Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

201 Marketing quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.26 KB, 55 trang )

Phần mở đầu
Trong những năm qua ngành viễn thông Việt Nam có sự phát triển rất nhanh
cả về chất và lượng, đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với
sự ra đời của Công ty Thông tin Di động VMS vào 16/4/1993 là một sự kiện quan
trọng trong việc khai thác mạng lưới thông tin di động với dịch vụ kỹ thuật số tiêu
chuẩn toàn cầu. Từ khi ra đời Công ty Thông tin Di động VMS đã thu được kết quả
sản xuất kinh doanh thật đáng khích lệ, đặc biệt là Trung tâm Giá trị Gia tăng và góp
phần không nhỏ vào sự phát triển viễn thông của Việt Nam khi gia nhập WTO. VMS
đã đáp ứng được nhu cầu về sử dụng được thông tin liên lạc hiện đại, tiện dụng và đa
dạng. Vào cuối năm 2009 trên thị trường thông tin Di động Việt Nam đã xuất hiện
công nghệ mới 3G và Mobifone đang bước đầu phát triển mạng 3G trên toàn Quốc
trong quá trình triển khai từ công nghệ cũ sang công nghệ mớiMobifone
cũng có nhiều lợi thế của 2G để lại tuy nhiên có rất nhiều khó khăn như nhu cầu của
khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn, giá cả hợp túi tiền, chất lượng tốt hơn cùng
với đó là sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Với các lí
do trên: “Giải pháp Marketing cho dịch vụ mobile internet của Công ty thông
tin di động VMS (mobiFone) trong giai đoạn 2010- 2012” Được làm chuyên đề
tốt nghiệp.
*Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu Giải pháp marketing đối Dịch vụ Mobile internet của Công ty Thông tin
di động VMS trên thị trường viễn thông
-Từ đó tìm ra những khó khăn và hạn chế của dịch vụ Mobile internet trên thi trường
đồng thời đưa ra giải pháp và một số kiến nghị Marketing đối với công ty nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh cũng như phát triển công nghệ 3G trong tương lai.
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Mobile internet của Mobifone
trong thời gian tới.
*Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trang Marketing đối với dịch vụ mobile internet của Công ty thông tin di
động VMS.
- Phạm vị nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ những năm 2009 trở về đây và
trong toàn quốc.


*Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp phân tích tổng hợp
-Phương pháp thống kê so sánh .
1
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu Công ty Thông tin di động VMS và Trùn tâm Giá trị gia tăng
của Mobifone 3G.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing của trung tâm GTGT đối với dịch vụ
Mobile internet .
Chương 3: Giải pháp Marketing cho dịch vụ GTGT Mobile internet của Mobifone
3G.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới TS. Vũ Huy Thông là thầy
giáo hướng dẫn thực tập cho em và Chị Lâm Thị Thu Hà, Anh Nguyễn Văn An cùng
toàn thể công nhân viên trong Trung tâm Giá trị gia tăng của Công ty Thông tin Di
động VMS giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Vì thời gian thực tập cũng như khả năng còn hạn chế nên không tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Nhưng em hi vọng với việc sử dụng công cụ Marketing đã học sẽ góp
phần nào vào sự phát triển của Trung tâm dịch vụ Giá trị gia tăng của Mobifone trong
tương lai.
2
Chương 1: Giới thiệu Công ty Thông tin di động VMS và Trung tâm Giá trị
gia tăng của Mobifone 3G.
1.1 lịch sử ra đời của công ty VMS và trung tâm Giá trị gia tăng
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng lên của nền kinh tế thị trường bắt kịp với sự
phát triển mạnh mẽ của thế giới, mạng điện thoại GSM đầu tiên đã được Chính phủ
và Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Đối với ngành Viễn thông đã đánh
dấu một bước nhảy khá vọt táo bạo trong lịch sử công nghệ tiên tiến.
Công ty thông tin di động VN- VMS (Viet Nam Mobile Telecom & Service
Company) được thành lập ngày 16/4/1993 theo quyết định của Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Công ty là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên

được ngành Bưu chính viễn thông cho phép khai thác dịch vụ thông tin di động tiêu
chuẩn GSM 900 (hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn Châu Âu), với thiết bị hệ
thống kỹ thuật số hiện đại cho hãng Ericsson& Aleatel cung cấp.
Ngày 25/10/94 được sự đồng ý của Thủ Tướng Chính phủ. Tổng cục Bưu điện
đã ký quyết định thành lập Công ty thông tin di động là một doanh nghiệp hạch toán
độc lập, trực thuộc Tổng cục Bưu điện theo nghị định 388/CP.
Ngày 1/8/95 theo nghị định 51/CP của thủ tướng Chính Phủ. Công ty thông tin
Di động Việt Nam trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam. Quy định rõ nhiệm vụ của Công ty VMS như sau:
- Xây dựng mạng lưới thông tin di động hiện đại, sử dụng công nghệ thông
tiên tiến kết hợp nối mạng thông tin di động toàn cầu và khu vực, kết mạng viễn
thông cố định.
- Cung cấp các loại hình thông tin di động đa dạng: điện thoại, nhắn tin Fax…
phục vụ nhu cầu thông tin của lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, phục vụ an ninh,
quốc phòng, kinh tế, văn hoá….phục vụ đời sồng nhân dân cả nước.
- Kinh doanh dịch vụ thông tin di động trong cả nước, cụ thể là lắp đặt và khai thác
hệ thống điện thoại di động.
- Lắp ráp và sản xuất các thiết bị điện thoại di động và nhắn tin.
- Xây dựng và định mức vật tư, nguyên vật liệu, định mức lao động định giá
tiền lương trên cơ sở những quy định của Nhà Nước và của Công ty.
Năm 94 Công ty VMS đã bắt đầu khai thác hệ thống thông tin di động kỹ thuật
số GSM ở Việt Nam. Tháng 5- 1995 quan hệ hợp tác kinh doanh cùng hãng Comvik
International Việt Nam AB thuộc tập đoàn Indutriforvalting AB Kenevik. Khai thác
toàn bộ hệ thống thông tin di động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mối quan hệ mới này
sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng của toàn bộ các dịch vụ điện thoại di động ở Việt
Nam. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công
3
nghiệp du lịch……..sẽ được phủ sóng và cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho người sử
dụng hệ thống là Mobi Fone hay mạng GSM.
1.2. Các dịch vụ GTGT của VMS và dịch vụ Mobile internet

1.2.1 các dịch vụ GTGT
Công ty VMS là đơn vị kinh doanh dịch vụ điện thoại di động nhằm
phục vụ tốt các yêu cầu của Nhà nước và thoả mãn các nhu cầu của con người sử
dụng ở khắp đất nước. Hiện nay Công ty đang cung cấp hệ thống các dịch vụ trong
nước và quốc tế sau:
• Dịch vụ Mobi card
• Dịch vụ thoại
• Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi
• Dịch vụ chờ cuộc gọi.
• Dịch vụ nhận cuộc gọi.
• Dịch vụ truyền số liệu và Fax
• Các cuộc gọi khẩn cấp
• Dịch vụ Funring
• Dịch vụ GPRS
• SMS Roaming
• SMS locator
• Voice SMS
• Các dịch vụ 3G:
* Mobile Internet
*Mobile TV
* Fast Connect
* WAP Portal
Bảng 1.1.Các dịch vụ giá trị gia tăng.
* Hệ thống các dịch vụ không ngừng đổi mới, cải tiến, bổ xung và mở rộng.
Năm 2010 này nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng Công ty
đã cung cấp nhiều dịch vụ mới, mở rộng vùng phủ sang 3G, tăng số lượng cửa hàng,
đại lý trên khắp đất nước tạo mọi điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ một cách
nhanh nhất, an toàn nhất.
1.2.2 Dịch vụ Mobile Internet
a.Giới thiệu dịch vụ Mobile internet

