Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

luận văn kế toán TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.78 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
VNĐ: Việt nam đồng.
TK: Tài khoản.
TSCĐ: Tài sản cố định.
GTGT: Giá trị gia tăng
QĐ: Quyết định
VPP: Văn phòng phẩm.
XNK: Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1:Danh sách cán bộ kỹ thuật của công ty Cổ phần Chương Dương
Bảng 2: Bảng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Chương
Dương
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: sơ đồ công nghệ sản xuất
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Chương Dương
Sơ đồ 3: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi chép của hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 5: Sơ đồ Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty
Sơ đồ 6: Sơ đồ Trình tự ghi sổ theo sơ đồ:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay môi trường kinh doanh trong nước cũng như trên thế giới cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, vì vậy để khẳng định được vị thế, vai trò của mình trên
thị trường cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì các
doanh nghiệp cần phải tìm được chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Hệ
thống thông tin tài chính kế toán trong các doanh nghiệp đóng vai trị đặc biệt
quan trọng giúp cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp đưa ra được các chiến
lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình. Việc tổ chức thực hiện hệ
thống thông tin kế toán khoa học, hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng quyết
định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp.


Để thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi các đơn vị phải quan tâm tới các khâu
trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu được vốn về, đảm bảo
thu nhập cho đơn vị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và thực
hiện tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực
hiện tốt công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hạch
toán kế toán là một trong những công cụ cơ bản nhất để phản ánh khách quan và
có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của mọi đơn vị.
Thực hiện phương châm đào tạo “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn” đòi hỏi mỗi cán bộ kế toán được trang bị kiến thức chuyên môn cũng
như trình độ lý luận gắn liền với thực tiễn đó cũng là mục tiêu hàng đầu của
trường : Đại học kinh tế Quốc Dân”
Thời gian qua em có điều kiện thực tập tổng quan và tìm hiểu thực tế tại
Công ty cổ phần Chương Dương, em nhận thấy đây là một cơ hội rất tốt cho bản
thân để hiểu rõ hơn được bản chất của những kiến thức đã học, tìm hiểu được
thực tiễn hoạt động của một doanh nghiệp giúp rút ngắn khoảng cách giữa lý
thuyết với thực hành tạo tiền đề cho công việc sau này.
1
Tuy nhiên trong vấn đề làm báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong được sụ giúp đỡ tận tình của cô giáo và các cơ, các chị phòng tài chính
kế toán trong công ty cổ phần Chương Dương để em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG DƯƠNG.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
 Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty cổ phần Chương Dương:
Tân công ty: Công ty cổ phần Chương Dương
Tên tiếng anh: Chuong Duong joint stock company

Tên viết tắt: CDC
Địa chỉ trụ sở: Số 10 Chương Dương Độ - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Địa chỉ cơ sở:
- Xí nghiệp bảo quản và kinh doanh lâm sản.
Số 10 Chương Dương Độ - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Xí nghiệp sản xuất và chuyên doanh gỗ công nghiệp.
Số 10 Chương Dương Độ - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại: 04.38257228
Tel/Fax: 04.38254040
E-mail:
Website:
estcdc.c
Công ty được thành lập năm 1987. Cổ phần hóa theo QĐ số 5620/QĐ/BNN-
TCCB ngày 30/12/1999 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Chương Dương trước đó là doanh nghiệp nhà nước “ Trung
tâm dịch vụ sản xuất chế biến lâm sản” được thành lập vào năm 1987 theo quyết
định của Bộ lâm nghiệp sau đó đổi tên là Công ty mộc và trang trí nội thất.
3
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc Cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước. Công ty mộc và trang trí nội thất đã được Bộ nông ngiệp và
phát triển nông thôn cho tiến hành cổ phần hóa năm 1999 thành công ty Cổ phần
Chương dương và chính thức đi vào hoạt đông từ tháng 6 năm 2000.
 Một số kết quả tiêu biểu của công ty thực hiện trong những năm qua:
Công ty Cổ phần Chương Dương chuyên về chế biến gỗ, trang trí nội thất,
xuất khẩu gỗ và ván trang trí nội thất chất lượng cao, Pallet gỗ, sản phẩm đã có
uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là đối với các nước như Nhật Bản
và Đài Loan…Ngoài ra công ty còn thiết kế lắp đặt lò sấy theo quy trình hiện đại,
phòng chống mối mọt cho gỗ và cho công trình, xuất – nhập khẩu tổng hợp đồ
gia dụng nội địa.

