Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán LC đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 50 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Nó đã trở thành một xu thế và không quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài
xu thế đó. Qua đó, quan hệ mua bán giữa các quốc gia được nới rộng, quan hệ “đối
đầu” trước kia đã dần thay thế bằng quan hệ “đối thoại” và “hợp tác” và đó chính là cơ
hội cho hoạt động thanh toán quốc tế ở các ngân hàng thương mại phát triển.
Tính cấp thiết của đề tài
Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đã thấy được sự cần thiết
của việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình và qua đó họ muốn tạo ra
lợi thế so với các ngân hàng khác. Ngân hàng ANZ Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Tuy đã có được sự đầu tư khá tốt nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của
chi nhánh vẫn còn rất nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả chung của chi
nhánh và toàn hệ thống cần sớm được khắc phục.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ANZ và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động này của ngân hàng. Vì vậy chuyên đề cụ thể sẽ đi vào việc giới
thiệu về ngân hàng ANZ, tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động
thanh toán L/C của ngân hàng, và cuối cùng xin được đề xuất một vài giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức L/C của ANZ. Chuyên đề được thực hiện trong phạm vi hoạt động của
phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ, với một phương thức thanh toán là tín
dụng chứng từ trong cả 2 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
1


Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu thực trạng ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm
2005-2010 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C đến năm 2015.
Kết cấu
Bố cục chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng ANZ và hoạt động thanh toán quốc tế
tại ngân hàng ANZ
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ANZ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ANZ
1.1 Tổng quan về ngân hàng ANZ Việt Nam
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ANZ Việt Nam
Với hơn 170 năm lịch sử hoạt động kinh doanh thành công trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng, Australia and New Zealand Banking Group (gọi tắt là Ngân
hàng ANZ) là một trong số những ngân hàng hàng đầu và lớn nhất trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương với tổng giá trị tài sản lên tới $430 tỷ đô la Mỹ
tính đến thời điểm 31/3/2008 và được xếp hạng AA về mức độ bền vững tín
dụng (theo Standard & Poor’s) trong thời gian dài.
ANZ là ngân hàng Úc hàng đầu tại Châu Á và đã hoạt động và phục vụ
cộng đồng tại khu vực này trong hơn 30 năm qua. Tại Việt Nam, ANZ đã hoạt
động hơn 15 năm. ANZ bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt nam từ năm 1993
với trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và Văn phòng Đại

diện tại TP. Cần Thơ. Từ đó ANZ Việt nam không ngừng phát triển hoạt động
kinh doanh với số lượng nhân viên từ 28 lên tới hơn 550 người hiện nay.
Vào tháng 10 năm 2008, Ngân hàng ANZ được Ngân hàng Nhà nước
Việt nam cấp Giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tên gọi
là Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ Việt nam. Kể từ khi
Việt nam ra nhập WTO vào năm 2007, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một
thành viên ANZ Việt nam trở thành một trong số các ngân hàng nước ngoài đầu
tiên được cấp giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đây là một
sự kiện đánh dấu trong quá trình mở rộng hoạt động ở Việt Nam của ANZ.
Vào tháng 6 năm 2009, Ngân hàng ANZ đã khai trương thêm 5 Phòng
Giao dịch mới tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, nâng tổng số các điểm giao dịch
lên đến 9 điểm giao dịch tại hai thành phố lớn này. Ngày 7/12/2009, Ngân hàng
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
3
Chuyên đề tốt nghiệp
ANZ đã hoàn tất việc sáp nhập Ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS)
Không dừng lại ở đó, ANZ đã hoàn tất việc sáp nhập RBS tại thị trường Hồng
Kông vào cuối tháng 3 năm 2010 và dự kiến tại những thị trường còn lại vào
khoảng giữa năm 2010. Cùng thời gian này, ANZ đã khai trương phòng Giao
dịch ANZ Quận 1 tại tầng trệt cao Ốc Mê Linh số 2 Ngô Đức Kế. Đây là phòng
giao dịch thứ 10 trong hệ thống các chi nhánh của ANZ trên toàn quốc.
Trong số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng
ANZ là ngân hàng cung cấp khá đa dạng các sản phẩm và dịch vụ. Ngân hàng
ANZ cung cấp các sản phẩm và giải pháp tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế cho
các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia cũng như các
giải pháp quản lý tài chính và đầu tư cá nhân. Dịch vụ ngân hàng dành cho khối
doanh nghiệp gồm thị trường vốn, tài trợ thương mại, quản lý tiền mặt và các
dịch vụ hỗ trợ khác. Gần đây, ANZ đã phát triển thêm nhiều giải pháp và sản
phẩm ngân hàng mới tại Việt nam, mở rộng mạng lưới ATM, nâng cao tiện ích
của Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng 24/7, Dịch vụ ngân hàng điện tử và Dịch