* Định nghĩa dịch vụ: Mobile Internet là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ
máy điện thoại di động thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của
mạng MobiFone.
* Tiện ích của dịch vụ:
• Truy cập Internet, theo dõi tin tức nhanh chóng, dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.
• Truy cập và xem, chia sẻ video clip.
• Download/Upload ảnh/video, gửi nhận email trực tiếp từ điện thoại di động
một cách nhanh chóng, thuận tiện.
4
*Đối tượng và điều kiện sử dụng dịch vụ Mobile Internet:
• Tất cả các thuê bao di động trả trước và trả sau của MobiFone đều có thể đăng
ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet.
• Thuê bao có máy điện thoại di động hỗ trợ truy cập Internet thông qua các
công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G.
• Thuê bao đã đăng ký sử dụng dịch vụ và cài đặt thành công các cấu hình kết
nối (GPRS setting, APN…) trên máy điện thoại di động.
• Thuê bao hoạt động trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G của mạng
MobiFone.
b. Đăng ký dịch vụ mobile internet
b.1 Hướng dẫn cài đặt truy cập Mobile Internet (GPRS/EDGE/3G):
• Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ
truy cập Internet, khách hàng có thể lựa chọn một trong 3 hình thức cài đặt
như sau:
• Cách 1: Soạn tin nhắn: DATA_ON và gửi đến 999.
• Cách 2: Đăng ký tại website MobiFone tại địa chỉ www.mobifone.com.vn ,
chọn mục: Tiện ích online/Cài đặt tự động/Đăng ký sử dụng Mobile Internet
và làm theo hướng dẫn.
• Cách 3: Đăng ký tại cửa hàng, hệ thống đại lý của MobiFone trên toàn quốc.
• Cước sử dụng gói sẽ được tổng hợp vào cuối chu kỳ cước của khách hàng và
ghi trong hóa đơn cước.

• Khách hàng đăng ký gói cước Mobile Internet vẫn được đăng ký sử dụng các
gói cước trả sau, gói cước quốc tế giá rẻ và các gói dịch vụ GTGT khác.
b.2 Quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet đối với thuê bao:
* Khách hàng đăng ký/hủy đăng ký gói cước Mobile Internet bằng SMS hoặc
USSD.
* Các quy định sử dụng gói cước:
• Cước sử dụng đối với phần dữ liệu ngoài gói (đối với các gói M10, M25,
M50) sẽ được trừ trong tài khoản khi khách hàng sử dụng (trừ cước trong tài
khoản thưởng của khách hàng trước).
• Thuê bao trả trước đang sử dụng gói cước Mobile Internet vẫn có thể đăng ký
sử dụng gói cước khác (gói SMS, gói cước gọi quốc tế giá rẻ v.v.).3. Đăng
ký/hủy đăng ký gói cước:
b.3Chuyển đổi gói cước dịch vụ Mobile Internet:
• Trong thời gian hiệu lực của gói cước đã đăng ký, nếu khách hàng có nhu cầu
chuyển đổi gói cước thì thực hiện theo quy định sau đây:
*Chuyển đổi gói cước qua SMS:
5
• Bước 1: Soạn tin nhắn “DOI_DATA_Tên gói cước mới” gửi đến số 999.
Trong đó “_” là khoảng trống khi khách hàng soạn tin nhắn.
• Các câu lệnh khác được chấp nhận:CHANGE_DATA_Tên gói cước mới
• Ví dụ: Chuyển đổi từ gói M25 sang gói M50: Khách hàng soạn tin nhắn:
DOI_DATA_M50 gửi 999.
• Hệ thống sẽ gửi tin nhắn phản hồi yêu cầu khách hàng xác nhận việc chuyển
đổi gói cước.
• Bước 2: Xác nhận việc đăng ký: Soạn tin Y gửi 999.
• Hệ thống sẽ có tin nhắn thông báo về việc đăng ký gói cước thành công hay
không.
* Chuyển đổi giữa các gói cước với tốc độ tối đa 384 Kbps:
• Chuyển đổi từ gói cước có giới hạn thấp lên gói cước có giới hạn cao hơn:
Gói M5, M10 chỉ có thể đăng ký chuyển đổi lên gói M25, M50 và gói M25 chỉ có

thể đăng ký nâng cấp lên gói M50.
Khách hàng trả toàn bộ cước thuê bao của gói cước mới.
Vào thời điểm chuyển đổi, dung lượng miễn phí còn lại (nếu có) của gói cước cũ
sẽ được cộng dồn sang gói cước mới.
Thời hạn sử dụng sẽ được tính theo thời hạn sử dụng của gói cước mới và gói
cước mới sẽ có hiệu lực ngay sau khi chuyển đổi thành công.
• Chuyển đổi từ các gói cước có giới hạn dung lượng sử dụng lên các gói cước
không giới hạn dung lượng:
Chỉ cho phép chuyển đổi từ các gói M5, M10, M25, M50 lên gói D30.
Dung lượng miễn phí còn lại của gói cước cũ sẽ không được chuyển đổi sang gói
D30.
Gói D30 sẽ có hiệu lực ngay khi chuyển đổi thành công.
* Chuyển đổi từ gói cước với tốc độ tối đa 384 Kbps lên gói cước với tốc độ tối đa
7,2 Mbps:
• Chỉ cho phép chuyển đổi từ các gói M5, M10, M25, M50, D30 lên gói Surf30.
• Dung lượng miễn phí còn lại của gói cước cũ sẽ không được chuyển đổi sang
gói Surf30.
• Gói Surf30 sẽ có hiệu lực ngay khi chuyển đổi thành công.
• Lưu ý: Chỉ cho phép thực hiện chuyển đổi nâng cấp gói cước (chuyển đổi có
hiệu lực ngay) 01 lần/chu kỳ 30 ngày của gói cước.
6
1.3. C¬ cÊu tæ chøc cña C«ng ty Th«ng tin di ®éng VMS
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Thông tin di động VMS
(Nguồn từ Mobifone.com.vn)
- Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các
tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh):
Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam

(từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh):
7
Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và
Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc:
Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây
Nam Bộ:
Địa chỉ: Số 06, đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần
Thơ.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành
phố phía Bắc:
Địa chỉ: Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, Thành phố Hải Phòng.
- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở
chính tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh
doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ
SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc
gia, quốc tế).
- Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1997 có trụ sở tại Hà Nội
với nhiệm vụ tư vấn.
Do thời gian thực tập ở trung tâm Giá trị gia tăng có hạn ,nen em xin được giới
thiệu về cơ cấu tổ chức của trung tâm GTGT như sau:
Trung tâm giá trị gia tăng cuả VMS
(Địa chỉ 216 trần duy Hưng,Q.cầu giấy ,Hà Nội.
-Giám đốc trung tâm
-Phó giám đốc trung tâm

