Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

thảo luận logistics kinh doanh thương mại Vinafo_Thực trạng của vận chuyển hàng hóa tại các DNVN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.58 KB, 19 trang )

LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Lời mở đầu
Từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cho đến nay, vận tải hàng hoá
luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách khâu
phân phối và lưu thông hàng hoá. Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế
là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải là
quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”. Vận tải
hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần
phát triển của xã hội. Vận chuyển hàng hoá sẽ đóng góp một vai trò quan trọng
trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước.
Dưới góc độ chức năng quản trị logistics trong DN, hoạt động vận chuyển
được ví như sợi chỉ liên kết các tác nghiệp sản xuất-kinh doanh tại các địa bàn khác
nhau của doanh nghiệp.Vận chuyển để cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm
và hàng hóa đầu vào cho các cơ sở trong mạng lưới logistics.Vận chuyển để cung
ứng hàng hóa tới khách hàng đúng thời gian và địa điểm họ yêu cầu, đảm bảo hàng
hóa an toàn trong mức giá thỏa thuận.Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là chi phí
vận chuyển vẫn còn cao trong các DN. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị
trường các DNVN hiện nay cần thiết phải tìm ra các biện pháp để cắt giảm chi phí
đến mức tốt nhất có thể.Đề tài của chúng tôi " Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
chi phí vận chuyển từ đó đề xuất các giải pháp giảm CPVT cho cac DN tại VN hiện
nay
1
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
I. Các nhân tố thuộc về sản phẩm.
1. Khoảng cách vận chuyển.
Khoảng cách vận chuyển là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển.
Ta có Σ CFVC = CFBĐ + CFCĐ trong đó :
CFBĐ bao gồm 2 loại
• CFBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của khoảng cách vận chuyển như chi
phí nguyên nhiên liệu, chi phí lao động trực tiếp, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí


tạo lập lô hàng, chi phí hành chính, lệ phí đường,
• CFBĐ chỉ thay đổi khi khoảng cách vận chuyển thay đổi nhiều và rõ ràng như chi
phí lao động gián tiếp, chi phí duy tu, bảo dưỡng máy móc phương tiện vận tải, …
CFCĐ bao gồm chi phí mua phương tiện vận tải, chi phí đầu tư thiết bị bảo quản
hàng hóa, chi phí khấu hao máy móc, phương tiện vận tải, …
Đồ thị minh họa mối quan hệ giữa chi phí vận chuyển và khoảng cách.

Chi phí vận chuyển

Khoảng cách vận chuyển
2
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Khi khoảng cách vận chuyển càng lớn, chi phí biến đổi càng tăng sẽ kéo theo
tổng chi phí vận chuyển cũng tăng theo. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ
tuyến tính cho dù chi phí vận chuyển là hàm số của khoảng cách vận chuyển và thể
hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận. Do chi phí cố định phần lớn không phụ thuộc vào
khoảng cách vận chuyển nên tốc độ tăng chi phí vận chuyển theo khoảng cách vận
chuyển có xu hướng giảm dần.
Khi khoảng cách vận chuyển tăng lên trong phạm vi phù hợp, chi phí cố định bình
quân trên mỗi đơn vị khoảng cách vận chuyển sẽ giảm dần.
2. Sự phân bố cân đối giữa nguồn hàng và khu vực thị trường.
Nguồn hàng của doanh nghiệp phân bố càng hợp lý trong khu vực thị trường,
tạo được sự cân đối về khoảng cách giữa doanh nghiệp với các khách hàng thì
doanh nghiệp càng có điều kiện đảm bảo hoạt động cung cấp hàng hóa diễn ra tốt
nhất và giảm được chi phí do tân dụng được lợi thế về khoảng cách trong mỗi lần
vận chuyển tới mỗi khu vực thi trường khác nhau.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng có khả năng tận dụng lợi thế về quy mô lô
hàng và khoảng cách vận chuyển trong những trường hợp nhất định. Với những
khách hàng nằm trong cùng một khu vực địa bàn thi trường, có khoảng cách gần
nhau, doanh nghiệp có thể gom những lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn rồi vận

