Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TIẾT 117,118 ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.92 KB, 5 trang )

GIAÙO AÙN NGÖÕ VAÊN 8
Tiết: 117,118. ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
Tuần: 31 ( Mô-li-e)
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức :
- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch .
- Thấy được tài năng của nhà văn Mô- li- e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động , hấp
dẫn.
b. Kỹ năng:
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
c. Thái độ:
Giáo dục học sinh không nên ăn mặc lố lăng, kệch cỡm.
2. Trọng tâm:
- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch .
- Thấy được tài năng của nhà văn Mô- li- e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động ,
hấp dẫn.
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
4. Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Tiếng cười giúp cho con người mua vui, cũng có tiếng
cười cất lên không nhằm mục đích ấy. Vậy tiếng cười


mà Mô-li-e muốn gửi gắm trong đoạn kịch Ông… 
vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Cho HS xem chân dung Jăng Jắc Mô-li-e.
ô Em biết gì về Mô-li-e?
- Ông chuyên viết về diễn hài kịch và những vở kịch
gây ra những tiếng cười vui tươi lành mạnh hoặc châm
biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con trong xã
hội Pháp đương thời. Ông là nhà hài kịch lớn và là
người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp.
Người bệnh tưởng là tác phẩm cuối cùng của ông. Ông
biểu diễn lần thứ 4 vở kịch này (Mô - Li – E đóng vai
nhân vật chính là lão Ác – Găng), ông lên cơn đau nặng.
Sau buổi diễn về đến nhà, ông khạc ra máu và chết lúc
10h đêm.
I. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Mô-li-e (1622 – 1673) là nhà soạn
kịch nổi tiếng của Pháp;
- Tác phẩm nổi tiếng của ông gồm
có: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm
sang,…
Giaùo vieân: Löông Thò Phöông
GIAÙO AÙN NGÖÕ VAÊN 8
ô Nêu vài nét về tác phẩm?
Lão nhà giàu ngu dốt Giuốc-đanh tập tểnh học đòi làm
quý tộc sang trọng. Lão cho mời thầy đến dạy kiếm
thuật, triết học, viết văn, làm thơ…
{ Thể loại: Hài kịch.
ô Nêu vài nét về thể loại hài kịch?

{ Hài kịch - một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình
huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười
hoặc ẩn chứa cái hài nhằm chế giễu, phê phán cái xấu,
lố bịch, lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi
đời sống xã hội.
Nó là thể loại đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc nhất
thiết phải có hậu, vui vẻ. Hài kịch của Mô-li-e nói
chung, vở Trưởng giả học làm sang nói riêng, được coi
là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển.
Hoạt động 3: Đọc – Tìm hiểu văn bản:
GV hướng dẫn học sinh đọc:
{ Giọng Giuốc - Đanh : Giàu có, ngu ngơ, lại háo danh,
dễ bị lừa.
Giọng phó may, thợ phụ : Khéo léo, chiều khách, nịnh
hót nhưng trong bong lại biết rõ và coi thường vị khách
sộp nhưng ngu ngốc này.
ô Hãy xác định bố cục của đoạn trích?
{ Đoạn trích gồm có hai cảnh:
- Ông Giuốc-đanh và phó may.
- Ông Giuốc-đanh và thợ phụ.
ô Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xung
quanh những sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu?
{ Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh những
việc: đôi bít tất chật, đôi giầy chật, bộ tóc giả, lông đính
mũ và đặc biệt là bộ lễ phục - niềm quan tâm duy nhất
của ông Giuốc-đanh hiện nay (bộ quần áo khẳng định vị
trí xã hội thượng lưu).
ô Ông Giuốc-đanh đã phát hiện ra điều gì trên bộ trang
phục mới? Điều đó chứng tỏ gì? Nhưng tại sao ông ta dễ
dàng thay đổi ý kiến? Qua đó em nhận xét gì về ông ta?