*Phòng kế hạch-kinh doanh.(Tầng 5,216 trần duy hưng)
Bộ phận này có trách nhiệm giải pháp mọi thắc mắc của khách hàng qua điện
thoại về vung phủ sóng, giá cước, các dịch vụ mới, đầu nối máy và bảo hành sửa
chữa máy đầu cuối cho khách hàng.
8
Tất cả các bộ phận của trung tâm GTGT hoạt động độc lập, thống nhất trong trung
tâm theo đúng pháp luật và quy định của công ty. Thực hiện quản lý theo chế độ một
thủ trưởng trên nguyên tắc phát huy quyền làm chủ tập thế của người lao động về
quuyền quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty khoán gọn công việc từ A ÷
Z cho các trung tâm và các phòng ban thuộc trung tâm, các phòng ban phải tự chủ tự
chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình. Tất cả mọi hoạt động kinh tế, tài
chính phải qua hạch toán kinh tế và phải theo một quy trình. Phòng ban sẽ phải tự bàn
bạc, thoả thuận với bên ký hợp đồng theo nguyên tắc và phải có lợi. Những điều vận
dụng ngoài chế độ phải báo cáo với Ban giám đốc và phải được sự đồng ý của kế
toán trưởng, kế toán trưởng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hợp đồng trước khi
lên trình Giám đốc.
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketting của trung tâm GTGT đối với
dịch vụ Mobile internet .
2.1 Dịch vụ giá trị gia tăng Mobile internet của trung tâm GTGT Mobifone 3G.
2.1.1 Nhu cầu dịch vụ điện thoại và dịch vụ Mobile internet trên thị trường..
9
Việt Nam là một nước nhỏ với hơn 86 triệu dân. Năm 2010 tuy vẫn đang ở
thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhưng sản xuất trong các lĩnh vực vấn có những tăng
trưởng nổi bật và ngày càng xuất hiện nhiều tầng lớp có thu nhập cao, rất cần về nhu
cầu thông tin liên lạc, xu hướng chịu trách nhiệm xử lý thông tin lớn, họ cũng có tần
xuất di chuyển cao, sẵn sàng bỏ ra chi phí nhằm thu được thông tin nhanh nhất. Điện
thoại là rất quan trọng, là nhu cầu thiết yếu của mỗi Công ty, xí nghiệp….Điện thoại
trong mỗi tầng lớp nhân dân, nó là ngành kinh tế quốc dân quan trọng. Khi đất nước
phát triển về nhiều mặt kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…….thì nhu cầu thông tin
trở nên tất yếu. Do vậy, Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều chính sách đổi mới đất

nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở cửa thi trường Việt Nam, tăng thu nhập kinh
tế quốc dân, thì nhu cầu về thông tin là không thể thiếu được. Từ năm 2000 trở lại
đây, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh
chóng cả về số lượng lẫn chất lượng đưa trình độ Bưu chính Viễn Thông Việt Nam
lên ngang hàng với các nước trong khu vực, hoà nhập vào mạng thông tin thế giới.
Trong công cuộc cải tổ nền kinh tế đất nước, đã nảy sinh ra nhiều ông chủ, nhà tư
bản trẻ…..nhu cầu bức xúc về thông tin mỗi ngày một tăng do điện thoại cố định
không làm thoả mãn được nhu cầu đó . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng
nổ, thời đại của khoa học thông tin ra đời, các ngành thông tin phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, các hệ thống máy điện thoại di động lần lượt ra
đời, cái sau gọn nhẹ nhiều công dụng hơn cái trước đồng thời chỉ trong vòng 3 tháng
máy điện thoại mới có thể rẻ hơn cái trước. Sự phát triển nhanh chóng đó đòi hỏi
những nỗ lực của Nhà nước nói chung và ngành Bưu điện nói riêng nhằm đẩy mạnh
phát triển công nghệ thông Viễn thông theo kịp với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Hiện nay nhu cầu về thông tin di động ngày càng tăng, đặc biệt là sử dụng
điện thoại di động kỹ thuật 3G. Điện thoại di động đã đáp ứng được nhu cầu bức xúc
thông tin và có những tính năng như:
- Tính bảo mật cao nhất, khả năng nghe trộm là không thể, điện thoại di động
sử dụng tần số vô tuyến rất cao và cự ly ngắn, thường xuyên chuyển kênh thoại.
Công nghệ số hiện đại dùng trong điện thoại di động, sử dụng trang thiết bị đặc biệt
để xử lý theo ngôn ngữ của máy tính và thông tin vô tuyến được mã hoá do vậy các
cuộc điện đàm đựơc bảo đảm bí mật tuyệt đối.
- Dịch vụ chuyển vùng cho phép sử dụng điện thoại di động ở khắp nới trong
cả nước, những nơi mà có vùng phủ sóng của điệnh thoại di động đó.
- Điện thoại di động có nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, cần thiết cho nhu cầu
thông tin có nhiều loại máy đa dạng, thế hệ mới với nhiều tính năng ưu việt như: kích
thước và trọng lượng nhỏ, gọn nhẹ, hình thức đẹp, bộ nhớ có dung lượng lớn và có
10
khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn như Mobile internet, Mobile TiVi,
Mobile call…

Việc sử dụng điện thoại di động là nhằm thu được thông tin nhanh nhất. Ngoài
ra, nó còn thế hiện mình, thể hiện địa vị xã hội. Lượng đầu tư nước ngoài tăng nhanh
chóng, số lượng nước ngoài du lịch hàng năm tới Việt Nam cũng tăng đòi hỏi phải có
một hệ thống thông tin liên lạc cao, phù hợp. Ngoài ra, còn có số lượng lớn tỷ lệ dân
số trẻ trên dưới 30 tuổi họ cần có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại để làm việc.
Theo hiệp hội các Công ty điện tử ở Nhật Bản thì nhu cầu về điện thoại cầm tay ở
Châu á ngày càng tăng trung bình lớn hơn 45% đến năm 2010 Châu á sẽ trở thành thị
trường lớn nhất tiêu thụ điện thoại cầm tay. Ước tính VN là 60 triệu thuê bao điện
thoạidi động(nguồn từ ictnews.vn). Ta thấy sự gia tăng nhanh chóng về điện thoại di
động đó là do:
Thứ nhất: Những cải tiến về kỹ thuật Viễn thông không chỉ làm giảm đáng kể
về giá cả mà còn cải thiện được chất lượng hoạt động của điện thoại di động.
Thứ hai: Việc xuất hiện tầng lớp trong lưu đông đảo của sự phồn vinh về kinh
tế ở các nước ĐNA là những người có nhu cầu cao và có khả năng mua sắm được
điện thoại di động.
Thứ ba: Ngày càng có nhiều thất vọng ước tính trong thiếu hụt nghiêm trọng
các đường điện thoại đã quay sang sử dụng mạng thông tin di động.
Thứ tư: Điện thoại di động hiện nay không chỉ dùng để trao đổi thông tin mà
còn góp phần rất quan trọng trong công việc giải trí.
2.1.2. Quy mô, nhu cầu dịch vụ điện thoại di động của công ty VMS.
Việt Nam, dân số hàng năm tăng lên khoảng (0,8 – 1,2)% năm 2010 dân số
khoảng 90 triệu(tailieu.vn). Tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên nhanh chóng hàng năm
lên tới 6-7% trong thời kỳ (2006- 2009). Thị trường Việt Nam đầy sức hấp dẫn các
tập đoàn viễn thông quốc tế. Các công ty này ồ ạt thâm nhập vào Việt Nam, tạo lên
một cuộc đua quyết liệt. Ban đầu là các hãng Alcated, Motorola, Erisson……thì đến
nay đã có thêm các hãng như Siemens, Nokia, Panasonic, Sanyo……Theo đánh giá
của các hãng thì thị trường Việt Nam tuy không phải là các nước có quy mô lớn về
máy điện thoại di động như Trung Quốc hay Malaysia nhưng có triển vọng lớn.
Theo đánh giá của Công ty truyền thông quốc tế, Việt Nam là thị trường tiềm năng có
tốc độ phát triển lớn và quy mô tăng lên nhanh chóng trong tương lai.

