Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mô hình chuỗi cung ứng của Apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.2 KB, 16 trang )

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
PHẦN II. THÀNH CÔNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA APPLE 4
1
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
I. Khái niệm, vai trò của quản trị chuỗi cung ứng.
1. Khái niệm.
Quản trị chuỗi cung ứng ( Supply Chain Management) là tập hợp các phương thức
bao gồm thiết kế, lập kế hoạch, triển khai một cách có hiệu quả các thành viên trong
chuỗi: nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho bãi, cửa hàng để hàng hóa phân phối đúng thời
điểm, thời gian, chất lượng, số lượng với mục đích giảm chi phí trong toàn bộ hệ thống
trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu về dịch vụ khách hàng và tối đa hóa giá trị cho các thành
viên.
2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng.
- Giải quyết cả đầu vào và đầu ra.
- Tối ưu hóa quá trình luân chuyển.
- Tiết kiệm chi phí.
II. Các thành viên trong chuỗi cung ứng.
1. Nhà cung cấp vật liệu.
- Công ty khai khoáng, hóa chất, thép, nông trại,…
- Vật liệu thô, vật liệu trung gian và phụ tùng.
2. Nhà sản xuất.
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất
nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ, … và cũng bao gồm
những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy hải sản. Các nhà sản xuất thành
phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty
khác.


3. Nhà phân phối.
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và
phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà
phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với
khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng
hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ
nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bang hàng,
2
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành
cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức
năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt lien tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
4. Nhà bán lẻ.
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do
nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường
quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của
sản phẩm.
5. Nhà cung cấp dịch vụ.
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ
và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một
hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch
vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ

vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được
biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
6. Tiêu dùng.
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức mà mua và sử dụng sản
phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi
bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/mua sản phẩm về tiêu
dùng. Là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng.
3
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
PHẦN II. THÀNH CÔNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA APPLE
I. Giới thiệu về công ty.
1. Lịch sử hình thành.
Apple Inc là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung
lũng máy tính ( Silicon Valley) ở Cupertino, bang California.
Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc, và
đổi tên vào đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la
Mỹ ( 2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần
mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khách. Sản phẩm nổi
tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc, chương trình nghe nhạc iTunes, iPhone,
nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
2. Quá trình phát triển.
Năm 1976, tại một Gẩ oto nhỏ Paul Jobs 21 tuổi với biệt danh “ kẻ tham vọng” và
Wozniak 26 tuổi thường gọi là “ Thợ hàn” đã xây dựng nên ý niệm đầu tiên về kiểu dáng
cho một chiếc máy tính cá nhân và hình thành lên công ty Apple. Ban đầu họ mở một cửa
hàng có tên “ Byte Shop” bán những phụ tùng máy tính cá nhân và khách hàng đầu tiên
biết đến những chiếc máy với các linh kiện mainboard được hàn bằng tay.
Tháng 5/1976 sản phẩm Apple I ra đời được Byte Shop bán với giá 666,66 USD.
Cái tên “ Quả táo” là ý tưởng của Jobs, vốn là sinh viên đại học Oregon hay làm thêm
bằng nghề thu hoạch táo cho một số trang trại.
Tháng 4/1977 Apple II ra đời với bàn phím, màn hình hiển thị màu. Đây là chiếc

máy tính đầu tiên được bán cho người tiêu dùng phổ thông chứ không phải cho những ai
am hiểu máy tính hay các tập đoàn.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển ngành
công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh – máy tính cá nhân đầu tiên được điều
khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời
điểm đó window vẫn chưa ra đời.
Apple là một trong những nhà sang lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT.
Ngoài những sản phẩm truyênthống như máy ính Macintosh, Apple còn cho ra mắt máy
4
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
nghe nhạc kĩ thuật số iPod và các dịch vụ lien quan rất thành công thông qua iTunes. Đặc
biệt sự ra đời của những chiếc điện thoại iPhone đầu tiên vào năm 2007 đã đưa Apple nên
một tầm cao mới và sự thành công vượt trội.
II. Mô hình chuỗi cung ứng của Apple.
(Mô tả các thành viên trong chuỗi và vai trò của họ trong chuỗi)
1. Nhà cung cấp vật liệu.
5
Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của Iphone
Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của Iphone
Sản suất
Phân phối
Bán lẻ
Tiêu dùng
Trao đổi
Với KH
Trao đổi dv
logistics
Thầu phụ
(FOXCONN)
Cung ứng dv

