Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT KG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.75 KB, 46 trang )

KHÁI QUÁT VỀ NHN
o
&PTNT KG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHN
o
&PTNT KIÊN GIANG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN
o
&PTNT Việt Nam:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô
hình tổng công ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ
Tướng Chính Phủ và theo Điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Việt Nam phê chuẩn trên
cơ sở kế thừa Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (thành lập ngày 14/11/1990 theo
Quyết định số 400/CT của Thủ Tướng Chính phủ).
NHN
o
&PTNT Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách
pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm, trụ sở chính tại Hà Nội, có quyền tự chủ về
tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
NHN
o
&PTNT Việt Nam do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng Giám đốc điều
hành; thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước và nước ngoài; đầu tư các dự
án phát triển kinh tế - xã hội; ủy thác tín dụng đầu tư cho Chính phủ, các chủ đầu tư
trong nước và nước ngoài, trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Kể từ năm 1993 đến nay, NHN
o
là ngân hàng Việt Nam đầu tiên liên tục được


kiểm toán quốc tế và được xác nhận là tổ chức ngân hàng lành mạnh, đủ tin cậy.
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN
o
&PTNT Kiên Giang:
NHN
o
&PTNT tỉnh Kiên Giang là chi nhánh của NHN
o
&PTNT Việt Nam, đã qua
hai lần đổi tên gọi, tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chi nhánh
tỉnh Kiên Giang, được thành lập ngày 18/05/1988 theo Quyết định số 31/NH-QĐ của
Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở kế thừa đội ngũ nhân viên
của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng đầu tư xây dựng Kiên Giang.
Đến năm 1990 Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang
được đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang, theo Quyết định số
603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đến nay là
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang
(NHN
o
&PTNT tỉnh Kiên Giang) đặt tại số 01 Hàm Nghi, thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang.
NHN
o
&PTNT tỉnh Kiên Giang hoạt động theo quy chế tổ chức, kinh doanh của
NHN
o
&PTNT Việt Nam, do Tổng giám đốc quyết định ban hành.
NHN
o
&PTNT tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đã không ngừng đổi mới

hoạt động kinh doanh, làm chủ được thị trường vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn,
hạn chế được việc cho vay nặng lãi và góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn Kiên
Giang phát triển.
3.1.2 Mạng lưới và cơ cấu bộ máy tổ chức
3.1.2.1 Mạng lưới hoạt động:
Từ khi mới được thành lập, NHNo & PTNT-KG chỉ có 12 chi nhánh hoạt động
tương ứng với số lượng huyện và thị xã trong tỉnh. Qua quá trình phát triển, để đưa hoạt
động ngân hàng ngày càng sát dân, gần dân hơn, phục vụ kịp thời và thuận tiện cho
khách hàng, nhất là tạo điều kiện cho nông dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới
được tiếp xúc, thụ hưởng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, mạng lưới của NHNo Kiên
Giang từng bước được mở rộng, bố trí tại tất cả các huyện, thị xã và một số xã, phường
trọng điểm kinh tế của tỉnh.

Sơ đồ 1: Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
3.1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng:

HỘI SỞ
(Cấp I loại I)
4 CN TRỰC THUỘC HỘI SỞ
(Cấp II loại V)
13 CN HUYỆN/ THỊ
(Cấp II loại IV)
1 CN TRỰC THUỘC CN HUYỆN
(Cấp III loại V)
GIÁM ĐỐC
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng
Nhận xét: qua sơ đồ 2 ta thấy cơ cấu tổ chức của ngân hàng được phân chia theo
chức năng với những ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Bảo đảm sự thi hành các chức năng chủ yếu.

+ Sử dụng được kiến thức chuyên môn.
+ Thuận tiện trong đào tạo.
+ Dễ dàng trong kiểm tra.
- Nhược điểm:
+ Các đơn vị có thể quên đi mục tiêu chung của toàn tổ chức.
+ Phức tạp khi phối hợp.
+ Thiếu hiểu biết tổng hợp.
3.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp:
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa
phương.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của NHN
o
&PTNT Việt Nam.
+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi
nhánh trên địa bàn.
+ Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng…
- Phòng Tín dụng:
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục…
P GIÁM
ĐỐC
P GIÁM
ĐỐC
P GIÁM
ĐỐC

