Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.23 KB, 11 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9-
Bài 26
Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-
1953)

1.Hình. Ban thường vụ Trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới


Bức ảnh “Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu kế hoạch chiến dịch
Biên giới, năm 1950” từng bị chú thích nhầm thành “Bộ Chính trị họp bàn giải phóng
Điện Biên - năm 1954”.

-Nội dung:
Trước sự biến đổi của tình hình thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, tháng
6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở chiến khu Việt Bắc bàn về việc mở
chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950.
Trong ảnh từ trái sang phải là các đồng chí: Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp (mặc quân phục). Trong ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang chỉ trên
lược đồ, năm đồng chí khác đang chăm chú theo dõi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm chỉ huy trưởng kiêm chính uỷ mặt trận. Bộ chỉ
huy chiến dịch quyết định chọn Đông Khê làm hướng tiến công quyết định của chiến
dịch.
-Phương pháp sử dụng:
Trước hết, GV cho HS quan sát bức hình và giới thiệu lần lượt từng người. Sau đó
tổ chức chi HS trả lời các câu hỏi:
Cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề gì?
Ý nghĩa của những quyết định đó?
2. Lược đồ Chiến dịch biên giới thu đông 1950

Biên giới Việt –Trung là một dải núi rừng tà Tây đến Đông Bắc – Bắc Bộ.Đường quốc lộ


chiến lược số 4 dài 300km qua các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh. Tại đây địch có
11 tiểu đoàn và 9 đại đội, trong đó có 4 tiểu đoàn Âu Phi làm lực lượng cơ động.
Ngày 25/7/1950, Đảng uỷ mặt trận được thành lập, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí
thư, Bộ chỉ huy chiến dịch do đồng chí Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng
kiêm chính uỷ: đồng chí Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp trực tiếp
phụ trách bộ máy hậu cần chiến dịch.
Đầu tháng 8/1950, đồng chí Tổng tư lệnh cùng cơ quan bộ chỉ huy lên đường ra mặt trận.
Do tính chất quan trọng của chiến dịch, theo sự phân công của trung ương, Bác Hồ cũng
ra mặt trận để giúp đỡ ban chỉ huy mặt trận (ở đây giáo viên nên sử dụng bức tranh “Bác
Hồ quan sát mặt trận Biên Giới”,kết hợp với bài thơ của Người).
“Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi dỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”
(Bản dịch của Xuân Diệu)
Hệ thống phòng ngự trên đường số 4 với các địa danh: Đình Lập, Lạng Sơn, Na Sầm,
Thất Khê, Đông Khê, Cao Bằng. Sau khi giới thiệu các vị trí và quyết định mở đầu chiến
dịch đánh vào Đông Khê, giáo viên hỏi học sinh: “Ta đánh vào Đông Khê có lợi như thế
nào?”. giáo viên gợi ý, học sinh trả lời, ròi nhấn mạnh các ý lớn: “Giữa Đông Khê và Cao
Bằng, nếu đánh Cao Bằng thì sẽ đụng đầu với lực lượng mạnh của địch, hệ thống phòng
ngữ vững chắc, muốn đán thắng phải tốn nhiều xương máu. Đồng thời nếu đánh Cao
Bằng, địch sẽ rút tất cả các cứ điểm từ Đông Khê đến Lạng Sơn, như vậy sẽ không tạo
điều kiện cho ta đánh quân rút chạy.
Đông Khê là một cứ điểm, địch tương đối yếu (có 1 tiểu đoàn), nhưng lại là vị trí trọng
yếu, mất Đông Khê, địch phải cho quân ứng cứu, Cao Bằng phải rút chạy… ta có cơ hội
tiêu diệt quân tiếp viện và quân rút chạy của địch. Hơn nữa, Đông Khê ở xa Hà Nội, nếu
địch tiếp viễn cũng mất nhiều thời gian. Vì vậy, ta quyết định đánh Đông Khê”
Đứng trên núi cao nhìn xuống, đồn Đông Khê như một tuần dương hạn khổng lồ giữa
biển rừng xanh biên giới. Đông khê nằm giữa đường số 4, cách Cao Bằng 45km, cách
Thất Khê 24km, xung quanh có 7 vị trí kiên cố, đóng trên đồi cao như một bức tường

