Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tăt luận văn thạc sĩ Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.98 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
Tổng thu nhập 16
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
Báo cáo thực tập
BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước
TW Trung ương
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TG Tiền gửi
DN Doanh nghiệp
DA Dự án
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
Báo cáo thực tập
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đàng và Nhà nước ta có nhiều chính
sách tạo môi trường pháp lý đồng bộ và thông thoáng, mở cửa nền kinh tế
nhất là từ năm 2006 trở lại đây khi mà nước ta đã ra nhập vào tổ chức Thương
Mại Thế Giới ( WTO ) đã tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh
tế có điều kiện phát triển như: mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, đầu tư chuyên
môn hóa các ngành nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề trên tất cả
các lĩnh vực như: nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại du
lịch, dịch vụ….điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế cần một khối lượng
vốn lớn để phục vụ cho công cuộc phát triển nên kinh tế. Trước tình hình đó
đặt ra cho hệ thống tài chính quốc gia phải đủ mạnh cả về nguồn lực vốn, con
người, phương tiện kỹ thuật hoạt động để cung ứng kịp thời vốn và các tiện
ích khác cho nền kinh tế. Tham gia vào các hoạt động kinh tế trên thị trường


gồm có các tổ chức: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các tổ chức tín
dụng, các quỹ đầu tư phát triển…tuy nhiên hệ thống ngân hàng vẫn giữ vai trò
chủ đạo vì đây không những là kênh điều chuyển vốn cho nền kinh tế mà còn
là kênh để Chính phủ quản lý hoạt động tiền tệ của quốc gia, ổn định thị
trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các ngành khác tăng trưởng và phát triển.
Thực tập là khoảng thời gian quan trọng đối với sinh viên vì đây là dịp
để mỗi sinh viên có cơ hội liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, để trao đổi, học
hỏi và tích lũy kinh nghiệp, kỹ năng, tác phong công tác. Từ việc xác định
mục tiêu và tầm quan trọng trong đợt thực tập vừa qua, bản thân em đã có thái
độ nghiêm túc, tự giác trong học tập, khiêm tốn học hỏi, nghiên cứu tài liệu,
thu thập thông tin để giúp cho đợt thực tập đạt được những kết quả tốt. Với hy
vọng có thêm kinh nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng, em đã chọn ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Nam Định làm địa
điểm thực tập.
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
1
Báo cáo thực tập
Nhận thức được mục đích của việc thực tập là để cọ sát với môi trường
làm việc, củng cố thêm các kỹ năng và kiến thức học được ở nhà trường, em
đã tiếp cận và tìm hiểu các công việc trong ngân hàng. Để nghiên cứu kỹ hơn
và chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã hoàn thành phần báo
cáo thưc tập của mình.
Báo cáo thực tập gồm 3 chương:
- Phần I: Khái quát chung về Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông chi nhánh tỉnh Nam Định
- Phần II: Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng ngắn
hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
- Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả các mặt hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh NHNo & PTNT
Chi nhánh Tỉnh Nam Định

Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
phía nhà trường, ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnh Nam Định và các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là thầy giáo
PGS – TS Hà Đức Trụ đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cào
này.
Do thời gian thực tập ngắn và hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực
rộng có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nên bài báo cáo còn nhiều thiếu
sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
2
Báo cáo thực tập
Phần I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Nam Định
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định tiền thân là ngân hàng phát
triển nông nghiệp tỉnh Nam Định được thành lập theo nghị định số 53/HDBT
( hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ ) ngày 26/03/2008.
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định có trụ sở chính tại thành phố
Nam Định, 45 đường Bạch Đằng, phường Phan Đình Phùng, Chi nhánh Tỉnh
Nam Định
Là ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp –
nông thôn, ra đời theo yêu cầu của quá trình phân tách chức năng quản lý,
phát hành và tổ chức kinh doanh tiền tệ của NHNN Việt Nam. Sự ra đời của
ngân hàng phát triển nông nghiệp cùng với sự ra đời của ngân hàng Công
Thương Việt Nam và sự nâng cấp của 2 ngân hàng đã được thành lập từ
trước: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam ( 1963 ) và ngân hàng Đầu Tư

