Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vòng xoáy của cơ chế thị truờng muốn tồn tại, phát triển kinh doanh
cho có lợi nhuận các Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nắm bắt thời vận thông tin
trên thị trường mà còn phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố này đến tình hình hoạt động SXKD tìm điểm mạnh điểm
yếu mà phát huy hay khắc phục. Trong đó nguồn vốn là nhân tố vô cùng quan
trọng, là cơ sở vật chất không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp đang hoạt
động,bởi có vốn đã khó và sử dụng vốn như thế nào còn khó hơn. Để đáp ứng nhu
cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao thì việc làm thế nào để có các thông tin tài
chính chính xác kịp thời đầy đủ, sử dụng vốn có hiệu quả càng được quan tâm ở
trình độ cao hơn hoàn thiện hơn. Biết đuợc thông tin chính xác rồi các nhà đầu tư
hay đối tác biết nên đầu tư ở mức nào? tỷ lệ bao nhiêu?. Các nhà lãnh đạo xác định
đúng hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình .
Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Trải qua bao khó khăn và lỗ lực không ngừng, Công ty đã đang và sẽ đạt được
những thành quả tiên tiến trong quá trình phát triển của mình. Qua tìm hiểu thực tế
công ty, nhận thức được tầm quan trọng đó, em xin chọn đề tài “Phân tích tài
chính tại Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt ” làm chuyên đề thực tập cuối khoá
của mình.
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH
Dược phẩm Tô Việt .
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP
1.1. Một số phương pháp phân tích tài chính Doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chiính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính
ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về taài
chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã
hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các
doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân
tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
1.1.1: Phương pháp tỷ số.
Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là
phương pháp Tỷ số.Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử
dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu
khác. Đây là phươn g pháp có tính hiệu quả cao với điều kiện áp dụng ngày càng
được bổ sung và hoàn thiện bởi:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ
hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá
một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp
- Việc áp dụng công nghệ thông tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy
nhanh quá trình tính toán hang loạt các tỷ số.
- Phương pháp phân tích này gíup nhà phân tích khai thác có hiệu quả những
số liệu và phân tích một cáhc hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.
1.1.2: Phương pháp so sánh.
Về nguyên tắc với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ
số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh
các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Như vậy phương pháp so sánh
luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân

SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
tích nhà phân tích thường so sánh theo thời gian để nhận biết xu hướng thay đổi tình
hình tài chính cuủadoanh nghiệp thoe không gian để đánh giá vị thế của doanh
nghiệp trong nghành.
1.1.3: Phương pháp phân tích tài chính DUPONT.
Với phương pháp DUPONT các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên
nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất
của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phán ánh sức sinh lợi của doanh
nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó
cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
2.2. Các nguồn số liệu sử dụng trong phân tích tài chính.
Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích phải thu thập sử dụng mọi nguồn
thông tin: Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài
doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều
gíup nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích
đáng.
Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử
dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan
trọng bậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán
hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích
tài chính. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kết toán.
Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính- được hình thành
thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: Đó là Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả kinh doanh, Ngân quỹ.
2.2.1. Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính

có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh
doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường bảng cân đối kế toán
được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản
ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện
có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Đó
là tài sản cố định, tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của chủ và
các khoản nợ. Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả
năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống dưới.
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình
doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế
toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được
khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của
doanh nghiệp.
2.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh.
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài
chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh. Khác với Bảng cân
đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá
trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt
động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo Kết quả kinh doanh cũng giúp nhà
phân tích so sánh doanh thu với số tiền thự nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so
sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp.
Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh
doanh: Lãi hay lỗ trong năm.
Như vậy, báo cáo Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất –
kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất

định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các
tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất- kinh doanh của
doanh nghiệp.
Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo Kết quả kinh doanh:
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính;
doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó.
Những loại thuế như: VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh
thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không phản ánh trên báo cáo Kết
quả kinh doanh.Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải
nộp khác được phản ánh trong phần : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
2.2.3. Ngân quỹ.
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm
hiểu tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thường được xác định cho
thời hạn ngắn( thường là từng tháng).
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ bao gồm: Dòng tiền nhập quỹ
từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng
tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: Dòng tiền xuất quỹ
thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư, tài
chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện
cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư quỹ cuối kỳ. Từ đó
có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu
đảm bảo chi trả.
3.1.Các chỉ tiêu dùng trong phân tích tài chính.
3.1.1. Chỉ tiêu tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử
dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