Bảng2.1:Mật độ số điện thoại cố định của một số nước trên thới giới
STT Tªn níc MËt ®é ®iÖn tho¹i/100d©n
1 Mü 85
11
2 Canada 83,5
3 Pháp 70,9
4 Nhật 80
5 Đức 68,9
6 úc 82
7 Anh 65,7
8 ý 68
9 Thuỵ Sĩ 67,9
10 Singapore 54,5
11 Hàn Quốc 60
12 Đài Loan 53,9
13 Trung Quốc 20
14 Thái Lan 11,4
15 Việt Nam 16
(Nguồn 108 HN)
Nn kinh t nc ta ang giai on tng trng mnh. Theo d oỏn t nm
2010- 2015 t l tng trng GDP s l 7-9% (d oỏn ca BMI Business
MonitorInt) vi tc nh vy, nc ta c xp vo nc phỏt trin cao trong khu
vc ụng Nam ỏ. i sng ca dõn c ngy cng c nõng cao, cỏc thnh ph, t
l ngi nghốo thp.
Theo d oỏn ca Vin kinh t hc TP HCM v t l tng trng quc dõn ti TP HN
v TP HCM
i sng xó hi tng trong nhng nm ti, khi ú tng lp chunh lu v
thng lu nhiu hn, cú mc thu nhp ngy cng tng , thỡ nhu cu dch v in
thoi di ng ny cng tng mnh m. Nhúm dõn s cú kh nng , s dng in thoi
khụng nhiu v ch yu tp chung vo cỏc tnh, Thnh ph ln, cỏc khu cụng nghip

cỏc khu vui chi gii trớ, cỏc khu du lch ni m cú tc tng trng kinh t cao,
nhu cu in thoi tng mnh. Do ú vi mc tiờu ph súng ton Vit Nam nhng do
kh nng s dng in thoi di ng cỏc ni l khỏc nhau, vic s dng ph súng
mt s ni l phi kinh t. Vỡ vy cụng ty VMS ó chia h thng mng thụng tin di
ng lm 3 min:
Min Bc: H Ni v ton b cỏc tnh thnh t Qung Tr tr ra.
12
Miền Nam: TP HCM và các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào.
Miền Trung: Từ Quảng Trị vào tới Ninh Thuận.
VMS chỉ phủ sóng ở các tỉnh, thành phố, thị xã có nhu cầu về dịch vụ viễn thông di
động cao thoả mãn các yêu cầu sau.
+ Khu Vực có nền kinh tế phát triển, năng động.
+ Khu Vực có đông dân cư, thu nhập cao.
+ Khu Vực thị trường có nhiều cảnh quan du lịch, khu vực chơi giải trí.
2.1.3. Các đoạn thị trường của dịch vụ Mobile internet .
Căn cứ vào các đặc điểm của thị trường thông tin di động và đặc thù kinh doanh
của Công ty thông tin di động VMS có thể phân loại thị trường theo (Địa lý)
Thị trường thông tin di động VMS phân chia thành 3 vùng lớn:
+ Khu vực miền Bắc: Trung tâm TTDĐ KV I bao gồm Hà Nội và toàn bộ các
tỉnh thành từ Quảng trị trở ra, ở khu vực này thị trường trọng điểm là tam giác kinh tế
gồm Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh bao gồm cả vùng phụ cân Nội Bài và Đồng
Mô.
+ Khu vực miền Trung: Trung tâm TTDĐ KV III bao gồm Đà Nẵng và toàn
bộ các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Ninh Thuận. ở khu vực này thị trường lớn nhất là
TP Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và Nha Trang.
+ Khu vực miền Nam: Trung tâm TTDĐ KV II cũng là thị trường trọng điểm
tập trung lớn nhất toàn quốc là TP HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, khu công
nghiệp Biên Hoà đó cũng là nơi có nền kinh tế phát triển.
Việc xác định cơ cấu địa lý như vậy dựa trên :
- Vị trí lãnh thổ.

- Diện tích lãnh thổ.
- Dân cư và thu nhập trên lãnh thổ.
Các đặc tính tiêu dùng chung của từng vùng lãnh thổ. Hiện tại do thu nhập
bình quân đầu người còn thấp. Chính vì thế trong công việc xác định cơ cấu thị
trường của từng vùng có khác nhau nên Công ty VMS phải xác định khu vực thị
trường ưu tiên để phù hợp với dịch vụ mình cung ứng.
* Đối với di động cầm tay, với loại di động này công ty thường tập trung vào
khách hàng có thu nhập cao và thường xuyên cung cấp những thông tin họ là những
ông chủ các cơ quan Nhà nước mà họ được giảm giá cước thuê bao tháng, họ là các
cá nhân thường xuyên di động và họ cần nhiều dịch vụ liên quan. Vì thế đối với
nhóm khách hàng này có nhu cầu rất lớn về dịch vụ thông tin di động, chất lượng cao
mặc dù giá đắt, dịch vụ đa dạng……Để khai thác tốt nhu cầu của nhóm này VMS
cần có chính sách thích hợp về dịch vụ, mạng lưới.
13
* Đối với dịch vụ Card. họ là nhóm khách hàng phải thường xuyên di động và
chịu trách nhiệm xử lý thông tin. Tuy doanh thu từ nhóm khách hàng này không cao
nhưng đây là nguồn khách hàng tương đốí ổn định. Tuy nhiên, trong mấy năm gần
đây, nhu cầu của nhóm khách hàng này có sự gia tăng rõ rệt, các cad nhân làm nghề
kinh doanh buôn bán, các công ty liên doanh …..đã bắt đầu sử dụng dịch vụ của công
ty đặc biệt là dịch vụ Mobile Internet được mọi người quan tâm và sử dụng rất nhiều.
Tuy nhiên yêu cầu, tiêu chuẩn của họ là giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt, phương
thức phục vụ thuận tiện…..Công ty VMS cần có chính sách thích hợp về dịch vụ,
mạng lưới phân phối……
2.1.4 Tính chất cạnh tranh trên thị trường dịch vụ giá trị gia tăng
a, Yếu tố cạnh tranh trên thị trường điện thoai di động
Đối với rất nhiều nước, kể cả các nước phát triển, dịch vụ Bưu chính Viễn
thông mang lại rất nhiều yếu tố quan trọng, nó mang tính chất “hạ tầng của hạ tầng”
hoặc phục vụ xã hội, nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn, trật tự xã
hội do đó phải có độc quyền Nhà nước. Thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam
hiện nay đang phát triển theo xua hướng hạn chế độc quyền, khuyến khích cạnh tranh