vụ Ngân hàng tận nơi. Thị trường của ANZ Việt Nam rộng và bao gồm đa dạng
các khách hàng: cá nhân là người Việt Nam có thu nhập cao, cộng đồng người
nước ngoài, các công ty Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với
các nước trong mạng lưới hoạt động của ANZ, các tổ chức đa quốc gia và các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các Tổ chức phi
chính phủ (NGO) và các Đại sứ quán, các Ngân hàng Việt Nam và các Tổ chức
đầu tư thương mại Quốc tế và khách du lịch.
Các chi nhánh của Ngân hàng ANZ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
cung cấp một hệ thống dịch vụ đa dạng. ANZ là ngân hàng nước ngoài đầu tiên
cung cấp dịch vụ tài chính trung hạn cho các dự án ở Việt Nam, dịch vụ tạm
ứng tiền mặt từ các loại thẻ thanh toán quốc tế và thực hiện chương trình thanh
toán thẻ tín dụng. Máy rút tiền tự động (ATM) đã được triển khai tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 cho phép thực hiện các giao dịch rút tiền
mặt từ thẻ Visa, Visa Plus, MasterCard, Cirrus, JCB và Diners Club cũng như
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
4
Chuyên đề tốt nghiệp
đáp ứng các nhu cầu giao dịch của các khách hàng có tài khoản cá nhân tại ANZ
Việt Nam và Sacombank Việt Nam. ANZ cũng không ngừng giới thiệu những
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cập nhật nhất như: Tài khoản Thông minh, Tài
khoản Đắc lợi Trực tuyến cho các khách hàng Việt Nam. Phân khúc dịch vụ tự
phục vụ như internet banking và ATMs được mở rộng. Bổ sung thêm máy ATM
với nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách
hàng đã mở rộng quy mô của ngân hàng một cách đáng kể.
Các dịch vụ mà Ngân hàng ANZ có thể hỗ trợ khách hàng bao gồm:
- Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn
- Tài khoản vãng lai
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tài khoản tiền gửi cá nhân
- Séc du lịch

- Chuyển tiền ra nước ngoài
Ngoài ra ANZ còn cung cấp các dịch vụ khác như:
- Két an toàn (tại Hà Nội)
- Tín dụng doanh nghiệp
- Bảo lãnh
- Thỏa thuận ký quỹ escrow
Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng ANZ đã đạt được các
thành tựu đáng kể như:
- "Ngân hàng được ưa thích nhất Việt Nam 2004" - Thời báo Kinh tế Việt Nam
- "Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam 2003/04" - FinanceAsia, Hồng Kông
- "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam 2003/04" - The Asian Banker, Singapore
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- "Ngân hàng được ưa thích nhất 2003" - Thời báo Kinh tế Việt Nam
- "Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam 2002/03" - FinanceAsia, Hồng Kông
- "Ngân hàng được khách hàng ưa thích nhất 2002" - Thời báo Kinh tế Việt Nam.
-“Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Asian Banker trao tặng
năm 2008& 2009
-“Ngân hàng có dịch vụ khách hàng được hài lòng nhất năm 2007” do độc giả
báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
-“Giải Rồng Vàng” cho “Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất” lien tục 7
năm liền (2002-2008)
-“Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Châu Á năm
2007” do tạp chí Global Publication Trade & Forfaiting Review bình chọn.
-“ Dàn xếp tài chính tốt ưu năm 2008” do tạp chí Asia Money trao tặng.
-“Ngân hàng cho vay tổ hợp tốt nhất năm 2008” do Euroweek Asia trao tặng.
Ngân hàng ANZ được coi là đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của Việt Nam. ANZ đã đóng vai trò lớn trong việc phát hành Trái
phiếu của một số doanh nghiệp Việt Nam cũng như tham gia thị trường vốn của

Việt Nam và tiếp tục cấp vốn cho các dự án, trong thời điểm nhu cầu vốn của
Việt Nam là rất lớn. ANZ cũng đề ra các kế hoạch để đầu tư vào Việt Nam và
mong muốn được hợp tác về phát triển tài nguyên khoáng sản, phát triển nguồn
cung điện, phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, những lĩnh vực mà ANZ có rất
nhiều kinh nghiệm.
1.1.2 Cấu trúc tổ chức của ANZ Việt Nam
Về cơ cấu tổ chức, ANZ Việt Nam có trụ sở chính tại tòa nhà Sun
City số 13 Hai Bà Trưng Hà Nội. Ngân hàng có khoảng 20 phòng ban với
gần 600 nhân viên.
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của ANZ Việt Nam
a. Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2005 đạt 7.547 tỉ đồng, trong đó tiền gửi
huy động từ dân cư chiếm 3.012 tỉ đồng chiếm 40% nguồn vốn của ngân hàng.
Vốn huy động tại thời điểm 31/12/2006 đạt 11.876 tỉ đồng, bằng 157,4% so
với đầu năm. Việc tăng thêm nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn
đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi mở rộng kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh
của ngân hàng.
2007 là năm mà thị trường tiền tệ có nhiều biến động. Sự bùng nổ mạng
lưới các ngân hàng làm cho cạnh tranh giữa các ngân hàng càng mạnh mẽ. Chính
sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát cũng làm tăng chi phí
vốn cho các ngân hàng và đẩy lãi suất huy động lên cao. Tuy nhiên, cùng với các
chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn của ANZ đã đạt được những
thành quả đáng kể. Việc điều chỉnh lãi suất huy động nhằm đáp ứng tình hình thị
trường nhiều biến động, ANZ trở thành địa chỉ gửi tiền tiết kiệm tin cậy của các