T ài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
- T ỷ s ố kh ả n ăng thanh to án nh anh:
Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động - Dự trữ
Kh ả n ăng thanh to án nhanh =
Nợ ngắn hạn
- Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng. Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm
bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Nó được tính bằng cách chia dự trữ
cho vốn lưu động ròng.
3.1.2. Chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả
năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Tỷ số này được dùng để đo lường phần góp
của các chủ sở hữu doanh nghiệp với phần tài trợ của các chủ nợ.
Đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ): Tỷ số này được sử dụng để xác định
nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: thể hiện ở tỷ số giữa
lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả
năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể
hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
3.1.3. Chỉ tiêu tỷ số về khả năng hoạt động:
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp.
- Vòng quay tiền: Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong
năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân, nó cho biết số

vòng quay của tiền trong năm.
- Vòng quay dự trữ ( tồn kho): Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định
bằng tỷ số giưa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ bình quân.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố
định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm .
Hiệu suất sử dụng tài snả cố định = DT/ TSCĐ
Tài sản cố định được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay
toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết
một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS
3.1.4. Chỉ tiêu tỷ số về khả năng sinh lãi
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt
của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản
xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho doanh thu.
Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.
- Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu):
ROE
ROE = TNST/ VCSH
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau
thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn chủ sở hữư là một
mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Doanh lợi tài sản: ROA

ROA = TNTT&L/TS hoặc ROA= TNST/TS
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của
một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân
tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu
nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu như:
Thu nhập sau thuế
Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần =
Vốn cổ phần

Giá cổ phiếu
Tỷ lệ giá/ lợi nhuận = vvv…
Thu nhập cổ phiếu
3.2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi
của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ
theo số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu
hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Nó giúp nhà quản
lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó.
Ngoài việc phân tích việc sử dụng vốn và nguồn vốn, người ta còn phân tích
tình hình tài chính theo lường tiền để xác định sự tăng (giảm) tiền và nguyên nhân
tăng giảm tiền. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp quản lý ngân
quỹ tốt hơn.
3.3.1. Các chỉ tiêu tài chính trung gian.
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
Thu nhập trước Chi phí bán hàng, quản lý
= Lãi gộp - (không kể khấu hao và lãi vay)
khấu hao và lãi
Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi - khấu hao
Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế = Thuế thu nhập doanh nghiệp
CHƯƠNG 2
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH DƯỢC PHẨM TÔ VIỆT
1.T ổng quan về Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt
1.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dược
phẩm Tô Việt.
11.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1 Quá trình hình thành.
Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt thành lập năm 1996 tại Hà Nội . Khi mới
thành lập, quy mô của công ty còn nhỏ,công ty trải qua quá trình phát triển với
những khó khăn cùng những lỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ
cán bộ công nhân viên của công ty, công ty đã trở thành công ty có uy tín trong lĩnh
vực Dược phẩm của Việt Nam hiện nay.
Trụ sở chính của công ty đặt tại A102 C4 Láng Hạ - Phường Láng Hạ - Quận
Đống Đa- Hà Nội.
Fax: 0437724215
Theo giấy phép: Ngày 19/06/1996
Giấy phép kinh doanh số: 044221
Công ty mở tài khoản tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn
Việt Nam – Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội.
Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt nằm gần Trung tâm Thủ đô Hà Nội với
diện tích 1500m2 để xây dựng nơi làm việc các phòng ban, các khu giao dịch khách
hàng và kho hàng hoá, ngoài ra công ty còn có thêm 2 cơ sở sản xuất thuốc tương
đối lớn riêng biệt nằm ở quận Hoàng Mai và quận Long Biên. Công ty thành lập
được 14 năm và được cấp giấy phép kinh doanh số 044221 ngày 19/06/1996 có số
vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Công ty hoạt động với hình thức cổ đông góp vốn và đứng

đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị nắm quyền kiểm soát Công ty.
1.1.1.2 Quá trình phát triển.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh; xuất
nhập khẩu dược phẩm; tư vấn dịch vụ koa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và
đào tạo trong lĩnh vực dược phẩm.
Năm 1996 Công ty được thành lập lấy tên là Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt.
Năm 1997 Công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 800triệu
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
và có 2 thành viên góp vốn xây dựng.
Từ khi bắt đầu hoạt động Công ty đã chú trọng đến phát triển những sản phẩm
thuốc truyền thống phục vụ chủ yếu trong nước, sau đó mới tiến hành mở rộng them
bằng cách nhập khẩu những loại thuốc thiết yếu của nước ngoài. Thời kỳ đầu hoạt
động mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và Dược phẩm là một mặt hang rát nhạy cảm
và được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ không những chỉ về giá cả mà còn cả về
chất lượng thuốc. Nhưng với tinh thần quyết tâm lỗ lực không ngừng, Công ty đã
vượt qua được thời kỳ đó với phương châm kinh doanh lấy chữ tâm và đức làm đầu,
bán đúng giá đúng chất lượng, phục vụ nhiệt tình chu đáo với khách hang nên đã
lấy được niềm tin và có uy tín gần xa được nhiều bạn hang lớn tin cậy. Từ một
Công ty nhỏ sản xuất và kinh doanh tại nhà đã phát triển thành công ty có quy mô
lớn với 2 cơ sở sản xuất thuốc đạt chuẩn quốc gia thu hút được gần 200 nhân viên
làm việc với mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ trải khắp các tỉnh thành trong nước.
Mặc dù đã phát triển tương đối ổn định như vậy nhưng Công ty vẫn không ngừng
chú trọng:
+ Chủ động tìm và khai thác nguồn vật tư, nguyên liệu.
+ Nghiêm cứu chế thử các sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã kinh doanh cho phù
hợp với thị hiếu và từng bước hạ giá thành sản phẩm.
+ Mở rộng thị trường trong nước và tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài.
+ Giảm bớt số lượng nhân công dư thừa, đồng thời đào tạo số lao động hiện có