đối với các dịch vụ mới đem lại lợi nhuận mới. Đối với ngành Bưu chính Viễn thông
độc quyền nhà nước đóng vai trò lớn trong việc chỉ đạo phát triển mạng lưới thông
tin di động tại VN, nó góp phần tập trung vốn, tập trung với quy mô lớn, cho phép
thực hiện được những dự án lớn về đầu tư, đổi mới kỹ thuật và công nghệ áp dụng
khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo khả năng nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh
doanh. Và trong thực tế đó, những nỗ lực của độc quyền Nhà nước trong Bưu điện đã
tạo điều kiện lớn cho các Công ty Bưu chính- Viễn thông phát triển nhanh chóng.
Các công ty Bưu chính - Viễn thông có khả năng nâng cao mạng điện thoại trong cả
nước, giảm chi phí lắp đặt trên mỗi máy. Bên cạnh mặt tích cực của nó, độc quyền
trong ngành Bưu điện cũng gây chèn ép sự phát triển của các doanh nghiệp khác loại
bỏ cạnh tranh cản trở động lực phát triển, tạo nên sức ỳ trở lại đối với các doanh
nghiệp độc quyền. Để hạn chế nhược điểm của độc quyền Nhà nước và phát huy các
mặt tích cực của nó,trong ngành Viễn thông - Tổng cục Bưu chính - Viễn thông đã
thực hiện chính sách độc quyền quản lý hệ thống mạng thông tin di động, đồng thời
khuyến khích cạnh tranh trong nội bộ ngành nhằm đưa ra chất lượng dịch vụ tốt nhất
cho khách hàng.
b. Các đối thủ cạnh tranh của VMS
* Callink
Trước khi VMS ra đời, thị trường Việt Nam đã có mặt của Công ty Call –
link. Đây là công ty liên doanh giữa Bưu điện Hà Nội với Telecom International của
Singapore năm 1992, sự ra đời này đáp ứng nhu cầu điện thoại di động chủ yếu trong
14
TP HCM. Mạng Call – link, trung tâm điện thoại di động Sài Gòn, với những năm
đầu thành lập hoạt động kinh doanh đã tiến triển thuận lợi, chứng tỏ tiềm năng phát
triển thực tế của điện thoại di động ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 1994 Call – link
đã đạt được trên 7.000 thuê bao chi phối hầu như toàn bộ thị trường TPHCM và các
tỉnh lân cận. Mạng dịch vụ Call – link đã thể hiện lợi thế của nó do vốn đầu tư thấp
thuận lợi cho việc phát triển của ngành thông tin di động trong giai đoạn sơ khai, tuy
nhiên nó có nhiều hạn chế.
Vùng phủ sóng quá hẹp, không có khả năng chuyển vùng quốc tế và nội địa,

cước thu 2 chiều, sử dụng kỹ thuật Analog 2 chiều của radio, khả năng lọc âm thanh
kém, tiêu tốn nhiều năng lượng, ít có dịch vụ phụ thêm, không đa năng, khả năng bảo
mật kém
* Vina Fone
Tên thương mại: Công ty dịch vụ Viễn thông Vina Fone chính thức đi vào
hoạt động này 25/6/96 do Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Vịêt Nam (VNPT)
thuộc Tổng cục Bưu điện (GPC) cho ra đời một mạng di động GSM thứ hai cạnh
tranh trực tiếp với VMS. Mạng di động này do Vina Fone quản lý kinh doanh và khai
thác, trang thiết bị sử dụng cho mạng là của Siemens và Motorola. Mức đầu tư ban
đầu khoảng 15 triệu USD. Là công ty có nguồn vốn 100% của VNPT. Mới từ đầu
thành lập Vina Fone đã thực hiện phủ sóng 18 tỉnh thành phố, tận dụng Bưu điện ở
các tỉnh, thành, thế mạnh ở các địa phương để tổ chức kinh doanh. Mặc dù chỉ đầu tư
15 triệu USD nhưng Vina Fone đã tận dụng được đội ngũ cán bộ công nhân viên
ngành Bưu điện đông đảo ở khắp các tỉnh thành, đã quen thuộc với thị trường và có
tiếng nói với mọi người dân khu vực. Do sinh sau đẻ muộn, tận dụng sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt do tránh được sức ép về giá nên sau 1 năm hoạt động
Vina Fone đã mở rộng thêm vùng phủ sóng và trở thành đối thủ đáng gờm của VMS.
Bên cạnh mặt mạnh của Vina Fone thì còn mặt hạn chế: do phủ sóng quá rộng không
tập trung vào thị trường trọng điểm như Hà Nội, TPHCM khả năng của nhân viên
chưa bắt kịp với loại hình dịch vụ mới do đó những tháng đầu Vina Fone chưa chiếm
được cảm tình với khách hàng.
* Công ty Viễn thông Viettel
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng công ty Viễn
thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007 trên cơ sở sát nhập các Công
ty Internet, Viettel, điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam,
Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động.
Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý
kinh doanh, thấu hiểu và thoả mãn nhu cầu của khách hàng
15

Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng
nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng.
Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách
của bạn” nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin
cậy của Quý khách hàngchính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền
vững.
Qua thành tích mà viettel đạt được trong những năm qua cho thấy họ là đối
thủ cạnh tranh rất lớn trong tương lai của Mobifone
c. Cạnh tranh bởi các dịch vụ thay thế
Từ các nguyên nhân chủ yếu do môi trường vĩ mô, cạnh tranh của hai công ty
chuyển sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, giá máy đầu mối và vùng phủ sóng tạo
điều kiện cho khách hàng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Từ năm 1997 trở lại đây,
đánh dấu cuộc đo sức của 2 công ty VMS và Vinafone là các chính sách “bình dân
hoá thị trường” với việc giảm giá máy đầu cuối hàng loạt của VMS như các loại máy
Motorola 7.200; Motorola 7.500; Motorola 8.200; Nokia 2110…để làm tăng số lượng
thuê bao, ngược lại Vina Fone chủ yếu tập trung vào những loại máy mới thực hiện,
thu hồi vốn nhanh. Khi có nhu cầu về 1 sản phẩm nào đấy thì trong nhóm hàng lựa
chọn sẽ có dịch vụ thay thế với sản phẩm dịch vụ Viễn thông lại có đặc tính có thể
thay thế cho nhau. Trong hoạt động thông tin liên lạc, một người có thể dùng nhiều
thiết bị để liên lạc: điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại không dây, điện
thoại thẻ đa điểm. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc thông tin người sử dụng có thể dùng
máy nhắn tin động, điện thoại di động. Rõ ràng có rất nhiều các sản phẩm thay thế
nhanh, về tính năng để đáp ứng thông tin liên lạc 2 chiều có khả năng di động không
thể bằng điện thoại di động GSM, nhưng do quá đắt của điện thoại di động GSM sẽ
hướng người ta chuyển sang dùng các thiết bị khác rẻ hơn, cả về thiết bị và cước phí
dịch vụ.

