và điện nước 145 917 3.839 5.044 8.517
Xây dựng 989 1.804 9.769 10.287 5.414
Thương nghiệp, sửa chữa xe có
động cơ, mô tô, xe máy đồ dung cá
nhân và gia đình

4.668 5.564 107 112 12.038
Khách sạn và nhà hàng 215 89 4.793 5.613 109
Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 1.471 4.011 4.793 5.613 5.654
Kinh doanh tài sản và dịch vu tư vấn 808 1.064 1.612 1.585 3.903
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng
đồng
24 137 320 399 491
Ngành khác 121 691 418 408 583
Cho vay cá nhân 2.141 4.360 7.317 8.072 9.264
Hỗ trợ tài chính và hoạt động Repo 745 2.523 3.517 937 566
Nguồn: Báo cáo thường niên của MB
Ta thấy rằng việc cho vay vào các nghề thương nghiệp khai thác mỏ và xây
dựng chiếm tỉ trọng lớn và tăng cao trong các năm. kinh doanh tài sản và dịch vu cá
nhân tăng nhẹ. Xong thương nghiệp sửa chữa ô tô động cơ , mô tô, xe máy đồ dung
cá nhân và gia đình lại giảm mạnh qua các năm. Đó là do việc triển khai mô hình
kinh tế hướng tới tăng trưởng công nghiệp dịch vụ…
2.1.2.1.5 Phân tích phân loại nợ riêng ngân hàng
Bảng 4: Phân loại nợ và tỉ lệ nợ xấu của MB trong giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ đủ tiêu 13.651.589 25.778.282 44.043.227 54.766.211 60.130.991
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
17
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
chuẩn
Nợ cần chú ý 1.055.266 818.438 625.506 2.404.480 2.784.699
Nợ dưới tiêu
chuẩn
199.341 213.354 124.717 305.546 119.177

Nợ nghi ngờ 44.899 77.025 71.004 111.310 476.153
Nợ có khả
năng mất vốn
43.994 177.363 417.449 520.527 694.736
Hỗ trợ tài
chính và hoạt
động repo
745.513 2.523.479 3.514.682 936.764 583.160
Tổng dư nợ 15.740.426 29.587.941 48.796.586 59.044.837 64.788.915
Tỷ lệ nợ xấu 1,83% 1,58% 1,26% 1,59% 1,99%
( Nguồn: báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất MB )
Việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ở MB vẫn còn chưa được tốt. trong những năm
2010 thì tỉ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,26% xong sau đó lại có xu hướng tăng cao. Đến
năm 2012 là 1,99% do khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến toàn bộ nền
kinh tế. Xong tỉ lệ nợ xấu vẫn duy trì dưới 2% đạt được mục tiêu đã đề ra do các
chính sách của MB luôn hướng tới việc đảm bảo an toàn tín dụng tốt nhất.
2.1.2.1.6.Dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN,MB thực hiện đúng quy định
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
18
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Bảng 5 : Trích quỹ dự phòng
Tên khoản nợ %
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0
2 Nợ cần chú ý 5
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20
4 Nợ nghi ngờ 50
5 Nợ có khả năng mất vốn 100
6 Hỗ trợ tài chính và hoạt động Repo Theo quy định

(Nguồn: quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và QDD18/NHNN sửa đổi bổ sung
QDD493 về Phân loại nợ, trích lập vả sử dụng dự phòng để xử lý tín dụng trong
hoạt động ngân hàng)
2.1.2.1.7.Tình hình trích lập dự phòng
Trên nguyên tắc thận trọng và với mục tiêu đảm bảo danh mục tín dụng lành
mạnh, trong tầm kiểm soát, MB luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư
nợ, và trích đủ 0,75% dự phòng chung. MB đã thực hiện trích đủ dự phòng chung
và duy trì quỹ dự phòng chung theo đúng quy định theo quy định của NHNN.
Bảng 6: Tình hình trích lập dự phòng của MB trong giai đoạn 2008 - 2012
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dự phòn cụ thể 141.239 317.278 425.924 675.195 801.666
Dự phòng chung 105.678 189.983 453.468 562.267 511.075
Tổng 246.917 507.261 879.392 1.237.462 1.412.741
(Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán các năm)
2.1.2.2 Đầu tư kinh doanh trên thị trường vốn
Tính đến ngày 31/12/2012 tổng danh mục đầu tư của MB ước đạt tỷ VND
trong đó:
•Chứng khoán đầu tư và kinh doanh, trái phiếu chính phủ: 25.189,7 tỷ VND
•Đầu tư chiến lược, góp vốn liên doanh liên kết dài hạn: 1.784, tỷ VND
2.1.2.2.1 Đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính:
Đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính là hoạt động đầu tư kinh doanh
chủ yếu của MB, bao hàm cả việc đầu tư Chứng khoán nợ, Chứng khoán Vốn tại
MB và các hoạt động đầu tư hay tự doanh chứng khoán tại các công ty thành viên
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
19
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Danh mục Chứng khoán Đầu tư là tài sản trọng yếu, chiếm đến 91,5% tổng
vốn đầu tư của toàn danh mục, trong đó chủ yếu là các Chứng khoán Nợ (gồm các
giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu các tổ chức tín

