Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo thực tập tại MB– CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.53 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
CHƯƠNG l
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM,
phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là
quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế
quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản ) với những điều kiện nhất
định được thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được thành cho vay, cho thuê, bảo
lãnh, chiết khấu. Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản
mang lại thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều rủi
ro. Do đó cần phải phân loại cho vay để có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro ở
mức thấp nhất.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta
thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
 Căn cứ vào mục đích sử dụng:
+ Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay bất động sản.
+ Cho vay nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trung hạn.
+ Cho vay dài hạn.


 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng:
+ Cho vay không đảm bảo.
+ Cho vay có đảm bảo.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
1
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
 Căn cứ vào tiêu thức hình thái của cho vay:
+ Cho vay bằng tiền.
+ Cho vay bằng tài sản.
 Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay:
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáo hạn.
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo
khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
 Căn cứ vào phương thức cho vay:
+ Cho vay theo món.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Vậy thì cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là như thế nào? Cho vay tiêu dùng
của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá
nhân. Là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ
gia đình quyền sử dụng khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa
thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng. Các
mục đích tiêu dùng có thể là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong
gia đình, chi phí cho việc đi du học, …
1.2 Những đặc điểm của cho vay tiêu dùng tại các NHTM.
Để làm nổi bật và rõ hơn những đặc điểm của cho vay tiêu dùng, ta so
sánh nó với cho vay kinh doanh.
 Về mục đích vay: Cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng
cá nhân nhưng cho vay kinh doanh thì sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.

 Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại
hình cho vay tiêu dùng trong khi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
2
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
 Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng là các tài sản thế
chấp, tài sản hình thành từ tiền vay hoặc từ tiền lương hay thu nhập; còn đối với
cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận kinh doanh.
 Về rủi ro: Phương thức cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất
trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ chủ
yếu là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại
phục thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay. Do vậy khi bị mất việc,
ốm đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả
năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn. Bởi đối với các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ
dựa trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, còn đối với khách
hàng là cá nhân và hộ gia đình ngân hàng chỉ có thể dựa vào thu nhập từ tài sản
cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng
có thể giấu các thông tin về tình hình sức khỏe cũng như dự định thay đổi việc
làm trong tương lai của mình nên các ngân hàng rất khó xác định rủi ro khi cho
vay tiêu dùng.
Và vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay
khác của ngân hàng, điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng có
chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu
dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm
xuống khi nền kinh tế suy thoái. Mặt khác người tiêu dùng thường ít nhạy cảm
so với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi
suất ghi trên hợp đồng.
Thêm một đặc điểm khác là người tiêu dùng thường chỉ vay một lần, ít có

nhu cầu vay lại; không giống như các khoản vay thương mại: nhu cầu vay phát
sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó nếu ngân hàng không có
giải pháp mở rộng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này.
 Về quy mô khoản vay: đa số các khoản vay tiêu dùng có giá trị không
lớn trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng nhà đất, mua sắm những mặt
hàng xa xỉ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng này lại khá cao. Điều này
cũng dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn chất lượng cuộc sống của chúng ta
ngày càng cao.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
3
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
1.3 Các hình thức CVTD tại NHTM.
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa
trên một số tiêu thức nhất định. Việc nhân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền
đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi
ro tín dựng. Cho vay tiêu dùng có thể chia thành ba loại
1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay:
 CVTD cư trú (Residentia/ Mortgage Loan): CVTD cư trú là các khoản
cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của KH là
cá nhân hay hộ gia đình
 CVTD phi cư trú (Nonresiđentia/ Loan) : CVTD phi cư trú là các khoản
nho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình,
chi phí học hành, giải trí và du lịch
1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
 CVTD trả góp (Installment Consumer Loan):
Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân
hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương
thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị lởn, hoặc thu nhập từng
định kỳ của khách hàng vay không đủ khả năng thanh toán hết một tần số nợ vay
Đối với loại cho vay này, NH thường chú ý tới một số vấn đề có tính