để đáp ứng khả năng chuyên môn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tập trung cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất nhằm hạn chế bớt
thời gian giãn đoạn sản xuất.
+ Tận dụng triệt để những năng lực của máy móc thiết bị hiện có, đầu tư thêm
một số thiết bị mới tại các khâu then chốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Soạn thảo được nhiều văn bản quy định nội quy, quy chế chung cho toàn bộ
Công ty, và nội quy đối với từng phân xưởng sản xuất thể hiện tính kỷ luật cao
trong làm việc.
Đến đầu năm 2001, sau 5 năm chính thức thành lập Công ty đã có 10 thành
viên góp vốn chính thức và thành lập Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội
đồng quản trị cũng là người sáng lập Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt.
Trên con đường phát triển của mình Công ty không ngừng đầu tư đổi mới,
nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị nhằm hiện đại hoá hơn nữa dây
tryuền sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm kiếm
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
thị trường. Công ty cũng có những chính sách thưởng phạt phù hợp nhằm khuyến
khích đội ngũ công nhân viên làm việc có hiệu quả.
Công ty đã xây dựng và đưa vào sử dụng xưởng sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn
GMP (Good Phamarceutical Manufacturing Practice), đã có cơ sở kỹ thuật sản xuất
thuốc tương đối hiện đại với quy trình công nghệ khép kín, sản xuất trong môi
trường vô trùng, các công đoạn sản xuất nhanh, kỹ thuật xử lý nước tinh khiết, các
kỹ thuật kiểm tra hóa lý cao, chuẩn xác đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng
sản phẩm.
Hàng tháng, Công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 30 loại thuốc tiêm, 50 loại
thuốc viên Đăc biệt các mặt hàng có doanh thu lớn như: Ampicilin, Amoxcilin,
Vitamin B1, Vitamin C,…Những năm gần đây, sản phẩm của công ty liên tục dành
được danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” tại các hội chợ triển lãm và có uy
tín cao trong cả nước.

Hiện nay Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất và phân phối hàng
đầu trong thị trường Dược phẩm tại Việt nam và nước ngoài với nhiều bạn hàng
lớn,chủ yếu hầu hết các tỉnh miền bắc, miền trung từ Quảng Bình trở ra, miền Nam
từ Kiên Giang trở ra với lượng mua tương đối lớn, ngoài ra còn các b ạn hàng tại
Trung Quốc, Mông Cổ, Đài Loan, Lào, Campuchia…
Công ty liên tục nhận được nhiều giấy khen, bằng khen trong các Hôi chợ
triển lãm và các danh hiệu Doanh nghiệp suất sắc trong các cuộc hội thảo Doanh
nhân về nghành Dược phẩm.
Công ty xây dựng được một kênh phân phối đa cấp hoàn chỉnh trên thị trường
nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Sản phẩm phân phối tới các công ty dược
phẩm, Bệnh viện trung ương, tỉnh, huyện, đại lý các cấp, nhà thuốc, cửa hàng bán
buôn bán lẻ, rồi cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Công ty được thành lập và hoạt động với mục tiêu phát triển là huy động vốn
và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh các loại sản
phẩm theo chức năng và ngành nghề được cấp giấy phép. Đồng thời nâng cao hiệu
quả và đạt được mục tiêu tối đa lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định
cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, góp phần vào sự nghiệpchăm sóc
sức khoẻ người dân, đóng góp cho Ngân sách nhà nước và không ngừng phát triển
công ty ngày càng lớn mạnh, tạo thế mạnh không những trong nước ma còn vươn
xa ra thế giới.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy, quản lý của Công ty TNHH Dược phẩm Tô
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
VI ệt.
Công ty TNHH D ư ợc ph ẩm T ô Vi ệt có đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức khoảng trên 200 người, trong đó khoảng trên 90 người có trình độ đại học cao
đẳng trở lên.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến – đa chức
năng, H ội đ ồng qu ản tr ị c ùng l ãnh đ ạo , cấp dưới trực tiếp chịu sự quản lý