chuyển liên tiếp cho từng khách hàng. Như vây, doanh nghiệp có thể tận dụng tối
đa công suất vận chuyển của mỗi chuyến hàng, giảm số lần chuyển tải, giảm
khoảng cách vận chuyển không cần thiết, nâng cao hiệu số sử dụng quãng đường
vận chuyển, qua đó giảm chi phí vận chuyển.
Cuối cùng, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa tuyến
đường vận chuyển của mình và thiết kế hệ thống hậu cần tốt, doanh nghiệp có thể
3
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
tạo ra khả năng sử dụng phương tiện vận tải chạy hai chiều và tận dụng được những
hành trình không tải, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển.
3. Mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị vận tải.
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO và Bộ Thương mại tăng cường
thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại, ngành vận tải của Việt Nam hứa hẹn
sẽ có nhiều bước phát triển mới. Số lượng các doanh nghiệp tham gia cung ứng
dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng.
Mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị vận tải tăng buộc các doanh nghiệp phải tìm
cách để nâng cao chất lượng phục vụ và giảm giá cước vận chuyển để thu hút
khách hàng. Điều này chịu ảnh hưởng lớn của chi phí vận chuyển vì chi phí vận
chuyển là nhân tố quan trọng nhất quyết định mức cước vận chuyển của một doanh
nghiệp vận tải.
II. Các nhân tố thuộc về thị trường.
1. Khối lượng hang hóa vận chuyển:
Vận chuyển là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Cũng như nhiều
hoạt động logistics, tính kinh tế nhờ qui mô đúng với vận chuyển hàng hoá. Mối
quan hệ giữa chi phí vận chuyển bình quân và khối lượng hàng hoá vận chuyển
được thể hiện trên đồ thị
4
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
x là giá/đơn vị khối lượng
y là khối lượng vận chuyển

Theo đồ thị, chi phí bình quân/đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm
khi khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng lên.Đó là do chi phí cố định được phân
bổ đều cho toàn bộ khối lượng hàng hoá vận chuyển. Vận dụng tính chất này để khi
vận chuyển, có thể tập hợp lô hàng nhỏ thành các lô hàng lớn hơn để có ưu thế kinh
tế nhờ qui mô.
VD: khi ta vận chuyển lúa gạo từ Hải Dương sang Phối nối và ngô + rau củ vào
Hà Nội thì chúng ta không nên vận chuyển trên 2 xe chở hàng mà lên gộp chúng lại
vận chuyển vì 2 địa chỉ là Phố Nối và Hà Nội xe có thể chạy trên cùng một trục
đường và đặc trưng của 2 mặt hàng này ki xếp cùng một xe hàng thì không ảnh
hưởng đến chất lượng của sản phẩm do đó có thể giảm được chi phí vận chuyển về
mặt nhân lực, phương tiện cũng như thời gian. Khối lượng vận chuyển tăng thì chi
phí bình quân trên một đơn vị khối lượng hang hóa vận chuyển giảm.
- Gộp các lô hàng nhỏ thành các lô hang lớn hơn
2. Trọng khối (độ chặt)
Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ. Nhân tố
này khá quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị
5
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
khối lượng. Phương tiện bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải. Do lao
động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm
có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp.
VD: khi vận chuyển chè chúng ta nên đóng gói chân không chúng ta vừa có thể
bảo quản chè trong điều kiện phù hợp và làm tăng độ chặt( có thể vận chuyển với
khối lượng lớn mà dung tích chiếm chỗ lại hợp lý) làm giảm chi phí vận chuyển.
Hàng hóa có tốc độ chặt càng cao thì vận chuyển càng hiệu quả.
Bao gói, đóng kiện và sử các loại bao bì được tiêu chuẩn hóa.

x là giá/đơn vị khối lượng
y là độ chặt sản phẩm
3.Hình dạng hàng hóa:

Hình dạng kích thước hàng hoá có ảnh hưởng đến việc sử dụng dung tích
phương tiện vận tải. Hàng hoá cồng kềnh,hình dạng không thống nhất làm giảm
khả năng chứa hàng, giảm hệ số sử dụng trọng tải, và do đó làm tăng chi phí. Khi
vận chuyển đường dài, có thể vận chuyển hàng hoá ở dạng đóng hộp linh kiện, sau
đó lắp ráp ở khu vực tiêu thụ.
6
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
VD: vận chuyển xe máy từ Thái Lan về Việt Nam chúng ta không nên vận chuyển
cả chiếc xe trên phương tiện vận tải vì nó rất cồng kềnh trên đường vận chuyển có
thể gây va chạm làm ảnh hưởng đến chất lượng xe( xước, gẫy, vỡ…). Vì vậy chúng
ta nên tháo từng bộ phận ra đóng hộp và vận chuyển nó sẽ làm giảm chi phí vận
chuyển.
Hàng hóa cồng kềnh, hình dạng không thống nhất làm tăng chi phí vận
chuyển.
Khi vận chuyển đường dài, có thể vận chuyển hàng hóa dưới dạng đóng hộp
linh kiện, sau đó lắp ráp tại khu vực tiêu thụ.
4. Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hóa:
Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng
đến chi phí vận chuyển. Hàng hoá đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt hoặc là xe
chuyên dụng thì sẽ có chi phí cao hơn.khi có yêu cầu về điều kiện bảo quản và xếp
dỡ hàng thì chúng ta nên tuân thủ nghiêm nghiêm ngặt để tránh hàng hóa hư hỏng
và làm giảm chi phí hàng hóa hư hỏng.
VD: khi mà chúng ta vận chuyển hàng hóa như sản phẩm đông lạnh thì cần chi phí
vận chuyển cao hơn vì cần có xe chuyên dụng cần vận chuyển trong thời gian
nhanh và đặ biệt là sản phẩm phải được ướp lạnh.Các sản phẩm đồng nhất về hình
khối, hoặc đóng thành kiện vuông vắn sẽ góp phần giảm tổng chi phí vận chuyển.
5. Trách nhiệm pháp lí:
7
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Trách nhiệm pháp lý có liên quan đến những rủi ro,thiệt hại trong quá trình vận

chuyển. Các yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do rủi ro: hàng hoá dễ
hỏng,những thiệt hại do chất xếp, khả năng xảy ra trộm cắp, khả năng cháy nổ, giá
trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi
phí càng nhiều. Người vận chuyển phải mua bảo hiểm để đề phòng khả năng xấu
nhất hoặc chấp nhận bất kỳ mọi sự thiệt hại. Người giao hàng có thể giảm rủi ro và
do đó giảm chi phí vận chuyển bằng cách cải tiến bao gói hoặc giảm bớt những khả
năng xẩy ra hao hụt hoặc thiệt hại.
VD: khi vận chuyển hàng hóa có khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình vận chuyển
nhưng sản phẩm dễ đổ vỡ , nguy cơ cháy nổ, đổ cỡ như: xăng dầu, gas, những đồ
thủy tinh…. Thì doanh nghiệp vận chuyển nên mua bảo hiểm cho hàng hóa và
doanh nghiệp thuê ngoài nên cho biết về giá trị của hàng hóa để có thể theo dõi
giám sát trong quá trình vận chuyển và tránh được rủi ro trong quá trình vận
chuyển.Cải tiến bao bì vận chuyển, vận chuyển bằng container có thể giảm đáng kể
những rủi ro.
PHẦN II. LIÊN HỆ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Thực trạng của vận chuyển hàng hóa tại các DNVN hiện nay.
Cũng như các nước đang phát triển trong khu vực, các doanh nghiệp logistics
của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc liên kết, hợp tác giữa
các doanh nghiệp còn yếu ; nguồn nhân lực cũng rất hạn chế và chưa được đào tạo
một cách bài bản. Quan trọng hơn, ngành logistics vẫn chưa tạo được hành lang
vận tải đa phương thức để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa chất lượng cao
của các nhà xuất nhập khẩu.
8
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Ngoài ra, chính hệ thống giao thông không đồng bộ, chất lượng dịch vụ kém đã
khiến cho cước phí vận chuyển của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á. Việt Nam lại
thiếu các cảng nước sâu, cảng trung chuyển, công nghệ bốc xếp tại nhiều cảng vẫn
còn thô sơ nên năng suất chưa cao. Kho bãi cũng chưa được đầu tư xây dựng theo
chuẩn quốc tế khiến khách hàng e ngại khi chọn Việt Nam làm điểm trung chuyển.
Chi phí vận tải biển ở Việt Nam thuộc loại cao nhất trong khu vực, mặc dù