nguyên tắc sau:
 Loại tài sản được tài trợ
Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ vốn vay
đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai. Do đó, NH
nền tài trợ cho những TS có thời hạn sử dụng lâu bền
 Số tiền phải trả trước
Thông thường NH yêu cầu KH vay phải thanh toán trước một phần giá trị
TS cần mua sắm. Số tiền này gọi là số tiền trả trước, phần còn lại NH sẽ cho
vay. Số tiền trả trước này phải đủ lớn để:
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
4
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
- Đủ cho người đi vay có động lực nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của
TS, nhằm tăng thiện chí trả nợ
- Giúp NH hạn chế rủi ro trong trường hợp phải phát mại TS vay
Số tiền trả trước là cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loại TS: Đối với các TS có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước
nhiều và ngược lại
- Thị trường tiêu thụ TS đã qua sử đụng: nếu TS sau khi sử dụng vẫn có
thể dễ dàng được mua bán, chuyển nhượng thì số tiền trả trước thấp và ngược lại
- Năng lực của người đi vay
- Môi trường kinh tế
 Chi phí tài tr ợ
Là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH cho việc sử dụng vốn. Chi phí
tài trợ phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro,
và mang lại lợi nhuận tương xứng cho NH
 Điều khoản thanh toán
Khi xác định điều khoản thanh toán cho khoản vay, NH cần lưu ý các yếu
tố sau:
- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập của

KH, và trong mối tương quan với các khoản chi tiêu khác của KH.
- Giá trị của TS tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu
hồi
- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH
- Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Bới vì thời hạn tài trợ quá dài dễ làm
giá trị TS tài trợ bị giảm mạnh, hơn thế nữa động lực trả nợ của KH cũng bị suy
giảm
Số tiền mà KH phải thanh toán cho NH ở một định kỳ có thể được tính
bằng một trong các phương pháp sau:
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
5
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Phương pháp gộp (Add-on Method)
Phương pháp này thường được áp dụng cho CVTD trả góp do tính đơn
giản và dễ hiểu của nó:
V L
T
n
+
=
, Với L = V x r x n
Trong đó T: số tiền phải thanh toán mỗi kỳ
L : chi phí tài trợ (lãi vay)
V: vốn gốc
n: số kỳ hạn
r: lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn
Công thức áp dụng để quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau:
2
( 1)

mL
i
V n
=
+
Trong đó :
i: lãi suất hiệu dụng/1 năm
m: số kỳ hạn thanh toán trong một năm
Ngoài ra có thể áp dựng công thức sau:
2
( 1)
n
i r
n
= ×
+
Trong đó:
i: lãi suất hiệu dụng ( 1 kỳ)
r: lãi suất kỳ thanh toán
n : số kỳ thanh toán
 Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method)
Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được
tỉnh đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán.
Còn lãi phải trả NH ở mỗi định kỳ được tính trên số tiền KH thực sự còn thiếu
NH.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
6
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
 Phương pháp hiện giá (Present Value Method)
Theo phương pháp này, tổng số tiền mà KH phải trả NH ở mỗi kỳ (gốc và