của cấp trên. Được hình thành rất phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của
công ty, sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban trong
bộ máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản. Đó là điều đảm bảo cho
sự thống nhất hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận trong guồng máy điều hành
và quản lý của công ty.
Trong đó:
Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền hành cao nhất, các cổ đông có
quyền góp xây dựng cách quản lý công ty. Hội đồng quản trị gồm 10 người, một
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành, một phó chủ tịch kiêm Giám đốc Tài
chính, các cổ đông còn lại kiêm các mảng Kinh doanh, Kỹ thuật, sản xuất. Bên cảnh
Hội đồng quản trị có ban kiểm soát những thành viên làm nhân viên kiểm toán, kế
toán trưởng làm nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính của công ty, thường
xuyên thông báo với hội dồng quản trị về kết quả kiểm tra.
Dưới Hội đồng quản trị là Giám đốc người chịu trách nhiệm điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập
thể người lao động, kết quả hoạt động của đơn vị. Dưới Giám đốc có các Phó giám
đốc: Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ,
Trợ lý giám đốc.
Tại các phòng ban: Các trưởng phòng có nhiệm vụ giúp các Giám đốc trong
lĩnh vực chuyên môn cụ thể và điều hành hoạt động của các phòng ban trong công
ty theo tổ chức. Dưới trưởng phòng là phó phòng có trách nhiệm trợ giúp trưởng
phòng mọi công việc trong phòng.
+ Các phân xưởng sản xuất: Gồm phân xưởng sản xuất thuốc tiêm, phân
xưởng sản xuất thuốc viên, phân xưởng chế phẩm, phân xưởng cơ điện. Đứng đầu
là quản đốc phân xưởng, có nhiệm vụ đôn đốc công nhân làm việc và chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất với người quản lý cấp trên mà trực tiếp là Phó giám đốc
sản xuất. Các phân xưởng này hoạt động theo chức năng cụ thể của mình để đảm
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
bảo sản xuất đủ sản phẩm theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty đã đề ra.
+ Phòng nghiên cứu, triển khai: Có nhiệm vụ nghiên cứu các mặt hàng công
ty đang sản xuất, theo dõi quy trình tiêu thụ các mặt hàng này, kết hợp với phòng thị
trường để nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Do tính chất quan trọng của công
việc nên phòng được công ty trang bị các trang thiết bị, dụng cụ hiện đại phục vụ
cho công tác nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới.
+ Phòng kiểm tra chất lương (KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra nguyên liệu đầu
vào, xem xét nguyên liệu đó có đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn hay không?,
kiểm tra nguyên liệu đó có đủ với số lượng công ty đã yêu cầu. Sau khi tiến hành
kiểm tra đầu vào của nguyên liệu, phòng còn tiến hành việc thẩm định chất lượng
của sản phẩm đầu ra như: Thành phẩm và các loại bán thành phẩm có đủ điều kiện
để xuất kho hay không. Đây là khâu quan trọng nhất trước khi đưa sản phẩm của
công ty ra thị trường. Với tập hợp các nhân viên có tài, có đức trong phòng làm việc
với phương châm không để sản phẩm có chất lượng kém tới tay người tiêu dùng.
+ Phòng đảm bảo chất lượng: Phòng này kết hợp với hai phòng là phòng
nghiên cứu triển khai và phòng kiểm tra chất lượng để đào tạo cán bộ nhằm đảm
bảo cho họ có đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ tốt công tác
sản xuất kinh doanh của công ty. Kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm
hoàn thành và đưa ra kiến nghị để thay đổi, có trách nhiệm ban hành các quy chế
dược, tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo quy định của Nhà nước, cục Dược và Bộ y tế.
Ngoài ra còn có nhiệm vụ quy hoạch về đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị
cho công ty, đồng thời tiến hành sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc
trang thiết bị.
+ Phòng kế hoạch cung ứng: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm, kế hoạch lao động, tiền lương của các phân xưởng và toàn bộ công ty. Chịu
trách nhiệm thu mua và quản lý các loại vật tư, đảm bảo nguyên liệu, bao bì về số
lượng và chất lượng phục vụ sản xuất.
+ Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, thống kê, lưu trữ, cung cấp

các số liệu, thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh và
tình hình sử dụng vốn của công ty trong mọi thời điểm cho Giám đốc và các bộ
phận có liên quan trong công ty để phục vụ công tác quản lý kinh tế theo đúng các
chế độ về tài chính- kế toán giúp Giám đốc có phương pháp điều hành và xác định
đúng hướng đi của công ty.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
+ Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm Phòng tổ chức lao động, Phòng hành
chính, Phòng y tế. Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự, thực hiện đầy đủ
chinh sách của người lao động. Xây dựng và tham m ưu về Lương, thưởng, bảo
hiểm đảm bảo đời sống văn hoá tinh thần chao cán bộ công nhân viên.Phòng ytế
được trang bị đầy đủ các dụng cụ ytế phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ của cán
bộ công nhân viên trong công ty.
+ Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu lập kế hoạch thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để đưa ra những giải pháp sản xuất
tối ưu, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh và
ổn định, thực hiện chiến dịch quảng bá, đồng thời cố vấn cho Giám đốc ra các quyết
định về sản xuất, tiêu thụ, kinh doanh.
+ Phòng bảo vệ: Nhiệm vụ của phòng bảo vệ là phụ trách bảo vệ mọi tài sản
thuộc phạm vị quản lý của công ty, kiểm tra hàng hoá vật tư xuất ra, mua vào có
đầy đủ giấy tờ hay không, giữ gìn trật tự trị an trong công ty, kiểm soát khách đi ra
vào trong công ty.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức quản lý tại
Công ty TNHH Dược phẩm T ô Vi ệt.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
14