logistics
Iphon
e
Intel ;
tTTtóh
toToshi
Vật liệu
Trao đổi vật
liệu
Sam sung
Catcher Đài
Loan/Technology
Winteck
Toshiba;TPK holding
Thầu phụ
Sam sung
Catcher đài loan
Wintek
Catcher technology
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
Các bộ phận khác nhau của các sản phẩm của apple đến từ 150 quốc gia từ nhiều
khu vực khác nhau trên thế giới. Phần lớn ăng-ten, kính, kim loại, bộ cảm biến và silicon
được sản xuất ngoài Mỹ.
Apple tìm kiếm các bộ phận và sản xuất ra các sản phẩm, hầu hết ở nước ngoài, là
một cách thức chuẩn trong ngành công nghệ. Các công ty điện tử cho biết các nhà máy
sản xuất châu Á có thể đáp ứng và linh hoạt hơn những công ty ở bất cứ đâu khác trên thế
giới.
Các nhà cung cấp vật liệu chính cho apple như:
TPK Holdings.
TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số lượng,

với 30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Công ty Đài Loan này cũng là nhà phân phối
tấm cảm ứng lớn nhất cho sản phẩm iPad và iPhone của Apple.
Trong quý 2/2011, trên 70% trong số doanh thu 1,12 tỷ USD của TPK là đến từ Apple.
Doanh thu khổng lồ của các sản phẩm của Apple đã giúp TPK thu được mức lợi nhuận kỷ
lục trong quý vừa rồi.
Giới phân tích có đánh giá hết sức khả quan về cổ phiếu của TPK.
Intel
Quan hệ giữa Intel và Apple bắt đầu từ năm 2005, khi Jobs tuyên bố chuyển đổi
sang sử dụng bộ xử lý của Intel trong máy tính Macintosh thay vì của IBM như trước đó.
Thế hệ máy tính Mac đầu tiên dùng bộ xử lý của Intel ra đời năm 2006.
Một số báo cáo cho rằng Apple có thể một lần nữa chuyển sang sử dụng chip xử lý trong
di động của Intel trong các sản phẩm của mình như iPhone và iPad.
Intel cũng đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm chiếm thị phần trong mảng chip không dây từ
trước đến nay do Qualcomm thống trị. Năm ngoái, Intel đã mua bộ phận không dây của
hãng sản xuất chip Infineon Technologies (Đức) với giá 1,4 tỷ USD. Các khách hàng sử
dụng sản phẩm không dây của Infineon gồm có Apple, Samsung và Nokia.
Samsung Electronics
Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Hãng công nghệ khổng lồ
của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple. Mối quan hệ hợp tác của
Samsung và Apple mới có từ vài năm trở lại đây, Samsung vừa là nhà cung cấp vừa là đối
thủ của Apple trong mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng.
6
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
Năm ngoái, hai công ty này đã có nhiều tranh chấp khi Apple buộc tội Samsung
nhái phần mềm và kiểu dáng của iPhone. Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple tội vi phạm
bản quyền. Trong phiên giao dịch hôm thứ 5, cổ phiếu của Samsung đã tăng giá sau phán
quyết của tòa án Hà Lan và thông tin Steve Jobs từ chức.
Mặc dù có những tranh chấp, nhưng 2 công ty này vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác
trong sản xuất và phân phối. Nhiều báo cáo cho biết mối quan hệ hợp tác này đáng giá
trên 5 tỷ USD.