lãi) là đều nhau. Và tiền lãi cũng được tính trên dư nợ giảm dần.
 Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian: Việc phân bổ có thể được thực
hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ thanh toán, hoặc cũng có thể được thực
hiện theo quý hoặc năm tài chính. Tuy nhiên phân bổ lãi vay theo năm tài chính
thường được các ngân hàng áp dụng hơn.
Các phương pháp phổ biến dùng để phân bổ lãi vay bao gồm:
 Phương pháp đường thẳng (Straight-line Method) hay còn gọi là
phương pháp tỷ lệ cố định:
Theo phương pháp này, phần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kỳ tương
ứng với tỷ trọng số tháng tính 1ãi trong kỳ đó so với toàn bộ số tháng tính lãi
của thời hạn vay.
 Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (Effeđive Yield Method):
Phương pháp này còn gọi là phương pháp quy tắc 78 . Đây là phương pháp
phổ biển nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản cho vay trả góp.
 Phương pháp lãi (Interest Method) :
Theo phương pháp này, trước hết lãi suất cho vay được quy đổi ra thành
lãi suất hiệu dụng. Sau đó, lãi suất hiệu dụng này được áp dụng phương pháp
hiện giá để tính phần lãi phân bổ cho kỳ đó
 Vấn đề trả nợ trước hạn :
- Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp
hiện giá thì yến đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ số vốn
gốc còn thiếu và tiền lãi của kỳ hạn hiện tại cho NH.
- Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp gộp thì vấn đề phức tạp
hơn. Vì theo phương pháp này, lãi được tính trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ
được KH trả hết cho đến khi kết thúc hợp đồng. Vậy nên nếu KH trả nợ trước
hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ giả định ban đầu. Như vậy số
tiền lãi thực sự phải trả cũng có sự thay đổi. Phương pháp áp dụng phổ biến nhất
là phương pháp 78.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
7

Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
 CVTD phí trả góp (Coninstallment Consumer Loan)
Tiền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần khi đáo hạn. Hình thức
cho vay này chỉ phù hợp với các khoản cho vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn
 CVTD tuần hoàn (Revolving Consumer Credit)
Là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc
phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương
thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi
tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, KH được NH cho phép thực hiện việc vay
và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:
+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh
+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh
+ Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân
1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ.
 CVTD gián tiếp (Indirect Consumer Loan)
CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản
nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho
người tiêu dùng.
(1) NH và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng NH
đưa ra các điều kiện về đối tượng KH bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và
loại TS bán chịu.
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng
hoá.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
8
Ngân hàng
Công ty bán lẻ
Người tiêu dùng
1

4
5
6
3
2
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Thông thường người mua hàng phải trả trước một phần giá trị TS
(3) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng
(4) Công ty bán lẻ bán cho NH bộ chứng từ hàng hoá bán chịu
(5) NH thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho NH
Để thích ứng với từng đối tượng KH, NH đưa ra các phương thức khác
nhau trong kỹ thuật cho vay gián tiếp:
 Tài trợ truy đòi toàn bộ: theo phương thức này, khi bán cho NH các
khoản nợ mà người tiêu dừng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán
cho NH toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán
cho NH.
 Tài trợ truy đòi hạn chế : theo phương thức này trách nhiệm của công ty
bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới
hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả
thuận giữa NH với công ty bán lẻ.
- Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trong
trường hợp:
* Nếu người mua chịu không đủ tiền trả trước một số tiền nhất định
* Không đủ các tiêu chuẩn tín dụng do NH đề ra
- Công ty bán lẻ cam kết chịu trách nhiệm cho toàn bộ số nợ đã bán chịu
cho đến khi NH thu hồi được một số lượng các khoản nợ nhất định đúng hạn.
- Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn theo
một tỷ tệ nhất định so với tổng số nợ trong một thời hạn nhất định
- Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn

trong phạm vi số tiền dự phòng ký gửi tại NH. Thường số tiền dự phòng được
trích ra từ chênh lệch giữa chi phí tài trợ mà công ty bán lẻ tính cho người mua
chịu và chi phí tài trợ mà NH tính cho công ty bán lẻ. Đây là trường hợp được
các NH áp dụng phổ biến nhất.
 Tài trợ miễn truy đòi:
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
9
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho NH, công ty bán lẻ
không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không.
Phương thức chứa đựng rủi ro cao cho NH nên chi phí tài trợ thường được NH
tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ được mua cũng
được kén chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ những công ty bán lẻ rất được NH tin cậy
mới được áp dụng phương thức này.
 Tài trợ có mua lại:
Khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi, hoặc truy
đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì NH thường
phải thanh lý TS để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước
thì NH có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán,
kèm với TS đã được thụ đắc trong một thời hạn nhất định
Ưu - nhược điểm của CVTD gián tiếp
- Ưu điểm:
 Cho phép NH dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
 Giảm các chi phí xét duyệt hơn so với cho vay trực tiếp
 Rất phù hợp với cách thức mua hàng lâu bền, giá trị lớn với cả người
mua (mua hàng trước khi có đủ tiền) và với cả người bán hàng (khi không có đủ
khả năng tài chính giữ tất cả các tích trái của họ)
 Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với KH và các hoạt động NH
khác
 Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ lốt, công ty có