Xây Dựng Việt Nam tiền thân là ngân hàng thiết kế ( 1957 ) ,, là những bước
đi thử nghiệm cho kế hoạch chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp
sang 2 cấp
Ngày 14/11/1990, chủ tịch HĐQT ( nay là thủ tướng chính phủ ) đã ký
quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn.
Là một pháp nhân kinh tế độc lập, tự chủ, chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật; Quyết định số 280/QĐ - NHNo do thống đốc
NHNN VN ban hành ngày 15/11/1996 theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
3
Báo cáo thực tập
về việc thành lập NHNo VN đã đánh dấu bước phát triển mới của NHNo VN.
Theo quyết định này, NHNo VN được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và được tổ chức lại theo mô hình tổng
công ty 90.
Cho đến nay ngân hàng NHNo & PTNT đã trải qua hơn 20 năm phát
triển. Trong suốt thời gian đó, NHNo & PTNT luôn khẳng định được vai trò
của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong cơ giới
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định.
NHNo & PTNTVN được xác định là doang nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, hoạt động trong luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của
NHNHVN. Ngoài chức năng của 1 NHTM thông thường, NHNo & PTNT
còn có chức năng đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở
rộng vốn đầu tư trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần thành công sự nghiệp công nghiệp hóa
– hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định có những chức năng và
nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, mở tài khoản tiền gửi thanh
toán, huy động tài khoản tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái
phiếu… và các hình thức huy động vốn khác, phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và
dân cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ
- Đầu tư tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ với các thành phần kinh tế, các
loại hình doanh nghiệp, cá nhân. Dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư
dự án theo yêu cầu. Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng .
- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế như sau : Thanh toán nhờ thu,
thanh toán L/C nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ ….
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
4
Báo cáo thực tập
- Chi trả kiều hối, các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách về
quản lý ngoại hối của chính phủ, mua bán ngoại tệ, vàng bạc, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu và mua bán, cho vay, cầm cố các giấy tờ có giá.
Với chức năng nhiệm vụ của mình , NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam
Định có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế -
xã hội tỉnh nhà phát triển, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của chi nhánh NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnh Nam Định
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của
ngân hàng, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định hoạt động theo mô hình
hoạt động với 9 phòng ban như sau:
Ban giám đốc
Gồm 3 đồng chí: Đồng chí giám đốc phụ trách chung và công tác tổ
chức, kế hoạch, kiểm soát; 1 đồng chí phó giám đốc phụ trách thường trực về
kế toán kho quỹ; 1 đồng chí phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng. Ban
giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.

Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
Phòng Hành chính
Phòng Kế toán ngân
quỹ
Ban Giám đốc
Phòng Kiểm soát
Phòng Tín dụng
Phòng Vi tính
Phòng kế hoạch
Phòng kiểm soátPhòng Kinh doanh
Phòng Thanh toán
quốc tế
Phòng Hành chính Phòng Thẩm định
5
Báo cáo thực tập
Giam đốc trực tiếp ra quyết định và quản lý hoạt động của tất cả các phòng
ban tại hội sở và phòng giao dịch.
Gồm 9 phòng ban phụ trách các công việc: phòng hành chính, phòng tổ
chức, phòng kế hoạch, phòng kiểm soát, phòng kinh doanh, phòng kế toán
ngân quỹ, phòng thanh toán quốc tế, phòng vi tính, phòng thẩm định.
- Phòng kinh doanh:
Thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tiếp nhận các nguồn vốn huy động, vốn tài trợ, vốn ủy thác tín dụng của
chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cho vay chiết khâu các loại giấy tờ có giá bằng tiền, cho vay theo
chương trình, dự án kinh tế tùy theo tính chất và khả năng của nguồn vốn
+ Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng,
phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng.
+ Tổ chức, thực hiện thông tin, phòng ngừa và xử lý rủi ro theo quy định.
+ Chấp hành báo cáo thống kê, kiểm tra nghiệp vụ chuyên đề theo quy định.