Toshiba
Toshiba chuyên cung cấp tấm LCD cho sản phẩm iPhone 3GS, ổ cứng flash cho
iPhone 4 và được cho là cung cấp màn hình hiển thị Retina của iPhone 4.
Hồi tháng 12/2010, Toshiba công bố kế hoạch chi 1,2 tỷ USD xây dựng nhà máy tại quận
Ishikawa của Nhật để sản xuất tấm LCD độ phân giải cao, chủ yếu để cung cấp cho
iPhone của Apple. Theo Nikkei Business Daily, Apple cũng có vốn trong vụ đầu tư xây
dựng nhà máy này.
Wintek
Wintek là hãng sản xuất linh kiện điện tử có trụ sở tại Đài Loan và hoạt động tại
Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty này chuyên cung cấp màn hình cảm ứng cho iPhone của
Apple.
Cuộc chiến giá cả đang đặt nhiều gánh nặng lên Winteck. Theo một báo cáo của
Digitimes hồi tuần trước, Winteck đã nhận được những đơn đặt hàng màn hình cảm ứng
từ Apple với mức giá giảm gần 50% so với lô hàng trước, thậm chí số lượng đặt hàng cho
quý 3 cũng tăng đáng kể. Giới phân tích dự đoán Apple có thể đang chuẩn bị cho việc
giảm giá trước khi cho ra mắt sản phẩm mới – iPhone 5.
2. Nhà sản xuất của APLLE
Foxconn
Tập đoàn công nghệ Foxconn là hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới với
tên giao dịch là Hon Hai Precision Industry – nhà xuất khẩu lớn nhất tại Trung Quốc đại
lục.
7
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
Công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này lắp ráp các sản phẩm của Apple như
iPad, iPhone, iPod và máy tính Mac tại các nhà máy sản xuất trên khắp Trung Quốc và
Đài Loan.
3. Nhà phân phối của APPLE.
AT&T
AT&T là một trong những đối tác kinh doanh thân thiết nhất với Apple và là hãng
phân phối iPhone duy nhất tại Mỹ từ năm 2007 đến 2011. Đối với AT&T;, iPhone đem lại

lợi nhuận lớn. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, 3,6 triệu chiếc iPhone đã được bán ra và
sử dụng dịch vụ AT&T;, chiếm 23% tổng số kích hoạt mới của AT&T.; Chỉ tính riêng
nửa đầu năm 2011, AT&T; đã thu được 7,2 triệu lượt kích hoạt trên iPhone.
Verizon Communications
Năm 2007, Verizon ban đầu đã tuột mất những khoản lợi nhuận khổng lồ khi
Apple hợp tác với AT&T; trong mảng iPhone.
Nhưng đến tháng 2/2011, hãng phân phối viễn thông lớn nhất nước Mỹ đã lần đầu
tiên cho ra mắt sản phẩm iPhone dùng mạng Verizon. Verizon và Apple đã tiến hành thảo
luận từ năm 2008 và dành một năm để thử nghiệm sản phẩm iPhone trên mạng CDMA
của Verizon.
Trong tuần ra mắt đầu tiên, khoảng một triệu chiếc iPhone sử dụng dịch vụ của
Verizon đã được bán ra, với 60% doanh thu là từ các đơn hàng đặt trước. Trong 6 tháng
đầu năm 2011, tổng cộng đã có 4,5 triệu chiếc iPhone dùng mạng của Verizon được bán
ra.
4. Nhà bán lẻ.
Apple có 326 cửa hàng bán các sản phẩm MacBook, iPod, iPad, iPhone:
Trong năm 2010, số lượt khách đặt chân tới 326 gian hàng bán lẻ của Apple mỗi
quý đã vượt con số 60 triệu lượt khách, doanh thu bán lẻ không tính bán trực tuyến của
Apple tăng 70% lên 11,7 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng doanh thu 76,3 tỷ USD của
hãng, vượt xa mức tăng trưởng 4,5% của lĩnh vực bán lẻ nói chung.
Với nội thất thông thoáng và ánh sáng bắt mắt, các gian hàng của Apple mang lại
không khí thoải mái và tự do. Nhưng Apple luôn theo dõi nhất cử nhất động của khách
hàng và nhân viên. Các nhân viên được lệnh không bàn tán với khách về các tin đồn sản
8
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
phẩm, các kỹ thuật viên không được hấp tấp thừa nhận những lỗi sản phẩm, và bất kỳ ai
tiết lộ về công ty trên Internet sẽ bị sa thải ngay lập tức. Các nhân viên bán lẻ của Apple
được trả từ 9-15 USD mỗi giờ, và tăng lên 30 USD/giờ nếu là giám sát
Apple hiện đang tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp tại cửa hàng. Công ty đã
xây dựng một khu thiết kế riêng “Briefing Rooms” ở một số cửa hàng, và đầu năm nay,