khách hàng. Tổng huy động vốn của ngân hàng trong năm 2007 đạt 23.409 tỉ
đồng, tăng trưởng 197%, trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư
chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng huy động của ANZ với 11.654 tỉ đồng, chiếm
gần 50% tổng vốn huy động.
Do ảnh hưởng của biến động với biên độ lớn trên thị trường trong nước và
quốc tế, cùng với sự thay đổi trong các chính sách điều hành của nhà nước, lãi suất
đầu năm biến động liên tục, cạnh tranh giữa các ngân hàng tiếp tục diễn ra dữ dội,
năm 2008 tổng vốn hoạt động của ANZ Việt Nam tăng trưởng không cao. Đầu năm
lạm phát tăng cao tới 24%, buộc chính phủ phải thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn
không nhỏ cho ngân hàng.Tuy nhiên nhờ ANZ kịp thời theo sát chỉ đạo của Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước, bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu
tư tích lũy của khách hàng để có những chính sách phù hợp, như chương trình mức
lãi suất hấp dẫn từ sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn như Tài khoản Đa Lộc và Tài
khoản Đắc Lợi Trực Tuyến hay sản phẩm tiền gửi đầu tư cơ cấu “Đầu tư Tháp
Vàng ANZ” với mức lãi suất kỳ vọng lên đến 10,5% một năm, nên ngân hàng vẫn
tăng trưởng về tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 vẫn đạt
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
29.646 tỉ đồng, tăng trưởng 126,6% so với năm 2007. Cùng với việc khẳng định
thương hiệu của một ngân hàng an toàn và hiệu quả, ANZ tiếp tục củng cố và mở
rộng cơ sở khách hàng của mình, duy trì được nguồn vốn ổn định để kinh doanh.
Ngân hàng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.
Ngày 17/9/2009, thống đốc NHNN đồng ý việc tăng vốn điều lệ năm 2009
của Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ
đồng. Điều này không những làm tăng thêm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh
của ANZ, mà còn tăng sức cạnh tranh của ngân hàng do quy mô nguồn vốn được
mở rộng hơn trước. Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 35.278 tỉ đồng, tăng
trưởng 119% so với năm 2008. Đây là mức tăng tương đối cao so với tốc độ tăng
trong năm 2008 mặc dù lãi suất huy động của ngân hàng vẫn được điều chỉnh giảm.

b. Hoạt động tín dụng:
Bảng 1: Tình hình tín dụng của ANZ
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng dư nợ tín
dụng (tỉ VND)
4.763 7.145 14.325 19.980 24.550
Nợ quá hạn(%) 0.8 0.6 1.3 1.95 1.6
( Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh ngân hàng ANZ)
Hình 1: Tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng ANZ qua 5 năm 2005-2009
(đơn vị: tỉ VND)
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
9
Chuyên đề tốt nghiệp

( Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh ngân hàng ANZ)
Cùng với sự tăng trưởng liên lục của nền kinh tế cho đến năm 2005, nhu cầu
về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng tăng lên,
ANZ đã liên tục mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra
nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tổng dư nợ trong năm 2005 đạt 4.763 tỉ đồng.
Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp chỉ 0.8%, đóng vai trò là thước đo đảm
bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. ANZ luôn chú trọng đến các dự án đầu
tư trung và dài hạn có tính khả thi cao, các dự án trọng điểm nằm trong qui hoạch
phát triển của chính phủ để đảm bảo nguồn thu đểu cho ngân hàng. Năm 2005 dư
nợ trung dài hạn chiếm 31% tổng dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và tỉ lệ nợ quá hạn thấp tiếp tục được duy trì cho
đến cuối năm 2006. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2006 đạt 7.154 tỉ đồng, tăng
150% so với đầu năm; nợ quá hạn có giảm nhẹ xuống 0.6%. Trong đó tín dụng ngắn hạn
chiếm 67% tổng dư nợ tín dụng và tín dụng trung và dài hạn chiếm 33% tổng dư nợ.
Năm 2007 thực sự là một bước nhảy vượt bậc trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng ANZ trong chiến lược phát triển nhanh, mạnh của ngân hàng trên thị

trưởng Việt Nam. Cùng với mạng lưới điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng
điểm trên toàn quốc, nhằm tăng khả năng đáp ứng và cung cấp dịch vụ cho khách
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
hàng, tổng dư nợ tín dụng tăng vọt là một kết quả rất đáng khích lệ. Tính đến
31/12/2007, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng đạt 14.325 tỉ đồng, bằng 200,2% so
với đầu năm, đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập từ hoạt động cho Ngân hàng.
Trong đó tỉ lệ cho vay ngắn hạn là 61%, trung dài hạn chiếm 39% tổng dư nợ. Nợ quá
hạn cũng tăng lên 1.3%, cao nhất trong 3 năm.
Từ đầu năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ khiến cho ANZ cũng như toàn ngành
ngân hàng phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay, khiến
càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Lãi
suất cao cũng làm cho khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ
khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân
hàng. Do vậy nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không
được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí
phí cho ngân hàng. Trong tình hình đó, theo chủ trương hạn chế tăng trưởng tín
dụng của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và đảm báo an toàn cho tài sản Ngân
hàng Nhà nước các biến động phức tạp của nền kinh tế, ANZ Việt Nam đã chủ
động kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tăng trưởng tín dụng. Tổng dư nợ
cuối năm 2008 đạt 19.980 tỉ đồng, chỉ tăng 139% so với năm 2007. Trong đó tỉ lệ
cho vay trung-dài hạn chiếm 28%. Với mục tiêu đảm bảo thanh khoản đặt lên hàng
đầu, ANZ đã thực hiện sàng lọc, lựa chọn khách hàng để đảm bảo thu lãi tín dụng,
tạo lợi nhuận và tôn trọng triệt để các nguyên tắc quản trị rủi ro để duy trì chất
lượng tài sản, không làm tăng vọt tỉ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2008
là 1.95% đảm bảo dưới ngưỡng 5% NHNN cho phép và 3,5% bình quân ngành.
Năm 2009 là năm dè chừng các khoản cho vay của ANZ. Ngân hàng không
dễ dãi cho vay mà suy xét cẩn thận hơn. do đó khả năng lợi nhuận cũng khả quan,
bên cạnh đó tránh những rủi ro không cần thiết. Bên cạnh đó, sau khi Chính phủ