Năm năm trước khi thực hiện cổ phần hóa ( từ 1996 – 2000) năm nào công
ty cũng hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh mà nhà nước giao
cho, hàng năm đều được Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ( cơ quan chủ
quản) tặng bằng khen và cờ thi đua trong toàn ngành. Từ năm 2000 khi cổ phần,
công ty đã chú trọng ngay đến việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng
nhà xưởng, bổ sung trang thiết bị máy móc phù hợp. Công ty được Bộ kế hoạch
và đầu tư cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 6009BKH/DN ngày 08/06/2000
 Các kết quả mà Công ty đã thực hiện:
Chế biến lâm sản xuất khẩu:
- Xuất khẩu ván sàn và ván ốp trang trí nội thất, hộp gỗ…sang Nhật Bản và
Đài Loan, trị giá mỗi năm khoảng trên 5 tỷ VNĐ. Xuất khẩu hàng Pallet gỗ cho
Canon Việt Nam mỗi năm trên dưới 3 tỷ VNĐ, năm 2008 là trên 13 tỷ VNĐ. Dự
kiến năm 2010 tăng khoảng 12%.
- Xuất khẩu chào hàng Mộc, mây tre đan sang các nước Đông Âu, Mỹ…
Trang trí nơi thất, lát sàn gỗ chất lượng cao cho các công trình trong nước.
Thiết kế và lắp đặt lò sấy gỗ hiện đại tại nước Công hòa dân chủ nhân dân
Lào và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh…
4
Thiết kế và thi công diệt mối mọt, phòng chống cho hàng trăm công trình
xây dựng trong toàn quốc.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và
dài hạn.
- Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch đã được duyệt.
- Đảm bảo sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả cao. Hạch toán kinh
doanh phải phù hợp với luật pháp và chế độ kế toán hiện hành.
- Huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, đáp
ứng được yêu cầu và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng xuất lao
động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức mạnh của công ty
trên thị tường trong và ngoài nước.
- Thực hiện các quy định trong điều lệ công ty và báo cáo định kỳ với
Hội đồng quản trị, đại hội cổ đông về tình hình và kết quả sản xuất kinh
doanh.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty.
• Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
• Tư vấn đầu tư thi công xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất các công trình
dân dụng và công nghiệp chế biến gỗ.
• Thiết kế, đầu tư xây dựng công nghệ sấy gỗ và công nghệ sấy sản phẩm
khác.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ, sản phẩm ván sàn gỗ và lâm đặc sản.
• Kinh doanh dịch vụ vật tư kỹ thuật, vật liệu xây dựng, kho vận, đời sống
và hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu, nội địa.
5
• Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa, cho thuê phòng dạy học, hội
trường và cửa hàng.
• Nghiên cứu và dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành chế biến gỗ và
lâm sản.
• Diệt mối, khử trùng, phòng chống mối cho các công trình ( kho tàng, nhà
xưởng, nhà làm việc, nhà ở, thư viện, trường học…).
• Sản xuất và kinh doanh thuốc baoar quản lâm sản, thuốc phòng chống mối
mọt.
• Bảo quản lâm sản, phòng chống mối cho công trình.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Sơ đồ 1:Sơ đồ công nghệ sản xuất.
Quy trình sản xuất 1 cái ghế theo đơn đặt hàng của công ty được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Không đặt tiêu chuẩn

6
Bộ phận
máy cắt
ngang
Bộ phận
bào gỗ
Bộ phận
khoan
mộng (đục)
Bộ phận
lắp rắp
Kho thành
phẩm
Kho bán thành
phẩm
Bộ phận
phun sơn
Kho nguyên vật
liệu
Phòng KTCL
Máy
chà
Đặt tiêu chuẩn
Thuyết minh sơ đồ dây truyền công nghệ:
Từ kho vật liệu thực hiện chuyển nguyên liệu đến bộ phận máy chà để chà
cho gỗ nhẵn mịn phù hợp với sản phẩm sau đó chuyển sang bộ phận máy cắt
ngang để cắt gỗ thành từng thanh từng mảng theo thiết kế của sản phẩm. Sau đó
chuyển đến bộ phận bào gỗ, bào những thanh gỗ vừa cắt đúng với kích thước đã
được đặt. Sau đó chuyển sang bộ phận khoan mộng bộ phận này có nhiệm vụ
đục đẽo sản phẩm theo hình thiết kế. Đến giai đoạn này thì sản phẩm cũng gần