đã ra dịch vụ “Joint Venture” để cung cấp một chương trình riêng cho các khách hàng
doanh nghiệp. Các lãnh đạo bán lẻ của Apple gọi đó là “những viên gạch đầu tiên cho
thập kỷ bán lẻ mới”.
5. Nhà cung cấp dịch vụ.
Trở thành nhà cung cấp cho Apple vô cùng hấp dẫn bởi đơn hàng lớn, không phải ai
cũng muốn trở thành nhà cung cấp cho Apple vì cũng đầy thử thách vì nhiều ràng buộc.
Khi Apple yêu cầu báo giá cho các thành phần như màn hình cảm ứng, công ty yêu cầu
bản tính toán chi tiết tại sao đạt mức giá này, bao gồm cả ước tính chi phí nguyên vật liệu
và nhân công, và lợi nhuận dự định.
 Vận chuyển: Apple chi rất mạnh bạo cho chi phí vận chuyển, khi cần thiết Apple
sẵn sàng vận chuyển bằng đường hàng không cho các sản phẩm của mình, Theo
John Martin, chuyên gia logistics từng làm việc với Jobs khi sắp xếp các chuyến
bay, để đảm bảo những chiếc iMac xanh được xuất hiện rộng rãi đúng dịp Giáng
sinh 2010, Jobs đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa hàng hóa bằng đường
hàng không. Động thái này khiến các đối thủ khác như Compaq điêu đứng khi
chậm chân trong đăng kí vận tải bay.
 Thiết kế: Quyết định tập trung vào ít dòng sản phẩm và tùy biến ít thay đổi là lợi
thế rất lớn của Apple.Họ có rất ít sản phẩm, chỉ tập trung vào các sản phẩm
MacBook, iPod, iPad, iPhone. Theo Matthew Davis, chuyên gia chuỗi cung ứng tại
Hãng nghiên cứu Gartner – người xếp Apple là chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới
trong 4 năm qua, “Apple sở hữu chiến lược rất thống nhất, và mọi phần trong kinh
doanh đều xoay quanh chiến lược này.”
 Tư vấn : Apple đã đặt ra quy định về “các bước phục vụ khách hàng” bao gồm:
“Lại gần khách hàng với thái độ chào đón thân tình”, “Hỏi han lịch sự để hiểu các
nhu cầu của khách”, “Đưa ra một giải pháp để khách hàng có thể áp dụng tại nhà
9
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
ngay trong ngày”, “Lắng nghe và giải quyết bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào của
khách hàng”, và “Kết thúc bằng lời chào tạm biệt thân tình và lời mời quay trở
lại”. Trong nguyên gốc tiếng Anh, các chữ cái bắt đầu các nguyên tắc này ghép lại

thành từ “APPLE”.
 Quản lý kho hàng: quản lý kho hàng của Apple là vô cùng tốt, Apple đã ko trực
tiếp sản xuất hàng hóa mà thuê các nhà máy Foxconn sản xuất thiết bị ở Trung
Quốc để chế tạo những thiết bị của mình.Apple chỉ việc phân phối các sản phẩm
của mình. Từ đó quả táo có thể phân phối sản phẩm của mình tới tay khách hàng
nhanh hơn.
Các nhà cung cấp thiết bị đóng vai trò sống còn với Apple, Apple phải nhờ đến
hơn 156 nhà cung cấp dịch vụ, tuy vậy với sự lựa chọn khôn khéo của mình Apple đã tìm
được nhưng nhà cung cấp tốt nhất có giá thành rẻ.
6. Tiêu dùng.
Nhìn tổng quát lại,khách hàng của Apple chủ yếu là cá nhân, ai dùng hàng apple
đều thuộc tầng lớp khá giả. Tầng lớp khá giả ngày nay đều là những người nhiều tiền bận
rộn, ít có thời gian hoặc ngại vọc vạch công nghệ, thích sự thuận tiện, thời trang, thường
hay giao lưu công việc khoe khả năng tài chính. Tầng lớp này chỉ chiếm tầm 20-30% dân
số toàn cầu, nhưng họ lại sở hữu tài sản chiếm tới 70-80% tổng tài sản của công dân toàn
cầu. Đây quả là tập khách hàng tiềm năng và sẵn sàng chi trả để được sở hữu những sản
phẩm công nghệ đỉnh cao nhất, thời thượng nhất, những đối tượng này họ ít khi đắn đo
khi xuống tiền mua sản phẩm của Apple.
Apple áp dụng chiến lược hớt váng sữa cho các sản phẩm mới ra của mình. Khi
tung ra 1 sản phẩm nào đó thì giá của sản phẩm đó rất cao, một thời gian sau thì giảm giá
mạnh để thu hút người tiêu dùng. Cụ thể:
iPhone 4 16GB 13/06/2010: 28.500.000đ
13/6/2011: 15.000.000đ
20/4/2012: 11.000.000đ
10
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
Ra mắt ở Việt nam vào ngày 13/6/2010 giá của Iphone 4 phiên bản 16GB có giá
hơn 28 triệu, khách hàng chủ yếu là tầng lớp thượng lưu có tài chính mạnh hay những
người yêu thích công nghệ mới, muốn khẳng định bản thân. Sau khi ra mắt đc 1 năm, giá
của Iphone 4 đã giảm mạnh xuống còn 11 triệu. đối tượng là những người có tài chính ít