vốn tự có ròng lớn, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp. Bởi vì đảm
bảo của khoản vay tỏ ra vững chắc hơn khi có người bán ký hậu trên chứng từ
hoặc kỳ phiếu và người bán hàng cũng chịu trách nhiệm giám sát các khoản cho
vay trong một giới hạn nào đó (như theo dõi các tài khoản không trả đúng hạn,
việc tái sở hữu, bán hàng hoá tái sở hữu . . . ) làm cho chi phí NH giảm xuống.
- Nhược điểm:
 NH không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu đùng đã được bán chịu, do đó
các khả năng lừa đảo, giả mạo và xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
10
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
 Thiếu sự kiểm soát của NH khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu
hàng hóa.
 Trong quá trình thực hiện việc trả góp, xảy ra không ít trường hợp người
mua trả lại hàng hoá cho người bán (khi họ thấy không thoả mãn hoặc không có
khả năng chi trả) - tình huống này thường không xảy ra đối với cho vay trực
tiếp. Những khoản tranh chấp này ảnh hưởng lớn đến kết quả tín dụng.
 CVTD trực tiếp (Direct Consumer Loan): Là các khoản CVTD trong
đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ
từ người này.
CVTD trực tiếp thường được thực hiện qua sơ đồ sau:
(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty
bán lẻ.
(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ.
(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.
So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp có một số ưu điểm sau:
- Trong CVTD trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của
nhân viên tín dụng là những người được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh

nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếp của
ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết
định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ.
- Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến
việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của những
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
11
Ngân hàng Công ty
bán lẻ
Người tiêu dùng
3
1 5 2 4
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán cho được nhiều hàng.
- Tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra một
cách vội vàng và như vậy có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp ra một cách
không chính đáng. Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh,
công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình. Nếu
người cấp tín dụng là ngân hàng, điều này có thể được hạn chế
- CVTD trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp.
Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có
thể phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng
lẫn ngân hàng.
1.4 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng:
Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngân
hàng thì bản thân nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã
tạo ra và sử dụng nó. Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu và cho đến
nay hoạt động của nó vẫn không ngừng được các ngân hàng quan tâm phát triển,
khách hàng sử dụng, Chính phủ các nước đồng tình ủng hộ.
Đối với nền kinh tế: Cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển

dịch hàng hoá. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không có tiêu
dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn tới doanh
nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. Vai
trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngân hàng cho
người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích
luỹ đủ số tiền cần thiết. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng
và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ
cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản
xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn. Như vậy, ngân hàng cho vay
tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng
hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế. Tóm lại, cho vay tiêu đùng được dùng để
tài trợ cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tới
cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song, nếu các
khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳng những không kích
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
12
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước.
Đối với ngân hàng: Ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao,
cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng như:
Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng
với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách
hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khánh hàng. Bằng cách nâng cao và
mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay
tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và
hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơn trong con mắt khách hàng. Trong ý
nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các
công ty và doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ
bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đời sống của
người tiêu dùng. Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả,
nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn. Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động
được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư.
Thứ ba, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh
doanh từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Và đối với khách hàng: nhờ cho vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện ích
trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những
trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, nhu như cầu chi tiêu
cho giáo dục và y tế. Tuy vậy, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng
rất tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép,
làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, còn rất nghiêm trọng
hơn nếu mất khả năng chi trả thì người này có thể gặp rất nhiều phiền toái trong
cuộc sống.
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại
các NHTM.
1 5.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới tượng cho vay tiêu
dùng. Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
13
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
nhánh để thuận tiện giao dịch với khánh hàng hay không. Uy tín của ngân hàng
cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân
hàng.
Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiêu dùng là các chính
sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và
sau khi cho vay có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín
dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân
hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo,
phương thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn

giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định
quá dài thì khách hàng sẽ không muốn nhờ đợi và tiến tới các ngân hàng khác.
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết
định thành công của cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên
môn tốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các
quyết định đúng đắn. Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm
với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo khách hàng các thủ tục cần thiết.
Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì
ngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp. Ngân hàng cần tăng cường các
hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân
hàng nói chung cũng như lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng.
Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho
vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết
các thủ tục được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho
khách hàng và việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn. Bên
cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc
thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân
viên ngân hàng, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên.
Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại
ngân hàng có tác động tới cho vay tiêu dùng. Ngoài những nhân tố đó còn phải
kể tới nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu
dùng, đó là đạo đức khách hàng cũng như rủi ro của hoạt động cho vay tiêu
dùng. Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ro cho
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
14
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho
vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng sẽ không quá khắt khe. Ngược lại, nếu
khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt
động cho vay tiêu dùng.

Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính
tới tất cả các nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên.
1.5.2. Các nhân tố ngoài ngân hàng:
Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như
môi trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh
giữa các ngân hàng, môi trường phép lịch sự, yếu tố văn hóa…
Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động.
Nơi đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình
độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn,
hẻo lánh nơi mà những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng
vườn, thậm chí còn không biết tới hoạt động của ngân hàng.
Kế đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu
cầu vay tiêu dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi
tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần
để mua sắm cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành
chính rườm ra. Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.
Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng. Nếu nền
kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị
ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển
vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu
dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn.
Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến
khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
Đó là các quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân
hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho
vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có …
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
15
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MB
– CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
2.1 Tổng quan về MB - chi nhánh Hai Bà Trưng:
2.1.1 Thông tin chung về MB:
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Tên tiếng Anh: Military Bank
Tên giao dịch: MB
Trụ sở chính: Số 3, Liễu Giai, Q. Ba Đình, TP Hà Nội.
Website:
Logo:
Vốn điều lệ: 10.625.000.000.000 đồng.
2.1.2 Quá trình ra đời và phát triển của MB:
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thường được gọi là Ngân hàng
Quân đội (tên tiếng Anh: Military Bank) được thành lập theo Quyết định số
00374/ GP – UB ngày 30 tháng 12 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố
Hà Nội và hoạt động theo Giấy phép số 0054/ NH – GP ngày 14 tháng 9 năm
1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm.
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 4 tháng 11 năm 1994.
Khi mới thành lập, mục đích ban đầu của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân đội là nhằm hỗ trợ cho các đơn vị quân đội làm kinh tế. Cùng với sự phát
triển lớn mạnh của đất nước, Ngân hàng Quân đội không ngừng mở rộng phạm
vi hoạt động của mình. Vì thế trong thời điểm hiện tại khách hàng của Ngân
hàng Quân đội là mọi đối tượng trong nền kinh tế như: các cá nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
16
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh, các hiệp hội, các công ty tài chính… Với phương châm hoạt động an toàn,