Phòng
Tổ
chức
Cán bộ
Phòng
Thẩm
định
Phòng
Thanh
Toán
QTế
Phòng
Vi
Tính
Phòng
Hành
Chính
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Nguồn
Vốn
Phòng
Tín
Dụng
- Phòng Thẩm định:
+ Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
+ Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định theo ủy

quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của
giám đốc chi nhánh cấp dưới.
+ Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp
1…
- Phòng kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế:
+ Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi), thanh toán quốc
tế trực tiếp theo quy định.
+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh
toán quốc tế.
+ Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng
nước ngoài…
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của ngân hàng Nhà nước, NHN
o
&PTNT Việt Nam.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán về kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương.
+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
+ Chấp hành quy định về an toàn kho qũy và định mức tồn quỹ…
- Phòng Vi tính:
+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của
chi nhánh.
+ Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy
định.
+ Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học…
- Phòng Hành chính:
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh.
+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Trực tiếp
làm thư ký tổng hợp cho giám đốc.

+ Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy nổ tại cơ
quan.
+ Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng.
+ Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn
thư, lễ tân,…
- Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo:
+ Xây dựng quy trình lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức
Đảng, Công Đoàn.
+ Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
+ Đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước.
+ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh…
3.1.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng:
Áp dụng nhiều hình thức chuyển tải vốn đến khách hàng, đặc biệt đối với khách
hàng là hộ nông dân, ngân hàng áp dụng 2 hình thức: giải ngân trực tiếp từng hộ và giải
ngân trực tiếp thông qua tổ hội nông dân hoặc các tổ tín chấp khác.
(1) thủ tục vay vốn
và thẩm định
(5) hạch (4) Hồ sơ (3) duyệt (2) xem xét
toán kế đã duyệt cho vay và cho ý
Phòng Tín dụng
Khách hàng
toán và cho vay hay không kiến trình
giải ngân cho vay giám đốc

Sơ đồ 3: Quy trình cho vay trực tiếp từng khách hàng
(1) Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng có nhu cầu vay vốn làm thủ tục vay
vốn đồng thời tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo
thẩm định trình trưởng phòng tín dụng.
(2) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ
sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu

cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc
quyết định.
(3) Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng
trình, quyết định cho vay hay không cho vay.
(4) Hồ sơ khoản vay đã được Giám đốc ký duyệt cho vay được phòng tín dụng
chuyển cho kế toán.
(5) Kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán và chuyển cho thủ
quỹ kiểm tra để tiến hành giải ngân cho khách hàng.
(1) nộp hồ sơ (2) thủ tục vay vốn

và vay vốn
(6) hạch (5) Hồ sơ (4) duyệt (3) xem xét
toán kế đã duyệt cho vay và cho ý
toán và cho vay hay không kiến trình
giải ngân cho vay giám đốc

Giám đốc
Phòng Kế toán-
Ngân quỹ
Phòng tín
dụng
Khách
hàng
Tổ vay
vốn
Sơ đồ 4: Quy trình cho vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn
Quy trình cho vay thông qua tổ vay vốn cũng gồm các bước tương tự như quy
trình cho vay trực tiếp từng khách hàng nhưng người đứng ra vay là tổ trưởng của tổ
vay vốn và khách hàng có nhu cầu vay vốn phải là tổ viên thuộc tổ này. Tổ vay vốn
được thành lập bởi các tổ chức như: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến

binh…Tổ viên có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ vay vốn cho tổ trưởng và tổ trưởng đến ngân
hàng làm thủ tục đề nghị cho vay. Tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc
tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ, trả lãi đúng hạn; được ngân hàng nơi cho
vay chi trả hoa hồng căn cứ vào kết quả công việc hoàn thành.
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2004-2006)
Qua 3 năm hoạt động với những thuận lợi và không ít khó khăn, hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đã đạt được một số kết quả sau:
Phòng Kế toán-
Ngân quỹ
Giám đốc
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ)
- Đánh giá chung: Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân
hàng có hiệu quả và tăng rõ rệt từng năm. Biểu hiện là lợi nhuận luôn tăng trưởng qua
các năm với tốc độ tăng bình quân là 49%, đã đóng góp đáng kể vào kết quả chung của
toàn hệ thống, đảm bảo được thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên.
Biểu đồ 1: Kết quả tài chính của ngân hàng qua 3 năm
Tỷ đồng
- Tình hình cụ thể:
+ Về tổng thu nhập: Nhìn vào cơ cấu trong tổng thu ta thấy nguồn thu chủ yếu
của ngân hàng là từ hoạt động cho vay (thu nhập lãi) chiếm trên 95% tổng thu nhập với
tốc độ tăng bình quân hàng năm là 44%. Có được kết quả này là do ngân hàng đã thực
hiện tốt công tác huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đây là nguồn vốn rẻ,