hơn…
III. Thành công của Iphone.
1. Những thành công của Iphone
- Ngay từ khi ra đời Iphone đã vô cùng thành công, ngay trong ngày ra mắt đầu tiên
Iphone đã tiêu thụ được nổi lên trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại: Sau
2 năm, Iphone đã chiếm lĩnh tới 17% thị trường Smartphone, và thậm chí có lúc bán được
hơn 1 triệu chiếc chỉ trong 1 ngày!
- Nhìn lại 5 năm "làm mưa làm gió" của iPhone
- 29/6/2007, iPhone, chiếc điện thoại làm thay đổi cả lịch sử của quá trình phát triển
smartphone đã được Apple trình làng. Hãy cùng nhìn lại 4 năm tồn tại và phát triển của
iPhone, cùng những sự ảnh hưởng của chiếc smartphone này đến nền công nghệ toàn cầu.
- Đúng 5 năm trước, iPhone, chiếc điện thoại không chỉ làm thay đổi tầm vóc của
Apple, mà còn làm thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị di động, cũng như làm
rúng động cả giới công nghiệp đã được Apple trình làng.
- Nhắc đến iPhone, cho dù là những ai yêu thích Apple, những chuyên gia công nghệ
lẫn những khách hàng thông thường nhất cũng phải dành cho chiếc smartphone này
những sự kính trọng nhất định.
- Cho dù có yêu thích Apple hay không, thì tất cả mọi người cần phải thừa nhận, sự ra
đời của iPhone không giống với sự ra đời của bất kỳ thiết bị công nghệ nào khác, mà đó
được xem là như tiếng chuông đầu tiên cho một cuộc cách mạng trên thị trường
smartphone.
- Trong 5 năm ra đời và phát triển, iPhone đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp di
động. Các hãng sản xuất điện thoại nổi tiếng trên toàn cầu như Nokia, Samsung hay
Motorola… cũng đã phải thay đổi lại chiến lược phát triển di động của mình: tập trung
vào những chiếc smartphone hỗ trợ màn hình cảm ứng, và đặc biệt là tăng cường hỗ trợ
ứng dụng cho nền tảng di động.
- Không chỉ làm thay đổi nền công nghiệp di động, iPhone còn làm thay đổi cả Apple.
Mặc dù đã đạt được những thành công vang dội trong quá khứ với iMac, iPod hay
11
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09

iTunes… nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện của iPhone, Apple đã thực sự trở thành một
trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
- Trong 5 năm tồn tại và phát triển, cuộc đua trên thị trường di động trở nên gay cấn và
hấp dẫn hơn bao giờ hết, với sự ra đời của hàng loạt sản phẩm được mệnh danh là “sát thủ
của iPhone”, với mong muốn lật đổ sự thống trị của iPhone trên thị trường di động. Tuy
nhiên, iPhone vẫn tiếp tục “thống trị” và vượt qua những đối thủ khác để tiếp tục là chiếc
smartphone “hot” nhất hiện nay.
- Hãy cùng nhìn lại 4 năm ra đời và phát triển của iPhone qua những cột mốc đáng nhớ
dưới đây:
- 29/7/2007: iPhone được “lên kệ” đầu tiện tại Mỹ và thực sự gây nên một cơn sốt cho
người dùng tại đây.
- Chỉ trong vòng 30 tiếng đầu tiên sau khi được bày bán, 270 ngàn chiếc Apple đã được
bán đi.
- Gần 3 tháng sau, 11/9, “cơn sốt” iPhone lan truyền đến châu Âu, xuất hiện đầu tiên tại
Anh và Pháp.
- 05/02/2008, để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng, Apple cho xuất
xưởng iPhone với phiên bản bộ nhớ 16GB. Trước đây, iPhone chỉ có 2 phiên bản 4GB và
8GB.
- 6/03/2008, iPhone đặt tên cho hệ điều hành sử dụng trên iPhone là iPhone OS. Sau đó,
tên gọi này được đổi thành iOS như chúng ta biết đến ngày nay.Hiện phần lớn các thiết bị
di động của Apple đều sử dụng hệ điều hành này, bao gồm iPhone, iPad, iPod Touch,
Apple TV…
- 9/6/2008: 1 năm sau khi ra mắt phiên bản iPhone đầu tiên, tiếp nối “cơn sốt” iPhone
vẫn còn đang ở giai đoạn cao trào, Apple tiếp tục trình làng phiên bản tiếp theo, iPhone
3G, kết nối và hỗ trợ tốt hơn với công nghệ 3G.
- 10/7/2008: với sự phát triển nhanh chóng của iPhone và iPhone 3G, Apple khai trương
gian hàng ứng dụng App Store, với các ứng dụng được phát triển trên nền tảng iOS.
- 13/7/2008: chỉ 3 ngày sau khi được khai trương, đã có hơn 800 ứng dụng xuất hiện
trên gian hàng này và có hơn 10 triệu lượt tải các ứng dụng.
- 23/4/2009: Apple ghi nhận lượt download 1 tỷ trên gian hàng ứng dụng App Store.