hiệu quả và luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng,
những năm qua Ngân hàng Quân đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách
hàng và uy tín của Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển. Trong thời
gian gần đây, Ngân hàng Quân đội được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh
giá là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của MB Hai Bà Trưng trong
những năm gần đây
Hoạt động huy động vốn: Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2012
tăng 23 %, huy động vốn tăng 24,5% so với cuối năm 2011 (đã trừ hư số tăng
của tỷ giá và giá vàng).
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2011, 2012
tại MB Hai Bà Trưng
Đơn vị : Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
2011 2012 Chênh lệch
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I VNĐ 173,794 94,6 227,566 93,3 53,772 30,9
1. Không kỳ hạn 2,929 1,7 10,225 4,5 7,296 249,1
2. Có kỳ hạn 170,865 98,3 217,341 95,5 46,476 27,2
a. < 12 tháng 156,483 91,6 199,245 91,7 42,762 27,3
b. >=12 tháng 14,382 8,4 18,096 8,3 3,714 25,8
II Ngoại tệ 9,970 5,4 16,278 6,7 6,308 63,3
1. Không kỳ hạn 5,015 50,3 6,653 40,9 1,638 32,7
2. Có kỳ hạn 4,956 49,7 9,625 59,1 4,669 94,2
a. < 12 tháng 3,604 72,7 7,918 82,3 4,314 119,7
b. >=12 tháng 1,352 27,3 1,707 17,7 0,355 26,3
TỔNG CỘNG 183,764 100,0 243,844 100,0 60,080 32,7
Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2011, 2012 tại MB Hai Bà Trưng
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
17

Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Theo bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động trong năm 2012 tăng 32.7 %
so với năm 2011 ứng với mức tăng 60.080 tỷ đồng. Nguyên nhân là do:
Huy động vốn nội tệ trong năm 2012 tăng 30.9% so vơi năm 2011 ứng với
mức tăng là 53.772 tỷ đồng. Trong đó đáng kể nhất là tiền gửi không kỳ hạn
tăng 249,1% so với năm 2012 ứng với mức tăng 7.296 tỷ đồng nguyên nhân là
do KH đã rút vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán bị giảm sút, thị trường bất
động sản bị đóng băng, vàng liên tục biến động và ngân hàng là nơi để có thể cất
trữ tốt nhất cho KH khi có nhu cầu sử dụng bất cứ lúc nào trong thời kỳ kinh tế
có nhiều biến động lớn. Hơn nữa, nhờ có chính sách điều chỉnh tổng lãi suất huy
động tiết kiệm có kỳ hạn nên kết quả huy động vốn của MB ở loại tiền gửi này
tăng 27.2% so với năm 2011 với mức tăng là 46.476 tỷ đồng.
Qua biểu đồ ở trên ta thấy rằng: mặc dù huy động ngoại tệ năm 2012 tăng
63,3% so với năm 2011 ứng với mức tăng 6,308 tỷ đồng. Nhưng xét về cơ cấu
huy động vốn theo loại tiền thì huy động nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng
vốn huy động Nguyên nhân từ tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp làm
cho tỷ giá ngoại tệ biến động không lường nên ảnh hưởng đến tâm lý KH. Hơn
nữa, lãi suất tiền gửi bằng nội tệ cao hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ nên KH có xu
hướng gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ cao hơn.
Tổng số dư nguồn vốn huy động 31/12/2012 là 45.030,9 tỷ đồng, tăng
20.383,5 tỷ đồng tương ứng tăng 82.7% so với cuối năm trước và đạt 111,2% so
với kế hoạch.Trong đó, nguồn vốn huy động từ trái phiếu chuyển đổi là 1.531,6
tỷ đồng.
Hoạt động sử dụng vốn:
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
18
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Hoạt động tín dụng:
- Dư nợ tín dụng:

Dư nợ cho vay TCKT và CN đến 31/12/2012 là 24.375,6 tỷ đồng, tăng
11.546,8 tỷ đồng tương ứng tăng 90% so vơi đầu năm đạt 103,7% so với kế
hoạch năm 2012.
- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian và đối tượng khách hàng:
- Dư nợ cho vay theo lĩnh vực ngành nghề
Lĩnh vực
Dư nợ
thời điểm
31/12/2012
Tỷ trọng
trong tổng
Dư nợ
Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.165,4 4,78%
Thủy sản 213,2 0,87%
Công nghiệp khai thác mỏ 1.755,0 7,20%
Công nghiệp chế biến 3.426,0 14,06%
SX và PP điện khí đốt và nước 794,0 3,26%
Xây dựng 2.696,0 11,06%
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe
máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
3.796,0 15,57%
Khách sạn và nhà hàng 585,0 2,40%
Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 2.254,0 9,25%
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
19
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Hoạt động tài chính 593,8 2,44%
Hoạt động khoa học và công nghệ 84,5 0,35%
Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch
vụ tư vấn