{ Việc ông Giuốc-đanh phát hiện ra hoa may ngược
chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo. Nhưng chỉ
cần phó may lí luận rất liều và vớ vẩn rằng những nhà
quý phái đều may hoa ngược như vậy là ông tin ngay và
rút lui ý kiến của mình. Điều này chứng tỏ sự kém hiểu
biết nhưng lại thích danh giá, học đòi của ông Giuốc-
đanh khiến ông ta dễ bị lừa, dễ bị qua mặt.
ô Kịch tính gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào?
(Thảo luận nhóm) cử đại diện trả lời:
Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động
b. Tác phẩm:
Đoạn trích nằm ở hồi II, lớp 5 của vở
kịch.
c. Thể loại: Hài kịch.
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác
phó may:
- Giuốc-đanh có ý định may bộ quần
áo santg trọng để khẳng định vị trí xã
hội thượng lưu.
- Giuốc-đanh phát hiện ra hoa may
ngược, ăn bớt vải  Chưa phải đã
mất hết tỉnh táo.
- Phó may lí luận rất liều và vớ vẩn
rằng những nhà quý phái đều may
hoa ngược  Kém hiểu biết nhưng
Giaùo vieân: Löông Thò Phöông
GIAÙO AÙN NGÖÕ VAÊN 8

của ông chủ có nhiều tiền tự nhiên trở thành thụ động
trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. Còn phó
may, vốn chẳng tử tế gì, chỉ khéo léo mồm miệng đưa
đẩy: may hoa ngược trên áo có thể vì y sơ ý hoặc vụng,
dốt nát, cũng có thể do y cố tình trêu đùa ông chủ ngu
dốt; nhưng đã nhanh chóng chuyển từ thế thụ động, bị
chê trách sang thế chủ động vừa không phải làm lại,
không bị trách phạt mà còn làm cho chủ lúng túng. Chỉ
cần câu Các nhà quý phái cũng mặc như vậy là bác phó
may đã lừa được ông chủ. Tiếng cười bật ra từ đây,
trước sự ngớ ngẩn vì háo danh và ngu ngốc của Giuốc-
đanh. Hai câu nói của bác phó may Nếu ngài muốn, tôi
sẽ may lại ngay thôi và Xin ngài cứ việc bảo càng làm
cho Giuốc-đanh trở nên ngớ ngẩn khi tin tưởng may hoa
ngược là biểu hiện của sự quý phái.
ô Nhưng khi ông Giuốc-đanh phát hiện ra phó may ăn
bớt vải của mình thì phó may đối phó cách nào?
{ Trước sự thật hiển nhiên, phó may không thể biện
bạch, đành ngượng nghịu chống chế và nhanh chóng
đánh trống lảng sang chuyện thử áo.
ôCách đối phó này có tác dụng gì?
{ Việc này có tác dụng làm ông chủ quên đi chuyện
thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, mặt khác, làm cho chuyện
kịch lại phát triển sang sự kiện mới, để lại có tình tiết
mới gây cười khi tính cách học làm sang của ông Giuốc-
đanh lại bộc lộ.
ô Hãy khái quát lại vấn đề nổi bật giữa đoạn thoại của
ông Giuốc-đanh và bác phó may?
Hết tiết 117 chyển sang tiết 118.
ô Tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh là gì? Và đã thay

đổi cách gọi mấy lần?
{ Những tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh là:
- Ông lớn.
- Cụ lớn.
- Đức ông.
ô Thực chất của cách xưng hô này?
{ Bọn thợ phụ hết sức ranh ma, liên tục hót thêm để
moi tiền gã hảo danh khờ khạo. Qủa nhiên, những từ
ngữ xưng hô mà bọn thợ phụ dùng đã khiến ông Giuốc-
đanh sướng đến mê mản tâm thần và tiền thưởng lại
được vung ra hào phóng.
ô Phân tích câu thoại của ông Giuốc-đanh khi dược
tâng lên đến bậc đức ông?
lại thích danh giá, học đòi của ông
Giuốc-đanh khiến ông ta dễ bị lừa, dễ
bị qua mặt.
 Ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết,
dốt nát trở thành nạn nhân của thói
học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục
may hỏng.
2. Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và các
tay thợ phụ:
- Những tay thợ phụ gọi ông Giuốc-
đanh là:
- Ông lớn.
- Cụ lớn.
- Đức ông.
 Bọn thợ phụ hết sức ranh ma, liên
tục hót thêm để moi tiền gã hảo danh
khờ khạo.