PX
thuố
c
tiêm
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát
Trợ lý giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách sản
xuất
Giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách KH-
CN
Hội đồng quản trị
Phon
g
nghi
ên
cứu
triển
khai
Phòn
g
đảm
bảo
chất
lượng

PX

điệ
n
PX
chế
phẩ
m
PX
thuố
c
viên
Phòn
g kế
hoạc
h
cung
ứng
Phòn
g tài
chính
kế
toán
Phòn
g tổ
chức
hành
chính
Phòn
g

bảo
vệ
Phòng
thị
trường
Phòn
g
kiểm
tra
chất
lượng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuầt:
Nói đến thuốc là nói đến loại sản phẩm trực tiếp tác động vào cơ thể con
người ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Do vậy quy trình sản xuất thuốc phải bảo
đảm khép kín và tuyệt đối vô trùng, tổ chức sản xuất phải chặt chẽ logic, sản phẩm
phải được kiểm tra bằng những tiêu chuẩn chính xác.
Quá trình sản xuất thuốc đươc chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bi: Khi có lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, phân xưởng
sản xuất chuẩn bị và lên kế hoạch sản xuất. sau đó, Tổ trưởng tổ phâ chế sẽ có
nhiện vụ chuẩn bị các loại phiếu lĩnh vật tư.
+ Giai đoạn sản xuất: Tổ trưởng sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp giám
sát công việc pha chế mà công nhân.
+ Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: Giai đoạn cuối cùng này sau
khi sản xuất song tiến hành kiểm nghiệm, sau đó đóng gói, rồi chuyển lên kho cùng
phiếu khiểm nghiệm và phiếu nhập kho của công ty.
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất của từng phân xưởng:
1.1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất tại phân xưởng thuốc tiêm:
Ngoài công việc pha chế dược liệu còn có các công việc cắt ống để ống thuỷ
tinh được đồng bộ, sau khi cắt ống xong thương để lại bụi vụn cắt vạy lại tiến hành

rửa ống để đảm bảo vô trùng. Từ nguyên liệu thuôc sau khi pha chê đúng quy cách
và tiêu chuẩn quy định cho vào ống, đóng ống, rồi hàn ống lại vào soi lên ánh sáng
để đảm bảo trong sạch…
Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất loại ống 1 ml:
1.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất tại phân xưởng viên:
+ Với viên con nhộng: Khi đó nguyên vật liệu dưới bàn tay công nhân xay ra,
rồi pha chế đúng định mức, cho vào đóng bao thành viên rồi đóng gói… nhập kho

SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
15
Ống
rỗng
Cắt ống Rửa ống
Đóng
ống
Hàn, soi,
in ống
Pha chếNVL
Kiểm tra
đóng gói
Giao nhậnĐóng gói
hộp
Ủ ống
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 3: Dây truyền công nghệ sản xuất thuốc viên con nhộng
+ Với viên nén thì ngoài xay và pha chế thì giai đoạn dập viên là rất quan
trọng vì nếu dập chặt quá khi dùng thuốc sẽ lâu tan không trị được bệnh, nếu lỏng
quá thì sẽ không còn gọi là thuốc viên nén nữa sẽ dễ bị dời khi di chuyển. Vì vậy,
đòi hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức tay nghề thực sự.
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất thuốc viên nén

1.1.3.3. Quy trình sản xuất tại phân xưởng chế phẩm: thì sản xuất các loại
thốc mỡ, thuốc tra mắt,nhỏ mũi, các loại cao xoa. Phân xưởng có tổ mỡ và tổ hoá
dược.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
16
NVL Xay, rây Pha chế Đóng
bao
Đóng
gói
Kiểm tra, đóng
gói
Giao nhận
Đóng gói
hộp
NVL Xay, rây Pha chế Dập viên
Đóng gói
Kiểm tra, đóng
gói
Giao nhậnĐóng gói
hộp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất các loại chế phẩm:
1.1.3.4. Quy trình công nghệ sản xuất tại phân xưởng cơ khí:
Phân xưởng cơ khí là phân xưởng phụ chuyên phục vụ sửa định kỳ, thường
xuyên, phục vụ điện, nước và sản xuất sợi cho các phân xưởng sản xuất chính.
Phân xưởng cơ khí bao gồm các tổ tiện, gò hàn, nồi hơi…Công nghệ sản xuất của
đơn vị nhìn chung đạt trình độ cao, hiện đại.
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm T ô Vi ệt.
12.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty TNHH Dược phẩm T ô Vi ệt là một công ty nhà nước hoạt động trên