vững chắc bao bọc. Đồn Đông Khê có hàng chục lô cốt thấp sát mặt đất, nắp dày trên 1m,
có hầm ngầm, tường cao, dây thép gai xung quanh.
6 giờ sáng ngày 6/9/1950, đạn pháo nổ vang trên cứ điểm Đông Khê. Trận đánh mở
màn chiến dịch bắt đầu. Sau những cuộc chiến đấu ác liệt, quân ta chiếm được các vị trí
xung quanh, nhưng đợt thứ nhất tấn công lên đồi cao không thành. 17 giờ ngày 17, các
chiến sĩ ta tấn công lần thứ 2 lên đồi cao. Phía Tây là đại đội bộc phá của Trần Cừ, phía
Đông là đại đội của La Văn Cầu cùng xung phong mở đường cho xung kích tiến lên (sử
dụng chân dung Trần Cừ, La văn Cầu treo lên bảng hoặc cho học sinh xem).
Mũi nhọn do Trần Cừ chỉ huy tiến lên mở hàng rào nhưng bị đại bác của địch chặn đứng
mọi đợt xung phong. 4 chiến sĩ xông lên đều bị thương vong, cả mũi nhọn nằm ùn lại
trước mũi súng của kẻ thù. Súng vừa ngớt thì một toán địch từ hầm ngầm sông ra phản
kích. Trần Cừ bị trúng đạn vào ngực, trong khi lô cốt địch vẫn không ngớt nhả đạn. Trời
đã sáng rõ, xung kích vẫn chưa lọt vào được, mọi người đều lo lắng. Lúc này, Trần Cừ cố
lê người sát lô cốt, anh lại bị thương lần nữa, song vẫn cố nhoai người lên rồi gục xuống
rồi lấy hết sức dùng thân mình bịt lỗ châu mai địch. Hoả lực của địch ngừng lại và xung
kích liên tiếp sông lên. Lời hô “Noi gương Trần Cừ, trả thù cho Trần Cừ” vang lên, các
chiến sĩ như nước vỡ bờ, các tổ 3 người tràn vào, nhanh chóng tiêu diệt lô cốt.
7 giờ sáng ngày hôm sau, quân địch trong chiếc hầm cố thủ cuối cùng vẫn ngoan cố
chống cự. Một quả bộc phá đánh sập chiếc hầm ngầm vững chắc đó, những tên chỉ huy
run sợ chui ra hàng. Sau hơn 2 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân ta đã hoàn toàn giành
thắng lợi ở trận Đông Khê”
Chiến thắng Đông Khê chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của đảng; đánh dấu
bước tiến mới về trình độ đánh công kiên của bộ đội ta; cổ vũ khí thế lập công trên khắp
các mặt trận; thể hiện tinh thần dũng cảm trong chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam. Tướng
Aliúc chỉ huy đồn Đông Khê đã phải thốt lên: “chúng tôi chưa bao giờ gặp một đối
phương dũng cảm như vậy, thật là kỳ diệu”.
“Đúng như dự định của ta về kế hoạch “điệu hổ li sơn”, Đông Khê bị tiêu diệt, hệ thống
phòng ngữ trên đường số 4 như một con rắn bị đánh gẫy khúc, địch lúng thế tìm mọi cách
rút khỏi Cao Bằng. Song muốn rút phải có quân tiếp viện. Ngày 30/9/1950, binh đoàn
Lơpagiơ từ Thất Khê lên yểm hộ cho quân từ cao bằng về. Ngày 3/10/1950, binh đoàn

Sắc Tông rút khỏi cao bằng.
Đoán trước ý định của địch, ta bố trí quân, kiên nhẫn chờ chúng đến để tiêu diệt, địch rất
thận trọng, tránh đường quốc lộ, đi tắt đường rừng. Song chũng vẫn lọt vào trận địa của
ta. Quân ta chặn đánh địch, chia cắt chúng, khiến hai cánh quân này không liên lạc được
với nhau. Sau 10 ngày chiến đấu đại bộ phận lực lượng địch từ Cao Bằng về và Thất Khê
lên đều được tiêu diệt. Bọn còn lậi chạy vào rừng cũng bị truy kích. Sáctông và Lơpagiơ
không gặp được nhau để tiếp ứng cho nhau, mà lại gặp nhau trên đường vào nhà giam
của ta (giáo viên cho học sinh xem bức ảnh Lopagiơ, Sáctông bị bắt làm tù binh).
Thất bại nặng nề, địch vội vã rút luôn các cứ điểm còn lại trên đường số 4. Ngày 22 tháng
10, chiến dịch biên giới kết thúc hoàn toàn thắng lợi”.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát lược đồ, kết hợp với tài liệu tham khảo tổ chức cho HS trình bày
tường thuật (hoặc lược thuật) trận Đông Khê.
Sau đó tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:
Em hãy so sánh cách đánh địch trong chiến dịch Việt Bắc với cách đánh trong chiến dịch
Biên giới?
Ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu-đông 1950?
Sau khi học sinh phát biểu GV nhận xét và chốt ý như nội dung trên.