công bố gói kích cầu với hình thức hỗ trợ 4% lãi suất khiến cho dư nợ tăng mạnh
sau thời gian dài các ngân hàng hạn chế cho vay trong năm 2008. Tỉ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ cũng tăng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn. Tổng dư nợ cuối năm 2009
đạt 24.550 tỉ đồng, tăng 123% so với năm 2008. Trong đó tỉ lệ dư nợ trung-dài hạn là
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
35,5% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2009 là 1.85%, mặc dù là cao
so với tiền lệ nhưng đã giảm so với năm 2008 và là một con số rất đáng khích lệ.
c. Hoạt động Thanh toán quốc tế
Bảng 2: Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của ANZ
(đơn vị: triệu USD)
Nội dung
Doanh số
2005 2006 2007 2008 2009
1. L/C nhập khẩu 383,1 572 1014 1325,4 1853,2
2. L/C xuất khẩu 14,2 16,7 35,8 44,0 92,7
Doanh số thanh toán quốc tế 678 970 1560 2201 2989
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005-2009 ngân hàng ANZ)
Thanh toán quốc tế là thế mạnh của ANZ. Chất lượng thanh toán quốc tế khá
ổn định với tỷ lệ diện chuẩn được xử lý tự động luôn đạt mức xấp xỉ 98%. Bên cạnh
đó, ANZ cũng được khách hàng công nhận là một trong những ngân hàng đạt hiệu
quả cao trong thanh toán quốc tế cũng như tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác. Năm 2005, giá trị giao dịch thanh
toán quốc tế qua hệ thống của ANZ đạt 678 triệu USD.
Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 970 triệu USD, tăng 43% so
với năm 2005. Trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu đạt xấp xỉ 600 triệu USD,
chiếm 61% tổng doanh số thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt
trên 370 triệu USD, chiếm 39% tổng doanh số thanh toán quốc tế. Các sản phẩm
trọn gói cho các khách hàng doanh nghiệp trong dịch vụ thanh toán quốc tế đã được

nhiều khách hàng hưởng ứng khi họ có thể yên tâm giao phó hoàn toàn khâu thanh
toán quốc tế và được đảm bảo lợi ích và an toàn, giảm thiểu các thủ tục và chi phí
cho phía khách hàng, cho một ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm và uy tín.
Thanh toán quốc tế tiếp tục là một thế mạnh của ANZ trong năm 2007. Toàn
Ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tổng doanh số Thanh toán
Quốc tế toàn Ngân hàng năm 2007 đạt 1.560 triệu USD, bằng 160% so với năm
2006. Tỷ lệ điện thanh toán chuẩn của ANZ luôn ở mức rất cao, góp phần làm giảm
chi phí có thể phát sinh, rút ngắn thời gian giao dịch và nâng cao uy tín của ANZ
Việt Nam đối với khách hàng cũng như với các ngân hàng nước ngoài. ANZ
cũng chú trọng tăng hạn mức xác nhận thư tín dụng, thiết lập thêm mã khoá giao
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
dịch trực tiếp với nhiều ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu
giao dịch có xác thực của khách hàng, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý có
quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 95 nước và vùng lãnh thổ.
Năm 2008, cùng với việc thúc đẩy các kênh thanh toán quốc tế nhằm giúp
doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, ANZ chủ động giao dịch trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm cân đối và đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ
khách hàng trong điều kiện tỷ giá ngoại hối có nhiều biến động. Với mục tiêu sản
phẩm luôn đổi mới, hướng tới khách hàng, tạo sự tiện dụng và giá trị gia tăng cho
khách hàng cũng như đem lại hiệu quả cho ngân hàng, năm 2008, ANZ tích cực
trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới như tài trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi,
chứng từ xuất khẩu trọn gói…
Doanh số thanh toán quốc tế của ANZ năm 2008 cũng bị ảnh hưởng do
những khó khăn chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những biến
động của tình hình tài chính trong nước. Tuy nhiên con số này vẫn là 2.201 triệu
USD, tăng trưởng 141% so với năm 2007. Trong đó doanh số từ hoạt động thanh
toán hàng xuất khẩu chiếm 35% tổng doanh số thanh toán quốc tế.
Năm 2009 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu bình ổn trở lại. Với sự phát huy