Thị phần của công ty VMS cuối năm 2009
16
(Nguồn Mobifone.com.vn)

Như vậy ta đã phần nào hiểu được sức cạnh tranh trong thị trường điện thoại di
động . Để giữ được thị phần của mình thì bắt buộc VMS phải tăng cường vùng phủ
sóng của mình nên và chất lượng mạng lưới phải vượt trội hơn đối thủ của mình, phải
đưa ra nhiều loại hình dịch vụ cơ bản, tạo ra được những dịch vụ mới phù hợp với
khách hàng thuê bao, phải đáp ứng mong mỏi, nhu cầu của khách hàng. VMS phải
đưa ra chiến lược marketing thích hợp để tác động tới thuê bao và khách hàng tiềm
năng.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trung tâm
a. Môi trường kinh tế
Việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động là tiện dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất
và kinh doanh. Thị trường dịch vụ thông tin di động Việt Nam chịu tác động lớn của
môi trường kinh tế.
Do chính sách mở cửa thu hút đầu tư của Nhà nước, nên nền kinh tế đất nước
đã có sự phát triển rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ (2008 – 2009) là 6 –
8%. Chỉ số thu nhập bình quân đầu người đang được cải thiện. Lạm phát được kìm
chế tạo nên sự ổn định về tình hình kinh tế, các hoạt động đầu tư liên doanh với nước
ngoài càng tăng. Sự phát triển kinh tế tác động đến thị trường thông tin di động theo
các hướng sau:
- Nền kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của người dân tăng lên, họ có điều
kiện mua sắm tiêu dùng nhiều hơn, nhất là dịch vụ cao cấp đắt tiền, trong đó dịch vụ
viễn thông (ĐTDĐ).
- Nền kinh tế phát triển mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế tư nhân phát triển làm
nảy sinh nhu cầu về thông tin di động ngày càng cao.
- Đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong số 64 tỉnh có dự án đầu tư nước
ngoài thì đó cũng là khu vực trọng điểm của Công ty. Các liên doanh mọc liên thì
đồng thời nhu cầu điện thoại di động cũng tăng lên.
Sau cùng, sự mở cửa nền kinh tế là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời và phát
triển của thị trường điện thoại di động. Do giao lưu kinh tế phát triển, do chính sách
mở cửa của Nhà nước, ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam mới có điều kiện
hợp tác xây dựng mạng GSM với các Công ty nước ngoài. Có thể nói thị trường dịch

vụ thông tin di động phát triển là kết quả của sự đổi mới về chính sách của Đảng và
Nhà nước.
b. Môi trường pháp luật
Thông tin di động là một ngành dịch vụ viễn thông của ngành Bưu điện, có hợp
đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài, do vậy Công ty VMS cũng phải tuân theo
17
những nguyên tắc quy trình như các Công ty, doanh nghiệp, dịch vụ viễn thông trong
ngành. Văn bản pháp quy chính thức quy định hoạt động của Tổng cục Bưu điện là
Nghị định số 121/HĐBT. Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 15/8/87 do Phó Chủ
tịch HĐBT ký, Nghị định này quy định các chức năng của ngành Bưu chính - Viễn
thông bí mật và an toàn…
Dịch vụ điện thoại di động cũng phải tuân theo những quy định của Nghị định
này. Công ty VMS có hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Như vậy Công ty
chịu sự điều chỉnh bởi luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thể hiện cụ thể qua giấy
phép kinh doanh số 9405/VL ngày 19/8/95 của SCCI (nay là MPI).
Ngoài ra hoạt động của công ty là phải tuân theo hiến pháp, pháp luật (các bộ
luật lao động, ngân sách, thuế, hải quan…).
c) Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ là trình độ công nghệ hiện đại của ngành đó. Trình độ
công nghệ có ảnh hưởng đến quy mô thị trường và cụ thể là chất lượng sản phẩm.
Dịch vụ thông tin di công GSM là một dịch vụ viễn thông đạt trình độ công
nghệ cao, kỹ thuật số. Nó thực sự mới được đi vào thương mại từ năm 1990 trên thế
giới, vì vậy trình độ công nghệ của điện thoại di động Việt Nam đã tiếp cận với trình
độ quốc tế. Đó là mạng cơ sở hạ tầng, còn ngay cả với các thiết bị đầu cuối để phục
vụ tốt hơn cho khách hàng, Công ty đã tiến hành nhập uỷ thác các thiết bị máy mới
thế hệ sau.
Môi trường công nghệ còn tác động đến thông tin di động từ hướng khác nữa.
Đó là bước đầu tiên hiện đại hoá cơ sở vật chất của Công ty, để thuận lợi trong việc
quản lý.
Tuy nhiên, sự thay đổi về môi trường công nghệ cũng có thể tạo ra những cạnh

tranh khác trong tương lai bởi sự có mặt của các sản phẩm ưu việt hơn.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm GTGT trong thời gian
qua.
* Đánh giá tốc độ phát triển của Công ty VMS.
Doanh thu của Công ty có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân là 86,235%
mỗi năm. Sở dĩ đạt được như vậy là nhờ Công ty không ngừng tăng số lượng dịch vụ
cũng như chất lượng khai thác mạng lưới. Lợi nhuận thu được của Công ty cũng
không ngừng tăng lên qua các năm 2008 và 2009 đặc biệt là năm 2009 lợi nhuận
tăng tới 590 tỷ đó là vì kể từ năm 2000 Công ty bắt đầu tiến hành phủ sóng toàn quốc
và đưa thêm dịch vụ Roaming và W@p.
18
TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010
(Nguồn Mobifone.com.vn)
Trong những năm trở lại đây Công ty đã có những định hướng kinh doanh đúng đắn.
Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hoạt động Marketing. Dự báo năm
2010 tốc độ tăng nhanh doanh thu của Công ty là 200% và tốc độ tăng lợi nhuận
Công ty sẽ là 200%.
Qua đó ta thấy thị trường thông tin di động Việt Nam tiềm tàng 2 khả năng lớn
mạnh vượt bậc, điều này sẽ mang lại tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận rất cao vào
những năm sau.
Kể từ khi trung tâm giá trị gia tăng được thành lập vào ngày 6/10/2008 đã đạt
được kết quả kinh doanh rất đang khích lệ và đã góp phần rất lớn vào sự phát triển
của công ty thông tin di động VMS.
19
Cuối năm 2008 doanh thu cửa trung tâm giá trị gia tăng 17.6% so với doanh thu
của công ty VMS. Tuy mới tách ra khỏi trung tâm thông tin di động khu vực I nhưng
trung tâm GTGT vẫn thu được doanh thu và lợi nhuận lớn, sự thành công trên là nhờ
việc triển khai và phát triển hệ thống các dịch vụ một cách rất hiệu quả của lãnh đạo
trung tâm đặc biệt là phát triển dịch vụ SMS, và các dịch vụ SMS, dịch GPRS.Cùng
với nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng của khách hang ngày cằng tăng, đặc

biệt dịch vụ SMS của Mobifone ngày càng dược khách hang sử dụng nhiều vì những
tiện ích nó đem lại trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Đến cuối năm 2009 doanh thu của trung tâm giá trị gia tăng đạt 23.8% so với
doanh thu công ty qua dó cho thấy sự phát triển rất mạnh của trung tâm và có dược
thành tích trên là do sự lạnh đạo sang suốt của lạnh dạo trung tâm cùng với đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp ,giàu kinh nghiệp của trung tâm.Về chất lượng dịch vụ n
công ty luôn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất như công nghệ 3G hiện tại
Tªn DÞch vô
DT cuèi n¨m(2009) Tû träng
SMS trong nước
4,766,176
64.04%
CPS
1,077,674
14.48%
Funring
384,777
5.17%
Mobile Internet
427,943
5.75%
CVQT (Inbound v à
Outbound)
308,863
4.15%
Dịch vụ giải trí, bình
chọn 1900xxx
169,689
2.28%
SMS quốc tế