nước ta đãcó lợi thế lớn nằm ở giữa vùng trung chuyển quốc tế. Để vận tải một
container 40 feet sang Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải chi trung bình 3.000 USD
trong khi Trung Quốc là 2.700 USD, Thái Lan là 2.500 USD. Nguyên nhân là do
các doang nghiệp Việt Nam phải thuê các hãng vận tải nước ngoài và bắt buộc phải
mua bảo hiểm nước ngoài, trong khi các hãng bảo hiểm nước ngoài luôn tính chi
phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam theo mức cao nhất.
Chi phí vận tải đường bộ nội địa cũng rất tốn kém, vì hệ thống giao thông nội
địa vừa kém phát triển vừa phức tạp. Nhiên cứu của Viện Chiến lượng phát triển
Giao thông vận tải phối hợp với Công ty tư vấn Meyrick and Associates cho thấy,
giao thông vận tải ở Việt Nam chiếm khoảng 20% phí sản suất. Trong khi đó, con
số này ở Nhật Bản khoảng 5% phí sản suất, ở Mỹ là 8.4%, Úc 9%. Ngay cả các
nước phát triển như Trung Quốc, Brazin cũng chỉ khoảng 10-15%. Theo báo cáo
Vietnam Logistics 2009 của tổ chức nghiên cức thị trường Transport Intelligrnce,
chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoản 25% GDP, cao hơn nhiề so với
Mỹ(9.5%), Trung Quốc (21.6%). Riêng phí vận
chuyển ( phần chính trong chi phí logistics) chiếm khoản 30-40% giá thành sản
phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở quốc gia khác.
 Chi phí vận tải cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh cạch tranh về sản
phẩm hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa.
Theo ước tính, cứ giảm 1% chi phí vận chuyển giúp giảm 0.1% giá bán cuối cùng.
9
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Tuy nhiên điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng quản lý
được các chi phí vận chuyển, hay thực chất là phí vận chuyển ngoài tầm kiểm soat
về doanh nhiệp. Lý do chính là với các doanh nghiệp xuất khẩu do hơn 90% hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam theo điều kiện FOB nên các chi phí do đối tác nước
ngoài đàm phán với các hãng tàu.
Điều này khiến cho doanh nghiệp Việt Nam không quản lý được chi phí vận
chuyển rất dễ để các nhập khẩu nước ngoài hạ giá thành sản phẩm. Việc thay đổi
tập quán này không đơn giản do các doanh nhiệp xuất khẩu Việt Nam còn thiếu

thông tin về thị trường quốc tế, chưa có đại diện ở nước ngoài, thiếu liên kết các
hãng vận tải trong và ngoài nước.
Tổng Giám đốc Công ty ATL (Trade & Logistics) Ruby Ngọc cho biết, làm
logistics ở Việt Nam hạn chế nhất là giao thông đường bộ. Việc giao nhận luôn gắn
liền với tốc độ thời gian và đó cũng chính là uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
doanh nghiệp không thể chủ động thời gian được vì giao thông phụ thuộc vào cơ sở
hạ tầng của cả xã hội. Bởi vậy, các doanh nghiệp chỉ cố làm sao hạn chế mức thấp
nhất những lần giao hàng chậm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), lĩnh vực quan trọng nhất
trong logistics là vận tải biển. Hiện có đến 90% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam
được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước mới
chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn
lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp
dịch vụ logistics nhưng đa phần là doanh nghiệp nhỏ, chỉ dừng lại ở vai trò cung
cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt động như làm thủ tục
hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi….
10
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
I. Giải pháp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa tại Công ty cổ phần
Vinafco.
1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty cổ phần Vinafco
Tên giao dịch: Vinafco joint stock corporation
Tên viết tắt : Vinafco
Ngành, nghề kinh doanh: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Vận tải hàng hoá bằng
đường biển , đường sông , ô tô trong và ngoài nước; Đại lý vận tải hàng hoá; Kinh
doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàng: than, thạch cao, apatite, quặng các loại, cát,
xỉ perit, đá vôi, gỗ, muối;(không hoạt động tại trụ sở); Giao nhận kho vận quốc tế;
Dịch vụ vận tải quốc tế trong đó có vận tải hàng quá cảnh; Đại lý vận tải biển và
môi giới hàng hải ; Nhận uỷ thác đại lý giao nhận , nhận uỷ thác vận tải hàng