của các chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, tình
hình phát triển kinh tế đã chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2009. Hoạt động
thanh toán quốc tế bắt đầu với đà phát triển ổn định trở lại. Con số 2.989 triệu USD
của tổng doanh số thanh toán quốc tế trong năm 2009, bẳng 135,8% so với năm
2008, chứng tỏ ngay sau khi bước ra khỏi khủng hoáng, Việt Nam vẫn là một thị
trường hấp dẫn cho ngân hàng, sẵn sàng tăng trưởng ổn định và nhanh trong thời
kỳ hội nhập kinh tế thế giới trước mắt.
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG ANZ
2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại ngân hàng ANZ
ANZ Việt Nam có một chỗ đứng tương đối vững chắc riêng trong hoạt động
thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ nói riêng tại thị trường Việt Nam. Hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hàng ANZ Việt Nam đã được quy chuẩn theo tiêu chuẩn của Australia trong
suốt 1 thời gian dài trước đây. Các doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa quốc tế
hóa nền kinh tế thế giới còn chưa nhuần nhuyễn với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
hiệu quả cao, phần lớn được thỏa mãn nhu cầu với mức độ an toàn cao khi sử dụng
dịch vụ thanh toán quốc tế mà ANZ cung cấp. Sự hiện diện của ANZ tại Việt Nam với
tư cách là một trong những thị trường tiềm năng quan trọng của ngân hàng lớn này
thực sự là một cầu nối quan trọng trong quan hệ làm ăn của các doanh nghiệp Việt
Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với thế giới.
Tuy nhiên, cũng giống như mọi ngân hàng nước ngoài và trong nước khác,
do hoạt động trên địa bàn Hà Nội, hoạt động thanh toán quốc tế của ANZ vẫn phải
đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên do coi cạnh tranh chính là môi

trường để thử thách lãnh đạo và nhân viên phòng thanh toán quốc tế, hoạt động của
phòng vẫn được diễn ra hiệu quả. Hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả của phòng thanh
toán quốc tế, và chú trọng tư vấn khách hàng đã làm cho hoạt động thanh toán quốc
tế của ngân hàng đã tạo dấu ấn với khách hàng và gây dựng uy tín chung của ngân
hàng.
Phòng thanh toán quốc tế của ANZ Việt Nam có trụ sở tại 14 Lê Thái Tổ, Hà
Nội. Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiện các hoạt động Thanh toán quốc tế và
Bảo lãnh nước ngoài, trong đó thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
từ chiếm phần chủ yếu. Các giải pháp và sản phẩm của phòng thanh toán quốc tế
ngân hàng ANZ bao gồm:
*Nhập khẩu
• Phát hành Thư Tín dụng
• Nhờ thu kèm Chứng từ và Nhờ thu Trơn
• Tín dụng Nhập khẩu
*Xuất khẩu
• Thông báo Thư Tín dụng
• Thương thảo theo Thư Tín dụng
• Chiết khấu bộ chứng từ theo Thư Tín dụng
• Chuyển Thư Tín dụng
• Chuyển nhượng
• Nhờ thu kèm Chứng từ và Nhờ thu Trơn
• Tài trợ trước và sau gửi hàng
*Bảo lãnh Vận chuyển
• Phát hành bảo lãnh vận chuyển
• Ký hậu vận đơn
*Bảo lãnh
Hiện nay, ANZ là một ngân hàng có uy tín lớn trong dịch vụ bảo lãnh nên

thư bảo lãnh của ANZ được nhiều ngân hàng và doanh nghiệp trong, ngoài
nước chấp nhận. Các hình thức bảo lãnh cơ bản bao gồm:
• Bảo lãnh dự thầu
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh hoàn tạm ứng
• Bảo lãnh bảo hành
• Bảo lãnh thanh toán
• Bảo lãnh vay vốn
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
15
Chuyên đề tốt nghiệp
• Bảo lãnh đối ứng
ANZ luôn đẩy mạnh các khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
trong đó chú trọng tài trợ cho 15 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt
Nam như sắt thép, thủy sản, dệt may, xăng dầu. Ngân hàng triển khai đa dạng các
sản phẩm trong nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu như bao thanh toán, cho vay dựa
trên L/C… Các gói sản phẩm thanh toán quốc tế như Bao thanh toán trong nước và
quốc tế, dịch vụ xuất nhập khẩu A-Z, Giải đáp thuế xuất nhập khẩu là các giải pháp
tài chính trọn gói được cung cấp với chất lượng tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu đặc
biệt của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc thù. Chất lượng phục vụ khách
hàng luôn là yếu tố mà ANZ không ngừng nâng cao. Các dịch vụ tín dụng, bao
thanh toán và bảo lãnh và các dịch vụ khác như chuyển tiền nhanh quốc tế thông
qua mạng Swift, chuyển phát nhanh bộ chứng từ qua DHL… luôn được cải tiến
nhằm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
ANZ cung cấp vốn cho khách hàng qua dịch vụ cho vay chiết khấu bộ chứng từ
xuất nhập khẩu lên tới 85% giá trị bộ chứng từ, đáp ứng giải quyết được nỗi lo thiếu
vốn lưu động của các doanh nghiệp. Ngoải ra, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các
hình thức khác như thế chấp mà tài sản đảm bảo là lô hàng nhập khẩu.
Phòng thanh toán quốc tế của ANZ đảm bảo cung cấp các thông tin cập nhật
về thị trường, thuế, hải quan…trên cơ sở đó, cùng với bề dày kinh nghiệm hoạt