+ Thực hiện các nghiệp vụ khác ngân hàng giám đốc tỉnh giao.
- Phòng kế toán ngân quỹ:
+ Thực hiện hạch toán kế toán, các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các
nghiệp vụ kinh doanh khác theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam.
+ Thực hiện công tác thanh toánm tham gia thị trường liên ngân hàng.
+ Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ két sắt, nghiệp vụ nhận cất giữ các giấy
tờ có giá bằng tiền và các tài sản quí cho khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên dòng đi
và quản lý kho, quỹ nghiệp vụ.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ
khoán của NHNo & PTNT quy định.
+ Thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động tài chính.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, chấp hành chế độ
báo cáo kế toán thống kê trong xây dựng.
+ Chấp hành mức tồn quỹ, chế độ báo cáo kho quỹ theo quy định
- Phòng hành chính:
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
6
Báo cáo thực tập
Thực hiện công tác văn thư, hành chính quản trị, tuyên truyền tiếp thị, lễ
tân tiếp khách, in ấn tài liệu…nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở giao dịch văn
minh lịch sự.
- Phòng vi tính:
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của hệ
thống máy tính chi nhánh.
- Phòng thanh toán quốc tế:
Là phòng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ, dịch vụ kiều
hối và chuyển tiền…có liên quan đến thanh toán quốc tế thông qua mạng
SWIFT của NHNo& PTNT Việt Nam.

- Phòng kiểm soát:
Có chức năng kiểm tra giám sát những nghiệp vụ kế toán phát sinh, tuân thủ
tuyệt đối theo sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán.
- Phòng kế hoạch:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phân tích kinh tế theo ngành kinh tế, kỹ thuật để lựa chọn biện pháp cho vay.
Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng đề xuất cho vay.
Thường xuyên phân loại nợ, phân tích NQH, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục. Theo dõi khoản vay trong thời gian vay.
- Phòng kiểm soát:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phân tích kinh tế theo ngành kinh tế, kỹ thuật để lựa chọn biện pháp cho vay.
Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng đề xuất cho vay.
Thường xuyên phân loại nợ, phân tích NQH, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục. Theo dõi khoản vay trong thời gian vay.
- Phòng thẩm định:
Định giá và kiểm soát rủi ro, đưa ra kiến nghị và đề xuất với thị trường bất
động sản, xây dựng quy trình, chính sách thẩm định tài sản.
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
7
Báo cáo thực tập
Phần II
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.1. Tình hình huy động vốn:
Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng vì đó là

nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công
tác huy động vốn của một Ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi Ngân
hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của
khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát triển của
đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị
trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm
được mức độ ảnh hưởng của lãi suất.
Thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau,
không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện
chất lượng dịch vụ Ngân hàng với tiêu chí “ nhanh chóng, chính xác, thuận
tiện cho khách hàng” công tác huy động vốn của Ngân hàng đã bước đầu đạt
được kết quẩ đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá, đáp ứng
được khối lượng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp các công ty và dân cư trên địa bàn.
Một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định thể hiện qua bảng 2.1:
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
8
Báo cáo thực tập
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh
tỉnh Nam Định
( Đơn vị : Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Số dư Tỷ trọng
(%)
Số dư Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn huy động 857.317 100 963.802 100
1. Phân theo đối tượng KH

1.1 Tiền gửi các TCKT 508.643 59,3 638.372 66,2
1.2 Tiền gửi dân cư 348.674 40,6 325.430 33,7
2. Phân theo tiền tệ
2.1 Tiền gửi VNĐ 731.715 85,3 861.063 89,3
2.2 Tiền gửi ngoại tệ 125.602 14,6 102.739 10,6
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnh Nam Định năm 2008 – 2009 )
Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của NHNo &
PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định tăng đều qua các năm và năm sau cao hơn
năm trước. Năm 2008 Ngân hàng đạt được nhiều thành công trong công tác
huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động được trong năm đạt 857.317 triệu
đồng, trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ
chiếm khoảng 125.602 triệu đồng. Con số này là kết quả sự nỗ lực của đội
ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Ngân hàng.
Bước sang 2009 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng 106 triệu
đồng. Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm
khoảng là 102.739 triệu đồng, giảm so với năm 2008.
Thế mạnh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định không phải là
huy động tiền gửi dân cư. Tuy nhiên tiền gửi dân cư lại là nguồn luôn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, tiền gửi dân cư đạt
348.674 triệu đồng, năm 2009 tiền gửi dân cư đạt 325.430 triệu đồng, về tỷ
trọng giảm xuống còn 6,9 %. Tiền gửi của tổ chức kinh tế vào Ngân hàng có
xu hướng ngày càng tăng. Năm 2008 tiền gửi của tổ chức kinh tế là 508.643
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
9
Báo cáo thực tập
triệu đồng (59,3%), năm 2009 đạt 638.372 triệu đồng (66,2%), tăng thêm 129
triệu đồng so với năm 2008.
Tóm lại, qua việc phân tích số liệu về huy động vốn của Ngân hàng từ
2008 cho đến nay cho thấy hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT chi