Vào thời điểm này, đã có hơn 35 ngàn ứng dụng dành cho iOS xuất hiện trên App Store.
- 19/6/2009: 1 năm sau khi ra mắt iPhone 3G, Apple tiếp tục trình làng “người kế tục”
iPhone 3GS. Đây không thực sự là một phiên bản nâng cấp của iPhone 3G, mà là một
phiên bản có một vài sự điều chỉnh để tạo ra sự khác biệt.
12
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
- Iphone 3GS ra mắt với 2 phiên bản bộ nhớ: 16GB và 32 GB.
- 24/6/2010: iPhone 4, phiên bản được xem là thành công nhất trong số 4 phiên bản của
iPhone được chính thức “lên kệ”.
- Tháng 5/2011, Apple cho biết đã chấp thuận ứng dụng thứ 500 ngàn xuất hiện trên
App Store của mình.
- Với thành công ngoài mong đợi của iPhone, Apple nhanh chóng vươn lên trở thành
một trong những tập đoàn giá trị nhất thế giới.
- Giá cổ phiếu của Apple khi thời điểm iPhone phiên bản đầu tiên được ra mắt cách đây
4 năm ở vào khoảng 122,04 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau 4 năm và 4 phiên bản
iPhone được trình làng, hiện nay, giá cổ phiếu của Apple đã đạt mức 331.23/cổ phiếu.
- Hiện tại, giá trị ước tính của Apple ở vào khoảng 306,3 tỷ USD.
- Cùng với "sức nóng" tiếp tục lan tỏa của iPhone, và những phiên bản mới tiếp tục ra
mắt trong tương lai, chắc hẳn, giá trị của Apple sẽ còn tiếp tục tăng lên nhanh chóng
trong thời gian tới đây.
2. Phân tích các yếu tố thành công
Để có được sự thành công như trên của Iphone là cả một quá trình dài với chiến
lược kinh doanh độc đáo và ấn tượng của Apple và rất nhiều các yếu tố khác của Apple.
Trong đó không thể thiếu tầm quan trọng của chuỗi cung ứng khổng lồ hoạt động nhịp
nhàng của Apple.
Vậy chuỗi cung ứng của Apple góp phần vào thành công Như thế nào?
2.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất
Apple dã xây dựng một hệ sinh thái khép kín tại đó Apple áp dụng kiểm soát với
hầu như mọi phần của chuỗi cung ứng từ thiết kế đến các cửa hàng bán lẻ.
Do có khối lượng lớn - và hoạt động không ngừng, Apple có được sự giảm giá lớn