động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế của đội ngũ nhân viên và các Chuyên viên
Thương mại, sẽ tư vấn cho doanh nghiệp trong việc soạn thảo hợp đồng ngoại
thương có lợi nhất, tránh được các sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng và
thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được giúp đỡ bởi các đối tác của
ngân hàng là các công ty bảo hiểm, giao nhận vận tải uy tín và kinh nghiệm trong
mọi khâu giao nhận hàng, vận chuyển, kê khai thuế xuất nhập khẩu, bảo hiểm, giám
định… Nhân viên phòng thanh toán ANZ được phân công phụ trách cả việc cho vay
lẫn thanh toán. Do vậy, khách hàng và ngân hàng hiểu và thông cảm việc của nhau
hơn, đồng thời ngân hàng có điều kiện theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn của
khách hàng, vừa giảm được rủi ro vừa có chính sách thích hợp để giữ vững mối
quan hệ với khách hàng.
Trong thời kỳ mở cửa kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng ANZ đang đứng trước cơ hội phát triển lớn, đóng góp
không nhỏ vào hoạt động chung của toàn ngân hàng.
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2 Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng
từ tại ANZ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng
hoá nhập khẩu tại ANZ Việt Nam đáp ứng cao nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi
nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống ANZ tại thị
trường Việt Nam và trên toàn thế giới.

2.2.1 Qui mô và số món L/C nhập khẩu:
Hoạt động thanh toán L/C trong tổng hoạt động thanh toán quốc tế luôn có một
sự phát triển tương đối ổn định qua các năm. Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu luôn
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, đem lại nguồn thu không
nhỏ và tương đối ổn định cho ngân hàng ANZ. Chúng ta sẽ cùng xem xét tình hình
thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng.

Bảng 3: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng
từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam
Năm
Thanh toán nhập khẩu bằng L/C
Doanh số (triệu
USD)
Số món +/- (%) doanh số
2005 383,07 1.340 -
2006 572 1.500 + 149,3
2007 1.014 2.891 + 177,3
2008 1.325,44 2.912 + 130
2009 1.853,18 3.435 + 140
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng ANZ)
Từ năm 2005, ta có thể thấy ANZ có thế mạnh riêng về hoạt động thanh toán
hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Doanh số L/C được mở
tại ANZ là 1.340 món với 383,07 triệu USD.
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong tình hình kinh tế xã hội không có nhiều biến động lớn, đến năm 2006,
doanh số thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tăng
lên xấp xỉ 572 triệu USD với 1.500 món, bằng 149,3% so với năm 2005.
Năm 2007 là năm đánh dấu sự phát triển tăng vọt trong hoạt động thanh toán
L/C nói chung, và hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức này nói
riêng. Doanh thu thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C năm 2007 tăng lên
đến 1.014 triệu USD với 2891 món, bằng 177.3% so với năm 2006. Nguyên nhân
của sự tăng đột biến trong doanh số này là do cuôc khủng hoảng kinh tế cuối năm
2007. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường lựa chọn phương thức thanh
toán ổn định, ít rủi ro để phòng tránh khả năng mất vốn. Chính vì thế các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài chọn lựa nhiều hơn phương thức

thanh toán L/C cho hoạt động kinh doanh của mình tại thời điểm này. Sở dĩ con số
này tăng vọt tại ANZ là do ngân hàng được các doanh nghiệp tin tưởng giao phó, do
nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ANZ đã được phát triển trên nhiều thị trường quốc
tế trong 1 thời gian dài nên đem lại nhiều lợi ích, đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng, và đặc biệt là đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Sang đến năm 2008, tình hình phát triển kinh tế bắt đầu bình ổn trở lại, phát
triển kinh tế không còn quá nóng, Hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức
L/C tăng trưởng với một con số bền vững và đáng khích lệ: tổng doanh số thanh toán
hàng xuất theo phương thức L/C năm 2008 đạt hơn1.325 triệu USD với 2912 món,
tăng trưởng 130% so với năm 2007. Mặc dù không có được mức tăng trưởng nhảy vọt
như tại năm 2007, con số tăng trưởng 130% vẫn chứng tỏ thế mạnh của dịch vụ thanh
toán quốc tế hàng nhập theo phương thức L/C tại ANZ Việt Nam.
Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu đầu năm 2009 giảm, do vẫn còn dư âm
của cuộc khủng hoàng kinh tế, nhưng do gói kích cầu của chính phủ có tác dụng vào
cuối năm, nên kim ngạch nhập nhẩu vẫn tăng. Trong điều kiện đó, hoạt động thanh toán
hàng xuất theo phương thức L/C tiếp tục tăng trưởng, nhưng chậm hơn một chút so với
tốc độ tăng của năm 2007. Tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C
năm 2009 đạt 1853,18 triệu USD với 3435 món, bằng 140% so với năm 2008.
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Một tiêu thức nữa giúp chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình
qui mô thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân
hàng ANZ là xem xét tỉ trọng doanh số của hình thức này trên tổng doanh số thanh
toán quốc tế của ngân hàng
Hình 2: Tỉ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại ANZ qua các năm
(đơn vị: triệu USD)
.
2005 2006 2007 2008 2009
Doanh số thanh toán hàng