nhánh tỉnh Nam Định là khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để Ngân hàng
không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng
để điều hoà vốn trong toàn hệ thống.
2.1.2. Tình hình sử dụng vốn.
Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định
phần lớn hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bảng số liệu 2.2 thể hiện rõ
tình hình cho vay của Ngân hàng.
Bảng 2.1.2 Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ của NHNo & PTNT
chi nhánh tỉnh Nam Định 2008 – 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)
1. Doanh số cho vay 959.337 100 1.075.812 100
Ngắn hạn 835.512 87 970.684 90,2
Trung và dài hạn 123.825 13 105.128 10
2. Doanh số thu nợ 773.386 100 741.992 100
Ngắn hạn 658.213 85 638.552 86,1
Trung và dài hạn 115.173 20,4 58.440 0,8
3. Dư nợ 562.478 100 728.404 100
Ngắn hạn 364.212 65 499.407 68,5
Trung và dài hạn 138.256 24,5 228.997 31,4
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnhNam Định 2008-2009 )
Qua bảng số liệu ta thấy tín dụng của Ngân hàng có sự tăng trưởng
đáng kể. Năm 2008 doanh số cho vay 959.337 triệu đồng, doanh số thu nợ
773.386 triệu đồng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, dư nợ cho vay đạt
562.478 triệu đồng.
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
10

Báo cáo thực tập
Năm 2009, doanh số cho vay đạt 1.075.812 triệu đồng, tăng 116.475
triệu đồng. Doanh số cho vay và dư nợ trong năm đều tăng so với năm 2008.
Quan những phân tích trên, ta thấy rằng Ngân hàng đã thành công trong
việc mở rộng tín dụng. Doanh số cho vay cũng như dư nợ đều tăng qua các
năm, đặc biệt là năm 2009. Có được kết quả này là do sự chỉ đạo sát sao của
ban Giám đốc, cùng sự cố gắng của cán bộ.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng
Được coi là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những linh vực có
độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc
đổi mới, hệ thống Ngân hàng nước ta nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh
tỉnh Nam Định nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt
yếu mặt mạnh của mình, trong những năm qua, ban lãnh đạo Ngân hàng luôn
đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực bám sát những định hướng,
nhiệm vụ của Ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Bảng 2.1.3 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng trong thời gian qua
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Thu nhập 109 112
Chi phí 78 90
Lợi nhuận 31 32
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
chi nhánh tỉnh Nam Định 2008-2009 )
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, Ngân hàng là đơn vị làm ăn có lãi,
với kết quả kinh doanh luôn đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập
quỹ khi cần thiết.
2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo &
PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
2.2.1 Tình hình huy động vốn ngắn hạn

Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
11
Báo cáo thực tập
Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế-
xã hội đang hoạt động trên địa bàn, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
đã liên tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, về kỳ hạn nguồn vốn
đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền. Do đó
lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của
Ngân hàng. Bảng 2.2.1 thể hiện rõ điều này
Bảng 2.2.1 Kết quả huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh
tỉnh Nam Định
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Tiền gửi DN 219.695 432.949 434.629
2. Tiền gửi TK 191.085 304.614 308.711
3. Kỳ phiếu 433 23 13.168
Tổng 465.568 811.932 959.249
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnh Nam Định năm 2007-2009 )
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá
lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
12
Báo cáo thực tập
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
Bảng 2.2.2 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh
tỉnh Nam Định 2007-2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư
Tỉ trọng
(%)
Số dư
Tỉ
trọng
(%)
Số dư
Tỉ
trọng
(%)
Doanh số cho vay 979.636 100 959.337 100 1.075.81
2
100
Ngắn hạn 789.012 84,5 835.512 87 970.684 90,2
Trung và dài hạn 190.624 12,5 123.825 13 105.128 10
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
chi nhánh tỉnh Nam Định 2007- 2009 )
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn
được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung và dài hạn.
Đối với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định, cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng lớn đem lại nguồn lợi cao cho Ngân hàng.
Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, lượng vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp nhà nước chiếm phần lớn, gấp nhiều lần so với các khoản cho vay các
thành phần kinh tế khác. Điều đó thể hiện rõ qua bảng 2.2.3
Bảng 2.2.3 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo khu vực thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
VNĐ USD VNĐ USD