với hầu hết các linh kiện, với năng lực sản xuất và cước phí vận tải hàng không. Mike
Fawkes, cựu giám đốc chuỗi cung ứng tại Hewlett-Packard và hiện là nhà đầu tư mạo
hiểm của VantagePoint Capital Partners nói: "Sự tinh thông trong quá trình hoạt động là
một tài sản lớn cho Apple cũng như sự đổi mới sản phẩm hoặc marketing. Họ đã thực
hiện quá trình hoạt động xuất sắc tới mức chưa từng thấy trước đây.
Hãng ước định được số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được trong tương lai và
dám trả đứt một khoản tiền lớn cho các nhà cung cấp để đảm bảo họ sẽ sản xuất linh kiện
chỉ cho riêng Apple trong nhiều năm sau đó. Đơn cử năm 2005, Apple đã trả 1,25 triệu
13
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
USD cho các nhà cung cấp để đảm bảo họ sản xuất con chip memory flash cho iPod và
các thiết bị khác của riêng Apple trong vòng 5 năm. Quý ba vừa qua, Apple cũng đã chi
82 tỷ USD để làm những việc tương tự.
Tâm lý chi tiền bạo tay bất cứ lúc nào cần thiết, và gặt hái lợi nhuận từ tổng lượng
sản phẩm lớn hơn trong dài hạn đã được “thể chế hóa” trong suốt chuỗi cung ứng của
Apple, ngay từ khâu thiết kế. Ive và đội kĩ thuật có lúc sống hàng tháng trời trong khách
sạn chỉ để gần gũi hơn với các nhà cung cấp và sản xuất, tinh chỉnh quá trình công nghiệp
chuyển hóa từ nguyên mẫu sang thiết bị sản xuất hàng loạt, nhà thiết kế của Apple phải
hợp tác với nhà cung cấp tạo ra thiết bị mới hoàn toàn.
Thời điểm đi vào sản xuất, Apple mang theo vũ khí hơn 80 tỉ USD tiền mặt và đầu
tư: năm tới, Apple dự định tăng gấp đôi chi phí vốn cho chuỗi cung ứng lên 7,1 tỉ USD,
trong đó xác nhận dành 2,4 tỉ USD để trả trước cho các nhà cung cấp chính. Chiến thuật
đảm bảo sự sẵn sàng và giá thấp cho Apple, và nhằm hạn chế khả năng của mọi đối thủ
khác.
Apple yêu cầu báo giá cho các thành phần như màn hình cảm ứng, công ty yêu cầu
bản tính toán chi tiết tại sao đạt mức giá này, bao gồm cả ước tính chi phí nguyên vật liệu
và nhân công, và lợi nhuận dự định. Một giám đốc từng tư vấn cho Apple tiết lộ Apple
đòi nhiều nhà cung cấp chính dự trữ hàng tồn kho trong 2 tuần cách nhà máy lắp ráp tại
châu Á 1 dặm, và đôi lúc không trả tiền tới 90 ngày sau khi đã sử dụng.
Một lãnh đạo từng làm việc với các nhà sản xuất quan trọng cho biết chiến thuật

mặc cả của Apple có xu hướng gây áp lực giảm giá, dẫn tới lợi nhuận thấp hơn. Sau nhiều
tháng đàm phán, Apple yêu cầu nhà cung ứng cam kết huy động mọi năng lực sản xuất
dồn cho sản phẩm của Apple.
Nhiều tuần sau khi công bố sản phẩm iphone, các nhà máy phải hoạt động quá
công suất để tạo ra hàng trăm nghìn thiết bị. Để kiểm soát hiệu quả và đảm bảo bí mật
trước khi ra mắt, Apple đặt màn hình điện tử trong nhiều hộp cho phép theo dõi các công
ty Trung Quốc như một nỗ lực nhằm giảm thiểu tối đa tin tức rò rỉ.
Apple đã kiểm soát chăt chẽ các nhà cung cấp và nhà sản xuất để đảm bảo luôn
đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu với giá cả được chiết khấu lớn cho đơn hàng khổng lồ
để đảm bảo cho quá trình xuất liên tục đáp ứng nhu cầu khổng lồ về Iphone của khách
14
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
hàng. Sự kết hợp nhịp nhàng của bên kỹ thuật, cung ứng và sản xuất đã giúp Iphone luôn
sẵn sàng hàng bán vào đúng thời điểm và hạn chế được đối thủ cạnh tranh.
2.2. Về dịch vụ
a. Dịch vụ phần mềm:
Apple phát triển gian hàng App store và bắt tay với các nhà phát triển ứng dụng.
Đến 5/2011 thì trên gian hàng đã có đến 500000 ứng dụng hiện có 37% số ứng dụng trên
App Store là miễn phí, trong khi đó với các ứng dụng có thu phí, giá trung bình của mỗi
ứng dụng là 3,64 USD. Trong đó, 30% doanh thu từ các ứng dụng sẽ được Apple nắm
giữ, trong đó 70% doanh thu sẽ dành cho các nhà phát triển ứng dụng.
b. Dịch vụ vận chuyển:
Một ví dụ khá điển hình cho việc chi mạnh tay cho chuỗi cung ứng của Apple là
việc Steve Jobs đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa hàng hóa bằng đường hàng
không trong khi mọi nhà sản xuất máy tính đều vận chuyển sản phẩm bằng đường biển.
Apple nhận ra vận chuyển nhiều trên máy bay có thể tiết kiệm hơn hơn khi gửi trực
tiếp từ nhà máy sản xuất tại Trung Quốc tới tận cửa nhà khách hàng. Việc mọi người đặt
mua và nhận hàng chỉ sau vài ngày, hay có thể theo dõi sát sao hành trình sản phẩm thông
qua trang web của Apple.
c. Nhà phân phối, nhà bán lẻ.