dụng, trái phiếu các tổ chức kinh tế và các loại công cụ nợ khác )
Hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm hoạt động tự doanh, mua bán
chứng khoán tại các đơn vị thành viên, chủ yếu tại MBS và MB Capital. Chứng
khoán kinh doanh luôn được duy trì với tỷ trọng nhỏ trên tổng vôn đầu tư toàn danh
mục.
Bảng 7: Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chứng khoán nợ Tỷ đồng 5761 5274 4934 13.898 37.805
Chứng khoán vốn Tỷ đồng 293 982 615 970 632
Dự phòng giảm giá
chứng khoán sẵn
sang để bán
Tỷ đồng (119) (229) (62) (283) (100)
Tổng Tỷ đồng 5.935 6.027 5.487 14.585 38.337
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của MB
2.1.2.2.2 Góp vốn đầu tư dài hạn
Bảng 8: Góp vốn đầu tư dài hạn
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Góp vốn đầu tư
dài hạn
1.180 891 1.577 1.781 1603
Bao gồm:
Đầu tư vào công
ty liên kết
69 64 50 155 283
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
20
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
Đầu tư góp vốn

dài hạn khác
1.362 882 1.611 1.731 1.413
Dự phòng giảm
giá đầu tư góp
vốn dài hạn
(251) (55) (84) (105) (93)
Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của MB
Tính đến 31/12/2012, danh mục vốn đầu tư liên doanh liên kết dài hạn đạt giá
tri 1.784,1 tỷ VND, là danh mục đầu tư được kiểm soát rủi ro tốt và có tiềm năng
sinh lời lớn. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực ngành nghề hiện nay của MB đang đi theo
đúng định hướng và kế hoạch sử dụng vốn chủ sở hữu hàng năm được Đại hội cổ
đông MB thông qua.
Các dự án góp vốn đầu tư liên doanh liên kết dài tập trung chủ yếu trong lĩnh
vực:tài chính ngân hàng, năng lượng, viễn thông, khai thác hạ tầng cảng biển, đào
tạo và phát triển nguồn lực ngân hàng,… MB thực hiện góp vốn dài hạn để thực
hiện một số dự án tiềm năng lớn, có khả năng sinh lời cao, đồng thời tạo ra các cơ
hội hợp tác và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: Dự án khai thác cảng
ICD Long Bình, cảng Tân Cảng- Cái Mép, thủy điện Thái An, Thủy điện Hua NA,
bưu chính viettel,… Bên cạnh đó, MB cũng được thực hiện đầu tư chiến lược và
tham gia lập một số tổ chức tài chính lớn, uy tín như: Công ty cổ phần Bảo hiểm
Quân Đội, Tài chính Sông Đà, Tài chính Vinaconex-Viettel,…
Thông qua hoạt động đầu tư liên kết, MB luôn có điều kiện tiếp cận các dự án
đầu tư có nhiều tiềm năng, có điều kiện hợp tác sau hơn với các đối tác chiến lược
như: Tập đoàn Sông Đa, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tập đoàn Viễn thông
Quân đội ( viettel), tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam, Tổng công ty trực thăng Việt Nam ( SFC ), tổng công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội,…
nhằm khai thác tối đa lợi ích trong quan hệ hợp tác cùng nhau phát triển, chia sẻ cơ
hội đầu tư, cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói,…
2.1.2.3 Đầu tư tăng năng lực, phát triển hệ thống các công ty thành viên

Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng thì thông
qua mạng lưới của mình, MB còn đầu tư vào mạng lưới các công ty thành viên từ
đó đưa ra các chiến lược thông qua các dịch vụ và sản phẩm đồng thương hiệu, các
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
21
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
chương trình bán chéo sản phẩm để phân phối các dịch vụ, sản phẩm của MB.
Hệ thống mạng lưới công ty thành viên:
•Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS): gồm 1 Trụ sở chính tại Hà nội, 3
chi nhánh tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Hải phòng và 3 phòng giao dịch tại Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh.
•Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB: Trụ sở chính tại Hà nội
•Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Quân
đội: Trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng
đại diện tại Thành phố đà nẵng
•Công ty cổ phần địa ốc MB: Trụ sở chính tại Hà nội
•Công ty cổ phần Việt R.E.M.A.X: Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Ngân hàng TMCP Quân đội luôn chú trọng đến việc nâng cao năng lực và vai
trò chỉ đạo, điều hành của đội ngũ quản lý. Cùng với việc đổi mới trong hoạt động
kinh doanh, công tác nhân sự cũng được đặc biết quan tâm cán bộ nhân viên được
tuyển dụng là lực lượng tri thức trẻ, có trình độ chuyên môn, họ chủ yếu tốt nghịêp
các trường Đại học chính quy uy tín trong và ngoài nước. Trong những năm qua đội
ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng
tuyển dụng ngày càng được nâng cao. Ngân hàng Quân đội đã triển khai thành công
dự án tư vấn nhân sự bao gồm hoàn thiện chiến lược nhân sự, chuẩn hóa lại mô hình
tổ chức từ Hội sở đến Chi nhánh, xây dựng nội dung quản trị thành tích và các
chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp và bên vững.
Nguồn nhân lực chính của Ngân hàng Quân đội là nguồn nhân lực trẻ, năng

động, nhiệt huyết với trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 90%.
2.1.2.4.1 Về chính sách lương, thưởng
Ngoài mức tiền lương và phụ cấp được chi trả hàng tháng, MB còn có các kì
thưởng định kỳ vào các ngày lễ tết, thưởng theo kết quả thực hiện công việc, thưởng
đột xuất cho tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến, đóng góp
có giá trị cho Ngân hàng, thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, chế độ cổ
phiếu thưởng, cổ phiếu ưu đãi. Nhằm động viên và quan tâm, gắng kết mỗi cá nhân
CBNV với Ngân hàng, MB đang áp dụng một số chế độ đãi ngộ dành cho CBNV
và gia đình như sau: Tặng quà nhân dịp sinh nhật, tặng quà cho gia đình nhân dịp
tết Nguyên đán, chi giao lưu giữa CBNV trong đơn vị, chế độ bảo hiểm sức khỏe
kết hợp cho cá nhân.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
22
Báo cáo tổng hợp GVHD: Lương Hương Giang
2.1.2.4.2 Về chính sách đào tạo:
Hoạt động đào tạo của MB được quản lý tập trung tại trung tâm đài tạo. các
chưng trình đào tạo được thiết kế và xây dựng theo chức danh phù hợp với bảng mô
tả công việc của từng vị trí.
 Tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn trong nước:
MB xây dựng chương trình đào tạo bài bản và chuẩn mực theo từng chức danh
cho toàn thể cán bộ nhân viên, đào tạo các kỹ năng, đào tạo chuyên sâu một số lĩnh
vực, đào tạo theo chức danh và các chương trình nâng cao năng lực quản trị.
MB cũng chú trọng tổ chức các khóa học chuyên sâu về nghiệp vụ nâng cao
và các phương thức quản lý nhân sự theo chuẩn mực của Ngân hàng cho cán bộ
quản lý trẻ
 Các khóa đào tạo nước ngoài
Các khóa đào tạo chuyên sâu và tu nghiệp tại nước ngoài giúp đội ngũ nhân sự
tại MB học hỏi được những kiến thức và quy trình nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến tại
các nước phát triển.

- Khuyến khích đào tạo dài hạn
MB áp dụng các chính sách hỗ trợ nhân viên tham gia vào các khóa đào tạo
dài hạn. Nhân viên có thể tham gia các lớp học văn bằng 2 hệ Đại học, các khóa sau
đại học chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng hay MBA để nâng cao kiến thức
chuyên ngành và năng lực, kỹ năng quản lý với sự hỗ tợ tài chính từ phía MB
 Đào tạo tài năng trẻ
MB xây dựng chương trình đào tạo HIPO (High potential) dành cho cán bộ
nhân viên tiềm năng. Thông qua các cuộc thi về nghiệp vụ hoặc kết quả đánh giá
cán bộ nhân viên định kỳ, MB tìm kiếm được các thành viên nhiều tiềm năng để
đầu tư đào tạo phát triển toàn diện trong tương lai. Chương trình đạo tạo HIPO giúp
MB có một đội ngũ kế cận có năng lực và có kinh nghiệm.
2.1.2.5.3 Cơ hội thăng tiến:
Ngân hàng MB vẫn luôn theo dõi và ghi nhận quá trình công tác của mỗi nhân
viên, góp phần nhận biết năng lực thực sự của họ, tin cậy và chộp những cơ hội
thăng tiến, những vị trí phù hợp với năng lực và sở trường phù hợp. Chính vì vậy,
khi tham gia vào đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng, mỗi người sẽ được sở
hữu rất nhiều cơ hội được trở thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý khi có đủ năng
lực đảm nhận các vị trí và hội đủ những tố chất phù hợp với yêu cầu công việc.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSV: CQ514195
23

×