3.Hình. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 tại Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang tháng 2-1951)

-Nội dung:
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đang bước sang một thời kỳ mới. Yêu cầu và
nhiệm vụ mới đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải hoàn chỉnh và bổ sung
đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến phù hợp với thực tiễn, phải xác định kịp
thời những chính sách và biện pháp mới nhằm thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến tiến tới
thắng lợi. Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại Hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, tại xã Vinh

Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
Hình toàn cảnh Đại hội, với 158 Đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết tham dự.
Đại hội được tổ chức một cách trang trọng nhưng giản dị.
Ở trên khán đài, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo ở giữa, hai bên là quốc kỳ và cờ
Đảng. Ngồi trên ghế chủ tịch đoàn có Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư Trường Chinh
và một số đồng chí lãnh đạo khác của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đứng trong
chủ tịch đoàn) đang đọc Báo cáo chính trị. Sau đó, Tổng bí thư Trường Chinh đọc báo
cáo bàn về cách mạng Việt Nam. Đại hội quyết định Đảng ra hoạt động công khai lấy tên
là Đảng lao động Việt Nam. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, chính cương và Điều lệ mới;
quyết định xuất bản báo Nhân dân, cơ quan trung ương của Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban
chấp hành trung ương gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Bộ chính trị
gồm có 7 uỷ viên. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng và Trường Chinh được bầu
làm Tổng bí thư.
-Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết, GV cho HS quan sát bức tranh, giới thiệu địa điểm thời gian tiến hành đại hội.
Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:
Hoàn cảnh diễn ra Đại hội?
Hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của Đại hội lần thứ hai của Đảng ?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý như nội dung trên.


4.Hình. Những đại biểu tham dự đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt

-Nội dung
Từ ngày 3-7/3/1951, diễn ra đại hội thống nhất mặt trận Việt minh và hội liên Việt thành
một mặt trận lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là mặt trận Liên
Việt.
Trong ảnh là quang cảnh ở bên ngoài hội trường: ở trên cửa ra vào hội trường có gắn tấm
biển đề hàng chữ “đại hội toàn quốc thống nhất Việt minh – Liên Việt”. Một số đại biểu
đã chụp ảnh kỷ niệm (gồm 29 người). Quan sát bức ảnh, người ta thấy rõ các đại biểu

tham dự đại hội gồm đủ mọi giới: Phụ nữ, nam giới, người già, người trẻ, có cả những
người theo tôn giáo, cả những người dân tộc thiểu số… Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
ngồi giữa- người tổ chức lãnh đạo khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Liên Việt là mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết tất cả các đoàn thể, tôn giáo,
đảng phái, các cá nhân yêu nước, nhằm thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân để kháng
chiến, kiến quốc thắng lợi. Tuyên ngôn của đại hội ghi rõ mục địch của mặt trận Liên
Việt là tiêu diệt thực dân Pháp, đánh bại can thiệp Mỹ, trừng trị Việt gian phản quốc, thực
hiện một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ tự do, phú cường và góp sức vào
việc bảo vệ nền hoà bình dân chủ thế giới.
-Hướng dẫn sử dụng:
Quan sát bức tranh và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:
Hãy cho biết thành phần tham dự Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh-Liên Việt?
Trong hình chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi ở giữa nói lên điều gì?
Sau khi HS trả lời GV kết luận
5. Lược đồ chiến dịch Tây Bắc

- Ta truy kích , diệt thêm 1 bộ phận địch


-Nội dung
Sau chiến thắng biên giới Thu - Đông năm 1950, quân ta liên tiếp mở những chiến dịch
tiến công vào phòng tuyến của địch ở các chiến trường, nhằm phá âm mưu đẩy mạnh
chiến tranh của Pháp – Mỹ và giữ vững quyền chủ động đánh địch. Tiếp tục thực hiện
phương châm “Đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “Tránh chỗ mạnh, đánh
chỗ yếu”, bộ đội ta chuyển hướng tiến công địch lên chiến trường rừng núi, mở chiến
dịch đánh địch ở Tây Bắc, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai và nhân dân,
mở rộng căn cứ địa kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.
Mở đầu chiến dịch, ngày 14/10/1952, ta tiến công địch ở Nghĩa Lộ, tiếp đó đánh vào Lai
Châu, Sơn La và Yên Bái.
Sau hơn 2 tháng chiến đấu, đến cuối tháng 12/1952, quân ta đã giải phóng toàn tỉnh

Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản), bốn huyện thuộc Lai Châu, 2 huyện thuộc
Yên Bái, với 25 vạn dân, phá âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của địch.
Hướng dẫn sử dụng:
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, hướng dẫn HS tra lời các câu hỏi:
Trình bày tường thuật diễn biến của chiến dịch.
Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của chiến dich Tây Bắc.
6. Lược đồ chiến dịch Thượng Lào
-Nội dung:
Tiếp tục phát huy quyền chủ động đánh địch đã giành được, đầu năm 1953, Trung ương
Đảng và chính phủ ta cùng với chính phủ kháng chiến Lào thoả thuận mở chiến dịch
thượng Lào.
Mục đích chiến dịch nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở
rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Ngày 8/4/1953,
chiến dịch bắt đầu.
Sau gần 1 tháng chiến đấu liên quân Việt – Lào đã giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một
phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì, với 30 vạn dân. Căn cứ kháng chiến ở
Thượng Lào được mở rộng, nối liền với miền tây Bắc của ta, tạo thành thế liên hoàn mới
uy hiếp quân địch.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát lược đồ, hướng dẫn HS trình bày diễn biến của chiến dịch.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ý nghĩa của chiến dịch Thượng Lào?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và chốt ý.
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp

×