xuất theo L/C (triệu USD)
383,1 572 1014 1325 1853
Doanh số thanh toán quốc
tế (triệu USD)
678 970 1560 2201 2989
Tỉ trọng thanh toán L/C
nhập khẩu (%)
56,5 59 65 60,2 62
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
19
Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng ANZ)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng hoạt động thanh toán hàng xuất theo
phương thức L/C luôn chiếm một tỉ trọng rất cao trong toàn bộ doanh số thanh toán
quốc tế của ANZ theo các năm. Tỉ trọng này theo các năm lần lượt là: 2005:
56,5% ; 2006: 59% ; 2007: 65% ; 2008: 60,22% ; 2009: 62%. Tỉ trọng hoạt động
thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C luôn trên 50% tổng doanh số thanh toán
quốc tế của ngân hàng. Điều này cho thấy việc cần thiết phải đầu tư nâng cao chất
lượng hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C.
2.2.2 Các loại L/C nhập khẩu:
Các loại thư tín dụng chứng từ mà ANZ cung cấp cho các khách hàng bao gồm:
-L/C hủy ngang: L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc
nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thường không được sử dụng. Do vậy doanh
số từ hoạt động thanh toán L/C hủy ngang rất không đáng kể.
-Đi đôi với L/C hủy ngang là L/C không hủy ngang với 2 loại là L/C không hủy
ngang có xác nhận và L/C không hủy ngang không xác nhận.
Tuy nhiên do tính rủi ro cao của L/C hủy ngang, các loại L/C chính có thể được
chia thành 2 loại theo phương thức thanh toán là L/C trả ngay và L/C trả chậm.
Bảng 4: Doanh số và số món L/C nhập khẩu theo 2 loại trả ngay và trả chậm tại
ngân hàng ANZ

(đơn vị: triệu USD)
Nội dung
2005 2006 2007 2008 2009
Số
món
Doanh
số
Số
món
Doanh
số
Số
món
Doanh
số
Số
món
Doanh
số
Số
món
Doanh
số
L/C nhập khẩu 1.340 383,1 1.500 572,0 2.891 1.014,0 2.912 1.325,4 3.435 1.853,2
1.Trả ngay 1.200 325 1.269 520,0 2.288 922 2.373 1240 3.123 1798,6
2.Trả chậm 140 58,1 231 52,0 603 92,0 539 85,4 312 54,6
(Nguồn: báo cáo phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ 05-09)
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
20
Chuyên đề tốt nghiệp

Theo bảng trên ta có thể nhận thấy số món L/C nhập khẩu theo hình thức trả ngay
luôn chiếm ưu thế so với L/C nhập khẩu theo hình thức trả chậm (thường la dưới 1
năm). Phương thức này qui định việc thanh toán được thực hiện ngay khi chứng từ
được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C, đảm bảo lợi ích của người xuất khẩu.
Bên cạnh đó cả 2 loại L/C đều cho thấy xu hướng tăng theo từng năm, cho
thấy qui mô thanh toán theo phương thức L/C đang được mở rộng và là một tín hiệu
tốt. Đồng thời, tốc độ tăng của doanh số và số món L/C theo hình thức trả chậm
không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số và số món L/C theo hình thức trả ngay,
cũng cho thấy một dấu hiệu tốt. Năm 2009 số món L/C nhập khẩu trả ngay gấp hơn
10 lần 2009 số món L/C nhập khẩu trả chậm, với doanh số 1798,6 triệu USD, chiếm
97% tổng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do
các khách hàng của ANZ phần lớn là các doanh nghiệp mạnh, có sức khỏe tài chính
tốt, bên cạnh đó cũng phải kể đến mối quan hệ tốt mà ngân hàng đã xây dựng với
các khách hàng này trong suốt một thời gian dài.
2.2.3 Tình hình thị trường ANZ tham gia thanh toán nhập khẩu theo phương
thức tín dụng chứng từ:
Để phân tích rõ hơn hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức
L/C tại ngân hàng ANZ, chúng ta sẽ cùng theo dõi các thị trường nước ngoài có
quan hệ nhập khẩu vào Việt Nam được thanh toán theo L/C thông qua ANZ theo
bảng dưới đây:
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
21
Chuyờn tt nghip
Bng 5: Doanh s thanh toỏn hng xut theo phng thc tớn dng chng t
ca ANZ theo th trng
(n v: triu USD)
Thị trờng
Năm 2008 Năm 2009 +/-% về
doanh số
+/- tỷ