KHOẢN MỤC
Năm

So sánh


2004

2005

2006

2005/2004

2006/2005
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (%) Số tiền (%)
I. Tổng thu nhập 206.100 100,0 304.659 100,0 428.714 100,0 98.559 47,8 124.055 40,7
Thu nhập lãi suất 197.586 95,9 290.423 95,3 407.794 95,1 92.837 47,0 117.371 40,4
Thu nhập ngoài lãi suất 8.514 4,1 14.236 4,7 20.920 4,9 5.722 67,2 6.684 46,9
II. Tổng chi phí 154.800 100,0 226.017 100,0 315.092 100,0 71.217 46,0 89.075 39,4
Chi phí lãi suất 137.452 88,8 172.245 76,2 238.690 75,7 34.793 25,3 66.445 38,6
Chi phí ngoài lãi suất 17.348 11,2 53.772 23,8 76.402 24,3 36.424 210,0 22.630 42,1
Lợi nhuận 51.300 78.642 113.622 27.342 53,3 34.980 44,5
chi phí thấp làm cho chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra cao. Bên cạnh đó, ngân hàng

không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cùng với việc
thu hồi nợ tốt đã tạo nên nguồn thu lãi lớn.
Đóng góp một phần vào tổng thu của ngân hàng là các khoản thu từ các hoạt
động dịch vụ và các khoản thu khác (thu nhập ngoài lãi) như: thu từ thanh toán quốc tế,
thu từ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh…Các nguồn thu này
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng được ngân hàng chú trọng tăng qua các năm nhằm mục
đích nâng cao thương hiệu và để bù đắp phần nào những tổn thất do rủi ro tín dụng, rủi
ro lãi suất… gây ra. Tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi cao qua các năm. Năm 2005 tốc
độ tăng cao hơn nhiều so với năm 2006 nhưng về mặt số tuyệt đối thì tương đương
nhau do năm 2004 dịch vụ ngân hàng chưa phát triển mạnh nên xuất phát điểm thấp chỉ
8.514 triệu đồng do đó trong năm 2005 khi các dịch vụ phát triển mạnh đặc biệt là
thanh toán qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, làm khoản thu tăng thêm
5.722 triệu đồng cũng làm cho phần trăm tốc độ tăng cao. Các khoản thu ngoài lãi tăng
nhanh như vậy đã làm cho tỷ trọng tăng dần qua các năm đồng thời làm giảm tỷ trọng
của các khoản thu lãi.
+ Về tổng chi phí: cùng với tốc độ tăng của thu nhập thì các khoản chi của
ngân hàng qua 3 năm cũng tăng cao do một số biến động lớn.
Đối với chi phí lãi: khoản chi này có tốc độ tăng qua các năm không đều nhau:
năm 2005 tăng so với năm 2004 là 25,3% và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 38,6%.
Nguyên nhân do trong năm 2005 nền kinh tế có những chuyển biến như giá vàng tăng
cao, giá tiêu dùng và giá xăng dầu tăng nên ngân hàng huy động được vốn từ bên ngoài
ít nhưng sang năm 2006 với những chiến lược thu hút vốn được ngân hàng đặt ra kịp
thời đã làm tăng đáng kể nguồn vốn huy động nên chi phí trả lãi trong năm 2006 sẽ cao
hơn năm 2005.
Đối với chi phí ngoài lãi: khoản phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi
nhưng có sự biến động lớn qua các năm. Đặc biệt trong năm 2005, tốc độ tăng của
khoản chi này gấp 2 lần trong năm 2004 do trong năm này ngân hàng đã nghiêm túc
thực hiện việc phân loại lại nhóm nợ theo Quyết định 165/QĐ-HĐQT làm tỷ lệ nợ xấu
theo cơ cấu mới tăng cao, vì thế số tiền được trích vào quỹ dự phòng rủi ro cũng tăng
hơn nhiều so với năm 2004 (khoảng 24 tỷ) . Tuy nhiên do ngân hàng thực hiện chính