206,2 0,85%
Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng (Đảng,
đoàn thể, đảm bảo xã hội bắt buộc)
15,6 0,06%
Giáo dục và đào tạo 175,0 0,72%
Y tế hoạt động cứu trợ xã hội 45,7 0,19%
Hoạt động văn hóa thể thao 42,5 0,17%
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 5.855,0 24,02%
Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 120,4 0,49%
Hoạt động các tổ chức và đoàn thể Quốc tế 9,4 0,04%
Ngành khác 543,0 2,23%
Tổng 24.375,6 100,00%
(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)
- Chất lượng tín dụng: MB Hai Bà Trưng thực hiện phân loại các khoản
nợ tuân thủ theo đúng quy định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm
2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của
Ngân hàng Nhà nước.
Kết quả phân loại dư nợ của MB Hai Bà Trưng như sau: Nợ xấu (từ nhóm
3 đến nhóm 5) là 340,9 tỷ đồng chiếm 1,4%/tổng dư nợ, giảm 1,39% so với cuối
năm trước. (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)
 Tiền gửi tại các TCTD khác: Số dư tiền gửi tại các TCTD khác đến
31/12/2012 là 11.636,7 tỷ đồng, tăng 5.279,4 tỷ đồng tương ứng tăng 83% so
với cuối năm trước, đạt 153,5% kế hoạch năm
 Tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định lũy kế đến 31/12/2012 là 1.526,2 tỷ đồng tăng 672
tỷ đồng tương ứng tăng 78,8% so với cuối năm trước.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
NG
(Tr.đ)
GTCL

(Tr.Đ)
Tỷ lệ
(%)
NG
(Tr.đ)
GTCL
(Tr.Đ)
Tỷ lệ
(%)
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
20
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
TSCĐ hữu hình
Nhà cửa vật kiến
trúc
45.809 39.869 87,03% 47.646 40.129 84,22%
Máy móc thiết bị 19.460 15.110 77,64% 20.840 12.866 61,74%
Phương tiện vận
tải
54.873 43.902 80,00% 64.644 48.488 75,01%
Thiết bị dụng cụ
quản lý
35.501 24.161 68,06% 39.237 22.351 56,96%
Tài sản khác 3.554 2.998 84,36% 4.398 2.720 61,85%
Tổng 159.197 126.040 176.765 126.554
TSCĐ vô hình
Giá trị quyền sử
dụng đất
705.386 705.064 99,95% 1.380.378 1.379.905 99,97%
Phần mềm máy