xong chỉ còn qua giai đoạn lắp rắp thành sản phẩm và phun sơn. Trước khi sản
phẩm đủ tiêu chuẩn xuất kho thi phải qua giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm
nếu không đặt tiêu chuẩn ở giai đoạn nào thì điều chỉnh lại ở giai đoạn đó.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty.
Từ khi công ty Cổ phần Chương Dương đi vào hoạt động, công ty đã
thực hiện tốt việc chỉ đạo quản lý từ cấp trên đến cấp dưới. Tức là việc quyết
định hoạt đồng của công ty cũng như lập kế hoạch, đề ra những chiến lược
của công ty sẽ do Chủ tịch hội đồng quản trị và ban Giám đốc của công ty
thực hiện. Điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo cho việc hoạt động sản
xuất kinh doanh cua công ty tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Giúp
việc cho Giám đốc là các phó giám đốc, phía dưới là các phòng ban chuyên
môn mỗi phòng ban được phân chia cụ thể theo từng chức năng và nhiệm vụ,
chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về các công việc của mình.
7
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Chương Dương:
8
Hội đồng quản trị
Giám Đốc
Ban kiểm soát
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
tổng
hợp

Phòng
kinh
doanh
XNK
Phân
xưởng
mộc I
Phân
xưởng
mộc II
Xí nghiệp
bảo quản
và kinh
doanh lâm
sản
Xí nghiệp
sản xuất và
chuyên
doanh gỗ
công
nghiệp
Xưởng
xây lắp
và trang
trí nội
thất
Xưởng
cơ -
nhiệt
Cửa hàng

kinh
doanh
mộc và
lâm sản
Phó giám đốc
Đại hội đồng cổ
đông
Từ sơ đồ ta thấy:
Đứng đầu bộ máy quản lý là Đại hội cổ đông, Đại hội cổ đông họp và
bầu ra Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc. Ban giám đốc đứng
đầu là Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty, tiếp đến là các phó giám đốc
và các phòng ban chức năng giúp việc.
Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh
doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm
03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Ban Kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng, được quy định bằng văn
bản, cụ thể như sau:
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, có
quyền điều hành cao nhất, là người lãnh đạo chung toàn Công ty, chỉ đạo đến
từng tổ đội sản xuât. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định
quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
Công ty . Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về toàn bộ hoạt
dộng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc: thực hiện nhiệm vụ trợ giúp giám đốc điều hành một
hoặc một số lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về
công tác tổ chức sản xuất từ các phòng ban của Công ty, xây dựng các chức

năng nhiệm vụ của các phòng ban, sắp xếp, bố trí, điều động, thuyên chuyển,
tiếp nhận, đề xuất, bổ nhiệm cán bộ trong toàn Công ty. Tính lương, thưởng
của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép kịp thời
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phân tích đánh giá tình hình
9
thực tế nhằm cung cấp thong tin cho Giám đốc ra các quyết định. Phòng có
trách nhiệm áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành về chứng từ, tài khoản, sổ
sách kế toán và các báo cáo tài chính của đơn vị. Thường xuyên báo cáo kịp
thời tình hình tài chính, đưa ra các biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí,
chi tiêu hợp lý, hợp pháp làm nghĩa vụ ngân sách với nhà nước.
Phòng tổng hợp: là chiếc cầu nối công tác từ ban lãnh đạo xuống các
phòng và ngược lại, làm trung tâm thông tin giữa các phòng, truyền tin,
truyền mệnh lệnh của lãnh đạo đến nơi cần thiết một các kịp thời, chính xác.
Quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ, VPP (kể cả các tài sản thuê ngoài của
công ty)
Phòng kinh doanh XNK: thực hiện tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu
của công ty, hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước.
Phân xưởng mộc I: Chuyên sản xuất bao bì Pallet xuất khẩu.
Phân xưởng mộc II: Chuyên sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, sản phẩm
gỗ nội địa và xuất khẩu.
Xí nghiệp bảo quản và kinh doanh lâm sản: chuyên phòng chống mối
cho các công trình xây dựng.
Xí nghiệp sản xuất và chuyên doanh gỗ công nghiệp: sản xuất các loại
gỗ công nghiệp, ván ép, băm răm…( gỗ công nghiệp không phải là gỗ tự
nhiên).
Xưởng xây lắp và trang trí nội thất: Chuyên xây dựng cơ bản và làm đồ
nội thất.
Xưởng cơ - nhiệt: chuyên các vấn đề về cơ khí.
Cửa hàng kinh doanh mộc và lâm sản: của hàng chuyên kinh doanh các