sách quản lý tài chính chặt chẽ, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nên đã hạn chế được tốc độ
tăng của chi phí góp phần thặng dư vào tổng thu nhập.
Tóm lại, từ việc phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm cho thấy
hoạt động của ngân hàng luôn phát triển tốt, quỹ thu nhập luôn thặng dư đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của ngân hàng.
3.1.5 Mục tiêu tăng trưởng năm 2007: Theo tài liệu triển khai nhiệm vụ kinh
doanh năm 2007, NHNo Kiên Giang đã đề ra những mục tiêu sau:
- Mục tiêu tổng quát:
Năm 2007, hoạt động kinh doanh của NHN
o
&PTNT Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng gặp một số khó khăn, thách thức trong việc cạnh
tranh khi thực hiện lộ trình “Hội nhập”. Để tiếp tục xây dựng NHN
o
&PTNT Việt Nam
phát triển bền vững, xác định mục tiêu tổng quát như sau:
Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo
tiến độ Đề án tái cơ cấu lại NHN
o
&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010; chuẩn bị mọi
điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở
mức độ hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; đáp ứng được yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng
dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực,
đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá đủ năng lực cạnh tranh và hội
nhập.
Để thực hiện mục tiêu trên, NHNo Kiên Giang cần phải tiếp tục thực hiện chiến
lược kinh doanh đã xác định, giữ vai trò chủ đạo, chủ lực, thực hiện đầu tư có chọn lọc
trên thị trường nông nghiệp, nông thôn, đồng thời củng cố phát triển thị trường, thị
phần ở khu vực thành thị.Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, phát triển

dịch vụ tại huyện đảo Phú Quốc, đào tạo nguồn nhân lực để phát huy được hiệu quả
hoạt động ngân hàng, tăng thêm năng lực cạnh tranh.
Năm 2007 là năm đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, là năm đầu tiên gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động kinh tế cả nước có sự đổi mới rõ
nét, hoạt động ngân hàng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, các chuẩn mực,
tiêu chuẩn quốc tế cần phải thực hiện. Do vậy phải có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận
thức và quyết liệt trong hành động.
- Mục tiêu tăng trưởng cụ thể:
+ Huy động vốn chung tăng 25% so với năm 2006; trong đó tiền gởi từ dân cư
chiếm tỷ trọng 51% trở lên.
+ Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ 50%
+ Nợ xấu phấn đấu < 3%
+ Chênh lệch thu chi tăng 67% so với năm 2006
+ Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra: 0,45%
+ Tiền lương: đạt hệ số tiền lương theo quy định.
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NHN
o
&PTNT KIÊN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)
3.2.1 Tình hình huy động vốn
3.2.1.1 Tình hình nguồn vốn tại NHN
o
Kiên Giang:
Như chúng ta đã biết, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại.
Đặc biệt đối với ngành ngân hàng – là một tổ chức chuyên cung cấp vốn cho các thành
phần kinh tế nên nguồn vốn phải đủ lớn mạnh để thực hiện tốt chức năng của nó. Hoạt
động tín dụng có được mở rộng hay không thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là phải có
nguồn vốn lớn. Vì vậy, trước khi phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn tại NHN
o

Kiên Giang thì chúng ta cũng đi vào xem xét yếu tố đầu vào quan trọng này.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nguồn vốn của NHN
o
&PTNT Kiên
Giang bao gồm vốn huy động từ địa phương và vốn được điều chuyển từ NHN
o
&PTNT
Việt Nam. Sau đây là bảng kết quả nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm:
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)


Tỷ đồng
Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của NHN
o
&PTNT Kiên Giang đều tăng liên tục
qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 16% đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín
dụng và khả năng thanh toán của ngân hàng. Nguyên nhân là do nền kinh tế của tỉnh
ngày càng phát triển, với những dự án đầu tư như khu lấn biển thành phố Rạch Giá, khu
cửa khẩu Hà Tiên, khu kinh tế mở tại đảo Phú Quốc đã làm cho nhịp độ đầu tư tăng
trưởng mạnh kéo theo nhịp độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng.Vì vậy, ngân hàng cần
phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Song, nếu xét riêng về vốn huy động thì nguồn vốn này có tốc độ tăng qua các
năm không đều nhau. Cụ thể là năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5,6% trong khi năm
2006 tăng so với năm 2005 đến 34,4%, cao gấp 6 lần tốc độ tăng năm 2005. Nguyên
nhân có khoảng cách chênh lệch lớn như vậy là do:
- Trong năm 2005 giá cả thị trường có sự biến động lớn nhất là giá vàng đã tác
động mạnh đến tâm lý của người gởi tiền. Sự lo ngại tiền mất giá so với vàng đã làm