một thị trường cạnh tranh khốc liệt, cần tổng kết thành tích hay tồn tại của năm cũ
để biết nên phát huy hay rút kinh nghiệm trong năm tới muốn đươc vậy bộ máy kế
toán phải thống nhất và làm việc cật lực nhất là cuối năm. Cần thiết phải tổ chức bộ
máy kế toán một cách hợp lý, cung cấp thông tin phải thực sự chuẩn xác.
Công ty TNHH Dược phẩm T ô Vi ệt tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức
tập trung một thủ trưởng mà đứng đầu là Kế toán trưởng. Kế táon truởng chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm thông báo cho Giám đốc về
tình hình tài chính của công ty. Dưới kế toán truởng la Phó phòng kế toán và các
nhân viên kế toán khác.
Phòng tài chính - kế toán gồm 11 người ( trong đó có 9 người chịu sự quản lý
của trưởng phòng và phó phòng ). Trong đó, 10 người cố trình độ Đại học, 1 người
( thủ quỹ ) trình độ trung cấp. Có 8 người trên 40 tuổi, 3 người dưới 35 tuổi. Tổng
số có 9 nữ và 2 nam (1 nam - Kế toán trưởng, 1 nam kế toán giá thành kiêm kế toán
TSCĐ). Ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế phân xưởng ứng với 4 phân xưởng sản
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
17
NVL Xử lý Chiết
xuất
Tinh chế
Sấy khô
Kiểm tra,
đóng gói
Giao nhậnĐóng gói
hộp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
xuất như: Nhân viên kinh tế phân xưởng tiêm, Nhân viên kinh tế phân xưởng viên,
Nhân viên kinh tế phân xưởng chế phẩm, Nhân viên kinh tế phân xưởng cơ khí. Có
nhiện vụ thu thập thông tin tại các phân xưởng cho phòng kế toán tổng hợp.
Nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán:
+ Tổ chức nghiệp vụ kế toán trong toàn công ty, phải chon hình thức thích hợp.

+ Đề xuất, soạn thảo và trao đổi cung các phòng ban khác giúp Giám đốc ban
hành các quy định cụ thể của công ty về tài chinh - kế toán.
+ Than gia xây dựng định mức và đơn giá các mặt hàng của công ty.
+ Đề xuất xây dựng giá thành sản phẩm.
+ Cân đối các nguồn vốn để phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện thanh toán công nợ và kiểm tra chứng từ trước khi trình với Giám đốc.
+ Lập báo cáo kế toán hàng quý, năm theo quy địnhcủa Nhà nước và báo cáo
quản trị theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
+ Tổ chức thanh lý tài sản, vật tư, sản phẩm kém chất lưọng.
Chức năng của phòng tài chính - kế toán:
Theo dõi toàn bộ các mặt liên quan đến tài chính kế toán của Công ty nhằm sử
dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất có
hiệu quả. Đồng thời có nhiện vụ tổ chức thực hiên toàn bộ công tác kế toán và thống kê
trong pham vi doanh nghiệp, giúp người lãnh đạo công ty tổ chức công tác thông tin kinh
tế và phân tích hợp đồng kinh tế: Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong
công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép sổ sách, hạch toán và quản lý kinh tế.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 6: Bộ máy tài chính - kế toán tại
Công ty TNHH Dược phẩm T ô Vi ệt.

Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán :
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi, giám sát
công việc của các kế toán viên, tổ chức điều hành bộ máy kế toán phù hợp với hoạt
động của công ty. Đồng thời kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm giải thích các
báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên cũng như nhiều đối tượng quan tâm
đến BCTC khác> Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, sản
xuất kinh doanh của công ty.

Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổng hợp
các thông tin từ các nhân viên kế toán khác phần đề lên BCĐ tài khoản và lập báo
cáo cuối kỳ. Phó phòng phụ trách các nhân viên kế toán phần hành TSCĐ, kế toán
giá thành, kế toán tiêu thụ, kế toán thanh toán, kế toán kho.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
19
Kế toán
trưởng
Kế toán tổng
hợp
Máy tính
Th

qu

Thu
ngâ
n
KT
lươn
g
Kế
toán
TSCĐ
KT
giá
thàn
h
KT
thàn

h
phẩ
m
TThụ
KT
than
h
toán
KT
ngâ
n
hàn
g
KT
kh
o
Nhân viên
kinh tế PX
tiêm
Nhân viên
kinh tế PX
viên
Nhân viên
kinh tế PX chế
phẩm
Nhân viên
kinh tế PX cơ
khí
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí NVL trực tiếp,chi