104,195
1.40%
20
MCA
64,005
0.86%
LiveInfo
42,422
0.57%
Super Sim
52.842
0.71%
Các dịch vụ khác
40,934
0.55%
Các dịch vụ mới 2009
(LBS, Music Talk, Voice
SMS,SMS roaming,
Fastmail)
29,770
0.04%
Tæng doanh thu
7,442,498
100%
(Nguån tõ phßng KÕ ho¹ch-kinh doanh)
Bảng2.2:Tổng doanh thu các dịch vụ GTGT của trung tâm trong năm 2009.
Năm 2009 doanh thu của trung tâm GTGT đạt 7.442.498 vượt kế hoạch đặt ra
là 6,999 tỷ và dịch vụ SMS trong nước đã được khai thác rất hiệu quả và đem lại
doanh thu rất lớn (64,04%). Gần đây công nghệ 3G ra đời đã góp phần rất lớn vào sự
gia tăng doanh thu trên đó là việc cải thiện chất lượng đường truyền nhanh hơn, dung

lượng lớn hơn…
Mặc dù chi phí hai năm 2007 – 2009 đều tăng rất mạnh nhưng doanh thu của
hai năm tăng nhanh. Các chỉ tiêu kinh tế của Công ty đều đạt và mức kế hoạch đề ra.
Do đó tỷ suất lợi nhuận bình quân không thay đổi và thời gian bình quân một thuê
bao gọi đi trong ngày cũng không thay đổi (có phần hơn tăng). Điều đó chứng tỏ
công ty hoạt động rất ổn định và ngày càng khẳng định uy tín trên thị trường.
Đến đầu năm 2010 công ty đã có thêm nhiều thuê bao mới, nâng tổng số thuê
bao lên 34.000.000 thuê bao trên toàn mạng.
Để thực hiện chiến lược phát triển thông tin di động khắp toàn quốc, mục tiêu
đến năm 2012 đạt 40.000.000 thuê bao, công ty thông tin di động cùng với đối tác
của mình là hãng Comvik International Vietnam AB thuộc tập đoàn Kinevik của
Thụy Điển sẽ đầu tư lên 700 triệu USD cho hệ thống thông tin.
Để đạt được mục tiêu của năm 2010 sản lượng và doanh thu các loại tăng
đặc biệt là doanh thu cước của dịch vụ Mobile internet. Công ty cần phải có sự cố
gắng nỗ lực lớn của toàn thể CBCNV trong toàn công ty, song với khả năng và
kinh nghiệm sẵn có của công ty cộng với tình hình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước như hiện nay thì những chỉ tiêu kế hoạch đó sẽ trở thành hiện thực.
Phân tích tình hình kinh doanh của trung tâm qua các năm
Doanh thu chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản án mục đích kinh doanh cũng như kết
quả về tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu tăng cũngcó nghĩa là doanh nghiệp đang góp
phần vào việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tốt hơn, đồng thời cũng phản
ánh việc tăng thu nhập của doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ và doanh thu cước so
sánh với các chỉ tiêu bỏ cho ta thấy mối quan hệ giữa chúng, từ đó giúp ta đánh giá
21
được kết quả của công tác, phát triển và kinh doanh dịch vụ, thấy được điểm mạnh,
điểm yếu của thị trường, tìm được nơi đầu tư hợp lý.
Năm 2008: Doanh thu của trung tâm giá trị gia tăng đạt 17,6% so với công ty
thông tin di động VMS. Đó là bước khởi đầu thuận lợi.
Năm 2009: Doanh thu đạt 23,8% tổng doanh thu của công ty. Như vậy ta thấy
doanh thu bán dịch vụ của công ty hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ

doanh thu dịch vụ tăng lên.
Như vậy: Việc phân tích cơ cấu doanh thu dịch vụ tại Công ty VMS cho ta thấy
doanh thu dịch vụ có xu hướng tăng rõ rệt, điều này chứng tỏ khả năng rất cao của
doanh thu dịch vụ trong những năm tiếp theo. Nhưng phân tích trên đây sẽ có tác
dụng trong việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VMS trong
thời gian tiếp theo.
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của trung tâm GTGT đối với dịch
vụ Mobile Internet.
2.3.1.Hoạt động Nghiên cứu Marketing của trung tâm GTGT
Từ năm 2009 công ty có số lượng thuê bao rất lớn do vậy hoạt động
Marketing của công ty là làm sao giữ được số thuê bao đó và làm tăng số thuê bao
lên, vì thế thu hút số lượng thuê bao ở thị trường mục tiêu và đưa ra những chiến
lược cụ thể đối với từng vùng, và tiến hành các gói dịch vụ mới như Mobile Gala,
khuyến mại 50% cho thuê bao dùng 3G, 50% cho mua sim mới…
- Công ty tận dụng những mối quan hệ sẵn có với khách hàng để thông qua họ
lôi kéo khách hàng tương lai. Tập hợp những danh sách các cơ quan, Công ty để có
những chính sách quảng cáo, tiếp thị… phù hợp. Ngoài ra Công ty còn tham gia vào
hội trợ, triển lãm để giới thiệu những dịch vụ mới của mình.
- Hàng năm, công ty thường lắp đặt thêm các trạm thu phát, để nâng cao chất
lượng mạng lưới phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và công ty thường thu thập
thông tin kinh tế xã hội tại 64 tỉnh thành… trên cả nước để đoán lượng khách hàng
tiềm năng về dịch vụ thông tin di động từ đó đề ra chương trình Marketing phù hợp
để phát triển, mở rộng thị trường tại các tỉnh, thành.
- Công ty thực hiện các chương trình thăm dò bằng cách
+ Thông qua hãng nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp mà công ty thuê sau đó
lập kế hoạch marketing cho riêng mình.
+ Gọi điện hỏi khách hàng khách hàng về thị trường đó như kế toán, đời sống,
văn hoá, xã hội…
+ Công ty có đội bán hàng trực tiếp tại các tỉnh thành và thông qua đó đề ra các
chương trình Marketing cụ thể.