không ít người có tiền nhàn rỗi nhưng không muốn gửi vào ngân hàng hoặc nếu gửi thì
chỉ chọn các kỳ hạn ngắn.
- Dịch cúm gia cầm bùng phát và các dịch bệnh về gia súc, sâu bệnh hại lúa đã
làm cho một số hộ nông dân đã từng là khách hàng quen gửi tiền nhiều vào ngân hàng
nhưng do bị thua lỗ nên không còn gửi như trước nữa.
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Đối với
những ngân hàng mới ra đời cách đây 2, 3 năm thì đến nay đã dần tạo được uy tín đối
với người dân nên thị phần vốn bị chia sẻ đáng kể.
KHOẢN MỤC
Năm So sánh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
1. Vốn huy động 904.786 39,8 955.469 37,7 1.284.355 41,8 50.683 5,6 328.886 34,4
2. Vốn điều hoà 1.369.412 60,2 1.581.625 62,3 1.786.798 58,2 212.213 15,5 205.173 13,0
Tổng nguồn vốn 2.274.198 100,0 2.537.094 100,0 3.071.153 100,0 262.896 11,6 534.059 21,0
- Năm 2005, toàn hệ thống NHN
o
chưa có dịch vụ thẻ ATM nên đã không tranh

thủ được nguồn vốn rẻ và chưa tận dụng được cơ hội để nâng cao thương hiệu của
mình.
Với những khó khăn gặp phải trong năm 2005, ban lãnh đạo NHN
o
Kiên Giang
đã có những chính sách kịp thời trong công tác huy động vốn làm nguồn vốn huy động
của ngân hàng tăng đáng kể trong năm 2006. Những chính sách đó là:
- Ngân hàng đã thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành
chứng chỉ dài hạn của Trụ sở chính. Để phong phú thêm hình thức huy động, đồng thời
giữ và phát triển khách hàng mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,
NHN
o
KG đã phát hành 4 đợt kỳ phiếu có khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng với số
vốn huy động được là 288 tỷ đồng.
- Ngoài ra, ngân hàng còn chủ động trong việc sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất
vừa đảm bảo quy định, vừa thu hút được khách hàng, đặc biệt khách hàng lớn; thăm dò
ý kiến khách hàng về thời gian gởi để có hình thức huy động thích hợp với nhu cầu của
người gởi tiền.
Mặc dù nguồn vốn huy động được trong năm 2006 là 1.284.355 triệu đồng
nhưng chỉ đạt được 97,75% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (chỉ tiêu giao là 1.314.000 triệu
đồng). Do các chi nhánh còn thiếu biện pháp tiếp cận khách hàng đặc biệt là dịch vụ
chăm sóc khách hàng. Ngay cả ở Hội sở thì dịch vụ này vẫn chưa được tách ra nà vẫn
còn nằm trong phòng nguồn vốn nên nhiều khách hàng còn thiếu thông tin. Vì vậy ngân
hàng cần có những biện pháp để khắc phục những thiếu sót này nhằm phát huy hơn nữa
để đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Những biện pháp sẽ được đề cập cụ thể trong
phần chương 5.
Qua bảng số liệu ta thấy: đóng góp một phần đáng kể vào tổng nguồn vốn của
ngân hàng đó là vốn điều hoà, chiếm tỷ trọng bình quân là 60,2%. Nguồn vốn điều hoà
là do NHN
o

&PTNT Việt Nam quản lý, nguồn vốn này sẽ được điều từ nơi thừa vốn
sang nơi thiếu vốn theo cơ chế quản lý vốn của từng hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn
điều hoà của NHN
o
Kiên Giang có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2004, nguồn
vốn này chiếm tỷ trọng là 60,2%, nhưng đến năm 2005 tỷ trọng này là 62,3%. Nguyên
nhân do năm 2005 ngân hàng tự huy động được vốn ít nên sử dụng vốn từ Trung Ương
nhiều hơn. Tương tự như vậy đến năm 2006 tỷ trọng của nguồn vốn này lại giảm xuống
còn 58,2% là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tự huy động vốn của mình. Tuy tỷ
trọng có xu hướng tăng giảm nhưng về mặt số tuyệt đối thì nguồn vốn điều hoà tăng
liên tục qua các năm nhằm để phục vụ nhu cầu đầu tư và thanh toán của ngân hàng.
 Đánh giá tình hình huy động vốn theo tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu vốn huy động/tổng nguồn vốn được thể hiện ở cột phần trăm tỷ trọng
trong bảng số liệu. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tự đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động
của ngân hàng. Qua số liệu ta thấy khả năng tự đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng bình
quân hàng năm là 40%. Như vậy, NHN
o
&PTNT Kiên Giang luôn phụ thuộc vào nguồn
vốn điều hoà từ Trung Ương, bị động trong hoạt động tín dụng của mình. Vì thế một
mục tiêu được đặt ra là ngân hàng phải phấn đấu sao cho vốn huy động chiếm tỷ trọng
50% trong tổng nguồn vốn. Có như vậy thì ngân hàng mới chủ động được trong hoạt
động kinh doanh của mình và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp
trên.
Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm có chiều hướng tăng
trưởng tốt. Tuy nhiên với lợi thế của NHN
o
là một ngân hàng truyền thống, có nhiều chi
nhánh xuống tận các huyện, xã thì kết quả trên vẫn chưa là kết quả tốt nhất mà ngân
hàng có thể đạt được. Vì vậy ban lãnh đạo ngân hàng cần có nhiều chính sách phù hợp
hơn nữa để ngân hàng có thể phát huy hết lợi thế của mình, xứng đáng là một ngân