tính
4.556 3.856 94,64% 5.988 2.696 45,02%
Tài sản vô hình
khác
20.000 18.667 93,34% 20.000 16.999 85,00%
Tổng 729.942 727.587 1.406.366 1.399.600
(Nguồn : BCTC đã được kiểm toán)
 Hoạt động đầu tư
Tổng số tiền MB Hai Bà Trưng đã kinh doanh các công cụ tài chỉnh đến
31/12/2012 là: 9.214,3 tỷ đồng, tăng 4.051,5 tỷ đồng tương ứng tăng 78,4% so
với cuối năm trước.
Trong đó:
- Đầu tư trái phiếu Chính phủ, các Tổ chức tín dụng, trái phiếu doanh
nghiệp: 8.880,9 tỷ đồng.
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
21
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
- Góp vốn đầu tư dài hạn: 333,4 tỷ đồng.
MB Hai Bà Trưng đã không ngừng cải thiện sản phẩm và qui trình để
phát triển hoạt động tín dụng
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế và thị trường vốn, MB Hai Bà
Trưng đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu, sửa đổi quy chế và quy
trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành
nghề kinh doanh và đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến
nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, MB Hai Bà Trưng luôn kiểm soát chất
lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt
động tín dụng đã đạt được sự tăng trưởng tốt.
Dư nợ tín dụng 2009 2010 2011 2012
Tổng dư nợ (tỷ) 493 4,184 6,253 12,829
Tăng trưởng n/a 748.61% 49.46% 105.17%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 03 năm gần đây đạt trên 300%/năm.
Năm 2009, tổng dư nợ của MB Hai Bà trưng đạt 493 tỷ đồng. Năm 2010, đánh
dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh
doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, nên dư nợ tín dụng của
MB Hai Bà Trưng có sự tăng trưởng vượt bậc với hơn 4,184 tỷ đồng dư nợ, tăng
748% so với năm 2009.
Năm 2011, với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng
trong năm trước, MB Hai Bà Trưng đã đầu tư mở rộng mạng lưới, phát triển
thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ, đa dạng đối tượng khách hàng, dư nợ tín dụng
của MB Hai Bà Trưng đạt 6,253 tỷ, tăng 49% so với 2010. Đây là kết quả cao
trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Bước sang 2012, bên cạnh sự
hồi phục của nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay cũng có kết quả cao với
dư nợ đạt 12,829 tỷ, tăng 105%.
Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời
hạn là loại hình cho vay ngắn hạn, do MB Hai Bà Trưng huy động phần lớn là
vốn với kỳ hạn ngắn .
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
22
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Dư nợ 2009 % 2010 % 2011 % 2012 %
- Ngắn hạn 335 68.0% 2,673 63.9% 3,892 62.2% 7,556 58.9%
- Trung
hạn
158 32.0% 1,134 27.1% 1,552 24.8% 3,925 30.6%
- Dài hạn 0.0% 377 9.0% 809 12.9% 1,348 10.5%
Tổng 493 4,184 6,253 12,829
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tập trung ở các khoản vay ngắn hạn với tỷ lệ
xoay quanh 60% và đang có dấu hiệu dịch chuyển sang các khoản vay trung và
dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn giúp ngân hàng linh động trong quản lý dòng

tiền, tuy nhiên lại tạo sự tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Cơ cấu dư nợ theo
đối tượng khách hàng tập trung ở nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế với tỷ lệ
trên từ 73 -75%, trong đó tập trung vào đối tượng Công ty TNHH và công ty cổ
phần - chiếm 22.09% và 21.77% trong tổng dư nợ năm 2012. Hiện tại, MB chủ
yếu cho vay bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Năm 2010 và 2011, cho vay theo ngành nghề của MB Hai Bà Trưng chủ
yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kho bãi giao thông vận tải, xây dựng,
nông lâm nghiệp, tiếp đó là sản xuất gia công, chế biến và một số lĩnh vực khác.
Sang năm 2012, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nông lâm nghiệp với 20,7% tổng dư
nợ, tiếp do là các lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối:
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
23
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay
Thu từ các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối (l15.783)
Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay (91.056)
Chi về các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ
(24.727)
Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
52.487
2011
(triệu đồng)
93.766
72.715
21.051
(40.628)
(17.847)

(22.781)
53.138
2012
(triệu đồng)
168.270
150.982
17.288
(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất 2012)
Qua các số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2012 tăng
trưởng so với năm 2011 nhưng không nhiều.
 Các hoạt động dịch vụ:
Tổng thu nhập thuần từ dịch vụ trong năm 2012 đạt 106,4 tỷ đồng, chiếm
7,1 % tổng thu nhập thuần của MB Hai Bà Trưng.
Trong đó:
- Dịch vụ thanh toán trong nước :
+ Doanh số TTQT năm 2012 đạt 373 ,4 triệu USD tăng 220,1 triệu USD
tương ứng tăng 143,6 % so với năm 2011.
+ Tổng số giao dịch thực hiện trong năm 2012 là 2.337 giao dịch, tăng 1 .
679 giao dịch tương ứng tăng 2,5 lần so với năm trước, trong đó bao gồm 501
bộ L/C và 1.836 bộ chuyển tiền.
+ Thu nhập thuần từ TTQT năm 2012 là 13.245 triệu đồng, tăng 11.927
SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23
24

×