Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.93 KB, 2 trang )

Là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Có lẽ
chính vì vậy mà những trang viết của Đình Thi luôn đậm chất Nam bộ,"Những đứa con
trong gia đình" là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Đây là truyện ngắn mà
Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ có lẽ cũng vì thế mà nhũng con người
trong đó là chính là biểu tuọng cho tinh thần chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà ở đó
nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.
Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu
tội ác của kẻ thù ,Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng,
kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh
trao tặng tám chữ vàng :" anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là
miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Thi
đã ca ngơi như :" Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng nhân vật Chiến
trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong
những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc
nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ
thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong
chiến tranh, CHiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn
tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.
Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông
nội, ba má đêu chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã
mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du
kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính
trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của
CHiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và
người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.
Trong truyện ngắn Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến không chỉ giỏ việc
nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa
làm ba , vừa làm má để chăm lo, lấp đày khoảng trống ấy cho các em. CHị là hiện thân
cho người má đã mất từ vóc dáng, tính cách, suy nghĩ đến nỗi Việt phải thốt lên :" nói
nghe in như má vậy" còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xép việc gia
đình, Chiến nói với Việt :"năm công ruộng mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi


gửi ? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ
cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba
má.
Cũng nhứ Việt, chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể
nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ
em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến
tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm
đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.
Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lạ nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh ái
với tính cách đặc trưng của nguòi phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ
nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp
phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

×