không; Kinh doanh vận tải và xếp dỡ , bảo quản các loại hàng hoá; Kinh doanh kho
bãi , bãi container và thu gom hàng hoá; Dịch vụ sửa chữa các thiết bị giao thông
vận tải và tàu biển cho các hãng tàu; (không hoạt động tại trụ sở); Nhận uỷ thác
nhập khẩu,làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá cho các chủ hàng; Kinh doanh
dịch vụ các mặt hàng phân bón, khí amoniăc hoá lỏng,klinke; Kinh doanh nhập
khẩu phương tiện thiết bị giao thông vận tải; Kinh doanh cung ứng lương thực
(ngô, sắn, thức ăn gia súc); Sản xuất, chế biến và kinh doanh sắt thép xây dựng;
(không hoạt động tại trụ sở); Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; (không hoạt
động tại trụ sở); Buôn bán (bán lẻ) thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho
nuôi trồng thuỷ sản , thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm , vật tư , máy móc , thiết
bị , hàng tiêu dùng; Buôn bán , lắp đặt , bảo hành máy , thiết bị bưu chính viễn
thông (điện thoại , điện thoại di động , tổng đài ); Đại lý mua ,bán , ký gửi hàng
hoá; Khai thác và chế biến khoáng sản (Trừ khoáng sản nhà nước cấm ); (không
hoạt động tại trụ sở); Cho thuê văn phòng và các dịch vụ cho thuê văn phòng.
11
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo,
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• Điện thoại: (84-4) 37684464/37685775 Fax: (84-4) 37684465
1. Các biện pháp cắt giảm chi phí vận chuyển mà công ty áp dụng
Công ty cổ phần Vinafco là một trong những công ty cung cấp các dịch vụ
logistics có quy mô lớn và rất chuyên nghiệp ở nước ta.Để cắt giảm chi phí vận
chuyển công ty đã áp dụng các biện pháp sau
a. 3PL giúp giảm chi phí vận tải hàng hóa
3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách
hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung
ứng. Nhiều công ty logistics Việt Nam(VN) có quy mô hoạt động lớn và có nguồn
lực mạnh đã đầu tư nâng dịch vụ lên 3PL để giảm chi phí vận tải hàng hóa cho
khách hàng. Vinafco là một trong những công ty đầu tư nâng các dịch vụ logistics
lên 3PL, vậy dịch vụ 3PL này đã đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng

đáng kể. Dịch vụ 3PL đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng và giá trị đó thể
hiện rất rõ ở dịch vụ thuê ngoài. Nếu DN đầu tư vào xây kho và mua phương tiện
vận tải thì chi phí đầu tư cơ bản cao, mà hiệu suất khai thác có khi chỉ được 30 –
50%/ngày. Chưa kể việc đầu tư vào các phương tiện đường dài container, hay các
kho vệ tinh ở các khu vực lân cận để điều tiết nguồn hàng mà công suất khai thác
thấp do mức tiêu thụ ở các vùng này có tỉ lệ không cao, dẫn đến lãng phí nguồn lực
và nguồn vốn.Sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp về logistics sẽ
giúp công việc của nhà sản xuất được trôi chảy, giảm các “nút tắc” trong hệ thống
vận hành, có thể khai thác các nguồn lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics với các
giải pháp linh hoạt. Trong hoạt động vận hành chuỗi cung ứng có rất nhiều rủi ro:
12
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
an toàn vận chuyển hàng, an toàn kho hàng, mất mát hàng hóa trong kho, giao hàng
trễ hẹn … và nhất là hiện nay, tai nạn giao thông liên tục xảy ra đối với xe tải, xe
container là vấn đề nhức nhối của xã hội, vì thế những rủi ro này – nếu có xảy ra –
thì bên thứ ba là người trực tiếp giải quyết.Một số nhà sản xuất vẫn cho rằng giữa
việc lựa chọn tự làm hay thuê ngoài, thì tự làm chi phí sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, họ
chưa tính đến hiệu suất đầu tư, chi phí vô hình từ chuyển rủi ro, uy tín thương hiệu
khi làm hài lòng khách hàng từ việc vận hành chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, đúng
cam kết về chất lượng hàng hóa (vận chuyển không hỏng, mất mát) và thời gian
(đúng giờ). Đó là những giá trị gia tăng không thể đong đo được.
b. Đầu tư các phương tiện vận tải hiệu quả
Công ty chủ động đầu tư vào phương tiện và công nghệ. Nằm trong chiến
lược đầu tư phát triển từ nay cho đến năm 2014, cùng với việc đầu tư mạnh mẽ cơ
sở hạ tầng, các kho hàng, trung tâm tiếp vận trên các địa bàn trọng điểm kinh tế,
Vinafco chủ trương đầu tư nâng cao năng lực về vận tải bằng việc đầu tư các
phương tiện vận tải như ô tô tải, xe đầu kéo container, xe téc chuyên dụng, tàu
biển…Giai đoạn 2011-2012, Vinafco sẽ đầu tư khoảng một trăm tỷ đồng trang bị
đa phương tiện chuyển xe tải nhỏ, đầu kéo container, romooc 20’, 40’; romooc đặc
chủng khác phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng; xe bồn,