Ví dụ điển hình về chuỗi cung ứng ưu việt của Apple là khi lần lượt tiết lộ các sản
phẩm nổi tiếng, một quá trình được dàn xếp chặt chẽ qua nhiều năm với Mac, iPod,
iPhone, iPad. Nhiều tuần sau khi công bố sản phẩm, các nhà máy phải hoạt động quá
công suất để tạo ra hàng trăm nghìn thiết bị. Để kiểm soát hiệu quả và đảm bảo bí mật
trước khi ra mắt, Apple đặt màn hình điện tử trong nhiều hộp cho phép theo dõi các công
ty Trung Quốc như một nỗ lực nhằm giảm thiểu tối đa tin tức rò rỉ.,đã ít nhất một lần,
công ty đã giao sản phẩm trong thùng cà chua để tránh bị phát hiện.
Sản phẩm hoàn thiện đóng trong bao kín, và thường xuyên được kiểm tra tại mỗi
điểm bàn giao – cảng, sân bay, kho xe tải, trung tâm phân phối để đảm bảo không sản
phẩm nào thất thoát. Chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple chính là lợi thế vận hành cuối
cùng. Một khi sản phẩm được bày bán, công ty có thể theo dõi nhu cầu của từng cửa hàng
theo từng giờ, và điều chỉnh dự báo sản xuất hàng ngày.
15
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – NHÓM 09
Lợi nhuận khổng lồ của Apple – lợi nhuận gộp 40% năm 2010 so với 10-20% của
các công ty khác – phần lớn dựa vào quá trình vận hành. Time Cook- Vị tân Tổng giám
đốc dùng khẩu hiệu đanh thép để nói về sự cần thiết của hiệu quả: “Không ai muốn mua
sữa bị chua.” Sữa sẽ không bao giờ bị chua nếu nhà bán lẻ có một chuỗi cung ứng ưu việt.
Điều này chứng tỏ rằng việc bán lẻ có 1 chuỗi cung ứng ưu việt khiến cho Apple
taoh ra lợi thế lớn và thành công hơn so với hầu các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
3. Nhận xét.
Apple đã thành công lớn trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Thực chất, Apple có
thể được coi là 4 công ty con và tất cả đều hợp nhất thành một. Apple là công ty cung cấp
phần cứng, tạo ra phần mềm, bán dịch vụ và đảm nhận luôn khâu phân phối sản phẩm.
Apple gần như đã bao trọn chuỗi cung ứng cho một sản phẩm công nghệ. Lĩnh
vực mà tập đoàn của Steve Jobs hiện vẫn chưa thể chen chân vào được có lẽ là tự sản
xuất và cung cấp linh kiện cho chính mình để tạo ra thành phẩm.
Apple đã kiểm soát gần như tất cả các khâu quan trọng nhất. Hãy tưởng tượng một
công ty sẽ vô cùng nguy hiểm như thế nào khi vừa có trong tay thiết bị phần cứng (iPad,
iPhone, iPod, Mac ), vừa sở hữu phần mềm (iOS, MacOS) và có thể tùy chỉnh phần

mềm theo ý thích để phù hợp với phần cứng. Thêm vào đó là marketing và phân phối sản
phẩm của Apple Store, liên kết với các dịch vụ cây nhà lá vườn như iTunes và iCloud,
kiểm soát các đối tác bán hàng của Apple Store.
Apple chiếm được vị thế như ngày hôm nay cũng vì Steve Jobs và các cộng sự đã
hoàn thành quá tốt các công việc, đặc biệt là công đoạn phân phối sản phẩm qua hệ thống
bán lẻ Apple Store.
Chuỗi cung cứng chính là con át chủ bài giúp Apple xử lí được lượng hàng lớn mỗi
khi tung ra mà không cần lo lắng về lượng hàng tồn kho giá trị lớn. Dù thường xuyên bị
chỉ trích vì bán sản phẩm giá cao hơn mọi đối thủ nhưng Apple có thể kiếm được 25% lợi
nhuận trên mỗi iPad.
16

×