22
- Ngoài ra Công ty còn thực hiện chương trình thăm dò khách hàng bằng cách
gửi phiếu thăm dò khách hàng về:
+ Vùng phủ sóng mới (đáp ứng nhu cầu di chuyển của bạn hay không?).
+ Nhu cầu khách hàng về dịch vụ mới.
+ Chất lượng mạng lưới (so với Vina Fone như thế nào?).
+ Cước nhắn tin phù hợp hay chưa?
+ Hiệu quả quảng cáo (quảng cáo của Mobi Fone có tác động đến bạn hay
không?).
+ Tên tuổi Mobi Fone trên thị trường (bạn hiểu được bao nhiêu % về Mobi
Fone?).
+ Dịch vụ nhắn tin quảng bá có giúp được bạn nhiều không?
- Những tồn tại của công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đang mắc phải.
+ Việc nghiên cứu thị trường hiện nay chủ yếu được tiến hành thông qua việc
thăm dò.
+ Vùng phủ sóng của Mobi Fone mang tính đeo bám nên Công ty thường bị
động.
+ Khi có vấn đề bức xúc như (Việc tính cước tin nhắn mà Công ty thực hiện từ
1/11/2000 thì Công ty mới thực hiện phỏng vấn khách hàng, do đó Công ty chưa thực
sự chủ động về công tác Marketing.
+ Các công việc dự báo thị trường hiện tại, chủ yếu chỉ dựa vào các số liệu về
tình hình dân cư, kinh tế… mà chưa có các công trình nghiên cứu, dự báo cụ thể về
mức sống, trình độ dân trí, các số liệu về số điện thoại cố định chính xác ở vùng đó vì
qua số điện thoại cố định có thể tính toán được khả năng, nhu cầu mua sắm điện thoại
di động tại thị trường đó.
2.3.2. Xác dịnh và Lựa chọn Thị trường mục tiêu Mobi Internet
Thị trường mục tiêu của Công ty thông tin di động chủ yếu là tập trung vào
những nơi tiềm năng kinh tế phát triển, đông dân cư, khu công nghiệp… và đặc biệt
là thị trường miền Nam ở đó chiếm 76% thị trường của Công ty. Vì thế công ty đang
tiến hành phủ sóng toàn bộ miền Nam, nâng cao chất lượng dịch vụ mở thêm các cửa

hàng, đại lý bảo hành và sửa chữa, hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng, mở
rộng mạng lưới tiêu thụ. Bắt đầu năm 2010 Công ty VMS phủ sóng toàn quốc, ngoài
ra công ty còn mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài. Đến nay VMS đã ký thoả
thuận chuyển vùng quốc tế với 39 mạng thông tin di động tại 28 quốc gia và lãnh thổ
trên thế giới. Trong thời gian qua đã có hơn 4.131 lượt thuê bao Mobi Fone và 57.402
lượt thuê bao của các mạng di động khác sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế do
Mobi Fone cung cấp. Theo số liệu thống kê các mạng thông tin di động được thuê
bao Mobi Fone chuyển vùng sử dụng nhiều nhất đó là các mạng Sing Tel
23
(Singapore), AIS (Thái Lan), Chung WaTelecom (Đài Loan), Testra (Úc), Hong
Kong Telecome (Hồng Kông) và GlobeTelecom (Philipin)… Trong năm 2009 Mobi
Fone đã thực hiện được 156.133 phút gọi và nhận 721.727 phút gọi đến. Trong thời
gian tới Mobi Fone sẽ tiếp tục ký thoả thuận với hơn 10 nước trên thế giới làm tăng
mạng thông tin di động, mở rộng vùng phủ sóng ra ngoài biên giới.
2.3.3. Đánh giá điểm nạnh, điểm yếu qua mô hình SWOT
a.ĐIỂM MẠNH
* Đội ngũ nhân viên, cán bộ có phong cách làm việc chuyên nghiệp, giàu kinh
nghiệm.
Với phương châm “Tất cả vì khách hàng”. Tại Mobifone, mọi thứ đều xoay
quanh khách hàng. Câu hỏi: “Khách hàng sẽ được thêm lợi ích gì khi áp dụng chính
sách, công nghệ hoặc giải pháp này?” luôn là câu hỏi đầu tiên mà các cán bộ, chuyên
gia, cũng như nhân viên của Mobifone đặt ra khi xử lý các vấn đề về kỹ thuật cũng
như kinh doanh. Cũng chính vì xử lý mọi vấn đề theo quan điểm lấy khách hàng làm
trung tâm, đặt quyền lợi khách hàng lên trên nên việc Mobifone luôn được bình chọn
là mạng di động được ưa chuộng nhất Việt Nam trong nhiều năm liên tục cũng là
điều dễ hiểu.
* Luôn đi đầu việc áp dụng công nghệ mới
Không được hạ giá cước bằng với Viettel để cạnh tranh, Mobifone tập trung
mạnh vào nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ cũng như tìm cách tháo
gỡ vấn đề đầu tư. Mobifone đã tạo được bước tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ

cũng như việc áp dụng thành công công nghệ tiên tiến nhất của mạng GSM.
Điển hình là năm 2008, Mobifone đã công bố việc áp dụng thành công 2 công
nghệ tiên tiến nhất thế giới của mạng GSM là EGDE và Synthesizer. Với việc áp
dụng thành công công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao EGDE, Mobifone trở thành
mạng GSM duy nhất hiện nay có tốc độ truyền dữ liệu tương đương với ADSL của
mạng cố định (khoảng 384kb/s). Năm nay, nhân dịp sinh nhật lần thứ 16, Mobifone
sẽ hoàn thành việc phát sóng 16.000 trạm BTS vào cuối tháng 12.
Chỉ tiêu Mobifone Vinaphone Viettel
Chất lượng thoại (điểm) 3.54 3.52 3.47
Gọi đến tổng đài thành công trong 60s (%) 98,82 98,92 96,08
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (%) 98,97 99,63 99,08
24
Khiếu nạn của khách hàng (số lượng khiếu
nại/100 khách hàng trong 3 tháng
0,007 0,011 0,013
Theo Cục quản lý chất lượng CNTT và truyền thông thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông năm 2009.
a.ĐIỂM YẾU
* Kém cạnh tranh về giá cước
Do là mạng chiếm thị phần khống chế nên cũng như Vinaphone thì
Mobifone không được phép giảm giá cước cạnh tranh. Vì vậy trong 1 khoảng
thời gian gắn, sự xuất hiện của Viettel cùng chiến lược về giá và nhiều hình thức
khuyến mại đã nhanh chóng thay đổi thị phần các mạng di động.
* Chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh
Trước khi Viettel Mobifone gia nhập thị trường thông tin di động, thị trường
này là bức tranh đơn sắc của 2 doanh nghiệp thuộc VNPT là Vinaphone và Mobifone
chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về viễn thông, Viettel
Mobifone khó có thể trở thành một đối thủ thực sự của Vinaphone mà Mobifone khi
nhìn vào bài học đắt giá của S-Fone. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng Viettel Mobifone đi
vào hoạt động thị trường thông tin di động có sự thay đổi mạnh mẽ.

Bằng chiến lược cạnh tranh về giá, các chương trình khuyến mại thường xuyên
và hướng đến phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng tên khắp mọi miền Tổ quốc, kể cả
vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, Viettel đã trở thành mạng có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất chỉ trong một thời gian ngắn. Trong khi đó Mobifone chưa có động thái
tích cực, không đưa ra được giải pháp hiệu quả, dẫn đến mất thị phần đáng kể.
C.NGUY CƠ
c.1. Đội thủ cạnh tranh
Mobifone bắt đầu cạnh tranh thực sự khi S-Fone - mạng CDMA đầu tiên tại
Việt Nam khai trương vào tháng 7/2003. Đến cuối năm 2004, Viettel Mobifone -
mạng di động GSM thứ ba cũng đi vào hoạt động. kể từ thời điểm này cho tới gần
cuối năm 2006, Viettel Mobifone được đánh giá là một hiện tượng thị trường thông
tin di động với giá cước rẻ, đầu tư nhanh. Trong 3 năm đó, Viettel Mobifone là mạng
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Ngoài sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh,
một yếu tố quan trọng dẫn tới thành công là sự chênh lệch về giá cước giữa Viettel
Mobifone, Vinaphone không được phép giảm cước để cạnh tranh là vị mạng chiếm
25

×