xe téc chuyên dụng. Vinafco sẽ mua thêm tàu biển để nâng cao năng lực đội tàu
biển nội địa đồng thời thiết lập hệ thống bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa phương
tiện trên toàn quốc.
c. Phân bổ hợp lý thời gian và nguồn hàng
Vinafco sẽ sử dụng hệ thống xe bán tải để có thể hoạt động 24/24 giờ trong
nội thành cho các trường hợp ưu tiên, khẩn cấp chạy vào giờ cao điểm, cấm đường.
Đối với các đơn hàng thông thường, chúng tôi khuyến cáo khách hàng chuyển dịch
thời gian làm việc sang một khung giờ nhất định như Thái Lan đã làm. Ví dụ, xuất
13
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
nhập hàng từ nhà máy đến kho, từ kho đến các điểm phân phối khoảng từ 3 giờ
chiều đến 12g đêm, từ 3g sáng xuất hàng cho xe bán tải chạy trong nội thành.
Vinafco cân đối bài toán trên bằng cách đưa ra các giải pháp tương ứng với từng
phân khúc khách hàng. Đối với khách hàng chỉ chú trọng về tiết giảm chi phí tối
đa, chấp nhận chở quá tải, ghép hàng…, Vinafco cung cấp gói chi phí thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng, nhưng áp dụng một quy trình giám sát, kiểm tra an toàn
vận hành chung cho toàn hệ thống phương tiện vận tải và người lái để đảm bảo an
toàn trong vận tải. Đối với khách hàng là các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp lớn
của VN, Vinafco cung cấp dịch vụ chuẩn mực về vận hành vận tải theo các tiêu
chuẩn cam kết.
2. Thành công và những triển vọng mà công ty đạt được trong việc cắt giảm
chi phí vận chuyển.
Trước thực trạng và xu thế phát triển của thị trường, Vinafco tự hào góp
phần vào thành công chung về quan hệ với các chủ hàng ngày càng được nâng tầm
của thị trường 3PL tại Việt Nam. Bước sang năm thứ 8 Vinafco tiếp phục vụ chuỗi
cung ứng của thương hiệu nổi tiếng thế giới, trong đó có hãng sơn Dulux ( công ty
Akzo Nobel) tại Việt Nam đã mang đến những giá trị cộng thêm cho cả hai bên.
Akzo Nobel là điển hình cho giá trị một thương hiệu toàn cầu góp phần vào sự phát
triển của thị trường logistics.
Năm 2011 Vinafco đã đầu tư mới và đưa vào triển khai phần mềm quản lý

kho tiên tiến nhất thế giới hiện nay của Infor, được tích hợp và phát triển phù hợp
với đa dạng mô hình quản lý dữ liệu điện tử trong chuỗi cung ứng của nhóm khách
hàng hiện tại và tiềm năng của Vinafco. Nâng cao năng lực quản lý hiện đại, logic,
linh hoạt, minh bạch của hệ thống. Năm 2012 tiếp tục là năm công nghệ của
Vinafco khi đồng loạt chạy phần mềm quản lý kho WMS và nâng cấp hệ thống
quản lý phương tiện vận tài GPS, phần mềm quản lý vận tải TMS hiện đại.
14
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Năm 2012, Vinafco sẽ tiếp tục hoàn thiện năng lực về cơ sở, hạ tầng, thiết bị
vận tải, kho bãi. Ba trung tâm phân phối mới với tổng mức đầu tư trên 350 tỉ đồng
theo tiêu chuẩn quốc tế tại các vị trí chiến lược như 4ha tại Thanh Trì (Hà Nội),
1.4ha tại Sóng Thần (Bình Dương), 4ha tại Hòa Cầm (Đà Nẵng) đảm bảo sẽ nâng
cao khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng hiện tại và đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của thị trường logistics trên toàn quốc. Các loại xe tải phân phối, đầu
kéo, xe bồn… sẽ tiếp tục được đầu tư. Năm qua là năm thành công của công ty cổ
phần Vận tải biển Vinafco và năm tới công ty sẽ đầu tư mua thêm tàu biển để nâng
khả năng phục vụ theo chiến lược đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, Vinafco xây
dựng và kiểm soát mô hình vận hành theo tiêu chuẩn HS&E (sức khỏe, an toàn và
môi trường) trên toàn hệ thống, đảm bảo giá trị phát triển “xanh, bền vững” chung
của khách hàng, cộng đồng
III.Đề xuất giải pháp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay.
1. Giải pháp cho toàn hệ thống logistics việt nam.
 Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.
Vì hệ thống giao thông nội địa vừa kém phát triển, vừa phức tạp nên
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là một nhiệm vụ cấp bách cần ưu
tiên đầu tư. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho ngành vận tải, bao gồm hạ
tầng đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy nội địa tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động logistics nhanh chóng, thuận lợi giảm thời gian lưu
thông trên đường cắt giảm cho phí đáng kể cho các doanh nghiệp.