phí NCTT, chi phí sản xuất chung để tính giá thành phẩm.
Kế lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ chính sách cho
toàn bộ công nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước về lương
và các khoản trích theo lương.
Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động về TSCĐ và tín
khấu hao TSCĐ trên cơ sở phân loại TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng và tỷ lệ
khấu hao TSCĐ theo quy định.
Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi việc xuất vật liệu cho sản xuất, nhập
kho vật liậu từ ngoài vào. Kế toán vật tư phải tổng hợp, lưu trữ các chứng từ liên
quan, tập hợp chi phí NVL và CCDC.
Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ tập hợp các hoá đơn chứng từ liên quan đến
việc bán hàng, tiêu thụ để ghi sổ về số lượng và giá trị.
Kế toán thành phẩm: có nhiệm vụ tập hợp theo dõi chứng từ liên quan đến
số lượng thành phẩm nhập kho, xuất kho theo các mục đích khác nhau.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, thu chi tiền mặt phải có
chứng từ rõ ràng, cuối ngày lập báo cáo quỹ.
Thu ngân: có nhiệm vụ hàng ngày thu tiền bán hàng từ dưới cửa hàng của
công ty lên nộp cho thủ quỹ.
Kế toán trưởng sử dụng phần mền kế toán Fát Accouting 2005 để quản lý kế
toán bán hàng và kế toán kho (đầu ra và đầu vào ).
1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Dược phẩm Tô Vi ệt .
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức công việc lao động, tổ chức quản lý cũng như
trình độ yêu cầu quản lý ở công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập
trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính - kế
toán từ khâu ghi chép ban đầu đến tổng hợp báo cáo tài chính và kiểm tra kế toán.
Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 01/ 01 đến ngày
30/ 12. Kỳ kế toán theo tháng, một năm gồm 12 kỳ kế toán ứng với 12 tháng. Đơn
vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, nguyên tắc và phương pháp chyển đổi các đồng tiền
khác là Việt Nam đồng ( VNĐ ).
Phương pháp theo dõi vật tư là phương pháp kê khai thường xuyên.Giá vật tư,

thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp
xác định giá trị sản phẩm dở dang là đánh giá theo nguyên vật liệu chính và phân bổ
giá thành theo khoản mục.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá hạch toán.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là theo phương pháp đường thẳng, thực
hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống thống chứng từ:
Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt đang sử dụng hệ thống chứng từ kế toán
theo mẫu chung đã được Bộ tài chính quy định như:
Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền
lương, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền
thưởng, Bảng thanh toán lương độc hại, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ, Biên bản điều tra tai nạn giao thông.
Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý
TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại
TSCĐ.
Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Bảng
thanh toán hàng đại lý ( ký gửi), Thẻ quầy hàng.
Chứng từ về tiền: Phiếu chi, Phiếu thu, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Giấy đề
nghị tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kê quỹ, Khế ước cho vay.
Chưng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ, Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm, Thẻ kho, Phiếu báo
vật tư còn lại cuối kỳ, Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm, hàng hoá.
Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý được chặt chẽ, công ty còn quy định
thêm một số chứng từ riêng sử dụng trong nội bộ công ty như: Danh sách nợ quá
hạn, giấy xin khất nợ:

1.2.4. Hệ thống tài khoản
Hiện nay Công ty TNHH D ư ợc ph ẩm T ô Vi ệt đang sử dụng Hệ thống tài
khoản kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141- TC-
QĐ / CĐKT ra ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống tài khoản cấp 2 và 3 của công ty được mở theo quy định chung của
Bộ tài chính.Ngoài ra, để thuận tiện cho việc tổ chức quản lý và công tác kế toán
công ty đã đăng ký một số tài khoản cấp 2 cấp 3 theo dõi chi tiết và hạch toán các
nghiệp vụ phát sinh.
Dưới đây là ví dụ một số tài khoản và tiểu khoản công ty sư dụng:
TK 112: Tiền gửi ngân hàng, được chi tiết thành:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
TK11211: Tiền VNĐ gửi Ngân hàng công thương
TK 11221: Tiền VNĐ gửi Ngân hàng ngoại thương
TK 154: Chi phí sản xuất ở phân xưởng, được chi tiết cho từng phân xưởng
sản xuất
TK 622: Chi phi nhân công trực tiếp, được chi tiết cho từng phân xưởng sản
xuất
TK 632: Giá vốn hang bán, được chi tiết thành tiểu khoản:
TK 6321: Giá vốn bán hàng hoá
TK 6322: Giá vốn thành phẩm…
1.2.4 Hệ thống sổ sách kế toán.
Với quy mô lớn Công ty TNHH D ư ợc ph ẩm T ô Vi ệt là một đơn vị có số
lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, thường xuyên đa dạng do đó công ty tiến
hành công tác kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Các Nhật ký - chứng từ công ty đang dùng: 1- 2- 4- 5- 7- 8- 10 ( không có
Nhật ký - chứng từ số 3 – 6 - 9 )
Bảng kê sử dụng: 1- 2- 4- 5- 6- 10- 11 ( không sử dụng bảng kê số 3- 9 )
Sổ chi tiết các tài khoản có thẻ như: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hành