sản phẩm của công ty như bàn, ghế, giường, tủ…Các loại thuốc diệt mối mọt,
thuốc bảo quản lâm sản…
Các phân xưởng:
10
Bộ phận sản xuất chính là bộ phận tạo ra sản phảm của công ty. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho bộ phận sản xuất chính hoạt động bình thương thì cần được
sự hợp tác ,hỗ trợ của các bộ phận sản xuất phụ.
+ Chức năng nhiệm vụ:
-Quản đốc: Là ngừoi chịu trách nhiệm trước Giám Đốc công ty thực hiện
mệnh lệnh tổ chức và quản lý các khâu sản xuất lao động an toàn,kinh tờ,kỹ
thuật…Tổng hợp sản phẩm hàng ngày trong các ca sản xuất chi phí vật tư
hạch toán giá thành đơn vị.
Do đặc thù của doanh nghiệp khá phức tạp về công việc vì vậy để hoạt
động sản xuất có hiệu quả và có những quyết định nhanh, chính xác. Trong
thời gian gàn đây việc cảI tiến tổ chức sản xuất nối chung và cảI tiến bộ máy
quản lý nói riêng cũng là mối quan tam của toàn doanh nghiệp. Qua các năm
công ty cũng đã luôn cảI tién bộ máy quản lý cho phù hợp .
Công ty luôn quan tâm tới đầu tư chiều sâu về đội ngũ cán bộ quản lý , không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ nhằm phù hợp hhơn
và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra còn ban hành các tiêu chẩn về
lao động ,các định mức lao động ,các định mức lao động tổng hợp và kiểm tra
việc thục hiện các định mức tiêu chuẩn phê duyệt ở các đơn vị.
- Xây dưng và ban hành quy chế tuyển dụng , quy chế trả lương , nội quy
kỷ kuật lao động,kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế.
- Xây dựng và đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật ,nghiệp vụ kinh tế cao theo
yêu cầu đổi mới của công ty. Hàng năm công ty vẫn tạo điều kiện cho cán bộ
cnv chức của công ty được theo học tại các trường đại học,cao đẳng…
11
Bảng 1:
Danh sách cán bộ kỹ thuật của công ty Cổ phần Chương Dương

TT Cán bộ chuyên môn
kỹ thuật theo nghề
Số lượng Số năm trong
nghề
Ghi chú
I Trên đại học 2
1 Tiến sỹ CN chế biến
gỗ
1 30 NCS tại Tiệp
Khắc
2 Tiến sỹ CN chế biến
gỗ
1 25 NCS tại Liên

II Đại học 30
1 Kỹ sư chế biến gỗ 13 4 người > 30N
2 người > 29N
1 người > 28N
1 người > 12 N
1 người > 5N
1 người > 4N
3 người > 2N
2 Cử nhân kinh tế và
Marketing
4 1 người > 30N
2 người > 19N
1 người > 8N
3 Họa sĩ công nghiệp
và kỹ sư xây dựng
3 1 người > 20N