Hệ thống cản biển quốc gia chủ yếu tiếp nhận tàu nhỏ, chỉ thực hiện công
đoạn trung chuyển hàng hóa ngắn giữa Việt Nam – Singapore hoặc những
cảng khu vực ở Cao Hùng, Đài Loan hoặc Hồng Kong. Thông qua những
15
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
cảng này, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam mới được vận chuyển sang các
nước Bắc Mỹ và Châu Âu => Đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
hiện đại chất lượng như các cảng nước sâu , sân bay quốc tế, khu kinh tế mở.
Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật:
Thủ tục hải quan được làm thủ công, nặng tính giấy tờ, tốn thời gian ảnh
hưởng đến việc lưu thông hàng hóa. Những rối rắm trong hệ thống pháp luật
lại khuyến khích sự thiếu minh bạch. Chi phí “ ngầm” rất cao đã làm nản lòng
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Hiện vẫn chưa có cơ quan nhà nước làm đầu mối quản lý phát triển và quy
hoạch lĩnh vực logistics. Việt Nam không có luật riêng về kinh doanh dịch vụ
logistics mà chỉ điều chỉnh chung bởi Luật Thương mại năm 2005 và Nghị
định 140/2007/NĐ – CP.
2. 3PL giúp giảm chi phí vận tải hàng hóa.
3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách
hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung
ứng.
Nhiều công ty logistics Việt Nam(VN) có quy mô hoạt động lớn và có nguồn lực
mạnh đã đầu tư nâng dịch vụ lên 3PL để giảm chi phí vận tải hàng hóa cho khách
hàng. Vinafco là một trong những công ty đầu tư nâng các dịch vụ logistics lên
3PL. Dịch vụ 3PL đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng và giá trị đó thể
hiện rất rõ ở dịch vụ thuê ngoài. Nếu DN đầu tư vào xây kho và mua phương tiện
vận tải thì chi phí đầu tư cơ bản cao, mà hiệu suất khai thác có khi chỉ được 30 –
16
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
50%/ngày. Chưa kể việc đầu tư vào các phương tiện đường dài container, hay các

kho vệ tinh ở các khu vực lân cận để điều tiết nguồn hàng mà công suất khai thác
thấp do mức tiêu thụ ở các vùng này có tỉ lệ không cao, dẫn đến lãng phí nguồn lực
và nguồn vốn.
Sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp về logistics sẽ giúp công
việc của nhà sản xuất được trôi chảy, giảm các “nút tắc” trong hệ thống vận hành,
có thể khai thác các nguồn lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics với các giải pháp
linh hoạt. Trong hoạt động vận hành chuỗi cung ứng có rất nhiều rủi ro: an toàn
vận chuyển hàng, an toàn kho hàng, mất mát hàng hóa trong kho, giao hàng trễ hẹn
… và nhất là hiện nay, tai nạn giao thông liên tục xảy ra đối với xe tải, xe container
là vấn đề nhức nhối của xã hội, vì thế những rủi ro này – nếu có xảy ra – thì bên
thứ ba là người trực tiếp giải quyết.
Một số nhà sản xuất vẫn cho rằng giữa việc lựa chọn tự làm hay thuê ngoài,
thì tự làm chi phí sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, họ chưa tính đến hiệu suất đầu tư, chi phí
vô hình từ chuyển rủi ro, uy tín thương hiệu khi làm hài lòng khách hàng từ việc
vận hành chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, đúng cam kết về chất lượng hàng hóa
(vận chuyển không hỏng, mất mát) và thời gian (đúng giờ). Đó là những giá trị gia
tăng không thể đong đo được.
3. Sử dụng hình thức vận tải đa phương thức.
Việt Nam đã nhiều lần thực hiện vận tải liên hợp. Năm 1982, Công ty thuê tàu
Vietfracht đã chở hàng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Paris (Pháp) qua các chặng
đường: Sài Gòn / Biển Đen bằng tàu biển của hãng Interlighter, từ Biển Đen đi
Regenburg (Đức) bằng tàu kéo sà lan, từ Regenburg đi Paris bằng xe lửa. Khoảng
năm 1980, Công ty giao nhận Vietrans chở hàng từ Hải Phòng đi Tiệp Khắc qua
các chặng: Hải Phòng đi Singapore bằng tàu biển của hãng Blasco, từ Singapore đi
17
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
Trieste (Italia) bằng tàu của hang Hapaglloyd, từ Trieste đi Chop bằng xe ôtô tải và
từ Chop đi Praha bằng xe lửa. Các công ty Transimex, Viconship, Gemartrans,
Vosa tuy chưa lập tuyến vận tải thường xuyên nhưng đã có tổ chức những chuyến
vận tải lien hợp có kết quả tốt, đã quen những kiểu vận tải liên hợp Seaair (đường