hàng chủ đạo của tỉnh.
3.2.1.2 Tình hình huy động vốn
Theo kết quả trên, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đang dần chiếm
ưu thế trong tổng nguồn vốn. Biểu hiện là vốn huy động luôn tăng qua các năm còn vốn
điều hoà thì tốc độ tăng lại giảm. Để tìm hiểu sâu về tình hình huy động vốn tại NHN
o
Kiên Giang ta có bảng số liệu về cơ cấu của từng loại vốn cụ thể như sau:
Bảng 3: Tình hình vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)
- Dựa vào bảng số liệu, ta thấy cơ cấu vốn của ngân hàng rất đa dạng: đa dạng
theo thời gian và đa dạng theo tính chất của nguồn vốn. Chiếm ưu thế trong tổng vốn
huy động đó là loại vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng với tỷ trọng trung
bình là (66,6%+67%+71,4%)/3 = 68%, trong đó cao nhất là loại vốn không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng trung bình 44% trong tổng vốn huy động. Vốn không kỳ hạn là loại vốn
mà khi khách hàng gửi tiền vào có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước với
ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Song, giữa việc gửi
tiền vào và rút ra có sự chênh lệch về thời gian và số lượng nên trên các loại tài khoản
này luôn có số dư xác định, ngân hàng có thể sử dụng số dư này làm vốn tín dụng để
cho vay. Đây là loại vốn có lãi suất thấp nên đã góp phần tiết kiệm được chi phí trả lãi
của ngân hàng.
KHOẢN MỤC
Năm So sánh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ

trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
I. Vốn KKH & CKH < 12 tháng 602.949 66,6 639.851 67,0 917.414 71,4 36.902 6,1 277.563 43,4
1. Vốn không kỳ hạn 431.763 47,7 440.597 46,1 502.568 39,1 8.834 2,0 61.971 14,1
- Tiền gửi các TCKT 406.520 44,9 413.396 43,3 472.102 36,7 6.876 1,7 58.706 14,2
- Tiết kiệm của dân cư 25.243 2,8 27.201 2,8 30.466 2,4 1.958 7,8 3.265 12,0
2. Vốn CKH < 12 tháng 171.186 18,9 199.254 20,9 414.846 32,3 28.068 16,4 215.592 108,2
- Tiền gửi các TCKT 48.948 5,4 52.103 5,5 130.747 10,2 3.155 6,4 78.644 150,9
- Tiết kiệm của dân cư 122.238 13,5 147.151 15,4 284.099 22,1 24.913 20,4 136.948 93,0
II. Vốn CKH > 12 tháng 301.837 33,4 315.618 33,0 366.941 28,6 13.781 4,6 51.323 16,3
- Tiết kiệm của dân cư 239.405 26,5 245.223 25,7 279.909 21,8 5.818 2,4 34.686 14,1
- Kỳ phiếu 22.076 2,4 28.338 2,9 40.396 3,2 6.262 28,4 12.058 42,5
- Tiền gửi khác 40.356 4,5 42.057 4,4 46.636 3,6 1.701 4,2 4.579 10,9
Tổng vốn huy động 904.786 100,0 955.469 100,0 1.284.355 100,0 50.683 5,6 328.886 34,4
Thành phần ưa thích loại hình huy động này đó là các tổ chức kinh tế thể hiện
trên số tiền gửi vào luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể: chiếm tỷ trọng trung bình là 41,6%
trong tổng vốn huy động và chiếm đến 94% trong tổng vốn không kỳ hạn. Sở dĩ các tổ
chức kinh tế ưa thích loại hình này là vì những tiện ích của nó: các tổ chức kinh tế sử
dụng số tiền nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh để gửi vào ngân hàng, đó có
thể là quỹ dự trữ tài chính, quỹ đầu tư, quỹ phúc lợi, khen thưởng…Khi có nhu cầu sử
dụng thì họ có thể chủ động rút ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài ra, các tổ chức này còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác
thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Đó cũng là lý do làm cho loại tiền gửi
này có tốc độ tăng nhanh qua các năm.
Ngược lại, đối với người dân thì họ không thích gửi tiền của mình theo hình thức