2 người > 2,4N
4 Cử nhân kinh tế ngoại
thương
3 1 người > 30N
2 người > 20N
5 Cử nhân kế toán tài
chính
2 2 người > 15N
6 Cử nhân luật 3 1 người > 27N
2 người > 8N
7 Cử nhân mỹ thuật
công nghiệp
1 1 người> 24N
III Trung cấp
1 Trung cấp chế biến
gỗ
2 1 người > 29N
1 người > 21N
2 Trung cấp kế toán 3 1 người > 29N
12
2 người > 2N
3 Trung cấp xây dựng 1 1 người > 12N
4 Trung cấp địa chất 2 2 người > 10N
Danh mục nhà xưởng và đất sử dụng hiện tại của công ty.
Công ty cổ phần Chương Dương được nhà nước cho thuê địa điểm sản
xuất kinh doanh tại số 10 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời
gian thuê đến 31/12/2019. Khu đất nằm ngoài đê sông Hồng. Từ năm 2000
đến nay hoàn toàn không bị ngập lụt hay úng nước. Khu vực có gần 100m
mặt tiền trên đường Chương Dương Độ, chiều sâu nhất đến gần 200m.
Tổng diện tích đất công ty được thuê: 10.969m

2
Trong đó:
Đất gắn liền với nhà dịch vụ cho thuê: 2.912m
2
Đất dành cho giao thông nội bộ và sân bãi: 4.641m
2
Tổng diện tích nhà các loại: 7.310m
2
Trong đó:
Nhà xưởng sản xuất: 1.572m
2
Nhà kho: 1.419m
2
Nhà dịch vụ cho thuê: 3.873m
2
Nhà văn phòng 3 tầng: 372m
2
Nhà phụ trợ khác: 65m
2
13
1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Tình hình tái chính và kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Chương
Dương trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2: Bảng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
Chương Dương.
Đơn vị tính: 1.000VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Doanh thu 29.022.000.00
0
25.424.000.000 23.242.000.000

2 Lợi nhuận
sau thuế
240.538.000 874.540.000 2.387.650.000
3 Nộp ngân
sách
1.279.930.000 1.500.430.000
Nộp BHXH 566.300.000 430.000.000 450.000.000
Thuế GTGT
đầu ra
1.750.200.000
Thuế môn
bài
2.000.000 1.500.000 1.500.000
Tiền thuê đất 434.347.000 542.930.000 542.930.000
Thuế thu
nhập DN
197.400.000 305.000.000 506.000.000
4 Số lao động 120 122 122
5 Thu nhập
bq/người
2.500.000 3.000.000 3.500.000
6 Vốn điều lệ 2.033.900.000 2.033.900.000 2.033.900.000
7 Cổ tức ( tính
theo năm)
25% 25% 60%
8 Tổng giá trí
tài sản
7.731.000.000 9.449.000.000 11.468.000.000
9 Cổ đông 76 75 74
Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Nhận xét: Các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu hàng năm của công ty từ năm
2007 đến năm 2009 có chút sụt giảm, 2 năm 2008 và 2009 giảm xuống khoảng
11-13% so với năm 2007. Mặc dự việc kinh doanh của công ty có phát triển
14
trong nhiều năm và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Việc doanh thu
của công ty trong năm 2008 và 2009 sụt giảm một phần cũng do ảnh hưởng của
việc khủng hoảng kinh tế thị trường trong mấy năm gần đây.
Tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng, năm
2008 tăng gấp 3 lần năm 2007 từ 240.000.000đ tăng 874.540.000 đ và năm 2009
thì tăng lên đến 2.387.650.000 đ.
Về chỉ tiêu lao động trong các năm qua cho thấy công ty đã từng bước trẻ
hoá lực lượng lao động và tiến hành sắp xếp lại lao động một cách khoa học, hợp
lý theo hướng đi sâu vào chất lượng lao động tính giảm các bộ phận không cần
thiết đó cũng là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính . Thu
nhập bình quân của nhân viên năm 2008 tăng 12,5% so với năm 2007 và năm
2009 tăng 12,5% so với năm 2008.
Tổng giá trị tài sản hàng năm cũng tăng năm 2008 tăng khoảng 12% so với
năm 2007 và năm 2009 tăng 12% so với năm 2008.
Như vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp thúc đẩy dây truyền sản xuất
cho những năm tiếp theo và phat huy tính chủ động liên doanh, liên kết giữa các
đơn vị cung ứng để công ty ngày một phát triển mạnh trong những năm tới.
Tuy doanh thu của Công ty không tăng nhưng công ty vẫn đang lỗ lực
cố gắng để phát triển mở rộng quy mô, tăng lợi nhuận và góp phần nâng
cao đời sống cho người lao động trong Công ty. Đời sống người lao động
được cải thiện là một trong những yếu tố thúc đẩy người lao động cố gắng
hơn trong quá trình làm việc, tăng năng suất lao động từ đó thúc đẩy hoạt
động kinh doanh của Công ty phát triển.
15
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG DƯƠNG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Hiện tại, Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung,
tức là toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành tập trung tại phòng Tài
chính - Kế toán của Công ty, còn các bộ phận khác trong Công ty phải tập
hợp các chứng từ chuyển về Phòng Tài chính - Kế toán để tiến hành việc hạch
toán.
Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế
toán từ thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân
tích và tổng hợp đến việc lưu trữ các chứng từ, số liệu của Công ty. Phòng Tài
chính - Kế toán của Công ty hiện nay được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với điều
kiện của Công ty. Không những thế phòng kế toán còn thể hiện được mối liên
hệ mật thiết với các phòng ban khác trong Công ty.
Khi Nhà nước ban hành Chế độ kế toán mới, bộ phận Kế toán Công ty
đó sớm áp dụng và thực hiện tốt. Phòng làm việc được bố trớ gọn nhẹ, hợp lý,
công việc được phân công cụ thể, rị ràng cho từng kế toán viên.
Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty gồm có 03 gười trong đó có 01
thủ quỹ. Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ năng lực tốt và có kinh
nghiệm nhiệt tình trong công việc, đảm bảo được toàn bộ thông tin kế toán
của Công ty, giúp ban lãnh đạo đánh giá được hiệu quả kinh doanh của Công
ty một cách chính xác nhất. Mỗi người được phân công đảm nhận từng phần
hành kế toán cụ thể. Giữa các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ qua
lại đối chiếu các thông tin, các số liệu thống nhất với nhau.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong phòng Tài chính -
16
Kế toán được cụ thể hóa như sau:
Mối quan hệ giữa các phần hành kế toán được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
SỐ ĐỒ 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
• Kế toán trưởng: Là người điều hành toàn bộ công tác kế toán tại Công