trọngD.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng
Trung Quc
377,7 28,5% 505,9 27,3% 33,9% -1,2%
Nht Bn
210,7 15,3% 265 14,3% 26,2% -1%
Singapore 171 12.9% 385,5 20,8% 125,4% 7.9%
Hng Kụng
121,9 9,2% 185,3 10% 53% 0,8%
Thị trờng khác 451,9 34,1% 511,5 27.6% 13,3% -6,5%
Tổng doanh số 1.325,
4
100% 1.853,2 100% 39,8% 0%
(Ngun: bỏo cỏo thanh toỏn nhp khu ANZ)
Nhỡn chung doanh s thanh toỏn L/C nhp khu t nm 2008 n nm 2009
t cỏc th trng u tng. Trong ú phi k n doanh s thanh toỏn L/C nhp
khu t th trng Singapore qua ngõn hng ANZ nm 2009 t 385,5 triu USD,
tng 125,4% so vi nm 2008, vi cỏc mt hng nhp khu ch yu l xng du,
linh kin in t, cht do, si dt, ụtụ
Trung Quc vn dn u l th trng nhp khu ln nht vo Vit Nam, v
õy cng l th trng cú doanh s L/C nhp khu m ngõn hng ANZ thanh toỏn
cao nht. Nm 2009 con s ny l 505,9 triu USD chim 27,3% trong tng doanh
s thanh toỏn hng nhp theo phng thc L/C trong cựng nm, v tng 33,9% so
vi nm 2008. Mt hng nhp khu nhiu t Trung Quc vo th trng Vit Nam
cú th quan sỏt c thụng qua hot ng thanh toỏn hng xut theo phng thc
L/C ti ANZ l: xng du, vi, phõn bún, st thộp, hoỏ cht, linh kin in t, ụtụ
Nht Bn cng l mt th trng nhp khu ỏng chỳ ý trong hot ng thanh
toỏn hng nhp theo phng thc L/C thụng qua ANZ Vit Nam. Doanh s thanh
toỏn L/C nhp khu t Nht Bn nm 2009 l 265 triu USD, tng 14,3% so vi
nm 2008 vi cỏc mt hng ch yu l st thộp, in t, ụtụ, vi, xe mỏy, giy
Cng ngy hng húa Nht Bn do cú cht lng cao v ngi tiờu dựng chuyn thúi

Sinh viờn: H Lan Vy Lp: Kinh doanh quc t 48A
22
Chuyên đề tốt nghiệp
quen mua hàng rẻ tiền sang mua và sử dụng hàng hóa có chất lượng nhiều hơn, nên
Nhật Bản là thị trường hứa hẹn nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian tới, kéo
theo đó hoạt động thanh toán hàng nhập theo L/C từ thị trường này cũng hứa hẹn
phát triển mạnh tương lai.
Bên cạnh những thị trường chủ yếu mà ANZ tham gia vào hoạt động thanh
toán hàng nhập theo L/C kể trên, thì một vài các thị trường quan trọng không kém
khác trong hoạt động này có thể kể đến như Đức, Liên bang Nga, Indonesia, Thụy
Sỹ, Pháp…
2.2.4. Về khách hàng thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng
từ tại ngân hàng:
Có thể kể đến một vài doanh nghiệp tiêu biểu là khách hàng thường xuyên
của ngân hàng ANZ trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức
L/C trên hơn 1000 doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng như sau:
+Công ty xuất nhập khẩu năng lượng và xây dựng Việt Nam. Doanh số thanh
toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ANZ năm 2009 của doanh nghiệp
này đạt 24,7 triệu USD.
+ Công ty TNHH SX-TM Thăng Long: là một doanh nghiệp chuyên nhập
khẩu các thiết bị gia công gố. Mặc dù trong năm 2009 doanh số thanh toán hàng
nhập theo phương thức L/C thông qua ANZ chỉ đạt 3,5 triệu USD, nhưng đây là
doanh nghiệp có quan hệ lâu dài với ANZ trong hoạt động thanh toán nhập khẩu
bằng L/C, với doanh số thanh toán đạt cao nhất vào năm 2005 với 14 triệu USD.
+Công ty đầu tư XNK Phương tây POTA Việt Nam: là một doanh nghiệp
chuyên nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép, hóa chất công nghiệp. Doanh số thanh
toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ANZ năm 2009 của POTA Việt
Nam đạt 10,3 triệu USD, hứa hẹn là một đối tác lâu dài của ngân hàng.
+Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport. Trong năm
2009 doanh số thanh toán hàng nhập theo L/C tại ANZ của công ty đạt 7 triệu USD.

Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài ra, các doanh nghiệp mà ngân hàng có quan hệ giao dịch trong thời gian
lâu dài bao gồm: Tổng công ty thương mại Hà Nội HAPRO, công ty xuất nhập khẩu
sách báo Việt Nam XUNHASABA…
2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín
dụng chứng từ tại ANZ
Song song với hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín
dụng chứng từ, là việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức
tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ. Tuy nhiên, do khách hàng của Ngân hàng chủ
yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ANZ còn ít hơn nhiều so với nhập khẩu.
Đây được coi là một thị trường tiềm năng trong thời gian tới để ngân hàng tiếp tục có
những giải pháp thu hút khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển dịch vụ
thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
2.3.1. Qui mô và số món thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C:
So với doanh số của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức
tín dụng chứng từ, thì doanh số của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo
phương thức này nhỏ hơn rất nhiều. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại ngân hàng
ANZ mà là hiện tượng chung với mọi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt
Nam. Một nguyên nhân dễ thấy và trực tiếp nhất là tình trạng nhập siêu của cả
nước. Lấy ví dụ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2007 đạt 111,2
tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006. Trong đó xuất khẩu chiếm 48,56 tỷ USD,
bằng 121,9% so với năm 2006; và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng khoảng 40%, gấp
2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Chính vì thế mà nhập siêu bị đẩy lên một mức rất cao
(14,12 tỷ USD), con số này gấp 2 lần tình trạng nhập siêu năm 2006 (5,06 tỷ USD).
Năm 2008, nhập siêu ở mức khoảng 17 tỷ USD, tuy tốc độ tăng đã giảm đáng kể so
với năm 2007, nhưng đây vẫn là một con số lớn.
Mặc dù chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, và so

với hoạt động thanh toán L/C nhập, doanh số xuất khẩu bằng phương thức L/C vẫn
Sinh viên: Hà Lan Vy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48A
24

×