Giaùo vieân: Löông Thò Phöông
GIAÙO AÙN NGÖÕ VAÊN 8
{
Câu thoại của đức ông rởm này thể hiện niềm hân
hoan tràn ngập trong lòng Giuốc-đanh vì được đi tàu
bay giấy quá cao. Mặc dù y chưa đến nỗi mất trí, y vẫn
còn lo mất cả túi tiền nếu được tôn lên đến bậc tướng
công. Nhưng thêm một lần chứng tỏ cái dục vọng được
làm quý tộc của y mãnh liệt đến chừng nào. Ông sẵn
sàng cho hết cả túi tiền của mình để được gọi hai tiếng
ngọt ngào tướng công. Câu nói riêng cuối đoạn vừa
chứng minh tính cáh của Giuốc-đanh vừa làm tăng thêm
chất hài cho nhân vật và cảnh kịch.
ô Vì sao ông Giuốc-đanh là một nhân vật hài kịch?
Chúng ta cười ông ta vì những điểm nào?
{ Khán giả và người đọc cười ông Giuốc-đanh ngu ngơ
chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang, muốn làm
quý tộc mà bị phó may và bốn tay thợ phụ lợi dụng
kiếm tiền. Ta cười ông thật ngớ ngẩn khi mặc áo hoa
ngược lại cho rằng như thế mới thật sang trọng. Ông lại
càng đáng cười hơn khi lại vung tiền không tiếc để mua
lấy mấy tiếng ông lớn, cụ lớn, đức ông hão huyền.
- Khán giả tận mắt nhìn thấy trên sân khấu cảnh ông
Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ vây quanh lột quần áo ra,
mặc bộ lễ phục lố lăng theo điệu nhạc, âấy thế mà vẫn
hết sức vênh vang tự xem mình là nhà quý tộc sang
trọng…
- Ông Giuốc-đanh quả thật xứng là nhân vật hài kịch.
Qua việc may và thử lễ phục của mình, ông đã thể hiện
cái dục vọng tham lam: học đòi làm quý tộc, làm sang

một cách kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi
người, dễ bị lợi dụng, làm tiền.
Hoạt động 4: Tổng kết:
5Nêu ý nghĩa văn bản?
5 Nêu vài nét nghệ thuật?
 Ông giuốc-đanh háo danh trở
thành nạn nhân của thói nịnh bợ: bị
rút tiền thưởng.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
Kể về việc ông Giuốc-đanh muốn
thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê
phán thói học đòi cao sang của tầng
lớp trưởng giả.
2. Nghệ thuật:
- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng
của nhân vật thông qua lời nói, hành
động.
- Dựng nên lớp hài kịch ngắn với
mâu thuận kịch được thể hiện sinh
động, hấp dẫn, gây cười.
4.4 Củng cố và luyện tập.
Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản?
Ý nghĩa văn bản:
Giaùo vieân: Löông Thò Phöông
GIAÙO AÙN NGÖÕ VAÊN 8
Kể về việc ông Giuốc-đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang
của tầng lớp trưởng giả.
Nghệ thuật:
- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

- Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuận kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài
+ Đọc chú thích.
Tập diển lớp hài kịch của Mô-li-e đã học trong giờ ngoại khóa.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Chương trình địa phương”. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn. Đọc trước các
văn bản: Má tôi thờ tiền cụ Hồ ( Đọc thêm: Xã Hòa Hiệp, Liệt sĩ Đặng Thị Hiệt).
5. Rút kinh ngiệm:
Nội dung:



Phương pháp:



Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:



Giaùo vieân: Löông Thò Phöông

×