ty, chỉ đạo thống nhất trong phòng kế toán, giúp Giám đốc trong lĩnh
vực quản lý kinh tế tài chính của công ty như sử dụng vốn sao cho có
hiệu quả, lập kế hoạch tài chính, hàng tháng lập báo cáo tài chính…
đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm
vi quyền hành được giao.
• Kế toán tổng hợp: Làm công tác tổng hợp giúp kế toán trưởng lập báo
cáo tài chính.
Kế toán tổng hợp tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu theo chế độ, vận dụng sáng
tạo, cải tiến hình thức phương pháp kế toán sao cho phù hợp với điều kiện của
công ty.
Nhận và kiểm tra lại chứng từ các phòng ban, đội thi công.
17
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán thanh
toán kiêm thủ
quỹ
Lập báo cáo tình hình công nợ số phải thu, phải trả.
Hoàn thiện các thủ tục thuế hàng tháng.
Làm báo cáo theo yêu cầu của Kế toán trưởng.
Theo dõi và kiểm tra các khoản thu qua Ngân hàng.
• Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ:
Có trách nhiệm hạch toán, theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng
tiền như làm phiếu nhập mua, chi trả tiền hàng, làm phiếu thu
Thu chi theo lệnh của giám đốc và kế toán trưởng, cuối ngày phải báo
cáo kế toán trưởng về số liệu tiền tồn trong két để có kế hoạch chuẩn bị cho
sản xuất . Ngoài ra còn làm kế toán tài sản cố định theo sự phân công của kế
toán trưởng. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và kế toán trưởng số liệu đã
báo cáo.