1.Dư nợ ngắn hạn 469.172 1.757 487.880 11.562
Quốc doanh 3.000 0 4.999 0
Ngoài quốc doanh 466.172 0 482.881 0
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnh Nam Định năm 2008- 2009 )
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
13
Báo cáo thực tập
Doanh nghiệp quốc doanh là khách hàng được ưu ái của Ngân hàng.
Do đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp quốc doanh tăng dần
theo các năm theo bảng số liệu. Ta thấy mặc dù tỷ trọng có giảm song doanh
số cho vay của Ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu các doanh nghiệp quốc
doanh. Trong khi đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng
khá khiêm tốn mặc dù xu hướng tăng lên.
* Chỉ tiêu tổng dư nợ
Nhìn chung trong mấy năm gần đây tín dụng tăng trưởng khá nhanh.
Đây là một kết quả tốt cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất khả
quan. Để thấy rõ tình hình dư nợ ta xem bảng 2.2.4
Bảng 2.2.4 Phân tích cơ cấu dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh
tỉnh Nam Định (2007-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền

Tỷ trọng
(%)
1. Phân theo kỳ
hạn cho vay
480.929 100 562.447 100 728.90
4
100
Ngắn hạn 349.783 72,7 354.212 64,8 500.50
5
68,7
Trung và dài
hạn
131.146 27,3 198.256 35,2 227.899 31,3
2. Phân theo
thành phần kinh
tế
480.929 100 562.447 100 728.90
4
100
Kinh tế quốc
doanh
7.544 1,57 331.38
1
58,9 488.44
1
67,1
Kinh tế ngoài
quốc doanh
473.38
5

98,43 231.096 41,1 293.963 32,9
3. Phân theo nội
ngoại tệ
480.929 100 562.447 100 728.90
4
100
VNĐ 469.172 97,6 552.84
8
98,3 716.87
7
98,42
Ngoại tệ (quy
đổi)
11.757 2,4 9.629 1,7 11.526 1,58
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
14
Báo cáo thực tập
Tổng dư nợ 480.92
9
562.44
7
728.90
4
Nhìn chung chỉ tiêu dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam
Định là khá tốt. Có được những kết quả này là do Ngân hàng có uy tín với
khách hàng và có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, năng nổ nhiệt tình trong công
việc. Tuy vậy so với nguồn vốn huy động được thì Ngân hàng cần phải tăng
tổng dư nợ hơn nữa để đạt được lợi nhuận cao hơn.
Qua phân tích ta có thể thấy được vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với
hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định. Mở rộng và phát

triển tín dụng ngắn hạn không chỉ tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động
được, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn là biện pháp để thu hút
khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.
* Tình hình nợ quá hạn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
Bảng 2.2.5 thể hiện tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng.
Bảng 2.2.5 Tình hình nợ quá hạn phân theo thời hạn tại NHNo & PTNT
chi nhánh tỉnh Nam Định 2007-2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Số dư
Tỷ
trọng(%)
Số dư
Tỷ
trọng(%)
1. Nợ quá hạn dưới 6 tháng 13.320 2,4 5.564 0,76
2. Nợ quá hạn từ 6 - 12
tháng
0 0 2.680 0,36
3. Nợ quá hạn trên 12 tháng 0 0 6.618 0.90
4. Nợ chờ xử lý + vụ án 0 0 0,3
Tổng dư nợ quá hạn 13.320 2,4 15.162 2,08
( Nguồn: Báo cáo cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của NHNo &
PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định 2008-2009 )
Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam
Định đã đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Trong khi tổng dư nợ đối với
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
15
Báo cáo thực tập