biển- đường hàng không), Searoad (đường biển-đường bộ) hay Searoadsea (đường
biển-đường bộ-đường biển)
Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ
chiến lược với một số hãng tàu để dành được thế chủ động trong việc đàm phán với
người mua về quyền thuê tàu. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa có được mức giá hợp
đồng thấp hơn so với mức giá thị trường, vừa có cớ sở để đàn phán với đối tác
nước ngoài nhằm giành quyền vận chuyển để từ đó kiểm soát được chi phí vận
chuyển và không bị gây sức ép về giá.
Quy định điều kiện giá dịch vụ trong hợp đồng vận chuyển, trong điều kiện
hiện nay nên chọn phương pháp giá linh hoạt. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
vận chuyển nên yêu cầu các hãng vận chuyển chào giá dịch vụ vận chuyển tách rời
phụ phí xăng dầu. Giá dịch vụ sẽ được giữ nguyên trong suốt hợp đồng và có phụ
phí xăng dầu sẽ được điều chỉnh dựa trên giá thị trường.
Chọn phương án vận chuyển trực tiếp trong điều kiện có thể để giảm các chi
phí trong hàng trình. Những khoảng chi phí luôn “ăn” đáng kể lợi nhuận vào công
ty. Vì vậy, hãy tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển trực tiếp tới khách hàng.
.
4. Một số biện pháp khác
Tham gia vào các hiệp hội để tạo lợi thế đàm phán các hãng vận chuyển.
Trên thực tế, các hãng vận chuyển thường có ưu thế đàm phán hơn so vớicác chủ
hàng và vì thế các hãng vận chuyển thường đơn phương áp dụng các phụ phí hoặc
18
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI – NHÓM 09
là áp giá cao cho các dịch vu. Các hiệp hội này sẽ đại diện để đàm phàn trực tiếp
các hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu.Và các thành viên có thể sử dụng các
hợp đồng này để có thể hưởng mức giá vận chuyển tốt. Xuất phát từ thực trạng
trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam trong cả nước có một khối lượng
hàng hóa cực lớn hàng triệu tấn các loại xuất nhập bằng đường biển, đường hàng
không, đường bộ, đường sắt. Tuy nhiên các nhà xuất/nhập khẩu Việt Nam đã và
đang gặp nhiều khó khăn, chi phí tốn kém, do những chính sách giá cước và điều

kiện vận tải bất hợp lý của các hãng vận tải trong và ngoài nước. Thậm chí khi tình
trạng giải tỏa hàng hóa ở các cảng biển, bộ gặp khó khăn, ách tắc do năng lực bốc
xếp và thông quan chậm, các hàng vận tải, cảng và đại lý hàng hải lại đặt ra các loại
phí buộc người gởi hàng phải gánh chịu. Sự việc bất hợp lý này đã diễn ra khá lâu,
khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp tăng vọt, sức cạnh tranh bị phương
hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn cho kim ngạch XNK chung của cả nước.
.
Kết luận
Tóm lại cắt giảm chi phí vận chuyển là một yêu cầu tất yếu để nâng cao tính cạnh
tranh cho các doanh nghiệp VN hiện nay.
19

×