vốn không kỳ hạn (chiếm tỷ trọng trung bình qua các năm chỉ 2,7%) vì những lý do: số
tiền mà người dân gửi vào ngân hàng thực sự là số tiền thừa sau khi họ đã trang trải tất
cả các chi phí, không bị ràng buộc về thời gian rút nên họ muốn số tiền của mình khi
tiết kiệm sẽ được sinh lợi nhiều. Trong khi đó vốn không kỳ hạn lại có lãi suất thấp
nhất, chỉ 0,25% vì thế nên đa phần người dân không thích gửi theo loại vốn này (chỉ
một số hộ kinh doanh sản xuất nhỏ họ tạm thời thừa vốn và muốn chủ động rút ra khi
có nhu cầu).
- Một hình thức khác của cơ cấu vốn đó là loại vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng.
Loại vốn này thể hiện tính tương đối ổn định của nguồn vốn huy động. Qua số liệu ta
thấy loại vốn này chiếm tỷ trọng không cao, trung bình khoảng 24% nhưng có xu
hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực
để làm cho nguồn vốn của mình ngày càng có nhiều vốn ổn định hơn. Theo hình thức
huy động này thì có sự tương phản với hình thức huy động không kỳ hạn. Ở đây, tiền
gửi của các tổ chức kinh tế chiếm ít (trung bình hàng năm chỉ 7%) trong khi tiết kiệm
của người dân thì chiếm ưu thế (khoảng 17%). Nguyên nhân: do loại tiền gửi này bó
buộc về thời hạn nên các tổ chức kinh tế không chủ động được trong việc sử dụng vốn
của mình. Bên cạnh đó, với những ưu thế như có nhiều kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng, 7 tháng, 9 tháng và 12 tháng, mỗi kỳ hạn ngân hàng áp dụng một mức lãi suất
tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao nên rất phù hợp với yêu
cầu tiết kiệm của người dân. Cùng với việc hàng năm ngân hàng có những chính sách
khuyến mãi, gởi phiếu dự thưởng…đã làm cho tiền tiết kiệm theo kỳ hạn này luôn tăng
qua các năm.
Tuy tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm ít nhưng tốc độ tăng lại rất cao. Đặc
biệt trong năm 2006, tốc độ tăng của loại tiền gửi này gấp 1,5 lần so với năm 2005.
Nguyên nhân là ngân hàng đã tạo được những điều kiện thuận lợi đối với các tổ chức
như: chênh lệch lãi suất giữa vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn ít nhất 1 tháng là 0,35%,
bên cạnh đó nếu như trước kia khi họ rút tiền trước hạn sẽ không được hưởng lãi suất
nhưng nay thì được hưởng ở mức lãi suất của vốn không kỳ hạn.
- Hình thức cuối cùng trong cơ cấu vốn và có kỳ hạn dài nhất đó là vốn có kỳ
hạn trên 12 tháng. Chiếm ưu thế trong nguồn vốn này là tiền gửi tiết kiệm của người