tổ chức kinh tế và cá nhân tăng thì tỷ lên nợ quá hạn giảm. Xem xét bảng nợ
quá hạn của Ngân hàng ta thấy rõ ràng chất lượng tín dụng ngắn hạn luôn
biến động ngược chiều với dư nợ quá hạn. Điều đó có thể kết luận rằng chất
lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định đã tăng
lên đáng kể qua các năm và đạt chất lượng khá cao.
Như vậy, nhìn chung trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng
tăng trưởng dư nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định đã chú trọng
nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn còn là một
vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng ngắn hạn
của Ngân hàng. Để giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, NHNo &
PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định cần tìm ra các giải pháp thích hợp trong thời
gian tới.
* Thu lãi từ hoạt động tín dụng:
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận bao giờ cũng là mục
tiêu quan trọng hàng đầu. Một doanh nghiệp thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới phá
sản. Do đó, để đánh giá chất lượng tín dụng, người ta cũng sử dụng lợi nhuận
như một thước đo chủ yếu.
Bảng 2.2.6 Tình hình thu lãi trong hoạt động tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng thu nhập 48.813 108.008 112.454
Lợi nhuận từ hđ cho vay 8.397 29.202 19.828
Lợi nhuận trước thuế 9700 31.108 22.889
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009 )
Ta nhận thấy nguồn thu lãi chủ yếu từ hoạt động cho vay xuất phát từ
thu lãi ngắn hạn, tạo cơ sở niềm tin rằng chất lượng tín dụng tại NHNo &
PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định là khá tốt và được nâng cao.
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
16
Báo cáo thực tập

Phần III
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Những kết quả đạt được
Trong 3 năm qua, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định đã đạt
được những thành tích hết sức khả quan trong hoạt động kinh doanh. Cả
nguồn vốn huy động và cho vay đều liên tục tăng về quy mô lẫn chất lượng.
Có được kết quả như trên là do trong những năm qua Ngân hàng không
ngừng đổi mới và hoàn thiện mình nhằm thích nghi với môi trường kinh
doanh, cụ thể:
Ngân hàng đã liên tục đổi mới các hình thức huy động trong dân cư ,
từng bước mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng bằng việc đưa thêm nhiều
quỹ tiết kiệm, nhiều quầy giao dịch vào hoạt động. Mạng lưới tiết kiệm được
bố trí ngày càng thuận lợi cho khách hàng muốn đến gửi tiền
- Với chính sách lãi suất hợp lý, hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền, Ngân
hàng luôn đảm bảo duy trì mức lãi suất phù hợp với mức lãi suất Ngân
hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
- Ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều chương trình tuyên truyền, quảng cáo,
tuyên truyền nhằm giúp cho khách hàng nắm được nội dung các thủ tục, thể lệ
và các ưu đãi được hưởng khi tiến hành giao dịch với Ngân hàng thường
xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng.
- Ngân hàng đã thực hiện triển khai một cách đồng bộ, chủ trương bám
sát doanh nghiệp có phân tích kỹ nhưng khó khăn thuận lợi của hoàn
cảnh cụ thể, cũng như dự doán những vấn đề mới có thể nảy sinh, tìm
nhiều biện pháp giúp cho doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, hạn chế rủi
ro, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp được vay vốn
Ngân hàng. Nhờ đó dư nợ cho vay được tăng trưởng lành mạnh
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
17

Báo cáo thực tập
- Trong quá trình cho vay, Ngân hàng đã thực hiện liên tục việc kiểm tra
khách hàng trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra Ngân hàng
còn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập của khách
hàng trong phạm vi cho phép.
- Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn có xu hướng tăng dần
nên cho thấy nguồn vốn vay của Ngân hàng đã luân chuyển nhanh hơn, tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều này chứng tỏ tình
hình tổ chức quản lý vốn tín dụng là tương đối tốt, chất lượng tín dụng ngày
càng được nâng cao.
- Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu
nhập.
3.2.Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi
nhánh tỉnh Nam Định
Thứ nhất: Trong công tác huy động vốn mặc dù Ngân hàng đã có
nhiều cố gắng nhưng hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú. Hình
thức huy động vốn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của tổ chức kinh
tế, hình thức huy động bằng kỳ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn
huy động.
Cơ cấu nguồn vốn tuy có nhiều cải thiện song chưa thực sự phù hợp với
cơ cấu tín dụng. Nguồn vốn huy động ngắn hạn được dùng cho vay và đầu tư
còn chưa tương xứng với nguồn vốn huy động, hệ số sử dụng vốn dẫn đến sự
chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và khả năng sử dụng vốn, và kết quả là
lượng vốn thanh toán điều chuyển đi ngày một gia tăng.
Thứ hai: Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn so với tổng nguồn vốn huy
động được chưa phải là cao, do đó Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng
xử lý này cao hơn nữa thì mới đảm bảo thu nhập cao cho Ngân hàng.
Thứ ba: Cơ cấu cho vay tuy có sự điều chỉnh giữa các thành phần kinh
tế, nhưng tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ trọng
lớn chưa tăng trưởng được nhiều dư nợ đối với các thành phần kinh tế khác.

Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
18
Báo cáo thực tập
Thứ tư: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp nhà
nước đạt tỷ lệ cao.
Thứ năm : Tỷ lệ nợ quá hạn mặc dù thấp tuy nhiên hầu hết nợ quá hạn
tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay trung dài hạn. Vì vậy
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định cần xem xét lại công tác cho vay và
thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay trung dài hạn để tìm cách
giảm hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn, đảm bảo được kế hoạch thu nhập của mình
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
3.3.1. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn
+ Đối với tiền gửi doanh nghiệp
Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả nhanh chóng, an toàn của các công cụ
thành toán để hấp dẫn việc thanh toán qua Ngân hàng đối với khách hàng.
Đồng thời khuyến khích khách hàng chuyển qua sử dụng hình thức thanh toán
bằng séc hoặc thẻ thanh toán. Qua đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút thêm được vốn tiền gửi. Khách
hàng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút thêm được vốn tiền gửi.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm
Đa dạng hoá các hình thức huy động: Ngoài tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn
Ngân hàng có những hình thức huy động khác như: Tiết kiệm điện tử, tiết
kiệm tại nhà…
+ Đối với các công cụ nợ
Ngân hàng cần tăng cường phát hành các công cụ nợ với hình thức đa dạng
hơn như: kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích trả lãi trước, kỳ phiếu Ngân hàng
trả lãi sau, lãi suất và kỳ hạn phải điều chỉnh linh hoạt hơn tuỳ thuộc vào môi
trường cạnh tranh cũng như quan hệ cung cầu trên thị trường.
3.3.2. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng

- Mở rộng khối lượng tín dụng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng
công tác đầu tư theo dự án, quan tâm cho vay hộ sản xuất, bám sát mục tiêu
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
19
Báo cáo thực tập
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thị trường. Chú trọng chất lượng cho vay, đầu
tư có hiệu quả, tích cực thu lãi tập trung. Xử lý nợ quá hạn để hạ thấp tỷ lệ nợ
quá hạn, giao chi tiêu thu nợ cho từng cán bộ tín dụng.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay hộ sản xuất bằng cách đầu tư
vào các dự án có hiệu quả cao: các cụm công nghiệp, các tiểu dự án có tính
khả thi, chuyển cơ cấu đầu tư.
- Mở rộng khách hàng mới: tập trung vào đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khâu… có tình hình tài chính lành mạnh. Thực hiện tăng
trưởng tín dụng gắn liền với mở rộng dịch vụ.
- Theo dõi sát sao tình hình hoạt động của đơn vị có nợ gia hạn, nợ quá
hạn, tích cực đôn đốc thu hồi nợ.
- Duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống có tình hình tài chính ổn
định, hoạt động có hiệu quả
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể như: hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến
binh, ủy ban nhân dân xã, phường, các cơ quan nhà nước, các đồng chí bí thư
chi bộ để thực hiện cho vay thu nợ, thu lãi và xử lý tồn đọng có hiệu quả
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
20
Báo cáo thực tập
KẾT LUẬN
Trong những năm qua nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng trưởng
và phát triển để nhanh chóng chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hạch toán
kinh tế tự chủ, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, ngành ngân hàng bước đầu
để hòa nhập với sự chuyển đổi này. Và NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Nam

Định không ngừng mở rộng mạng lưới, nâng cao trình độ cán bộ về nghiệp
vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra và vượt chỉ tiêu.
Qua thời gian tìm hiểu thực trạng tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh
Nam Định, do điều kiện thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên
trong nội dung phân tích, cũng như các kiến nghị, giải pháp còn nhiều thiếu
sót. Vì vậy em rất mong được các thầy cô đóng góp ý kiến để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hà Đức Trụ - Giáo
viên hướng dẫn trực tiếp và tập thể các cán bộ của NHNo & PTNT chi nhánh
tỉnh Nam Định đã giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tập và để em hoàn
thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2010
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Hoài Anh
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
21
Báo cáo thực tập
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………
Nam Định, ngày tháng năm 2010
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T
Báo cáo thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………
Hà nội, ngày tháng năm 2010
Nguyễn Thị Hoài Anh MSV: 3LT0982T

×