Mặc dù có những quy định nhiệm vụ và chức năng riêng cho từng phần
hành kế toán nhưng giữa các phần hành vẫn có mối quan hệ chặt chẽ thống
nhất và cũng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của Công ty.
Nhìn chung bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức tương đối đơn giản,
khối lượng công việc kế toán mà các kế toán viên phải làm nhiều, một kế toán
viên phải đảm nhận nhiều phần hành kế toán. Tuy nhiên, để làm giảm nhẹ và
nâng cao hiệu quả công việc Công ty đã không ngừng hoàn thiện hơn công tác
kế toán bằng cách tổ chức các chương trình, lớp tập huấn chế độ cho cán bộ
nhân viên kế toán về nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ… chính vì vậy mà trách
nhiệm kế toán của từng nhân viên được nâng cao hơn, trình độ vững vàng
hơn.
18
2.2.Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
- Chế độ kế toán của doanh nghiệp căn cứ vào Luật kế toán ban hành
năm 2003, Nghị định số 128 hướng dẫn thi hành Luật kế toán, Chuẩn mực kế
toán đó ban hành ngày 31/12/2005, Quyết định số 48/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính ngày 20/3/2006 đồng thời căn cứ vào đặc điểm tình hình tài chính
của Công ty.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được phản ánh theo
nguyên tắc giỏ gốc. Giỏ gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí
chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để cú được hàng tồn
kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Phương pháp tính giỏ trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường
thẳng.
- Phương pháp kế toán ngoại tệ:
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán, Chế độ
kế toán DN vừa và nhỏ theo QĐ48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Do tình
hình hoạt động của mình nên Công ty Cổ phần Chương Dương sử dụng hình
thức hệ thống sổ Nhật ký chứng từ để thực hiện quá trình hạch toán.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được Kế toán tổng hợp cập nhật theo
hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Hiện tại với quá trình hiện đại hoá, công tác
kế toán tại Công ty đuợc tiến hành thực hiện trên máy vi tính với việc cài đặt
chương trình phần mềm kế toán chuyên dụng được mã hoá các đối tượng
hạch toán cụ thể ở Công ty. Phần lớn tất cả các chứng từ, sổ sách kế toán của
19
Công ty đều được tập hợp theo từng hợp đồng, hạng mục công trình mà Công
ty kinh doanh và thực hiện.
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các bộ phận phát sinh gửi
chứng từ sang cho bộ phận Tài chính - Kế toán. Tại phòng kế toán có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đó, kế toán tiến hành phản
ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các chứng từ đó vào các chứng từ
gốc trong phần mềm kế toán theo quy định của Công ty. Với đặc điểm hoạt
động vừa bán hàng và sản xuất chính loại sản phẩm của mình nên chi phí phát
sinh chủ yếu đều liên quan đến các chi phí trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất và bán hàng.
.
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi chép của hình thức kế toán trên máy vi tính
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của bộ tài
chính. Công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì ít có những nghiệp
vụ kinh tế đặc thù.
Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần Chương Dương bao gồm

các bước sau:
20
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng
hợp chứng từ
kế toán cùng
loại
Phần mềm kế
toán
Máy vi tính
Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Báo cáo tài
chính
Nhập số liệu hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối
tháng, cuối năm
Ghi chú:
21
Các chứng từ như:
Hóa đơn mua hàng, các chứng từ
phát sinh tại các bộ phận
Kế toán tổng hợp kiểm tra tính
chính xác của Chứng từ
Kế toán trưởng ký duyệt chi trong
thẩm quyền/ Giám đốc ký duyệt
Kế toán tổng hợp nhập vào phần

mềm và in phiếu thu, chi
Chứng từ gốc của Công ty: Đề nghị thanh
toán, đề nghị tạm ứng, quyêt toán tạm ứng
đã có ký xác nhận của Trưởng bộ phận
Kế toán thanh toán làm nghiệp vụ
thu, chi
Kết chuyển
Báo cáo theo yêu cầu
của Giám đốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Quyết định 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính Sử dụng tài khoản:
• Hệ thống TK kế toán gồm:
TK loại 1 : Tài sản lưu động,
TK loại 2 : Tài sản cố định
TK loại 3 : Nợ phải trả
TK loại 4 : Nguồn vốn chủ sở hữu
TK loại 5 : Doanh thu
TK loại 6 : Chi phí
TK loại 7 : Thu nhập hoạt động khác.
TK loại 8 : Chi phí hoạt động khác.
TK loại 9 : Xác định kết quả kinh doanh.
• Tài khoản sử dụng:
TK 111- Tiền mặt
TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
TK 121- Đầu tư tài cính ngắn hạn.

TK 128- Đầu tư ngắn hạn khác.
TK 131- PhảI thu của khách hàng.
TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
TK 138- PhảI thu khác.
TK 141- Tạm ứng.
TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn.
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
TK 153- Công cụ dụng cụ.
TK 154- Chi phí sxkd dở dang.
22

×