( mỗi Ngân hàng một sổ), Sổ TSCĐ.
Sổ chi tiết tài khoản: 131, 141, 142, 331, 1521, 1522, 1523, 1524, 1527,
15311, 15312.
Các sổ theo dõi chi phí 621, 622, 627 ( Chi tiết theo từng phân xưởng)
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ7: Trình tự ghi sổ của Công ty TNHH D ư ợc ph ẩm T ô Vi ệt theo
hình thức Nhật ký - chứng từ:

Chú giải:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
1.2.5. Hệ thống báo cáo kế toán ở công ty
Bao gồm: Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị.
Hàng quý Công ty lập 3 Báo cáo tài chính là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ không được lập ở công ty. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh được lập hàng quý. Còn Thuyết minh báo cáo tài chính được lập vào
cuối năm. Các báo cáo kế toán này chỉ có giá trị khi có đầy đủ chữ ký của kế toán
tổng hợp và quyền Giám đốc.
Tất cả các mẫu báo cáo kế toán của Công ty được lập theo mẫu quy định
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
23
Chứng từ gốc và các bảng
phân bổ
Bảng kê Nhật ký-
Chứng từ
Thẻ, sổ chi

tiết
Sổ cái
Bảng tổn hợp chi
tiết
Báo cáo tài
chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
chung của Bộ tài chính.
Báo cáo kế toán dùng để nộp cho cơ quan nhà nước như: Cơ quan thuế, cơ
quan chủ quản, cơ quan quản lý vốn. Ngoài ra, Công ty còn lập Báo cáo nội bộ khi
có yêu cầu của Giám đốc như: Báo cáo tình hình công nợ, Báo cáo tình hình sản
xuất, Báo cáo nộp ngân sách, Báo cáo hàng tồn kho
2. Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt.
2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính và một số kết quả đạt được
của Công ty tnhH Dược phẩm TÔ Việt
2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn, vậy
phải làm cách nào đó huy động được nguồn vốn đầu tư. Phải phân tích tình hình tài
chính, khi biết được tình hình tài chính tốt rồi đầu tư chỉ là vấn đề thời gian. Các
quyết định quản lý cũng đều dựa trên kết quả thu được từ việc đánh giá tình hình tài
chính. Bên cạnh đó quản lý tài chính thì công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn là
hoạt động cơ bản và quan trọng nhất.
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện chủ yếu và rõ nét nhất trên
Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán được lập hàng quý. Báo cáo tài chinh
được lập hàng năm thì bảng cân đối kế toán được coi là quan trọng nhất, bởi nó có
thể đánh giá khái quát được tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn của công ty
nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung.
Tình hình vốn của Công ty TNHH Dược phẩm Tô Việt được phản ánh qua
bảng sau:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15

24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Bảng 2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Tài sản

số
Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch
ST % ST % ST %
A. TSLĐ & ĐTNH 100 20.309.654.525 82,78 25.208.500.120 81,89 4.898.845.595 21,79
I. Tiền 110 554.933.503 2,26 645.480.731 2,1 90.547.228 16,32
1. Tiền mặt 111 245.996.316 193.043.454
2. Tiền gửi ngân hàng 112 308.937.187 452.437.277
II. Các khoản ĐTTCNH 120 - -
IIII. Các khoản phải thu 130 8.011.088.840 32,65 11.179.606.698 36,31 3.168.517.858 39,55
1. Phải thu khách hàng 131 7.676.948.984 9.656.253.467
2. Trả trước cho người bán 132 301.631.247 1.060.775.496
3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 429.012.626
4. Phải thu nội bộ 134 - -
5. Phải thu khác 138 32.508.609 33.565.109
6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 - -
IV. Hàng tồn kho 140 11.072.502.617 45,12 13.152.737.008 42,72 2.080.234.391 18,78
1. Hàng mua đang đi đường 141 - -
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn
kho
142 6.678.958.067 7.409.278.489
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 15.439.435 13.269.604
4. Chi phí SXKD dở dang 144 1.247.634.211 742.935.015
5. Thành phẩm tồn kho 145 2.821.322.755 4.638.717.787

6. Hàng hoá tồn kho 146 - -
7. Hàng gửi bán 147 309.148.149 348.536.113
8. Dự phòng giảm giá HàNG
TÅN KHO
149 - -
V. TSLĐ khác 150 671.129.565 2,73 230.675.683 0,75 -440.453.882 -15,96
1. Tạm ứng 151 279.672.073 237.888.567
2. Chi phí trả trước 152 124.646.121 94.246.997
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 266.811.371 -101.459.881
VI. Chi sự nghiệp 160 - -
B. TSCĐ & ĐTNH 200 4.225.095.615 5.576.095.455 18,11 1.350.999.840 31,97
I. TSCĐ 210 2.546.716.489 4.405.272.569 14,31 1.858.556.080 72,27
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
25

×