dân (tỷ trọng trung bình là 24,7%). Điều này dễ hiểu bởi vì nguồn vốn này có mức lãi
suất cao nhất (từ 0,7% đến 0,76% trên 1 tháng). Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết
kiệm không đều qua các năm. Tốc độ tăng năm 2006 là 14,1% nhanh hơn nhiều so với
trong năm 2005 là 2,4%. Nguyên nhân như đã phân tích là do trong năm 2005 giá vàng
biến động đã ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền của người dân đó là họ không thích kỳ hạn
dài vì sợ tiền bị mất giá so với vàng. Nhưng sang năm 2006 với những chính sách tính
cực của ngân hàng thì số tiền tiết kiệm này đã được tăng lên đáng kể với số tuyệt đối là
34.686 triệu đồng.
Bên cạnh việc tiết kiệm, người dân cũng có thể mua kỳ phiếu của ngân hàng.
Tuy chiếm tỷ trọng ít (trung bình chỉ 2,8%) nhưng có tốc độ tăng rõ rệt qua các năm:
năm 2005 tốc độ tăng là 28,4% đến năm 2006 là 42,5%. Nguyên nhân là vào những
tháng cuối năm, ngân hàng thường phát hành những đợt kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn
đã góp phần đáng kể vào tổng vốn huy động của ngân hàng. Tỷ trọng của kỳ phiếu tăng
dần qua các năm là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng của tiền gửi tíết kiệm giảm.
Đối với tiền gửi khác: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cũng không cao, trung
bình khoảng 4,2% và có tốc độ tăng đều qua các năm nhưng thấp hơn tốc độ tăng của
hai loại vốn còn lại nên tỷ trọng giảm dần.
 Đánh giá tình hình huy động vốn theo kỳ hạn:
Sau đây chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu của từng loại vốn ứng với mỗi kỳ hạn
để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
- Chỉ tiêu vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng/tổng vốn huy động: theo
kết quả trên ta thấy chỉ tiêu này luôn lớn và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân
hàng đã huy động được nguồn vốn rẻ, dồi dào nhưng tính ổn định không cao, chỉ có thể
đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn.
- Chỉ tiêu vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên/tổng vốn huy động: chỉ tiêu này thể
hiện tính ổn định của vốn huy động, nếu chỉ tiêu này cao thì ngân hàng có thể tự chủ
trong hoạt động cho vay của mình. Thực tế thì chỉ tiêu này chỉ ở mức trung bình và có
xu hướng giảm, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn tăng. Điều này chứng tỏ khả năng mở
rộng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng còn hạn chế và ngân hàng chưa phát huy
được khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của mình. Bởi vì theo

quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam và Tổng Giám đốc NHN
o
&PTNT Việt Nam,
vốn huy động được cân đối cho vay tính theo công thức: trung bình khoảng 86% vốn
huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng (vì có sự chênh lệch qua các năm) +
100% vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên . Do đó nếu như vốn có kỳ hạn từ 12
tháng trở lên càng nhiều thì ngân hàng có thể nâng cao khả năng sử dụng vốn huy động
vào hoạt động tín dụng của mình và ngược lại.
Tóm lại, với vị trí của NHN
o
vẫn là ngân hàng lớn nhất của tỉnh, có uy tín với
người dân, tuy về lãi suất huy động NHN
o
không thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng
khác nhưng vẫn giữ được sự tín nhiệm của đa số khách hàng và được sự quan tâm của
chính quyền địa phương. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn huy động chỉ mới đáp ứng
được nhu cầu vay vốn ngắn hạn trên địa bàn, còn phần lớn khả năng đáp ứng nhu cầu
vốn trung, dài hạn còn phải dựa vào nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên. Do đó,
để chủ động hơn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong
công tác huy động vốn của mình nhất là phải quan tâm tăng trưởng tỷ lệ vốn huy động
có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên trên tổng vốn huy động.
3.2.2 Phân tính tình hình sử dụng vốn tại NHN
o
Kiên Giang
Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NHN
o
Kiên Giang, vừa trực tiếp
phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân
hàng. Thời gian gần đây hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển theo chiều
hướng tốt. Thực hiện định hướng phát triển của Ngành, ngân hàng đã thường xuyên

bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tăng
trưởng tín dụng có hiệu quả. Trong đầu tư tín dụng ngân hàng luôn quán triệt nguyên
tắc “Tăng trưởng khối lượng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng”.
Nghiên cứu chính xác nhu cầu vốn hàng năm cho hoạt động sản xuất hàng hoá truyền
thống của nông dân (lúa,cá, tôm,…) từ đó xác định mức đầu tư hợp lý cho từng loại đối
tượng, phù hợp với tốc độ phát triển của sản xuất, tốc độ tăng trưởng của giá cả thị
trường. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng mở rộng mối quan hệ với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã và các thành phần kinh tế hợp tác khác để đa dạng
hoá đối tượng đầu tư, khắc phục dần tính thời vụ, phân tán rủi ro.
Kết quả tín dụng nói chung được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Doanh số cho vay càng lớn phản ánh quy mô càng được mở
rộng, doanh số thu nợ cao cho thấy kết quả thu hồi nợ tốt và dẫn đến tỷ lệ nợ xấu sẽ
thấp. Để biết được cụ thể, trước tiên chúng ta đi vào phân tích doanh số cho vay của
NHN
o
Kiên Giang qua 3 năm như sau:
3.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Hoạt động cho vay của NHN
o
Kiên Giang rất đa dạng nhưng vẫn được chia
thành hai nhóm chính lớn đó là cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.

×